Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Mặc định giáo dục đại học và thu hút nhân tài ở singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ THU HÚT NHÂN TÀI
Ở SINGAPORE
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN VĂN LỊCH
Thành phố Hồ Chí Minh 2008
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Lịch sử vấn đề
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5
7. Bố cục của Luận văn
5
Chương I TỔNG QUAN VỀ CỘNG HÒA


SINGAPORE 6
I.Đất nước và con người
6
1.Đất nước
6
2.Con người
9
II. Giáo dục ở Singapore
12
1. Cấu trúc và sự phát triển của giáo dục đại học
12
1.1 Cấp độ đầu tiên- các Trường đại học
14
1.2 Cấp thứ hai –Các trường cao đẳng
19
1.3 Cấp thứ ba- những trung tâm đào tạo nhà nước và tư nhân khác
21
2. Sự mở rộng hệ thống và tuyển đầu vào
22
3. Giáo dục cho sinh viên ở nước ngoài
24
4. Việc dạy và học
26
III. Giáo dục và bản sắc Singapore
30
1. Nhu cầu về giáo dục đại học
30
2. Tương lai của giáo dục đại học Singapore
31
TIỂU KẾT

33
Chương II ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT NHÂN TÀI
34
I. Phát triển giáo dục đại học
34
1.Vai trò của các trường đại hoïc
34
2. Mối quan hệ Chính phủ- các trường đại học
36
3. Các chính sách đối với giáo dục đại học
38
3.1 Việc phân bố nguồn kinh phí
38
3.2 Các khoản cho vay, học bổng cho sinh viên
39
II. Chiến lược thu hút nhân tài
41
1.Cơ sở và thực trạng nguồn nhân lực
41
2. Nuôi dưỡng và thu hút nhân tài
44
3. Sử dụng, đãi ngộ xứng đáng với trí thức
48
III. Kết qủa thực hiện
50
1.Giáo dục đại học
50
2.Thu hút nhân tài
53
IV. Nguyên nhân thành công

54
1.Cải cách giáo dục đại học, đầu tư, trợ cấp- hoạt động không thể
thiếu. 54
2.Tạo được sự cạnh tranh giữa các trường đại học
57
3. Chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, bài bản
58
TIỂU KẾT
59
Chương III BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GỢI Ý
CHO
VIỆT NAM
61
I. Những bài học từ Giáo dục Đại học Singapore
61
1.Đổi mới Giáo dục Đại học (GDĐH)
61
2.Đào tạo nghề nghiệp
66
3.Quan hệ Việt Nam –Singapore trong giáo dục đào tạo đại học
67
II. Giáo dục đại học Việt Nam
70
1.Thưcï trạng giáo dục đại học Việt Nam
70
1.1 Nội dung chương trình
70
1.2 Đội ngũ giảng viên
72
1.3 Phương pháp dạy- học

74
2. Mối liên hệ giữa đào tạo đại học và phát triển kinh tế đất nước
77
3. Giáo dục đại học Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO
81
III. Những gợi ý cho Việt Nam
83
1. Giáo dục đại học
83
1.1 Giáo dục đại học phải là động lực phát triển kinh tế xã hội
83
1.2 Giải pháp cho giáo dục đại học Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO
85
2. Phát triển nhân tài trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
88
2.1 Tạo điều kiện để phát triển nhân tài
88
2.2 Sử dụng và đãi ngộ nhân tài
89
2.3 Chính sách thu hút nhân tài
90
TIỂU KẾT
92
KẾT LUẬN
94
PHỤ LỤC
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
111
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục, đào tạo và đầu tư phát triển năng lực của con người có ảnh
hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển của một quốc gia và khả năng cạnh
tranh quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục, đào tạo là cơ sở nền tảng
sức mạnh của Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, là nguồn
gốc thành công của Mỹ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và là
gốc rễ của các ưu thế của Nhật Bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba… Giờ đây, chất lượng con người đã trở thành một trong những lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất của các quốc gia trên toàn thế giới. Thực tế đã
chứng minh rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu qủa rất cao.
Đó cũng chính là lý do vì sao chính phủ các nước Mỹ, Nhật đều chú trọng
hàng đầu đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Đặc biệt, khi nền kinh tế dựa trên tri thức ra đời thì yếu tố con người
càng trở nên quyết định hơn bao giờ hết. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải đào
tạo ra những con người có tri thức, ham hiểu biết, có năng lực thích nghi,
sáng tạo, linh hoạt, có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội…
Singapore là một quốc gia đảo, diện tích nhoû, dân số ít, là nước láng
giềng của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Trong một thời gian không
lâu kể từ khi giành độc lập, từ một đất nước nghèo nàn, Singapore đã nhanh
chóng vươn lên trở thành một Con Rồng Châu Á. Thành công của Singapore
được xem như là một kỳ tích trong lịch sử phát triển của thế giới hiện đại.
Với ý thức xem con người là “Nguồn quý giá nhất” của đất nước, Chính phủ
Singapore đã tạo mọi điều kiện và mở rộng cửa thu hút chất xám. Để tồn tại
và phát triển, người Singapore hiểu rằng họ phải duy trì và phát triển ưu thế
hiện nay, cả nước phải thành một “Đội giỏi nhất”. Chiến lược đào tạo, đầu tư
vào con người đã và đang tiếp tục được chú trọng nhằm biến Singapore
thành một xã hội có học vấn cao với phương châm “giáo dục là chìa khóa
cho đời sống cao hơn”.
Một đảo quốc xinh đẹp cùng với những chiến luợc phát triển đất nước
độc đáo, các chính sách ưu đãi về giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài … đã

