Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nâng cao hiệu quả khai thác hàng container tại các cơ sở cảng của tổng công ty tân cảng sài gòn Luận văn Thạc sỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.89 KB, 61 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHAN THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2022


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

PHAN THÁI BÌNH

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC HÀNG
CONTAINER TẠI CÁC CƠ SỞ CẢNG CỦA TCT TCSG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Việt Hùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu cải thiện nâng cao


hiệu quả khai thác hàng container tại các cơ sở cảng của TCT TCSG” là do tôi tự
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Việt Hùng. Mọi số liệu và thông tin
trong luận văn đều do tôi trực tiếp thu thập và được sự đồng ý của Ban Giám đốc
Công ty TNHH MTV Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn.
Để hồn thành bài luận văn này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu được ghi
trong tài liệu tham khảo ở phần cuối của luận văn, ngồi ra tơi khơng sử dụng bất cứ
tài liệu nào khác. Nếu có sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Học viên

Phan Thái Bình

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô đã giảng
dạy trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, trường Đại học Hàng hải
Việt Nam những người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích về Quản lý
Kinh tế, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn cho
tơi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công
ty Tân Cảng Sài Gịn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập dữ liệu và tư vấn
về tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty cũng như giúp tôi tiếp cận được thực
tế về kết quả khai thác của Công ty.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế
nên những biện pháp đưa ra khó tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận

được sự góp ý của thầy cơ để bài luận văn của tơi hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.

2


Chữ viết tắt
Cơng ty

Giải thích
Cơng ty TNHH MTV Tổng Cơng
ty Tân Cảng Sài Gòn

DTT

Doanh thu thuần

LNST

Lợi nhuận sau thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ & ĐTDH

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

TSLĐ & ĐTNH


Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

VKD

Vốn kinh doanh

3


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số hình
Sơ đồ 2.1

Tên hình
Mơ hình cơ cấu tổ chức Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn

Trang
46

Biểu đồ 2.1


Cơ cấu lao động phân theo trình độ

36

Biểu đồ 2.2

Cơ cấu lao động phân theo đặc điểm lao động

37

Biểu đồ 2.3

Cơ cấu lao động phân theo giới tính

38

Biểu đồ 2.4

Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

38

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một nền kinh tế đang có những bước phát triển nhanh với nhiều
thành tựu về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, hệ thống cơ sở hạ tầng,
cảng biển, hệ thống logistics … trong những năm gần đây. Trong đó, với chiều dài

bờ biển trên 3000 kilomet, các cảng biển Việt Nam đã đóng một vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế đất nước cũng như có một số cảng cửa ngõ có vị trí
cao trong khu vực và thế giới.
Song song với sự phát triển của luồng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển, cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam cũng đã thực sự bùng nổ trong khoảng mười
năm trở lại đây. Sự gia tăng về nguồn cung dịch vụ cảng biển với số lượng lớn các
bến cảng, thu hút nhiều nhà đầu tư khai thác cảng cũng đồng thời đặt ra vấn đề về
cạnh tranh giữa các bến cảng trong cùng một địa phương. Cạnh tranh giữa các cảng
biển là một đề tài có tính truyền thống trên thế giới với số lượng rất lớn các cơng
trình đã cơng bố có liên quan. Tuy nhiên, đây cũng là một chủ đề phát sinh nhiều
tranh cãi và ý kiến trái chiều đặc biệt về bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
cảng biển.
Thực trạng hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay cũng cho thấy vấn đề về
sự phân tán của thị trường các bến cảng với số lượng lớn các bến cảng nhưng khơng
có bến cảng nào có quy mơ đủ lớn, chiều dài cầu tàu và diện tích bến cảng đủ lớn để
đạt được các lợi thế kinh tế về quy mơ, qua đó hấp dẫn được các hãng tàu nước
ngồi cũng như có vị thế cao hơn với hãng tàu nước ngồi.
Cơng ty TNHH MTV Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn (Cơng ty) là một đơn
vị đã được thành lập và hoạt động lâu đời trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ về
cảng biển như xếp dỡ hàng hóa, vận tải, kho bãi, Logistics ... Tuy nhiên, với môi
trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay khi ngày càng có nhiều
doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực để có thể tồn tại và phát triển một
cách bền vững thì việc nâng cao hiệu quả khai thác của Công ty cũng như hệ sinh
thái vận tải biển và logistics đối với Công ty trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao
giờ hết.

