Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

NHÂN VẬT GIẢ NAM TRONG TRUYỆN NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.61 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ HIỀN

NHÂN VẬT GIẢ NAM TRONG TRUYỆN NÔM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ HIỀN

NHÂN VẬT GIẢ NAM TRONG TRUYỆN NÔM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NƯƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Bằng lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS. Nguyễn Thị Nương, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, thầy cô giáo
tổ bộ môn Văn học Việt Nam trung đại - Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã
tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin cảm ơn phòng sau Đại học, Thư viện trường, Thư viện khoa Ngữ
Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp
tài liệu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình - chỗ dựa vững
chắc luôn tạo điều kiện nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn. Tôi xin cảm ơn những anh chị học viên, những người bạn đã ủng
hộ, động viên tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và làm đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý Thầy, Cô giáo chỉ dạy
thêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi vào thực tiễn
giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8

5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................9
6. Bố cục của luận văn.......................................................................................9
Chương I..........................................................................................................10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG...........................................................................10
1. Khái quát về hệ thống nhân vật trong truyện Nôm.....................................10
1.1. Đặc điểm nội dung qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm..................................10
1.2. Đặc điểm nghệ thuật qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm................................15

2. Khái quát về nhân vật giả nam trong truyện Nôm......................................17
2.1. Tìm hiểu khái niệm....................................................................................................17
2.2. Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm.............................................................17
2.2.1. Khái quát một số truyện có mô típ giả nam trong văn học Trung Hoa..............17

3. Giới thiệu các tác phẩm có nhân vật giả nam..............................................21
Chương II........................................................................................................33
NHÂN VẬT GIẢ NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG...............33
1. Thống kê các nhân vật giả nam...................................................................33
1.1. Bảng thống kê............................................................................................................33
1.2. Nhận xét....................................................................................................................34
1.2.1. Về nguồn gốc xuất thân......................................................................................34
1.2.2. Về nguyên nhân giả nam....................................................................................35

2. Đặc điểm của nhân vật giả nam...................................................................38
2.1. Vẻ đẹp truyền thống, khuôn mẫu..............................................................................38
2.2. Vẻ đẹp “phá cách”.....................................................................................................48

3. Giá trị biểu hiện của nhân vật giả nam........................................................56


3.1. Thể hiện khát vọng "thay đổi thân phận"cho người phụ nữ......................................56

3.2. Khẳng định, ca ngợi tài năng, bản lĩnh của người phụ nữ.........................................58
3.3. Phản ánh thực trạng xã hội đương thời.....................................................................59

Tiểu kết............................................................................................................63
Chương III.......................................................................................................64
NHÂN VẬT GIẢ NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.........64
1. Tạo dựng tình huống bất ngờ......................................................................64
2. Miêu tả ngoại hình và hành động................................................................69
2.1. Miêu tả ngoại hình.....................................................................................................69
2.2. Miêu tả hành động.....................................................................................................73

3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật..........................................................................81
3.1. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại...............................................................82
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại.............................................................................................82
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại............................................................................................87
3.2. Hệ thống ngôn từ và giọng điệu................................................................................91
3.2.1. Hệ thống ngôn từ................................................................................................91
3.2.2. Giọng điệu..........................................................................................................95

4. Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.............................................................97
5. Một số thủ pháp nghệ thuật khác...............................................................100
5.1. Lời giới thiệu, bàn luận của các nhân vật khác.......................................................101
5.2. Lời giới thiệu, bàn luận của người kể chuyện.........................................................103
5.3. Không gian nghệ thuật xuất hiện nhân vật giả nam................................................107

KẾT LUẬN...................................................................................................110
PHỤ LỤC..........................................................................................................6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Truyện Nôm là một trong những thể loại lớn nhất của văn học trung đại
Việt Nam. Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực rộng
lớn, được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn viết theo thể lục bát, một số ít
viết theo thể Đường luật. Thể loại văn học này được hình thành và phát triển
khoảng bốn thế kỉ từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ nhất ở giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Trong kho tàng
văn học Nôm, truyện Nôm là thể loại chiếm số lượng lớn nhất, lên đến hàng
trăm tác phẩm. Trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc như Hoa tiên, Phan
Trần, Lục Vân Tiên, Sơ kính tân trang... đặc biệt đã có tác phẩm phát triển
đến đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều. Hơn nữa, đây là thể loại văn học có vị
trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của quần chúng lao động, thỏa mãn
được nhu cầu hiểu biết, lí giải những vấn đề liên quan đến cuộc sống của
người dân. Chính vì vậy truyện Nôm đã khẳng định được vị trí của mình
trong lòng của quần chúng qua nhiều thế hệ.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về truyện Nôm giúp chúng ta thấy được
cuộc sống con người trong xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời việc đi
sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu giá trị nhân vật giả nam góp phần làm phong
phú thêm hệ thống nhân vật trong truyện Nôm, giúp chúng ta có cái nhìn khái
quát về thể loại này trong sự vận động và phát triển của nền văn học trung đại
Việt Nam nói chung.
1.2. Lý do thực tiễn
Truyện Nôm được giảng dạy trong chương trình ở nhiều cấp học trong
nhà trường. Đã có một số tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương
trình sách giáo khoa THCS và THPT như Truyện Kiều của Nguyễn Du và
1


truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nghiên cứu các tác phẩm có