thật sự thu hút nhiều người quan tâm, là vấn đề cần nghiên cứu. Trên tinh
thần đó tác giả đã chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong
muốn được tìm hiểu về con người và đất nước Singapore nói chung và vấn
đề đào tạo và thu hút nhân tài của Singapore nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Giáo dục đại học và thu hút nhân tài ở Singapore” sẽ mang
lại cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống giáo dục đại học của Singapore, đặc biệt
là tầm nhìn đúng đắn của Chính phủ Singapore trong việc đào tạo và thu hút
con người.
Từ những thành công của Singapore trong việc đào tạo và thu hút
nhân tài, chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá và so sánh với giáo dục đại học
Việt Nam, qua đó có thể học tập những kinh nghiệm, giải pháp phù hợp với
điều kiện của nước nhà.
3. Lịch sử vấn đề
Thành công kỳ diệu của quốc đảo nhỏ bé cùng nằm trong khu vực
Đông Nam Á với chúng ta này đã lôi cuốn sự chú ý và nghiên cứu của nhiều
học giả trong và ngoài nươùc như : Trần Khánh, Lý Quang Diệu, Andrew
William Lind, Lord Dainton, Viswanathan Selvaratnam…nhất là từ góc độ
kinh tế, chính trị… Rất nhiều báo, tạp chí như : Tạp chí nghiên cứu Đông
Nam Á, Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Báo Sài gòn giải phóng và mạng
Internet … cũng đã có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ là
những bài viết nhỏ nhằm giới thiệu, quảng bá về nền giáo dục Singapore.
Cho đến thời điểm này, tác giả luận văn nhận thấy hầu như chưa có công
trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề này. Vì thế, tác giả hy vọng rằng
qúa trình thực hiện đề tài sẽ phác thảo được lịch sử phát triển giáo dục đại
học Singapore, những chính sách của Chính phủ đối với giáo dục đại học,
các chiến lược thu hút nhân tài của nước này trong những năm qua.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề liên quan đến hệ
thống giáo dục đại học của Singapore: cơ cấu tổ chức, nguồn lực, nguồn tài

chính, các chính sách của Chính phủ, chương trình và quy trình đào tạo,
những thành tựu và tồn tại, đóng góp của giáo dục đại học đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển của Singapore, thực trạng và những thách thức của
giáo dục đại học Singapore trong những năm đầu thế kỷ XXI… Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm tham chiếu cho Việt Nam.
-Thời điểm nghiên cứu: từ 1965-đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn trình bày một cách hệ thống vấn đề nêu ra. Nếu được chấp
nhận, sau khi hoàn thành đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên và những ai cần quan tâm.
Về ý nghĩa thực tiễn, qua việc nghiên cứu có thể cung cấp tổng quan
về chiến lược phát triển giáo dục đại học của Singapore, đánh giá được tầm
quan trọng của việc đào tạo và thu hút nhân tài. Làm nổi bật vai trò của
Chính phủ Singapore trong việc hoạch định các chính sách giáo dục và đào
tạo, những bài học mà các nước phát triển khác có thể học từ câu chuyện
thành công của Singapore. Qua đó có thể có được cái nhìn đúng đắn về thực
trạng và giải pháp cho đào taïo đại học và thu hút nhân tài ở Việt Nam trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
-Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp chủ yếu là phương
pháp so sánh, phân tích liên ngành nhằm tổng hợp những tư liệu, taøi liệu có
liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo của Singapore.
-Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa vào các tài liệu sau:
+Các tác phẩm của Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Singapore,
các công trình nghiên cứu về Singapore nói chung.
+ Các loại sách báo viết về nền giáo dục tiên tiến của Singapore.
+ Các văn bản từ Lãnh sự quán Singapore ở Thành phố Hồ Chí Minh
về các chính sách đào tạo và thu hút nhân tài trong các năm gần đây
Ngoài ra tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu và kế thừa các tác phẩm,
luận văn trong và ngoài nước, các số liệu trên mạng Internet…Tuy nhiên,

mặc dù đã hết sức cố gắng, các số liệu vẫn chưa được cập nhật đầy đủ trong
một số năm, đây cũng là mặt hạn chế của đề tài.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận văn gồm 3 chương
-Chương 1: Tổng quan về Cộng Hòa Singapore
-Chương 2: Đào tạo và thu hút nhân tài
-Chương 3: Kinh nghiệm Singapore và những gợi ý cho Việt Nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CỘNG HÒA SINGAPORE
I.Đất nước và con người
1.Đất nước
Singapore là một quốc gia ở Đông Nam AÙ Châu Á, nằm ở cực nam
bán đảo Malacca, giáp với Malaysia về phía Bắc và Indonesia về phía Đông
Nam, điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng
đường biển giữa phương Đông và phương Tây. Singapore bao gồm đảo
chính là đảo Singapore, có diện tích 580,6km
2
với 150,5km bờ biển và
khoảng 58 đảo nhỏ trong lãnh hải của mình, bao bọc xung quanh đảo chính.
Tổng diện tích của Singapore tính đến năm 2007 là 704km
2
[56].
Nối liền đảo Singapore với bán đảo Malacca là một đập bê tông lớn
dài hơn 1km, chắn ngang qua vịnh Johor, được xây dựng từ thời thuộc địa
Anh. Đây là hệ thống giao thông đường bộ duy nhất nối liền đảo với đất liền
và cũng là đường ống dẫn nuớc ngọt từ bán đảo Malaysia cung cấp cho
Singapore.
Địa hình Singapore là bình nguyên xen kẽ gò đống và đầm lầy. Con
sông lớn nhất của đảo là sông Xê-li-ta, dài 15km. Đất đai kém màu mỡ, tài

nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn cá biển và muối.
Singapore chỉ có một ít than chì và nham thạch pha lẫn đất sét. Đất trồng trọt
hẹp, chiếm 9,5% diện tích đất cả nước, chỉ dành trồng chuối và rau qủa,
lương thực, thực phẩm phải nhập tưø bên ngoài.
Về khí hậu, Singapore thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gío mùa, cách
xích đạo 120km về phía Bắc, nhiệt độ tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình
trong ngày là 26,7độ C. Nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa là 30,8 độ C, thấp
nhất vào chiều tối là 23,8 độ C. Độ ẩm cao từ 70-80%. Luợng mưa trung
bình hàng năm khoảng 2.359mm. Tuy vậy Singapore vẫn thiếu nước ngọt vì
nhu cầu tiêu thụ nước ở Singapore rất cao.
Địa chiến lược là mặt then chốt trong lịch sử Singapore. Lịch sử
Singapore đã tiến triển xung quanh việc chuyển vị trí chiến lược của mình
thành lợi nhuận thương mại trong khi vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các
nước láng giềng, đây là lợi thế duy nhất của Singapore.
Từ nhiều thế kỷ, Singapore đã là đầu mối quan trọng trên đường biển
giữa Đông và Tây. Những nhà buôn người Hoa ghé qua đây để đến Ấn Độ là
một thói quen đã có từ thế kỷ thứ V. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nơi đây
là một phần của đế quốc Srivijaya hùng mạnh, được biết đến với cái tên
Temasek nghĩa là Thành phố Biển. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XIV nó
được đặt tên SingaPura, nghĩa là Thành phố Sư tử, sau khi hoàng tử Sumatra
đến đây nhìn thấy một con vật mà chàng lầm tưởng là sư tử, đó là một loài
vật tượng trưng cho điềm lành.[17, tr.8]
Singapore hiện đại bắt đầu hình thành từ năm 1819, khi Sir Stamford
Raffles (một vị toàn quyền người Anh) tuyên bố vùng đất - vốn trước đó chỉ
là một làng đánh cá nhỏ- là cơ sở địa phương của Công ty Đông Ấn Độ (East
India Company). Với hải cảng tự nhiên và vị trí thuận lợi, Singapore đã trở
thành địa điểm lý tưởng cho việc giao thương giữa người Anh với Trung
Quốc, khối Malaya và Ấn Độ. Singapore trở nên phồn thịnh vì chính sách
thương mại tự do ở đây đã thu hút các thương gia và cư dân từ khắp nơi trên
thế giới.

Hòn đảo này trở thành căn cứ phòng ngự chiến lược của người Anh ở
vùng Viễn Đông, nhưng sau đó lại rơi vào tay người Nhật năm 1942. Sau khi
Chiến tranh Thế giới kết thúc vào năm 1945, Singapore trở thành thuộc địa
của Vương quốc Anh. Người dân ở đây đã giành được quyền tự trị vào năm
1959 và sau đó là quyền độc lập năm 1963, khi Singapore trở thành một
phần của nươùc Malaysia mới sáp nhập từ Malaya, Singapore, Sabah và
Sarawak. Khối liên minh này không tồn tại lâu, và chỉ hai năm sau đó ngày
9/8/1965 Singapore đã thành lập được chính quyền riêng với tên gọi là Cộng
hòa Singapore.
Di thi th tng Lý Quang Dieọu, Singapore tip tc ln mnh v
c s h tng v nn tng cụng nghip. Vic xõy dng nh v nhng i
mi ụ th theo kp tng trng v dõn s. Hot ng y t v giỏo dc rt
mnh. Nhng nh lónh o Singapore cng thit lp nhng qui nh rt
nghiờm ngt v mt xó hi. Mc tng trng cao v kinh t ó h tr cho s
n nh chớnh tr õy.
Ngy nay Singapore l trung tõm hng u ca Chõu v ti chớnh v
kinh doanh, l trung tõm lc du ng hng th ba th gii, mt th trng
nhp cng v tỏi nhp cng, mt nen cụng nghip hin i v mt a im
du lch hp dn.
2.Con ngi
Singapore l mt quc gia ụ th a tc, cú gn 20 tc ngi hp
thnh 3 nhúm chớnh: Hoa, Mó lai v n . Tng s dõn ca Singapore hin
nay gn 4,68 trieọu ngi.
Vo nm 1819, khi Anh xõm chim hũn o Singapura, ni õy ch
mi cú 150 ngi sinh sng, gm 120 ngi Mó lai v 30 ngi Hoa [12,
tr.381].
Nm 1824, c dõn ó lờn n ti 4,6 ngn ngi Mó Lai; 3,6 ngn
ngi Hoa vaứ 0,8 ngn ngi n. Nhng n gia th k XIX, ngi Hoa
ó tng lờn thnh 28 ngn (chim hn na dõn s). ú l do vic m rng
n in trng cao su v cõy cú du Malaya, cng nh s phỏt trin cụng

