Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chuyên đề điều trị trong ung thư đầu mặt cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.47 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MƠN UNG THƯ

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Chuyên đề:
ĐIỀU TRỊ TRONG UNG THƯ ĐẦU MẶT CỔ
Họ và tên: Đoàn Thanh Tùng
Lớp: YHCT19
Tổ: 18
MSSV: 311194205

TP.HCM, Tháng 11 năm 2022.


I. Đại cương về ung thư đầu mặt cổ
Ung thư đầu cổ được hình thành từ những tế bào vảy chưa hoàng thiện hoặc phát triển
với kết cấu lỗi, cộng với việc tăng sinh khơng kiểm sốt khiến các khu vực tổn thương xuất
hiện các khối u ác tính. Do được hình thành từ các tế bào vảy tại các vị trí đầu, mặt cổ, nên
đây cịn được gọi là ung thư biểu mô tế bào.
Ung thư vùng đầu cổ còn được phân loại theo vùng khởi nguồn của khối u như sau:

• Khoang miệng: bao gồm mơi, 2/3 trước của lưỡi, nướu răng, niêm mạc môi – má, sàn
miệng, khẩu cái cứng, và vùng nướu phía sau răng khơn.
• Hầu họng: họng là một ống rỗng dài khoảng 12,7 cm bắt đầu từ sau mũi tới thực quản,
bao gồm 3 phần: họng mũi (phần trên của họng, phía sau mũi), họng miệng (phần giữa
của họng, bao gồm khẩu cái mềm, đáy lưỡi, và các trụ amidan) và hạ họng (phần dưới
của họng).
• Thanh quản: thanh quản hay hộp thanh âm, là một hành lang ngắn cấu tạo bởi sụn,
nằm ngay dưới họng ở vùng cổ. Thanh quản chứa các dây thanh âm và một nắp thanh
quản che đậy thanh quản để tránh thức ăn lọt vào đường thở.
• Hốc mũi và các xoang cạnh mũi: hốc mũi là khoảng trống bên trong mũi. Các xoang


cạnh mũi là những hốc rỗng nhỏ trong xương vùng đầu xung quanh mũi.
2


• Các tuyến nước bọt: các tuyến nước bọt chính nằm ở sàn miệng và gần xương hàm
dưới có chức năng tiết ra nước bọt.
• Các dạng ung thư não, mắt, thực quản, và tuyến giáp, cũng như ung thư da, cơ, xương
vùng đầu cổ thường không được xếp loại trong ung thư vùng đầu – cổ.
• Trong trường hợp phát hiện các tế bào gai ung thư hóa ở hạch lympho vùng cổ trên
nhưng khơng tìm thấy ung thư ở các vùng khác, chúng ta gọi là ung thư tế bào gai vùng
cổ di căn không rõ khối u nguyên phát.
1. Dịch tễ
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ, có tới gần 65.000 bệnh nhân mắc ung thư vùng đầu cổ. Khi loại
trừ ung thư da và ung thư tuyến giáp, có tới > 90% trường hợp ung thư vùng đầu cổ là ung
thư biểu mô tế bào vảy (dạng biểu bì); đa số các trường hợp cịn lại là ung thư biểu mơ
tuyến, sarcoma và u lympho.
Các vị trí ung thư hay gặp nhất tại vùng đầu cổ bao gồm
• Thanh quản (bao gồm nắp thanh quản, thanh môn, và hạ thanh mơn)
• Khoang miệng (lưỡi, sàn miệng, khẩu cái cứng, niêm mạc má, và ung thư chân răng)
• Họng miệng (gốc lưỡi, amydal, và vịm miệng mềm)
Các vị trí ít phổ biến hơn bao gồm vòm họng, khoang mũi và xoang sàng, hạ
họng và tuyến nước bọt.
Tổng quan về các khối u vùng đầu cổ
• U sọ nội sọ ở người lớn và trẻ em
• Ung thư tuyến giáp
• Các khối u của hốc mắt và ung thư võng mạc
• U dây thần kinh thính giác
• Ung thư da
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vùng đầu cổ tăng theo tuổi. Mặc dù hầu hết bệnh nhân ở độ
tuổi từ 50 đến 70, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ ngày càng tăng (chủ yếu là miệng họng)

gây ra bởi nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV). Ung thư đầu và cổ phổ biến hơn ở

