Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Luận văn thạc sĩ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.34 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KẾ TỐN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
TNHH PHÚ THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KẾ TỐN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
TNHH PHÚ THÁI BÌNH

Chun ngành: Kế toán

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN MẠNH THIỀU



HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn: “Kế tốn doanh thu, chi
phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Phú
Thái Bình” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, số liệu trích dẫn là do
Cơng ty cung cấp một cách trung thực. Luận văn không trùng lắp với những
cơng trình nghiên cứu tương tự khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOANi
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU

vi

1


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP

8

1.1. Khái niệm về kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh....8
1.1.1. Khái niệm doanh thu 8
1.1.2. Khái niệm chi phí

10

1.1.3. Khái niệm kết quả kinh doanh

13

1.2. Phân loại kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.................14
1.2.1. Phân loại doanh thu 14
1.2.2. Phân loại chi phí

15

1.2.3. Phân loại kết quả kinh doanh

15

1.3. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu............................16
1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

16


1.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 21
1.3.3. Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính 22
1.3.4. Kế tốn thu nhập khác

23

1.4. Kế tốn các khoản chi phí.....................................................................23
1.4.1. Kế tốn giá vốn hàng bán

23

1.4.2. Kế tốn chi phí bán hàng

26

1.4.3. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp

27

1.4.4. Kế tốn chi phí hoạt động tài chính

27

1.4.5. Kế tốn chi phí khác 28
1.4.6. Kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
ii

29



1.5. Kế tốn kết quả kinh doanh...................................................................30
1.6. Trình bày thơng tin doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
trên BCTC. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH PHÚ
THÁI BÌNH

35

2.1. Tổng quan về cơng ty TNHH Phú Thái Bình.......................................35
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của công ty 35
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

35

2.1..3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong cơng ty
36
2.1.4. Đặc điểm về cơng tác kế tốn tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình
38
2.2. Thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
cơng ty TNHH Phú Thái Bình dưới góc độ kế tốn tài chính......................44
2.2.1. Thực trạng kế tốn doanh thu tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình
44
2.2.2. Thực trạng kế tốn chi phí tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình52
2.2.3. Thực trạng kế tốn xác định kết quả kinh doanh cơng ty TNHH Phú

Thái Bình

60

2.3. Thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình dưới góc độ kế tốn quản trị..................65
2.3.1. Dự tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 66
2.3.3. Thực trạng sử dụng thơng tin kế tốn doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 66
2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình......................................................68
iii


2.4.1. Kết quả đạt được

68

2.4.2. Hạn chế 69
Kết luận Chương 273
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN DOANH THU,
CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CƠNG TY TNHH PHÚ THÁI BÌNH

74

3.1. Định hướng phát triển của cơng ty TNHH Phú Thái Bình trong thời
gian tới..........................................................................................................74
3.2. u cầu hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh............................................................................................................74

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình..............................................76
3.3.1. Nhóm giải pháp dưới góc độ kế tốn tài chính 77
3.3.2. Nhóm giải pháp dưới góc độ kế tốn quản trị

80

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế tốn DT, CP và xác
định KQKD tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình............................................84
3.4.1. Điều kiện từ phía nhà nước 84
3.4.2. Về phía Cơng ty TNHH Phú Thái Bình 85
KẾT LUẬN

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

DANH SÁCH PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

90

PHỤ LỤC 91

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CCDV

Cung cấp dịch vụ

3

CKTM

Chiết khấu thương mại

4

DN

Doanh nghiệp


5

DTBH

Doanh thu bán hàng

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

GVHB

Giá vốn hàng bán

8

HĐTC

Hoạt động tài chính

9

KQKD

Kết quả kinh doanh


10

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TK

Tài khoản

13

GTGT

Giá trị gia tăng

14

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

TSCĐ

Tài sản cố định

17

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

18

GTDT

Giảm trừ doanh thu

19

CP

Chi phí


20

DT

Doanh thu

v


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường của các giảng viên Học viện Tài chính và tập thể cán bộ
khoa sau đại học. Đã tạo điều kiện và truyền đạt cho tôi những kiến thức
chuyên sâu về ngành học trong thời gian là học viên tại Học viện Tài chính.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, phịng Tài chính - kế tốn và
các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Phú Thái Bình đã tạo điều kiện và
cung cấp số liệu cho tơi thực hiện nghiên cứu để hồn thiện luận văn.
Đặc biệt, tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn “Kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt
động kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái Bình.”
Do có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, dù bản thân tơi đã
có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn những hạn chế nên việc nghiên cứu cũng
khơng tránh khỏi những thiêu sót, qua luận văn nghiên cứu tơi mong nhận
được những sự đóng góp của các thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ MAI ANH


