Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN PHÚC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

Người hướng dẫn khoa học:

8340410

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

c


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào
khác cho tới thời điểm này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018


Tác giả luận văn

Phạm Văn Phúc

i

c


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô tại Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn
thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PTS.TS Nguyễn Mậu Dũng, người
hướng dẫn khoa học đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến sự giúp đỡ của tập thể khoa kinh tế và phát triển nông thôn, bộ môn kinh tế
tài nguyên và môi trường học viện Nông nghiệp Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp y tế
trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Sở y tế tỉnh Phú Thọ, các phòng ban thuộc UBND huyện
Cẩm Khê đã tạo điều kiện mọi mặt cho tôi trong việc thu thập và tổng hợp số liệu phục
vụ cho quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Khê , ngày 07 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Văn Phúc

ii

c



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract ................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 3

1.3.3.

Phạm vi về không gian ....................................................................................... 3

1.3.4.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng NNLYT.......................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5


2.1.2.

Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế ........................................... 9

2.1.3.

Nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế .................. 12

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực .................................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Khái quát một số chính sách nâng cao chất lượng NNL y tế ở Việt Nam .............. 18

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của một số địa
phương .............................................................................................................. 19

iii

c



2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho nhân lực y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................... 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 24

3.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 27

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 27

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu ............................................ 29

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá chất

lượng nguồn nhân lực y tế ..................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 32
4.1.

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê ....... 32

4.1.1.

Khái quát cơ cấu tổ chức, nhân lực hệ thống y tế trên địa bàn huyện Cẩm
Khế, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 32

4.1.2.

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khế,
tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 33

4.2.

Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên
địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ............................................................. 55

4.2.1.

Quy hoạch cán bộ quản lý ................................................................................ 55

4.2.2.

Tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực ............................................................ 58


4.2.3.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 62

4.2.4.

Bố trí lao động trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện cơng việc ...................... 65

4.2.5.

Chính sách thù lao lao động ............................................................................. 68

4.2.6.

Thanh tra, kiểm tra............................................................................................ 71

4.2.7.

Đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa
bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ................................................................... 73

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế
trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ..................................................... 76

4.3.1.

Phân tích các nhân tố bên trong tổ chức ........................................................... 76


4.3.2.

Phân tích các nhân tố bên ngoài tổ chức........................................................... 81

4.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 84

iv

c


4.4.1.

Phương hướng nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Y tế trên địa bàn
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 84

4.4.2.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 102
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 102

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 103

5.2.1.

Đối với Sở Y tế ............................................................................................... 103

5.2.2.

Đối với UBND huyện, UBND tỉnh ................................................................ 104

