Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Huyền thoại trong Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov luân văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.31 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ts.Aitmatov (1928-2008) là nhà văn lớn của Liên bang Xôviết
nói chung và nước cộng hoà Trung Á Kirgidia (nay là Cưrơgưxtan) nói riêng.
Cống hiến của ông trong cuộc đời và trong sáng tạo nghệ thuật đã được công
chúng độc giả Xô viết trước đây, công chúng độc giả Nga ngày nay và công
chúng độc giả toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) ghi nhận. Tài năng và uy
tín của Aitmatov trong văn học Nga thời kì đổi mới (sau những năm 50) được
khẳng định bằng hàng loạt Giải thưởng Lê nin và Giải thưởng Văn học Quốc
gia do Nhà nước Liên xô trao tặng. Sáng tác của ông đã được dịch ra nhiều
thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt và chiếm được cảm tình đặc biệt của độc giả.
Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm nổi tiếng của Aitmatov như: Giamilia
(1958), tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (1961), Cánh đồng mẹ (1963),
Vĩnh biệt Gunxarư (1966), Con tàu trắng (1970), Sếu đầu mùa (1975), Con
chó khoang chạy ven bờ biền (1977), Và một ngày dài hơn thế kỷ (1980),
Đoạn đầu đài (1986) Những tác phẩm này đều được Aitmatov viết bằng
tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.
Nhưng đúng như nhà nghiên cứu Lê Sơn đã nhận xét: "Trong văn học
Xô viết hiện đại, có lẽ hiếm thấy nhà văn mà hầu như mỗi tác phẩm đều gây
nên những cuộc tranh luận sôi nổi, đôi khi khá gay gắt, như trường hợp nhà
văn Ts.Aitmatov. Tranh luận ở trong nước. Và cũng tranh luận ở ngoài nước"
[30/383]. Nghĩa là tác phẩm của ông tạo được rất nhiều cảm hứng cho người
đọc, nhưng cũng lung linh đa nghĩa, đấy là những "tác phẩm mở" đối với
muôn vàn diễn giải. Mỗi cách diễn giải, tiếp cận đều cho ta thấy những ánh
sáng riêng, vẻ đẹp riêng từ tác phẩm của Aitmatov.
1
1.2. Tiểu thuyết Đoạn đầu đài là tác phẩm lớn cuối cùng, cũng là tác
phẩm tổng kết kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của Aitmatov. Đoạn đầu đài
chứa đựng những nét đặc biệt trong tư duy sáng tạo của nhà văn. Nổi bật lên
trong tác phẩm là kiểu tư duy huyền thoại, kiểu cốt truyện huyền thoại tạo nên
tính chất đa nghĩa, mơ hồ cho tác phẩm. Thực ra, cốt truyện huyền thoại, kiểu


tư duy huyền thoại, sự đậm đặc yếu tố huyền thoại đã thể hiện ngay trong
những tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của ông trước đó như ở Cánh đồng
mẹ, Con chó khoang chạy ven bờ biển, Vĩnh biệt Gunxarư, Và một ngày dài
hơn thế kỉ Tuy nhiên, ở Đoạn đầu đài, có sự hội tụ, tập trung cao không chỉ
của tài năng và kinh nghiệm sáng tạo, mà còn của tư tưởng, trí tuệ của nhà
văn. Vấn đề huyền thoại, do đó, cũng được kết tinh lại trong cuốn tiểu thuyết
này. Để tiếp cận với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, không thể nào không
đề cập đến vấn đề huyền thoại. Không những thế, việc nghiên cứu vấn đề
huyền thoại trong Đoạn đầu đài có ý nghĩa bước đầu cho việc tìm hiểu kiểu
tư duy huyền thoại trong toàn bộ sáng tác của Aitmatov. Đây là vấn đề hết
sức thú vị.
1.3. Ts.Aitmatov là một trong số nhà văn hiếm hoi của một nền văn
học vĩ đại còn có tác phẩm được các nhà biên soạn SGK đưa vào chương
trình giảng dạy bậc THCS (một trích đoạn trong truyện Người thầy đầu tiên).
Nghiên cứu tác phẩm của ông không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với một
nhà văn mà còn đối với cả một nền văn học lớn. Không những thế, nó còn có
ý nghĩa sư phạm, giúp ta hiểu thêm về một nhà văn có tác phẩm được giảng
dạy trong chương trình ngữ văn ở bậc Trung học hiện nay, từ đó, góp phần
cảm nhận và hiểu sâu hơn về tác phẩm Aitmatov nói chung, đoạn trích trong
Người thầy đầu tiên nói riêng
Từ tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Huyền thoại trong
Đoạn đầu đài của Ts.Aitmatov
2
2. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm
2.1. Lịch sử vấn đề
Nhận định về tác phẩm của Aitmatov, đặc biệt là vấn đề huyền thoại,
các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã có những ý kiến đánh giá
khác nhau, thể hiện ở nhiều cấp độ. Nhìn chung, những nhận định ấy tập
trung vào các ý kiến như sau :
Anđrây Turcốp, trong khi viết lời giới thiệu cho cuốn Giamilia –

Truyện núi đồi và thảo nguyên, đã đánh giá một cách khái quát về tác phẩm
của Aitmatov như sau: "Về sáng tác của Ts.Aimatov, người ta đã luận bàn
nhiều ở cả quê hương ông, cả ở nơi khác: không một ai có thể bàng quan
trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ
thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ
pháp từ trước đến nay vẫn được văn hóa ưa chuộng ở một mức độ nhất định
đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia, đặc biệt là lớp nhà văn trẻ"
[2/10]. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Anđrây Turcốp không đi sâu phân tích
tính hiện đại trong phong cách nghệ thuật của Aitmatov. Ông chỉ dừng lại ở
vấn đề nội dung cốt truyện, hệ thống nhân vật trong các tác phẩm của
Aitmatov.
Cũng thiên về vấn đề nội dung, nhà thơ cộng sản người Pháp
L.Aragông, khi nói về Giamilia, đã cho rằng đây là "thiên tình sử đẹp nhất thế
gian". Và ông đề xuất: "Cần phải làm cho cuốn sách nhỏ này của chàng thanh
niên sinh năm 1928 ở vùng biên giới của Kiếcghidia và Kadắcxtan, giữa núi
đồi và thảo nguyên, tại cái xứ sở giáp Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mà chúng ta
bắt đầu tìm hiểu về những con người tuy giống chúng ta nhưng lại sống hoàn
toàn khác chúng ta – cần phải làm cho cuốn sách nhỏ này của Aitmatov nhanh
chóng trở thành bằng chứng nói lên rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có
khả năng kể về một câu chuyện tình yêu" [30/386]. Ý kiến này cho thấy,
3
Aragông đánh giá rất cao tài năng nghệ thuật của Aitmatov. Nhưng vì nhận
định về Giamilia – một trong những sáng tác thời kỳ đầu của Aitmatov, nên
Aragông chưa thấy rằng bên cạnh tính chất hiện thực, về sau, tác phẩm của
Aitmatov sẽ còn thấm đẫm sắc màu huyền thoại, thể hiện những dấu hiệu của
một sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ và một kiểu tư duy riêng.
Cũng trong mạch những nhận xét khái quát về tác phẩm của
Aitmatov, chúng ta thấy có ý kiến của nhà phê bình Đ.Xtuyac: " Quan điểm
và chính kiến của ông được thể hiện trong tác phẩm của ông. Tác phẩm của
ông tuyệt đẹp, nên thơ tràn đầy chủ nghĩa lạc quan và niềm tin vào cuộc