5


Xuất phát nhận thức đó, cùng với những kiến thực đã tiếp thu được trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu, thông qua việc tiếp xúc và nghiên cứu kĩ
lưỡng thực tế hoạt động khai thác của Công ty trong giai đoạn ...., người viết đã
quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu cải thiện nâng cao hiệu quả khai thác hàng
container tại các cơ sở cảng của TCT TCSG” làm luận văn thạc sĩ. Trong q trình
hồn thiện khơng tránh khỏi có những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
và sự giúp đỡ của Quý thầy cơ để đề tài được hồn thiện một cách tốt nhất.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về hiệu quả khai
thác của doanh nghiệp, có những nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, Lev (1983) nhận thấy
rằng, sự biến thiên của lợi nhuận theo thời gian bị ảnh hưởng bởi loại sản phẩm,
mức độ cạnh tranh và mức độ thâm dụng vốn cũng như quy mơ của doanh nghiệp.
Ngồi ra, khả năng sinh lời có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố kinh tế khác nhau
(Burns, 1985). Những chứng cứ mới về các nhân tố quyết định.
Các phương pháp định lượng mà các nghiên cứu quốc tế đã thực hiện để
phân tích, xếp hạng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động khai thác cảng biển
là:
-

Xếp hạng cảng biển dựa trên hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất: sử dụng

phương pháp DEA (Data Envelopment Analysis);
-

Phân loại cảng biển theo thị phần với phương pháp BCG (Boston

Consulting Group);
-


Phân loại và xếp hạng cảng theo nhóm dựa trên các chỉ tiêu phản ánh

năng lực cạnh tranh với phương pháp Hierarchical Cluster Analysis;
-

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cảng biển theo một nhóm tiêu chí với các

phương pháp như phương pháp phân tích nhân tố (Factor analysis), phương pháp
AHP (Analytic Hierarchy Process), phương pháp Entropy-TOPSIS, phương pháp
TOPSIS.
Các nghiên cứu quốc tế sử dụng các phương pháp nêu trên có thể kể đến
6


như:
-

Cullinane, K., Wang, T., (2010). The efficiency analysis of container

port production using DEA panel data approaches. OR Spectr. 32 (3), 717–738Rios
-

Aronietis, R., Van de Voorde, E. and Vanelslander, T. (2010), Port

Competitiveness Determinants of Selected European Ports in the Containerized
Cargo Market. Paper presented at IAME 2010
-

Cabral, Alexandra Maria Rios, Ramos, Francisco (2014), Cluster


analysis of the competitiveness of container ports in Brazil. Transportation research
part A: Policy and Practice. Vol 69, Issue C, pp.423-431.
-

Chi-lok A. Yuen, Anming Zhang, Waiman Cheung (2012), Port

competitiveness from the users’ perspective: An analysis of major container ports in
China and its neighboring countries, Research in Transportation Economics 35
(2012), pp. 34-40.
-

Seo, Y. J., Ryoo, D. K., Aye, M. N. (2012), "An analysis of container

port efficiency in ASEAN", Journal of Navigation and Port Research, International
Edition, Vol 36, No. 7, pp. 535-544.
- Xiao, Haihui (2011), "Comparative study of the competitiveness of ports
logistics between Pearl River Delta and Yangtze River Delta". Guangdong
University of Business: 4.
- A. Rom Kim (2016), “A Study on Competitiveness Analysis of Ports in
Korea and China by Entropy Weight TOPSIS”, The Asian Journal of Shipping and
Logistics, Volume 32, Issue 4, pages 187-194
- Lee, H.G. (2003), Overall Analysis of Competitiveness of Asian Major
Ports using the Hybrid Mechanism of FCM and AHP, Journal of Korean Navigation
and Port Research, Vol.27, No.2, pp.185-191.
- Ren, Wei & Wang, Lijuan & Du, Lijuan (2007), Research on evaluation
method of port logistics competitiveness research. Market Modernization 112:
pp.146-147
Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cảng biển
là nghiên cứu đòi hỏi khảo sát thực tế từ các đối tượng là người quản lý, người khai

