Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Đề tài NCKH TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.36 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
Mã số đề tài: 146
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1 (KD1)


Hà nội, tháng 4, năm 2019

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.....................................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP......................................9
1.1. Tài sản của doanh nghiệp........................................................................................9
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................9
1.1.2. Phân loại tài sản.................................................................................................10
1.1.3. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.......................................................12
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp......................................15
1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp................................................16
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................16
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động kinh doanh......................................17


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...........18
1.3. Tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.....22
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................................................................................27
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán tại Việt Nam................................................................................27
2.1.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua....................27
2.1.2. Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán:.................................30
2.2. Thực trạng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp niêm yết:..........................................36
2.2.1. Cơ cấu tài sản theo thời gian hoạt động của tài sản:...........................................36
2.2.2. Cơ cấu tài sản theo mục tiêu đầu tư:..................................................................43
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết............................49

1


2.3.1. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(BEP)...........................................................49
2.3.2. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA)...................................................................52
2.3.3. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................................54
2.4. Đánh giá tác động cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn tại Việt Nam..............................56
2.4.1. Thống kê mơ tả..................................................................................................56
2.4.2. Xử lí số liệu ban dầu..........................................................................................59
2.4.3. Phương pháp ước lượng và kiểm định mơ hình.................................................61
2.4.4. Kết quả ước lượng và kiểm định mơ hình..........................................................62
2.5. Đánh giá khái qt tình hình cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh và mối
quan hệ giữa cơ cấu tài sản với hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................68
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TÀI SẢN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM

YẾT Ở VIỆT NAM.....................................................................................................71
3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và Thế giới..........................................................71
3.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam........................................................................76
3.2.1. Các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc hoạch định cơ cấu tài sản hướng
đến mục tiêu gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.................................................76
3.2.2. Cần tăng cường quản lý đầu tư và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp....77
3.2.3. Tăng cường quản lý tài sản lưu động.................................................................80
3.2.4. Phân bổ, giám sát, quản lý hiệu quả các danh mục đầu tư.................................83
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lí doanh nghiệp và quản lý tài sản nhằm
khai thác có hiệu quả nguồn lực hiện có......................................................................84
3.3. Kiến nghị..............................................................................................................86
KẾT LUẬN.................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) c Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) trữ Liên bang (Federal Reserve System ) Liên bang (Federal Reserve System )
Doanh nghiệp
Đầu tư tài chính dài hạn
Giao dịch chứng khoán
Hàng tồn kho
Hệ số nợ
Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng tăng trưởng
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tài sản dài hạn

Tài sản cố định
Tài sản ngắn hạn
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Muscat
Tỷ trọng tài sản cố định
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Sản xuất kinh doanh
Sở giao dịch chứng khoán
Xuất nhập khẩu

3

FED
DN
ĐTTCDH
GDCK
HTK
LEV
LIQUID
SGROWTH
EBIT
TSDH
TSCĐ
TSNH
TTCK
MSM
TANG

ROS
ROA
ROE
BEP
SXKD
SGDCK
XNK


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Số lượng công ty chứng khoán đang niêm yết và giao dịch của các ngành
trên sàn giao dịch HNX...............................................................................................31
Bảng 2.2: Số lượng công ty chứng khoán đang niêm yết và giao dịch của các ngành
trên sàn giao dịch UPCoM...........................................................................................31
Bảng 2.3: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các ngành giai đoạn 2011-2017....................37
Bảng 2.4: Tỷ trọng tài sản dài hạn của các ngành giai đoạn 2011-2017......................40
Bảng 2.5: Tỷ trọng tài sản cố định của các ngành giai đoạn 2011-2017......................44
Bảng 2.6: Tỷ trọng đầu tư tài chính của các ngành giai đoạn 2011-2017....................47
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản các ngành giai đoạn 2011-2017............50
Bảng 2.8: Tỷ suất sinh lời tổng tài sản các ngành giai đoạn 2011-2017......................53
Bảng 2.9: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu các ngành giai đoạn 2011-2017................54
Bảng 2.10: Thống kê mô tả các biến dữ liệu................................................................59
Bảng 2.11: Bảng ma trận hệ số tương quan.................................................................60
Bảng 2.12 : Kết quả kiểm định Hausman.....................................................................62
Bảng 2.13: Kết quả ước lượng mơ hình 1....................................................................63
Bảng 2.14: Kết quả ước lượng mơ hình 2....................................................................65
Bảng 2.15: Kết quả ước lượng mơ hình 3....................................................................67
Bảng 3.1. Tỷ trọng tài sản cố định của các ngành kinh doanh trong giai đoạn 2011-2017. .77

