Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167 KB, 18 trang )


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

Khoa Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Khoa B3

Bộ môn Điều Dưỡng

Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI
Thời gian thực tập: 11/12/2017 – 23/12/2017
Danh sách thành viên:
1. Trần Huỳnh Thu Hiền
2. Nguyễn Thị Ngọc Hoàng
3. Hoàng Thị Thu Hà
4. Phạm Thị Cẩm Thuý
5. Trần Thị Duy Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017

2


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

PHẦN I: THU THẬP DỮ KIỆN
1. Hành chánh



Họ và tên: Huỳnh Văn T.



Năm sinh: 1961



Giới tính: nam



Địa chỉ: Khóm Tây Kh 2, Mỹ Hồ, Long Xun, An Giang



Dân tộc: Kinh



Tơn giáo: Khơng



Chế độ bảo hiểm: Có BHYT (có giá trị đến 30/10/2018)



Ngày nhập viện: 06/12/2017


2. Lý do nhập viện: Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang chuyển với chẩn
đoán Lao Phổi/ Ổ cặn Màng phồi (T)
3. Chẩn đoán:


Tuyến trước: lao phổi/ ổ cặn màng phổi



Tại cấp cứu: khó thở, di chứng lao phổi



Vào khoa: lao phổi, tràn khí màng phổi

4. Q trình bệnh lý:
Cách nhập viện 5 ngày, NB khó thở, ho ra máu, đi khám tại BV Đa Khoa Trung
Tâm An Giang, được chẩn đoán Lao Phổi/ Ổ cặn màng phổi (T), kết quả
Xquang Phổi: thâm nhiễm 2 phổi, thuốc đã dùng: dãn phế quản, giảm ho, bù
nước điện giải  chuyển lên BV Phạm Ngọc Thạch
5. Tiền sử:
a. Tình trạng xã hội:
-

Nghề nghiệp: tự do

-

Điều kiện kinh tế: khá


-

Trình độ học vấn: 7/12

b. Tiền sử sức khỏe:
 Cá nhân:
3


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

-

Hút thuốc lá: > 20 năm, số gói năm ( ½ x 20 = 10 gói/năm)

-

Dị ứng: khơng dị ứng thuốc, thức ăn

-

Lao phổi đã điều trị cách đây 5 năm trong thời gian 6 tháng, thuốc đã sử dụng:
RHZE
 Gia đình: chưa phát hiện bệnh lí liên quan.

6. Hướng điều trị:
-

Nội khoa: điều trị triệu chứng


7. Tình trạng hiện tại: lúc 7h ngày 19/12/2017


Tổng trạng: gầy, BMI = 18,06 (chiều cao: 1m63, cân nặng: 48kg)



Tri giác: tỉnh, tiếp xúc tốt



Dấu sinh hiệu:
o Nhiệt độ: 37o C, ở nách
o Mạch: 98 lần/phút, mạch đều, rõ, sức căng thành mạch tốt
o Nhịp thở: 22lần/phút. SPO2 96%, thở êm
o Huyết áp: 120/70mmHg



Da niêm:
o Da: Ẩm, ấm , dấu véo da <2s
o Niêm: nhạt, kết mạc hơi vàng, giác mạc trong
o ODL MP (T) đang hút áp lực -15 cmH2O, hoạt động tốt, nhiều bọt
khí. Da dưới chân dẫn lưu khô, không sưng đỏ



Hô hấp: thở đều, êm, phổi rale rít




Tuần hồn:
o Lồng ngực: cân đối
o Tim : T1,T2 đều rõ, khơng có tiếng bất thường.
o Dấu đổ đầy mao mạch: <2s



Tiêu hóa:
4


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

o Bụng mềm, gan lách không sờ chạm, nhu động ruột 6-7 lần/phút
o Dinh dưỡng:
1 chén cơm x 3 lần/ ngày, ăn không ngon, chán ăn
1 hộp sữa vinamilk 180 ml
Nước lọc: 1,5 lít/ ngày
o Tiêu: phân vàng, thành khn, lượng vừa, 2 ngày 1 lần.