nhân vật giả nam giúp cho người học nâng cao được nhận thức tư duy lý luận.
Đặc biệt việc nghiên cứu nhân vật giả nam góp phần vào việc giảng dạy so
sánh với các hệ thống nhân vật khác trong truyện Nôm.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện Nôm là thể loại được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý từ rất
sớm. Nó được khai thác ở nhiều phương diện: tư tưởng, nghệ thuật, hệ thống
nhân vật...Nhưng trong khuôn khổ luận văn của chúng tôi, chúng tôi chỉ tập
trung vào nghiên cứu lịch sử hình tượng nhân vật nữ đặc biệt là lịch sử nghiên
cứu nhân vật giả nam.
2.1. Lịch sử nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm
Nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ có nhiều bài viết về từng tác
phẩm riêng lẻ và có những công trình nghiên cứu truyện Nôm ở nhóm tác
phẩm theo đặc trưng thể loại.
Trước tiên, ở những bài viết về từng tác phẩm riêng lẻ có những bài viết
của các tác giả Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Đức Đàn, Mai Hanh, Nguyễn
Phương Chi, Ninh Viết Giao, Phùng Uông, Lê Hoài Nam, Lại Ngọc Cang...
Nguyễn Bách Khoa với chuyên luận Nguyễn Du và Truyện Kiều
(1951), tác giả chủ yếu viết về nhân vật chính diện trong đó nhân vật nữ như
Thúy Kiều và Đạm Tiên cũng được quan tâm trong tác phẩm Truyện Kiều.
Bước đầu ông đã tìm hiểu và đánh giá được giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Nguyễn Đức Đàn trong công trình nghiên cứu giới thiệu truyện Quan
Âm Thị Kính (1957), tác giả không chỉ cho rằng tác phẩm Quan Âm Thị Kính
có giá trị hiện thực về xã hội mà còn chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn chủ
nghĩa. Từ đó, ông ca ngợi “lòng nhân đạo, lòng trung thành, tình thủy chung,
tinh thần hi sinh để làm việc nghĩa, lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của
công lý...có trong ý thức và hành động của Thị Kính” (13, tr18). Đó là những

2



yếu tố lành mạnh trong tinh thần nhân văn chủ nghĩa của người bình dân Việt
Nam, đáng được trân trọng và ngợi ca.
Hoa Bằng giới thiệu truyện Phạm Tải Ngọc Hoa (1962) đã có những
nhận định đánh giá về nhân vật Ngọc Hoa. Ông ca ngợi nhân vật Ngọc Hoa
can đảm, mưu trí, kiên quyết chống lại tên vua tàn bạo Trang Vương. Qua đó
khẳng định tình yêu chung thủy của Ngọc Hoa với Phạm Tải: không phân biệt
sang hèn, không thay lòng đổi dạ.
Trong công trình nghiên cứu giới thiệu truyện Phương Hoa, nhóm
Phùng Uông, Ninh Viết Giao, Lê Hoài Nam đã nghiên cứu tác phẩm từ nhiều
phương diện và nhiều vấn đề khác nhau. Cũng giống như Nguyễn Đức Đàn ca
ngợi Thị Kính, Phương Hoa cũng được các tác giả ca ngợi ở lòng chung thủy,
lòng nhân hậu, đạo lý làm người của người phụ nữ bình dân Việt Nam. Thông
qua đó các tác giả lên án những thế lực bất nhân, cường bạo chà đạp lên
quyền sống quyền hạnh phúc của con người trong xã hội phong kiến.
Năm 1965, Lại Ngọc Cang, Hồ Như Sơn viết về truyện Lưu nữ tướng.
Các tác giả cho rằng: truyện Lưu nữ tướng khai thác sâu yếu tố anh hùng ca của
đề tài chiến đấu chống lại giai cấp thống trị một cách mạnh mẽ nhất. Từ đó đề
cao vai trò của nữ giới chống lại ý thức hệ chính thống luôn cổ xúy cho tinh thần
“trọng nam khinh nữ”. Từ đầu đến cuối tác phẩm, tác giả luôn có ý thức xây
dựng một hình ảnh người phụ nữ có khả năng “vực nước phù đời”. Đó cũng là
những lời nhận xét rất chính xác của các tác giả về truyện Lưu nữ tướng.
Đặng Thanh Lê với công trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm
(1979) nghiên cứu một cách khoa học, kĩ càng và cụ thể về thể loại truyện
Nôm và Truyện Kiều. Tác giả đưa ra những nhận định chính xác về nhân vật
Thúy Kiều. Theo đó, Thúy Kiều là nhân vật lý tưởng đạo đức, lý tưởng thẩm
mĩ, là con người của hiện thực đau khổ, con người của vận mệnh bi kịch.

3



Nguyễn Phương Chi viết về truyện Tống Trân- Cúc Hoa (1984) quan
tâm chú ý đến thân phận người phụ nữ, thân phận đau khổ dưới một xã hội tối
tăm nhất. Thông qua đó là thái độ cảm thông và chia sẻ của tác giả đối với
những thân phận cơ cực của những người phụ nữ.
Giới thiệu về truyện Mã Phụng- Xuân Hương (1984), Nguyễn Thạch
Giang và Trần Việt Ngữ bên cạnh việc ca ngợi trí tuệ và tài đức tuyệt vời của
những người lao động bình thường, các tác giả còn đề cao vai trò của người phụ
nữ trong gia đình và ngoài xã hội, ca ngợi tình yêu, tình vợ chồng chung thủy.
Thứ hai, trong những công trình nghiên cứu truyện Nôm ở nhóm tác
phẩm theo đặc trưng thể loại có những bài viết hoặc những công trình nghiên
cứu của các tác giả: Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê, Kiều Thu Hoạch, Đinh
Thị Khang, Nguyễn Lộc.
Năm 1960, Bùi Văn Nguyên với bài viết trong Truyện Nôm khuyết
danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam đã đi sâu tìm hiểu truyện
Nôm khuyết danh về cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Khi viết về tinh
thần nhân đạo trong truyện Nôm khuyết danh, ông có những đánh giá cao
những nhân vật phụ nữ như Cúc Hoa, Bạch Hoa, Ngọc Hoa, Thoại
Khanh...Họ luôn đóng vai trò chủ động đấu tranh cho chính nghĩa, giải quyết
nhiều vấn đề khó khăn để bảo vệ tình yêu đến cùng. Ngoài ra, tác Bùi Văn
Nguyên còn cho rằng: những người phụ nữ đó còn có bản lĩnh vững vàng hơn
người đàn ông trong tác phẩm.
Tiếp tục viết về hình tượng người phụ nữ, năm 1968, Đặng Thanh Lê có
bài viết Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm. Trong công trình nghiên cứu,
tác giả đi sâu vào khai thác thái độ của các tác giả truyện Nôm với những
người phụ nữ. Theo đó, những người phụ nữ được ca ngợi ở những phẩm chất
tốt đẹp dám đứng lên chống lại cường quyền, những áp bức bóc lột của xã hội.

