BÁO CÁO TỔNG KẾT
KHÓA ĐẦU TIÊN ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TẠI ĐẠI HỌC HUẾ (2008-2012)
I. Quá trình triển khai
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(BGDĐT), Đại học Huế đã xác định quyết tâm cao trong việc chuyển đổi từ đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC). Nghị quyết của
Đảng ủy Đại học Huế số 11/NQ/ĐU ngày 17/10/2006 khẳng định: Tập trung
lãnh đạo công tác chuẩn bị đào tạo theo học chế tín chỉ, xây dựng lộ trình đào
tạo tín chỉ hợp lý để triển khai trong toàn Đại học Huế.
Ngày 10/10/2006 Ban chỉ đạo đào tạo theo học chế tín chỉ đã được thành
lập theo Quyết định số 865/QĐ-ĐHH-TCNS của Giám đốc Đại học Huế gồm
các đồng chí lãnh đạo Đại học Huế, lãnh đạo các ban chức năng và các đơn vị
trực thuộc để chỉ đạo toàn diện quá trình triển khai đào tạo theo HTTC. Ban Chỉ
đạo cũng đã tích cực liên hệ với các giảng viên, đồng nghiệp tại các trường đại
học có uy tín ở trong và ngoài nước, truy cập internet để tham khảo, nghiên cứu
về thực tế triển khai, về việc xây dựng chương trình đào tạo, các văn bản pháp
quy, văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình theo học chế tín chỉ…
Những năm 2006-2008, công tác chuẩn bị cho đào tạo theo HTTC đã được
triển khai tích cực và nghiêm túc. Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2007-2008
của Đại học Huế nêu rõ: Thực hiện việc rà soát, đối chiếu lại chương trình đào
tạo đại học theo hướng nâng cao tính linh hoạt, liên thông và chuyển dần quy
trình tổ chức đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ. Chuẩn bị ban hành các văn
bản quy định, quy chế học vụ, xây dựng quy trình đào tạo để triển khai đào tạo
tín chỉ vào năm học 2008-2009.
Ngày 26/9/2007, Giám đốc Đại học Huế ký ban hành Đề án đào tạo bậc đại
học theo học chế tín chỉ. Trong đó năm học 2008-2009 tổ chức đào tạo theo học
chế tín chỉ cho năm thứ nhất, khóa tuyển sinh 2008, tại tất cả các trường đại học
thành viên và khoa trực thuộc Đại học Huế. Riêng Trường đại học Ngoại ngữ,
trong năm học 2008-2009 bắt đầu đào tạo tín chỉ cho tất cả các khóa của trường.
Đại học Huế khuyến khích một số các trường, khoa căn cứ vào tình hình chuẩn
bị, có thể đăng ký trước tháng 5/2008 để bổ sung kế hoạch đào tạo tín chỉ cho
sinh viên các năm khác kể từ năm học 2008-2009. Năm học 2009-2010 áp dụng
cho năm 1, 2; năm học 2010-2011 áp dụng cho năm 1, 2, 3. Đến năm học 2011-
2012 áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo và cơ sở
đào tạo trong toàn Đại học Huế.
Đề án đã xác định cụ thể các hoạt động triển khai ở Đại học Huế, bao gồm:
Xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn; Tổ chức tập
huấn, hội thảo các vấn đề, chủ trương chung của Đại học Huế; Tổ chức diễn đàn
trên trang web của Đại học Huế và của các trường để mọi cán bộ có thể nêu đầy
1
đủ ý kiến, trao đổi kinh nghiệm; Phê duyệt chương trình đào tạo của các ngành
học theo học chế tín chỉ, xây dựng văn bản hướng dẫn Quy chế 43, đào tạo theo
học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân cấp trách nhiệm cho các
trường thành viên trong việc xây dựng quy định, quy trình, cách thức tuyển sinh;
Ban hành văn bản quản lý thu chi tài chính (học phí, trả tiền giờ giảng, quản lý,
định mức giờ chuẩn; Điều chỉnh, thay đổi công tác tổ chức liên quan đến bộ máy
quản lý, phục vụ đào tạo; Kiểm định chương trình đào tạo ở các đơn vị đang
thực hiện đào tạo tín chỉ. Đề án cũng đã xây dựng những hoạt động toàn diện
cho các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại học Huế và các khoa, tổ bộ môn
trực thuộc các trường.
Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc đã tổ chức các đợt tham quan học tập
kinh nghiệm triển khai đào tạo theo HTTC tại Trường đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
Trường đại học Đà Lạt, Trường đại học Thăng Long… Chuyên gia từ BGDĐT
và các đơn vị này cũng đã được mời đến trao đổi, báo cáo kinh nghiệm cho các
đơn vị của Đại học Huế.
Trong quá trình triển khai, các văn bản phục vụ quản lý và điều hành đào
tạo theo HTTC gồm kế hoạch triển khai; hướng dẫn thực hiện Qui chế Đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; hướng dẫn chuyển đổi
chương trình đào tạo; hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết học phần phù hợp
với phương thức đào tạo tín chỉ; hướng dẫn lập danh mục học phần tương
đương, học phần thay thế; quy định sinh viên học cùng lúc 2 chương trình đại
học đã được nghiên cứu và ban hành nhằm tạo ra cơ sở vững chắc, tính đồng
bộ cho việc triển khai đào tạo trong tất cả các đơn vị của Đại học Huế.
Đến nay, các đơn vị đã triển khai đào tạo theo HTTC là Khoa Du lịch,
Khoa Luật, Trường đại học Ngoại ngữ, Trường đại học Sư phạm, Trường đại
học Kinh tế, Trường đại học Khoa học, Trường đại học Nông Lâm, 02 ngành
của Trường đại học Y Dược (Y học dự phòng, Y tế công cộng). Các đơn vị
thường xuyên tổ chức họp rút kinh nghiệm, tiến hành các hội thảo, hội nghị về
đào tạo theo HTTC.
Sơ kết học kỳ đầu tiên, năm đầu tiên, 02 năm triển khai đào tạo theo HTTC
đã được tổ chức tại Đại học Huế và nhiều đơn vị. Việc tổng kết khóa đầu tiên
đào tạo theo HTTC đã được tổ chức tại Trường đại học Ngoại ngữ (31/5/2012),
Trường đại học Sư phạm (02/6/2012), Trường đại học Kinh tế (07/6/2012),
Trường đại học Khoa học (29/6/2012), Trường đại học Nông Lâm (15/9/2012).
Tổng kết cấp Đại học Huế dự kiến tiến hành vào đầu tháng 6/2012 nhưng không
thể tiến hành được do 2 đơn vị lớn là Trường đại học Khoa học và Trường đại
học Nông Lâm chưa tổng kết. Kế hoạch tổng kết vào ngày 14/9/2012 cũng phải
hoãn lại để chờ Trường đại học Nông Lâm tổng kết.
2
II. Những thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi
a. Quốc tế
Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chịu sự chi phối của luật
pháp, thông lệ quốc tế và thụ hưởng được thành tựu nhiều mặt từ các quốc gia
trên thế giới. Đào tạo theo HTTC đã được hình thành trong thập niên 1870, đã
được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và sau đó là nhiều nước khác trên các châu lục. Với
quá trình phát triển lâu dài và rộng khắp đó, việc áp dụng HTTC ở nước ta nói
chung, ở Đại học Huế nói riêng đã kế thừa được những kinh nghiệm của thế
giới.
b. Trong nước
Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm có chủ trương và
những bước đi quan trọng trong việc triển khai đào tạo theo HTTC ở Việt Nam:
- Năm 2001, “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
47/2001/QĐ-TTg đã nêu rõ: các trường cần “thực hiện quy trình đào tạo linh
hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học
chế tín chỉ”. Cũng trong năm đó, ngày 30/7, Bộ trưởng BGDĐT đã ra Quyết
định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và
công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
- Báo cáo của Chính phủ về Tình hình giáo dục trước kỳ họp Quốc
hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn: “Chỉ đạo đẩy nhanh việc
mở rộng học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu
hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này”.
- Ngày 2/12/2004, Bộ trưởng BGDĐT ký Quyết định số
38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng
trường đại học. Trong đó nêu tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2: “Thực hiện chế độ công
nhận kết quả học tập của người học (tích luỹ theo học phần); chuyển quy trình tổ
chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ”.
- Ngày 02/11/2005, Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
đặt ra yêu cầu: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo
HTTC, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi
ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở
nước ngoài”.
- Luật Giáo dục (được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005) cũng
đã khẳng định việc triển khai và những ưu điểm của đào tạo theo HTTC: “Kết
quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích luỹ được khi theo học một
chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn
học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học
3
chuyển ngành nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học,
trình độ đào tạo cao hơn”.
- Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết
định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ, làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị đạo tạo tiến
hành tổ chức đào tạo theo phương thức mới này.