sống" [28/79].
Trong lời giới thiệu Đoạn đầu đài, A.Ađamôvich cũng đã khẳng định
tài năng của Aitmatov. Đó là tài năng "đã đi trước so với nhiều người", "thể
hiện một tư duy mới trong văn học".
Cùng với các nhà nghiên cứu trên thế giới, các nhà nghiên cứu Việt
Nam cũng có một số đánh giá, nhận định về tác phẩm của nhà văn tài hoa
Ts.Aitmatov. Trong cuốn sách Văn học Xô viết đương đại, nhà nghiên cứu
Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá rất cao tác phẩm của Aitmatov: "một tác giả
còn rất trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà bản sắc dân tộc và
chứa chan tình cảm nhân loại" [19/196]. Hoàng Ngọc Hiến chủ yếu tìm hiểu
về hình tượng nhân vật trong các tác phẩm Giamilia – Truyện núi đồi và thảo
nguyên, Và một ngày dài hơn thế kỷ. Ở đây, vấn đề huyền thoại trong tác
phẩm của Aitmatov vẫn chưa được quan tâm và luận bàn đúng mức.
Bài viết Đặc sắc tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatov của Đỗ Xuân Hà đăng
trên Tạp chí văn học số 2/1987 là bài viết đi sâu nghiên cứu những nét độc
đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nhà nghiên cứn đã rất chú ý đến
nghệ thuật xây dựng nhân vật của Aitmatov, khả năng miêu tả "lịch sử trong
con người" của nhà văn này. Điều đặc biệt, thông qua tiểu thuyết Và một ngày
4
dài hơn thế kỷ, Đỗ Xuân Hà đã nói đến phương thức khái quát hiện thực mang
tính sử thi – huyền thoại của Aitmatov. Nhà nghiên cứu cho rằng: "Tác phẩm
của ông là sự tiếp nối truyền thuyết, huyền thoại, vốn kinh nghiệm sống, triết
học, ký ức của nhân dân" [12/44].
Khám phá những nét đặc sắc trong tư duy huyền thoại của Aitmatov,
thể hiện qua yếu tố kỳ ảo, trong bài viết Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Và một
ngày dài hơn thế kỷ đăng trong chuyên luận Cái kỳ ảo trong tác phẩm của
Balzac, Lê Nguyên Cẩn đã có những nhận xét xác đáng. Lê Nguyên Cẩn cho
rằng: "Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo đã góp phần tạo nên thành công của Và một
ngày dài hơn thế kỷ, tạo nên một nét đặc biệt trong thi pháp hiện thực xã hội
chủ nghĩa của Aitmatov" [9/193]. Tuy vậy, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc

phân tích yếu tố kỳ ảo chứ chưa đi sâu khái quát thành phương thức huyền
thoại, lại chỉ khảo sát thông qua một tác phẩm, trong dung lượng của một bài
báo khoa học, nên chưa thực sự làm nổi rõ tính chất huyền thoại trong sáng
tác của nhà văn.
Dịch giả Phạm Mạnh Hùng, trong lời giới thiệu tác phẩm Con tàu
trắng, cũng cho rằng: "Trong Con tàu trắng cũng như Con chó khoang chạy
ven biển, nhân vật chính đều là trẻ em. Hai chú bé cùng độ tuổi, cùng ngây
thơ trong trắng. Cả hai đều yêu mến cái đẹp, cái nhân hậu, lẽ công bằng, tâm
hồn hai em đều được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại và truyền thuyết
đẹp đẽ, cả hai đều giàu tưởng tượng và ước mơ " [3/568]. Như vậy, ở đây,
dịch giả, trong khi nói đến nhân vật trong hai tác phẩm của Aitmatov, cũng đã
chú ý đế vấn đề huyền thoại, truyền thuyết, song ông chỉ nhắc qua mà không
phân tích gì thêm.
Nhà nghiên cứu văn học Nga Nguyễn Hải Hà, trong bài viết Những
chân trời của văn xuôi Xô viết hiện đại, in trong Văn học Nga – Sự thật và cái
đẹp, đã chỉ ra rằng: "Huyền thoại, truyền thuyết được sử dụng nhuần nhuyễn
5
làm tăng thêm sức biểu cảm trong các truyện của Aitmatov với phong cách
phương Đông rất gần gũi chúng ta. Truyền thuyết đóng vai trò đắc lực trong
Chó khoang chạy ven bờ biển, là ước vọng trong trắng thơ ngây của chú bé
trong Con tàu trắng, là lời nhắc nhủ của nhân vật chính trong Vĩnh biệt ngựa
già Gunxarư" [13/297].
Có thể nói, bài viết đề cập rõ nhất vấn đề huyền thoại, truyền thuyết
trong văn xuôi Aitmatov là bài viết Bàn về huyền thoại, truyền thuyết trong
văn xuôi Aitmatôp của Hà Văn Lưỡng, đăng trên website của Tạp chí sông
Hương. Ở bài viết này, nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định như sau:
"Có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng trong sáng tác của Aitmatốp là sự hòa
quyện một cách nên thơ giữa tư duy tiểu thuyết mang tính sử thi với những
hình thức nghệ thuật dân gian của dân tộc Kirghidia” [23].
Huyền thoại và truyền thuyết trong tác phẩm của Aitmatov được nhà

văn chắt lọc từ trong vốn văn học dân gian và chỉ sử dụng những chi tiết, yếu
tố mang ý nghĩa đạo đức, góp phần đào sâu thêm mặt triết lý của tác phẩm và
thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Mặt khác, việc đưa huyền thoại, truyền
thuyết vào tác phẩm được nhà văn kết hợp nhuần nhuyễn với việc phản ánh
đời sống hiện tại, tạo cho nhà văn có một phong cách độc đáo. Tác giả tâm sự:
"Cội nguồn của thái độ đam mê vô độ của tôi đối với thế giới loài vật có cội
rễ từ phônclo dân tộc Kirghidia", bởi vì "phônclo Kirghidia đầy rẫy loài vật vì
đó là phônclo của những người chăn súc vật. Trong tác phẩm của Aitmatốp,
huyền thoại, truyền thuyết có ý nghĩa hướng thiện và khi đặt bên cạnh đời
sống các nhân vật thì nó có tác dụng thanh lọc về mặt đạo đức " [23].
Chỉ ra những yếu tố huyền thoại, truyền thuyết trong một vài tác phẩm
nhưng không đi sâu phân tích bất kỳ tác phẩm nào, bài viết của Hà Văn
Lưỡng khép lại bằng nhận định về giá trị nhân văn trong tác phẩm của
Aitmatov: "Trung thành với cảm hứng nhân đạo, được nuôi dưỡng bằng vốn
6
văn hóa dân tộc Kirghidia, dân tộc Nga và thế giới, Ts.Aitmatốp luôn khát
khao vươn lên ngang tầm với thời đại trong việc nhận thức thế giới để thể
hiện những vấn đề vừa mang tính nhân đạo, vĩnh hằng vừa mang tính thời sự.
Những giá trị tinh thần mà nhà văn - nhà nhân đạo Aitmatốp đã cống hiến cho
nhân loại vào cuối thế kỷ XX vẫn luôn được lưu giữ trong kho tàng văn học
nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi vì, đúng như nhà phê bình văn học N. Pôtapốp
khẳng định, nhà văn Aitmatốp " biết lắng nghe tiếng nói của tổ tiên vang
vọng trong những cảm xúc về cái đẹp, trong những quan niệm về ý nghĩa của
cuộc đời cũng như thực chất của con người, tiếng bước chân của lịch sử trong
những trang sử thi không bao giờ mai một, trong những truyền thuyết và
những điệu dân ca mộc mạc " [23]. Coi trọng và chú ý vấn đề huyền thoại,
truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatov, dù chưa phân tích một cách hệ thống
và đi sâu vào các tác phẩm cụ thể, song các nghiên cứu trên của Hà Văn
Lưỡng thực sự là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong quá trình triển khai
đề tài.