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105

v

c


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BN

Bệnh nhân

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

BTV

Ban thường vụ

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBYT


Cán bộ y tế



Cao đẳng

CKI

Chuyên khoa I

CKII

Chuyên khoa II

CLNNL

Chất lượng nguồn nhân lực

CLS

Cận lâm sàng

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


CSYT

Cơ sở y tế

CSVC

Cơ sở vật chất

DS- KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ĐH

Đại học

ĐVT

Đơn vị tính

GB

Giường bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

LLCT


Lý luận chính trị

LS

Lâm sàng

NNL

Nguồn nhân lực

vi

c


NNLYT

Nguồn nhân lực y tế

NLYT

Nhân lực y tế

NHS

Nữ hộ sinh

NSNN


Ngân sách nhà nước

NVYT

Nhân viên y tế

PKĐK

Phòng khám đa khoa

QLBV

Quản lý bệnh viện

SC

Sơ cấp

SL

Số lượng

TB

Trung bình

TC

Trung cấp


Th.S

Thạc sỹ

TYT

Trạm y tế

YHCT

Y học cổ truyền

vii

c


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê dân số theo giới và mức sống ...................................................... 24
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Cẩm Khê theo ngành năm 2017 ............................... 25
Bảng 4.1. Số lượng người làm việc ngành y tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 20152017 ............................................................................................................. 33
Bảng 4.2. Chất lượng nguồn nhân lực y tế theo trình độ chun mơn tại bệnh
viện năm 2015, 2016 và tại trung tâm sau sáp nhập tháng 5 năm 2017 ...... 34
Bảng 4.3. Chất lượng nguồn nhân lực y tế theo trình độ chun mơn tại trung
tâm Y tế dự phòng giai đoạn 2015, 2016 và 4 tháng đầu năm 2017 ........... 35
Bảng 4.4. Chất lượng nguồn nhân lực y tế theo trình độ chuyên mơn của Phịng
Y tế và TTDS - KHHGĐ 2015- 2017 .......................................................... 36
Bảng 4.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính tại bệnh viện đa khoa
huyện Cẩm Khê giai đoạn 2014-2016 và trung tâm Y tế huyện sau sáp
nhập tháng 5/2017........................................................................................ 37

Bảng 4.6. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính tại trung tâm y tế dự
phòng huyện giai đoạn 2014-2016 và 4 tháng đầu 2017 ............................. 37
Bảng 4.7. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập khác trên địa bàn huyện Cẩm Khê giai đoạn
2014-2017 .................................................................................................... 38
Bảng 4.8. Mức độ phù hợp cơ cấu tuổi NNLYT năm 2017 ......................................... 39
Bảng 4.9. Mức độ phù hợp cơ cấu giới tính NNLYT năm 2017 ................................. 40
Bảng 4.10. Tình trạng sức khỏe, thể lực qua các năm từ 2015-2016 tại bệnh viện
đa khoa Cẩm Khê và trung tâm y tế Cẩm Khê sau sáp nhập tháng
5/2017 .......................................................................................................... 42
Bảng 4.11. Tình trạng sức khỏe, thể lực qua các năm từ 2015- 2016 và 4 tháng
đầu năm 2017 tại khối dự phòng ................................................................. 43
Bảng 4.12. Mức độ phù hợp về sức khỏe, thể lực .......................................................... 44
Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thái độ phục vụ của CBYT Trung
tâm y tế huyện Cẩm Khê sau sáp nhập năm 2017 ....................................... 46
Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về thái độ phục vụ của CBYT Khu
vực khối dự phòng năm 2017 ...................................................................... 47
Bảng 4.15. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa trong 2 năm 20152016 và năm 2017 sau sáp nhập theo thâm niên công tác ........................... 48

viii

c


Bảng 4.16. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế khối dự phịng qua các năm tính theo
thâm niên cơng tác ....................................................................................... 49
Bảng 4.17. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ trung tâm y tế huyện Cẩm Khê từ
2015 – 2017 ................................................................................................. 50
Bảng 4.18. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ khối dự phòng ngành y tế huyện
Cẩm Khê từ 2015 – 2017 ............................................................................. 51

Bảng 4.19. Mức độ hài lịng của bệnh nhân vào năng lực chun mơn nhân viên y
tế .................................................................................................................. 52
Bảng 4.20. Đặc điểm NNLYT tại trung tâm y tế huyện ................................................ 53
Bảng 4.21. Đặc điểm NNLYT tại các trạm y tế xã ........................................................ 54
Bảng 4.22. Quy hoạch nhân lực quản lý giai đoạn 2010- 2021 ..................................... 56
Bảng 4.23. Bảng đánh giá về cơ hội thăng tiến và mức hài lịng về chính sách quy
hoạch nhân lực ............................................................................................. 58
Bảng 4.24. Tình hình tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2017 ..... 59
Bảng 4.25. Chỉ số tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2017 ........... 59
Bảng 4.26. Đánh giá của viên chức về chính sách tuyển dụng và thu hút nhân lực ..... 60
Bảng 4.27. Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạn 2015 - 2017 ................. 63
Bảng 4.28. Đánh giá hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 20152017 ............................................................................................................. 64
Bảng 4.29. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ trung tâm y tế huyện Cẩm Khê từ
2015 – 2017 ................................................................................................. 66
Bảng 4.30. Đánh giá hoạt động bố trí lao động trên cơ sở phân loại đánh giá cán
bộ giai đoạn 2015 – 2017............................................................................. 67
Bảng 4.31. Thu nhập trung bình của người lao động từ 2015- 2017 ............................. 69
Bảng 4.32. Đánh giá của đối tượng cán bộ quản lý về chế độ thù lao, phúc lợi của
người lao động ngành y tế huyện năm 2015- 2017 ..................................... 70
Bảng 4.33. Đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015 – 2017 .................. 72
Bảng 4.34. Kinh phí hoạt động thu hút đào tạo cán bộ giai đoạn 2015- 2017 ............... 77
Bảng 4.35. Thống kê thu nhập bình quân đầu người của người dân ............................. 81
Bảng 4.36. Kế hoạch phát triển y tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015- 2020 ...................... 83
Bảng 4.37. Dự kiến nhân lực chuyên môn cao đến năm 2025 ....................................... 88

