Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 huyện Khánh Vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.47 KB, 18 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN KHÁN VĨNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /DA-UBND Khánh Vĩnh, ngày tháng năm 2011
DỰ THẢO
Lần 3 ĐỀ ÁN
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020 huyện Khánh Vĩnh
Tính cấp thiết của đề án:
Huyện Khánh Vĩnh có 13 xã và 01 Thị trấn, diện tích tự nhiên 1.165km2,
trong đó đất lâm nghiệp chiếm 72,2%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 9,5% và các
diện tích đất khác chiếm 18,3%. Ranh giới huyện Khánh Vĩnh được xác định như
sau: Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía đông giáp huyện Diên Khánh, phía nam
giáp huyện Khánh Sơn, phía Tây giáp Đắc Lắc và Lâm đồng.
Dân số có 34.357người và có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó:
dân tộc kinh là 9.253người, chiếm tỷ lệ 26,62% và các dân tộc thiểu số là
25.502người, chiếm tỷ lệ 73,38%, gồm: dân tộc Raglai 16.881người, Ê Đê
1.584người, TRin 4.894người, Mườg 189người, Tày 1.192người, Nùng 667người,
Dao 34người, Khơ Me 02người, Chăm 10người, Hoa 10người, Thái 10người, H’Rê
08người, Thổ 06người và M’Nông 15người.
Khánh Vĩnh có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp,
công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ du lịch sinh thái…., nhất là khi có tuyến
đường Nha Trang - Lâm Đồng đi ngang qua địa bàn huyện. Mặt khác, Khánh Vĩnh
còn có tầm quan trọng to lớn đối với Tỉnh Khánh Hòa về mặt môi trường sinh thái
và an ninh quốc phòng.
Trong nhiều năm qua, Trung ương, Tỉnh đã rất quan tâm đầu tư phát triển
miền núi nói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng
khá, đời sống vật chất và văn hóa người dân không ngừng được nâng cao, tỉ lệ hộ
nghèo giảm nhanh. Song những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
mức đầu tư đã bỏ ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song một nguyên nhân rất cơ
bản là chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện còn rất hạn chế.


Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhằm
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng một
huyện nghèo, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của toàn Tỉnh, Uỷ ban nhân
dân huyện Khánh Vĩnh xây dựng đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao
động trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
PHẦN THỨ NHẤT
Cơ sở pháp lý và thực trạng
I. Những căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:
Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH 11 ngày 29/11/2006;
1
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án: “Đào tạo nghề cho lao đông nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
30/7/2010 của liên Bộ: Tài chính, Lao đông - Thương binh & Xã hội Hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh
Khánh Hòa phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao đông nông thôn đến năm 2020
tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh
Khánh Hòa phê duyệt Đề án Đào tạo và cấp chứng chỉ nghề thuyền trưởng, máy
trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu đánh cá tỉnh Khánh Hòa - Giai đoạn
2010-2015;
Căn cứ Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh
Khánh Hòa về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Khánh Hòa năm 2011.
II. Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện
Khánh Vĩnh giai đoạn 2006 - 2010:
Nhận định về những thành tựu trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc

làm trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XVII nêu: “Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết
việc làm có tiến bộ. Đã tập trung đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên nông thôn
và thanh niên dân tộc thiểu số, thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp, hướng vào các
nghề địa phương có thế mạnh hoặc thị trường lao động có nhu cầu cao; hình thức
đào tạo khá đa dạng, phù hợp với thực tế của địa phương. Trong 5 năm, đã đào tạo
nghề cho 3 485 lao động, giải quyết việc làm cho 4299 lao động bằng nhiều hình
thức, chủ yếu là tự tạo việc làm và thu hút vào các doanh nghiệp trên địa bàn. Chất
lượng nguồn nhân lực về văn hoá, chuyên môn được nâng lên. Tỉ lệ lao động thất
nghiệp không đáng kể”.
Nghị quyết cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém như sau: “Chất lượng nguồn
nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động dạy nghề chưa
gắn liền với địa chỉ tuyển dụng lao động, chất lượng thấp. Chưa coi trọng đào tạo
nghề nông gắn liền với thế mạnh về nông nghiệp của địa phương. Tỉ lệ lao động
được đào tạo nghề chỉ đạt 16%. Mặt khác, xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao
động, cả lao động phổ thông lẫn lao động chuyên môn, cả trong thị trường lao động
nông thôn cũng như trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Thời gian lao động
nhàn rỗi trong nông nghiệp còn nhiều”.
Biểu hiện cụ thể của những nhận định trên như sau:
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực;
năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống; ứng dụng
2
khoa học công nghệ vào sản xuất bước đầu được coi trọng; các thành phần kinh tế
phát triển ngày càng đa dạng, khai thác tốt hơn các nguồn lực của địa phương.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân tăng 8,79%/năm giai đoạn
2006 - 2010. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,49%; ngành công
nghiệp và xây dựng tăng 14,84% và ngành dịch vụ tăng 9,71%. GDP bình quân đầu
người đạt 8,6 triệu đồng/năm.
Tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm, ngành công

nghiệp và dịch vụ tăng trong cơ cấu kinh tế, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng
tăng nhanh nhất. Năm 2010, nông nghiệp chiếm tỉ trọng 34,14%; công nghiệp – xây
dựng 23,31% và dịch vụ 42,55%.
Ngành kinh tế Năm 2006 2010
Nông-lâm-thủy sản 39.05% 34,14%
Công nghiệp-xây dựng 18,30% 23,31%
Dịch vụ 42,65% 42,55%
Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá so mức bình quân chung toàn Tỉnh. Lựa
chọn cây trồng, vật nuôi đã gắn với yếu tố thị trường. Năng suất cây trồng, vật nuôi,
sản lượng lương thực và sản lượng thóc tăng. Đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều
thay đổi trong tập quán canh tác, tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới,
góp phần tích cực ổn định định canh định cư. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo
vệ rừng được chú trọng, đã khoán bảo vệ rừng cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc
thiểu số, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân.
Sản xuất công nghiệp, xây dựng có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành nghề
ngày càng đa dạng, gắn liền với thế mạnh vùng nguyên liệu và nhu cầu thị trường,
chất lượng sản phẩm được nâng lên, có sức cạnh tranh. Công nghiệp phát triển đã
góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp và dịch vụ.
Thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Hệ thống chợ,
cửa hàng tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Một số ngành dịch vụ mới được
hình thành và phát triển như dịch vụ sản xuất nông nghiệp, xăng dầu, vận tải, điện
tử. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tăng, huy động vốn và cho vay vốn đạt kế hoạch
hàng năm, tỉ lệ nợ xấu giảm. Dịch vụ bưu chính – viễn thông phát triển khá, tái cơ
cấu về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mạng lưới thông tin
liên lạc thông suốt ở hầu hết các khu vực trên địa bàn huyện.
Các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh,
bao gồm kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, tiểu chủ…Toàn huyện
có 8 doanh nghiệp nhà nước, 36 doanh nghiệp tư nhân và trang trại, 5 940 hộ sản
xuất nông nghiệp và 1 208 hộ kinh doanh công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế hộ gia đình