Trong các luận văn tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ có liên quan
đến đề tài, chúng tôi chú ý đến luận văn thạc sĩ của Lương Mai Hương với đề
tài: Bước đầu tìm hiểu yếu tố huyền thoại trong một số tác phẩm của
Aitmatôp (năm 1987). Đây là luận văn có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận
nghệ thuật huyền thoại, song vẫn chỉ dừng ở các “yếu tố”, nghĩa là coi huyền
thoại như một phương thức, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm
chứ chưa phân tích nó như một kiểu tư duy sáng tác đặc thù của nhà văn.
Ngoài luận văn này, chúng tôi cũng chú ý đến luận văn thạc sĩ của Phan Thị
Thu Trang: Hình tượng phụ nữ trong sáng tác của Ts. Aitmatov (năm 2005).
Trong phần viết của mình, tác giả luận văn có nói đến hình tượng người phụ
nữ huyền thoại. Dĩ nhiên, luận văn cũng chưa đi sâu tìm hiểu tính chất huyền
7
thoại trong tác phẩm của Aitmatov nói chung, tiểu thuyết Đoạn đầu đài nói
riêng.
Như vậy chúng tôi thấy rằng: các ý kiến của các nhà nghiên cứu, tuy
luận bàn về tác phẩm Aitmatov từ nhiều phương diện, phân tích nhiều vấn đề
khác nhau, song dường như chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung: cốt truyện,
nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật , mà chưa chú ý đúng mức đến
huyền thoại như một nét đặc sắc thuộc tư duy sáng tạo của Aitmatov. Đặc
biệt, vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài hầu như chưa được đề
cập, nghiên cứu một cách có hệ thống. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn
làm sáng tỏ đặc sắc của nghệ thuật huyền thoại, của kiểu tư duy huyền thoại
của nhà văn qua một tác phẩm cụ thể. Đây là công việc khó khăn, song chúng
tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu, thêm trân trọng những sáng tạo nghệ
thuật độc đáo của nhà văn mến yêu này.
2.2. Giới thuyết khái niệm huyền thoại
Huyền thoại “Tiếng Pháp: Mythe. Khái niệm chỉ một hình thức tư duy
đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó cái kì ảo che dấu những sự
thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm
cư dân trên thế giói và đi vào văn học nghệ thuật. Theo Huybe (Hubert, Từ

điển phê bình văn học), huyền thoại kể những sự việc được kể từ thời đại xa
xưa, được truyền miệng đến các thời đại sau, dưới nhiều dạng thức; vì nguồn
gốc huyền thoại không chính xác, nên mỗi huyền thoại được coi là toàn bộ
các dạng thức ấy. (…). Theo Từ điển Robe (Robert), huyền thoại là một câu
chuyện hoang đường, có nguồn gốc trong dân gian từ thời sơ khai; nó kể
chuyện, dưới dạng biểu tượng, những con người, những sức mạnh thiên
nhiên, như là những mặt khác nhau của thân phận con người. Huyền thoại là
câu chuyện hư tưởng (tiếng Latinh: mythos) và có ý nghĩa biểu tượng mang
nhiều nghĩa bí ẩn. (…). Hiện nay, huyền thoại được hiểu theo nghĩa rộng; là
8
huyền thoại những chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại,
thường dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người
(…). Nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại; truyện pha trộn
cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kì diệu, thường bằng phương
pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình tượng nhân vật hay sự kiện lịch
sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải thích một nhân vật kỳ vĩ, hoặc
tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào đó” [27/668-669].
Bản thân khái niệm huyền thoại và việc xem huyền thoại (ngoài ý
nghĩa như một câu chuyện) như là một kiểu tư duy đặc thù hay như một thủ
pháp, phương tiện được sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật cũng không hoàn
toàn đồng nhất trong các nhà nghiên cứu, phê bình xưa nay. Theo Raxun
Gamzatov (tác giả Đaghextan của tôi) thì truyền thuyết, huyền thoại là
những lời ghi trên cửa, khắc trên đá, trên dao găm, là đĩa quý ghi những lời di
huấn. Mỗi huyền thoại tự nó vừa là một câu chuyện, vừa là một phương thức
chuyển tải nội dung câu chuyện. Còn theo nhà nghiên cứu người Pháp
R.Garaudy, huyền thoại là "hệ thống tín hiệu thứ ba". Nó "thể hiện một hình
thức quan hệ của con người với tự nhiên. Nó bao hàm một sự phong phú các
quan niệm về cái thực tại: thực tại không phải là cái tự nhiên có sẵn với các
đặc trưng của nó, mà đó cũng là tự nhiên thứ hai được sáng tạo bởi con người,
bởi kỹ thuật và nghệ thuật và đó cũng là tất cả những gì hiện tại chưa xuất

hiện". Trong cuốn Chủ nghĩa Marx của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu cũng nhấn
mạnh: "Chúng tôi dành từ huyền thoại cho câu chuyện biểu trưng gợi ra con
người như là kẻ sáng tạo chân chính, có nghĩa là con người được định nghĩa
trước hết bởi tương lai mà nó sáng tạo và không bởi quá khứ chủng loại vốn
chỉ giản đơn dùng bản năng và ý muốn thúc đẩy nó" [9/166].
Hai nhà nghiên cứu Max Ethel và Larran Raquel, khi nói đến huyền
thoại, lại cho rằng: "Huyền thoại không phải là cái gì khác ngoài lời nói, và
9
qua lời nói đó, những sự biến đổi đã trở thành phi thường. Mặt khác, những
sự phi thường đã có một nét đặc thù trong huyền thoại, cái nét đặc thù đó là
có tính chất phổ biến và nguyên mẫu. Chúng phổ biến ở chỗ chúng có một ý
nghĩa như thế nào đó mà chúng cho phép mỗi người tự tìm thấy mình trong
chúng; đó là một sự giao tiếp được thiết lập cho tất cả mỗi người. Chúng là
khuôn mẫu huyền thoại thiết lập ra những mô hình về sự diễn tả một mối
quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường hiện thực của nó. Con người
đã có thể phát hiện ra tính đồng nhất của mình trong huyền thoại, thì khi đó
huyền thoại này không phải là phải cấu thành một nhận thức đầu tiên về bản
thân mình và môi trường của mình, mà cấu thành một nhận thức cao nhất"
[9/43]. Như vậy, định nghĩa của R.Garaudy và định nghĩa của M.Ethel và
L.Raquel về huyền thoại đều có điểm chung: nó là một hình thức quan hệ
giữa con người với thiên nhiên, với thực tại, với môi trường hiện thực của nó.
Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, E.M.Meletinsky xem xét
huyền thoại từ những hình thức cổ xưa nhất của nó đến những biểu hiện của
"chủ nghĩa huyền thoại" trong văn học thế kỷ XX. Ông cho rằng: huyền thoại
là một hiện tượng trung tâm trong lịch sử văn hóa, đồng thời là phương tiện
cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh và bản chất con người. Huyền thoại
cũng là mô hình đầu tiên của mọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của các
loại hình văn hóa khác nhau – văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào
đó, cả triết học, thậm chí cả khoa học.
Henri Benac, trong Dẫn giải ý tưởng văn chương, ở mục từ huyền