4



Trong công trình Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992),
với năm chương viết cụ thể đi sâu vào những vấn đề của truyện Nôm, Kiều
Thu Hoạch đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát toàn diện nhất về
truyện Nôm. Ở chương IV, ông có những trang viết về người phụ nữ thật sâu
sắc. Thông qua chủ đề chính của truyện Nôm là đấu tranh bảo vệ tình yêu
chung thủy, hạnh phúc gia đình, truyện Nôm đã xây dựng những câu chuyện
đầy trắc trở. Bên cạnh việc ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam, tác giả còn tố cáo tội ác của vua quan, cường quyền... trong xã hội
phong kiến đầy bất công.
Năm 2003, Đinh Thị Khang có bài viết Quan niệm về con người trong
truyện Nôm đề cập đến những phẩm chất quí giá của người phụ nữ. Đó là vẻ
đẹp mang tính chất toàn diện từ ngoại hình đến phẩm chất, tính cách của nhân
vật. Nhưng số phận của những con người ấy lại đau khổ. Cuối cùng những
người phụ nữ đó với những ước mơ, khát vọng mang ý nghĩa nhân văn đã
vượt qua tất cả khó khăn để có được kết thúc tốt đẹp.
Nguyễn Lộc tìm hiểu và đi sâu về mặt nội dung và nghệ thuật của loại
truyện Nôm bình dân (2007). Theo đó, ông quan tâm đến giá trị đạo đức và ca
ngợi những nhân vật phụ nữ hiếu thảo với cha mẹ, luôn chủ động trong tình
yêu và trong cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu truyện Nôm ở trên, các nhà
nghiên cứu đã ca ngợi những người phụ nữ không chỉ xinh đẹp, hiếu thảo mà ở họ
còn có tinh thần đấu tranh chống giai cấp thống trị, lễ giáo phong kiến hà khắc.
2.2. Lịch sử nghiên cứu nhân vật giả nam trong truyện Nôm
Từ trước tới nay, có nhiều bài viết hoặc công trình nghiên cứu về hình
tượng nhân vật nữ, nhưng nghiên cứu về nhân vật nữ giả nam, mới chỉ được
nhắc đến qua ba công trình của Bùi Văn Nguyên, Đặng Thanh Lê và Kiều
Thu Hoạch.

5



Trong công trình Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt
của văn học Việt Nam (1960), Bùi Văn Nguyên có đề cập đến nhân vật giả
nam nàng Phương Hoa trong truyện Phương Hoa và nàng Phi Nga trong
truyện Nữ tú tài. Ông cho rằng: Phương Hoa giả nam để đi thi trạng nguyên
cứu nhà chồng hay Phi Nga giả nam để đi học đều do tính lãng mạn tạo ra cho
nhân vật. Và chính “tính lãng mạn đã tạo cho một số nhân vật những đức tính
phi thường và những cuộc sống phi thường” (48, tr 44).
Năm 1968, Đặng Thanh Lê với bài nghiên cứu Nhân vật phụ nữ qua
một số truyện Nôm có một số đoạn viết về nhân vật giả nam, ca ngợi tài thao
lược của người phụ nữ. Tác giả có nhắc tới nhân vật giả nam trong tác phẩm
Phương Hoa, Lưu nữ tướng. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh và ca ngợi “hình
tượng Lưu nữ đã khắc họa thêm nhiều đường nét màu sắc sinh động phong
phú thêm bức chân dung người phụ nữ Việt Nam xưa kia”(38,tr 112). Từ đó,
Đặng Thanh Lê khẳng định thêm tài năng nhiều mặt của người phụ nữ.
Trong công trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại
(1992), Kiều Thu Hoạch đề cập đến nhân vật giả nam trong việc ca ngợi và
khẳng định họ. Ông chú ý đến người con gái thông minh, sắc sảo Phương Hoa
trong truyện Phương Hoa và Phi Nga trong truyện Nữ tú tài, nhưng nhấn
mạnh hơn đến nhân vật đặc biệt ông gọi bằng một cái tên “Bà Tướng” trong
truyện Lưu nữ tướng. Thông qua đó, Kiều Thu Hoạch khẳng định và đề cao
vai trò của người phụ nữ. Họ không chỉ là những người phụ nữ xinh đẹp mà
còn thông minh, sắc sảo.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về nhân vật giả nam và
những công trình đó mới chỉ khái quát sơ lược về nhân vật giả nam chưa trở
thành một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng này. Thiết nghĩ,
kiểu truyện viết về loại hình nhân vật giả nam trong truyện Nôm không nhiều,
chiếm một phần rất nhỏ trong hệ thống truyện Nôm nhưng là một chủ đề
không nhỏ về mặt tư tưởng.
6



Như vậy, về hình tượng nhân vật nữ trong truyện Nôm đã có nhiều công
trình nghiên cứu công phu. Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhân vật giả
nam trong truyện Nôm nhưng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Trên
cơ sở tiếp thu thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi tập trung
vào tìm hiểu đặc điểm và giá trị của nhóm nhân vật đặc biệt này.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận văn tập trung vào nghiên cứu nhóm nhân vật giả nam trong bảy
tác phẩm ở cả truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học: Sơ kính tân
trang, Ngọc Kiều Lê tân truyện, Hoàng Tú tân truyện, Phương Hoa, Lưu nữ
tướng, Nữ tú tài, Quan âm thị Kính.
Cụ thể, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn bao gồm:
+ Nữ tú tài, Nhà máy in Tiến Bộ, Nxb Phổ thông.
+ Lưu nữ tướng (1965), Xưởng in Lê- Văn- Tân, Nxb Văn học Hà Nội.
+ Phương Hoa (1964), Xưởng in Lê- Văn- Tân, Nxb Văn học Hà Nội.
+ Hoàng Tú tân truyện, Nhà in Thái Sơn.
+ Quan Âm Thị Kính (1957), Nxb Văn Sử Địa.
+ Sơ kính tân trang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Ngọc Kiều Lê tân truyện (1976), Nxb Khoa học Xã Hội.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết
danh (tập 1+2) của tác giả Bùi Văn Vượng và nhiều người khác sưu tầm,
tuyển chọn và khảo thích, Nxb Văn học Hà Nội để tham khảo.
Trong các văn bản trên, chúng tôi ưu tiên phân tích những tác phẩm
nhân vật giả nam đóng vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm: Phương Hoa,
Nữ tú tài, Quan Âm Thị Kính, Lưu nữ tướng, Hoàng Tú tân truyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu bảy tác phẩm, luận văn nghiên cứu
nhân vật giả nam trong truyện Nôm trên hai phương diện. Phương diện thứ