3


nam giới hơn nữ giới ít nhất một phần vì nam giới hút thuốc lá nhiều hơn nữ giới và vì
nhiễm trùng đường miệng thường gặp hơn ở nam giới.
2. Các yếu tố nguy cơ
• Sử dụng thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc, nhai thuốc và hít trực tiếp) và uống nhiều
rượu là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư vùng đầu – cổ, đặc biệt ung
thư khoang miệng, họng miệng, hạ họng và thanh quản. Ít nhất 75% ung thư vùng
đầu cổ gây ra bởi sử dụng thuốc lá và rượu. Tuy nhiên, thuốc lá và rượu không
phải là yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến nước bọt.
• Nhiễm HPV (Human Papilloma Virus), đặc biệt HPV-16, là một yếu tố nguy cơ
của ung thư vùng đầu – cổ, đặc biệt ung thư họng miệng bao gồm cả amidan và
đáy lưỡi.
• Nhai trầu: người dân ở vùng Đơng Nam Á có thói quen nhai trầu nên biết rằng đây
là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng.
• Thức ăn được bảo quản (đồ hộp) hay ướp muối: sử dụng những loại thức ăn này từ
nhỏ là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng.
• Chăm sóc răng miệng: vệ sinh răng miệng kém có thể chỉ là yếu tố nguy cơ thấp
với ung thư khoang miệng. Sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao có thể là
yếu tố nguy cơ ung thư khoang miệng, tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng.
• Phơi nhiễm nghề nghiệp: Những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, luyện
kim, dệt may, gốm sứ, khai thác gỗ và công nghiệp thực phẩm có thể tăng nguy cơ
ung thư thanh quản, hốc mũi, xoang cạnh mũi do hít phải khói bụi, bụi gỗ, bụi niken, amiăng (một loại khống vật dùng trong cơng nghiệp), sợi tổng hợp hoặc các
hóa chất cơng nghiệp. Với những người làm việc ngoài trời thường xuyên tiếp xúc
với ánh nắng cũng có nguy cơ cao đối với ung thư môi nếu không trang bị các
phương tiện bảo hộ lao động.
• Phơi nhiễm với tia xạ: tiếp xúc thường xuyên với tia xạ ở vùng đầu cổ (không phải

trong điều trị ung thư) là một yếu tố nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
• Nhiễm EBV (Epstein-Barr Virus): nhiễm EBV là một yếu tố nguy cơ của ung thư
mũi họng và ung thư tuyến nước bọt.
4


• Chủng tộc: chủng tộc châu Á, đặc biệt người Trung Quốc, có nguy cơ ung thư mũi
họng cao hơn.
3. Một số ung thư đầu mặt cổ
Ung thư sàn miệng (Floor of the mouth cancer)
Các tế bào ung thư sàn miệng khởi phát từ dưới lưỡi. Bạn có thể cảm nhận thấy khối u
khi có cảm giác một khối nhỏ và vết đau ở dưới lưỡi mà lâu không lành. Những đặc điểm
này có thể gợi ý sự khỏi đầu của một ung thư sàn miệng.
Các triệu chứng có thể là đau, vết loét dưới lưỡi không lành, mất răng, nuốt đau… Khi
khối u lớn dần và lan đến các cơ quan khác, các triệu chứng khác có thể xuất hiện. Điều trị
thường được sử dụng bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Ung thư miệng (Mouth cancer)
Ung thư miệng là một nhóm ung thư xuất hiện tại mơi, nướu, lưỡi, mặt trong má, trần
miệng và sàn miệng. Các ung thư trong nhóm này thường được điều trị tương tự nhau. Các
triệu chứng của ung thư miệng có thể là:
• Vết lt trong miệng khơng lành.
• Có mảng màu trắng hoặc đỏ trong miệng.
• Mất răng.
• Xuất hiện u trong miệng có thể cảm nhận được.
• Đau miệng, đau tai, nuốt đau.
Các yếu tố làm tăng khả năng mắc loại ung thư vùng đầu mặt cổ này gồm hút thuốc,
nhiễm virus HPV hay suy giảm miễn dịch. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng
gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp miễn dịch.