nghip ch bin cỏc sn phm ny.
Nhng nm 30 ca th k XIX, s di trỳ o t ca ngi n do s tan
ró ca cỏc cụng xó, nụng dõn khụng cú rung t v th cụng nghip suy
thoỏi dn n tỡnh trng nhõn khu nụng nghip tha ti n . Hng ngn
ngi n c ký giao kốo chuyn vo cỏc thuc a khỏc, ni kinh t n
in v cụng nghip phỏt trin, nhiu ngi trong h ó dng li
Singapore vĩnh viễn. Ngoài ra, dân số tại đây tăng lên cũng nhờ vào sự nhập
cư của đại diện các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo từ Mã Lai và
Indonesia.
Từ năm 1873, cuộc nhập cư ào ạt vào Singapore bị cấm đoán, vì thế
sự tăng trưởng dân số về sau đã diễn ra bằng con đường tăng trưởng tự nhiên
là chính.
Do sự sắp đặt của chính quyền thuộc địa Anh, mỗi cộng đồng dân tộc
ngay từ buổi đầu nhập cư đã có sự phân chia về ranh giới lãnh thổ. Người
Hoa chủ yếu tập trung ở các cửa sông, bờ biển chính ở Đông Nam của đảo
Singapore, nơi có dải đất bình nguyên và trung tâm thương mại. Người Mã
Lai thì sống rải rác khắp đảo, không tập trung thành những cộng đồng như
người Hoa. Người Ấn thì định cư quy tụ ngay sát cạnh khu phố của người
Châu Âu và người Hoa. Hiện nay vẫn còn lưu giữ lại các khu phố cổ của
người Hoa tại khu vực Pepole Park, khu phố cổ của người Ấn tại phố
Saragoon và khu phố của người Âu xung quanh khu vực North Bridge và
Orchant. Suốt hơn một thế kỷ thuộc địa, các chính quyền Anh đã gieo rắc và
áp dụng gượng ép tại Singapore tình trạng biệt lập giữa các nhóm tộc người
chính. Chỉ trong những thập niên độc lập gần đây, do việc xây dựng nhà
cưûa mới, tình trạng biệt lập về mặt lãnh thổ của các nhóm tộc người mới bị
phá vỡ một cách mạnh mẽ.
Singapore là nơi dừng chân của các dòng người nhập cư từ nhiều
nguồn gốc khác nhau. Một người Singapore thì không phải là một người
Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Châu Âu hay Á-Âu, ngay cả khi anh ta trông
giống như một trong những người này. Nói đến sự hòa hợp dân tộc ở

Singapore, không thể quên vai trò của Chính phủ như một chất keo dính thể
hiện trong việc kiên định lập nên một “xã hội đa chủng tộc”.
Ngày nay, Singapore được coi là một quốc gia trẻ, có nhiều dân tộc.
Người Hoa là nhóm tộc chính, chiếm 78,6% dân số cả nước, phần lớn là
người gốc Phúc Kiến và Triều Châu, một số từ Đài Loan sang. Người gốc
Mã Lai bản địa, nhóm dân tộc thứ hai chiếm 13,9%. Người Ấn Độ chiếm
7,9%, chủ yếu là gốc miền Nam Ấn Độ và 1,4% là những nhóm người thiểu
số khác bao gồm người Anh, Đức, Mỹ, Ả Rập, người lai Âu Á, trong đó
đông nhất là người Anh. Có khoảng trên dưới 50 người Việt sinh sống
thường xuyên tại Singapore, phần lớn là phụ nữ lấy chồng người Âu và
người Hoa [12, tr.385]. Mặc dù đa số dân cư là người Hoa, nhưng những
người cầm quyền ở Singapore có ý thức tạo nên một dân tộc Singapore riêng
biệt gồm nhiều dân tộc di dân đến, họ ngăn cản và không tán thành việc coi
họ như một “Trung Quốc thứ ba” (sau Bắc Kinh vaø Đài Loan).
Các nhóm cộng đồng dân tộc sinh sống tại Singapore hiện nay vẫn giữ
được nét đặc trưng văn hóa và tiếng mẹ đẻ của mình. Đại đa số người Hoa
theo đạo Phật, thờ cúng tổ tiên, nói tiếng địa phương và tiếng Hoa phổ thông.
Người Mã Lai theo đạo Islam, nói tiếng Malaya. Người Ấn Độ theo đạo
Hin-đu, nói tiếng Tamin. Người châu Âu chủ yếu là người Anh, theo đạo
Thiên Chúa, nói tiếng Anh. Từ trước đến nay ở Singapore không có một tôn
giaùo, tín ngưỡng nào được nhà nước công nhận là quốc giáo.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Mã Lai, tiếng Hoa phổ thông, tiếng
Tamin và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia, tiếng Anh được sử
dụng chính thức trong thương mại, hành chánh và giáo dục. Đại bộ phận dân
Singapore ngày nay thông thạo 2 thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh.
II. Giáo Dục ở Singapore
1.Cấu trúc và sự phát triển của giáo dục đại học
Singapore thừa hưởng mô hình giáo dục đại học của Anh Quốc. Kể từ
năm 1960, mô hình này đã và đang được thay thế bởi một hệ thống mạnh mẽ,
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực cho một nền kinh tế đang nhanh

