Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.37 KB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Tùng

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN
VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Tùng

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN
VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học văn
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THANH BÌNH

Thành phố Hồ chí Minh - 2012




LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, chân thành nhất tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn
TS. Trần Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, với tấm lòng biết ơn, trân trọng nhất tôi xin cảm ơn đến:
- Quý thầy, cô giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy văn khóa 19.
- Phòng khoa học công nghệ và sau đại học Trường đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban giám hiệu và học sinh các trường Trung học phổ thông tại Tây
Ninh: Trung học phổ thông Dương Minh Châu, THPT Nguyễn Đình Chiểu,
THPT Nguyễn Trung Trực - Tây Ninh.
- Gia đình đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Lê Thị Tùng


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................. 3
MỤC LỤC ........................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ .................... 7
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG ............................................. 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 8

CHƯƠNG 1

ĐOẠN VĂN TRONG VĂN TỰ SỰ, HUYẾT

MINH VÀ NGHỊ LUẬN ................................................................. 9
1.1 Đoạn văn..................................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm đoạn văn ......................................................................................9
1.1.2 Đặc điểm của đoạn văn ..............................................................................11
1.1.3 Những yêu cầu chung của đoạn văn .........................................................11
1.1.4 Một số vấn đề chung của đoạn văn ............................................................15

1.2. Đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh và nghị luận ......................... 30
1.2.1 Đoạn văn trong văn tự sự ...........................................................................30


1.2.2 Đoạn văn trong văn thuyết minh ...............................................................34
1.2.3 Đoạn văn trong văn nghị luận ...................................................................36

Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
......................................................................................................... 42
2.1. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn .............................. 45
2.1.1 Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn .....................................45
2.1.2 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ....................................45
2.1.3 Bài tập rèn luyện kĩ năng phát hiện và chữa lỗi đoạn văn. ......................82


2.2 Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận
......................................................................................................................... 87
2.2.1 Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự ...........................................87
2.2.2 Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh ...............................94
2.2.3 Bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận .................................103

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................. 113
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm Sư phạm...................................... 113
3.1.1 Mục đích thực nghiệm ..............................................................................113
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................113

3.2 Quy trình thực nghiệm Sư phạm ......................................................... 113
3.2.1 Kế hoạch thực nghiệm (Học kì 1 và học kì 2) .........................................113
3.2.2 Các bước thực nghiệm ..............................................................................114

3.3 Phương pháp thực nghiệm ................................................... 118
3.4 Soạn giáo án thực nghiệm..................................................................... 118
3.4.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm ..................................................................118
3.4.2 Phân tích giáo án thực nghiệm ................................................................135

3.5 Nhận xét kết quả thực nghiệm ............................................................. 139
3.5.1 Kết quả học tập của học sinh. ..................................................................139
3.5.2 Nhận xét tiết thực nghiệm ........................................................................142


KẾT LUẬN .................................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 148
PHỤ LỤC ..................................................................................... 153



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. THPT: Trung học phổ thông.
2. THCS: Trung học cơ sở
3. GV: Giáo viên
4. HS: Học sinh.
5. SGK: Sách giáo khoa
6. VBTS: Văn bản tự sự

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn tự
sự, đoạn văn thuyết minh, đoạn văn nghị luận.

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm và đối chứng.
Bảng 3.3. Thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm và đối chứng.
Bảng 3.5. Thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm và đối chứng.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ KẾT QUẢ
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
Hình 3.2. Biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm
và đối chứng.
Hình 3.4. Biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm
và đối chứng.
Hình 3.6. Biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm

và đối chứng.