Những bước đi và văn bản nêu trên đã tạo ra môi trường thuận lợi và cơ sở
pháp lý cho việc áp dụng đào tạo theo HTTC ở Đại học Huế. Trong đó phải kể
đến việc một số trường đại học trong nước đã đi đầu, thí điểm trong việc triển
khai đào tạo theo học chế này.
c. Đại học Huế
Ngay từ những bước chuẩn bị đầu tiên, Đảng ủy và Ban Giám đốc Đại học
Huế đã thể hiện quyết tâm trong việc triển khai đào tạo theo HTTC trong toàn
Đại học Huế. Các trường thành viên và khoa trực thuộc cũng đã có sự đồng
thuận cao đối với chủ trương này. Nghị quyết của Đảng ủy Đại học Huế đã
khẳng định đây là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện từ năm học 2008-2009.
Đại học Huế là một đại học vùng. Cơ cấu đại học vùng với sự hợp nhất của
các trường thành viên tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng một cách hợp lý nguồn
nhân lực và vật lực chung của cả Đại học Huế cho tổ chức đào tạo theo HTTC.
Nhiều cán bộ quản lý và giảng viên ở các đơn vị của Đại học Huế đã được
đào tạo ở nước ngoài theo học chế tín chỉ, đã được trải nghiệm thực tế và nhận
thức được những ưu thế của phương thức đào tạo này. Họ đã có những đóng góp
quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, giảng viên,
sinh viên và đề xuất các giải pháp triển khai đào tạo theo HTTC vốn còn quá
mới mẻ đối với Đại học Huế.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, yêu cầu bức thiết của không ít
sinh viên hiện nay là muốn quá trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển xã
hội, nhu cầu đa dạng và đầy biến động của nguồn nhân lực, nhu cầu được chủ
động trong quá trình và tiến độ học tập. Đào tạo theo HTTC chính vì vậy cũng
nhận được sự đồng thuận từ phía sinh viên Đại học Huế vì nó tạo điều kiện cho
sinh viên có thể xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp với hoàn cảnh cá
nhân và điều kiện kinh tế, xã hội; có thể lựa chọn môn học, thậm chí có thể lựa
chọn thầy dạy.
2. Khó khăn
Quá trình triển khai đào tạo theo HTTC ở Đại học Huế đã gặp phải không ít
khó khăn. Có những khó khăn xuất phát từ yêu cầu của phương thức đào tạo,
nhưng cũng có những khó khăn xuất phát từ quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo
niên chế sang học chế tín chỉ.
Trước hết phải kể đến sức ỳ, thói quen giảng dạy, học tập theo kiểu truyền
thống. Đó là sự cản trở lớn, đặc biệt đối với những cán bộ, giảng viên bằng lòng,
4
chấp nhận thực trạng giáo dục hiện nay. Đối với những sinh viên mới vào năm
thứ nhất, vốn đã quen với môi trường giáo dục phổ thông với kế hoạch cứng
nhắc, nay lại phải chủ động xây dựng kế hoạch, đăng ký khối lượng học tập, xác
lập phương pháp học tập mới Trong khi đó đội ngũ cố vấn học tập còn mỏng,
thời gian dành cho công tác cố vấn còn ít và nhiều cố vấn học tập đang còn thiếu
kinh nghiệm trong công tác.
Một bộ phận cán bộ, giảng viên ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường giáo
dục bên ngoài nên chưa hiểu biết đúng và đầy đủ về bản chất việc đào tạo theo
HTTC, cũng như về hệ thống, quy trình hoạt động của phương thức tổ chức đào
tạo mới.
Quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ diễn ra
tương đối gấp nên việc chuyển đổi một số chương trình đào tạo còn mang tính
cơ học, hình thức (chuyển đổi 1,5 đơn vị học trình thành 1 tín chỉ), chưa tính đến
việc mở rộng khả năng chọn lựa học phần của sinh viên, chưa thấy rõ sự khác
biệt của một tiết học tín chỉ so với tiết học niên chế, chưa cân nhắn đầy đủ về
hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cho học phần mới… làm nảy
sinh những bất cập trong quá trình triển khai. Chính vì vậy, một số cán bộ giảng
viên chưa yên tâm về học chế tín chỉ. Cá biệt, một số người còn đề nghị xóa bỏ
đào tạo theo HTTC, quay trở về đào tạo theo niên chế.
Về cơ sở vật chất, đào tạo theo HTTC trước hết đòi hỏi về số lượng phòng
học đủ nhiều nhằm tạo ra khả năng linh động trong việc bố trí lớp học, giờ học.
Thêm vào đó, quy mô đào tạo của Đại học Huế ngày càng mở rộng, trong đó có
loại hình đào tạo không chính quy. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về số lượng
phòng và nâng cao chất lượng các phòng học còn chậm, chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra. Giáo trình và các tài liệu học tập khác còn thiếu ở nhiều đơn vị đào
tạo trong khi đào tạo theo HTTC đòi hỏi cao về việc tự học tự nghiên cứu của
sinh viên.
Quản lý và duy trì nề nếp của lớp học phần cũng gặp một số khó khăn do
sinh viên đến từ nhiều khoa, ngành đào tạo khác nhau. Thêm vào đó, sinh viên
được phép rút bớt học phần đã đăng ký (theo Điều 11 Quy chế 43) đã tạo nên sự
lãng phí trong tổ chức đào tạo và đôi lúc còn làm xáo trộn kế hoạch đào tạo của
trường.
Việc phân cấp mạnh cho các trường thành viên cũng làm giảm việc sử dụng
thế mạnh của Đại học Huế trong việc sử dụng chung đội ngũ, cơ sở vật chất
trong quá trình đào tạo.
III. Đánh giá những thành quả và hạn chế
Với việc triển khai đào tạo theo HTTC đồng loạt cho tất cả sinh viên ở
Trường đại học Ngoại ngữ, triển khai theo hình thức “cuốn chiếu” bắt đầu từ
sinh viên năm thứ nhất khóa tuyển sinh 2008 ở Trường đại học Khoa học,
Trường đại học Nông Lâm, Trường đại học Sư phạm, Khoa Du lịch, Khoa Luật
và 02 ngành đào tạo của Trường đại học Y Dược, sau 04 năm học Đại học Huế
đã đạt được một số thành quả nhất định, nhưng bên cạnh vẫn còn những hạn chế
5
cần khắc phục:
1. Về nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên
Đa phần cán bộ, giảng viên, sinh viên đã có sự chuyển biến trong nhận thức
về những ưu điểm của đào tạo theo HTTC và tính tất yếu trong việc áp dụng học
chế tín chỉ. Các đơn vị đều cho rằng sự chuyển biến này cơ bản hình thành trong
quá trình hoạt động thực tiễn như tham gia quản lý và tổ chức đào tạo, cố vấn
học tập, giảng dạy, hội nghị, hội thảo, đăng ký khối lượng học tập, tự học tự
nghiên cứu theo yêu cầu của giảng viên
Trên tinh thần đó, ngoài những hội nghị tập huấn, sơ kết, tổng kết định kỳ
theo học kỳ, năm học được tổ chức tại Đại học Huế, các trường thành viên và
các khoa, bộ môn, các đơn vị đã tổ chức nhiều hội thảo nhằm đánh giá thực
trạng và tìm kiếm những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế
tín chỉ như các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương
pháp học tập của sinh viên trong đào tạo theo HTTC, đổi mới kiểm tra đánh giá
nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng một số cán bộ, giảng viên, sinh viên
chưa có được nhận thức đúng đắn về một số vấn đề cụ thể như:
- Quy định về một tín chỉ không chỉ đơn thuần bằng 2/3 thời lượng của một
đơn vị học trình. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết
thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ
làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học
phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên
phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. (Trong khi đó, trong đào tạo niên
chế, để tiếp thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ
chuẩn bị cá nhân). Như vậy, việc rút ngắn thời gian lên lớp khi chuyển đổi từ
đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HTTC gắn liền với việc tăng gấp đôi
thời gian chuẩn bị cá nhân của sinh viên. Từ đó đặt ra yêu cầu giảng viên phải
tích cực đổi mới phương pháp dạy học và xác định rõ công việc, kiến thức mà
sinh viên phải thực hiện, tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Trên thực tế, một số giảng
viên thường kêu ca thời lượng bị cắt xén, không đủ để truyền thụ kiến thức,
nhưng lại chưa đổi mới phương pháp dạy học. Thêm vào đó, sinh viên hoặc
chưa ý thức được yêu cầu này hoặc năng lực tự học tự nghiên cứu còn hạn chế
nên hiệu quả dạy học chưa đạt như mong muốn.
- Điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo, cập nhật, hiện đại hóa kiến
thức là nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở đào tạo nói chung, của giảng viên nói
riêng. Do đó, chương trình đào tạo không hợp lý hay không hiện đại là do không
được cập nhật, điều chỉnh trước khi chuyển đổi, hoặc do chuyển đổi quá gấp,
mới chỉ tính chuyển thời lượng một cách cơ học, chưa kết hợp với việc cập nhật
tri thức mới. Đào tạo theo HTTC không phải là nhân tố làm cho chương trình
đào tạo bị lạc hậu hoặc không đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.
- Thang điểm trong đánh giá điểm học phần của đào tạo theo HTTC không
đồng nhất với thang điểm niên chế: 5,5 điểm mới đạt đến điểm trung bình. Do
6
quán tính từ cách cho điểm theo Quy chế 25 (niên chế: 5 điểm đã đạt đến trung
bình) nên khi làm đáp án và chấm điểm, một số giảng viên đã vô tình đánh giá
xếp loại không đúng kết quả học tập của sinh viên. Đặc biệt, bất hợp lý xảy ra
khi giảng viên cho sinh viên theo tín chỉ và sinh viên theo niên chế thi cùng đề
thi, cùng đáp án, cùng đạt điểm 5 như nhau nhưng sinh viên theo niên chế được
xếp loại trung bình còn sinh viên theo tín chỉ bị xếp loại trung bình yếu (chuyển
về điểm chữ là D, tương đương 1 điểm khi tính điểm trung bình chung).
- Quy chế của BGDĐT không phải là một văn bản hoàn toàn cứng nhắc. Từ
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo HTTC (Qui chế 43), đơn
vị đào tạo được phép xây dựng Quy định (hoặc Quy chế của đơn vị) với những
yêu cầu không thấp hơn Quy chế của Bộ. Ví dụ Điều 25 quy định “… Việc
chấm mỗi đồ án, khóa luận tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm” thì Hiệu
trưởng có thể lập Hội đồng chấm với số thành viên lớn hơn 2. Trường đại học
Sư phạm đã áp dụng như vậy. Ngược lại, giảng viên một số đơn vị đã phản ứng
mạnh với Quy chế 43 khi trường giao 2 giảng viên chấm khóa luận tốt nghiệp.
2. Về chương trình và kế hoạch đào tạo
Sau bước đầu tiên gấp rút chuyển đổi chương trình đào tạo sang HTTC để
kịp thời áp dụng vào năm học 2008-2009, các đơn vị đã và đang tiến hành điều
chỉnh nội dung và chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và phù hợp hơn với những yêu của đào
tạo theo HTTC. Hiện tại 03 chương trình đào tạo của Khoa Du lịch và 19
chương trình của Trường đại học Nông Lâm đang được triển khai biên soạn lại
theo định hướng nêu trên, đồng thời đảm bảo tính liên thông ngang giữa các
chương trình nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức đào tạo theo HTTC, sinh viên
có nhiều cơ hội để chọn lựa lớp học, lịch học và dễ dàng hơn trong việc học
cùng lúc hai chương trình. Nội dung giảng dạy trong các học phần cũng đã được
nhiều trường và giảng viên quan tâm điều chỉnh hàng năm.
Sau những lúng túng do lần đầu tiên xây dựng và triển khai kế hoạch đào
tạo theo HTTC, công tác kế hoạch trong đào tạo ở các đơn vị đã dần dần hoàn
chỉnh và cơ bản đi vào ổn định. Tuy nhiên, một vài vướng mắc vẫn tồn tại ở
những đơn vị không có sự hỗ trợ hiệu quả của phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ
(Trường đại học Y Dược, Khoa Du lịch) hoặc thiếu cán bộ triển khai kế hoạch
vững vàng (Khoa Luật).
Theo quy chế, sau kỳ thi chính cuối mỗi học kỳ, nếu có điều kiện Hiệu
trưởng cho tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ
dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm
F ở kỳ thi chính. Hiện các đơn vị đều có tổ chức kỳ thi phụ. Tuy vậy, đang có
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trường đại học Khoa học đã có lúc bỏ kỳ
thi phụ nhưng sau đó phải khôi phục lại nhằm giảm thiểu số sinh viên bị buộc
thôi học. Ở một khía cạnh khác, nhiều sinh viên khi không thể thực hiện tốt bài
thi học phần để được điểm cao ở kỳ thi chính đã cố tình không làm bài, hoặc
gạch bỏ bài để được nhận điểm F, đồng nghĩa với được thi ngay trong kỳ thi
phụ. Do đó, số sinh viên được quyền dự kỳ thi phụ tăng lên đáng kể, buộc một
7
số đơn vị đang cân nhắc đến phương án bỏ kỳ thi này vì thiếu lực lượng triển
khai và quỹ thời gian (Trường đại học Khoa học, Trường đại học Ngoại ngữ).
Tuy nhiên, trong điều kiện có những đơn vị đảm nhiệm môn chung cho toàn Đại
học Huế, nếu chỉ một vài đơn vị bỏ kỳ thi phụ thì sẽ dẫn đến sự thiếu đồng bộ:
cùng trong một chương trình đào tạo nhưng có học phần được thi lại có học
phần không được thi.
Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một
kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại, học bù hoặc học vượt. Sinh
viên được đăng ký học lại học phần bị điểm F hoặc D. Với quy định này, các
đơn vị đã có nổ lực lớn để tổ chức học kỳ phụ. Riêng Trường đại học Ngoại
ngữ, Trường đại học Nông Lâm và Khoa Du lịch chưa tổ chức được.
3. Về việc củng cố, phát triển đội ngũ và tăng cường các điều kiện triển
khai đào tạo
a. Đội ngũ
Đào tạo theo HTTC đòi hỏi có phần cao hơn đào tạo theo niên chế về số
lượng, năng lực của giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu
chọn lựa người dạy, học phần và thời gian học của người học; đáp ứng sự năng
động trong tổ chức đào tạo. Tuy việc tăng cường đội ngũ đến nay chưa đáp ứng
một cách đầy đủ yêu cầu công tác (như một số đơn vị chưa thể tổ chức học kỳ
phụ trong hè do đội ngũ còn mỏng), nhưng việc sắp xếp lại cơ cấu các phòng
chức năng ở các đơn vị như thành lập hoặc tăng cường nhân lực cho bộ phận
Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục, tổ Dữ liệu… đã giúp vận hành tốt hơn
trong công tác tổ chức triển khai đào tạo.
Đào tạo theo HTTC là một phương thức đào tạo mới, đặc biệt quá lạ lẫm
đối với sinh viên mới trúng tuyển vốn quá quen với cách tổ chức dạy học ở phổ
thông. Chính vì vậy, đội ngũ cố vấn học tập là rất cần thiết để tư vấn cho quá
trình học tập của sinh viên. Số lượng cố vấn học tập đã được các đơn vị quan
tâm phát triển cùng với sự tăng trưởng của số lượng sinh viên được đào tạo theo
HTTC. Trung bình mỗi cố vấn học tập phụ trách từ 40-50 sinh viên. Một số đơn
vị cũng đã rất thận trọng trong việc giao sinh viên cho cố vấn học tập, như
Trường đại học Kinh tế ban đầu mỗi cố vấn học tập chỉ phụ trách khoảng 16
sinh viên. Những năm sau con số này tăng lên dần khi kinh nghiệm của cố vấn
học tập đã được tích lũy. Tỷ lệ sinh viên / cố vấn học tập cao nhất là ở Khoa Du
lịch (Phụ lục 1).
Theo nhận xét của các đơn vị, nhiều cố vấn học tập thực hiện tốt chức
năng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, không ít cố vấn do chưa nắm tốt
chương trình đào tạo hoặc chưa vững vàng về quy chế đào tạo nên chưa có
những định hướng, tư vấn tốt cho sinh viên. Thậm chí, còn có những cố vấn
thiếu tinh thần trách nhiệm, tránh tiếp xúc với sinh viên, tắt điện thoại để sinh
viên khỏi liên lạc.
Trong việc sử dụng chung đội ngũ giảng viên, tiếp theo việc giao cho
Trường đại học Ngoại ngữ, Trường đại học Khoa học, Khoa Giáo dục thể chất,
8
Trung tâm Giáo dục quốc phòng đảm nhiệm các học phần ngoại ngữ không
chuyên, lý luận chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, Đại học Huế
đã giao Trường đại học Sư phạm đảm nhiệm các học phần tâm lý học, giáo dục
học (14/3/2012), Trường Đại học Khoa học đảm nhiệm học phần Xã hội học
trong toàn Đại học Huế (18/5/2012).
b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu dạy học cũng là những yếu
tố quan trọng trong đào tạo. Đây là điểm mà nhiều trường, khoa chưa thật sự yên
tâm: thiếu phòng để bố trí lớp học; trang thiết bị còn thiếu thốn chưa đáp ứng
được yêu cầu tăng cường thực hành, thí nghiệm và đổi mới phương pháp dạy
học; giáo trình và các tài liệu tham khảo khác chưa đủ cho nhu cầu tự học tự
nghiên cứu của sinh viên.