chóng mở rộng. Mục tiêu cơ bản là xây dựng một cộng đồng người
Singapore có kiến thức và trình độ để đóng góp vào sự phát triển của đất
nước. Nguồn nhân lực này đã được hình thành dựa trên nguyên tắc là việc
triển khai ngành kinh tế và công nghệ sẽ phụ thuộc vào năng lực của lực
lượng lao động có trình độ và chuyên môn. Để đạt được điều này, một hệ
thống giáo dục 3 cấp đã được phát triển.
Cấp đầu tiên được tạo thành bởi hai trường Đại học công, trường Đại
học Quốc gia Singapore (NUS) và trường Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU).
Một trường Đại học thứ ba là dạng đại học mở, được thành lập bởi Viện
Quản trị Singapore (SIM) với sự trợ cấp tài chính một lần và cấp đất từ
Chính phủ, đươïc lên kế hoạch thành lập và hoạt động vào năm 1994 như là
một trường tư. Quyết định này là một sự chuyển hướng lớn lao trong chính
sách đầu tư cho giáo dục đại học của Chính phủ Singapore.
Cấp thứ hai được tạo thành bởi 04 trường cao đẳng: Singapore, Ngee
Ann, Temasek và Nanyang. Cấp thứ ba là của các viện đào tạo hướng nghiệp
cấp độ cao và trung bình, cấp này được thành lập bởi các Viện giáo dục kỹ
thuật (ITE) và những trung tâm đào tạo liên kết được thành lập bởi Chính
phủ Singapore với các công ty nước ngoài cũng như sự kết hợp giữa các viện
và trung tâm được thành lập bởi các bộ, tổ chức chuyên môn và các cơ sở tư
nhân. Cấp này hiện nay gồm các trường kỹ thuật và dạy nghề, được thành lập
từ 01/4/1992, nâng cấp thành trường đào tạo nghề kỹ thuật và được gọi là các
Trường kỹ thuật (ITE).
Chức năng chính của cấp đầu tiên là để đáp ứng nguồn nhân lực cao
cấp của đất nước kể cả những yêu cầu chuyên môn, và những nhu cầu nghiên
cứu ứng dụng của khu vực tư nhân lẫn nhà nước. Cấp thứ hai thực hiện chức
năng chủ yếu cung cấp những kỹ năng dịch vụ, quản lý kỹ thuật chủ yếu của
đất nước ở mức độ trung bình. Cấp thứ ba, thực hiện các chương trình đào
tạo cũng như đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu nâng cao trình độ và bổ
sung kịp thời lực lượng công nhân hiện tại.
Nói tóm lại, mục tiêu chủ yếu của Chính phủ Singapore lúc bấy giờ là

làm cho các trường đại học và cao đẳng trở thành một chất xúc tác kinh tế
hiệu qủa, kết nối giữa đầu ra và nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường lao
động. Chi tiêu cuûa Chính phủ được sử dụng một cách phù hợp nhằm hỗ trợ
cho sự phát triển giáo dục đạt được kết qủa tốt nhất thông qua sự cải tiến chất
lượng không ngừng.
1.1Cấp độ đầu tiên- các Trường đại học
Nhằm đáp ứng những nhu cầu kinh tế đất nước, sau khi độc lập, các
trường đại học tập trung vào khoa học và công nghệ. Những chuyên ngành
học về hóa học ứng dụng, ngư nghiệp, sinh học, quản trị doanh nghiệp, xã
hội học, quan hệ công nghiệp và lao động, và Malay học… được bổ sung.
Vào năm 1969, để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng cao
của “ngành công nghiệp đầu tiên”, khoa Kỹ thuật và Kiến trúc, Trường kế
toán và quản trị doanh nghiệp được boå sung cho bốn khoa hiện hữu là Khoa
học xã hội; nghệ thuật; khoa học; Y học và Luật.
-Vào những năm 1970, Đại học Singapore (NUS) đã có sự tăng trưởng
ổn định. Số lượng sinh viên nhập học tăng từ con số 4.559 vào năm 1969 lên
tới 7.030 vào năm 1979, tăng gần 70% [43, tr.26]. Ở các khoa đào tạo nghề
kỹ thuật và quản trị kinh doanh, lượng sinh viên đăng ký lớn hơn nhiều so
với dự tính, phần lớn là do sự tăng trưởng không ngừng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
-Chính phủ Singapore đã hoàn toàn công nhận các bằng cấp của đại
học Nanyang vào năm 1968. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy và khả năng có
việc làm của sinh viên tốt nghiệp lại thấp hơn so với sinh viên tốt nghiệp từ
Đại học Singapore. Đại học Nanyang nhận tất cả các thí sinh đăng ký nhập
học bất kể thành tích học tập của họ và trao bằng tốt nghiệp sau 3 năm học
nếu sinh viên đạt được 108 đơn vị học trình. Những sinh viên có điểm số nổi
trội có thể ở lại học năm thứ tư và sau đó được trao bằng danh dự.
Tuy nhiên, về mặt chất lượng lại ít có sự kiểm soát thường xuyên. Ban
Prescott 1959 và Ban kiểm soát Đại học Nanyang- đơn vị xem xeùt và kiểm
tra tất cả những tiêu chuẩn toàn diện của Đại học Nanyang nhận thấy rằng