GHI CHÚ
Có những bài, những ví dụ tham khảo chúng tôi lấy từ nhiều nguồn khác
nhau. Nếu trích nguyên bản chúng tôi ghi tên tác giả; nếu trích có chỉnh sửa đôi
chút để đoạn văn ngắn gọn hơn, phục vụ cho mục đích luyện tập, chúng tôi ghi tên
tác giả cùng với từ “theo” đứng trước; nếu trích SGK, sách do nhiều tác giả biên
soạn, chúng tôi thống nhất chỉ ghi tên sách, không ghi tên tác giả; với những đoạn
văn tác giả tự viết, hoặc do đặc điểm của bài tập, những đoạn văn đó không có phần
ghi chú.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Làm văn là phân môn được học ở tất cả các cấp học: Tiểu học, Trung học cơ
sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT). Ngay cả ở các trường Đại học đặc biệt là
Đại học Sư phạm, môn học này chiếm một vị trí quan trọng, được xếp ngang hàng
với tất cả các môn học khác. Từ sau cải cách giáo dục Làm văn được xem là phân
môn của Tiếng Việt. Theo chương trình dạy học mới, dạy học theo quan điểm tích
hợp thì Làm văn được xem là phân môn của Ngữ văn. Phân môn này cũng góp phần
giúp học sinh tiếp xúc và hướng tới xây dựng các văn bản thông thường. Ở cấp
THCS Làm văn là phân môn chiếm nhiều số tiết: từ tự sự, miêu tả cho đến biểu
cảm, nghị luận, hành chính công vụ… Trong những kiểu văn bản ấy thì kiểu văn
bản tự sự, thuyết minh, nghị luận được học ở lớp 10 chiếm vị trí quan trọng trong
chương trình. Bài làm văn chính là thước đo trình độ tri thức, phương pháp tạo lập
văn bản và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết cũng như khả năng nhận thức
về các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội. Đồng thời bài văn cũng là sự thể
hiện trình độ, tri thức và kĩ năng tiếng Việt của người học bộ môn này trong nhà

trường phổ thông.
Xuất phát từ vai trò và vị trí của môn học Ngữ văn trong đó có phần Làm văn
ở nhà trường phổ thông, nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết với phần học này đã có
những đóng góp đáng kể nhằm làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, thực tế dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Dù
đã có những định hướng đổi mới nhưng vẫn còn có những vấn đề cần được quan
tâm hơn nữa trong tiến trình thực thi tinh thần đổi mới phương pháp dạy học như:
quan điểm đổi mới dạy - học cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, cách ra
đề thi, kiểm tra…tất cả các yếu tố trên đều có liên quan đến phương pháp dạy học
Ngữ văn nói chung và dạy học Làm văn nói riêng.
Trong dạy học Làm văn, giáo viên đánh giá kết quả bài làm của học sinh qua
các kĩ năng như: trình bày, bố cục, lập dàn ý, xây dựng đoạn…Vì vậy, phân môn


2

Tập làm văn có tốt hay không là cách sử dụng từ ngữ, viết câu, phân đoạn. Nội
dung có cảm xúc hay không là kết quả cho sự rèn luyện của hai phân môn Văn học
và tiếng Việt. Nhưng học tốt văn học và Tiếng Việt chưa chắc đã làm tốt một bài
làm văn nếu các em không nắm được các bước cơ bản khi tiến hành làm một bài
Tập làm văn đó là những bước gì, mỗi bước có điểm gì cần lưu ý. Đặc biệt hơn là
cái sai lớn nhất của các em là không biết phân đoạn như thế nào cho phù hợp, đa số
học sinh làm bài phần thân bài là một đoạn văn là điều rất đáng lo ngại.
Như chúng ta được biết, văn bản là một chỉnh thể thống nhất thường bao
gồm nhiều đoạn văn. Vì vậy, để tạo được một văn bản thì vấn đề xây dựng đoạn văn
là khâu có vị trí quan trọng rất đáng kể khi tạo lập văn bản. Các đoạn văn trong văn
bản thường tách ra một cách rõ rệt, lại vừa cần có sự liên kết với nhau. Bên trong
mỗi đoạn văn rất cần có sự liên kết của các câu theo những mô hình cấu trúc nhất
định và tạo nên những kiểu kết cấu của đoạn văn khác nhau. Thế nên, việc hình
thành hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng rất quan trọng trong dạy học Làm văn, nó

giúp cho học sinh rèn luyện một cách chi tiết, cụ thể các kĩ năng làm văn như kĩ
năng tìm hiểu đề và phân tích đề, kĩ năng tìm ý và lập dàn bài, kĩ năng xây dựng
đoạn văn, kĩ năng diễn đạt, lập luận…trước khi bắt tay tạo lập một văn bản hoàn
chỉnh. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng rất quan trọng như là bước tập dượt ban
đầu, chuẩn bị khung sườn, chuẩn bị những bước đầu tiên, những bước nhỏ cho việc
xây dựng văn bản đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn trong đó gồm kĩ năng dựng câu,
lập luận, liên kết ý trong đoạn… Nếu những kĩ năng này được rèn luyện, được
chuẩn bị tốt thì có lẽ sẽ không còn quá nhiều những bài văn không đạt yêu cầu như
hiện nay.
Từ thực tế dạy học Ngữ văn nói chung, phương pháp dạy học Làm văn nói
riêng đang còn nhiều bất cập, trên tinh thần đổi mới phương pháp nhằm hướng đến
việc rèn luyện có hiệu quả việc thực hành viết đoạn văn cho học sinh, học sinh viết
đoạn tốt là bước đầu thể hiện bài văn tốt, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống
bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông”
với hy vọng góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học Làm văn, bổ sung


3

bài tập thực hành viết đoạn văn nhằm giúp người dạy và học có một hệ thống bài
tập để thực hành dạy học tốt hơn.

