Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá thực tiễn đàm phán, quy định về chính sách cạnh tranh trong FEAs, RTAs trên thế giới, đề xuất về đàm phán chính sách cạnh tranh trong FEAs, RTAs của việt nam trong giai đoạn tiếp theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 143 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH





BÁO CÁO TỒNG KẾT ĐỀ TÀI

“ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ĐÀM PHÁN, QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH
CẠNH TRANH TRONG FTAs, RTAs TRÊN THẾ GIỚI, ĐỀ XUẤT VỀ
ĐÀM PHÁN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC FTAs, RTAs
CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO”

Thực hiện theo Hợp đồng số 01.10.RD/HĐ-KHCN ngày 18 tháng 01 năm 2010
giữa Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh




Chủ nhiệm đề tài:
Ths. Trần Phương Lan
Các thành viên tham gia:
CN. Trương Thùy Linh

TS. Nguyễn Hữu Huyên

ThS. Phan Vân Hằng


Hà Nội, 2010



2
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT…………………………… 5
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….8
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG VÀ KHU VỰC 11
1.1. Khái quát chung về sự hình thành, phát triển và bối cảnh đàm phán chính
sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 11
1.1.1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển các FTAs, RTAs trên thế giới 11
1.1.2. Bối cảnh đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs 13
1.2. Quan điểm của các nƣớc về đàm phán quy định chính sách cạnh tranh
trong các FTAs, RTAs hiện nay 17
1.2.1. Quan điểm của nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi 17
1.2.2. Quan điểm của nhóm các nước phát triển 18
1.2.3. Quan điểm về cạnh tranh trong một số diễn đàn đa phương 20
1.3. Tổng quan chung về chƣơng cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế
giới 29
1.3.1. Một số mô hình về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới29
1.3.2. Mức độ cam kết về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs 31
1.3.3. Phân tích một số quy định pháp lý trong chương chính sách cạnh tranh trong
các FTAs, RTAs trên thế giới 33
1.4. Nội dung chính sách cạnh tranh trong một số Hiệp định thƣơng mại tự do
song phƣơng và khu vực trên thế giới 36
1.4.1. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước phát triển 37
1.4.2. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước phát triển và đang phát triển 40
1.4.3. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước đang phát triển 43
CHƢƠNG II. THỰC TIỄN ĐÀM PHÁN VÀ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH

CẠNH TRANH TRONG CÁC FTAs, RTAs MÀ VIỆT NAM THAM GIA 45
2.1. Bối cảnh nền kinh tế và vai trò chính sách cạnh tranh trong các FTAs,
RTAs Việt Nam tham gia 45

3
2.1.1. Tổng quan chính sách cạnh tranh và vai trò chính sách cạnh tranh trong nền
kinh tế Việt Nam 45
2.1.2. Chính sách cạnh tranh trong mối tương quan với các chính sách khác trong
nền kinh tế tại Việt Nam 53
2.1.3. Thực trạng và quá trình thực thi chính sách cạnh tranh tại Việt Nam trong thời
gian qua 56
2.2. Thực tiễn đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs mà Việt
Nam tham gia 57
2.2.1. Phân tích chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam đã ký kết 60
2.2.2. Phân tích chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt
Nam đang và sẽ tham gia đàm phán 69
CHƢƠNG III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI 83
3.1. Quan điểm và định hƣớng trong đàm phán và cam kết về chính sách cạnh
tranh của Việt nam trong các FTAs, RTAs thời gian tới 83
3.1.1. Bối cảnh và xu thế đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs/RTAs mà
Việt nam tham gia trong thời gian tới 83
3.1.2. Quan điểm đàm phán chính sách cạnh tranh 85
3.1.3. Định hướng đàm phán và cam kết về chính sách cạnh tranh của Việt nam
trong các FTAs, RTAs thời gian tới 87
3.2. Một số kiến nghị liên quan đến chính sách cạnh tranh trong đàm phán
FTAs, RTAs của Việt nam trong thời gian tới 88
3.2.1. Cách tiếp cận đàm phán 88
3.2.2. Nguyên tắc đàm phán 90