ix

c



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1

Tổ chức bộ máy ngành y tế huyện Cẩm Khê .............................................. 32

Biểu đồ 4.2 Kết quả thu thường xuyên tại 03 Bệnh viện đa khoa hạng II tỉnh Phú Thọ
năm 2017 ..................................................................................................... 79

x

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Phạm Văn Phúc
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý Kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực y tế và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn
huyện Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực y tế tại địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đã sử dụng các phương pháp: Thu
thập số liệu thứ cấp, các số liệu thứ cấp liên quan đến nguồn nhân lực, thực trạng các

hoạt động nâng cao nguồn nhân lực (số lượng, giới tính, độ tuổi trung bình; trình độ học
vấn, thu nhập trung bình của người lao động, đối tượng đào tạo, các khóa đào tạo, kinh
phí đào tạo, đối tượng thu hút, tuyển dụng...) được thu thập thông qua các báo cáo từ
phòng y tế, văn phòng HĐND &UBND huyện, chi cục thống kê huyện, các phòng ban
thuộc trung tâm y tế. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn
cán bộ quản lý, người lao động ở các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện đánh giá
về các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của huyện. Bên cạnh đó, luận
văn sử dụng phương pháp xử lí thơng tin và phân tích số liệu trên cơ sở những kết quả
thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đã thu thập.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức, thực trạng về số lượng,
chất lượng nguồn nhân lực y tế huyện Cẩm Khê; Phân tích 6 nhóm hoạt động nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê: i,Quy hoạch cán bộ quản
lý; ii, Tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực; iii, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
iv, Bố trí lao động trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện cơng việc; v, Chính sách thù lao
lao động; vi, Thanh tra, kiểm tra.

xi

c


Bên cạnh việc phân tích các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế
trên địa bàn huyện, đề tài đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực y tế huyện Cẩm Khê bao gồm: Các yếu tố bên trong tổ chức như:
Quan điểm của lãnh đạo cơ quan, tổ chức; Lương, thưởng, phúc lợi; điều kiện – môi
trường làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến; Tình hình tài chính của tổ chức; Mơi trường
văn hóa của tổ chức, và các yếu tố bên ngoài tổ chức như: Yếu tố về văn hóa-xã hội;

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của của tỉnh Phú Thọ; Trình độ phát triển giáo
dục đào tạo; Các yếu tố về dân số…
Từ thực tiễn các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đã đề xuất 10
nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ như sau: i) Đổi mới công tác dự báo nhu cầu, tuyển dụng nhân lực, nhất là
nhân lực trình độ cao; ii) Đẩy mạnh cơng tác quảng bá, tuyên truyền chính sách thu hút;
iii) Nghiên cứu biện pháp tăng cường đãi ngộ cho đối tượng thu hút; iv) Đào tạo chuẩn
hóa trình độ các chức danh nghề nghiệp; v) Hồn thiện chính sách thù lao, phúc lợi; vi)
Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, xây dựng môi trường làm việc có bản sắc văn
hóa riêng; vii) Thực hiện phân loại đánh giá và bố trí, sắp xếp cán bộ hàng năm, sử
dụng tối ưu nguồn nhân lực; viii) Nâng cao chất lượng tâm lực nguồn nhân lực y tế,
trọng tâm vào nhân lực khối y tế dự phịng; ix) Khai thác các hình thức hợp đồng tư
vấn, chuyên gia ; x) Mạnh dạn sa thải những đối tượng không đáp ứng nhu cầu công
việc. Đây là những giải pháp vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài
để giải quyết tốt vấn về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế huyện.