2. Lịch sử vấn đề
Trước đây phần học Làm văn ít được người dạy, người học thật sự chú ý đến
so với phần giảng văn (đọc - hiểu) và Tiếng Việt. Làm văn chủ yếu được dạy học
theo quy trình cung cấp lý thuyết rồi thực hành, viết bài trên lớp hoặc về nhà. Các
cuộc hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cũng ít chú ý về phần học
này. Nếu có đề cập cũng chỉ dừng lại ở việc đề xuất dạy Làm văn thông qua thực
hành với các phương pháp thường gặp trong giảng dạy Ngữ văn nói chung.
Những công trình nghiên cứu, những bài viết về Làm văn nói chung và văn

nghị luận nói riêng là những công trình khiến chúng tôi quan tâm nhiều nhất bởi đây
sẽ là những tư liệu quý giá, sát thực với đề tài mà chúng tôi triển khai. Những công
trình nghiên cứu về Làm văn này đã cung cấp cho chúng tôi các tri thức công cụ
làm cơ sở lí luận khoa học để triển khai đề tài. Đó là những công trình:
Lê A (1990), Một số vấn đề dạy và học Làm văn, ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS Phan Trọng Luận (2002) (Chủ biên), Phương pháp dạy Văn NXB Giáo
dục.
Nguyễn Quốc Siêu (2004), “Kĩ năng làm văn nghị luận ở phổ thông”, NXB
Giáo dục.
Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận (2006), NXB Giáo
dục.
Mai Thị Kiều Phượng (2009), Giáo trình phương pháp dạy và học kĩ năng
làm văn…NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (2007) (Chủ biên), TS. Phạm Minh Diệu,TS.
Nguyễn Thành Thi, Làm văn, (Dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại
học Sư phạm. Công trình này đã cung cấp cho chúng tôi cở sở lí thuyết về văn tự
sự, văn thuyết minh và văn nghị luận sát với đề tài mà chúng tôi đang thực hiện.


4

Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về Tiếng Việt có liên quan đến
dạy học Làm văn của các nhà nghiên cứu tên tuổi đã giúp chúng tôi rất nhiều trong
việc thực hiện đề tài, đó là các công trình:
Lê A (chủ biên) (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp, Văn bản, Mạch lạc, Liên kết, Đoạn văn
NXB Khoa học Xã hội.
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (2000), Ngữ
pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giáo dục.
Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo

dục.
Lưu Văn Lang (1988), Bài viết cấu trúc đoạn trong những vấn đề ngữ pháp
tiếng Việt NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Thanh Bình (1986), “Về một hướng gắn bó ngữ pháp với Tập làm văn”,
Tập san Giáo dục cấp III, số 1. Trong bài viết này Tiến sĩ Trần Thanh Bình đã đặt
ra vấn đề gắn bó ngữ pháp với tập làm văn, hướng tới loại “bài tập văn bản” chỉ rõ
mối quan hệ giữa ngữ pháp với tập làm văn.
Điểm qua các công trình về sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham
khảo, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chỉ dừng lại ở những định hướng chung hoặc
nặng về tính lý thuyết hơn thực hành. Chẳng hạn như quyển “Phát triển năng lực
ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếng Việt” (Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ 1997-2000) chỉ dành 5 trang cho phần hướng dẫn dạy kiến thức và kĩ
năng làm văn nghị luận. Nguyễn Quốc Siêu có quyển “Kĩ năng làm văn nghị luận ở
phổ thông”- NXBGD, 2004, nhưng cũng chỉ dừng lại ở kiểu lí thuyết về văn nghị
luận.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về lí thuyết và thực hành Làm văn,
chúng tôi cũng quan tâm tìm hiểu đến chương trình Làm văn ở trường phổ thông
trong khoảng thời gian gần đây, nhất là khi nước ta thực hiện đổi mới sách giáo
khoa (2006). Phần viết về cấu tạo chương trình làm văn thường được viết chung với
các phần khác của môn Ngữ văn (văn học, tiếng Việt). Những cái nhìn bao quát