Vì những lý do trên (a và b), ở một số đơn vị, đến nay tỷ lệ các học phần
chỉ có một lớp / tổng số học phần được triển khai khá cao (đồng nghĩa với việc
sinh viên không có điều kiện chọn lựa lớp học) như Trường đại học Khoa học
40,8%, Trường đại học Ngoại ngữ 39,6%. Tuy nhiên, tính chung cho cả Đại học
Huế thì con số này là 23,7% (trong số 5.749 học phần được triển khai trong năm
học 2011-2012 thì có 1.364 học phần chỉ có 01 lớp học) (Phụ lục 2). Điều đó đã
thể hiện một nổ lực đáng ghi nhận của các đơn vị trong khóa đầu tiên triển khai
đào tạo theo HTTC.
Trong nổ lực đó, phải kể đến những đơn vị có tỷ lệ các học phần chỉ có một
lớp / tổng số học phần rất thấp mặc dù tổng số học trình triển khai trong năm
học rất lớn như Trường đại học Sư phạm 11,4%, Trường đại học Nông Lâm
9,7% và các đơn vị có sự phấn đấu cao để giảm tỷ lệ này sau từng năm học như
Trường đại học Kinh tế (60,0 – 30,0 – 36,5 – 25,1) (Phụ lục 2).
c. Phần mềm quản lý đào tạo
Phần mềm quản lý là một công cụ khá quan trọng hỗ trợ công tác tổ chức
triển khai đào tạo theo HTTC nhằm đảm bảo vận hành tốt quá trình đào tạo khá
phức tạp và không đồng nhất cho tất cả các sinh viên trong một ngành, một
khóa. Trường đại học Sư phạm và Trường đại học Kinh tế đã chủ động trong
việc sở hữu một phần mềm quản lý riêng. Đại học Huế cũng đã xây dựng một
phần mềm dùng chung cho các đơn vị ngay từ năm đầu tiên triển khai đào tạo
theo HTTC. Phần mềm này đã được hoàn chỉnh dần với phiên bản 2.0 hiện nay
và đang được sử dụng tại Trường đại học Khoa học, Trường đại học Ngoại ngữ,
Trường đại học Nông Lâm (xem thêm tham luận về phần mềm quản lý đào tạo
tín chỉ của Trung tâm Công nghệ thông tin Đại học Huế). Bên cạnh đó, Trung
tâm Công nghệ thông tin Đại học Huế và các đơn vị vẫn tiếp tục biên soạn,
chỉnh lý các phần mềm để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn triển khai đào
tạo khá phức tạp, có nhiều biến động, thậm chí có những vấn đề chưa được tính
đến khi bắt đầu đào tạo theo HTTC và khi mới triển khai xây dựng phần mềm.
Việc sử dụng phần mềm của Đại học Huế cũng chưa được đồng bộ ở các
đơn vị. Những đơn vị có bộ phận công nghệ thông tin hoạt động tốt (Trường đại
9
học Sư phạm và Trường đại học Kinh tế) hoặc thường xuyên trao đổi với Trung
tâm Công nghệ thông tin để giải quyết những vấn đề nảy sinh thì phần mềm
được vận hành tốt (Trường đại học Ngoại ngữ, Trường đại học Khoa học).
Ngược lại, cũng có những đơn vị gặp khó khăn khi vận hành phần mềm (Trường
đại học Nông Lâm), thậm chí chưa thể đưa phần mềm vào sử dụng (Trường đại
học Y Dược, Khoa Du lịch, Khoa Luật).
d. Các văn bản quản lý, điều hành
Trong quá trình triển khai, các văn bản phục vụ quản lý và điều hành đào
tạo theo hệ thống tín chỉ đã ban hành kịp thời như: Kế hoạch triển khai đào tạo
theo học chế tín chỉ tại Đại học Huế (27/9/2007); Hướng dẫn chuyển đổi chương
trình đào tạo hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
(09/10/2007); Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết học phần phù hợp với
phương thức đào tạo tín chỉ (28/12/2007); Hướng dẫn thực hiện Qui chế Đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (01/4/2008); Công văn về
việc thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ (26/01/2010); Công văn về
việc lập danh mục học phần tương đương, học phần thay thế (01/02/2010); Ban
hành Quy định sinh viên học cùng lúc 2 chương trình đại học ở các đơn vị đào
tạo trực thuộc Đại học Huế (04/8/2011)…
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã ban hành những văn bản quan trọng khác
phục vụ đào tạo như quy chế học vụ; quy định đào tạo theo học chế tín chỉ; quy
định tổ chức đăng ký tín chỉ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cố
vấn học tập; quy trình, phân quyền nhập điểm và công bố điểm học phần
Những văn bản này đã thực sự trở thành công cụ quản lý, triển khai có hiệu quả
trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đào tạo theo HTTC.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa có sự thống nhất
giữa các đơn vị, cần ban hành những văn bản điều hành có hiệu lực và hiệu quả
hơn, như chia nhiều cấp hơn cho hệ điểm 4 để phân hóa cao kết quả học tập của
sinh viên nhằm động viên các em phấn đấu; thống nhất nội dung giảng dạy các
học phần được triển khai ở nhiều đơn vị để việc công nhận học phần giữa các
đơn vị thuận lợi hơn và sinh viên có cơ hội tốt hơn trong việc học cùng lúc 2
chương trình
4. Về công tác quản lý sinh viên và kết quả học tập
a. Công tác quản lý sinh viên
Công tác quản lý sinh viên được đánh giá là khá khó khăn, phức tạp trong
điều kiện của đào tạo theo HTTC. Nguyên nhân trước tiên và quan trọng nhất là do
sinh viên được chủ động về kế hoạch học tập, chủ động đăng ký lớp học phần nên
lớp học không bao gồm một nhóm sinh viên cố định, thiếu hẵn sự gắn kết của tập
thể trong lớp học truyền thống trước đây. Điểm mạnh lớn nhất của đào tạo theo
HTTC như vậy đã trở thành khó khăn đối với công tác quản lý sinh viên và triển
khai phong trào Đoàn, Hội (xem thêm tham luận của Ban Công tác sinh viên).
Tuy vậy, cơ bản các đơn vị đã duy trì có hiệu quả hoạt động ngoài giờ của
sinh viên nhờ tổ chức tốt lớp theo khóa học, trong đó giáo viên chủ nhiệm đồng
10
thời là cố vấn học tập.
b. Kết quả học tập
Sau 4 năm triển khai, có 27.245 sinh viên đã và đang được đào tạo theo
HTTC (chưa tính số sinh viên chính quy mới nhập học năm 2012). Trong đó có
5.636 sinh viên đã tốt nghiệp (tính đến ngày 15/9/2012).
Các đơn vị đã đề cập nhiều đến sự biến động về kết quả học tập khi triển
khai đào tạo theo HTTC so với đào tạo theo niên chế trước đây. Trước hết, đó là
tình trạng sinh viên bị buộc thôi học diễn ra khá nhiều, nhất là sau năm học đầu
tiên, điển hình là ở Trường đại học Khoa học và Trường đại học Nông Lâm (Phụ
lục 3). Tương tự, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cũng giảm. Ví dụ, tỷ lệ tốt nghiệp
khóa 2008-2012 của Trường đại học Nông Lâm là 83.6% trong khi trung bình
các khóa trước khoảng 91%.
Phân loại kết quả học tập của sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp xác định
theo điểm trung bình chung tích lũy cũng có những biến động lớn. Nhiều đơn vị
tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá tăng bất ngờ. Tổng ba loại này ở
Trường đại học Sư phạm là 91.3%, Khoa Du lịch là 93.4%.
Tình trạng trên được giải thích với nhiều nguyên nhân:
- Thang đánh giá của hai phương thức tổ chức đào tạo không đồng nhất,
thậm chí có chỗ lệch lớn như trong niên chế điểm trung bình bắt đầu từ 5.0, tốt
nghiệp hạng trung bình và trung bình khá có dải điểm khá rộng, trong khi khá và
giỏi có dải điểm hẹp; ngược lại trong tín chỉ điểm trung bình bắt đầu từ 5.5, nếu
quy về thang điểm 10 thì điểm tốt nghiệp hạng trung bình có dải điểm hẹp và
khá giỏi có dải điểm rất rộng (Phụ lục 4). Nhiều giảng viên không thấy được sự
khác biệt này nên vẫn cho điểm bài thi theo quán tính trước đây.
- Trong HTTC, điểm 4.0-5.4 (D=1) cũng được xếp vào loại đạt, có thể
không cần học lại, thi lại. Nhiều sinh viên chủ quan về điều này nên điểm trung
bình chung thấp.
- Điểm hệ 4 hiện nay chưa phân hóa rõ kết quả học tập của sinh viên.