xii

c


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Van Phuc
Thesis title: Solutions to improve quality of medical human resoures in Cam Khe
district, Phu Tho province
Major: Economic Management

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The main objectives of thesis is to assess the quality of medical human resources
and to improve the quality of human resources for health in Cam Khe district, Phu Tho
province hence the thesis suggests solutions to improve the quality of medical human
resources in Cam Khe district, Phu Tho province in the coming time.
Materials and Methods
To accomplish the above objectives, the thesis used the following methods:
collecting secondary data, secondary data related to human resources, current status of
human resource improvement activities (number, gender, average age, level of
education, average income of labors,...) are collected through reports from the medical
office, People's Council, People commitee, branch of the Statistic Board, departments of
medical center. Method of collecting primary data through interviews with managers
and workers in health service units in the district; methods of information processing
and data analysis based on the results of human resource quality and human resources
quality improvement activities. Primary data was collected through interviews managers
and labourers in medical department in district; methods of information processing and
data analysis based on the results of human resource quality and human resources
quality improvement activities. In addition, the thesis uses information processing and
data analysis which based on the results of actual human resource quality and human
resource quality improvement activities.
Main findings and conclusions
The thesis has systematized the theoretical and practical basis of human
resources, activities to improve the quality of human resources in organizations, the
reality of the quantity and quality of medical human resources in Cam Khe district;
Analysis of six groups of activities to improve the quality of human resources in health
care in Cam Khe district: i; managers planning; ii, human resources recruiting and
attracting; iii, human resources training and development; iv, arranging labor on the
basis of evaluating performance results; v, Labor remuneration policy; vi, inspection.


xiii

c


In addition to analyzing activities to improve the quality of medical human
resources in the district, the thesis has pointed out factors affecting the improvement of
medical the human resources in Cam Khe district including: Internal factors such as the
views of leaders of agencies and organizations; Wages, bonuses, welfare, conditions working environment, opportunities for training, promotion; The financial status of the
organization; The cultural environment of the organization, and external factors such as:
socio-cultural factors; Human resources development policy of Phu Tho province;
Level of education and training development; Elements of population...
From the practical activities to improve the quality of human resources and the
factors affecting the improvement of human resources quality, the thesis proposed 10
groups of solutions to improve the quality of medical human resources in Cam Khe
district, Phu Tho province as follows: i) Renovation of forecasting demand, recruitment of
human resources, especially human resources high level; ii) Promote the dissemination
and propaganda of attraction policy; iii) To study measures to increase the treatment of
attracted people; iv) Training to standardize the level of professional titles; v) To perfect
the remuneration and welfare policies; vi) Improving working conditions and
environment, building a working environment with a distinct cultural identity; vii) Carry
out classification, assessment and arrangement of staff annually, optimal use of human
resources; viii) Improving the quality of human resources for health workforce, focusing
on human resources for preventive medicine; ix) Exploiting forms of consultancy
contract, expert; x) Boldly dismiss those who do not meet the needs of the job. These
solutions have both immediate practical mean and long-term significance to solve the
problem of quantity and quality of medical human resoures in the area.