thoại, đã trình bày nhiều cách diễn giải khác nhau về huyền thoại: Đấy có thể
là "một câu chuyện hoang đường", nó có khả năng "thể hiện một tư tưởng
triết học", có thể là "vai trò của một nhân vật". Còn đối với nhà văn siêu thực,
"đấy là một vật dụng nào đó". Ở một cá thể, "đó là đề tài luôn tái diễn"
[6/582].
10
Từ điển 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn không có
mục từ huyền thoại. Tuy nhiên, ở mục huyền thoại hóa, có viết: "Mặc dù thần
thoại nguyên thủy và cổ đại, với tính cách là ý thức nguyên hợp của xã hội cổ
đại, đã lùi vào quá khứ, nhưng các yếu tố thần thoại và tư duy thần thoại vẫn
còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật thế kỷ XX. Đáng chú ý là
các hiện tượng huyền thoại hóa ý thức xã hội và xu hướng sáng tác huyền
thoại trong văn học" [5/156].
Để nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của
Aitmatov, chúng tôi rất chú ý cách hiểu của nhà nghiên cứu Hoàng Trinh
trong Phương Tây, văn học và con người. Ông cho rằng: "Huyền thoại là
những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn, mang một ẩn ý
sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó
đang đặt ra trong cuộc sống" [36/23]. "Huyền thoại là một biểu tượng văn học
đạt được môt sự tổng hợp nhất định. Dưới một hình thức phóng to (hoặc rất
cụ thể, hoặc rất trừu tượng), và xuyên qua một ẩn ý triết học, tác giả muốn
làm nổi bật lên một cách khái quát, một hiện thực nào đó, để ca ngợi hoặc phê
phán, theo quan điểm thẩm mỹ của mình" [36/36]. Ý kiến này có nhiều điểm
tương đồng với ý kiến của nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu trong Tiểu thuyết
Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới: "Có thể hiểu một cách khái quát huyền
thoại là những hình tượng nghệ thuật gián tiếp, có tầm khái quát lớn và lung
linh đa nghĩa. Nó là những hình ảnh tượng trưng với quy mô lớn hơn cả về bề
rộng lẫn bề sâu [37/214].
Sở dĩ chúng tôi trích dẫn khá dài và đưa ra nhiều ý kiến của các nhà
nghiên cứu, phê bình như trên là bởi cần có một quan niệm thống nhất khi

nghiên cứu huyền thoại trong sáng tác của Aitmatov nói chung và trong Đoạn
đầu đài nói riêng. Sáng tác của Aitmatov, từ các tác phẩm trước đó, đã thấm
đẫm hơi thở và sắc mầu của huyền thoại. Đó là các truyện cổ tích, các bài ca
11
cổ…, là các huyền thoại sống về những con người lao động bình thường, giản
dị nhưng vĩ đại. Đến Đoạn đầu đài, huyền thoại không còn là yếu tố, thủ pháp
sáng tạo nghệ thuật được sử dụng nhằm tạo nên tính đa nghĩa cho cốt truyện,
mà đã trở thành phương thức, thành kiểu tư duy sáng tạo riêng của nhà văn.
Đoạn đầu đài là tác phẩm có “truyện trong truyện”, “tiểu thuyết trong tiểu
thuyết”, và chúng tôi coi mỗi “truyện”, “tiểu thuyết” riêng lẻ hợp thành chỉnh
thể ấy là một huyền thoại. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu huyền thoại
về loài vật (loài sói), huyền thoại về chúa Giêsu (trong câu chuyện lịch sử cổ
đại) và huyền thoại về Apđi Calixtơratov – kẻ đi tìm chúa Trời trong cuộc
sống trần thế.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Đoạn đầu đài.
- Phạm vi: Huyền thoại trong Đoạn đầu đài.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu huyền thoại về loài sói, về Chúa Trời trong
truyền thuyết, về Chúa Trời hiện đại- Apđi Calixtơratov.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương
pháp cơ bản sau :
- Tiếp cận hệ thống
- Phân tích, thống kê, tổng hợp
- So sánh
Ngoài ra, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp khác để bổ trợ.
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống đặc sắc của huyền thoại, nghệ
thuật huyền thoại trong Đoạn đầu đài.

12
- Góp phần vào nghiên cứu, giảng dạy VH Nga nói chung, tác giả nói
riêng trong nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Huyền thoại về loài sói
- Chương 2: Huyền thoại về Chúa Trời
- Chương 3: Huyền thoại về Chúa Trời hiện đại – Apđi Calixtơratov.
Cuối luận văn là Thư mục Tài liệu tham khảo.
13
CHƯƠNG 1. HUYỂN THOẠI VỀ LOÀI SÓI
Tìm hiểu vấn đề huyền thoại về loài sói trong tiểu thuyết Đoạn đầu
đài của Ts.Aitmatov, cần thấy rằng: từ xưa đến nay, dưới góc nhìn văn hóa,
sói là một loài vật giàu tính biểu tượng, gắn liền với các huyền thoại. Sói là
một biểu tượng văn hóa đa nghĩa, có nhiều cách diễn giải trong các nền văn
hóa khác nhau. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, hiểu theo nghĩa nào
đó, "sói đực đồng nghĩa với man dã và sói cái với đồi trụy. Nhưng rất có thể
ngôn ngữ các biểu tượng giải thích về con vật này một cách phức tạp hơn
nhiều, trước hết, là vì, theo cách của bất kỳ vectơ biểu tượng nào khác, chúng
có thể được đánh giá tích cực cũng như tiêu cực" [10/820]. Chẳng hạn, đối
với dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, sói xanh là hiện hình của ánh sáng trời, "mà việc kết
hôn với hươu trắng hay hung, biểu hiện của trái đất, đã đặt cuộc phối hợp âm
dương đất trời vào cội nguồn của dân tộc này" [10/821]. Nhưng sói còn là
biểu tượng cho hình ảnh của âm ti, địa phủ, trong folklore châu Âu. "Ta đã
thấy sói hiện lên trong huyền thoại Hy – La: đấy là sói cái Mormolycé, vú
nuôi sông Achéron, mà người ta đem dọa trẻ con đúng hệt như ngày nay ta
nhắc đến con sói lớn độc ác; đấy là tấm áo khoác bằng da sói của Hadès, chúa
Địa ngục; cặp tai sói của thần chết của người Etrusque " [10/821].
Có thể nói rằng, biểu tượng về sói khi đi vào văn học đã chuyển hóa
thành hình tượng nghệ thuật. Nhưng đó là những hình tượng đạt đến tầm vóc