5



Ung thư họng mũi (Nasopharyngeal carcinoma)
Bệnh xuất hiện ở mũi họng, vùng phía sau mũi và thành sau họng. Loại ung thư ung
thư vùng đầu mặt cổ này rất khó để phát hiện sớm. Các triệu chứng của bệnh cũng dễ nhầm
lẫn với những bệnh lý khác.
Điều trị chủ yếu của ung thư họng mũi là xạ trị hoặc hóa trị. Đôi khi, hai phương pháp
này cũng được sử dụng kết hợp.
U tuyến yên (Pituitary tumors)
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở giữa hai bán cầu não. Rất nhiều loại
hormone được tuyến yên tiết ra và điều hịa. Do đó, khối u tuyến n gây rối loạn về nội tiết.
Hầu hết các khối u tuyến yên là lành tính. Phương pháp điều trị cũng tùy thuộc biểu hiện
bệnh và sự cân nhắc của bác sĩ, bệnh nhân. Có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc kiểm

soát các rối loạn nội tiết bằng thuốc.
Ung thư da (Skin cancer)
Ung thư da thường xuất hiện nhiều nhất ở các vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Có ba
loại ung thư da thường gặp: ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố
(melanoma).
Biện pháp phòng ngừa ung thư da hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời. Tia UV trong ánh nắng là tác nhân khiến da xuất hiện ung thư. Ung thư da nếu được
phát hiện sớm thì sẽ có tiên lượng tốt hơn rất nhiều. Phương pháp điều trị ung thư da cũng
rất đa dạng, tùy thuộc vào độ ác tính cũng như giai đoạn phát hiện là sớm hay muộn.
6


Ung thư họng (Throat cancer)
Đây là nhóm ung thư xuất hiện ở hầu họng, thanh quản và amiđan. Ung thư họng cũng
có thể ảnh hưởng đến nắp thanh mơn. Các triệu chứng có thể gặp như ho, khàn tiếng, khó
nói, khó nuốt, đau tai, đau họng.

Ung thư họng có liên quan rất mạnh với hút thuốc lá. Do đó, khơng hút/ngưng hút
thuốc lá là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư họng. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào
mức độ ác tính và giai đoạn bệnh. Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nhắm trúng đích có
thể được sử dụng.
Ung thư tuyến giáp (Thyroid cancer)
Tuyến giáp là tuyến nội tiết dạng hình cánh bướm nằm hai bên khí quản, bên dưới yết
hầu. Hormone tuyến giáp có nhiều chức năng như điều hịa chuyển hóa thân nhiệt, huyết áp,
nhịp tim.
Có nhiều loại ung thư tuyến giáp. Một số loại diễn tiến từ từ, trong khi một số lại ác
tính và chuyển biến rất nhanh. Hiện tại, hầu hết ung thư tuyến giáp đều có thể điều trị được.
Một số khối u tuyến giáp nhỏ có thể khơng cần phải điều trị ngay. Nhiều trường hợp có thể
cần phải mổ tuyến giáp để điều trị. Tuyến giáp có thể bị cắt bỏ toàn phần hoặc bán phần.