được coi trọng đầu tư, là bước đi cần thiết để chuyển nền kinh tế từ tự cung, tự cấp
sang sản xuất hàng hóa.
2. Tình hình lao động và việc làm:
3
Theo thống kê năm 2010, toàn huyện huyện có 18 250 lao động, chiếm 52,5%
so dân số. Giai đọan 2006 – 2010, bình quân mỗi năm tăng gần 800 lao động. Trong
đó, số lao động có việc làm chiếm tỉ lệ 99,8% số người trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong
các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp.
Giai đoạn 2006-2010 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau:
(Xem biểu cơ cấu lao động)
Theo thống kê trên, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm đến 76% tổng
số lao động có việc làm; khu vực dịch vụ chiếm 16,52%; riêng khu vực công nghiệp
– xây dựng chỉ chiếm 6,61%.
Chia theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực nhà nước chiếm gần
15%; khu vực tư nhân chiếm trên 2%; khu vực cá thể, hộ gia đình chiếm đến 83%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 16% so với lực lượng lao động tham
gia hoạt động kinh tế thường xuyên. Lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp
chuyên nghiệp trở lên chủ yếu nằm trong lực lượng cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Ở các thành phần kinh tế khác, hầu hết
lao động mới qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
3. Thực trạng đào tạo nghề
3.1. Về cơ sở dạy nghề:
- Toàn huyện có 01 trung tâm dạy nghề và 01 trung tâm giáo dục thường
xuyên. Ngoài ra, còn có sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất, các hội, đoàn thể, trung tâm học tập cộng đồng xã và mô hình liên kết đào tạo
với các trường dạy nghề ở Diên Khánh, Nha Trang, các chương trình, dự án v.v…
- Qui mô, cơ cấu, trình độ nghề được đào tạo:
Hàng năm, Trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đào
tạo nghề cho khoảng 500 lao động, trong đó:

Sơ cấp nghề: 200 người
Dạy nghề thường xuyên: 300 người
Ngành nghề được đào tạo bao gồm: nhóm ngành công nghiệp – xây dựng
khoảng 100 người/năm và nông – lâm – thủy sản khoảng 400 người/năm.
3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Bảo đảm những điều kiện tối thiểu cho công tác dạy nghề, bao gồm phòng
học lý thuyết, phòng thực hành, khu thực hành, khu nội trú cho học viên ….và các
trang thiết bị dạy nghề cần thiết được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về
tăng cường năng lực đào tạo.
3.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề:
Hiện có 18 giáo viên, trong đó, giáo viên có trình độ Cao đẳng 01, Đại học 04
người, Có 85% giáo viên đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức sư phạm.
3.4. Kết quả đào tạo nghề:
- Tổng số người được đào tạo nghề từ năm 2006 đến năm 2010 là 3.485
người, trong đó:
4
+ Sơ cấp nghề: 2.213 người.
+ Học nghề thường xuyên (học nghề tự do): 1.272 người.
- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20% trong đó số lao động
có việc làm qua đào tạo nghề đạt 16%
4.Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:
Số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo từ năm 2005-2010 qua các lớp
như:
- Đào tạo, bồi dưỡng chính trị 57 lớp, 3.423 học viên tham gia (trong đó
66 học viên học sơ cấp, 142 học viên học trung cấp và 02 người học cao cấp chính
trị).
- Đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước 2 lớp gồm 102 người
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách và công chức
cấp xã bao gồm: đại biểu HĐND 180 người, nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể 1999 học viên, nghiệp vụ quân sự, công an, tư pháp, địa chính – xây

dựng, thống kê, văn hóa – xã hội : 338 lượt.
- Bồi dưỡng tin học 128.
- Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp và kỹ năng quản lý, điều hành cho
chủ tịch HĐND và UBND: 66 lượt.
5. Đánh giá chung:
5.1. Những mặt đạt được:
- Trong giai đọan 2006 – 2010, lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng
nhanh hơn mức tăng dân số (15,55%/12,69%), số người phụ thuộc do lao động phải
nuôi dưỡng giảm dần. Giải quyết việc làm cho người lao động đạt kết quả tích cực
thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thu nhập người lao
động ngày càng tăng. Tỉ lệ thất nghiệp toàn phần không đáng kể, chiếm chưa đầy
1% lực lượng trong độ tuổi lao động. Trình độ các mặt của lao động nâng lên đáng
kể, đặc biệt là lao động quản lý trong khu vực nhà nước. Lao động trên địa bàn
huyện Khánh Vĩnh còn có những ưu điểm chung của lao động cả nước, đó là đức
tính cần cù, chịu khó và sáng tạo.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về giáo dục – đào tạo
nói chung và dạy nghề nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực. Tỉ lệ huy động
học sinh đến lớp tăng nhanh, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học, tạo tiền đề
thuận lợi cho công tác đào tạo nghề. Người lao động ngày càng quan tâm hơn trong
việc học nghề, kết quả số lượng tuyển mới học nghề hàng năm ngày càng tăng. Dạy
nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng cầu lao động, tiếp cận với doanh nghiệp
và thị trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, giảm
nghèo. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
5
và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Các điều kiện
đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề đã được tăng cường.
5.2 .Những hạn chế, yếu kém:
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ trên một nửa dân số, thấp
hơn rất nhiều so tỉ lệ chung cả nước và trong Tỉnh, dẫn đến một lao động phải nuôi
dưỡng đến gần 2 người, làm cho đời sống chậm được cải thiện, khả năng tích lũy

thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và
vùng kinh tế rất chậm. Lao động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kinh tế cá
thể chiếm tỉ trọng lớn. Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân có tỉ trọng thấp, tăng
chậm. Lao động trong khu vực nhà nước chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức
hành chính sự nghiệp.
- Lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp lớn; trình độ lao động nói chung thấp
cả về nhận thức và tay nghề; ý thức kỷ luật và tự giác của lao động còn nhiều hạn
chế, một bộ phận có tâm lý ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước, không chịu khó vươn
lên. Tất cả những hạn chế trên dẫn đến năng suất lao động và thu nhập thấp, khả
năng tích lũy tái sản xuất mở rộng kém, không đáp ứng kịp yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Đầu vào của đào tạo nghề không bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nên
tuyển sinh gặp khó khăn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc triển khai đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp còn chậm, chất lượng học viên chưa đạt yêu
cầu khi thử việc vào các doanh nghiệp, công ty….Quy mô đào tạo dài hạn (cao đẳng
nghề, trung cấp nghề) còn thấp. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù
được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa
huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy
nghề.
5.3. Nguyên nhân
a. Khách quan:
+ Xuất phát điểm của kinh tế - xã hội miền núi rất thấp là nguyên nhân
có tính bao trùm.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có sự phát triển song chưa đáp
ứng yêu cầu, khả năng thu hút đầu tư thấp, trình độ phát triển kinh tế chưa tạo ra nhu
cầu lớn để thúc đẩy người lao động nhanh chóng nâng cao trình độ mọi mặt.
b. Chủ quan:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến công

tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chậm
có định hướng về phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội để làm cơ sở cho xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề 5 năm và
hàng năm. Công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề - việc làm đến từng gia đình,
cá nhân người lao động nông thôn chưa tốt.
6
- Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, UBND các địa
phương, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu chặt chẽ; không nắm chắc nhu
cầu sử dụng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn và từng năm để có kế hoạch đào
tạo nghề phù hợp, dẫn đến tình trạng nhiều lao động được đào tạo nghề nhưng
không kiếm được việc làm hay làm việc không phù hợp với ngành nghề được đào
tạo.
- Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề chưa đáp ứng
được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Hệ thống giáo dục – đào tạo phát
triển thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, một lượng khá lớn học sinh sau Trung học cơ sở
không được tiếp tục học văn hóa nhưng không được đào tạo nghề.
- Kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
(Quan điểm, mục tiêu, giải pháp)
I. Dự báo về dân số, lao động và việc làm
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh đến năm
2015-2020:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và trong giai
đoạn 2016 – 2020.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp -
xây dựng; dịch vụ - du lịch; giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Dự báo tỷ lệ
đóng góp cho GDP theo cơ cấu sau:
Cơ cấu kinh tế Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Nông – lâm – thủy sản 34,14% 26,26% 21%
Công nghiệp – xây dựng 23,31% 29,61% 45%
Dịch vụ - du lịch 42,55% 44,13% 34%
2. Dự báo dân số, lao động, việc làm:
2.1. Dự báo dân số:
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 -2010 là 721người/năm. Dự kiến
dân số huyện Khánh Vĩnh đến năm 2020 là 42.000 người (39.700 người – TL Qui
hoạch tổng thể).
2.2. Dự báo lao động việc làm:
- Tổng số người trong độ tuổi lao động tăng dần từ 18.250 người năm 2010
đến khoảng 27.000 người vào năm 2020. Dự báo thời kỳ 2011-2015 tuổi lao động
tăng bình quân 800 người/năm.
7

×