- Trong khi sinh viên mới còn nhiều lúng túng với đào tạo theo HTTC thì
không ít cố vấn học tập chưa tư vấn tốt cho các em trong việc chọn học phần,
đăng ký khối lượng học tập, học cải thiện điểm…
- Sinh viên chưa tự học, tự nghiên cứu đúng theo yêu cầu của Quy chế đào
tạo (hoặc giảng viên chưa giao và kiểm tra việc tự học tự nghiên cứu của sinh
viên với mức độ phù hợp).
- Sinh viên được quyền học tập theo tiến độ chậm.
Chính vì vậy, đánh giá chất lượng đào tạo bằng việc so sánh tỷ lệ các hạng
xuất sắc, giỏi, khá, trung bình của đào tạo theo HTTC so với đào tạo theo niên
chế trước đây là không phản ảnh đúng thực chất. Một ví dụ ở Trường đại học Sư
phạm, trong 15 ngành đào tạo chỉ có 3 ngành có sinh viên xếp loại tốt nghiệp
xuất sắc, với tỷ lệ cao nhất thuộc về ngành Sư phạm Địa lý 1.33%, xếp loại tốt
11
nghiệp trung bình cũng chỉ có 3.3%. Điều đó cũng không đủ cơ sở để khẳng
định chất lượng đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Địa lý là tốt nhất.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc xếp loại như vậy vẫn ảnh hưởng phần nào
đến sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và vấn đề xin việc của sinh viên tốt nghiệp.
5. Đổi mới phương pháp dạy học và đảm bảo chất lượng giáo dục
Đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập trong nhiều năm qua, nhưng
trong giai đoạn chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HTTC đòi
hỏi này càng trở nên bức bách do giảm thời gian lên lớp và tăng gấp đôi thời
gian chuẩn bị của sinh viên. Các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm
khuyến khích, định hướng và đánh giá hoạt động này. Trong đó nổi bật là các
hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp học
tập, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phù hợp với đào tạo theo
HTTC đã được tổ chức ở nhiều đơn vị.
Một số đơn vị đã triển khai điều tra việc giảng dạy của giảng viên, đã thu
được những thông tin có giá trị nhằm kịp thời phát huy những hoạt động tích
cực của người dạy và sớm có những cảnh báo cần thiết. Ví dụ, Trường đại học
Sư phạm đã có điều tra trên diện rộng về 312 lượt giảng viên, với sự tham gia
của 14.184 lượt sinh viên.
Tuy nhiên, do còn lúng túng về các tiêu chí và phương pháp đánh giá giảng
viên, đánh giá tiết học, nên nhiều đơn vị chưa triển khai khảo sát và chưa thể
đánh giá được giảng viên có đáp ứng tốt không việc đổi mới phương pháp dạy
học theo các yêu cầu của đào tạo theo HTTC.
6. Về việc khai thác ưu thế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Ưu thế nổi bật của đào tạo theo HTTC đã được đúc kết là người học có thể
tích lũy tín chỉ ở những thời điểm và địa điểm khác nhau để đạt được một văn
bằng tốt nghiệp. Bốn năm thực hiện ở Đại học Huế có thể được xem như một
giai đoạn chuyển tiếp từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HTTC, còn
nhiều lúng túng, bất cập, nên hiệu quả về quản lý và giá thành có thể chưa làm
cho mọi người hài lòng, nhưng những ưu thế khác đã bắt đầu được phát huy.
Người học đã có nhiều cơ hội để chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho
mình: rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập, đăng ký khối lượng học tập, chọn
giảng viên, chọn thời khóa biểu thích hợp (Phụ lục 2).
Đã có hàng trăm sinh viên đăng ký học vượt trong các học kỳ phụ (hè).
Trong đó Trường đại học Ngoại ngữ có 88 sinh viên, Trường đại học Sư phạm
có 307 sinh viên. Các đơn vị khác không có số liệu cụ thể do dữ liệu không phân
biệt sinh viên học vượt trong số hàng ngàn sinh viên đăng ký học kỳ phụ. Rất
tiếc, đến thời điểm này mới chỉ có 01 sinh viên của Trường đại học Khoa học tốt
nghiệp sớm. Có 216 sinh viên đã đăng ký và đang học cùng lúc 2 chương trình ở
Trường đại học Khoa học và Trường đại học Ngoại ngữ.
Ngoài ra, những nội dung trình bày trên đây cũng đã thể hiện các ưu thế
khác đang được khai thác dần như công nhận tín chỉ tương đương khi sinh viên
12
học cùng lúc hai chương trình, tăng cường năng lực tự học tự nghiên cứu cho
sinh viên, tranh thủ được nguồn lực chung của các đơn vị trong Đại học Huế.
IV. Đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2016
1. Phương hướng
Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng phương thức đào tạo theo HTTC tại Đại học
Huế. Việc hoàn thiện phải được tiến hành thường xuyên và trong tất cả các lĩnh
vực: trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và điều hành; nhận
thức và hành động của sinh viên; chương trình đào tạo và nội dung dạy học; cơ sở
vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo và các phần mềm quản
lý; hệ thống văn bản điều hành và cơ chế vận hành phương thức đào tạo. Mở rộng
quy mô đào tạo theo HTTC đến tất cả các ngành đào tạo đang triển khai.
2. Giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ ở các cấp trong tổ chức Đảng,
chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh
viên để có sự đồng thuận cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sinh
viên về việc triển khai đào tạo theo HTTC.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo,
tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết về bản chất, ưu thế và những đòi hỏi cao của
đào tạo theo HTTC; nắm vững và thực hiện đúng quy chế và những quy định về
tổ chức, quản lý đào tạo.
Phát triển số lượng đội ngũ giảng viên trong mối tương quan hợp lý với quy
mô đào tạo; tăng cường chất lượng đội ngũ cả về trình độ, năng lực chuyên môn
và nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cao của quá trình chuyển
đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HTTC.
Thành lập các Hội đồng ngành để tham mưu cho Hội đồng Khoa học và
Đào tạo Đại học Huế trong những vấn đề liên quan như thống nhất thời lượng và
đề cương chi tiết các học phần, giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học khác,
công nhận tín chỉ giữa các đơn vị; tư vấn hoặc tham gia thẩm định các hồ sơ mở
ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo…
Sắp xếp lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh
thần trách nhiệm đối với các cán bộ quản lý và triển khai đào tạo, trong đó chú
trọng đội ngũ cố vấn học tập và cán bộ công nghệ thông tin quản lý - vận hành
phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ của các trường, khoa trực thuộc Đại học Huế.
Thường xuyên rà soát lại để hoàn chỉnh chương trình đào tạo; cập nhật,
hiện đại hóa nội dung dạy học; đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp
kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội và phù hợp với phương thức đào tạo theo HTTC.
Phối hợp tốt giữa Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban Đào tạo đại học,
Ban Khảo thí-Đảm bảo chất lượng giáo dục và các đơn vị đào tạo để nắm bắt
những phát sinh trong quá trình triển khai đào tạo nhằm điều chỉnh kịp thời Phần
mềm quản lý đào tạo theo HTTC.
13
Chú trọng đầu tư trang thiết bị, giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học
khác nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học và tăng
cường hoạt động tự học tự nghiên cứu cho sinh viên. Dành một khoản kinh phí
(dự kiến 500 triệu đồng mỗi năm) để hỗ trợ cho công tác xuất bản giáo trình đào
tạo đại học.
Tiếp tục kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Quy chế đào tạo theo
HTTC trong các nội dung: Thời gian hoạt động giảng dạy, thời gian và kế hoạch
đào tạo, đăng ký nhập học, đăng ký khối lượng học tập, rút bớt học phần đã
đăng ký, đăng ký học lại, tổ chức kỳ thi kết thúc học phần, thực tập cuối khóa,
làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp, chấm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp…
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhưng chặt chẽ, có hiệu quả hơn trong việc quản lý
và triển khai đào tạo theo Quy chế.
14
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số lượng cố vấn học tập
Đơn vị
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
a b c a b c a b c a b c
Kinh tế 56 919 16 66 2085 32 76 3191 42 81 4466 55
Khoa học 28 1546 55 55 2932 53 85 4256 50 109 5202 48
Ngoại ngữ 63 2984 47 65 3025 47 67 3039 45 72 3154 44
Nông Lâm 24 1188 50 45 2023 45 66 2719 41 90 3616 40
Sư phạm 28 1471 53 56 2921 52 84 4274 51 116 5743 50
Du lịch 2 121 61 5 349 70 9 674 75 13 1086 84
ĐH Huế 201 8229 41 292 13335 46 387 18153 47 481 23267 48
Ghi chú: a. Số lượng cố vấn học tập; b. Tổng số sinh viên; c. Tỷ lệ sinh
viên/cố vấn. Số liệu của Đại học Huế chỉ tính theo các đơn vị có báo cáo.