4



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng công ty chứng khoán đang niêm yết và giao dịch của các ngành
trên sàn giao dịch HOSE..............................................................................................30
Biểu đồ 2.2: Số lượng công ty hủy niêm yết hoặc hủy đăng kí giao dịch trên 3 sàn giao
dịch chứng khoán HOSE, HNX, UPCoM....................................................................32
Biểu đồ 2.3: khối lượng niêm yết/ đăng kí giao dịch qua các năm trên sàn HOSE:.....34
Biểu đồ 2.4: khối lượng niêm yết/ đăng kí giao dịch qua các năm trên sàn HNX:.......34
Biểu đồ 2.5: Khối lượng niêm yết/ đăng kí giao dịch qua các năm trên sàn UPCoM:. 35
Biểu đồ 2.6: Quy mơ vốn hóa qua các năm trên sàn HOSE & HNX của thị trường
chứng khoán:...............................................................................................................36
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các ngành giai đoạn 2011-2017...............37
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng tài sản dài hạn của các ngành giai đoạn 2011-2017..................40
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng đầu tư tài chính của các ngành giai đoạn 2011-2017..............47
Biểu đồ 2.11: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản các ngành giai đoạn 2011-2017......49
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu tiêu dùng của Việt Nam (năm 2015)..........................................51
Biểu đồ 2.13: Tỷ suất sinh lời tổng tài sản các ngành giai đoạn 2011-2017................52
Biểu đồ 2.14: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu các ngành giai đoạn 2011-2017..........54
Biểu đồ 3.1: Bảng đồ thị tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2011-2018.....................72
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các ngành kinh doanh trong giai đoạn 20112017............................................................................................................................. 80

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Chỉ khi đảm bảo được hiệu quả hoạt động,
doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt

trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh và toàn cầu hóa càng ngày càng
mở rộng như hiện nay thì vấn đề đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt trở thành
bài toán cấp thiết đối với các doanh nghiệp.
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay các doanh nghiệp đang
đứng trước những cơ hội và thách thức khơng nhỏ. Bài tốn đặt ra cho các doanh
nghiệp không chỉ phải giữ vững mà cần phát triển và mở rộng trong môi trường cạnh
tranh gay gắt. Liệu các doanh nghiệp có thể biến những thách thức thành “cơ hội
vàng” đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hay khơng? Trên thực tế, vẫn cịn nhiều doanh
nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. Một trong những nguyên nhân của
tình trạng này là thiếu nguồn lực đầu tư tài sản hoặc cơ cấu tài sản chưa hợp lý gây ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước
đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa cơ cấu tài sản với hiệu quả hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn,
quản trị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức tốt hoạt động tài chính… các
doanh nghiệp cần quan tâm đến đầu tư và phân bổ cơ cấu tài sản hợp lý.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động
của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khốn ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài:
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá tác động của cơ đánh giá tác động
của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơ cấu
tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Để thực hiện
mục tiêu nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

6


- Hệ thống hố cơ sở lí luận về cơ cấu tài sản, hiệu quả hoạt đông kinh doanh và

tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Đánh giá thực trạng của cơ cấu tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam.
- Xây dựng mơ hình hồi quy đánh giá tác động cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tài sản và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu trên thế
giới cũng như trong nước về cơ cấu tài sản và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp xác định sự ảnh hưởng cơ cấu tài sản đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Đồng thời kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên
cứu về hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có các chính sách
hợp lý về cơ cấu tài sản nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp để nâng cao
giá trị doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về tác động của cơ cấu tài sản đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp trên mẫu gồm 293 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam được lựa chọn ngẫu nhiên.
Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã kết hợp phương pháp định tính và phương
pháp định lượng làm nền tảng căn cứ cơ sở phân tích tác động của cơ cấu tài sản đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