xiv


c


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để phát triển kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định chính là con người và mục
tiêu của phát triển kinh tế – xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của
con người. Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ con
người trước những tác động tiêu cực của môi trường sống trở nên ngày càng
quan trọng và khơng thể thiếu. Chỉ khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người mới
có điều kiện để tiếp thu và phát triển tri thức cho mình nhằm xây dựng, nâng cao
chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Cũng như các ngành khác, đối với ngành y tế, nguồn nhân lực là yếu tố cơ
bản cho mọi thành tựu y tế, quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các
hoạt động và dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Bộ Y tế, 2006). Y tế cơ sở phát triển sẽ
làm giảm số lượng người bệnh từ cơ sở chuyển thẳng về tuyến tỉnh hoặc tuyến
trung ương, tuy nhiên hiện nay nhân lực y tế cơ sở đang thiếu hụt cả về số lượng,
lẫn chất lượng. Nhân lực y tế huyện Cẩm Khê cũng đang đối diện với các thách
thức đó. Hệ thống y tế của huyện bao gồm: Bệnh viện Đa khoa huyện; Trung tâm
y tế huyện; Phòng y tế;Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ);
31 trạm y tế xã, thị trấn. Với số lượng nhân lực trên 500 cán bộ y tế phục vụ
khám, chăm sóc sức khỏe, quản lý y tế, y tế dự phòng cho hơn 139.000 người
dân trên địa bàn huyện.
Ngành y tế trước bối cảnh hội nhập, thay đổi cơ chế quản lý, điều hành
đang đặt ra cho y tế cơ sở nói chung và y tế huyện Cẩm Khê nói riêng nhiều khó
khăn thách thức phải tháo gỡ như: Việc thông tuyến chuyên môn kĩ thuật, thông
tuyến huyện, tuyến tỉnh, phá bỏ hàng rào địa lý, bệnh nhân có thể tự do đến khám
tại các cơ sở y tế có chất lượng tốt mà khơng cần chuyển tuyến, nhân lực y tế có
sự dịch chuyển giữa các quốc gia, các khu vực với nhau, ngành y tế huyện Cẩm
Khê cịn non trẻ, phát triển nóng trong khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu lực

lượng cán bộ trẻ, tuy nhiệt huyết nhưng thiếu kĩ năng, kinh nghiệm, sự phát triển
nhanh về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại yêu cầu nguồn nhân lực
phải làm chủ được cơng nghệ, làm chủ kĩ thuật, cùng với đó là những đòi hỏi
ngày càng cao của người dân, của xã hội đối với chất lượng các dịch vụ y tế...

1

c


Sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, xã hội hóa y tế đang mở cửa và
khuyến khích y tế tư nhân phát triển nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe nhân dân, các cơ sở y tế tư nhân được bố trí tinh gọn, hiệu quả đang cạnh
tranh và địi hỏi y tế cơng lập phải hoạt động thực chất hơn, hoàn thiện về tổ
chức, bộ máy, nhân lực nếu không muốn mất đi vị thế và chỗ đứng của mình
trong hệ thống y tế. Sự cắt giảm ngân sách của Chính Phủ, việc tính đúng, tính
đủ tất cả chi phí vào giá thành dịch vụ y tế là cơ hội để các đơn vị phát triển,
cũng là thách thức lớn đối với những đơn vị có nguồn nhân lực yếu, kém, chậm
đổi mới. Có thể dẫn chứng như vụ việc 14 bệnh viện đa khoa tỉnh ĐắK lắK
khơng có tiền trả lương cho cán bộ y tế, Hàng trăm bác sĩ, y tá, cán bộ BVĐK
Hồng Đức (Kiến An, TP Hải Phòng) bị nợ lương hàng năm trời…
Việc phát triển nguồn nhân lực y tế huyện Cẩm Khê có nhiều đổi mới
trong vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề như chưa đảm
bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế về thu hút, tuyển
dụng nhân lực chất lượng cao…
Để từng bước tháo gỡ các khó khăn trên cần triển khai nhiều giải pháp
đồng bộ trong đó cần xác định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế
trên địa bàn huyện là yếu tố then chốt, quyết định. Xuất phát từ những lý do
đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” để làm chủ đề nghiên

cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế và các hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cầm Khê, tỉnh
Phú Thọ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế tại địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực y tế;
- Đánh giá thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ;

2

c


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
y tế trên địa bàn huyện Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa
bàn huyện Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên, dược
sỹ và bệnh nhân.
1.3.2. Phạm vi về nội dung
Phản ánh thực trạng công tác nâng cao chất lượng nhân lực y tế trong

đó tập trung vào NNL là cán bộ trực tiếp khám chữa bệnh, các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn
huyện Cẩm Khê.
1.3.3. Phạm vi về không gian
Trong khuôn khổ đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi trung
tâm y tế huyện Cẩm Khê (thực hiện 2 chức năng) bao gồm bệnh viện đa khoa,
trung tâm y tế và 31 trạm y tế xã, thị trấn sau sáp nhập.
1.3.4. Phạm vi về thời gian
Số liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2017. Số liệu điều tra năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hoạt động
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả các
hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê
qua ý kiến phản ánh của đội ngũ quản lý, viên chức, người lao động và người dân
trên địa bàn huyện về các mặt: Quy hoạch cán bộ quản lý; Tuyển dụng, đào tạo;
Bố trí lao động trên cơ sở kết quả thực hiện cơng việc; Chính sách thù lao lao
động; Thanh tra, kiểm tra (trước đây chưa có cơng trình nghiên cứu nào với nội
dung tương tự trên địa bàn huyện).