7


Ung thư lưỡi (Tongue cancer)
Có nhiều loại ung thư xuất hiện ở lưỡi. Tùy thuộc vào độ ác tính và bản chất khối u mà
bác sĩ có thể đưa ra tiên lượng và điều trị khác nhau. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là
phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các điều trị khác như xạ trị, hóa trị hay nhắm trúng đích cũng có
thể được sử dụng. Việc điều trị sẽ cố gắng hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến khả năng nói
chuyện và ăn uống. Tập phục hồi chức năng là cần thiết sau khi điều trị.

II. Các phương thức điều trị
1. Phẫu trị
Phẫu thuật cắt bỏ bướu đã là phương thức điều trị chính cho các ung thư vùng đầu cổ.
Bên cạnh việc lấy bỏ bướu , có thể nạo hạch cổ một bên hay hai bên và phẫu thuật tạo hình .
Các phương pháp phẫu thuật cho bướu nguyên phát có thể là cắt bướu, cắt bằng điện, cắt
bằng tia lade tùy theo kích thước bướu. Cần phải tránh việc cắt ngang bướu và phải bảo đảm
bờ chung quanh vết cắt khơng có mơ bướu.

Với phẫu thuật tận gốc, vùng mổ thường rất rộng và có thể địi hỏi các phương thức tạo
hình, việc đóng khép lại vùng mổ ngay lập tức được khuyến khích, nhưng nhiều khi phải
dùng các vạt da tự do hay có cuống để lấp kín chỗ trống này. Vạt da cơ ngực lớn thường
dùng để sửa chữa các biến đổi về chức năng và thẩm mỹ do các phẫu thuật vùng xoang
miệng, hầu và mặt gây ra.
Nếu khối lượng lớn đã được thu nhỏ bằng hóa trị hay xạ trị tiền phẫu, độ rộng của phẫu
thuật vẫn phải căn cứ theo bướu lúc ban đầu. Với các sang thương ở hốc miệng và khẩu hầu,
phẫu thuật bao gồm việc lấy bỏ bướu nguyên phát, một phần xương hàm dưới và các hạch
lympho thành một khối. Trong những trường hợp sang thương ở giai đoạn sớm , phẫu thuật
hạn chế có thể sử dụng, chừa lại xương hàm dưới, khi bướu chưa xâm lấn vào xương.
Phẫu thuật cắt thanh quản trên thanh môn được sử dụng cho các sang thương trên thanh
môn, chỉ xâm lấn một bên sụn phểu, các dây thanh âm không bị xâm lấn và mức độ hô hấp
cịn lại khá đầy đủ (FEV1 > 60 %) vì phẫu thuật này có thể đưa đến việc các thức ăn có thể
bị hít vào đường hơ hấp. Một phẫu thuật cắt thanh quan toàn phần được sử dụng nếu các dây

8


thanh âm bị bất động, sụn giáp bị xâm lấn, bướu lan tới rãnh trước hay cả hai sụn phểu bị
xâm lấn.
Phẫu thuật nạo hạch cổ tiêu chuẩn được sử dụng cho bệnh nhân có di căn hạch cổ
được biết rõ. Ngoại trừ một ngoại lệ là ung thư vòm hầu, phẫu thuật này được đặc biệt sử
dụng khi hạch cổ di căn lớn hơn 3 cm hay nhiều hạch cùng hiện diện. Phẫu thuật nạo hạch
cổ tận gốc cổ điển bao gồm việc lấy thành một khối cân cổ nơng và sâu trong đó chứa các
hạch của tam giác trước và tam giác sau, cơ ức đòn chũm, cơ quai vai, tĩnh mạch hầu trong
và ngoài, thần kinh gai sống và tuyến dưới hàm. Phẫu thuật nạo hạch chức năng (phẫu thuật
Bocca) đôi khi được dùng cho các bệnh nhân hạch cổ di căn không rõ, hay hạch bị xâm lấn ít,
phẫu thuật này chừa lại cơ ức địn chũm , tĩnh mạch hầu trong và thần kinh gai sống .
Nhiều kiểu cầu nối khí - thực quản được dùng để tái tạo tiếng nói cho các bệnh nhân
bị cắt thanh quản, khi tiếng nói thực quản khơng thực hiện được .