7


Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thơng tin, điều tra đánh giá, dùng
phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích thực trạng cơ cấu tài sản và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Chọn mẫu nghiên cứu 293 doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 được phân loại theo 40 ngành
nghề khác nhau. Sử dụng phần mềm STATA xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính
nghiên cứu tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, đề tài cịn kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
thống kê, chọn mẫu, …dựa trên cơ sở lý luận để làm rõ các vấn đề thực tế.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Tác động của cơ cấu tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI SẢN
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tài sản của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Tài sản là vấn đề trọng tâm của các quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ

pháp luật nói riêng. Theo Bộ Tài chính Việt Nam quy định: “tài sản là những nguồn
lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp”. Các “nguồn lực” này có thể được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ
thể như tiền và các khoản tương đương tiền; máy móc; nhà xưởng; nợ phải thu; hàng
tồn kho; các khoản đầu tư tài chính và các loại khác. Khả năng “kiểm sốt” của doanh
nghiệp đối với tài sản xuất phát từ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài dựa trên
các hợp đồng thuê tài chính “Lợi ích kinh tế trong tương lai” của tài sản là tiềm năng
làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm
bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Những quy định này tương đồng với
chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành.
Theo chuẩn mực kế toán số 1- Chuẩn mực chung (ban hành và công bố theo
quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng bộ tài chính). Tài
sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư,
10 hàng hố hoặc khơng thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế
nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm sốt của
doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp cịn được bao gồm các tài sản không thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai, như tài sản th tài chính, hoặc có những tài sản thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có
thể khơng được kiểm sốt về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động
triển khai có thể thoả mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản, khi các bí quyết
đó cịn giữ được bí mật và doanh nghiệp cịn thu được lợi ích kinh tế. Tài sản của
doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua như góp vốn, mua
sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiên sẽ
phát sinh trong tương lai nhưng không làm tăng tài sản.

9


Vậy nên có thể hiểu tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu

hình hoặc vơ hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.
Đặc tính này cũng quyết định tầm quan trọng của tài sản đối với hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, không thể tồn tại và
phát triển lâu dài nếu khơng có tài sản.
1.1.2. Phân loại tài sản
Tuỳ theo yêu cầu quản lý khác nhau của từng doanh nghiệp mà tài sản có thể được
phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1. Dựa vào thời gian sử dụng: Tài sản có thể phân loại tài sản của doanh nghiệp
thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó:
1.1.2.1.1. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển
giá trị trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn
không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và khơng có nhiều rủi
ro trong chuyển đổi thành tiền.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khốn
có kỳ hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho
bạc, kỳ phiếu ngân hàng) hoặc chứng khốn mua vào, bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để
kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác khơng q một năm.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng,
phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc
thanh tốn dưới một năm.
- Hàng tồn kho: Bao gồm tồn bộ hàng hố vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở
các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,
vật liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ
dụng cụ...
- Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển,.....


10


1.1.2.1.2. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển lớn
hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm:
- Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải
thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh
toán trên một năm.
- Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho
các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời ba điều kiện dưới đây:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Có thời gian sử dụng trên một năm trở lên.
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ ba mươi
triệu đồng trở lên.
Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của tài sản cố định tuân theo tính
quy luật riêng, nên việc quản lý tài sản cố định được coi là một trọng điểm của công
tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Bất động sản đầu tư: Là những bất động sản gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc
một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi
thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê
hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ
hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai
điều kiện sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan
trực tiếp như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao

dịch liên quan khác.
-Tài sản tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng khốn
có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiện vật,
mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư
khác vượt quá thời hạn trên một năm. Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là các khoản