3

c


Luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, trong đó có các yếu tố mới nảy
sinh là vấn đề an tồn, khơng bạo lực trong môi trường làm việc của cán bộ y
tế; Vấn đề đào tạo chuẩn hóa trình độ các chức danh nghề nghiệp khi hội nhập

y tế các nước ASEAN.
Luận văn đề xuất mười nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

4

c


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NH ÂN L ỰC Y T Ế
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nguồn nhân lực nhân lực y tế, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực y tế
a, Khái niệm nguồn nhân lực
Theo Liên Hợp Quốc trong các chỉ số phát triển thế giới (World.
Development Indicators, 2000) thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự
phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn
nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề
nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như
một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài
nguyên thiên nhiên. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2009) thì nguồn nhân
lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia
lao động. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn
nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực
con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có
thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động
của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân
cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội,

tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các
yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Theo Nguyễn Tiệp (2005) thì dưới góc độ kinh tế phát triển: Nguồn nhân
lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: Về số lượng đó là tổng số những
người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian
lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ
chun mơn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao
động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao
động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên
hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm này, có một số được

5

c


tính là nguồn nhân lực nhưng lại khơng phải là nguồn lao động, đó là: những
người khơng có việc làm nhưng khơng tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những
người khơng có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy
định nhưng đang đi học…
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng
hồ thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một
quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của
một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh
thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước”.
Theo Nguyễn Tiệp (2005) thì: “Nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư
có khả năng lao động”. Khái niệm này chỉ NNL với tư cách là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội.
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) thì nguồn nhân lực được

định nghĩa như sau: “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh
tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh
và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số,
nhất là số lượng, chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản
xuất xã hội”.
Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận, nhưng các
định nghĩa về nguồn nhân lực đều có đề cập đến các đặc trưng chung và từ cách
hiểu về nguồn nhân lực ở trên, tôi đưa ra cách hiểu về nguồn nhân lực trong tổ
chức như sau: Nguồn nhân lực trong tổ chức là toàn bộ lực lượng nhân lực được
đặc trưng bởi số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động đủ điều kiện tham gia vào
hoạt động ở tổ chức đó. Do vậy, nguồn nhân lực được nhìn nhận mang tính tiềm
năng khơng chỉ biểu hiện về mặt số lượng như những nguồn lực đơn thuần mà
cịn bởi sự biến đổi, cải thiện khơng ngừng về chất lượng và cơ cấu.
b, Nguồn nhân lực y tế
Theo Lê Thúy Hường (2015) thì nguồn nhân lực y tế “Là tổng thể những
người có khả năng lao động với thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức phù hợp với
đặc điểm nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế, đang và sẽ tham gia vào các hoạt động
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, cộng đồng”. Nguồn nhân lực y
tế là trung tâm của mỗi hệ thống y tế. Có đầy đủ đội ngũ nhân viên y tế có trình
độ và kỹ năng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho chất lượng các dịch vụ y tế

6

c


nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ nói riêng. Quản lý điều hành nhân lực y
tế sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo tính cơng bằng trong tiếp
cận dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong y tế.