Tiết niệu:
o Không cầu bàng quang, không dấu chạm thận
o Tiểu: vàng trong, 100ml x 5-6 lần/ ngày, không rát buốt

 Lượng nước xuất: (nước tiểu, hơi thở và mồ hôi, phân) : 600 + 500+ 200 =
1300ml
 Lượng nước nhập: (sữa + nước): 180ml + 1500ml = 1680 ml

Bilance: Nhập – xuất = 1680 - 1300 = +380 ml


Nội tiết: tuyến giáp không to



Hệ cơ xương khớp:
o Cơ xương khớp: sức cơ 5/5
o Vận động: NB nằm tại giường, ít đi lại



Ngủ, nghỉ: đêm 5 tiếng, ngày 1 tiếng, ngủ khơng ngon, hay tỉnh giấc giữa
đêm, khó ngủ lại do mệt mỏi, lo lắng



Vệ sinh cá nhân: tự làm, sạch sẽ, ngày lau rửa 1 lần



Tâm lí,kiến thức người nhà và người bệnh: NB lo lắng, mệt mỏi về tình trạng
bệnh tái phát

8. Chỉ định điều trị và chăm sóc
-

Chỉ định điều trị:


-

+ Kháng sinh chống nhiễm trùng
+ Kháng viêm
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc điều trị
5


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

1) Cefalexin 250mg 2v x 2 (8h, 16h)
2) Kagasdin 20mg 1v (8h)
3) M. prednisone 16mg 1v x 2 (8h, 16h)
-

Chỉ định chăm sóc:
+ Thay băng ODL 1 lần/ ngày
+ Theo dõi lượng khí ODL

9. Phân cấp điều dưỡng: cấp 3
PHẦN II. SO SÁNH LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
1. Cơ chế bệnh sinh:
-

Q trình đáp ứng khơng đặc hiệu:
Cịn gọi là thời kỳ tiền dị ứng. Thời kỳ này kéo dài 2-8 tuần. BK vào cơ thể qua
các nhân nước bọt, đến phế nang gây nên phản ứng viêm xuất tiết fibrin, bạch
cầu. Lúc này cơ thể chưa có dị ứng với lao, do đó đáp ứng của cơ thể là một
phản ứng viêm không đặc hiệu. Đám viêm phế nang này gọi là xăng sơ nhiễm.

Đại thực bào nuốt BK nhưng không tiêu diệt được chúng nên BK vẫn tiếp tục
sinh sản. Đại thực bào di chuyển theo đường bạch huyết về hạch rốn phổi, đem
cả BK về hạch rốn phổi, gây viêm hạch rốn phổi cùng bên. Đường bạch huyết
cũng bị viêm theo cơ chế như vậy. 3 yếu tố: xăng sơ nhiễm, viêm đường bạch
huyết, và việm hạch rốn phổi cùng bên, tạo thành phức bộ sơ nhiễm.
Khi di chuyển theo đường bạch huyết, một số BK lọt vào dòng máu, đa số chúng
bị tiêu diệt, chỉ một số ít sống sót được nằm lại ở những nơi có phân áp Oxy cao
(đỉnh phổi , khớp, thận). Lúc này nếu sức đề kháng của cơ thể giảm, BK gây
bệnh và tạo nên những huyệt lao lan tràn. Sự lan tràn BK thời kỳ này, gọi là lan
tràn sớm (lan tràn tiền dị ứng).

-

Quá trình đáp ứng đặc hiệu:
Sau 2-8 tuần lễ, cơ thể bắt đầu sản xuất ra kháng thể và các tế bào miễn dịch.  
(Lympho bào T, DTH) hình thành miễn dịch và dị ứng lao. Phản ứng Mantoux
dương tính. Miễn dịch xuất hiện. Nếu sức đề kháng tốt sẽ làm ngừng sự lan tràn
của BK và gây hoại tử bã đậu, tạo nên mơi trường có hại cho BK, đa số BK bị
chết. Sau đó tổn  thương hấp thu đi, chỗ hoại tử lắng đọng canxi và hình thành
vơi hố. Nếu sức đề kháng khơng tốt, BK lan tràn và chuyển thành lao hậu tiên
phát. Nếu sức đề kháng không diệt được hết BK, một số chúng không hoạt động
gọi là BK “ngủ“, sau này gặp điều kiện thuận lợi sẽ "thức dậy" hoạt động và
thành
lao
hậu
tiên
phát.
6



Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với BK là CMI (miễn dịch qua trung gian tế
bào) còn miễn dịch dịch thể chỉ có vai trị phụ. CMI diệt BK nhờ Lympho
Th1 và đại thực bào, thơng qua điều hồ miễn dịch. Đại thực bào được hoạt hoá
bởi IFN g (Inles feron g) và các Cytokin khác để diệt BK. LymphoT CD 4 giữ vai
trò nhạc trưởng trong đáp ứng miễn dịch tế bào. Tăng cảm muộn (DTH) là biểu
hiện do sự tương tác giữa CMI và trực khuẩn lao xác định bằng test Tuberculin
(phản ứng Mantoux).
2. So sánh triệu chứng lí thuyết với thực tế
Lý thuyết