3.2.3. Mức độ cam kết với một số nội dung cụ thể 91
KẾT LUẬN 97
PHỤ LỤC 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119





4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1.
Mô hình chính sách cạnh tranh trong các FTAs của EU,
NAFTA và APEC

25
Bảng 1.2
So sánh một số nội dung về chính sách cạnh tranh trong một
số FTAs, RTAs

33
Bảng 2.1
Mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công
nghiệp và chính sách thương mại

51
Bảng 2.2.
Nội dung Chương Cạnh tranh trong các FTA Việt Nam tham
gia


76

BIỂU
Biểu 1.1.
Số lượng FTAs ký kết tại Châu Á từ 2000-2009
11
Biểu 1.2.
Số lượng các FTAs ký kết nội khối và bên ngoài khu vực
Châu Á (tính đến tháng 06/2009)

12














5
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

Ý NGHĨA
AANZFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Úc- New Zealand

ACFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN

AIFTA

Hiệp định hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ

AJCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản

AKFTA


Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc

ANZ

Úc và New Zealand

ANZCERTA

Hiệp định thương mại quan hệ kinh tế Úc - New Zealand

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ATA

Hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh

BIT

Hiệp định Đầu tư song phương


BTA

Hiệp định thương mại song phương

CARICOM

Cộng đồng Caribbe

CEMAC

Cộng đồng kinh tế Trung Phi

CEPT
CER

Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Hiệp định thương mại kinh tế mật thiết


6
CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập

CN

Tính trung lập cạnh tranh (competitive neutrality)

CP


Chính sách cạnh tranh (Competition Policy)

CPDG

Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế
chính sách

CSCT

Chính sách cạnh tranh

EAFTA

Hiệp ước Cộng đồng kinh tế Châu Âu

ECN

Mạng lưới cạnh tranh của EU

ECT

Hiệp ước Cộng đồng kinh tế Châu Âu

EFTA

Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu

EU


Liên minh Châu Âu (European Union)

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)

FTAAP

Khu vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương

GATS

Hiệp ước chung về Thương mại Dịch vụ

GATT

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

ICN

Mạng lưới cạnh tranh quốc tế

JSEPA

Hiệp định đối tác kinh tế mới giữa Nhật Bản và Singapore
JVEPA


Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

M&A

Mua bán và sáp nhập (Merger and Acquisition)

MERCOSUR
MNC

Hiệp định nội khối MERCOSUR
Tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporation)


7
NAFTA

Hiệp định thương mại Tự do Bắc Mỹ

NZ

New Zealand

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu


PCA

Hiệp định Hợp tác và đối tác Việt Nam và liên minh Châu Âu

PTA

Hiệp định mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Agreements)

RTA

Hiệp định khu vực tự do (Regional Trade Agreement)

SDT

Điều khoản đối xử đặc biệt (Special and differential treatment)

SEOM

Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp ASEAN

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SOE

Doanh nghiệp nhà nước (State- owned Enterprise)

TAFTA


Hiệp địnhthương mại tự do Thái Lan và Úc

TIFA

Cam kết về thuận lợi trong đầu tư và thương mại (Trade and
Investment Facilitate Agreements)

TIFA

Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam- Hoa Kỳ

TNZCEP

Hiệp định đối tác kinh tế giữa Thái Lan và Niu- Di- Lân

TOR

Điều khoản tham chiếu

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc

USSFTA
WTO


Hiệp định tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và Singapore
Tổ chức kinh tế thế giới (World Trade Organization)