thác và người sử dụng dịch vụ cảng biển. Việc đánh giá xếp hạng năng lực cạnh
7


tranh cảng biển lại là nghiên cứu sử dụng các mơ hình định lượng. Các nghiên cứu
học thuật trong nước về cảng biển lại chủ yếu đề xuất chính sách, kiến nghị, giải
pháp nên các tài liệu trong nước về tiêu chí đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh
cảng biển là rất ít. Một số các báo cáo chuyên ngành có phân tích về thị trường cảng
biển và so sánh các cảng biển trong cùng khu vực trên một số tiêu thức đơn giản
như lượng hàng thông qua, doanh thu, lợi nhuận nhưng đều chưa phải là các nghiên
cứu chuyên sâu và riêng biệt. Hiệu quả khai thác cảng: hiệu quả khai thác của cảng
container thường được đo lường bằng năng suất và hiệu suất khai thác như là năng
suất trên từng thiết bị xếp dỡ thường tính bằng TEU/giờ/tàu hay hiệu suất là số
lượng hàng thông qua cảng tính bằng TEU hoặc Tấn trong khoảng thời gian
(Brooks và Pallis, 2013). Tuy nhiên năng suất và hiệu suất cảng thì khơng nói lên
hết được hiệu quả khai thác của một cảng container mà hiệu quả khai thác của cảng
còn phải nói đến sự thỏa mãn và hài lịng của khách hàng sử dụng dịch vụ cảng
(Brooks và Pallis, 2013). Cảng container là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics vì vậy có rất nhiều đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ cảng nhưng
trong đó chủ yếu 3 nhóm khách hàng chính mà cảng thường xun phục vụ đó là: là
doanh nghiệp gửi hàng hóa xuất nhập khẩu hay thường gọi là chủ hàng (Robinson,
2002; Liu, 2009; Tongzon, 2008), các doanh nghiệp khai thác tàu hay còn gọi là chủ
tàu (Liu, 2009; Chang Y & at al, 2008), và các doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận
(Liu, 2009; Magala và Sammons, 2008; Tongzon 2008).

8


2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Hiệu quả khai thác của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng

nhất để đánh giá chất lượng doanh nghiệp, chính vì vậy mà đã có rất nhiều luận văn
thạc sĩ lựa chọn đề tài này. Đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Cảng Tân Vũ – Cơng ty Cổ phần Cảng Hải Phịng” của tác giả Tạ Văn
Điệt (2015) thực hiện tại Đại học Hàng hải Việt Nam. Đặng Kiều Anh (2016) với đề
tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty CP Cảng Dịch vụ Dầu
khí Đình Vũ” được bảo vệ tại Đại học Hàng hải Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu
liên quan đến nội dung nâng cao hiệu quả khai thácđối với các doanh nghiệp kinh
doanh cảng biển chủ yếu tập trung vào các cảng biển khu vực phía Bắc. Tuy nhiên,
cũng có một số đề tài có đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển ở khu vực phía Nam như đề tài “Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé” của tác giả Lê Thị Lĩnh
(2014). Tuy nhiên, giống như hầu hết các nghiên cứu ở mức độ này thường chỉ tập
trung đi sâu vào phân tích hoạt động khai tháccủa một doanh nghiệp cụ thể và đưa
ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai tháccho từng doanh nghiệp đó.
Một số luận án tiến sĩ đã lựa chọn đề tài liên quan đến hiệu quả khai thác của
doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên cũng có những khác biệt về phạm vi và đối
tượng nghiên cứu. Luận án “Nghiên cứu về hiệu quả khai thácvà một số giải pháp
nâng cao hiệu quả khai thác của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao thông” của
tác giả Dương Văn Chung (2003). Luận án đã hệ thống hóa và hồn thiện cơ sở lý
luận về hiệu quả khai thác đối với doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh
nghiệp xây dựng giao thơng nói riêng. Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động
khai thác của các Tổng công ty Nhà nước xây dựng giao thơng thuộc bộ Giao thơng
vận tải để từ đó rút ra những hạn chế, yếu kém và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả khai thác của doanh nghiêp từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác
cho doanh nghiệp này. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu và phương pháp đánh giá đối với các doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao
thông.
Luận án của Nguyễn Văn Phúc (2016), “ Giải pháp tài chính nâng cao hiệu
9



quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà” lại
vận dụng các lý luận để làm rõ những đặc điểm hoạt động và hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng cơng ty Sơng Đà để từ đó tập trung đưa
ra các giải pháp tài chính để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho
những doanh nghiệp này. Tuy nhiên, luận án mới chỉ tập trung vào nghiên cứu đối
với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài dự kiến sẽ trả lời những câu hỏi sau:
- Hiệu quả khai thác của doanh nghiệp là gì?
- Hiệu quả khai thácđược phân loại như thế nào?
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác là những chỉ tiêu nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai tháclà những nhân tố
nào?
- Hiệu quả khai thác của Công ty TNHH MTV Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn
- Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Tổng Cơng ty
Tân Cảng Sài Gịn như thế nào? Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu
quả khai thác của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gịn trong thời
gian tới?
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả khai tháccủa doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả khai tháccủa Công ty trong giai đoạn 2012- 2016 từ đó
rút ra được những điểm mạnh của Công ty cũng như những hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai tháccủa
Công ty trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả khai thác của Cơng ty TNHH MTV Tổng
Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn.
10



- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh doanh
của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, chỉ ra những hạn chế
còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác của Công ty.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích hiệu quả khai thác của Cơng ty TNHH
MTV Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn trong giai đoạn 2019 - 2021
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài của mình, tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu
định lượng do đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể được diễn tả hoặc quy đổi
bằng số. Thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành thực hiện
những bước sau:
6.1. Thu thập dữ liệu
Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài thông qua một số
phương tiện sau:
- Đối với sách, tài liệu, tạp chí: dựa vào các giáo trình, sách tham khảo, tài
liệu, tạp chí, website, các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam cũng như của thế
giới có chủ để về hiệu quả hoạt động khai thác của doanh nghiệp.
- Đối với các tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác của Công ty TNHH
MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: tác giả nghiên cứu các văn bản, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo có liên quan cũng như các thơng tin trên
website của Công ty.
- Đối với dữ liệu hỗn hợp khác và dữ liệu từ nguồn Internet: tác giả nghiên
cứu các luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học hoặc các tài liệu, cơng trình
khoa học của các trường đại học. Ngoài ra, tác giả cũng khai thác thêm các dữ liệu
có liên quan từ các kênh tìm kiếm trực tuyến.
6.2. Tổng hợp, phân tích dữ liệu

11


- Bước tổng hợp, phân tích: nhận định những ảnh hưởng cũng như tác động
của mơi trường bên ngồi và bên trong của Cơng ty, từ đó xác định điểm mạnh và
điểm yếu, các cơ hội và thách thức làm căn cứ để đề ra định hướng nâng cao hiệu
quả khai thác của Công ty.
- Bước thực hiện thống kê, so sánh: thực hiện việc thống kê dữ liệu về hoạt
động khai thác của công ty giai đoạn làm cơ sở để so sánh kết quả hoạt động khai
thác của Cơng ty qua các năm, từ đó đánh giá hiệu quả khai thác của Công ty.
- Bước thực hiện suy luận logic: từ những kết quả đã đặt được và những hạn
chế còn tồn tại trong hoạt động khai thác của Công ty, tác giả sử dụng phương pháp
này để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của Cơng ty.
7. Nội dung của Luận văn
Ngồi lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
trình bày bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cảng biển và cơ sở lý luận về khai thác cảng biển
Chương 2: Thực trạng hiệu quả khai thác tại các cơ sở cảng của Cơng ty
TNHH MTV Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn
Chương 3: Nâng cao hiệu quả khai thác tại các cơ sở cảng của Công ty TNHH
MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHAI
THÁC CẢNG BIỂN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN


1.1.1. Khái niệm cảng biển
Cảng là nơi cung cấp một số lượng lớn cơ hội việc làm, cảng đã và sẽ tiếp tục
đóng một vai trị rất quan trọng vào thu nhập hàng năm của nền kinh tế quốc gia,
góp phần phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào có cảng. Điều này càng trở nên
đúng hơn bao giờ hết trong trường hợp các quốc gia tham gia tích cực vào hoạt
động cạnh tranh thương mại trong xuất nhập khẩu.
Cảng còn là cửa ngõ kinh tế của quốc gia. Cơ sở hạ tầng cảng là chất xúc tác
chính cho sự phát triển một số ngành công nghiệp như ngành cơng nghiệp bao bì, xi
măng, các nhà máy đóng tàu, các trung tâm logistics phục vụ tàu và hàng, ngoài ra
cịn khu chế xuất (KCX) với hàng trăm loại hình sản xuất khác nhau.
Vai trò của cảng trong phát triển kinh tế đã được minh chứng thông qua một
khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng hàng năm với tốc độ tăng trưởng
cao. Bên cạnh đó, cảng đóng vai trò quan trọng trong khai thác tiềm năng của
thương mại quốc tế của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự hài hịa trong phát triển các
ngành cơng nghiệp của quốc gia đó.
Các ảnh hưởng trực tiếp của cảng đến phát triển kinh tế bao gồm: Xúc tiến
cạnh tranh buôn bán thương mại với nước ngoài; Ảnh hưởng đến mức giá trong
nước của hàng hóa nhập khẩu; Cung cấp cơ hội việc làm cho nhóm nhân cơng làm
việc trong cảng và nhóm nhân cơng làm việc có liên quan đến cảng; Đóng góp cho
thu nhập quốc dân; Đóng góp cho q trình phát triển cơng nghệ hàng hải và các
khu vực chuyên ngành về hàng hải; Phát triển các ngành cơng nghiệp có liên quan
đến cơng nghiệp hàng hải.
Cảng cũng góp phần kích thích và duy trì phát triển, tăng trưởng các hoạt động
trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, cung
cấp các dịch vụ vận tải, đại lý, môi giới và logistic. Do đó, trong bất kỳ một nền
kinh tế nào cảng đều có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quốc gia, hội
13



nhập kinh tế, phát triển chính trị và xã hội, chính điều này khiến các khu vực dịch
vụ cảng đều được thiết kế như các khu vực chiến lược và luôn dành được sự ưu tiên
của quốc gia. Đối với từng lĩnh vực, cảng biển có một vai trị rất quan trọng:
- Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển đội tàu bn, từ đó cho phép một quốc gia khơng bị lệ thuộc vào sự kiểm soát
của các quốc gia khác. Ngồi ra cảng cịn đóng vai trị quan trọng trong việc phát
triển và giữ vững quan hệ thương mại với các quốc gia khác.
- Đối với công nghiệp: Cảng là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Đối với nông nghiệp: Tác động của cảng mang tính hai chiều, ví dụ như xuất
khẩu lúa gạo, nơng sản và nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho sản
xuất nơng nghiệp.
- Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận
tải nội địa, vận tải ven biển và vận tải hàng quá cảnh, góp phần tăng cường hiệu quả
hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác, thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp logistics.
- Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các
khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho người dân trong thành
phố cảng.rất nhiều định nghĩa khác nhau về cảng biển, trong đó khái niệm thường
được sử dụng nhất là theo Điều 73 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015. Khái
niệm đó được trình bày như sau: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và
vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu
biển ra, vào hoạt động để xếp dỡ hàng hóa, đón trả khách và cung cấp các dịch vụ
khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng. (Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2015).
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các
công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cảng.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả

hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các cơng trình phụ
14


trợ khác.
Cảng được coi như là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, nó là nơi gặp gỡ
của các phương thức vận tải khác nhau. Do vậy mà cảng phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
-

Lập sơ đồ công nghệ, thực hiện công tác xếp dỡ vận tải nội bộ, cơng tác

đóng gói, bảo quản giao nhận hàng hóa và các công tác phục vụ khác như làm sạch
hầm tàu, toa xe ...
-

Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt, cung ứng lương thực, thực phẩm,

nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho tàu.
-

Phục vụ kỹ thuật sửa chữa cho tàu và phục vụ hàng hóa.