phương pháp tổ chức, quản lý cùng với chất lượng thấp của đội ngũ giảng
viên không tương xứng với một trường đại học hiện đại. Do vậy, năm 1965
Ban thẩm tra chương trình học được thành lập, phê phán mạnh mẽ chương
trình học, các tiêu chuẩn và cách giảng dạy của Trường. Ban này đã đưa ra
một số đề nghị nhằm thay đổi chương trình học và chuyển hướng sang hoïc
song ngữ với tiếng Anh (ngôn ngữ làm việc chính của Singapore) và tiếng
Madarin, ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù đã có những
nỗ lực cải tổ Đại học Nanyang, Trường vẫn “đang đi đến hồi kết thúc với
những sinh viên yếu kém và thậm chí là số lượng sinh viên ngày càng trở nên
ít đi”[36, tr.1]. Thêm vào đó là sự căng thẳng dâng trào giữa những người
được đào tạo tiếng Trung và tiếng Anh. Theo như nhận định của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo Singapore vào năm 1980 thì những sinh viên tốt
nghiệp từ trường này không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Do vậy, Chính phủ đã “thuyết phục” Hội đồng quản lý Đại học
Nanyang bằng lòng chấp thuận đề nghị của Thủ tướng sáp nhập trường Đại
học Nanyang với Đại học Singapore thành Đại học quốc gia Singapore
(NUS) vào tháng 8/1980. Việc sáp nhập theo đề nghị trong báo cáo về Giáo
dục đại học ở Singapore vào năm 1979 của Ôâng Frederick Dainton, trong
đó Ông nhấn mạnh về nhu cầu phải có một trường đại học vững mạnh tại
Singapore.
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ, Chính phủ, theo đề
nghị của CPTE (Council for Professional and Technical Education) đã thực
hiện những biện pháp xa hơn để mở rộng những cơ sở đào tạo kỹ thuật và
công nghệ ở tất cả các cấp độ. Theo đó, thay vì mở rộng Khoa kỹ thuật tại
Đại học NUS, năm 1981, Viện công nghệ kỹ thuật Nanyang (NTI) được
thành lập như là một cơ sở đào tạo kỹ thuật độc lập tại khuôn viên trước đây
của Trường đại học Nanyang. Học viện này khởi đầu với 03 trường: Công
nghệ sản xuất cơ khí; Xây dựng dân dụng công trình; Kỹ thuật điện tử và
điện cơ. Sau đó, thêm hai trường nữa ra đời: Khoa học ứng dụng; Kế toán
kinh doanh.

Mục đích NTI nhằm tạo ra “nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết
cho những ngành cần nhiều vốn, phức tạp vaø có giá trị cao mà sẽ đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế Singapore vào những năm 1990”. Vai trò chính
của NTI là đào tạo những kỹ sư thực hành để bổ sung đầu ra những kỹ sư
thiên về lý thuyết của NUS. Đối tượng kỹ sư thiên về lý thuyết thì phù hợp
cho việc nghiên cứu, phát triển và sự quản lý mang tính hợp tác nhiều hơn là
cho việc đáp ứng những nhu cầu về kỹ năng trong khu vực công nghiệp đang
lớn mạnh không ngừng. Năm 1987-1988, Trường kế toán của NUS chuyển
đến NTI để hoàn tất việc định hướng xây dựng.
Về mặt quản lý tài chính, NTI là độc lập. Tuy nhiên, về các vấn đề
giảng dạy, nó có chức năng như một phần của NUS, những sinh viên tốt
nghiệp từ NTI được cấp bằng NUS. Từ khi bắt đầu hoạt động (1981) đến
năm 1991, NTI có số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán và kỹ sư là
7.200 [43, tr.27].
Tháng 7/1991, theo sự đề nghị của Dainton Report năm 1989 [43, tr.9]
, NTI trở thành một trường đại học độc lập với tên gọi là Đại học công nghệ
Nanyang (NTU). Cơ sở giáo dục và trường Cao Đẳng giáo dục thể chất được
sáp nhập thành môät cơ sở đào tạo quốc gia độc lập (NIE) và hợp thành như
một phần của NTU. Năm 1992, NTU bắt đầu cấp bằng của chính trường
mình cho sinh viên.
Mục tiêu tổng quát của NTU là nhằm phát triển thành một trường đại
học toàn diện có chất lượng đào tạo tốt và có tiếng tăm trên toàn thế giới. Là
một trươøng đại học tổng hợp (với nhiều chương trình học và thời gian học
khác nhau), trường cung cấp những khóa học từ nhiều nguyên tắc đa dạng
ngoài khuôn khổ của NTI trước đây (chỉ cung cấp những khoá học liên quan
đến công nghệ). Ngoài ra, nó được khuyến khích để cạnh tranh với NUS.
Tính chất tổ chức của NTU là một sự pha trộn Anh-Mỹ, trong đó hệ thống
đơn vị học trình đại học Mỹ đã được kết hợp thành một chương trình giảng
dạy mang tính chất bắt buộc. Triết lý đứng sau sự chuyển hướng này là“ để
NTU mang lại bậc giáo dục đại học và cao đẳng trong các lĩnh vực quan