5

chương trình dạy học cũng như quan điểm, định hướng mới về nội dung dạy học,
phương pháp dạy học của các tác giả viết sách đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều khi định
hướng và thực hiện đề tài.
Gần với đề tài mà chúng tôi đang thực hiện nhất là những công trình viết về
thực hành làm văn được trình bày dưới hình thức những luận văn, luận án khoa học
của các tác giả là học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh, và những bài viết của

những nhà nghiên cứu, nhà giáo có tâm huyết với nghề đăng trên các tạp chí khoa
học:
Lê Thị Anh (2004), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự trong quá trình
dạy văn bản tự sự cho học sinh lớp 6 - THCS (Luận văn thạc sĩ) Trường Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
Mai Văn Năm (2010), Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn
văn nghị luận cho học sinh lớp 10, Giáo dục (231), 37- 39.
Phan Thị Mĩ Tiên (2007), Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn
bản tự sự cho học sinh THCS (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm,
Tp.HCM.
Nguyễn Thị Ly Na (2008), Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung
học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn (Luận văn thạc
sĩ), Trường Đại học Sư phạm, Tp.HCM.
Lê Thị Hiền (2008), Dạy thực hành làm văn ở bậc phổ thông theo quan điểm
giao tiếp (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Sư phạm, Tp.HCM.
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào hệ thống bài tập
rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh về đoạn văn và đoạn văn trong văn tự sự, thuyết
minh, nghị luận có trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10. Chính vì vậy, quan
tâm đến phần Làm văn trong chương trình Ngữ văn bậc THPT nói chung và phần
Làm văn 10 nói riêng, đặc biệt quan tâm đến kĩ năng viết đoạn văn - bước quan
trọng của quá trình tạo lập văn bản, chúng tôi hướng đến đề tài “Xây dựng hệ thống
bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 10 THPT”. Nghiên cứu đề
tài, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học


6

Làm văn hiện nay và nhằm giúp giáo viên có một hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn để dạy học tốt hơn.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm giải quyết những vấn đề sau:
Khảo sát những lỗi về kĩ năng viết văn đặc biệt lỗi kĩ năng viết đoạn mà học
sinh thường mắc phải.
Khảo sát việc học Làm văn của học sinh lớp 10 trường THPT Dương Minh
Châu, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Nguyễn Trung Trực - Tây Ninh.
Thực nghiệm các bài dạy trong SGK Ngữ văn 10 và các tiết dạy của giáo
viên với các bài luyện tập viết đoạn văn gồm 3 bài:
Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận.
Bổ sung hệ thống bài tập tương ứng với khả năng viết đoạn văn của học sinh.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi
đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp
thực nghiệm, cụ thể là:
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút
ra những kết luận cần thiết về cơ sở về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư
liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lí học, Lí
luận và Phương pháp dạy học Văn,…có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình
dạy học văn đang diễn ra ở Trường THPT Dương Minh Châu và Trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh cùng với
Trường THPT Nguyễn Trung Trực thuộc huyện Hòa Thành, Tây Ninh.


7


Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thống kê các tài liệu liên quan đến phân
môn Làm văn; thống kê các phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về
thực tế dạy học làm văn; thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các nội dung về thực hành Làm
văn, kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các đơn vị ngôn ngữ (từ, câu)
mà học sinh vận dụng khi làm bài để đưa ra các nhận xét, đánh giá và giải pháp phù
hợp khi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Làm văn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để thực nghiệm các giáo án và đề xuất kiểm
nghiệm khả năng ứng dụng của dạy học rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh cũng
như xem xét mức độ đúng đắn, tính khả thi của luận văn này.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học: xây dựng quan niệm đầy đủ, khoa học và toàn diện về
quan điểm dạy học mới và về tính thực hành của giờ học Làm văn.
Ý nghĩa thực tiễn: bổ sung hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng Làm văn, đặc
biệt kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông nhằm giúp học
sinh tạo lập một đoạn văn hoàn chỉnh, thật hiệu quả.

6. Đóng góp của luận văn.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong hoạt động
nghiên cứu và dạy học Làm văn hiện nay bằng phương pháp thực hành.
Khẳng định tính thực hành và vai trò của bài tập trong dạy học Làm văn.
Xây dựng và cung cấp cho giáo viên, học sinh một hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn.