-

Tổ chức tránh nạn cho phương tiện vận tải trong những trường hợp thời

tiết xấu.
Để làm những cơng việc này cảng cần phải có cầu tàu hàng hóa, cầu tàu hành
khách, cầu tàu phụ, kho nhiên liệu, xưởng sửa chữa ...

a. Chức năng vận tải
Chức năng vận tải của các cảng biển có lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện
của hệ thống cảng biển tức là từ những ngày đầu tồn tại của chúng. Chức năng này
phản ánh thơng qua khối lượng hàng hóa được cảng phục vụ trong một thời gian
nhất định (Tổng số tấn hàng hóa thơng qua cảng, tổng số tấn hàng hóa xếp dỡ của
cảng).
b. Chức năng thương mại
Là chức năng gắn liền với sự ra đời của cảng, chức năng thương mại ngày
càng phát triển theo sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực và thế giới. Chức
năng thương mại của các cảng biển thể hiện ở một số đặc điểm sau: Cảng là nơi xúc
tiến các hoạt động tìm hiểu, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu; Là nơi thực hiện
các hợp đồng xuất nhập khẩu; Xuất khẩu các dịch vụ về lao động, kỹ thuật, tài
chính ...
c. Chức năng cơng nghiệp
Chức năng cơng nghiệp của các cảng biển cũng có lịch sử lâu đời bắt đầu từ
những xưởng thủ công và các nhà máy công nghiệp, các cảng biển đã trở thành
những trung tâm thuận lợi cho việc định vị các doanh nghiệp công nghiệp của nhiều
15


ngành khác nhau, bởi vì sự định vị này cho phép việc tiết kiệm đáng kể chi phí vận
tải so với việc xây dựng chúng ở miền hậu phương xa của cảng. Việc xây dựng các
xí nghiệp cơng nghiệp ở trong cảng, ở khu vực gần cảng, hay ở hậu phương của
cảng có thể mang lại sự tiết kiệm nhiều mặt tùy thuộc vào hoạt động của doanh
nghiệp là nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩu sản phẩm hoặc tạm nhập tái xuất.
d. Chức năng xây dựng thành phố và địa phương
Chức năng này có nguồn gốc từ các chức năng vận tải, thương mại và công
nghiệp, thể hiện ở việc cảng biển góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành
phố cảng, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động ở thành phố
cảng, đóng góp với ngân sách nhà nước và địa phương có cảng thơng qua các khoản

thuế, thúc đẩy việc xây dựng thành phố cảng thành một trung tâm công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, du lịch đồng thời là một trung tâm kinh tế quan trọng của quốc
gia.
Thực tế cảng biển thường thực hiện 2 chức năng chủ yếu là phục vụ hàng hóa
xuất nhập khẩu và hàng hóa trung chuyển. Do vậy, đã hình thành và phát triển chức
năng cung ứng các dịch vụ logistics. Một số cảng lớn trên thế giới như Hongkong,
Singapore, Rotterdam là tổ hợp của 3 chức năng cơ bản: Xuất nhập khẩu, trung
chuyển và logistics.
1.1.5 Vị trí của cảng biển trong hệ thống vận tải quốc gia
Hệ thống vận tải là một tập hợp các phương tiện và các hoạt động của tất cả
các mắt xích của vận tải, chúng hình thành đồng bộ với tồn bộ nền kinh tế quốc
dân. Thành phần chính của hệ thống vận tải là mạng đường vận tải và khối lượng
hàng hóa được dịch chuyển trên mạng đường đó.
Trong hệ thống vận tải, cảng biển được coi là điểm nút của vận tải bởi vì ln
có ít nhất là hai tuyến vận tải hoạt động ở hai loại hình vận tải khác nhau chạy qua
đây, ví dụ điển hình nhất là đường biển với đường bộ và đường sắt. Cảng biển
không phải là điểm đầu hoặc kết thúc của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển
hàng hóa và hành khách từ các phương tiện vận tải đường biển sang các phương
tiện vận tải khác và ngược lại. Do đó cảng là những điểm nối các ngành kinh tế và
là cửa ngõ của một vùng, một quốc gia. Thơng qua cảng, quốc gia đó có khả năng
bn bán và giao dịch với các quốc gia khác.
16


1.1.6 Nhiệm vụ của cảng
Cảng được coi như là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, nó là nơi gặp gỡ
của các phương thức vận tải khác nhau. Do vậy mà cảng phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
-


Lập sơ đồ công nghệ, thực hiện công tác xếp dỡ vận tải nội bộ, cơng tác

đóng gói, bảo quản giao nhận hàng hóa và các cơng tác phục vụ khác như làm sạch
hầm tàu, toa xe ...
-

Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt, cung ứng lương thực, thực phẩm,

nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho tàu.
-

Phục vụ kỹ thuật sửa chữa cho tàu và phục vụ hàng hóa.