trọng của các chuyên ngành kinh doanh, quản lý khách sạn và viễn
thông”[45, tr.1]. Năm 1992, NTU bổ sung thêm hai ngành: Mỹ thuật và thiết
kế; Kiến trúc- là những ngành được xem là quan trọng đối với Singapore.
Chính sách lâu dài của Chính phủ cho rằng, khi phát triển, Singapore
không chỉ cần coù kỹ sư, bác sĩ và những nhà quản lý có trình độ mà còn cần
có các nhà văn, nghệ sĩ và nhạc sĩ để làm phong phú đời sống văn hoá. Để
duy trì sức mạnh và sự phát triển đối với giáo dục đại học, hai trường đại học
trên sẽ phát triển thành những trường đại học đa ngành, được khuyến khích
để cạnh tranh và cung cấp nhiều chương trình học theo yêu cầu của mỗi khu
trường. Mỗi trường đại học được khuyến khích để phát triển tiềm năng của
nó và tạo một vị trí trong các trường đại học quốc tế có liên quan đến việc
dạy và nghiên cứu của trường. Người ta thấy rằng, sự cạnh tranh của hai
trường này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo cũng như buột hai trường phải đáp ứng
được những nhu cầu của đất nước và bản thân các sinh viên.
-Trường Đại học mở, theo kế hoạch được thành lập vào 02/1994, như
là một trường của tư nhân dưới sự quản lý của SIM (Singapore Institute of
Management), cung cấp những khoá học được đánh giá là đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Ba chương trình học lấy bằng liên kết đầu tiên với Trường đại
hc m (UK) l chng trỡnh ngụn ng v vn hc Anh (BA); toỏn hc
(BSc); khoa hc mỏy tớnh (BSc) [45, tr.2]. Vic tuyn u vo khụng ph
thuc hon ton vo h thng m, sinh viờn phi cú nhng chng ch nht
nh m bo rng h iu kin ly bng tt nghip. Khi hon tt thnh
cụng khoỏ hc, sinh viờn s c cp bng i hc m ca Anh quc. Nhng
khoỏ hc ny c hy vng l s tng cng phỏt trin ngun nhõn lc ca
Singapore cựng s phỏt trin cỏ nhõn v trin vng ngh nghip ca sinh
viờn tt nghip. D tớnh, Chớnh ph s h tr SIM vi khon tin mt ln l
38 triu ụ la Singapore k c vic cho thuờ mnh t cú din tớch khỏ ln,
ng thi Chớnh ph cng úng vai trũ qun lý v mt cht lng o to.
Song song vi chớnh saựch ny, y ban ch o chng trỡnh cp bng i
hc m (OUDP) cng c thnh lp di s ch o ca B trng B giỏo

dc v o to, y ban ny quyt nh ni dung ging dy v cỏc tiờu chun
tt nghip, tuyn chn v giỏm sỏt nhng giỏo viờn ph o ca cỏc chng
trỡnh hc. Ngoi ra, y ban ch o OUDP cũn kt hp vi i hc M Anh
quc v vic phỏt trin cỏc khoỏ hc mi cng nh thay i nhng khoỏ hc
hin ti phự hùp vi nhu cu ca t nc. S hp tỏc ca SIM vi i
hc M Anh quc l cho giai on 5 nm u tiờn.
Túm li, cỏc trng i hc Singapore u bit lng nghe nhng gỡ
m xó hi trụng i cỏc sinh viờn tt nghieọp t ú iu chnh chng
trỡnh giỏo dc ca mỡnh. Cỏc ging viờn i hc u cú s hiu bit tt v
phng phỏp ging dy. H s truyn t nhng tri thc vo ngun nhõn lc
ca t nc Singapore. Cỏc tr giỏo seừ khụng ch phỏt trin kh nng
sỏng to ca sinh viờn m cũn gm c tinh thn tp th, phỏt trin ng lc
m rng nhu cu v tm nhỡn ca h.
1.2 Cp th hai Cỏc trng cao ng
Mục tiêu chính của các trường cao đẳng là đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao cho nguồn nhân lực kỹ thuật cấp độ trung bình trong nhiều lĩnh vực. Cho
đến thời điểm này đã có 04 trường cao đẳng được thành lập.
-Năm 1963, trường Cao đẳng Singapore được tổ chức laïi và nâng cấp
thành Trường cao đẳng công nghệ cao, những khoá học nghề được chuyển
thành những chương trình kỹ thuật và dạy nghề.
-Một trường kỹ thuật độc lập thứ hai, gọi là trường cao đẳng Ngee
Ann, được thành lập vào năm 1963 bởi Ngee Ann Kongsi (liên kết) để những
người tốt nghiệp bằng tiếng Trung quốc được tham gia vào nền giáo dục sau
trung học theo hướng học nghề. Mục tiêu của việc thành lập trường nhằm
điều chỉnh đầu ra của sinh viên tốt nghiệp phù hợp với những nhu cầu
thương mại và công nghiệp của đất nước. Trường đã trở thành trường công
vào năm 1967, và được nâng cấp vào năm 1982 thành Trường cao đẳng.
-Trường cao đẳng thứ ba, Trường Cao đẳng Temasek, được thành lập
vào năm 1990 để bổ sung những chương trình hiện tại cũng như mở rộng khả
năng chọn lựa chương trình học.