Phụ lục 2: Số học phần chỉ có một lớp
(sinh viên không được chọn lựa lớp)
Đơn vị
2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
a b c a b c a b c a b c
Kinh tế 15 25 60,0 21 70 30,0 61 167 36,5 60 239 25,1
Khoa học 56 403 13,9 238 856 27,8 419 1366 30,7 759 1862 40,8
Ngoại ngữ 226 449 50,3 238 442 53,8 245 501 48,9 226 571 39,6
Nông Lâm 15 317 4,7 41 636 6,4 63 1177 5,4 122 1252 9,7
Sư phạm 36 452 8,0 91 862 10,6 155 1125 13,8 179 1572 11,4
Du lịch 29 56 51,8 21 123 17,1 18 202 8,9 18 253 7,1
ĐH Huế 377 1702 22,2 650 2989 21,7 961 4538 21,2 1364 5749 23,7
Ghi chú: a. Số học phần chỉ có 1 lớp, sinh viên không được lựa chọn; b.
Tổng số học phần triển khai trong năm học; c. Tỷ lệ (%). Số liệu của Đại học
Huế chỉ tính theo các đơn vị có báo cáo.
Phụ lục 3: Số lượng sinh viên bị buộc thôi học
Năm tuyển
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Đầu
năm
Buộc
thôi
học
Đầu năm
Buộc
thôi
học
Đầu năm
Buộc
thôi
học
Đầu năm
Buộc
thôi
học
1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
2008 1471 1468 2 1427 16 1421
2009 1453 1422 13 1400 4
2010 1425 1365 9
2011 1557
2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
15
2008 1546 1431 98 1398 12 1398 9
2009 1501 1366 19 1310 47
2010 1492 1431 41
2011 1063
3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
2008 774 763 731 716
2009 757 715 696
2010 787 758
2011 926
4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
2008 147 2 140 137 1 137
2009 138 138 138
2010 166 167
2011 225
5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
2008 919 911 2 901 1 896 1
2009 1174 1141 5 1125 2
2010 1149 1114 5
2011 1331
6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
2008 1188 1104 18 1052 18 1048 5
2009 919 833 59 802 8
2010 834 755 23
2011 1011
7. KHOA LUẬT
2008
2009 253 256 256
2010 407 405
2011 537
8. KHOA DU LỊCH
2008 121 121 121 121
2009 228 222 220
2010 331 330
2011 415
9. ĐẠI HỌC HUẾ
2008 6166 2 5938 120 5767 48 5737 15
2009 6423 0 6093 96 5947 61 0 0
2010 6591 0 6325 78 0 0 0 0
2011 7065 0 0 0 0 0 0 0
16
Phụ lục 4: So sánh điểm trong xếp hạng kết quả học tập theo niên chế và tín chỉ
BÁO CÁO SƠ KẾT 4 NĂM ĐÀO TẠO THEO
17
HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
I. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trong suốt quá trình phát triển, đi cùng với những thay đổi sâu sắc về kinh
tế xã hội, nền giáo dục đại học ở nước ta đã từng bước thay đổi về qui mô, loại
hình, hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được
những kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao cho sự phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực tế giáo dục đại
học đang đứng trước một thách thức to lớn, đáng chú ý là chất lượng nguồn
nhân lực đang là một khâu yếu kém. Nền kinh tế nước ta đang phát triển một
cách nhanh chóng, nhưng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chưa thực sự phát
triển một cách hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong xu thế đó, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Đòi hỏi, hệ thống nền giáo dục
Việt Nam phải đổi mới toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Trước thực tế đó, ngày 02/11/2005, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về ”Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”. Để thực hiện định hướng đổi mới của
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương áp dụng phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ trong một số Trường đào tạo đại học, cao đẳng ở nước ta và
ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT). Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo hiện đại lấy
”người học làm trung tâm” đang được triển khai tại các trường đại học tiên tiến
trên thế giới.
Đón nhận chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo của Chính phủ và Bộ
GD&ĐT, Đại học Huế đã quyết định thực hiện đề án đào tạo bậc đại học theo học
chế tín trong Đại học Huế (Ban hành Quyết định số 137/QĐ-ĐHH-ĐTĐH, ngày
26/9/2007 và Công văn số 1124/ĐHH-ĐTĐH ngày 27/9/2007 của Giám đốc Đại
học Huế về Kế hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Huế).
Thực hiện đề án của Giám đốc Đại học Huế, từ năm học 2008 - 2009 các
trường trong ĐH Huế phải triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cho khoá tuyển
sinh năm 2008. Để có thể thực hiện tốt quá trình chuyển đổi, ngay trong kỳ hè
năm học 2007-2008 (tháng 7/2008), Nhà trường đã cử một đoàn cán bộ đi học
hỏi kinh nghiệm tại Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí
Minh. Đồng thời, trên cơ sở hướng dẫn của ĐH Huế, Nhà trường đã triển khai
xây dựng và chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, tổ
chức biên soạn và chỉnh sửa lại giáo trình, bài giảng và các tài liệu tham khảo
nhằm phục vụ kịp thời cho công tác tổ chức đào tạo.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
Năm học 2008 – 2009, Trường ĐH Kinh tế cùng với các trường trong ĐH
Huế đã chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ đối với
khoá tuyển sinh năm 2008 (Khóa 42). Qua 4 năm tổ chức thực hiện đã đạt được
kết quả bước đầu, nhưng thực tế đã cho thấy quá trình tổ chức đào tạo đã gặp
không ít khó khăn, bộc lộ nhiều hạn chế - yếu kém, khiếm khuyết và bất cập cần
sớm có giải pháp để hoàn thiện dần. Để đánh giá một cách toàn diện, đánh giá
những kết quả đạt được, những hạn chế - yếu kém.v.v rút ra bài học kinh
nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện dần phương thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ trong thời gian tới là một đòi hỏi và yêu cầu cấp thiết.
1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai
đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Ngoài những thuận lợi và khó khăn chung của hoạt động đào tạo theo hệ
thống tín chỉ trong phạm vi quốc gia và Đại học Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH
Huế có những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau đây:
* Thuận lợi:
- Quá trình hội nhập quốc tế ở của đất nước đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi
mọi lĩnh vực nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng phải thay đổi phù hợp với
yêu cầu, thông lệ quốc tế.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban giám hiệu trong
việc chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ.
- Nhiều cán bộ, giảng viên đang mong muốn thay đổi quy trình đào tạo hiện
tại, muốn có sự đột phá trong đổi mới quy trình đào tạo.
- Nhà trường đã nhanh chóng trang bị phần mềm quản lý đào tạo, nhằm
phục vụ kịp thời trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Là một trường ĐH thành viên, thực hiện đào tạo theo tín chỉ sẽ tận dụng
được nguồn nhân lực và vật lực chung của cả Đại học Huế trong giảng dạy, học
tập, nhất là giai đoạn giáo dục đại cương.
* Khó khăn:
- Khó khăn trước hết là tư duy người quản lý, người dạy, người học ngại
thay đổi, thụ động trong thu nhận và xử lý thông tin. Môi trường giáo dục phổ
thông còn duy trì những khuôn mẫu cứng nhắc, chưa động viên được tính độc
lập, sáng tạo trong sinh viên đã và đang tạo ra sức ì trong lớp sinh viên mới
trúng tuyển.
- Để có thể tổ đảm bảo chức đào tạo tốt theo đúng bản chất về đào tạo theo
hệ thống tín chỉ, điều mấu chốt phải đảm bảo đủ về cơ sở vật chất (như giảng
đường, phòng máy, thư viên, loa đài, hệ thống phụ trợ ) và đảm bảo đủ về đội
ngũ giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên có trình độ. Đây chính là khó khăn căn
19
nguyên và ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức đào tạo.
- Phần lớn cán bộ, giảng viên ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường đào tạo
tín chỉ, đặc biệt cán bộ quản lý đào tạo chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa hiểu
đúng và đầy đủ một cách bản chất của phương thức đào tạo này.
- Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng với đa dạng loại hình đào tạo, công
tác quản lý và điều hành kế hoạch đào tạo rất khó khăn do tồn tại nhiều loại hình
đào tạo khác nhau: Niên chế và tín chỉ, hệ chính quy và không chính quy…
- Việc quản lý đào tạo theo tín chỉ đã phân hoá sinh viên rất nhiều. Trên
thực tế, bên cạnh nhiều sinh viên năng động, tự chủ, còn có một bộ phận không
lớn sinh viên lợi dụng sự mềm dẻo của đào tạo theo học chế tín chỉ, bê trễ trong
học tập, học tập kết quả kém (có nhiều sinh viên học chậm tiến độ).
- Việc quản lý lớp theo lớp học phần khó khăn vì sinh viên đến lớp từ nhiều
khoa, ngành quản lý khác nhau, không có ban cán sự lớp học phần. Việc tổ
chức, duy trì sinh hoạt lớp học phần, sinh hoạt đoàn gặp khó khăn, phải phối
hợp nhiều biện pháp để khắc phục.