-

Tổ chức tránh nạn cho phương tiện vận tải trong những trường hợp thời

tiết xấu.
Để làm những công việc này cảng cần phải có cầu tàu hàng hóa, cầu tàu hành
khách, cầu tàu phụ, kho nhiên liệu, xưởng sửa chữa ... Cảng cần được trang bị đầy
đủ thơng qua những cơng trình thủy, thiết bị xếp dỡ, ngồi ra cịn có đường thủy và
thủy nội địa, đường bộ và đường sắt ra vào cảng giải phóng hàng. Cảng cần được
trang bị đầy đủ thơng qua những cơng trình thủy, thiết bị xếp dỡ, ngồi ra cịn có
đường thủy và thủy nội địa, đường bộ và đường sắt ra vào cảng giải phóng hàng.
1.1.2. Các chỉ tiêu hoạt động khai thác cảng biển
Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không hiện
đại phải căn cứ vào các chi tiết sau:
- Số lượng tàu hoặc tổng dung tích (Gross Register Tonnage- GRT) hoặc trọng
tải toàn phần (Deadweight Tonnage- DWT) ra vào cảng trong một năm. Chỉ tiêu
này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng, chẳng hạn Cảng Rotterdam

là cảng lớn nhất thế giới, hàng năm có khoảng 30.000 tàu biển và 107.000 tàu sơng
ra vào (Port of Rotterdam, 2018). Cảng Sài Gòn, Hải Phòng mỗi năm có khoảng
2.000 tàu ra vào.
- Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian. Cảng
Cái Lân đủ sức tiếp nhận đồng thời 3 tàu có trọng tải 40.000 DWT.
- Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn,
17


mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng. Chỉ tiêu này ở cảng Rotterdam là
khoảng 365 triệu tấn/ năm ở cảng Kobe là 136 triệu tấn/ năm; ở cảng Yokohama là
114 triệu tấn/ năm; ở cảng Sài Gòn là 15 triệu tấn/ năm.
- Mức xếp dỡ hàng hóa của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng hóa của cảng,
thể hiện bằng khối lượng từng loại hàng hóa mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày.
Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hóa, năng suất xếp dỡ của một cảng. Chỉ tiêu
này của cảng Hải Phòng là 11.000 tấn/ ngày; của cảng Sài Gòn là 1.500- 2.500
tấn/ngày/tàu đối với hàng hóa đóng bao, 3.500-5.000 tấn/ngày/tàu đối với hàng rời,
thiết bị; 30 TEU/ giờ đối với hàng Container.
- Chi phí xếp dỡ hàng hóa, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến làm hàng
(THC)... phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng.
- Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng: Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện
tích (m2), vịng quay hàng hóa của kho bãi cảng, sức chứa của CY, CFS... phản ánh
mức độ quy mô của cảng.Như đã trình bày ở trên, việc nâng cao hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp
mà còn đối với người lao động trong doanh nghiệp cũng như đối với cả nền kinh tế.
1.1.3. Chỉ tiêu về sản lượng thông qua
Sản lượng thông qua (gọi tắt là tấn thông qua) là chỉ tiêu đánh giá quy mơ sản
xuất của một cảng, nó biểu thị khối lượng hàng hóa thực tế được xếp dỡ (dịch
chuyển) qua mặt cắt cầu tàu hoặc sang mạn trong một đơn vị thời gian nhất định
bằng thiết bị và nhân lực của cảng.

Có thể hiểu một cách đơn giản là: khi một lượng hàng được cảng xếp dỡ từ tàu
biển sang phương tiện vận tải trên bộ như ô tô hay toa xe, hoặc từ tàu biển sang sà
lan, thậm chí sang tàu biển khác, thì khối lượng hàng hóa đó được gọi là đã thơng
qua cảng. Trường hợp hàng từ tàu biển mới được chuyển vào kho bãi cũng được
tính là sản lượng thơng qua vì đã chuyển qua mặt cắt cầu tàu, hàng sẽ được lấy đi
khỏi cảng sau đó.
Những trường hợp đặc biệt:
Hàng chuyển từ tàu qua sà lan (hay tàu nhỏ hơn) tại phao rồi đưa vào cầu tàu
để dỡ lên bờ (phao và cầu tàu đều thuộc phạm vi một cảng) thì chỉ được tính vào tấn
18



×