7


nhất, về mặt nội dung: chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm cơ bản, giá trị
biểu hiện của nhân vật giả nam. Thứ hai, chúng tôi tìm hiểu nhân vật giả nam
từ phương diện nghệ thuật: tạo tình huống bất ngờ, miêu tả ngoại hình và
hành động nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, diễn biến nội tâm nhân vật....Chúng
tôi dành nhiều trang viết đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những nét nổi bật cả
về nội dung và nghệ thuật của nhân vật giả nam.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu loại hình nhân vật giả nam trong bảy truyện Nôm trên nhiều
phương diện: cơ sở hình thành, đặc điểm ngoại hình, hành động, đặc điểm
tính cách, ngôn ngữ nhân vật, giá trị phản ánh hiện thực...Từ đó lý giải vì sao
nhóm nhân vật này lại độc đáo và có sức sống lâu dài đến vậy.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Trước hết, chúng tôi thống kê, phân loại nhân vật giả nam theo mục đích,
nhiệm vụ mà nhân vật phải cải trang thành nam nhi. Sau đó, chúng tôi tiến hành
thống kê những câu thơ miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc
thoại của nhân vật giả nam. Cuối cùng, chúng tôi thống kê hệ thống ngôn từ mà
nhân vật giả nam sử dụng như thành ngữ, từ Hán Việt, điển tích điển cố.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thống kê, phân loại chúng tôi tiến tới phân tích các phương
thức thể hiện nhân vật giả nam, tiến hành tổng hợp lại rút ra kết luận về đặc
điểm loại hình nhân vật.
4.3. Phương pháp so sánh
Chúng tôi áp dụng phương pháp này để tiến hành tìm ra điểm chung và
điểm riêng của nhân vật giả nam trong truyện Nôm, so sánh với nhân vật khác
trong cùng một tác phẩm truyện Nôm. Bước đầu sẽ có những so sánh với các

nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm khác để có những đánh giá toàn

8


diện hơn về loại hình nhân vật giả nam. Từ đó đưa ra những kết luận về tính
chất độc đáo của nhân vật giả nam.
4.4. Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Chúng tôi sử dụng phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc
tìm hiểu quá trình phát triển lịch sử văn học trung đại Việt Nam cùng quá
trình phát triển của thể loại truyện Nôm. Từ đó, giúp chúng ta thấy được
những điểm đổi mới trong sáng tác của các nhà văn qua từng thời kỳ về hình
tượng người phụ nữ nói chung và nhân vật giả nam nói riêng.
5. Đóng góp của đề tài
Với luận văn này chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về hệ
thống nhân vật giả nam trong truyện Nôm trên cơ sở tiếp thu vận dụng những
thành quả nghiên cứu của người đi trước .
Luận văn bước đầu cho thấy sự phát triển của loại hình nhân vật giả
nam từ tác phẩm văn học dân gian đến truyện Nôm, chỉ ra những phương thức
biểu hiện của nhân vật, ý nghĩa xây dựng nhân vật giả nam trong truyện Nôm.
Luận văn góp phần giúp người dạy và người học có thêm cái nhìn mới
mẻ, độc đáo về nhân vật giả nam một cách đầy đủ và đúng đắn nhất. Từ đó
góp phần tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, và phần kết thúc.
Phần nội dung gồm: 3 chương.
Chương I. Một số vấn đề chung
Chương II. Nhân vật giả nam nhìn từ phương diện nội dung.
Chương III. Nhân vật giả nam nhìn từ phương diện nghệ thuật


9


Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái quát về hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Nhân vật là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
những phương tiện văn học. Số lượng nhân vật trong truyện Nôm nhiều, có
khi lên đến 30 nhân vật như trong tác phẩm Truyện Kiều, 33 nhân vật như
trong truyện Mã Phụng Xuân Hương, 49 nhân vật như truyện Phạm Công
Cúc Hoa. Các tiêu chí phân loại nhân vật trong truyện Nôm: vị trí nhân vật
trong cốt truyện, đặc điểm tính cách, giới tính. Trước tiên, theo vị trí trong cốt
truyện có nhân vật chính và nhân vật phụ. Theo đặc điểm tính cách có nhân
vật chính diện và nhân vật phản diện. Theo giới tính nhân vật truyện Nôm
được chia thành nhân vật nữ, nhân vật nam và nhân vật giả nam. Ngoài ra,
trong truyện Nôm còn loại hình nhân vật phụ trợ. Nhân vật chính đồng thời
cũng là nhân vật chính diện, thường là những chàng trai, cô gái có đức có tài.
Nhân vật phản diện thường là những ông vua bạo ngược; những tên quan xấu
xa...bóc lột người lương thiện. Cuối cùng những nhân vật phụ trợ thường là
những nhân vật nô tì, nhân vật thần kì; đóng vai trò như nhân vật trung gian,
giúp đỡ nhân vật chính qua nhiều khó khăn, bảo vệ những mối tình tự do của
cậu chủ, cô chủ.
Như vậy, hệ thống nhân vật trong truyện Nôm rất đa dạng. Nó phản
ánh được nhiều đối tượng trong xã hội, góp phần làm nổi bật bản chất con
người bên trong và con người bên ngoài, hoàn thiện tính cách và số phận nhân
vật.
1.1. Đặc điểm nội dung qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Nhân vật truyện Nôm nói chung có những đặc điểm cơ bản giống nhau.
Tuy nhiên với cách phân loại thành hai nhóm truyện: truyện Nôm bình dân và