Mặc dù còn có những khó khăn, bất cập trong phương thức quản lý đào tạo
theo học chế tín chỉ, nhưng Nhà trường vẫn quyết tâm vừa tổ chức thực hiện,
vừa học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện dần.
2. Đánh giá về chương trình đào tạo, đề cương chi tiết môn học và
phương pháp giảng dạy
- Về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần
Chuyển đổi phương thức đào tạo, trước hết phải chuyển đổi chương trình
và đề cương môn học. Để có thể đáp ứng kịp thời tổ chức đào tạo cho khóa
tuyển sinh năm 2008, Trường ĐH Kinh tế đã tổ chức chuyển đổi kịp thời
chương trình từ niên chế phiên sang chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ
và tổ chức xây dựng lại hệ thống đề cương chi tiết các học phần, môn học.
Tuy nhiên, sau 4 năm tổ chức thực hiện, chương trình đào tạo và đề cương
chi tiết các học phần đã bộc lộ nhiều bất cập lớn:
- Do quá trình xây dựng và chuyển đổi theo tính cơ học, chương trình đào
tạo đã bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập về cơ cấu chương trình và tính liên
thông trong từng chuyên ngành, ngành và liên ngành; tính tiên quyết giữa các
học phần; nhiều nội dung các học phần trùng lặp, tên gọi không phù hợp; nhiều
học phần mới đưa vào thiếu hoặc không có giáo viên đảm nhận vv.
- Việc xây dựng các chuyên ngành quá chuyên sâu trong một ngành, chẳng
hạn chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp, Thống kê kinh doanh thuộc ngành
QTKD (hiện nay đã chuyển về ngành Kinh tế và Hệ TTTKT), hầu như sinh viên
không có nguyện vọng học các chuyên ngành này, nhưng Nhà trường buộc phải
phân bổ sinh viên theo chỉ tiêu, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nguyện vọng,
tâm lý học của sinh viên, có nhiều sinh viên đã bỏ học khi không đáp ứng
20
nguyện vọng đăng ký.
- Quá trình tổ chức xây dựng đề cương chi tiết các học phần tiến hành quá
chậm, một số học phần đề cương biên soạn không đúng quy định, sơ sài, chưa
ghi rõ điều kiện tiên quyết của học phần, đánh giá v.v , nhiều học phần đến
nay vẫn chưa hoàn thiện đề cương chi tiết, chưa được Hiệu trưởng phê duyệt.
Nhiều giáo viên chưa có đề cương chi tiết học phần để cung cấp cho sinh viên,
vì thế sinh viên không hiểu hết các thông tin để học tập (nội dung, phương pháp
giảng dạy và đánh giá, tính tiên quyết học phàn, nguồn tài liệu ).
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên về đánh giá quá trình học
tập (Bảng 1), công khai đề cương cương chi tiết và kết quả đánh giá đã cho thấy
rõ hơn về những hạn chế đó:
Bảng 1: Nhận định của sinh viên về phương pháp đánh giá kết quả học tập
TT Tiêu chí GTTB
Mức độ đánh giá
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
1
Giảng viên đánh giá quá
trình học tập của sinh viên
một cách rõ ràng, chính xác
3,06 5,26 20,39 39,14 33,88 1,32
2
Giảng viêng công khai kết
quả đánh giá quá trình học
tập theo đúng quy định
3,30 5,28 16,17 28,05 43,89 6,60
3
Đề cương chi tiết các môn
học trong chương trình
được công bố công khai,
đầy đủ
2,70 17,32 26,80 28,43 23,53 3,92
4
Giảng viên thường xuyên
kiểm tra, đánh giá quá
trình học tập
3,09 2,96 18,42 47,37 28,95 2,30
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong đào tạo theo tín chỉ
Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của việc cải tiến, đổi mới
phương pháp dạy trong đào tạo nói chung và trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
nói riêng, trong những năm qua với sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và có hiệu quả
của Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường, toàn trường đã quyết tâm khắc phục
mọi khó khăn, từng bước thực hiện có hiệu quả về đổi mới phương pháp giảng
dạy và học tập. Từ nhận thức đến hành động đã có những thay đổi rõ nét đối với
mỗi cán bộ giáo viên, sinh viên; mỗi bộ môn và từng khoa trong toàn trường.
Phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy đều có giáo trình hay bài giảng và có
chương trình chi tiết cho bài giảng của mình, cung cấp kịp thời thông tin về nguồn
tài liệu tham khảo Nhiều giáo viên đã chuyển tải bài giảng của mình bằng
Powerpoint và sử dụng các hình ảnh sống sinh động có tính thuyết phục tạo được
21
hứng thú và nâng cao khả năng tiếp thu của sinh viên trong giờ giảng của mình.
Một số giáo viên trên bục giảng với học phần giảng dạy của mình đã tạo ra một
sân chơi khá bổ ích cho sinh viên. Kết quả đó đã phần nào cải thiện để rèn luyện
kỹ năng: Kỹ năng về viết chuyên đề, làm bài tập lớn; kỹ năng thuyết trình giải
quyết vấn đề, kỹ năng phân tích tổng hợp, dư duy và kỹ năng luận giải một số vấn
đề một cách logíc và khoa học và đã mang lại những thành công rõ rệt trên cả
phương diện hình thức lẫn nội dung, góp phần tích cực nâng cao chất lượng và uy
tín của Nhà trường.
Kết quả khảo sát sinh viên về đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
đã cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá khá tốt về phương pháp giảng dạy, giá
trị trung bình trên mức 3. với các tiêu chí khảo sát (Bảng2).
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy
TT Tiêu chí GTTB
Mức độ đánh giá
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý
Rất
đồng ý
1
Giảng viên giới thiệu đầy
đủ tài liệu học tập (Giáo
trình, tài liệu đọc thêm, học
liệu điện tử…)
3,71 1,64 8,20 20,00 57,38 12,79
2
Giảng viên khuyến khích và
phát huy tính tự học của SV
3,44 1,95 11,04 34,42 46,43 6,17
3
Giảng viên công bố rõ ràng
kế hoạch giảng dạy, nội
dung giảng dạy, tài liệu học
tập, phương pháp đánh giá
3,68 2,61 7,19 23,20 53,27 13,73
4
Giảng viên thường xuyên
cập nhật những kiến thức
mới trong bài giảng
3,22 4,62 13,20 42,90 34,32 4,95
5
Giảng viên quan tâm, hướng
dẫn SV tự học: giới thiệu tài
liệu đọc thêm, giao câu hỏi
thảo luận, ra bài tập về nhà,
giao bài tập nhóm…
3,41 4,58 9,15 33,99 45,75 6,54
Tuy nhiên, trong thực tế, những kết quả về đổi mới trong giảng dạy và học
tập chỉ mới là bước đầu chưa tạo ra một động lực mạnh mẽ để cải tiến và nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập trong toàn trường. Việc thực hiện tiến trình
đổi mới phương pháp giảng dạy trong từng giảng viên, trong Bộ môn, Khoa và
trong toàn trường vẫn còn nhiều lúng túng chưa được tháo gỡ. Hình thức, bước
đi và cách thức để thực hiện có hiệu quả chiến lược đổi mới phương pháp giảng
dạy và nâng cao chất lượng đạo tạo vẫn chưa đựơc cụ thế hoá.
Đồng thời, phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo hệ thông tín chỉ của
22
nhiều giáo viên, nhiều học phần chưa đổi mới, chưa tạo ra tính chủ động, sáng
tạo cho sinh viên; phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học chưa cụ thể, việc
giao bài tập lớn, chuyên đề cho sinh viên làm còn nhiều bất cập; việc kiểm soát
thời gian và kết quả tự học của sinh viên còn rất hạn chế. Nhiều giáo viên đã lạm
dụng việc ứng dụng tin học vào giảng dạy thông qua Powerpoint để thuyết
giảng, độc thoại là phổ biến, ít sử dụng phấn bảng và rất ít giao tiếp với sinh
viên… Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số là giáo viên trẻ vẫn còn hạn chế và
lúng túng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, đề nghị các Khoa, Bộ
môn cần tăng cường thăm lớp, dự giờ, giảng mẫu để hướng tới phương pháp
giảng dạy phù hợp.