của huyền thoại, nghĩa là " những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái
quát lớn, mang một ẩn ý sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về
những vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống" [9/165]. Vậy thì huyền
14
thoại về loài sói được thể hiện như thế nào trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài của
Ts.Aitmatov? Nó mang những ý nghĩa gì? Và đặt ra vấn đề gì trong cuộc
sống? Những điều đó chỉ có thể được giải đáp khi ta đi sâu tìm hiểu trong thế
giới nghệ thuật của tác phẩm, để thấy được tài năng và tư duy nghệ thuật độc
đáo của Ts.Aitmatov.
1.1. Kẻ thống trị thảo nguyên
Tiểu thuyết mở đầu bằng hình ảnh loài sói, thông qua cặp sói Acbara
và Tastrainar. Đó là vào khoảng thời gian: "Sau một ngày ấm áp ngắn ngủi,
nhẹ nhàng như hơi thở trẻ em, thời tiết trên những sườn núi quay về phía mặt
trời chẳng mấy chốc đã thay đổi lúc nào không biết – gió bắt đầu nổi lên từ
các tảng băng trôi và bóng tối sớm sủa, dầy đặc, thấm sâu vào khắp nơi, đã
bắt đầu len lỏi vào các khe hẻm, đem theo màu xám lạnh lẽo của đêm tuyết
sắp đến." [1/3]. Và không gian cũng hiện lên, làm phông nền cho sụ xuất hiện
của những kẻ thống trị thảo nguyên: "Tuyết thật nhiều khắp xung quanh. Trên
suốt dãy núi vùng ven hồ Ixức – Cun, ngọn núi nào cũng phủ đầy những
tuyết" [1/3]. Trong thời gian và khung cảnh đó, con sói cái Acbara đang mang
thai, nó cảm thấy những sinh vật vô hình " bắt đầu cựa quậy trong bụng mẹ để
đáp lại những nỗi đau khổ của mẹ chúng" [1/6]. Con sói đực Tastrainar cũng
ở bên vợ mình để chăm sóc, âu yếm.
Cặp sói Acbara và Tastrainar ấy được xem như là một huyền thoại
của vùng thảo nguyên Môiuncumư. Chúng là những kẻ thống trị của vùng
thảo nguyên này. Điều đó được tác giả thể hiện trên nhiều phương hiện: hình
thức, bản năng, sức mạnh, và cuộc săn mồi của đôi vợ chồng sói. Mỗi một
phương diện ấy đều hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động qua ngòi bút
tài hoa, giàu sức biểu cảm của nhà văn.
Về mặt hình thức, Acbara và Tastrainar đều có những đặc điểm ưu

việt, khác hẳn giống sói địa phương: "Trước hết, là lớp lông cổ rậm rạp khuôn
15
chặt lấy hai vai tựa như chiếc áo choàng lộng lẫy màu xám bạc, chạy suốt từ
dưới ngực cho đến u vai, lớp lông này của chúng thì sáng màu, đặc trưng cho
lũ sói thảo nguyên. Cả về tầm vóc cũng vậy, giống sói ăcgiala, tức là giống
sói bờm xám, bao giờ cũng to lớn hơn giống sói bình thường của thảo nguyên
vùng ven hồ Ixức – Cun" [1/9]. Trong đó, Tastrainar bờm xám có biệt danh là
Máy nghiền đá, đây là biệt danh do những người chăn cửu địa phương đặt cho
nó, vì “nó có đôi hàm cực khỏe" [1/5]. Tastrainar là con sói lớn, to khỏe, có
thân hình lực lưỡng, "bộ lông ấm áp, đàn hồi và rậm" [1/7]. Nhưng trong cặp
sói này thì Acbara mới là kẻ quyết định tất cả mọi việc, nó là con cái thống
lĩnh, "nó có quyền đề xướng các cuộc săn bắt, còn Tastrainar là kẻ thừa hành
trung thành, tin cậy, thực thi không mệt mỏi và không điều kiện mọi ý muốn
của sói vợ. Mối quan hệ đó không bao giờ bị vi phạm" [1/7].
Acbara thể hiện vai trò thống lĩnh thật sự, với ngoại hình, bản năng,
sức mạnh và sự tinh khôn của nó. Aitmatov đã đặc tả vẻ đẹp và sự mạnh mẽ
của Acbara: "Nếu như một người nào đó trông thấy sói cái Acbara ở gần thì
nhất định phải sửng sốt trước đôi mắt xanh trong veo của nó – một trường hợp
hiếm hoi và có thể là độc đáo duy nhất. Nó được những người chăn cừu địa
phương đặt cho biệt danh là Acđalư, có nghĩa là U Vai Trắng, nhưng chẳng
bao lâu sau, do những quy luật biến đổi của ngôn ngữ, nó biến thành Abarư
rồi Acbara, có nghĩa là Vĩ đại" [1/9].
Đấy là về mặt ngoại hình và tên gọi của cặp sói. Nhưng cả ngoại hình
và tên gọi đấy đều có liên quan chặt chẽ đến sức mạnh và bản năng của
chúng. Về sức mạnh, có thể nói, Acbara và Tastrainar là những con sói có sức
mạnh vô song. Cuộc sống khắc nghiệt trên thảo nguyên, phải tồn tại bằng
cách tước đi mạng sống của kẻ khác, buộc những loài vật muốn tồn tại phải là
kẻ mạnh. Hình bóng kẻ mạnh biểu hiện rất rõ trong đôi vợ chồng sói này.
Chúng là một trong những cặp sói mạnh nhất của đồng cỏ Môiuncumư, đó là
16

niềm kiêu hãnh, đồng thời là điều kiện cho sự tồn tại của chúng: "Thật hạnh
phúc cho chúng – chắc là trong thế giới thú vật cũng có thể có cả những con
hạnh phúc lẫn những con bất hạnh – cả hai đều được trời phú cho những
phẩm chất vô cùng quan trọng đối với các loại thú sống ở vùng đồng cỏ nửa
sa mạc – phản xạ mau lẹ, khả năng định liệu trong lúc săn đuổi, tài nhạy bén
độc đáo có tính chất "chiến lược" và tất nhiên, một sức lực siêu phàm, vừa
nhanh lại vừa tấn công mãnh liệt trong lúc chạy. Mọi thứ đều như hứa hẹn
rằng chúng sẽ có một tương lai săn bắt rực rõ và cuộc sống của chúng sẽ đầy
những mối gian lao của việc kiếm ăn hàng ngày cũng như vẻ đẹp trong kiếp
thú của chúng. Còn tạm thời thì không có một chuyện gì ngăn trở chúng cai
quản độc tôn vùng thảo nguyên Môiuncumư" [1/14].
Bên cạnh bản năng săn mồi, để tự bảo vệ và duy trì sự sống, con sói
cái Acbara còn có một bản năng thiêng liêng: bản năng làm mẹ. Đây là một
bản năng vĩ đại của tự nhiên, để qua đó bảo tồn nòi giống. Bản năng này của
Acbara được giới thiệu ngay khi tác phẩm bắt đầu, và sẽ là nguồn cơn cho
những hạnh phúc lẫn nổi bất hạnh về sau của sói cái Acbara nói riêng và cặp
vợ chồng sói nói chung. Cái bản năng làm mẹ, yêu thương, nâng niu con
trong tâm hồn sói Acbara, hiện lên trong những lời văn thật cảm động, nhất là
khi nó cảm nhận sự cựa quậy của những đứa con trong bụng: "Khi lắng nghe
những biến chuyển xảy ra ngoài ý muốn trong phần bụng đã sống động của
nó, con sói cái Acbara cảm thấy xúc động. Tim nó đập nhanh hơn và tràn
dâng lên lòng dũng cảm, tràn dâng lên mối quyết tâm nhất định sẽ bảo vệ, sẽ
che chở những sinh vật nhỏ nhoi mà nó đang ấp ủ trong bụng", “Và ngay lúc
đó, một cảm giác thương mến trào lên trong lòng nó như một làn sóng ấm
nóng, nó cảm thấy nhu cầu được vuốt ve, được sưởi ấm những đứa con tương
lai, truyền cho chúng dòng sữa của mình y hệt như chúng đã nằm bên cạnh.
Đó chính là mối tiên cảm hạnh phúc [1/6 - 7]. Cả trái tim của sói cái Acbara
17
đều hướng về con, nó dành cho con những gì tốt đẹp nhất, dòng sữa của nó,
cuộc sống của nó. Nó sẵn sàng chiến đấu với bất cứ kẻ thù nào để bảo vệ cho