truyện Nôm bác học, nhân vật ở hai nhóm truyện có những đặc điểm riêng.
10


Truyện Nôm bình dân với chủ đề đấu tranh chống lại các thế lực áp bức trong
xã hội nên nhân vật thường là những chàng trai nghèo, mồ côi cha hoặc cả
cha lẫn mẹ nhưng có chí học hành. Các cô gái sinh ra trong gia đình giàu có,
xinh đẹp có phẩm hạnh tuyệt vời, có tinh thần đấu tranh bảo vệ tình yêu hạnh
phúc gia đình rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó là những nhân vật phản diện với bản
chất xấu xa, bất tài, vô dụng. Truyện Nôm bác học với chủ đề đấu tranh bảo
vệ tình yêu tự do nên các nhân vật thường là các tài tử giai nhân. Các chàng
trai chủ động tìm đến tình yêu và quyết tâm bảo vệ đến cùng tình yêu đó.
Trước tiên, trong nhóm truyện Nôm bình dân, các nhân vật nam tiêu
biểu là Phạm Công, Tống Trân, Châu Tuấn trong các tác phẩm nổi tiếng Phạm
Công-Cúc Hoa, Tống Trân- Cúc Hoa và Thoại Khanh Châu Tuấn...Các chàng
trai thường được sự giúp đỡ của các cô gái cuối cùng thi đỗ trạng nguyên, họ
bị vua ép duyên lấy công chúa vì từ chối mà bị hãm hại. Về tính cách các
chàng trai có vẻ thiếu mạnh dạn hơn các cô gái. Khi được các cô gái mở lời tỏ
ra ngại ngùng, không dám tiếp nhận mặc dù trong lòng cũng rất mến các nàng.
Tuy nhiên khi công thành danh toại, được vua gả công chúa họ lại rất mực
chung thủy với người vợ đã từng gắn bó từ lúc bần hàn mà kiên quyết từ chối.
Hơn nữa, các chàng trai về mặt đấu tranh bảo vệ tình yêu hôn nhân không
bằng các cô gái. Trong khi Ngọc Hoa đang tìm mọi cách để cự tuyệt lời dụ dỗ của
tên vua dâm ô bạo chúa thì chàng Phạm Tải lại tỏ ra yếu đuối, chấp nhận:
“Ấu đâu dám sánh liên hoa
Cú đâu dám đọ tiên nga mĩ miều
Nghĩ mình chút phận hẩm hiu
Bạc vàng chẳng có, tính chiều nào xong”
Mà nhân vật không chỉ tỏ ra một lần tiêu cực:
“Nàng đà an phận cung phi,

Tôi xin dạo gót lui về quê ngay”
(Phạm Tải Ngọc Hoa)
11


Các nhân vật nữ có chung đặc điểm là những cô gái có ngoại hình đẹp,
thường gắn với cái tên có mỹ danh “hoa”: Cúc Hoa, Bạch Hoa, Phương Hoa,
Ngọc Hoa... Không chỉ xây dựng là những cô gái có ngoại hình đẹp mà phẩm
hạnh cũng rất tuyệt vời: họ là những cô gái chủ động trong tình yêu hôn nhân,
đấu tranh đến cùng để bảo vệ hôn nhân gia đình; hiếu thảo với cha mẹ (nhất là
cha mẹ chồng). Chủ động trong tình yêu thể hiện ở việc rung động trái tim
ngay lần đầu gặp gỡ các chàng trai. Mặc dù xuất thân của các chàng trai đều
nghèo khổ nhưng cũng không ngăn cản tình yêu chủ động, mạnh mẽ của các
cô gái. Đó là nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa khi nghe Phạm Tải
kể chuyện gia đình mình, nàng đã cảm mến ngay. Đó còn là nàng Phương
Hoa trong truyện Phương Hoa chỉ mới nghe thấy tên chàng đã mến rồi sau
liếc mắt nhìn thấy chàng đã đem lòng yêu ngay. Nàng Cúc Hoa trong Tống
Trân Cúc Hoa khi thấy Tống Trân đến xin ăn trước cửa nhà mình nàng đã
“động lòng” tìm đủ mọi cách để giúp đỡ chàng. Như vậy, thông qua việc xây
dựng các nhân vật nam nữ có sự cách xa nhau về xuất thân, các tác giả truyện
Nôm nhằm mục đích chống lại quan điểm “ môn đăng hộ đối” đã có từ bao
đời trong xã hội phong kiến.
Các nhân vật nữ luôn bị thử thách qua nhiều biến cố trong tác phẩm
nhưng đều đấu tranh đến cùng để bảo vệ tình yêu thủy chung đó. Phương Hoa
trong truyện Phương Hoa giả nam lặn lội đường trường, không ngại khó ngại
khổ đến kinh thành dự thi, mong có cơ hội giúp gia đình Cảnh Yên. Cuối
cùng, cuộc đấu tranh của nàng đi đến thắng lợi khi tên Tào Trung Úy phải đền
tội và bản thân nàng có cuộc sống hạnh phúc với người mình yêu. Có khi
cuộc đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm khi nhân vật nữ phải chọn lấy cái chết để
chứng minh cho tình yêu trước sau như một của mình. Tiêu biểu như nàng

Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa, không còn cách nào khác, Ngọc Hoa
lựa chọn cái chết để không phải lấy tên vua bạo ngược. Kể cả, khi nhân vật

12


chết đi rồi, tinh thần đấu tranh ấy vẫn chưa kết thúc. Vợ chồng Phạm TảiNgọc Hoa kiện lên Diêm vương tội ác của tên Trang vương mong đòi lại công
lý cho mình.
Không chỉ ca ngợi sự chủ động trong tình yêu, tinh thần đấu tranh
không mệt mỏi để bảo vệ tình yêu ấy, truyện Nôm còn ca ngợi người con gái
hiếu thuận với cha mẹ. Không chỉ có hiếu với cha mẹ mình mà cả với cha mẹ
chồng các nàng cũng giữ trọn đạo làm con. Nhiều nhân vật trong tác phẩm
vừa nuôi chồng ăn học lại vừa phụng dưỡng cha mẹ chồng. Có những trường
hợp còn cắt thịt ở cánh tay của mình nướng cho mẹ chồng ăn qua con thập tử
nhất sinh.
Như vậy, các tác giả truyện Nôm chú ý xây dựng hình tượng những
người phụ nữ không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn đẹp cả về mặt phẩm chất.
Thông qua những nhân vật nam hay nữ, thể loại truyện Nôm chứa đựng một
giá trị nhân văn lớn. Nó không chỉ mạnh dạn tố cáo tội ác và bản chất của giai
cấp phong kiến mà còn đề cao tinh thần phản kháng mãnh liệt của tầng lớp
nhân dân lao động.
Bên cạnh những đặc điểm của nhân vật nam và nhân vật nữ trong tác
phẩm, truyện Nôm bình dân còn chú ý đến những nhân vật phản diện. Trước
hết, những nhân vật vua chúa trong truyện Nôm bình dân là những tên hôn
quân, bạo chúa đáng lên án nhất. Đó là những tên vua dâm ô, hèn hạ ép những
nhân vật tân trạng nguyên phải lấy công chúa, hoặc bị đi đầy để hòng cướp vợ
của họ. Tác giả vạch trần bộ mặt đê hèn của những ông vua nước Việt trong
Tống Trân- Cúc Hoa, vua Trang Vương trong Phạm Tải- Ngọc Hoa, vua
Hung Nô trong truyện Lý Công. Đáng lên án nhất là tên vua Trang Vương
trong Phạm Tải- Ngọc Hoa, không ép được Ngọc Hoa lấy hắn, Trang Vương