Hiện nay, các tia lade carbon Hiện nay, dioxide (𝐶𝑂2 ) và lade neody mium – yttrium
aluminum garnet (NdYAG) cũng được dùng để trị các bướu kích thước nhỏ ở lưỡi, sàn
miệng, vòm khẩu cái và thanh quản. Lade CO, đặc biệt được dùng để sinh thiết các sang
thương thư hay ung thư, vì nó mau lành và để lại sẹo và các biến dạng rất nhỏ. Nó đặc biệt
hữu dụng để trị các sang thương lan rộng ở bề mặt hoặc nhiều vị trí. Các sang thương gây
chảy máu hay làm bít đường hơ hấp và tiêu hóa được làm giảm bớt với lade NdYAG .
Các biến chứng của phẫu thuật có thể đưa tới hư hại chức năng và thẩm mỹ, đòi hỏi sự
tái tạo và liệu pháp phát âm (tái tạo tiếng nói). Nuốt khó và viêm phổi do hít các thức ăn có
thể xảy ra sau các phẫu thuật vùng đáy lưỡi và phẫu thuật cắt thanh quản trên thanh môn.
Cắt thần kinh gai sống sẽ đưa tới hiện tượng xệ vai.
2. Xạ trị
Xạ trị triệt căn
Nếu khối u được phẫu thuật triệt căn với rìa cắt bỏ âm tính, tỷ lệ kiểm sốt tại vùng
theo phương thức này vẫn là cao nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là khơng chỉ xem xét
kiểm sốt khối u mà còn chức năng lâu dài của cơ quan - đặc biệt là nuốt và nói. Xạ trị có
thể đem lại kiểm sốt bệnh tại vùng tương đương nhưng bảo tồn chức năng cơ quan tốt hơn
9


nếu có theo dõi cẩn thận. Xạ trị triệt căn khi bệnh không mổ được được xem xét trong từng
vị trí u cụ thể.
Xạ trị bổ trợ
Sau khi phẫu thuật triệt căn có thể xét khả năng xạ trị bổ trợ. Đối với từng trường hợp
cụ thể, nhất là những vị trí u có thể có bệnh cịn tồn tại hoặc nguy cơ tái phát cao nên xạ trị
bổ trợ. Các chỉ định rõ ràng nhất của xạ trị bổ trợ là khi rìa cắt dương tính và khơng thể phẫu
thuật tiếp. Cũng phải xem xét tới các yếu tố nguy cơ tái phát tại vùng sau mổ khi tổn thương
u tiến triển tại vùng (thường là T3, T4), rìa cắt giới hạn (<5mm), độ ác tính cao, xâm lấn
thần kinh hoặc mạch máu.
Xạ trị dự phòng hạch cổ
Loạt nghiên cứu sau mổ hoặc theo dõi sau điều trị cung cấp bằng chứng tốt nhất để ước

tính nguy cơ tái phát tại hạch nguy cơ cao. Nếu rủi ro là 20%, hạch có liên quan phải được
loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc xạ trị dự phịng. Kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh hiện đại có nhiều
khả năng để xác định di căn hạch và giai đoạn hạch trội hơn hẳn trước đây.
Việc lựa chọn phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị các case N0 thường phụ thuộc vào điều
trị tồn thương u.
Xạ trị triệt căn hạch cổ
Khi hạch cổ di căn điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Lấy hạch triệt
căn khi mà tất cả các hạch được cắt bỏ với cắt các tĩnh mạch cảnh trong (internal jugular
vein), các nhánh thần kinh và cơ ức đòn chũm đang được thay thế bằng nhiều phương pháp
tiếp cận hơn, chỉ loại bỏ các hạch có nguy cơ di căn cao.
Nếu chỉ định xạ trị triệt căn cho khối u chính bao gồm cả hạch N1, xạ trị đơn thuần cho
hệ thống hạch là đủ. Đối với hạch N2 và N3, đặc biệt là nơi hạch > 3 cm đường kính lớn
nhất, khuyến cáo là nên kết hợp phẫu thuật và xạ trị. Phẫu thuật rồi xạ trị có lợi thế r ràng là
nhanh chóng kiểm soát bệnh tại vùng Sau xạ trị đơn thuần 3 tháng, có thể cân nhắc lấy nốt
hạch cịn lại sau tia.
10