con.
Bản năng làm mẹ kết hợp với bản năng săn mồi, đã tạo cho Acbara
một sức mạnh thật khủng khiếp. Cùng với con sói đực Tastrainar, chúng xứng
đáng là những kẻ thống trị thảo nguyên. Trong mơ ước của sói cái Acbara, nó
thấy mình dẫn đầu đàn sói và những đứa con trong cuộc săn đuổi trên cánh
đồng. Để thể hiện khả năng làm thủ lĩnh thảo nguyên của cặp vợ chồng sói,
Aitmatov không chỉ miêu tả chúng trong cuộc đi săn lũ xaigắc. Ông còn đặc
tả cuộc huyết chiến vì sự sống của cặp sói với con bò rừng hung dữ. Đấy là
cuộc tấn công " bộc lộ rõ bản chất tàn ác của loài sói, bộc lộ rõ thiên chức tàn
ác của loài sói là giết kẻ khác để mà sống" [1/273]. Trong cuộc chiến ấy, con
bò hung dữ đã kháng cự rất lâu và rất có thể còn chiến thắng nữa. Nhưng với
khả năng của loài sói, cộng với bản năng của Acbara – mong muốn có sữa
cho lũ sói con đang đợi trong hang, chúng đã giành phần thắng. Chuyến săn
mồi khó khăn này khắc sâu hơn nữa huyền thoại về loài sói, biểu hiện trong
hình ảnh cặp sói Acbara và Tastrainar.
Dường như, ý nghĩa cuộc đời sói nằm ở đấy. Huyền thoại về loài sói –
kẻ thống lĩnh đồng cỏ, biểu hiện trong những chuyến săn mồi. Với Acbara,
thậm chí, điều mong muốn nhất không phải là con mồi, mà là cuộc đi săn:
"Trong khát vọng tương lai ấy, đối với Acbara vào giờ phút này thì điều đáng
mong muốn không phải là con mồi, điều mong muốn của nó là mau mau diễn
ra cuộc săn đuổi, khi chúng băng mình trên thảo nguyên tựa như bầy chim có
cặp cánh bay nhanh Ý nghĩa cuộc đời sói của của nó chính là ở đấy "
[1/25]. Acbara tưởng tượng: "Trời, những chuyến săn đuổi trên đồng cỏ đầu
đông mới thú vị làm sao! Những bầy xaigắc lao thục mạng như để tránh đám
cháy, tuyết trắng muốt chỉ trong chớp mắt đã lấm bẩn những vết đất đen
18
ngòm. Acbara dẫn đầu đàn sói bám sát lũ xaigắc, ngay sát nó là lũ sói nhỏ"
[1/24].
Như vậy, với những trang giới thiệu về cặp sói Acbara và Tastrainar,
huyền thoại về loài sói – kẻ thống trị thảo nguyên, đã được viết lên. Huyền

thoại ấy biểu thị trong dáng vẻ ngoại hình, trong sức mạnh và bản năng, lẫn
những cuộc săn đuổi của loài sói. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp dường như kỳ ảo,
mang hơi thở của núi đồi và thảo nguyên. Tất cả những điều đó là tiền đề cho
Aitmatov khai triển những trang viết khác về huyền thoại loài sói, ở cuốn tiểu
thuyết Đoạn đầu đài.
1.2. Nỗi tuyệt vọng của kẻ bị săn lùng
Loài sói – kẻ thống lĩnh thảo nguyên là hình ảnh tượng trưng cho sức
mạnh, sự bí ẩn của tự nhiên và loài vật. Có thể nói, đó là hình ảnh có nhiều
lớp nghĩa hàm ẩn, mang chiều sâu văn hóa, thường xuyên trở đi trở lại trong
nhiều sáng tác văn chương. Đặt trong mối tương quan với xã hội, với những
hành động săn lùng của con người, sói và người trở thành những biểu tượng,
mang tính đối lập giữa thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, giữa tự do và trói
buộc, giữa dã man và văn minh Trong sự đối lập đó, hình ảnh của sói
thường gợi lên trong tâm hồn con người sự sợ hãi một điều gì mơ hồ, khó
nắm bắt.
Song, ở trong tiểu thuyết Đoạn đầu đài, hình ảnh về loài sói được
Aimatov miêu tả trong phần mở đầu tác phẩm, ngay từ đầu đã gắn liền với nỗi
sợ hãi – nỗi sợ hãi con người. Trước tiếng ầm ầm của máy bay lên thẳng, sói
cái Acbara "lùi vào bóng tối của khe, co mình lại như lò xo, dựng bờm lên và
nhìn phía trước bằng cặp mắt sáng quắc, đỏ rực một cách man rợ trong bóng
tối mờ mờ, sẵn sàng giao chiến vào bất kỳ lúc nào" [1/5]. Nỗi sợ ấy ngày một
tăng dần lên, với những tình tiết, những diễn biến trong tác phẩm, phản ánh
nỗi tuyệt vọng của kẻ bị săn lùng.
19
Khi con người đặt chân đến đâu, thế giới tự nhiên ở đó bị xáo trộn. Cả
vùng Môiuncumư – nơi sinh sống và săn mồi của vợ chồng sói cũng thế.
"Những con người đi trên bánh xe và động cơ, với trang bị kỹ thuật ngày càng
nhiều hơn, với thiết bị liên lạc vô tuyến với nước dự trữ, xâm nhập ngày càng
kiên trì và lâu dài vào sâu trong mọi vùng sa mạc và nửa sa mạc, kể cả vùng
Môiuncumư, nhưng những kẻ thâm nhập đó không phải là nhà khoa học tận