đã dùng kế sách bỉ ổi, giết chồng của nàng. Tống Trân chết, Ngọc Hoa cũng
chết theo để giữ gìn danh tiết. Cái chết của hai vợ chồng trẻ là tiếng chuông tố

13


cáo mạnh mẽ nhất đến tội ác tột cùng của tên vua đại diện cho giai cấp thống
trị. Nhân vật phản diện không chỉ là những ông vua dâm ô mà còn cả bọn quan
lại bất tài, vô dụng: tên quan Tào Trung Úy trong truyện Phương Hoa; bọn
trưởng giả, phú ông giàu có tham tiền trong truyện Tống Trân- Cúc Hoa.
Thứ hai, ở nhóm truyện Nôm bác học, chủ đề chính tập trung viết về đề
tài tình yêu đôi lứa. Do đó nhân vật trong truyện chủ yếu là các chàng trai và
các cô gái tìm đến tình yêu một cách tự do, không có sự ép buộc duyên tình.
Các nhân vật nam là những nho sinh theo đòi bút nghiên nơi của Khổng sân
Trình. Họ chủ động trong tình yêu khi tìm được nàng giai nhân tuyệt thế. Đó
là những chàng trai Kim Trọng, Phan Sinh, Phạm Kim.... có khi khát khao
yêu đương còn mãnh liệt hơn khát khao công danh sự nghiệp. Chàng Phan
Trần ngay lần đầu tiên gặp mặt ni cô Diệu Thường đã có tình cảm sâu đậm,
dám tỏ tình với ni cô ngay tại mái Tây chùa, cho thấy sự chủ động trong tình
yêu rất mạnh mẽ và liều lĩnh. Trong tác phẩm, tác giả dành cả hàng trăm
những câu thơ miêu tả cuộc gặp gỡ của các chàng trai và cô gái. Nhân vật
chàng Phạm Kim trong Sơ kính tân trang là một điển hình. Trong tác phẩm
chủ yếu là những lời tỏ tình, yêu đương, là những bài thơ tình ý giữa Phạm
Kim và Quỳnh Thư. Ngược lại với các chàng trai, các cô gái khi đến với tình
yêu thường có thái độ dè dặt hơn. Họ thường là thiên kim tiểu thư, cành vàng
lá ngọc xuất thân trong gia đình quan lại, giàu có. Có người táo bạo, mạnh mẽ
nhưng vẫn giữ mình theo khuôn khổ của đạo đức. Cuối cùng trải qua nhiều
khó khăn gian khổ tình yêu của họ vẫn bền chặt, có một cuộc sống trọn vẹn.
Những phẩm chất đáng quý của những chàng trai cô gái trong truyện
Nôm đã đạt đến vẻ đẹp thánh thiện. Đó cũng là điểm khác biệt giữa nhân vật

truyện Nôm và nhân vật thuộc các thể loại văn học hiện đại: nhân vật có tính
chất lý tưởng hóa hơn hơn là hiện thực hóa.

14


Nếu tính cách nhân vật trong truyện Nôm bình dân thường đơn giản,
một chiều thì tính cách nhân vật trong truyện Nôm bác học phần lớn có cá
tính. Hàng loạt những tác phẩm ở truyện Nôm bình dân đã xây dựng tính cách
nhân vật là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức. Nhắc đến Cúc Hoa là hình
tượng người con hiếu thảo, Ngọc Côn là hình tượng người vợ chung thủy,
Phương Hoa, Lưu nữ là hình tượng tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh đòi công
lý... Tùy từng tác phẩm mức độ thể hiện tính cách cũng khác nhau. Ở truyện
Nôm bác học, tính cách cá thể hóa của nhân vật chưa có gì sâu sắc, mới đạt
được ở mức cá thể hóa tâm trạng nhân vật. Hơn nữa, cá thể hóa tâm trạng của
nhân vật mới chỉ dừng lại ở cảm nghĩ, những rung động yêu đương mặc dù
nhân vật đã bộc lộ những tình cảm yêu thương mạnh mẽ, táo báo.
Như vậy, nhân vật truyện Nôm thường xây dựng theo khuôn mẫu, tính
cách nhân vật đơn giản một chiều, bất biến. Tuy ở một số truyện tính cách của
nhân vật đã đạt mức cá thể hóa tâm trạng. Cơ bản nhân vật truyện Nôm dễ
nắm bắt về đặc điểm cũng như tính cách nhân vật, khác với kiểu nhân vật
phức tạp trong truyện hiện đại.
1.2. Đặc điểm nghệ thuật qua hệ thống nhân vật trong truyện Nôm
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, các tác giả truyện Nôm sử dụng
những thủ pháp quen thuộc: miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, diễn
biến tâm trạng.
Ngoại hình nhân vật được các tác giả truyện Nôm quan tâm giới thiệu.
Nếu ngoại hình nhân vật nam ít khi chú ý miêu tả thì vẻ đẹp ngoại hình nhân
vật nữ được tác giả chú ý đến nhiều. Các nhân vật nữ như Thúy Kiều, Thúy
Vân, Thụy Châu, Phương Hoa, Ngọc Hoa... đều có nhan sắc tuyệt trần. Thông

thường khi miêu tả dung nhan của các nàng thường tác giả truyện Nôm hay
gắn với miêu tả phẩm chất của họ. Theo đó, đã là nhân vật tốt phải có ngoại
hình đẹp, nhân vật xấu có ngoại hình xấu. Những nhân vật phụ nữ trong