Lâm sàng

Biện luận

Ho khan

6/12. Người bệnh ho nhiều

6/12 .NB đang có tổn thương ở
phổi do bệnh lý và tràn khí màng
19/12. NB ho ít vào buổi sáng
phổi.
9/12. Nb ít ho vì tình trạng bệnh lí
đã ổn định

Sốt nhẹ về chiều

NB không sốt


NB đang được điều trị lao phổi
theo đúng phác đồ

Sụt cân

Tổng trạng: TB. BMI= 18,5
(Cân nặng 52kg, chiều cao
165cm)

Chán ăn

6/12. Nb ăn khơng ngon
miệng, ăn ít, nhiều cử
19/12. Nb ăn thấy ngon
miệng hơn, ăn nhiều cử, ăn
thêm trái cây

Khó thở

Nhịp thở: 16l/p

6/12. Vì bệnh lí tràn dịch màng
phổi, nb mệt, khó thở nên ăn ít, ăn
khơng ngon
9/12. Nb đã được điều trị ổn định,
ăn thêm trái cây nên cảm thấy
ngon miệng hơn
NB vẫn cịn tràn khí màng phổi


Thở hơi cơ kéo cơ hô hấp,
mệt,
Đau ngực

NB đau ngực khi hít thở sâu,
khi ho, khi cử động mạnh

Nb tràn khí màng phổi, hiện đang
đặt dẫn lưu màng phổi

PHẦN III: CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG THUỐC
A. Cận lâm sàng:
1/ Xét nghiệm sinh hóa: 7/12/2017
7


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
Tên xét
nghiệm

Kết quả

Đơn vị

Chỉ số bình
thường

Biện luận

Glucose


8.2

mmol/L

3.6 – 6.4

Bilirubin total

23.5

mmol/L

5 – 19

6.5

mmol/L

0.1 – 5.1

Natri

131

mmol/L

135 – 150

Kali


4.7

mmol/L

3.5 – 5

Chloride

92

mmol/L

98 – 100

Calci total

2.4

mmol/L

2.2 – 2.5

Glucose

7.5

mmol/L

3.6 – 6.4


HbA1C

7.5

%

4.2 – 6.4

Tăng do bệnh lí.

Creatinine

74

mmol/L

62 – 120

Giảm, NB có nguy
cơ bị lỏng cơ do
nằm viện lâu, khơng
vận động mạnh và
nhiều.

46

U/L

10 – 37


54

U/L

10 – 40

Giảm, do trước khi
phát hiện bệnh, NB
đã uống rượu rất
nhiều trong thời
gian dài (6 năm, từ
0,5 lít/ ngày) nên
làm chức năng thải
độc của tế bào gan
suy giảm.

Ngày 8/12/2017

(04/11/2017)
Bilirubin direct
(04/11/2017)
Giảm do mất nước,
NB có ODL màng
phổi (P) .

Giảm do nhiễm
kiềm chuyển hoá.

Ngày 7/12/2017


(03/11/2017)

AST(GOT)
(03/11/2017)
ALT(GPT)
(03/11/2017)

2/ Xét nghiệm huyết học : 7/12/2017
Tên xét nghiệm

Kết quả

Đơn vị

Chỉ số bình
8

Biện luận


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

thường
RBC

4.96

M/uL


4.04 – 6.13

Hemoglobin

13.7

g/dL

12.2 – 16.5

Hematocrite

45.3

%

37.7 – 53.7

MCV

91.4

f/L

85 – 95

MCH

27.7


Pg

26 – 32

MCHC

33.2

g/dL

32 – 36

WBC

7.98

K/uL

4.6 – 10.2

NEU

85.9

%

37 – 60

NEU#


6.85

K/uL

2 – 6.9

LYM#

0.467

K/uL

0.6 – 3.4

MONO#

0.609

K/uL

0.01 – 0.7

EOS

0.03

%

2- 7


EOS#

0.002

K/uL

0.01 – 0.7

BASO#

0.048

K/uL

0.01 – 0.2

BASO

0.604

%

0–2

MPV

7.35

fl


6.5 – 11

PCT

0.265

%

0.1 – 0.5

RDW

13.6

%

10 – 16.5

Chỉ số

Kết quả

CSBT

PT

110.8

>= 70%


APTT

1.02

0.5- 1.3

Fibrinogen

4.65

1.5- 4

Tăng do có nhiễm
trùng: chân dẫn lưu đỏ
Giảm do nhiễm trùng
Giảm do nhiễm khuẩn
cấp tính.