Xạ trị giảm nhẹ
Thường rất khó khăn để lựa chọn cho người bệnh một phương pháp giảm nhẹ khi bệnh
tiến triển tại chỗ, tại mà về lý thuyết có thể điều trị triệt căn được bằng phẫu thuật và/hoặc xạ
trị. Khi khả năng điều trị triệt căn thấp hoặc điều trị có thể gây ra biến chứng nghiêm, xạ trị
triệu chứng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng như như đau và tắc nghẽn đường hô hấp.
Xạ trị triệu chứng tại u cũng có thể có ích khi bệnh di căn xa tại thời điểm chẩn đoán, hoặc
để cải thiện loét do u lan rộng, giảm chảy máu.
3. Hóa trị
Hóa trị Vai trị chính của hóa trị trong ung thư vùng đầu tạm bợ các trường hợp tái phát.
Hóa trị giữ vai trò chủ yếu trong là điều trị điều trị limphơm và sarcơm cơ vân.
Các hóa chất có tác dụng tốt nhất là methotrexate và cisplatin, mỗi thứ cho đáp ứng
khoảng 30 % sau 4 – 6 tháng. Các hóa chất có là bleomycin, vinblastine, tác dụng khác

adriamycin, cyclophosphamide và hydroxyurea, mỗi thứ cho đáp ứng khoảng 15% trên các
trường hợp tái phát. Lợi ích của hóa trị trên các bệnh nhân đã được điều trị đầy đủ bằng phẫu
thuật và xạ trị, xuất hiện tái phát hoặc di căn xa, là làm giảm đau, và bớt khó nuốt, đơi khi có
thể kéo dài đời sống.
Có thể sử dụng đơn hoặc đa hóa trị. Tuy đa hóa trị cho đáp ứng cao, nhưng độc tính cũng
nhiều hơn và sự kéo dài thêm thời gian sống còn chưa được xác định rõ.
Trong trường hợp ung thư tiến xa, khởi đầu bằng hóa trị với cisplatin và 5 – FU, trước
khi xạ trị, làm giảm khối lượng bướu và cố gắng gia tăng khả năng khống chế tại chỗ, tại
vùng và mức độ di căn xa. Mặc dù mức độ đáp ứng cao (70 – 90%) với đáp ứng hoàn tồn
(20 – 50%), nhưng hiện có rất ít dữ kiện cho thấy phương pháp hóa trị tân hỗ trợ này giúp
kéo dài sự sống sót hay tăng khả năng kiểm sốt tại chỗ. Nguy hiểm khi sử dụng hóa trị đầu
tiên, do làm trễ thời gian bắt đầu của việc điều trị chủ yếu, có thể làm nguy hại cho bệnh
nhân. Sự đáp ứng hóa trị có thể kết hợp với đáp ứng với xạ trị. Một nghiên cứu mới đây so
sánh việc điều trị các bệnh nhân ung thư thanh quản tiến xa, bằng phẫu thuật và xạ trị với
hóa trị tân hỗ trợ, khơng cho thấy sự khác biệt trong mức độ sống sót, nhưng 60% các bệnh
nhân được điều trị với hóa trị và xạ trị có thể giữ được chức năng của thanh quản. Hóa trị
11