11


vốn mà các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức
lâu dài cho doanh nghiệp.
- Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập
hoãn lại, tài sản dài hạn khác.
1.1.2.2. Dựa vào mục tiêu đầu tư: Được chia làm 2 loại tài sản cố định và tài sản đầu
tư tài chính:
1.1.2.2.1. Tài sản cổ định:
Có rất nhiều tiêu thức phân loại TSCĐ, phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
và công dụng kinh tế, theo tiêu thức phân loại này, tài sản cố định của doanh nghiệp
được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.
+ TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh như, bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết
bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý…
+TSCĐ vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động kinh doanh,
cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ vơ hình như: quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, bản quyền…
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo
hình thái biểu hiện, có biện pháp quản lý phù hợp, là căn cứ để ra quyết định đầu tư
hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có hiệu quả.

1.1.2.2.2. Tài sản đầu tư tài chính:
Đây là lo i tài s n để phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai, phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,t với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,i t i s n thự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) c (tài s n hữ Liên bang (Federal Reserve System ) u hình) nh ư đất đai, đất đai,t đai,
nhà cửa, nhà xưởng, kho bãi,… Tài sảna, nhà xư đất đai,ởng, kho bãi,… Tài sảnng, kho bãi,… Tài s n đầu tưu tư đất đai, tài chính là các lo i tài s n có giá
tr không dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) a trên nội dung vật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựi dung vật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựt chất đai,t của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựa nó, mà giá tr c ủa nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựa nó ph ục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) thu ội dung vật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sực vào s ự trữ Liên bang (Federal Reserve System )
cung và cầu tưu của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựa th trư đất đai,ờng như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệng như đất đai, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phiếu, trái phiếu, tiền tệu, trái phiếu, trái phiếu, tiền tệu, tiền tện tệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai, ,.... Ưu điểm của tàiu điể phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,m của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựa tài
s n đầu tưu tư đất đai, tài chính là dễ dàng chuyển đổi từ tài sản đầu tư tài chính thành tiền dàng chuyể phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,n đổ phiếu, trái phiếu, tiền tệi từ tài sản đầu tư tài chính thành tiền tài s n đầu tưu tư đất đai, tài chính thành ti ền tện
m t đ i với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,i các s n phẩm có tính thanh khoản cao, hoặc có thể dễ dàng có đượcm có tính thanh kho n cao, ho c có th ể phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai, dễ dàng chuyển đổi từ tài sản đầu tư tài chính thành tiền dàng có đ ư đất đai,ợcc
lợci nhuật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựn khá đáng kể phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai, nếu, trái phiếu, tiền tệu giao d ch mua bán hiệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,u qu các lo i tài s n này. Tuy
nhiên đi kèm với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai,i lợci nhuật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựn thì chắc chắn sẽ có rủi ro, vì thế mà loại tài sản nàyc chắc chắn sẽ có rủi ro, vì thế mà loại tài sản nàyn sẽ có rủa nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựi ro, vì th ếu, trái phiếu, tiền tệ mà lo i tài s n này

12


cầu tưn ph i qu n lý thật chất của nó, mà giá trị của nó phụ thuộc vào sựt t t. Có thể phân biệt với tại sản thực (tài sản hữu hình) như đất đai, chia ra làm 2 loại nhỏ: tài sản đầu tư tài chính
ngắn (dưới 1 năm) và tài sản đầu tư tài chính dài hạn (trên 1 năm).
1.1.3. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Trên thực tế hiện nay, tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Để tìm
nguồn tài trợ tài sản một cách thích hợp và hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn.
Tùy theo các tiêu thức nhất định mà nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được
phân chia thành các loại khác nhau. Thông thường trong công tác quản lý thường sử
dụng một số tiêu thức sau:
1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:
vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
-Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao
gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu
tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp nên
tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn càng lớn thì chứng tỏ sự độc lập về mặt tài chính

của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên khi nguồn vốn này bị hạn chế thì doanh nghiệp
phải đi vay để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động SXKD.
-Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm
phải thanh tốn cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người
bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp… Để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai
nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc
điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản
lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian huy động
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xun: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được

13


sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản dài hạn và một bộ phận tài sản ngắn hạn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm)
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù
hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho q trình kinh doanh. Đồng thời
có cơ sở lập các kế hoạch tài chính, lựa chọn nguồn vốn thích hợp để hình thành nên
các loại tài sản khác nhau trong doanh nghiệp.