8

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
Chương này cung cấp lí thuyết đoạn văn, khái niệm, đặc điểm yêu cầu của
đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh và nghị luận.
Chương 2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho
học sinh lớp 10 THPT, chương này trình bày hệ thống bài tập về đoạn văn.
Chương 3 Thực nghiệm Sư phạm.
Chương này mô tả quá trình thực nghiệm, thống kê kết quả thực nghiệm để
từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng của hệ thống bài tập đã xây dựng vào dạy
học Làm văn.


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐOẠN VĂN TRONG VĂN TỰ SỰ, HUYẾT
MINH VÀ NGHỊ LUẬN
1.1 Đoạn văn
1.1.1 Khái niệm đoạn văn
Về phương diện lí thuyết, chung quanh khái niệm đoạn văn còn những vấn
đề bàn cãi và chưa có sự thống nhất ý kiến. Thông thường, mỗi nhà nghiên cứu tự
xác định một nội dung về nó để làm việc. Trong luận văn này, việc xác định khái
niệm đoạn văn và tầm quan trọng của đoạn văn để hướng dẫn học sinh tạo lập văn
bản là điều hết sức rõ ràng và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đưa ra

những ý kiến thống nhất về đoạn văn để tiện việc thực hiện đề tài.
Dưới đây, là một số quan niệm về đoạn văn:
Trong các tài liệu về Ngữ pháp văn bản đã thừa nhận: “Giữa câu và văn bản
có một đơn vị ngữ pháp. Đơn vị này được gọi bằng những tên gọi khác nhau: chỉnh
thể cú pháp phức hợp, chỉnh thể trên câu, thành tố của văn bản, khổ văn xuôi, đoạn
văn, đó là đơn vị trung gian giữa câu văn bản. Ngoại trừ văn bản chỉ có một câu,
thông thường văn bản có nhiều câu. Nhưng câu không phải là đơn vị cấu tạo nên
văn bản mà chỉ là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên đơn vị trung gian này. “Chỉnh thể
trên câu là đơn vị ngữ pháp có sự gắn bó nội tại chặt chẽ, có một kết cấu nhất định
và thể hiện hoàn chỉnh một tiểu chủ đề. Còn đoạn văn là một bộ phận của văn bản
mang nhiều màu sắc phong cách” (Phong cách cá nhân và phong cách chức năng)
[54,tr.7].
Trong bài giảng Tiếng Việt thực hành cho sinh viên trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, giáo sư Trần Ngọc Thêm viết: “Đoạn văn là bộ phận của
văn bản bao gồm một tập hợp câu liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình
thức, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản và được tách ra khỏi đoạn văn khác


10

bằng dấu hiệu chấm qua hàng, được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa thụt đầu
dòng”[65, tr.3].
Đoạn văn, coi như một cấu tạo văn bản nhỏ nhất. Ở đấy các kiến thức về
văn bản, về cấu trúc ngoài liên kết được vận dụng [6, tr.3].
Trong quyển Làm văn do phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống chủ biên, Nhà Xuất
bản Đại học Sư phạm ấn hành năm 2007, đã nêu rõ cấu trúc của đoạn văn như sau:
“Trong một văn bản, đoạn văn là đơn vị ngôn bản trọng yếu. Một đoạn văn hoàn
chỉnh có cấu trúc như sau:
- Mở đầu đoạn: nêu luận điểm A
- Thân đoạn: Triển khai A bằng a1, a2, a3

a1.
a2.

Luận điểm bộ phận sáng tỏ cho A

a3.
1.
2.

Các luận cứ làm sáng tỏ cho a3

3.
• Kết đoạn: Tóm lại ý của toàn đoạn
[68, tr.17]
Quan niệm về đoạn văn trong SGK Ngữ văn 8, tập một, 2008, NXB Giáo dục
như sau:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.[51, tr.36]
Các cách hiểu về đoạn văn và cấu trúc đoạn văn nêu trên cũng chính là cách
hiểu hiện nay: kết hợp cả hai tiêu chí hình thức và nội dung. Đoạn văn vừa là sự
phân đoạn nội dung, vừa là sự phân đoạn hình thức của văn bản.
- Về nội dung: đoạn văn phải đảm nhận một chức năng nào đó về nghĩa, có
thể hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh.


11

- Về hình thức: đoạn văn phải đảm nhận chức năng phân chia văn bản, luôn
hoàn chỉnh.