cùng lúc với xạ trị đang được nghiên cứu nhưng mục đích chỉ là cố gắng làm tăng đáp ứng
tại chỗ của bướu với xạ trị. Có nhiều hóa chất được sử dụng như bleomycin, 5 – FU,
mitomycin C và hỗn hợp 5 – FU và cisplatin.
4. Theo dõi
Điều trị bệnh nhân ung thư đầu và cổ nên được theo dõi bằng khám lâm sang toàn diện
vùng đầu và cổ mỗi 1 đến 3 tháng trong năm đầu tiên sau khi điều trị, mỗi 2 đến 4 tháng
trong năm thứ hai, mỗi 3 đến 6 tháng từ năm thứ 3 đến năm thứ 5, và cứ sau 6 đến 12 tháng
sau năm thứ 5. Các xét nghiệm hình ảnh nên được thực hiện trong khoảng 10 đến 12 tuần
sau khi hoàn thành xạ trị (nếu được thực hiện) và sau đó cứ sau 3 đến 6 tháng trong 3 năm
đầu, hoặc khi có bất kỳ triệu chứng nào gợi ý tái phát hoặc ung thư nguyên phát thứ hai.
Nồng độ TSH nên được kiểm tra mỗi 3 đến 6 tháng nếu tuyến giáp bị xạ trị. Thông thường,

liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp nên bắt đầu ngay khi và nếu, TSH vẫn tăng ổn định,
trước khi các triệu chứng suy giáp xuất hiện. Lên đến 50% bệnh nhân sẽ bị suy giáp sau 5
năm kể từ khi xạ trị lên vùng đầu và cổ. Bệnh nhân với các khối u vịm hầu được điều trị
bằng xạ trị có nguy cơ bị suy tuyến yên.
Nguy cơ tái phát cao nhất là trong 3 năm đầu sau khi điều trị. Sau 3 năm, u nguyên phát
thứ hai ở phổi hoặc vùng đầu và cổ là nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh hoặc tử vong.
Vì nguy cơ này, nên chụp X quang ngực hoặc CT nửa năm một lần. Một số cas tái phát,
cũng như u nguyên phát thứ hai, có thể được điều trị với mục đích triệt để.
5. Bệnh tái phát
Xử trí khối u tái phát sau khi điều trị là phức tạp và có những biến chứng tiềm ẩn. Khi
xuất hiện một khối hoặc tổn thương loét có phù nề hoặc đau ở vị trí nguyên phát sau khi
điều trị gợi ý tồn tại một khối u tái phát. Những bệnh nhân này cần chụp CT (có lát cắt
mỏng) hoặc chụp MRI.
Đối với tái phát tại chỗ sau khi điều trị phẫu thuật, tất cả các vết sẹo cũ và các vạt tái
tạo được cắt bỏ cùng với tổ chức ung thư. Xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai có thể được thực hiện
nhưng có hiệu quả hạn chế. Bệnh nhân tái phát sau xạ trị được điều trị tốt nhất bằng phẫu
12


thuật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tia
xạ bổ trợ, nhưng cách tiếp cận này có nguy cơ cao tác dụng phụ và nên được thực hiện một
cách thận trọng. Các chất ức chế miễn dịch pembrolizumab và nivolumab có sẵn cho bệnh
tái phát hoặc di căn kháng với hóa trị liệu platinum, nhưng dữ liệu hiệu quả cho thấy đến
nay cải thiện mới chỉ thấy ở các thử nghiệm nhỏ hơn.
6. Tác dụng phụ của điều trị
Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể xảy ra những biến chứng và di
chứng nhất định. Bởi vì nhiều phương pháp điều trị có tỷ lệ chữa khỏi tương đương nhau,
sự lựa chọn phương thức chủ yếu là do sự khác biệt về các di chứng.
Mặc dù người ta thường nghĩ rằng phẫu thuật gây ra nhiều tác động nhất, nhiều phẫu
thuật có thể được thực hiện mà khơng làm thay đổi đáng kể hình dạng hoặc chức năng. Các