1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính
hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự
tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có tính chất quyết định trong hoạt động của
doanh nghiệp, chỉ khi nào nguồn vốn huy động bên trong không đủ đáp ứng nhu cầu
đầu tư dài hạn thì các doanh nghiệp mới phải huy động nguồn vốn bên ngoài.
Huy động cao độ nguồn vốn bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể phát huy hết tiềm
năng của mình, sử dụng tối đa các nguồn lực để phát triển sản xuất, đồng thời giảm
được lượng vốn vay phải huy động từ bên ngoài.
- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên
ngoài để đáp ứng nhu cầu về tiền vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn
này bao gồm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
+ Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân).
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết.
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.

14


+ Thuê tài sản.
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khốn (đối với một số loại hình doanh
nghiệp được pháp luật cho phép).
Huy động nguồn vốn bên ngoài tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh
hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) rất nhanh
nếu tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP) đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn và ngược
lại. Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến chi phí sử dụng

vốn và hệ số nợ để đảm bảo sự an tồn tài chính cũng như khả năng thanh toán của
doanh nghiệp
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp được
đo lường bằng tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu
tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng
như khả năng trang bị tài sản của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành sản xuất đòi hỏi trang bị tài sản cố định tương đối lớn thường có cơ cấu
tài sản tập trung ở bộ phận tài sản dài hạn hay tài sản cố định. Mức độ đầu tư vào tài sản
cố định sẽ quyết định đến quy mô, năng lực sản xuất và khả năng tiết kiệm các khoản
chi phí biến đổi trong hoạt động kinh doanh. Ngoài các tài sản phục vụ trực tiếp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư góp vốn ra
ngồi doanh nghiệp hình thành các khoản đầu tư tài chính. Để phản ánh cơ cấu tài sản,
doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ lệ đầu tư vào
tài sản ngắn hạn

=

Tài sản ngắnhạn
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này vừa thể hiện cơ cấu đầu tư, vừa thể hiện quy mô đầu tư
về tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ lệ đầu tư
vào tài sản
dài hạn

=


15

Tài sản dàihạn
Tổngtài sản


Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh số vốn đầu tư vào tài sản dài hạn chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư tài
sản dài hạn còn cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Hai chỉ tiêu này thể hiện tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong
doanh nghiệp. Khơng có một tỉ lệ chuẩn cho các doanh nghiệp mà tùy thuộc vào ngành
nghề kinh doanh, thời kì kinh doanh và chiến lược kinh doanh mà độ lớn của các chỉ
tiêu này khác nhau. Ngay cả trong cùng một ngày, cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp
cũng có nhiều sự khác biệt do chiến lược kinh doanh và thời kì phát triển khác nhau.
Các khoản đầu tư tài chính
Tỷ lệ đầu tư vào
=
Tổngtài sản
tài chính
Tỷ lệ đầu tư tài chính phản ánh tỷ trọng tài sản tài chính trong tổng tài sản của

doanh nghiệp. Các khoản đầu tư tài chính có thể bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và
dài hạn. Khi các doanh nghiệp đạt đến một quy mơ kinh doanh nhất định, ngồi hoạt
động kinh doanh chính, cơng ty thường đầu tư một lượng vốn lớn thơng qua các hoạt
động góp vốn vào các cơng ty cong, cơng ty liên kết khi đó tỷ lệ đầu tư tài chính
thường rất cao.
1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh- Adam Smith thì hiệu quả hoạt

động kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, đối với mỗi doanh
nghiệp thì đó là doanh thu tiêu tụ hàng hóa, đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân thì đó
là tốc độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội. Quan điểm này chỉ phù hợp
khi tốc độ tăng kết quả kinh doanh nhanh hơn tốc độ tăng chi phí bỏ ra, hoặc yếu tố
đầu vào của sản xuất; ngược lại, quan điểm này sẽ khơng chính xác nếu như tốc độ
tăng của kết quả sản xuất nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra hoặc yếu tố đầu vào.
Như vậy, quan điểm này thực chất mới chỉ đánh giá kết quả thu được từ hoạt động
kinh doanh, chưa thực sự đề cập đến vấn đề hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của hai nhà kinh tế hiện đại nổi tiếng – Paul Samuelson và William
D’Nordhau (Paul A. Samuelson, 1989) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh khả
năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các
nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người.