Nhân lực y tế là thành phần quan trọng trong hệ thống y tế, là yếu tố chính
đảm bảo sự hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Chính vì vậy, phát triển nguồn
nhân lực y tế là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế, để làm sao đảm bảo được
sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
c, Đặc điểm của nguồn nhân lực y tế
Theo Liên Hiệp Quốc (2000) thì nguồn nhân lực y tế vơ cùng đặc biệt, liên
quan trực tiếp đến tính mạng con người, do vậy phải được đào tạo theo chương
trình nghiêm ngặt với thời gian dài hơn các ngành khác. Đồng thời, lại là lao
động cực nhọc, căng thẳng, độc hại do luôn tiếp xúc với đau đớn của bệnh nhân,
trong môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, có thể phải tiếp xúc với hố chất, chất
thải mơi trường bệnh viện nhưng cũng chịu sức ép từ dư luận xã khi có những
biến cố trong chun mơn xảy ra. Vì thế, địi hỏi người cán bộ y tế ln phải có ý
thức rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực làm việc và có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao.
Theo nghị quyết số 20 của ban chấp hành Trung ương (2017) thì với sự phát
triển của xã hội, mơ hình bệnh tật diễn biến phức tạp, sự phát triển nhanh của
ngành y tế trong thời gian tới đòi hỏi lượng lớn nhân viên y tế để phục vụ trong
các chuyên ngành khác nhau.Nhân viên y tế phải là những người có trình độ
chun mơn cao, đạo đức tốt, sức khỏe tốt.
Tuy là nhân lực trực tiếp liên quan tới tính mạng con người, tuy nhiên việc
đào tạo hiện nay tại các trường y khoa còn chưa cập nhật nhiều kiến thức thực tế
vẫn nặng về lý thuyết, chưa có hội đồng đánh giá năng lực độc lập khi sinh viên
ra trường (Nghị quyết số 20 – NQ/TW, 2017).
d, Vai trò của nguồn nhân lực y tế
Theo nghị quyết số 20 của ban chấp hành Trung ương (2017) NNLYT là
nguồn lực quan trọng nhất của hệ thống y tế, có mối liên hệ rất chặt chẽ và không
thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế.
Là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, có vai trị ảnh
hưởng quyết định tới việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân của mỗi quốc gia.


7

c


NNLYT là một nhân tố quan trọng bảo đảm nguồn nhân lực của mỗi nước
thông qua việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân.
2.1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực y tế
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm mở, dễ thay đổi theo yêu cầu.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, là tố chất,
bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó ln có sự vận động và phản ánh trình
độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, dân trí.
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) thì chất lượng nguồn
nhân lực có thể được hiểu như sau: “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất
định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên
trong của nguồn nhân lực”.
Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tôi xin được sử dụng khái niệm về
chất lượng NNL như sau: Chất lượng NNL là tổng thể năng lực, khả năng của
lực lượng lao động được biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tâm lực. Ba
mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất lượng NNL.
Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực y tế là tồn bộ năng lực của lực lượng
lao động tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe được biểu
hiện thơng qua ba mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực.
2.1.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực y tế
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại khá nhiều định nghĩa về nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Theo Võ Xuân Tiến (2010) thì nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực
và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người

lao động. Cịn theo ILO (2009) thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao hàm
phạm vi rộng hơn, khơng chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc vấn đề đào
tạo nói chung, mà cịn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc
làm có hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Mặc dù có sự diễn đạt khác nhau, song có một điểm chung nhất của tất cả
các định nghĩa là đều coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình nâng
cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách có hiệu quả vào
q trình phát triển. Do vậy, tác giả xin tổng hợp các khái niệm trên thành khái
niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức như sau:

8

c


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức là q trình biến đổi về
thể lực, trí lực, tâm lực của con người nhằm đáp ứng những đòi hòi ngày càng
cao các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.
Theo đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế là quá trình tác động,
biến đổi về thể lực, trí lực, tâm lực của tất cả mọi người tham gia vào các hoạt
động chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.1.2. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế
2.1.2.1. Nâng cao thể lực
Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố
cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và
bên ngoài. Hiến chương của tổ chức y tế thế giới (WHO, 2000) đã nêu : “Sức
khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ
khơng phải là khơng có bệnh hoặc thương tật”.
Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả
thể chất và tinh thần. Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều

kiện của sự phát triển. Nhân lực có sức khỏe tốt có thể mang lại hiệu quả lao
động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Sức
khỏe càng quan trọng hơn với các y, bác sỹ vì đây là cơng việc khơng chỉ căng
thẳng về thời gian mà cịn vơ cùng áp lực vì phải đối mặt trực tiếp với sinh tử
của người bệnh, chịu sự giám sát trực tiếp của người nhà người bệnh, của xã
hội. Chỉ khi ý thức được tầm ảnh hưởng của sức khỏe tới cuộc sống họ mới có
thể tận tâm, tận lực phát huy hết khả năng của mình vào việc chăm sóc, phục
vụ người bệnh (WHO, 2000).
-Tình trạng sức khỏe là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay.
Tình trạng sức khỏe được phản ánh chủ yếu qua thể lực, bệnh tật, tuổi thọ… Tình
trạng sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế,
xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ
bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các
điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
-Trạng thái tinh thần là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành
hoạt động thực tiễn. Tiêu chí của trạng thái tinh thần thường được đánh giá thông
qua các mức độ như : Tinh thần thoải mái, tinh thần bình thường, tinh thần không
thoải mái.

9

c


2.1.2.2. Nâng cao trí lực
Theo Nguyễn Thị Kim Tiến (2016) thì nếu coi chỉ tiêu về thể lực là yếu tố

nền tảng phản ánh chất lượng đội ngũ y, bác sỹ thì chỉ tiêu về trí lực là chỉ tiêu
phản ánh mức độ phát triển đội ngũ y, bác sỹ của bệnh viện và là minh chứng
cho sự phát triển sâu về chuyên môn, kĩ thuật của cơ sở y tế.

Để nâng cao năng lực bản thân, cùng với sự tự hồn thiện kiến thức
chun mơn, mỗi y, bác sỹ hiện nay cần quan tâm ngày càng nhiều đến khả năng
tiếp thu khoa học công nghệ, bởi công nghệ thông tin, các kỹ thuật mới hiện đại
ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong ngành y tế.
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện quản lý tốt trong
các bệnh viện, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết. phải thực hiện sao cho đồng
bộ, cho hiệu quả ở các cấp bệnh viện để nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao
sức khỏe của người dân có bước phát triển và cộng đồng được hưởng lợi từ việc
tích hợp ứng dụng CNTT trong ngành y tế. Để phát huy vai trò to lớn của CNTT
mỗi cán bộ y tế nói chung và mỗi y, bác sỹ trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc
bệnh nhân phải tích cực hơn nữa trong việc tiếp thu công nghệ và ứng dụng trong
công việc hàng ngày, thường xuyên tham gia vào các buổi chuyển giao, các buổi
hướng dẫn của các chuyên gia khi có cập nhật về phần mềm, thêm các phân hệ
chức năng trong phần mềm khám chữa bệnh (Nguyễn Thị Kim Tiến, 2016)
Tuy đã được áp dụng CNTT vào hoạt động của mình nhưng đa phần các đơn
vị y tế tuyến huyện cịn chưa có phịng chun về CNTT, chỉ có bộ phận cơng nghệ
thơng tin gồm 3 người, chủ yếu làm nhiệm vụ sửa chữa, báo cáo thống kê, quay đầu
hồ sơ bệnh án, quản lý hệ thống mạng internet, thay thế sửa chữa máy tính, máy in,
hệ thống camera…chính vì vậy việc áp dụng CNTT cịn hạn chế, chưa đi sâu vào
nghiên cứu, ứng dụng được các phân hệ, hoàn thiện các chức năng.
Theo Lê Thúy Hường (2015) thì đội ngũ bác sỹ trình độ cao là nền tảng để
một đơn vị y tế phát triển, tuy nhiên do số lượng còn hạn chế nên việc phối hợp, hỗ
trợ, bố trí, sắp xếp theo tỷ lệ giữa bác sỹ để ra y lệnh và điều dưỡng để thực hiện y
lệnh , bố trí các y, bác sỹ thuộc các chuyên ngành khác nhau, thâm niên công tác
khác nhau và giới tính khác nhau sao cho họ có thể hỗ trợ nhau trong công việc,
cùng nhau trao đổi kiến thức, năng lực sở trường của mình và dần khắc phục
những mặt hạn chế giúp mỗi đơn vị y tế tuyến huyện giải quyết phần nào được khó
khăn trong vấn đề nhân lực

10


c


×