3. Đánh giá về công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
- Về đăng ký học phần đối với của Khóa 42
Phòng ĐTĐH-CTSV là đơn vị tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo nhà trường
về xây dựng và tổ chức điều hành kế hoạch giảng dạy. Trên cơ sở Hội nghị triển
khai kế hoạch giảng dạy, học tập hằng năm, Phòng ĐTĐH-CTSV xây dựng thời
khoá biểu giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của sinh viên. Trên cơ sở đó,
Phòng đã tổ chức cho sinh viên đăng ký học phần, nguồn thông tin chủ yếu giúp
cho sinh viên đăng ký là qua sổ tay học vụ (phát cho sinh viên ngay từ khi đến
nhập học), các thông tin liên quan thông báo trên bảng tin và trang Web của
trường. Kết quả đăng ký và học tập của sinh viên khóa 42 (khóa học 2008 - 2012)
thực hiện đào tạo theo học chế tín được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng đăng ký học theo lớp học phần của Khóa 42
TT Học kỳ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO
KÉT QUẢ ĐĂNG KÝ TÍN CHỈ
CỦA SINH VIÊN
(Số sinh viên đăng ký tín chỉ/học kỳ)
Số lớp HP
đủ điều kiện
tổ chức
Số lớp HP
không đủ
điều kiện
tổ chức
Dưới mức
BQ
Bình quân
Trên mức
BQ
Số
lượng
(lớp)
%
Số
lượng
(lớp)
%
Số
lượng
(SV)
%
Số
lượng
(SV)
%
Số
lượng
(SV)
%
1
Học kỳ
thứ nhất
87 96,67 3 3,33 108 11,54 630 67,31 198 21,15
2
Học kỳ
thứ hai
90 90,00 10 10,00 184 19,66 434 46,37 318 33,97
3
Học kỳ
thứ ba
82 87,23 12 12,77 153 16,31 332 35,39 453 48,29
4
Học kỳ
thứ tư
86 92,47 7 7,53 62 6,61 255 27,19 621 66,20
5
Học kỳ
thứ năm
81 87,10 12 12,90 165 17,61 344 36,71 428 45,68
23
6
Học kỳ
thứ sáu
79 73,15 29 26,85 114 12,15 309 32,94 515 54,90
7
Học kỳ
thứ bảy
80 97,56 2 2,44 341 36,32 276 29,39 322 34,29
8
Học kỳ
thứ tám
40 100,00 649 69,12 290 30,88
(Số tín chỉ BQ/SV Học kỳ thứ nhất: 14TC; Học kỳ thứ 8: 7TC; các học kỳ
còn lại 16 - 17TC)
+ Học kỳ 1 năm học 2008 – 2009: Do sinh viên mới nhập học, còn lúng
túng, do đó, trong kế hoạch xây dựng có 4 đến 5 HP bắt buộc (Toán cao cấp 1;
Toán cao cấp 2; Những nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin 1; Pháp luật đại cương)
được xây dựng cố định, sinh viên chỉ đăng ký mà không phải lựa chọn, vì thế kết
quả đăng ký học của sinh viên đạt 96,67% (87/90 lớp HP). Ngoài ra có một số HP
tự chọn (Tin học đại cương; Tâm lý học đại cương, Khoa học môi trường, Tiếng
việt trong soạn thảo văn bản, Tiếng anh cơ bản 1, 2 và 3, Giáo dục thể chất 1)
sinh viên phải tự lựa chọn lớp học phần cho phù hợp với buổi học của mình.
+ Học kỳ 2 năm học 2008 – 2009: Sinh viên tự lựa chọn đăng ký các lớp
học phần cho phù hợp với kế hoạch của mình, kết quả thực hiện 90/100 lớp học
phần, nghĩa là có 10 lớp không tổ chức được do số lượng sinh viên đăng ký
không đủ lớp (dưới 30 SV/lớphọc phần).
+ Học kỳ thứ 3 (tức là học kỳ 1 năm học 2010 – 2011), có 12 lớp học phần
bị hủy, không tổ chức học (chiếm 12,77%). Nguyên nhân có thể do một số sinh
viên thiếu tinh thần chịu khó nên không đăng ký học (ngại đi học 2 tiết/ buổi,
học tiết từ 17h00 đến 18h50) và một số học phần tự chọn trùng với các học phần
bắt buộc (do thiếu phòng học). Đồng thời, trong năm thứ 2, sinh viên chủ yếu
học các học phần cơ sở khối ngành, cơ sở ngành, kiến thức chung của ngành,
nhưng một số học phần sinh viên không đăng ký được là do tính tiên quyết của
học phần.
+ Trong học kỳ thứ 5, 6 số lớp học phần bị huỷ so với kế hoạch cũng rất
cao (HK 5: 12 lớp; HK 6: 29 lớp) chủ yếu là các học phần tự chọn ở khối kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp, do mở nhiều môn học tự chọn để sinh viên có cơ
hội lựa chọn môn học cho phù hợp với khả năng, nghề nghiệp của mình. Đây
chính là tính mềm dẻo của của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng nó
cũng tạo nên khó khăn trong việc đăng ký của sinh viên.
Năm cuối (năm thứ tư), năm học này chủ yếu là sinh viên đăng ký một số
học phần bắt buộc còn lại và học phần tự chọn để tích luỹ đủ số tín chỉ để tốt
nghiệp và đi thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (kỳ thứ 7).
Học kỳ thứ 8 sinh viên đi thực tập tốt nghiệp làm khoá luận (đối với những sinh
viên được giao làm khoá luận) hoặc học 7 tín chỉ thay thế khoá luận. Kết quả số
sinh viên được giao làm khoá luận tốt nghiệp của Khóa 42 là 511/938 sinh viên
chiếm 54,48%. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện đã xuất hiện những
bất cập: Việc tổ chức học các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp đã nẩy sinh
24
nhiều vấn đề về tổ chức thực hiện, về phương thức đánh giá kết quả giữa các
khoa, cụ thể khoa Kế toán - Tài chính đánh giá thông qua chấm chuyên đề;
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và khoa Kinh tế - Phát triển đánh giá thông qua
báo cáo chuyên đề; Khoa Quản trị kinh doanh và Kinh tế chính trị đánh giá
thông qua thi tự luận.
Qua thực trạng trên cho thấy: Việc đăng ký và hủy bỏ các lớp học phần
trong từng học kỳ của Khóa 42 tương đối nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh
viên đăng ký không đủ số lượng, do hiểu biết của sinh viên, do hạn hẹp về phòng
học, do phần mềm chưa hoàn hảo, đáng chú ý là do khả năng và kinh nghiệm điều
hành của cán bộ quản lý đào tạo còn nhiều hạn chế. Kết quả đó đã ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác quản lý và điều hành kế hoạch đào tạo, đến cân đối - phân bổ
giảng đường - phòng học, kế hoạch giảng dạy của giáo viên và đăng ký học của
sinh viên.
Kết quả khảo sát sinh viên đã chỉ rõ những hạn chế rất lớn về công tác tổ
chức đăng ký học phần; về hệ thống mạng; về số học phần mở đăng ký trong
mỗi kỳ chưa đáp ứng được yêu cầu đăng ký của sinh viên; về tính mất cân đối
giữa lên lớp và tự học; về tìm kiếm nguồn thông tin về đào tạo theo tín chỉ của
trường. Đây chính là một trong những khó khăn, nhưng cũng là những khiếm
khuyết cơ bản trong quản lý đào tạo cần sớm được tháo gỡ.
- Công tác quản lý đào tạo:
Trong quá trình triển khai và thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, thực
trạng cho thấy có nhiều vấn đề cần được quan tâm, tháo gỡ:
+ Tình trạng lớp học phần không thực hiện theo đúng thời khóa biểu khá
phổ biến, cụ thể: Học kỳ 1 năm học 2010 - 2011 có 69 lượt; Học kỳ 2 năm học
2010 – 2011 có 121 lượt/3 khóa; học kỳ 1 năm học 2011 – 2012 có 158 lượt
(tính chung cả 4 khóa, trong đó có 3 GV cho nghỉ lên đến 13 lượt và 01 GV 16
lượt), nguyên do giáo viên đi công tác, giáo viên ốm v.v , dẫn đến tình trạng
giáo viên đăng ký dạy bù vào ngày chủ nhật rất nhiều. Tình trạng đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình trình điều hành kế hoạch giảng dạy, gây áp lực
cho cán bộ phục vụ và đặc biệt áp lực đến quá trình học tập của sinh viên.
+ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cung cấp đề cương chi tiết, tài liệu
tham khảo cho sinh viên là một yêu cầu bắt buộc đối với đào tạo theo học chế
tín chỉ, nhưng phần lớn giáo viên chỉ giảng dạy và giới thiệu tài liệu tham khảo,
còn cung cấp đề cương chi tiết cho sinh viên không được thực hiện (chỉ có
khoảng 27 giáo viên thực hiện).
+ Quản lý thời gian tự học của sinh viên được giáo viên thực hiện chủ yếu
thông qua hình thức các bài tập nhóm, chuyên đề cho sinh viên thảo luận. Tuy
nhiên, công tác này cũng chưa được thực hiện đầy đủ, có khoảng 36,66% giáo
viên thực hiện. Vì thế tính chính xác của điểm chuyên cần và điểm quá trình còn
ở mức độ nhất định.
25