16


Theo quan điểm của tác giả K.Rusanop (K.Rusanop, 1987) cho rằng hiệu quả
hoạt động kinh doanh là một bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược kinh tế,
và chỉ ra rằng để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế- xã hội hiện nay khơng cịn đường
nào khác là tăng nhanh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Theo tác giả, hiệu quả kinh
doanh được đánh giá qua sự tổng hợp của nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong quá
trình sản xuất, đồng thời doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng hiệu quả thì hiệu quả
xã hội sẽ càng tăng.
Mặc dù có những quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh, khái
niệm hiệu quả kinh doanh của DN trong bài nghiên cứu được hiểu là phạm trù kinh tế,
phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh thu được với chi phí, hoặc nguồn lực
mà DN bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ tỉ lệ so sánh giữa kết quả kinh
doanh đạt được với chi phí, hoặc nguồn lực đã sử dụng vào kinh doanh nhằm đạt được
mục tiêu kinh doanh của DN. Mục đích quan trọng của doanh nghiệp là tạo ra lợi

nhuận; do vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh phải tập trung đánh giá khả
năng sinh lời của các nguồn lực sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do khả
năng sinh lời chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có năng lực hoạt động tốt, thể hiện
thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì
vậy, để đánh giá được đầy đủ hiệu quả, trước tiên cần phải đánh giá hiệu quả hoạt
động của DN thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, sau đó đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực.
1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy hiệu quả hoạt
động kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các doanh nghiệp
quan tâm.
Đối với nhà quản lí doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh là một công cụ
quan trọng để họ đưa ra những quyết định của mình. Các chỉ số tổng hợp từ q trình
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ thực trạng tình hình sử dụng các nguồn lực
hiện có của các doanh nghiệp. Từ đó đề ra các biện pháp giúp các nhà quản lý có
những chính sách phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn lực hiện tại để đạt được
hiệu quả hoạt động cao hơn. Kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng

17


cho thấy điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng
doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm riêng của từng ngành, từng doanh nghiệp đó. Trên
cơ sở đó, doanh nghiệp có thể khắc phục những thiếu sót của mình và nhận thấy tiềm
năng để có thể phát triển trong thời gian tới.
Hơn nữa, kết quả từ q trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cịn cung
cấp thơng tin phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh và cho thấy khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Nó là động lực để các doanh nghiệp đẩy
mạnh quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.

Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông và các công ty liên doanh, thông qua chỉ
tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh để đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp
hoặc có nên tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp này nữa hay không.
Đối với các cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà
nước, cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiệu nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính, đánh giá
tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thơng qua phân tích kiến nghị
với các cơ quan chức năng góp phần hồn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt
động kinh doanh phát triển.
Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thơng
qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra
các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và
lãi, đảm bảo an tồn cho các cơng ty cho vay.
Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà
nước, cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu
quả sử dụng vốn ngân hàng để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng
khơng, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thơng qua phân
tích kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hồn thiện chế độ tài chính nhằm
thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

18


Muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của hoanh nghiệp, trước hết
phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng doanh
nghiệp, sau đó phải vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Các chỉ tiêu này là
thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của

hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có thể được đo lường qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần
trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ,
doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
sau thuế trên
=
Doanhthu thuần trong kỳ
doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết
kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng
cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ
thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay
và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản
hay vốn kinh doanh khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của vốn kinh doanh và
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời
Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay
kinh tế của tài
=
Tổng tài sản bình quân
sản (BEP)
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay
vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

c. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình
độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

19



×