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước ta đang dần hồi phục sau đại
dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng
ngày được nâng cao, hàng hóa xuất khẩu cũng có nhiều chỗ đứng trên thị
trường quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang tham gia vào các
Hiệp định thương mại tự do, địi hỏi các doanh nghiệp trong và ngồi nước
phải khơng ngừng nỗ lực hồn thiện cả về chất lượng lẫn giá thành, với các
doanh nghiệp thì mục đích quan trọng vẫn là tối đa hoá lợi nhuận. Với mục
tiêu rõ ràng này doanh nghiệp cần phải quản lý có hiệu quả hai chỉ tiêu cơ bản
về doanh thu và chi phi.
Các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng và quản lý một cách có hiệu
quả, phải hạch tốn chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để
tính chính xác doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp những thơng tin
cần thiết cho bộ máy quản lý để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp
chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, chủ động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị
trường, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Cơng tác kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là công
việc quan trọng phản ánh trung thực tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đã cố gắng tìm ra hướng kinh doanh để đem lại doanh thu
thì việc sử dụng chi phí trong kinh doanh cũng phải hợp lý và tiết kiệm. Bên
cạnh đó, kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình hoạt động
kinh doanh, nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại. Do
vậy việc nghiên cứu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại
doanh nghiệp là đề tài có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trước những lý
1


do trên, tơi chọn đề tài “Kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại cơng ty TNHH Phú Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh cho cơng ty TNHH Phú Thái Bình.
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài cần thưc hiện được các mục tiêu
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế tốn doanh thu, chi phí, xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí, xác định kết quả
kinh doanh tại Cơng ty TNHH Phú Thái Bình, phân tích đưa ra đánh giá về
những kết quả đã đạt được và những hạn chế từ đó chỉ ra nguyên nhân.
- Luận văn nghiên cứu đề xuất giải pháp để hoàn thiện kế tốn doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty TNHH Phú Thái Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là lý luận và thực tiễn về
kế tốn doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty TNHH
Phú Thái Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về kế tốn doanh thu, chi
phí, xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty TNHH Phú Thái Bình.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí,
xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty TNHH Phú Thái Bình giai đoạn
2020-2021, các giải pháp, kiến nghị, phương hướng hoạt động cho giai

đoạn tiếp theo.

2


- Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu ở cơng ty TNHH
Phú Thái Bình - huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
4. Tổng quan nghiên cứu
Luận văn có tham khảo luận văn bảo vệ thạc sỹ của một số tác giả như:
tác giả Nguyễn Thu Thủy (Năm 2021) với bài viết “Kế tốn doanh thu, chi
phí và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiếp vận TCL”; tác
giả Nguyễn Quang Diệp (Năm 2020) – Học viện Tài Chính với bài viết “Kế
tốn doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty
cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ (COMA 6)”; tác giả Nguyễn Thị Phương
Vân (Năm 2021) – Học viện Tài Chính với bài viết “Kế tốn doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tiên Hưng” (Năm
2021); tác giả Nguyễn Thị Hương Lan – Học viện Tài chính với bài viết “Kế
tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần
Giải pháp và quản lý năng lượng” (Năm 2021).
Thông qua các luận văn trên, giúp người đọc nhận thấy rõ được hạch
tốn kế tốn là một cơng cụ hữu hiệu và khơng thể thiếu trong hoạt động quản
lý tài chính – kinh tế giúp các DN nắm bắt thông tin, số liệu kịp thời, cần thiết
và chính xác từ bộ phận kế toán giúp các nhà quản trị những nhận định chính
xác về tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ, kinh doanh và xây dựng của
DN. Dù kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào thì doanh thu, chi phí ln là
vấn đề được quan tâm nhiều nhất vì đó là hai nhân tố quan trọng để tạo ra lợi
nhuận. Kết quả của việc hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn khát
quát nhất về doanh nghiệp của mình đồng thời đưa ra các hướng giải quyết
kịp thời, chính xác, phù hợp.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu của các tác
giả đã hệ thống hóa và phân tích khá chi tiết, có căn cứ khoa học những lý
luận cơ bản về kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
3