Ngày 8/12/2017
Biện luận

Tăng do hợp nhiễm
trùng

3/ Xét nghiệm nước tiểu
Chỉ số

Kết quả

CSBT

9

Biện luận


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
pH

8

6.5 - 8.5

SG

1000

1005 – 1.03

ASC

20

NEGATIVE mg/dl

Leucocyte

neg

<= 10 Leu/uL


Nitric

Neg

NEGATIVE

Ery

Neg

NEGATIVE <5 Ery/ Ul

Protein

neg

NEGATIVE mg/dl

Glucose

Norm

mg/dl

Keton

Neg

NEGATIVE


Urobilinogene

Norm

<= 16.9 mg/dl

Bilirubin

Neg

<= 3.4 umol/l

4/ kết quả soi đàm trực tiếp 8/12/2017
Nhuộm gram ( HD. TTXN.VS/VKNL.04)
Tế bào thượng bì: < 25 / QT 10
Bạch cầu: 3+
Vi khuẩn: Bacilles (-)
5/ kết quả nuôi cấy
Pseudomonas aeruginosa ( đường cấy số 4)
6/ kết quả kháng sinh đồ
Penicillin

Cefuroxime

Imipenem

s Ofloxacin

Oxacillin


Ceftazidime

S Ertapenem

Pefloxacin

Erythromycin

Cefoperazone

Clindamycin

Cefepime

Vancomycin

Ceftriaxone

Gentamycin

s Ciprofloxacin

Cefoxitin

Cefotaxime

Amikacin

s Nitrofurantoin


Sulbactam

Sulperazone

S Levofloxacin

Augmentin

Cefaclor

Meronem
S Doxycillin

Linezolide

10

s Negram
Norfloxacin
S

s Bactrim
Polymycn B

S


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
Tazoxin


S Moxiflocaxin

Amox

Clarithorycin

Azithromycin

Ticarcillin

7/ Kết quả chụp X – Quang KTS phổi thẳng (11/12/2017) :
o Kết quả: xơ, mờ rải rác 2 phổi,
o Tràn khí MP (T)
8/ kết quả CT- SCANNER 7/12/2017
-

Tràn khí màng phổi trái
Nhiều nén khí và sơ 2 phổi
Dày màng phổi phải

B. Điều dưỡng thuốc:
1. Điều dưỡng thuốc chung.
-

Thực hiện 6 đúng

-

Kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh.


-

Theo dõi dấu sinh hiệu trước và sau khi sử dụng thuốc

-

Tiêm thuốc:
+ Quan sát người bệnh trước trong và sau khi tiêm thuốc.
+ Thực hiện đúng kĩ thuật tiêm và đảm bảo vô khuẩn
+ Mang theo hộp chống sốc

-

Truyền thuốc:Quan sát người bệnh trước và trong khi truyền thuốc.

2. Điều dưỡng thuốc riêng
Tên thuốc

Cefalexin
250mg

Đường
dùng
Uống

Chỉ định

Tác dụng phụ

Nhiễm khuẩn Rối loạn tiêu hóa, dị

đường hơ
ứng, tăng bạch cầu ái
hấp
toan
Phù mạch
11

Điều dưỡng thuốc

Theo dõi tình trạng
tiêu hóa
Khai thác tiền sử dị
ứng thuốc


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
Giảm bạch cầu trung
tính
Viêm đại tràng giả
mạc.
Kagasdin
20mg

Uống

Ðiều trị & dự Buồn nơn, nơn, tiêu
phịng tái
chảy, táo bón & đầy
phát lt dạ
hơi.

dày, lt tá
tràng, viêm
thực quản
trào ngược. 