15


truyện Nôm như Cúc Hoa, Bạch Hoa, Ngọc Hoa...đều là những nhân vật
chính diện nên nhan sắc của họ miêu tả rất đẹp, đẹp như thần tiên. Chẳng hạn,
một đoạn thơ miêu tả nhân vật công chúa Bạch Hoa trong truyện Lý Công:
“Mặt nhìn trăm thức hoa sen
Nhác trông cứ tưởng là tiên non bồng”
(Lý Công)
Những nhân vật phản diện trong tác phẩm như Tào Thị, Lý Thông...
được miêu tả với vẻ ngoài xấu giúp bộc lộ bản chất của nhân vật một cách rõ
nhất. Và đây là vẻ bề ngoài của nhân vật Lý Thông, sau khi thuyết phục
Thạch Sanh giết Đại bàng cứu công chúa, ngoại hình chủ yếu được khắc họa
dáng dấp của kẻ ăn cướp:
“Thông thời cưỡi ngựa dù che
Tiền hô hậu hét bốn bề vang lên”
(Thạch Sanh)
Không đi sâu vào miêu tả hình dáng nhân vật nhưng tác giả truyện
Nôm chú ý nhấn mạnh đến việc miêu tả hành động của các nhân vật. Thông
qua hành động để bộc lộ tính cách của nhân vật. Trong nhóm truyện Nôm
bình dân, tính cách nhân vật được hiện lên chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động.
Truyện Nôm bác học ngoài ngôn ngữ, hành động bắt đầu chú ý đến nội tâm
nhân vật. Đó là những nhân vật đầy diễn biến nội tâm như Thúy Kiều trong
Truyện Kiều, Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên, nàng Dao Tiên
trong truyện Hoa Tiên...
Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật, theo Đinh Thị Khang trong

khi nghiên cứu về truyện Nôm cho rằng: “ngôn ngữ nhân vật chiếm vị trí nổi
bật trong dung lượng tác phẩm, tỉ lệ phổ biến là 30-40% tổng số câu thơ toàn
tác phẩm. Và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm chủ yếu được xây dựng ở
dạng ngôn ngữ đối thoại” (46,tr 126). Bên cạnh đó, có thể thấy ở một số

16


truyện Nôm ngôn ngữ độc thoại được các tác giả truyện Nôm chú ý khai thác
thể hiện nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật luôn xoay quanh chủ đề
chính của truyện. Chủ đề chính của truyện Nôm bình dân là phẩm chất đạo
đức (người phụ nữ hiếu thảo, người vợ chung thủy…) và công lý xã hội,
truyện Nôm bác học là tình yêu tự do và bảo vệ tình yêu tự do đến cùng. Đó
cũng là nội dung chính của các cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong truyện.
2. Khái quát về nhân vật giả nam trong truyện Nôm
2.1. Tìm hiểu khái niệm
Nhân vật giả nam xuất hiện khá lâu trong văn học, nó trở thành một
loại hình nhân vật quen thuộc. Nói đến nhân vật giả nam là nói đến những
nhân vật nữ cải dạng nam giới. Họ giả nam theo một mục đích nhất định nào
đó, thông thường là xuất phát từ quan điểm khắt khe của lễ giáo phong kiến
coi thường người phụ nữ, cho rằng họ là những người phụ nữ chân yếu tay
mềm, thiếu bản lĩnh, quen dựa dẫm, không có tiếng nói gì trong gia đình và
xã hội. Trên thực tế những người phụ nữ giả nam thường là những con người
mạnh mẽ, thông minh, sắc sảo. Họ không sợ cường quyền, âm thầm đấu tranh
cho quyền lợi của phái nữ và bản thân họ đã làm được nhiều việc mà khiến
cho phái mạnh phải nể phục.
2.2. Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm
2.2.1. Khái quát một số truyện có mô típ giả nam trong văn học Trung Hoa
Nhân vật giả nam là mô típ khá quen thuộc trong văn học cổ Trung
Hoa. Người Việt Nam thường biết đến những cái tên quen thuộc như Lương

Sơn Bá- Chúc Anh Đài, Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan...
Truyện Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài là một tác phẩm nổi tiếng. Câu
chuyện kể về một mối tình đẹp và xúc động của cặp đôi trai tài tên là Lương
Sơn Bá và gái sắc là Chúc Anh Đài. Vào thời Đông Tấn (317-420 SCN), có
cô gái tên Chúc Anh Đài sinh ra trong gia đình giàu có. Chúc Anh Đài giả

17


nam đi học tại trường Lương Sơn Bá ở Hàng Châu tên là Nghi Sơn. Trong ba
năm học, người bạn học cùng phòng là Lương Sơn Bá không phát hiện ra
thân phận thật của nàng. Khi chia tay về quê nhà, Chúc Anh Đài có hứa với
Lương Sơn Bá sẽ gả em gái của mình (thực chất là ám chỉ mình) cho chàng.
Thân phận giả nam của Chúc Anh Đài bị lộ nhân một dịp Lương Sơn Bá về
nhà Chúc Anh Đài chơi, từ đó họ yêu nhau thắm thiết. Nhưng tình yêu không
trọn vẹn khi gia đình Anh Đài ép nàng lấy tên Mã Văn Tài. Mã Văn Tài là bạn
học cùng trường với Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Mã Văn Tài đã biết thân
phận thật của Chúc Anh Đài từ lúc còn ở trường học nên đã đem lòng yêu mến
nàng từ lâu. Vì buồn bã do nhiều năm tưởng nhớ đến Chúc Anh Đài, Lương
Sơn Bá đã mắc bệnh và qua đời. Một năm sau, trên đường xuất giá về nhà
chồng, người con gái giả nam đầy bản lĩnh đó để giữ đúng mối tình chung thủy
với chàng Lương Sơn nàng đã chọn cái chết bên mộ của chàng. Có thể nói, tình
yêu chung thủy họ dành cho nhau không có gì thay thế được.
Nhân vật Mạnh Lệ Quân trong tác phẩm Mạnh Lệ Quân là một người
phụ nữ lạ kì. Nàng vốn thông minh từ nhỏ, là con gái nhưng thông thạo kinh
thi, gỏi y thuật, cầm, kì, thi, họa đều biết hết. Vì muốn minh oan cho nhà
chồng chưa cưới là Hoàng phủ Thiếu hoa bị tên Lưu Khuê Bính vu oan giá
họa, Mạnh Lệ Quân đã cải dạng nam trang và đi thi. Nàng thi đỗ trạng nguyên
và làm quan đến chức thừa tướng, cha con Lưu Khuê Bính bị Mạnh Lệ Quân
tố cáo nên bị đày vào ngục chuẩn bị xử chém. Làm quan được một thời gian