phương pháp và kỹ thuật tái tạo phức tạp bao gồm sử dụng các bộ phận giả, miếng ghép,
vạt cuống vùng, vạt phức hợp tự do có thể khơi phục lại chức năng và diện mạo gần như
bình thường.
Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm mệt mỏi, buồn nơn và nơn, viêm niêm mạc, rụng
tóc, viêm dạ dày ruột, suy giảm chức năng miễn dịch và tạo máu, nhiễm trùng.
Xạ trị đối với ung thư vùng đầu và cổ có một số tác dụng phụ. Tuyến nước bọt bị phá
hủy vĩnh viễn với tia xạ liều khoảng 40 Gy, dẫn đến chứng khô miệng, làm tăng đáng kể
nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Các kỹ thuật xạ trị mới hơn, như xạ trị điều biến liều
(IMRT), có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ liều độc hại đối với tuyến nước bọt ở một số bệnh
nhân nhất định.
Ngoài ra, sự cung cấp máu cho xương, đặc biệt là xương hàm dưới, bị tổn hại với
liều > 60 Gy, và hoại tử xương do chiếu tia có thể xảy ra. Trong tình huống này, các chân
răng bị vỡ làm tróc xương và mơ mềm. Do đó, tất cả các điều trị răng miệng cần thiết bao
gồm lấy cao răng, hàn và nhổ răng nên được thực hiện trước khi xạ trị. Bất kỳ chiếc răng
nào bị hỏng không thể sửa chữa được cần phải được nhổ bỏ.

13


Xạ trị cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng và viêm da, két quả là dẫn đến xơ hóa da.
Mất vị giác (ageusia) và khứu giác (dysosmia) hay xuất hiện nhưng thường chỉ là thoáng
qua.

III.

Tổng kết

Ung thư đầu cổ phát sinh ở mũi, lưỡi, má, họng, amidan, thanh quản, tuyến nước bọt,
tuyến giáp. Triệu chứng phổ biến của các bệnh lý này là: chảy máu mũi, đau hàm trên, thay
đổi giọng nói, khó nuốt… Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở các giai đoạn tiến

triển. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện thường mơ hồ và dễ khiến người bệnh chủ quan không
thăm khám.
Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư vùng đầu cổ càng được phát hiện sớm, tỉ
lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt đến 95% và một số trường hợp
khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện muộn, tỷ lệ sống thêm rất thấp, việc điều trị nhằm mục đích
giảm đau, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư đầu cổ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: vị trí
của khối u, giai đoạn ung thư, tuổi tác của bệnh nhân và tình hình sức khỏe nói chung. Điều
trị ung thư đầu và cổ có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích,
hoặc một sự kết hợp của các phương pháp điều trị.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ung thư – Đại học Y Dược TP.HCM. Đại cương ung thư phụ khoa.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

ThS.BSCK1.Đoàn Trọng Nghĩa
Ung bướu học lâm sàng 2022. Bộ môn Ung thư – Đại học Y Dược TP.HCM
Bộ Y tế - Tài liệu chun mơn “Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị một số bệnh
ung bướu” – Bài 23 đến bài 29
/> /> /> />n%20of%20hypopharynx%2C%20nasopharynx,pharyngeal%20wall%2C%20a

nd%20lingual%20tonsils
Hình ảnh được tham khảo từ Google images

15


Lời cảm ơn!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bộ môn Ung Thư, Đại Học Y Dược TP.HCM đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Đặc biệt,
chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy/cô bộ môn Ung Thư đã dày công truyền
đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài.
Em đã sử dụng kiến thức đã học được trong kỳ thực tập qua cũng như các nguồn tài liệu trên
internet để hoàn thành bài báo cáo. Nhưng do kiến thức hạn chế và khơng có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày.
Rất kính mong sự góp ý của quý thầy/cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy/cô đã giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện bài báo cáo này.
Xin trân trọng cảm ơn!

16



×