-Trường thứ tư, trường Cao đẳng Nanyang, được thành lập vào tháng
7/1992, tiên phong giảng dạy các ngành khoa học y tế với số lượng đầu vào
đầu tiên là 700 sinh viên. Trường này được hy vọng là một mũi nhọn trong
ngành công nghệ về y học.
Ngoài ra, vào tháng 4/1973, Trường cao đẳng sư phạm (TTC) được
nâng cấp thành Học viện giáo dục (IE) với trách nhiệm đào tạo giáo viên và
nghiên cứu về giáo dục. Nó cung cấp những khóa học cho những sinh viên
có trình độ phù hợp để dự thi vào trường Đại học Singapore để lấy bằng Đại
học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Một trường cao đẳng giáo dục thể chất (CPE) cũng
được thành lập vào tháng 7/1984 để đào tạo các giáo viên chuyên ngành môn
giáo dục thể chất cho các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ
thông và trường cao đẳng. Như đã nêu ở trên, IE và CPE được kết hợp vào
với NIE và sáp nhập vào NTU.
1.3 Cấp thứ ba- những trung tâm đào tạo nhà nước và tư nhân khác
Các trường thuộc Ban đào tạo kỹ nghệ và dạy nghề (VITB) được nâng
cấp thành những viện đào tạo kỹ thuật sau trung học phổ thông (ITE) nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của những người tốt nghiệp trung học phổ thông và
nền kinh tế của đất nước. Hệ thống mới được nâng cấp gồm 7 ITE trong
tương lai sẽ làm cho những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông sau 10
năm học có thể học được những kỹ năng và kiến thức ở cấp độ cao hơn, có
nhiều sự lựa chọn hơn và nhiều cơ hội để tiếp tục học tập và được đào tạo ở
cấp độ cao hơn.
Ủy ban phát triển kinh tế (EDB), với hệ thống đào tạo hợp tác với các
Chính phủ và công ty nước ngoài, đã thành lập các trường phát triển nhân lực
kỹ thuật, đó là: Trường Đức-Singapore (GSI); Trường Pháp-Singapore (ESI);
Trường kỹ thuật Nhật Bản-Singapore (JSTI); Trường kỹ thuật chính xác
(PEI); Trung tâm đào tạo chính Philips-Chính phu û(PGTC); Trường viễn
thông thông tin của Singapore (ICIS) ở Telecoms; Tổ chức công nghệ
Matsushita-EDB surface Mount (SMT) và Ban năng suất quốc gia (NPB).
Những trường này được hoạt động theo nhu cầu và việc đào tạo theo nhu cầu

của các nhà máy. Do đó, chúng tập trung vào việc đáp ứng những thị trường
lao động cụ thể ở cấp độ bằng cử nhân và chứng chỉ trong ngành điện tử, tự
động hoá, công nghệ sản xuất cao và cơ điện tử. Để tổ chức tốt hơn và thúc
đẩy giáo dục kỹ thuật ở cấp độ quốc gia, các trường FSI, GSI vaø JSTI phải
chịu dưới sự quản lý của Trường cao đẳng Nanyang mới thành lập. Ngoài ra,
những trường này sẽ là trung tâm của chương trình kỹ thuật bách khoa. PEI
và PGTC đào tạo thủ công và kỹ thuật viên ở cấp độ chứng chỉ, hiện đang
được quản lý bởi ITE.
Ngoài SIM, các tổ chức chuyên môn đã và đang thành lập nhiều
trường nữa, trong số đó có trường Ngân hàng và tài chính (IBF), Trường
Maketing của Singapore (MIS), Trường Maketing xuất khẩu. Những trường
này hoạt động độc lập, phi lợi nhuận và tự quản lý tài chính mà mục tiêu là
để phát triển những kỹ năng trong các lĩnh vực của mình để tăng cường phát
triển sự nghiệp cho các thành viên.
2.Sự mở rộng hệ thống và tuyển đầu vào
Việc tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng dựa trên cơ sở
tuyển chọn những thí sinh xuất sắc nhất, việc tiêu cực trong thi cử luôn được
giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ lãnh đạo Singapore. Caùc tiêu chuẩn tuyển
sinh được thiết lập ở mức có thể so sánh được với tiêu chuẩn của những
trường đại học “ red-brick” danh tiếng ở Anh quốc. Do đó, giáo dục đại học
được hình thành trên một hệ thống tuyển chọn người xuất sắc và có tính cạnh
tranh cao. Những sinh viên có khả năng kém sẽ nhận thấy rất khó để cạnh
tranh trong qúa trình học với những sinh viên có nền tảng tốt hơn, và những
sinh viên kém này nói chung sẽ tác động một cách tiêu cực tới những sinh
viên giỏi. Đồng thời, những sinh viên tốt nghiệp có trình độ kém sẽ không có
đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt công việc, và khó có công việc ổn
định nhất là trong một nơi làm việc được chi phối bởi công nghệ….và ngày
càng có nhiều sinh viên thất nghiệp. Do đó, mục tiêu chính là để xây dựng
một lực lượng người Singapore dựa trên nhu cầu có trình độ và kỹ năng phù
hợp, chứ không phải là dựa trên cung và một hệ thống đại học mở rộng.

Chính sách tuyển đầu vào mang tính cạnh tranh cao này không làm
giảm số lượng sinh viên mà số lượng đầu vào ngày càng tăng trưởng bởi: sự
dân chủ hóa của giáo dục ở trường phổ thông; hệ thống trường tiểu học và
trung học cơ sở chất lượng cao; học bổng cho sinh viên cao; và thu nhập gia
đình tăng làm cho ngày càng nhiều gia đình trung lưu có thể cho con theo

×