Vì vậy, dùng khái niệm đoạn văn trong việc xây dựng các văn bản là hoàn
toàn hợp lý.
Chúng tôi thống nhất với những cách hiểu trên làm cơ sở lí thuyết để căn cứ
vào đó thực hiện hệ thống bài tập cho luận văn.
1.1.2 Đặc điểm của đoạn văn
Đoạn văn có những đặc điểm cơ bản sau đây:
* Đoạn văn là đơn vị tạo thành văn bản: đơn vị cấu tạo nên văn bản chính là
đoạn văn. Đoạn văn có cấu tạo lớn hơn câu.
* Đoạn văn có dấu hiệu, hình thức rõ ràng, được thể hiện ở chỗ:
- Đoạn văn được mở đầu bằng cách thụt đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
- Đoạn văn thường sử dụng các phương tiện liên kết hình thức để liên kết các
câu trong một đoạn văn.
- Đoạn văn thường chứa câu chủ đề.
- Mỗi đoạn văn đều phải thể hiện một phong cách thống nhất chung với
toàn bộ văn bản. Đoạn văn sẽ là phương tiện phân đoạn về mặt phong cách.
1.1.3 Những yêu cầu chung của đoạn văn
1.1.3.1 Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ
Một là, mỗi đoạn văn trong bài làm văn thường biểu hiện một ý, một tiểu
chủ đề. Vì vậy, các câu trong đoạn văn phải thống nhất hữu cơ với nhau, thể hiện
tập trung nội dung của đoạn văn hay chủ đề con của đoạn văn. Như vậy, bắt buộc
mỗi câu đều phải hướng về đối tượng được nói đến và bắt buộc phải thể hiện rõ các
mối quan hệ giữa các câu với đối tượng ấy trong một đoạn văn. Nói cách khác, các
câu phải hướng đến một nội dung mà đoạn văn sẽ triển khai. Mặt khác, muốn tất cả
các câu trong đoạn văn cùng biểu hiện được một tiểu chủ đề thì bắt buộc các câu


12

trong đoạn văn ấy phải tuân thủ theo nguyên tắc phát triển, theo trình tự logic hay

giữa chúng phải có mối quan hệ logic với nhau.
Ví dụ:
Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và Thơ
mới nói chung buồn, đó là nỗi buồn của cả một thế hệ người trong xã hội thực dân
nửa phong kiến, nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là
bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui, có vài nhà
thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm Thơ mới có thế nói là nỗi
buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhưng cái buồn của Thơ mới đâu có phải đều là
hủy mị. Nỗi buồn của con hổ nhớ rừng là chan chứa hoài niệm về giang san, đất
nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó
sao?
(Huy Cận - Mấy nét về Thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay)
Hai là, đoạn văn phải có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa
ý và kết cấu của đoạn văn. Bởi vì, khi các câu trong đoạn văn cùng hướng đến một
tiểu chủ đề, cùng thể hiện một trình tự phát triển logic và hợp lí thì tự nhiên các câu
ấy sẽ được thể hiện bằng một hình thức với kết cấu phù hợp. Nói rõ hơn, đoạn văn
cần phải đảm bảo chặt chẽ về mặt logic. Tính chặt chẽ này được thể hiện ở việc
phản ánh đúng đắn sự tồn tại, vận động của hiện thực được nói đến trong đoạn văn
và đồng thời nó còn được thể hiện ở chính ngay trong quá trình trình bày của người
viết về hiện thực đó.
Hai mặt hình thức và nội dung của một đoạn văn gắn bó chặt chẽ với nhau,
có mối quan hệ qua lại với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Người viết có bảo
đảm được điều kiện này thì đoạn văn mới có thể được tồn tại và phát triển trong văn
bản. Tức là đoạn văn phải có sự thống nhất giữa các ý, ý sau không mâu thuẫn với ý
trước, ý sau không phủ định ý trước, phải sắp xếp theo đúng quy luật nhận thức của
từng dụng ý.
Đoạn văn khi đi vào văn bản cần phải đạt sự thống nhất về đề tài, về tiểu chủ
đề. Nhưng như vậy chưa đủ. Đi vào văn bản, đoạn văn cần phải đảm bảo sự chặt