Vai trị, bản chất của kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mà tác giả khảo sát đều được làm sáng tỏ. Làm rõ
thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại
doanh nghiệp đó thơng qua việc phân tích và đánh giá các số liệu đó một
cách rõ ràng.
Các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã đánh giá những kết quả
đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để từ
đó kiến nghị các giải pháp giúp các doanh nghiệp hồn thiện kế tốn doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Bên cạnh những ưu điểm mà các tác giả luận văn đã đạt vẫn còn tồn tại
một số hạn chế cụ thể như sau:
- Đối với luận văn “Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động
kinh doanh tại công ty cổ phần tiếp vận TCL”; của tác giả Nguyễn Thu Thủy
ở phần thực trạng tác giả chưa đánh giá được kế tốn các khoản giảm trừ
doanh thu. Các giải pháp hồn thiện còn chung chung và chưa phù hợp với
mọi loại hình doanh nghiệp.
- Đối với luận văn của tác giả Nguyễn Quang Diệp với bài viết “Kế
toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty
cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ (COMA 6)” cần bổ sung yêu cầu, nguyên
tắc, xây dựng giải pháp hoàn thiện. Cần cập nhật chế độ, bổ sung điều kiện
thực hiện giải pháp. Một số tên đề mục, tiêu đề ở các chương chưa thật sự hợp
lí. Đồng thời nếu tác giả cập nhật nhưng quy định mới về kế tốn theo Thơng
tư 200/2014 thì nội dung luận văn sẽ hoàn thiện hơn.
- Đối với luận văn của tác giả Nguyễn Thị Phương Vân với bài viết “Kế

tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần
Tiên Hưng” chưa phán ánh được việc ứng dụng phần mềm kế toán liên quan
đến thực trạng kế tốn của cơng ty. Vẫn cịn tồn tại một số lỗi chính tả, lỗi
trình bày, đánh phụ lục.
4


- Đối với luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hương Lan với bài viết “Kế
tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần
Giải pháp và quản lý năng lượng” đã phân tích được tình hình kế tốn doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần giải pháp và
quản lý năng lượng dưới hai góc độ kế tốn tài chính và kế tốn quản trị đồng
thời chỉ ra được kết quả đạt được cũng như các hạn chế cần khắc phục để từ
đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Mặc dù vậy giải pháp tác giả đưa ra chưa
mang tính thực tiễn và khả thi gắn với thực tế tại doanh nghiệp.
Kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu của các tác giả
đi trước, cùng với thực tế tại công ty, tơi đã chọn đề tài: “Kế tốn doanh thu,
chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại cơng ty TNHH Phú
Thái Bình” để có thể nghiên cứu kỹ hơn những kết quả đạt được cũng như
những khó khăn, hạn chế trong kế tốn doanh thu, chi phí, xác định kết quả
hoạt động kinh doanh tại cơng ty, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp ứng
dụng vào thực tiễn của công ty.
5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn nghiên cứu các tài liệu thứ cấp. Với đề tài này tác giả lựa
chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Xuất phát từ việc lựa chọn đề
tài nghiên cứu và lựa chọn đơn vị thực tập thực hiện đề tài, tác giả tiến hành
thu thập các thông tin về Công ty TNHH Phú Thái Bình với các nguồn tài liệu
bao gồm:
+ Các tài liệu, giáo trình về lý thuyết kế tốn doanh thu, chi phí và kết

quả kinh doanh;
+ Các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến kế tốn
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
+ Các luận văn, luận án liên quan kế tốn doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh;