Uống

Kháng viêm

(Omeprazo
le)

Methyl
prednisolo
n 16mg

Mất ngủ, thần kinh dễ
bị kích động.
Tăng ngon miệng,
khó tiêu.
Rậm lơng.
Ðái tháo đường.
Ðau khớp

12

Uống thuốc sau khi
ăn

Theo dõi tình trạng

tiêu hóa
Uống thuốc trước ăn
30 phút

Theo dõi đường
huyết
Theo dõi chảy máu
cam, tình trạng đau
đầu


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

PHẦN IV: CHẨN ĐỐN ĐIỀU DƯỠNG
Hiện tại
1. NB ăn uống kém do tình trạng bệnh biểu hiện 1 chén cơm x 3 lần/ ngày, sữa 1
hộp/ ngày, ăn không ngon miệng
2. NB rối loạn giấc ngủ do lo lắng, mệt mỏi biểu hiện đêm 5 tiếng, ngày 1 tiếng,
ngủ không ngon, hay tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ lại
3. NB tràn khí màng phổi do biến chứng của lao phổi biểu hiện: ODL nhiều bọt
khí
4. NB tâm lý lo lắng về tình trạng bệnh tái phát
Lâu dài
1. Nguy cơ tái phát bệnh lao phổi
2. Nguy cơ biến chứng khác: xơ phổi, dày dính màng phổi

PHẦN V: CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
Chẩn đoán

Mục tiêu


Can thiệp

Lượng giá

HIỆN TẠI
1.NB ăn uống kém
do tình trạng bệnh
biểu hiện 1 chén
cơm x 3 lần/ ngày,
sữa 1 hộp/ ngày, ăn
không ngon miệng

NB ăn uống
được ngon
miệng

-Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày
-Cung cấp đầy đủ các nhóm chất
+ Đạm: thịt, cá
+ Lipit: đậu, dầu thực vật, mè,
trứng,…
+ Đường, bột
+ Vitamin C, ăn nhiều rau củ quả
(rau muống, súp lơ, bồ ngót,… táo,
nho, cam,…)
-Khuyến khích NB uống đủ nước
(khoảng 2l) hoặc uống thêm sữa
-Trao đổi với NB những thực phẩm
không nên sử dụng như đồ ăn cay

nóng, đồ ăn mặn, café, khơng hút
thuốc hay uống rượu
13

BMI trong giới
hạn bình thường


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
-Trao đổi với người thân NB để
cùng hợp tác cải thiện dinh dưỡng
cho NB
-Theo dõi BMI của NB
-Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày
2.NB rối loạn giấc
ngủ do lo lắng, mệt
mỏi biểu hiện đêm
5 tiếng, ngày 1
tiếng, ngủ khơng
ngon, hay tỉnh giấc
giữa đêm, khó ngủ
lại

NB cải thiện -Hạn chế viếng thăm nhiều
được tình
-Hạn chế ngủ quá nhiều vào buổi
trạng giấc
trưa: có thể nói chuyện với những
ngủ
người xung quanh, đi dạo hành

lang, xung quanh bệnh viện

- NB ngủ được
7 tiếng/ngày
-Ngủ được ngon
giấc

-Vân động nhẹ nhàng trước khi
ngủ
-Ngâm chân bằng nước ấm trước
khi ngủ
-Có thể nghe thêm nhạc nhẹ

3.NB tràn khí màng
phổi do biến chứng
của lao phổi biểu
hiện: ODL nhiều
bọt khí

NB được
kiểm sốt
tốt về tình
trạng tràn
khí màng
phổi

-Chăm sóc, thay băng dẫn lưu hằng
ngày
-Kiểm tra, thay bình dẫn lưu hằng
ngày

-Thực hiện y lệnh thuốc

-ODL ít bọt khí
-Rút ngắn thời
gian đặt dẫn lưu

- Theo dõi các kết quả cận lâm sàng
và X-quang về phổi
4.NB tâm lý lo lắng
về tình trạng bệnh
tái phát

Tâm lý NB
được thoải
mái

-Thường xun có những buổi
GDSK về bệnh

-NB có kiến
thức về bệnh

-Hướng dẫn NB và người nhà NB
cách sử dụng thuốc sau khi được
phát

-An tâm điều trị

-Hướng dẫn cách theo dõi các dấu
hiệu bất thường, trở nặng của NB.