thân phận giả nam của nàng bị bại lộ, nhờ có thái hậu giúp đỡ mà Mạnh Lệ
Quân trở về với gia đình. Lệ Quân cùng chồng là Thiếu Hoa chu du thiên hạ,
sống một cuộc sống hạnh phúc. Như vậy, thông qua nhân vật Mạnh Lệ Quân,
tác giả nhằm đề cao người phụ nữ. Họ không chỉ có nhan sắc, đức hạnh mà
còn khác với những phụ nữ khác là tinh thông kinh sử, dám chen chân vào
chốn thi cử để tìm công lý chính đáng cho gia đình chồng chưa cưới. Đó là

18


tinh thần đáng quý của những cô gái dũng cảm như Lệ Quân nói riêng và
những nhân vật nữ giả nam nói chung.
Nhân vật Hoa Mộc Lan trong tác phẩm Hoa Mộc Lan cũng là một cô
gái được ca ngợi rất nhiều. Thời Bắc Ngụy có cô gái tên Hoa Mộc Lan, mồ
côi mẹ, sống cùng cha tên là Hoa Hồ. Từ nhỏ, cô gái đã thích tập võ, thông
minh, dũng cảm. Năm nàng mười tám tuổi, dân tộc du mục Nhu Nhiên xâm
phạm toàn dân Bắc Ngụy lên đường ra trận. Vì thương người cha già, Hoa
Mộc Lan đã chuốc rượu cho cha say để thay cha đi tòng quân. Nàng lập được
nhiều chiến công trong việc cứu nguy cho triều đình, cứu hoàng tử điện hạ
thoát chết và nhân dân thoát được cuộc chiến tranh tàn nhẫn. Điều đó làm cho
Mạnh Lệ Quân trở thành một người phụ nữ nổi tiếng trong nền văn học Trung
Quốc về một nữ anh hùng tài giỏi làm được những việc lớn.
Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài hay Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan đều là
những câu chuyện ca ngợi những người phụ nữ thông minh, tài giỏi. Để thể
hiện tài năng và bản lĩnh của mình, các cô gái đã giả nam để đi học, để được
tham gia chiến trận. Thực tế cho thấy những người phụ nữ làm rất tốt những
công việc mà trong xã hội lúc bấy giờ chỉ cho phép nam giới làm. Chúc Anh
Đài tại trường học rất giỏi, Mạnh Lệ Quân đi thi và đỗ rất cao làm quan đến
chức Thừa tướng, Hoa Mộc Lan tại chiến trường lập được nhiều chiến công
hiển hách. Đó là những bằng chứng cho thấy xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

phải có cái nhìn công bằng đối với người phụ nữ.
2.2.2. Khái quát mô típ giả nam trong truyện Nôm
Mô típ giả nam từ văn học Trung Hoa bằng con đường giao lưu văn
hóa có những ảnh hưởng nhất định đến kiểu nhân vật giả nam trong văn học
Việt Nam thời trung đại. Sự ảnh hưởng đó đã tác động đến quá trình sáng tác
của các tác giả truyện Nôm trong những tác phẩm: Nữ tú tài, Phương Hoa,
Quan Âm Thị Kính, Ngọc Kiều Lê, Sơ kính tân trang, Lưu nữ tướng, Hoàng

19


Tú tân truyện. Tuy số lượng nhân vật giả nam trong truyện Nôm không nhiều
nhưng có vị trí quan trọng vì không chỉ phản ánh được thực tại xã hội mà còn
là loại hình nhân vật rất độc đáo và hấp dẫn.
Ca ngợi những nhân vật giả nam trong truyện Nôm không chỉ dừng lại
ở việc mang đầy đủ những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ phong kiến
mà còn có những đức tính mới lạ, hấp dẫn khác. Trước tiên, những nhân vật
giả nam như Phi Nga, Phương Hoa, Thị Kính, Mộng Lê, Thụy Châu, Lưu nữ
hay Ngọc Côn đều là những cô gái có nhan sắc và đức hạnh. Họ là những cô
gái có dáng hình của tiên nga, mang vẻ đẹp trang trọng quý phái của những cô
tiểu thư con nhà giàu đồng thời còn là những cô gái có tấm lòng hiếu thuận
với cha mẹ, thủy chung son sắc với người mình yêu. Đặc biệt, những đức tính
mới lạ làm cho nhân vật giả nam không giống với các nhân vật khác là tính
cách mạnh mẽ, thông minh, dũng cảm mang bản lĩnh của một đại trượng phu.
Họ không chịu được những bất công trong xã hội, những nghịch lý mà xã hội
áp đặt cho, không chịu “giữ phận trong nhà” nên mạnh dạn cải trang thành
nam nhi thực hiện những công việc với thân phận nữ nhi không được phép
làm lúc bấy giờ. Thế nhưng những người phụ nữ vốn bị coi là chân yếu tay
mềm ấy lại có thể làm được mà làm tốt hơn cả những đấng mày râu. Họ cũng
đi học và đi thi đỗ đạt thành tài, họ cũng đã đứng lên đòi công lý cho người

thân yêu, họ cũng đã cầm quân khởi nghĩa như một vị anh hùng đáng khâm
phục. Tất cả những người phụ nữ giả nam dũng cảm đó đã góp phần mạnh mẽ
vào việc tố cáo xã hội phong kiến nhiều bất công đối với người phụ nữ đồng
thời còn là tiếng cười sâu cay đối với những kẻ mang tiếng là thân nam nhi
mà vô dụng.
Kết thúc tác phẩm, các nhân vật nữ giả nam đều có cuộc sống ấm no,
hạnh phúc bên gia đình và người mình yêu. Đó là tư tưởng, tình cảm đầy giá
trị nhân văn sâu sắc mà tác giả truyện Nôm dành cho nhân vật nữ của mình.

20


×