13

chẽ về mặt logic. Tính chặt chẽ này được thể hiện ở việc phản ánh đúng đắn sự tồn
tại, vận động của hiện thực nói tới trong đoạn văn này ở chính ngay việc trình bày
về hiện thực đó. Để đạt được tính chặt chẽ về logic trong việc thể hiện sự tồn tại,
vận động của hiện thực, đoạn văn cần phản ánh chính xác hiện thực để sao cho hiện
thực hiện ra trong tác phẩm đúng như nó vốn có. Để đạt được tính chặt chẽ trong
việc trình bày, đoạn văn cần phải có sự thống nhất giữa các ý; ý sau không mâu
thuẫn với ý trước, phủ nhận ý trước; ý sau nối tiếp ý trước, phát triển, giải thích
hoặc chứng minh cho ý trước; các ý đưa vào trong đoạn văn cần được trình bày, sắp
xếp theo đúng quy luật của nhận thức, tư duy.
Ví dụ:
Cuộc đời tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ mong muốn là một ông
chủ nông trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi phải sống
ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi vào đại học y, nếu như tôi không phải là một
thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kì thi Olympic
thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo
sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm
ra Pênêxilin. Phát minh này, tôi dự tính phải 15-20 năm mới triển khai được trong
thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra , thương vong không nhiều đến
mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì pênêxilin chưa
chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Noben.
(Hóa học ngày nay - 3/1993)
1.1.3.2 Đoạn văn phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác trong
văn bản
Khi đi vào trong văn bản, đoạn văn không đứng biệt lập, tách rời hoàn toàn
với các đoạn văn khác nhau trong văn bản mà chúng phải vừa được tách ra một
cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời vừa phải liên kết chặt chẽ với các đoạn
văn khác nhau trong văn bản. Tức là đoạn văn này phải nằm ngay trong mối quan
hệ với đoạn văn khác, hoặc có thể làm cho rõ ý, hoặc bổ sung ý, hoặc theo quan hệ

liệt kê, hoặc theo quan hệ nhân quả, hoặc theo quan hệ tương phản, hoặc theo quan


14

hệ đối chiếu…nhưng cần chú ý rằng các mối quan hệ đó phải là mối quan hệ liên
đoạn văn.
Như vậy, mối quan hệ giữa đoạn văn này với đoạn văn khác trong văn bản
tương tự như mối quan hệ liên câu trong nội bộ đoạn văn nhưng phức tạp hơn và đa
dạng hơn. Mối quan hệ này được thể hiện ra hình thức bên ngoài của đoạn văn. Đó
là việc sử dụng các từ ngữ nối đoạn, chuyển đoạn để cụ thể hóa, tường minh hóa,
những mối quan hệ giữa đoạn trước với đoạn sau, giữa đoạn này với đoạn khác.
Ví dụ:
Nhưng văn học dân gian cũng có những hạn chế, những chỗ dở mà chúng ta
cần nhận rõ, nhất là những nét tính cách không phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã
hội mới của chúng ta ngày nay. Ví dụ: thái độ an phận, cam chịu sự nghèo nàn, lạc
hậu; cách nhìn hẹp hòi với những gì khác lạ với những thói quen, những quan niệm
vốn có của mình…
( SGK Ngữ văn 7- Tập 1)
1.1.3.3 Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản
Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản. Đoạn văn nằm
trong văn bản và vì áp lực chung của văn bản mà đoạn văn phải có sự khác nhau về
phương tiện ngôn ngữ, trong đó có sự khác nhau nhất định nào đó về kết cấu đoạn
văn, về câu chữ dùng trong đoạn văn…không đảm bảo được đặc tính này, đoạn văn
sẽ mất đi tính thống nhất chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức với cấu trúc chung
của toàn văn bản.
Ví dụ, hai đoạn văn dưới đây có kết cấu khác nhau bởi lẽ nằm trong những
văn bản thuộc hai phong cách khác nhau.
a. Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe vận tải nhẹ,
xe lam, xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm từ vùng ngoại ô về

các chợ Bến Thành, Cầu Muối đánh thức cả thành phố dậy với những tiếng máy nổ
giòn.
Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
(Nguyễn Mạnh Tuấn)


15

b. Cái tật “nói chữ” không chỉ có hại ở chỗ nói gây khó hiểu cho người nghe,
người đọc, làm cho tiếng ta vốn là trong sáng, hóa ra đục và tối; tật xấu đó còn đưa
đến một thói quen khá nguy hiểm là dùng chữ sẵn, điệu nói sẵn để lắp vào bất cứ
trường hợp này, nghĩa là dùng cái “sáo” thường khi chẳng có ý nghĩa gì, để thay
thế sự suy nghĩ, những ý và tình chân thật, xuất phát từ đáy lòng và diễn tả bằng
tiếng nói thông thường, mộc mạc, hồn nhiên và có ý vị.
(Phạm Văn Đồng)
1.1.4 Một số vấn đề chung của đoạn văn
1.1.4.1 Cách trình bày nội dung đoạn văn
Là một đơn vị cơ bản của văn bản, đoạn văn có cấu trúc rất linh hoạt và
nhiều khi phụ thuộc vào phong cách, cá tính của người viết. Trên đại thể, có thể
nhận thấy các kiểu trình bày nội dung đoạn văn có những kiểu cấu trúc chủ yếu như
sau:
- Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch:
Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch thường có chỉ có một câu chủ đề mang ý
nghĩa khái quát, có chức năng liên kết bao quát nằm ở vị trí đầu đoạn văn, còn các
câu còn lại là các câu cụ thể có cấu trúc song song ngang bằng, liên kết ngang với
nhau, hoặc cũng có thể chúng có mối liên hệ phụ thuộc có chức năng minh họa cho
câu chủ đề khái quát.
Ví dụ:
“Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên
đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ

cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung
Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bến sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay
phất phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả lúc mơ.
(Hoài Thanh)
- Đoạn văn có cấu trúc qui nạp:


16

Đoạn văn có cấu trúc quy nạp là đoạn văn có các câu cụ thể có cấu trúc song
song, ngang bằng, liên kết ngang với nhau, hoặc chúng cũng có mối quan hệ phụ
thuộc nằm ở đầu đoạn văn. Các câu cụ thể đứng ở đầu đoạn văn có chức năng minh
họa cho một câu chủ đề khái quát mang tính kết luận, có chức năng liên kết bao
quát cho toàn bộ đoạn văn và nằm ở vị trí cuối đoạn văn.
Ví dụ:
- Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng. Địch tuyên
truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến năm khác, “giọt
nước nhỏ lâu đá cũng mòn”. Cho nên không khỏi có một số đồng bào bị địch
tuyên truyền mãi mà hoang mang.
(Hồ Chí Minh)
- Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực
dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo
hộ" được ta, trái lại, trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
(Hồ Chí Minh)
- Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch kết hợp với cấu trúc quy nạp
Khác với hai loại trên, đoạn văn có cấu trúc diễn dịch kết hợp với cấu trúc
quy nạp là đoạn văn có đến hai câu chủ đề. Câu chủ đề thứ nhất mang ý nghĩa khái
quát, có chức năng liên kết bao quát nằm ở vị trí đầu đoạn văn, tiếp theo đó là các
câu cụ thể có cấu trúc song song, ngang bằng, liên kết ngang với nhau, hoặc cũng có
thể chúng có mối quan hệ phụ thuộc, có chức năng minh họa cho câu chủ đề khái

quát ở đầu đoạn văn, đồng thời, những câu cụ thể này hướng đến câu chủ đề thứ hai
nằm ở vị trí cuối đoạn văn có tính chất kết luận cho toàn bộ đoạn văn.
Ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói.
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như không thể phân tích cái
đẹp của ánh sáng của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam,
chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta,
tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn


17

lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt nam rất đẹp,
bởi vì cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là
vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng)
- Đoạn văn có cấu trúc móc xích kết hợp với cấu trúc song song.
Khác với ba loại trên, đoạn văn có cấu trúc móc xích kết hợp với cấu trúc
song song có thể có câu chủ đề hoặc cũng có thể không có câu chủ đề. Nhưng loại
đoạn văn có cấu trúc này có có lối kết cấu và triển khai đặc biệt ở chỗ: ý của câu sau
kế tiếp ý của câu trước được lặp lại được thay thế bằng từ ngữ tương đương ở phần
đầu của câu kế theo sau. Các câu trong đoạn văn vừa móc xích, vừa thể hiện mối
quan hệ phụ thuộc vừa kết hợp song song với nhau.
Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước và thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu.
(Hồ Chí Minh)
- Đoạn văn có cấu trúc song hành
Khác với bốn loại trên, đoạn văn có cấu trúc song hành hoàn toàn không chứa

các câu chủ đề khái quát. Tất cả các câu trong đoạn văn đều là các câu cụ thể, đều
có vai trò song song, ngang bằng, cùng liên kết ngang với nhau, hoặc cũng có thể
chúng có mối quan hệ phụ thuộc, cùng triển khai chung một hướng với tiểu chủ đề
mang ý nghĩa hàm ẩn hay ngầm ẩn của đoạn văn.
Ví dụ:
Do lao động, tri thức tăng thêm.
Do lao động, sức khỏe tăng thêm.
(Hồ Chí Minh)
1.1.4.2 Câu chủ đề của đoạn văn
Như đã nói, đối với đoạn văn, câu chủ đề là một yếu tố quan trọng.
Để nhận diện câu chủ đề của đoạn văn người viết cần phải chú ý đến:


×