-Trao đổi với người nhà NB cùng
động viên khuyến khích NB
LÂU DÀI
1.Nguy cơ tái phát
bệnh lao phổi

Tránh tái
phát bệnh
lao phổi

-Hướng dẫn NB không tự ý ngưng
thuốc, phải uống đúng liều để tránh
tình trạng kháng thuốc
14

NB khơng biểu
hiện lao tái phát


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối
-Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc
nguồn lây
-Hướng dẫn NB nâng cao sức đề
kháng của cơ thể: bổ sung thêm
nhiều trái cây giàu vitamin c
-Thường xuyên vận động
2.Nguy cơ biến
chứng khác: xơ
phổi, dày dính
màng phổi


NB giảm
nguy cơ bị
biến chứng

-Hướng dẫn NB tái khám định kì
sau khi xuất viện
-Hướng dẫn NB các triệu chứng bất
thường (khó thở, ho nhiều, đau
ngực, ho ra máu…)phải nhập viện
ngay

NB chưa có dấu
hiệu của biến
chứng

PHẦN VI: GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Vấn đề
Bệnh học

Nội dung
1. Định nghĩa
- Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do trực khuẩn Mycobacterium
tuberculosis (Bacille de Koch : BK) gây ra. Trực khuẩn lao vào cơ thể
qua đường hơ hấp, sau đó vi khuẩn lao có thể đi theo đường máu, đường
bạch huyết, đường phế quản hoặc đường tiếp cận đến các cơ quan khác
và gây bệnh tại đó. Lao tại cơ quan nào thì được gọi tên theo cơ quan
đó. Lao phổi là thể lao thường gặp nhất, chiếm trên 80% tổng số các thể
lao, và là thể lao duy nhất gây truyền nhiễm.
2. Dấu hiệu

ho kéo dài trên 2 tuần (ho đàm, ho ra máu), kèm sụt cân, chán ăn, sốt
nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm về đêm
3. Điều trị: Chia làm 2 giai đoạn:
+Tấn cơng: giảm nhanh số lượng vi trùng lao
+Duy trì: tránh tái phát

Điều trị

Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện nội quy khoa phòng.
15


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

Có ý thức đề phòng, ngăn chặn lây nhiễm cho những người xung
quanh.
Tuân thủ chế độ điều trị: uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng,
đúng giờ.
Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc theo toa. Uống thuốc đúng giờ,
đúng liều, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự mua thuốc uống.
Đi tái khám đúng hẹn hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Hướng dẫn người bệnh và người nhà những bất thường của bệnh
nhân (khó thở, ho, đau ngực…) để biết cách theo dõi, phát hiện và đến
khám kịp thời.
Giải thích cho người bệnh một số tác dụng phụ gặp phải trong
khi sử dụng thuốc.
Dinh
dưỡng

 - Đảm bảo đủ đạm khoảng 75-80g/ngày..



Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt
lợn nạc, gà nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau
xanh,

các

loại

đỗ



chế

phẩm

từ

đậu.

 


Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như
sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp,
thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.
 




Protein từ cá và sữa bị rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.

- Glucose khoảng 300-320g/ngày.


Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza,
mật ong, các loại quả ngọt



Tránh các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt
đóng hộp.

16


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

-  Giảm chất béo: khoảng 15g/ngày


Người bệnh cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ
động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động
vật



Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè


- Giảm muối, 4g/ngày.
-Tăng cường các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống,
rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam,
qt, xồi, đu đủ chín…. để cung cấp vitamin và muối khoáng.
- Cần đa dạng các món ăn cho người bệnh lao để tạo ra cảm giác
thèm ăn, giúp cho cơ thể hấp thu tốt hơn, và tăng sức đề kháng cho cơ
thể
- Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn
những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên
rán; vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị
dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ...
- Uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít.
- Hạn chế uống trà, cà phê, nên bỏ rượu, thuốc lá
Nghỉ ngơi
và vận
động

Giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng, căng thẳng.
Tạo môi trường sạch sẽ, thống mát, thoải mái. Ở phịng thơng
thống có nhiều ánh nắng.
Vận động nhẹ nhàng, vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý.
Hướng dẫn người bệnh xoay trở, thường xuyên nghiên về bên có dẫn
lưu màng phổi, cẩn thận khi di chuyển tránh sút và gập ống.

Vệ sinh

Hướng dẫn bệnh nhân hoặc người nhà cách tự chăm sóc.
Hướng dẫn người bệnh luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi
ho, hắt hơi, cười. Bỏ những khăn ấy vào một túi nilông và cho vào thùng

17


Kế hoạch chăm sóc người bệnh Lao phối

rác. Nên mang khẩu trang y tế, không ho khạc, hắt hơi trực tiếp vào
người khác, ăn uống chén ly riêng, rửa sạch và phơi nắng.
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, bụi gỗ.
Vệ sinh răng miệng và da để tránh ổ nhiễm khuẩn.
Quần áo, ga trải giường, gối luôn sạch sẽ.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Cắt ngắn móng tay, tránh trầy xước da để tránh bội nhiễm. Phát
hiện bất thường trên da.

18



×