5


+ Tài liệu: Sổ sách, báo cáo liên quan đã cơng bố của doanh nghiệp kế
tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Phú Thái Bình;
+ Các văn bản pháp lý quản lý về cơng tác kế tốn tại Việt Nam;
+ Các tài liệu khác.
5.2. Phương pháp xử lý thông tin
Điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với kế tốn tại phịng kế tốn
trong Cơng ty TNHH Phú Thái Bình các vấn đề nội dung về kế tốn doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Cơng ty dưới góc độ kế tốn tài chính.
Quan sát trực tiếp quy trình thực hiện nghiệp vụ kế tốn chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh tại Công ty.
Luận văn cũng vận dụng các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên
cứu như: phương pháp quy nạp, diễn giải, so sánh, phương pháp thống kê để
phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó đánh giá và ra kết
luận từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện phù hợp và khả thi.
+ Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp số liệu thực tế: Dựa trên các
dữ liệu đã thu thập được từ các nguồn tài liệu tác giả tổng hợp lại để xử lý
thông tin. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả về mặt
lượng các hiện tượng của đối tượng nghiên cứu;
+ Phương pháp phân tích so sánh số liệu thu thập được: Với nguồn dữ
liệu thu thập được tác giả sẽ phân tích so sánh dữ liệu để thấy được sự chênh

lệch về mặt số liệu qua các thông tin mỗi năm. Từ đó để đưa ra các phân tích,
đánh giá về đối tượng nghiên cứu của luận văn;
+ Phương pháp biểu đồ, sơ đồ hóa: tác giả đã lựa chọn trình bày qua
các bảng biểu, sơ đồ để phân tích, tổng hợp nhằm mục đích tổng quát đối
tượng nghiên cứu, giúp người đọc nắm bắt nhanh thông tin.

6


6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh của cơng ty TNHH Phú Thái Bình
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hồn thiện kế
tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại cơng ty TNHH
Phú Thái Bình

7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ
TỐN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái niệm về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh
1.1.1. Khái niệm doanh thu

Trên thực tế có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi

nhận những khoản được coi là doanh thu của doanh nghiệp dưới dạng sự gia
tăng của dịng vốn lưu động, có thể coi doanh thu là lợi tức hay được xác định
là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích kinh
tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị tài sản. Một số quan điểm và cách
hiểu về doanh thu hiện nay:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14 – Doanh thu và thu
nhập khác) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
của BTC quy định: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2004 thì DT
được định nghĩa như sau: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được và làm tăng
VCSH của DN ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu
được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi
ích kinh tế và DT được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền
nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được”.
Tóm lại, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu tại công ty
TNHH bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt
động tài chính và thu nhập khác, cụ thể:

8


- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ số tiền
mà doanh nghiệp thu được, hoặc sẽ thu được từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của doanh nghiệp. Và doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh chính bao gồm:
+ Doanh thu bán hàng: là các khoản tiền thu được từ hoạt động bán

hàng hoá, sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng ở bên ngoài;
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: là các khoản tiền thu được từ việc thực
hiện các công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
- Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong
kỳ kế toán. Bao gồm:
+ Các khoản tiền lãi: là doanh thu phát sinh từ việc cho người khác sử
dụng tiền như: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết
khấu thanh toán...;
+ Tiền bản quyền: là doanh thu phát sinh từ việc cho người khác sử
dụng tài sản, như: bản quyền tác giả, phần mềm máy tính, bằng sáng chế,
nhãn hiệu thương mại...;
+ Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ
việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn;
+ Doanh thu từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
+ Doanh thu từ các hoạt động đầu tư khác.
- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập thu được từ những nghiệp vụ
kinh tế - tài chính phát sinh khơng thường xun có tính chất bất thường gồm
có: Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu về thanh lý TSCĐ,
nhượng bán TSCĐ; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu các khoản thuế
được giảm, được hoàn lại;…
 Các khoản giảm trừ doanh thu
Theo Giáo trình Kế tốn tài chính doanh nghiệp của Học viện tài chính
xuất bản năm 2019 thì “Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát
9


sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm và cung
ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán”. Các khoản giảm trừ doanh
thu gồm có:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản giảm trừ doanh thu khi mà khoản
tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp bán hàng đã giảm
trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã mua với số lượng lớn theo
thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kình tế mua bán
hoặc các cam kết mua, bán hàng;
+ Hàng bán bị trả lại: Là khoản giảm trừ doanh thu khi số sản phẩm,
hàng hóa doanh nghiệp bán hàng đã xác định là tiêu thụ, đã ghi nhận doanh
thu nhưng bị người mua hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết
trong hợp đồng kinh tế: hàng sai quy cách, phẩm chất,…
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ doanh thu khi mà khoản tiền
doanh nghiệp bán hàng giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt
vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng
thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết,
riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù

hợp, nhằm cung cấp các thơng tin kế tốn

để lập báo cáo tài chính là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ:

Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ

=

Tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

-


Các khoản giảm
trừ doanh thu

1.1.2. Khái niệm chi phí
Theo Giáo trình Kế tốn tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính
xuất bản năm 2019 thì Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh
tế của đơn vị trong kỳ kế tốn góp phần làm giảm vốn chủ sở hữu một cách
gián tiếp.

10


Đối với Công ty TNHH đặc thù về xây dựng để phục vụ cho cơng tác
quản lý, hạch tốn kiểm tra của họ thì chi phí thường được phân loại gồm: chi
phí hoạt động kinh doanh thơng thường và chi phí khác.
1.1.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh thơng thường
Là các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong q trình hoạt động
kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp. Gồm có:
 Giá vốn hàng bán: GVHB là trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán gồm có:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được bán ra trong kỳ;
- Các khoản mất mát, hao hụt của HTK sau khi trừ đi phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra;
- Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư, giá trị
còn lại của bất động sản đầu tư bán, thanh lý;
- Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý bất động sản đầu tư;
- Chi phí thu mua khác
 Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong q trình bán sản
phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm:

- Chi phí nhân viên bán hàng: là các chi phí phải trả cho nhân viên bán
hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá. Bao
gồm các khoản: tiền lương; tiền ăn giữa ca; tiền công và các khoản trích
BHXH, BHYT, kinh phí cơng đồn, BHTN;…
- Chi phí vật liệu, bao bì tăng thêm trong q trình bán hàng và cung
cấp dịch vụ: phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn,
tiêu thụ sản phẩm, hàng hố, dịch vụ, như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm,
hàng hố, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển
sản phẩm, hàng hố trong q trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo
quản TSCĐ, ... dùng cho bộ phận bán hàng.
11


- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: phản ánh chi phí về dụng cụ, đồ dùng
phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường,
phương tiện tính tốn, phương tiện làm việc.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác bán hàng và cung cấp
dịch vụ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như
bến bãi, nhà kho, kho hàng, phương tiện bốc dỡ,…
- Chi phí dịch vụ mua ngồi: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngồi
phục vụ cho bán hàng như chi phí th ngồi sửa chữa TSCĐ phục vụ trực
tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê bãi, thuê kho, tiền thuê bốc vác, vận chuyển
sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị
nhận uỷ thác xuất khẩu, ...
- Chi phí bảo hành:  phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hố.
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh
trong khâu bán hàng ngồi các chi phí đã kể trên.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung tồn doanh

nghiệp. Bao gồm các khoản như: Chi phí nhân viên quản lý; Chi phí vật liệu
trong bộ phận quản lý; Chi phí đồ dùng văn phịng; Chi phí khấu hao TSCĐ
trong bộ phận quản lý; Thuế, phí và lệ phí; Chi phí dự phịng; Chi phí dịch vụ
mua ngồi và các Chi phí bằng tiền khác.
1.1.2.2. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt
động tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí đầu tư liên doanh, liên kết,
đầu tư vào công ty con, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư; Chi phí
liên quan đến hoạt động cho vay vốn; Chi phí liên quan đến việc mua bán
ngoại tệ và lỗ do mua bán ngoại tệ; chi phí đầu tư chứng khốn và lỗ khi đầu
tư chứng khoán;….
12



×