tụy thực hiện các phát kiến khiến hậu thế phải tự hào, họ là những con người
bình thường, những việc gần như bất kỳ ai cũng làm nổi" [1/15].
Cuộc xâm lăng của con người làm xáo trộn đời sống của thảo nguyên
bắt đầu bằng việc hoàn thành kế hoạch giao thịt của cơ quan tỉnh. Một quyết
định độc ác, đầy tính quan liêu của con người đã tàn phá tất cả môi sinh. Đó
là điều con sói Acbara sợ nhất, đặc biệt là khi đàn con của nó hãy còn nhỏ.
Nỗi hoảng sợ, sự chạy trốn và trạng thái bất lực biểu hiện rõ nhất trong hình
ảnh của cặp sói Acbara và Tastrainar. Nỗi sợ ngày một tăng cấp, cuộc chạy
trốn ngày càng khẩn trương, và trạng thái bất lực cứ ngày một dâng cao trong
tâm hồn sói. Trong tác phẩm, Aitmatov đã thể hiện nỗi đau, sự tuyệt vọng của
kẻ bị săn lùng ấy thành ba giai đoạn. Gắn với mỗi giai đoạn là những đứa con
của sói cái Acbara – sinh ra, lớn lên trong tình yêu của mẹ, và chết đi trong tội
ác của con người. Những nỗi lo sợ, nỗi đau, sự tuyệt vọng ấy đã góp phần
dựng lên huyền thoại đầy u buồn về loài sói thảo nguyên.
Lần thứ nhất, những con người độc ác tổ chức cuộc săn bắn đẫm máu
trên thảo nguyên để lấy thịt, hoàn thành kế hoạch năm năm của chính quyền.
"Trên những chiếc xe ôtô kiểu " Uát", họ vừa tiếp tục xua đuổi bầy sơn dương
vừa dùng súng tiểu liên hạ sát chúng, họ bắn trực diện, không thèm nhắm, lia
chúng ngã lả tả như khi cắt cỏ ngoài vườn rau" [1/33]. Họ "cho xe xông vào
giữa đám xaigắc bị dồn đuổi và đang kiệt sức dần, các xạ thủ liên tiếp quật
ngã chúng hết bên phải lại bên trái, khiến chúng càng kinh hoàng và tuyệt
20
vọng hơn" [1/33]. Trước tình cảnh đó, nỗi sợ hãi của con sói cái Acbara lên
đến cực điểm, đến mức "Acbara đã điếc đặc vì tiếng súng, có cảm giác như
khắp thể giới đều đã câm đặc hết, đâu đâu cũng là cảnh hỗn loạn thống trị và
ngay cả vầng mặt trời đang lặng lẽ chói sáng trên đầu cũng bị săn đuổi cùng
với chúng trong cuộc vây ráp điên cuồng này, cũng đang lồng lộn tìm cách
thoát thân" [1/33]. Và nỗi sợ đã chuyển hóa thành nỗi đau, khi những đứa con
yêu dấu của nó lần lượt ngã xuống dưới họng súng. Đầu To – đứa con lớn
nhất trong bầy con đầu lòng của nó, đang chạy thì trúng đạn, "bị hất tung lên,

máu chảy lênh láng" [1/34], con Yêu Dấu ngã gục dưới chân bầy súc vật, "chỉ
nghe tiếng rú vang lên rồi trong chớp mắt đã bị tiếng chạy rầm rập của hàng
ngàn chân súc vật át đi" [1/32]. Cuộc săn đuổi lần thứ nhất kết thúc, cả bầy
sói chỉ còn lại hai vợ chồng sói Acbara và Tastrainar. Cả hai đều đuối sức và
bị thương nặng, ngay cả cái hang, chúng cũng không thể trở về, vì đã bị con
người chiếm lấy. Nhưng trên hết, là nỗi đau bao trùm tâm hồn của cặp sói,
nhất là con sói cái Acbara, nó đã để mất đàn con đầu lòng. Nỗi đau khôn cùng
và nỗi tuyệt vọng in vào trong những dấu chân của nó: "Những dấu chân hình
chùm hoa nhầu nát của nó nối tiếp nhau một cách buồn bã và cay đắng. Đàn
con đã chết. Phía sau là hang sói, giờ đây không thể trở lại được" [1/36].
Đến lần thứ hai, con người lại gây thêm tội ác. Lúc này, suốt một năm
ròng, Acbara và Tastrainar đang sống trong một bãi lau sậy ven Anđas. Và ở
đây, chúng sinh được năm chú sói con. Nhưng tại nơi này, người ta đang xây
dựng những nhánh đường sắt dẫn đến một nơi khái thác quặng lộ thiên, "do
đó cần phải đốt trụi các bãi lau sậy" [1/260]. Cách thức tiến hành công việc
của con người thật tàn nhẫn: "Lúc đầu máy bay lên thẳng bay là là trên những
bãi lau rộng bạt ngàn và phun hỗn hợp cháy xuống để vào giây phút cần thiết
thì lau sậy đồng loạt bén lửa" [1/260]. Sau đó, hiệu lệnh đốt được ban bố vào
nửa đêm, "vì chất cháy đã phun xuống từ trước nên lau sậy bùng cháy như
21
thuốc súng, mãnh liệt hơn và dữ dội hơn nhiều lần so với rừng rậm" [1/260].
Lúc ngọn lửa bốc lên cao, hai vợ chồng sói đã chạy lồng lộn trong đám lau
sậy để cứu đàn con. Nỗi sợ hãi ngày xưa lại đến, và cuộc chạy trốn hành động
tàn nhẫn của con người, chạy trốn định mệnh lại bắt đầu với vợ chồng sói.
Chỉ khác một điều là lần này, nỗi sợ hãi, sự tuyệt vọng không diễn ra trên thảo
nguyên mà là vùng lau sậy và những lùm cây ven hồ Anđas, "chim chóc bay
rợp trời trên hồ, tiếng kêu xáo động của chúng vang xa nhiều dặm khắp vùng
thảo nguyên xung quanh. Tất cả những sinh vật sống bao đời nay trong các
bãi sậy – từ lợn lòi cho đến rắn rết – đều sa vào cơn kinh hoàng, tất cả các
sinh vật này đều chạy lồng lộn trong các rừng lau sậy rậm rạp" [1/261]. Đàn

sói của Acbara cũng chịu chung số phận đó. Thêm một lần nữa, Abara mất
con. Đám cháy lan đến rất nhanh, vợ chồng sói đành bỏ ba đứa con trong lửa,
"Acbara và Tastrainar dùng răng càm hai đứa con khác, cố cứu chúng bằng
cách bơi qua vịnh. Rút cuộc, khi lũ sói đã sang đến bờ bên kia thì hóa ra, cả
hai coi sói nhỏ này đều bị chết sặc, mặc dù bố mẹ chúng đã hết sức nâng
chúng lên cao" [1/261].
Nhưng nỗi đau, sự tuyệt vọng của kẻ bị truy đuổi chưa dừng lại ở đó,
Nó còn trở nên bi đát hơn trong lần thứ ba, khi Acbara và Tastrainar bỏ đi đến
những vùng miền mới, bắt đầu một cuộc sống mới. Lần này chúng chọn vùng
đồi núi heo hút vì bản năng cho chúng biết "vùng núi là nơi duy nhất trên trái
đất có thể dung dưỡng chúng" [1/261]. Vợ chồng sói lại sinh được bốn chú
sói con. Nhà văn đã thể hiện nỗi đau trước thân phận của sói qua những câu
văn giàu lòng cảm thông, vì "đây là cố gắng cuối cùng, cố gắng tuyệt vọng
của chúng nhằm tiếp tục nòi giống" [1/261]. Song, tấn thảm kịch vẫn tiếp
diễn, ở nơi heo hút này, chúng cũng không được bình yên. Sự độc ác của con
người không buông tha chúng. Badarbai – gã chăn cừu xấu tính, nghiện ngập,
trong một lần tình cờ, đã mò đến hang sói, và bắt những con sói con, bán lấy
22
tiền mua rượu. Săn mồi để dành sữa cho con, nhưng quay trở lại hang, không
thấy con đâu, Acbara và chồng của nó lồng lộn đi tìm. Cuộc rượt đuổi diễn ra
quyết liệt, một mất một còn, nhưng sự may mắn đã cứu Badarbai thoát chết –
khi hắn chạy được vào chuồng cừu của Bôxtôn. Rồi những ngày đó, tiếng hú
của Acbara và Tastrainar khơi dậy nỗi kinh hoàng, tiếng hú trở thành những
lời khóc than đau xót, "trong tiếng khóc than ấy thấm đượm nỗi đau đớn khôn
nguôi vang lên tiếng rên rỉ và gáo thét của con thú khốn khổ" [1/298]. Cặp sói
hủ mãi, "có cảm giác là chúng quanh quẩn đâu đó gần đây, di chuyển từ chỗ
nọ sang chỗ kia, lang thang vơ vẩn khắp xung quanh" [1/299] Càng cảm động
hơn, khi con sói cái Acbara, đau khổ vì mất con, liên tục quay trở lại hang để
mong tìm gặp lũ con măng sữa của nó. Người đọc như sống cùng với nỗi đau
mất con của con sói cái: "Lúc rạng đông, khi đã đến gần hang, Acbara bỗng

lao mình chạy vùn vụt, dường như lũ sói nhỏ đang đợi nó. Cảm giác tự dối
mình và tự phỉnh mình này lan sang Tastrainar, và giờ đây cả hai đều chạy
băng băng trong khe núi, bị hối thúc bởi niềm hy vọng được mau mau gặp lại
đàn con mình”.
Và mọi việc đều lặp lại: sau khi trườn vào kẽ ngách giữa các bụi cây,
Acbara chạy vào khe hẻm dưới vòm đá, lại đánh hơi những ngóc ngách trống
trải và lớp lót ổ lạnh lẽo, lại tin chắc là không có lũ con còn măng sữa của nó.
Không muốn cam chịu sự thật đau đớn ấy, nó nhẩy vọt ra khỏi hang, mê mụ
đi vì đau khổ " [1/302].
Chẳng điều gì có thể chia sẻ được với nỗi đau của Acbara. Sự sợ hãi,
những cuộc chạy trốn, rồi nỗi đau đã hóa đá trái tim nó. Ở đây, chúng ta thấy,
nỗi đau, sự tuyệt vọng đó đã được nâng lên chiều kích của huyền thoại. Hai
lần hoảng sợ chạy trốn và ba lần mất con vì sự ác độc của con người. Vẫn là
hình bóng con người, nhưng tâm hồn của họ, có khác chi thú dữ, nếu không
muốn nói còn tệ hại hơn. Aitmatov đau đớn thốt lên : " Con người, con người
23
– họ thật ghê gớm như Chúa trời vậy !". [1/11] Trong mối quan hệ với thiên
nhiên, con người sống dựa vào thiên nhiên, nhưng chính họ cũng là kẻ tàn bạo
phá hủy thiên nhiên. Trong mối quan hệ với xã hội, con người lại là chó sói
của người. Cho nên, lời giới thiệu tiểu thuyết Đoạn đầu đài đã nắm bắt thật
đúng những chủ đề của tác phầm, trong đó có : " sự nhận thức được mối hiểm
họa tự tiêu diệt lẫn nhau của con người và mối quan hệ tương hỗ giữa con
người và thiên nhiên".
Hình tượng sói Acbara và Tastrainar mang tính biểu tượng rất cao, nó
tạo nên tính chất huyền thoại cho tác phẩm. Khảo sát hình tượng sói trong nỗi
tuyệt vọng của kẻ bị săn lùng, chúng ta không chỉ thấy trước mắt ta là hình
ảnh sói – tượng trưng cho thiên nhiên, cho những sức mạnh bí ẩn, mà còn là
một tín hiệu nghệ thuật đa nghĩa, mơ hồ, nhiều cách diễn giải.
Thông qua câu chuyện về loài vật, được nhân cách hóa trong cái nhìn,
tư duy nghệ thuật của Aitmatov, độc giả có thể bắt gặp chính mình. Nỗi

hoảng sợ, lo lắng, sự tuyệt vọng của sói cũng chính là nỗi hoảng sợ, tuyệt
vọng của con người khi bị săn đuổi đến mức không còn đường sống. Như
vậy, sói là những hình tượng nghệ thuật gián tiếp, có tầm khái quát và đa
nghĩa; sói không chỉ tượng trưng cho thiên nhiên mà còn tượng trưng cho
chính con người, cho cái khát vọng bản năng sâu thẳm trong con người.
Nếu hiểu như vậy, hình ảnh tuyệt vọng của kẻ bị truy đuổi cũng có
thể là sói, mà cũng có thể là con người. Con người trong nỗ lực tuyệt vọng
thoát khỏi cái Ác, con người trong hành trình hướng thiện và giúp đỡ những
kẻ lầm lạc hướng đến cái Thiện. Đây sẽ là một trong những điểm nối các
tuyến cốt truyện của Đoạn đầu đài lại với nhau. Vấn đề này, ta sẽ còn trở lại
trong những chương tiếp theo.
Tóm lại, loài sói – kẻ thống lĩnh thảo nguyên, hiện lên qua hình ảnh
của cặp sói Acbara và Tastrainar thật đẹp, nhưng cũng thật bi thảm. Nỗi lo âu,
24
sự sợ hãi, những cuộc chạy trốn, đưa tâm hồn sói đạt đến ngưỡng giới hạn,
buộc phải bùng nổ trong cuộc báo thù con người, khi những bản năng từ sâu
kín trỗi dậy.
1.3. Khát vọng báo thù hay sự trỗi dậy bản năng
Như trên đã nói, Acbara và Tastrainar mất con lần cuối. Sự sợ hãi và
nỗi tuyệt vọng của chúng đánh thức bản năng báo thù, nhằm vào thế giới loài
người mất nhân tính. Nhưng đấy là một cuộc báo thù thảm khốc và đầy oan
nghiệt, khi kẻ gây nên tội ác thì nhởn nhơ, người hiền lành như gia đình
Bôxtôn lại phải gánh chịu tai họa.
Kể từ khi bị bắt mất con, dường như đêm nào, Acbara và Tastrainar
cũng quẩn quanh bên trại chăn cừu của nhà Bôxtôn – nơi chúng nghĩ, đã bắt
đi những đứa con của chúng. Tiếng sói hú hết đêm này sang đêm khác, làm
mất cả giấc ngủ ngon của bé Kengies, gây ra bao nhiêu khó chịu cho Bôxtôn
và người vợ yêu dấu của anh.
Hằng đêm, cặp sói luôn theo dõi con người. Những tiếng hú của
chúng vừa như oán trách, vừa như van xin. Và những hành động trả thù con

người ngày một tăng dần thêm, quyết liệt và tàn bạo hơn. Đó là sự trỗi dậy
của bản năng sói.
Trước tiên, chúng bắt đầu không sống cuộc đời ẩn nấp nữa, "chúng
không chỉ tạm thời rời đi chỗ khác mà là vĩnh viễn rời bỏ hang cũ, ban đêm
không trở về nữa và bắt đấu lang thang ở mé ngoài – lúc thì chúng buồn bã
tiện đâu nghỉ đấy, lúc thì chúng lùng sục khắp vùng, đặc biệt là chúng không
ẩn nấp nữa, chúng xử sự một cách táo tợn, dường như không còn biết sợ
người" [1/309]. "Con sói cái bao giờ cũng cúi thấp đầu đi trước như bị mất trí,
còn con sói đực luôn luôn theo sau. Có cảm giác cặp sói này đang đi tìm cái
chết, bởi vì chúng công nhiên coi thường nguy hiểm" [1/309]. Hơn thế, chúng
bắt đầu hành động liều lĩnh, bắt đầu tấn công con người. Giữa thanh niên bạch
25

×