XNK

Xuất nhập khẩu


8
LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, quá trình tham gia vào các
khuôn khổ định chế thương mại song phương và khu vực đem lại nhiều lợi ích cho
các quốc gia nói riêng, cho khu vực và cho nền kinh tế thế giới nói chung. Có thể nói
số lượng các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực đang gia tăng một
cách nhanh chóng. Hơn 300 Hiệp định thương mại RTAs có hiệu lực đã được chính
thức thông báo lên Tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh nhiều Hiệp định
khác đang trong quá trình đàm phán. Nếu tính đến tất cả các Hiệp định đang có hiệu
lực mà chưa được thông báo lên WTO, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, đang trong
quá trình đàm phán hoặc trong giai đoạn đề xuất triển khai, trên thế giới có khoảng
gần 400 Hiệp định RTAs sẽ được thực hiện và hoàn tất trong năm 2010. Trong số
đó, có khoảng 90% Hiệp định là hình thức khu vực thương mại tự do và 10% là hình
thức liên hiệp thuế quan. Trên thực tế, tất cả các quốc gia đều tham gia và là thành
viên của ít nhất một Hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực. Thậm chí
một số quốc gia tại khu vực Đông Á vốn “lảng tránh” tham gia vào các Hiệp định
hoặc hợp tác thương mại thì hiện nay cũng trở nên khá “tích cực” trong các đàm
phán hiệp định thương mại khu vực.
Rất nhiều lĩnh vực vốn trước đây chưa được đưa vào chương trình/ nội dung

đàm phán của các Hiệp định, thì nay các nội dung đàm phán đã được mở rộng tương
ứng với mức độ, mục tiêu liên kết giữa các đối tác tham gia. Các Hiệp định thương
mại tự do song phương và khu vực hiện nay thông thường bao gồm các quy định về
chính sách cạnh tranh, môi trường, lao động, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, phòng
vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, bên cạnh các quy định về
gia nhập thị trường trong lưu thông hàng hóa thương mại.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc tham gia FTA sẽ có
tác động rất lớn đến nền kinh tế, đây cũng là điều kiện tạo ra thay đổi về môi trường,
quá trình vận động của lao động và nguồn lực một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi
ích kinh tế, xã hội cao nhất. Quá trình nhận thức tư tưởng, hệ thống pháp luật, quản
lý chính sách, năng lực cạnh tranh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế là những nhân tố quan trọng khi các quốc gia tham gia vào các cam

9
kết thương mại song phương và đa phương. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa
có một nghiên cứu tổng thể nào về phương thức cam kết phù hợp về chính sách cạnh
tranh trong quá trình đàm phán các FTA/RTAs của Việt Nam. Do đó, nội dung
nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực trước bối cảnh hội nhập
kinh tế toàn cầu, và còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam trong việc
tham gia đàm phán và thực thi các cam kết chính sách cạnh tranh trong các Hiệp
định thương mại tự do song phương/ đa phương. Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ
đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng đàm phán chính sách cạnh tranh trong các
Hiệp định thương mại tự do trên thế giới và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
tham gia, từ đó đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán chính sách cạnh tranh
trong các Hiệp định mà Việt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới. Đặc biệt đặt trong
bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, trào lưu liên kết trên thế giới và khu
vực ngày càng mở rộng, Việt Nam cần có những phương án chủ động về chính sách
cạnh tranh để hòa nhập vào kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những nghiên cứu về thực tiễn đàm phán, quy định về chính sách

cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới, từ đó Đề xuất nhằm tăng cường hiệu
quả trong quá trình đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs của Việt
Nam trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Đề tài, nội dung chính sách cạnh tranh sẽ
được phân tích trên thực tiễn các Hiệp định hợp tác, thương mại tự do song phương
và đa phương đã tồn tại/ đang trong quá trình đàm phán hoặc sẽ đàm phán trong
tương lai trên thế giới.
Trong đó, Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn các vấn đề về cạnh tranh
trong các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và đang tham gia đàm phán bao gồm:
- Hiệp định Khu vực Tự do Thương mại ASEAN – Úc – New Zealand
(AANZFTA) (đã ký kết);
- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (JVEPA) (đã ký kết);
- Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP (đang tham gia
đàm phán);

10
- Hiệp định Hợp tác và Đối tác Việt Nam và Liên minh Châu Âu (PCA) (đang
tham gia đàm phán);
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA (đang tham gia nghiên
cứu đàm phán).
Từ đó, lấy cơ sở làm nghiên cứu cho chiến lược và đề xuất nâng cao hiệu quả
đàm phán trong những FTAs, RTAs của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu trong Đề tài như
sau:
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu;
- Rà soát, phân tích, tham khảo các nguồn thông tin;
- Phương pháp tổng hợp nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và kế
thừa những kết quả nghiên cứu trước đây.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của Đề tài gồm 03 hợp phần chính
được trình bày như sau:
Chương I. Tổng quan về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương
mại tự do song phương và khu vực
Chương II. Thực tiễn đàm phán và quy định về chính sách cạnh tranh trong
các FTAs, RTAs mà Việt Nam tham gia
Chương III. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới




11
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG VÀ KHU VỰC

1.1. Khái quát chung về sự hình thành, phát triển và bối cảnh đàm phán chính
sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới
1.1.1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển các FTAs, RTAs trên thế
giới
Số lượng các Hiệp định thương mại trên thế giới tăng một cách nhanh chóng
về số lượng, đặc biệt bắt đầu từ năm 1990s (Biểu 1.1). Chỉ trong vòng 10 năm từ
1990 đến 2000, có gần 200 FTAs/RTAs được thông báo lên WTO. Riêng trong năm
2004 có 33 Hiệp định mới được thông báo
1
. Xu hướng này vẫn còn tiếp tục tăng
trong tương lai, không chỉ trong liên kết đa phương mà cả song phương, không chỉ
trong khu vực mà bao gồm nhiều đối tác từ các khu vực khác nhau. Theo thống kê
của Ngân hàng thế giới, tính cả số lượng các FTA đang trong quá trình đàm phán và
chưa được thông báo lên WTO, đến năm 2008 có 300

2
Hiệp định đã được chính thức
ký kết. Ước tính hơn 40% thương mại thế giới được hưởng lợi ích từ những Hiệp
định đã ký kết. Nội dung về chính sách cạnh tranh trong các hiệp định thương mại
cũng ngày càng được chú trọng và được đưa vào nhiều hơn trong các đàm phán.












1
Danh sách đầy đủ các FTA được thông báo lên GATT/ WTO theo GATT Điều XXIV, GATS Điều V, và nội dung
các điều khoản các Hiệp định có thể tìm trên trang web
2
(204) theo TS. Ngô Thị Ngọc Huyền & Ths. Võ Đắc Khôi, 2009 “Các Hiệp định thương mại tự do của các nước
ASEAN và tác động của chúng đến sự thay đổi động thái ngoại thương của Singapore- Một số khuyến nghị đối với
Việt Nam, đăng trên
và Estevadeordal, Suominen & Teh, 2009, “Competition Policy in RTAs”, WTO


12
Biểu 1.1. Số lƣợng FTAs ký kết tại Châu Á từ 2000-2009



(Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á của Ngân hàng ADB,
tính đến tháng 06/2009)
Cùng với chủ nghĩa đa phương hóa, Châu Á bắt đầu tập trung vào việc tham
gia các Hiệp định FTAs như là một công cụ thương mại từ những năm đầu 1990s.
Riêng tại khu vực Châu Á, số lượng FTAs được ký kết trong giai đoạn từ năm 2000
đến 2009 (tính đến tháng 06/2009) tăng lên đáng kể (Biểu 1.2). Số lượng FTAs được
ký kết tăng từ 3 lên đến 54 Hiệp định, trong đó có 40 FTAs hiện đang có hiệu lực.
Tốc độ tăng các Hiệp định của khu vực Châu Á khá nhanh với 78 Hiệp định đang
trong quá trình đàm phán hoặc đề xuất đàm phán.
Biểu 1.2. Số lƣợng các FTAs ký kết nội khối và bên ngoài khu vực Châu Á
(tính đến tháng 06/2009)


(Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á của Ngân hàng ADB)

13
Có thể thấy, năm quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tại khu vực đóng vai trò
trung tâm trong các hoạt động FTA, trong khi đó các nước nhỏ tham gia với vai trò
là những thành viên kết nối. Số lượng các FTA đã được ký kết của các quốc gia là
Singapore (18), Nhật Bản (11), Trung Quốc (10), Ấn Độ (9) và Hàn Quốc (6), bên
cạnh rất nhiều FTA đang trong quá trình đàm phán. Một đặc điểm nổi bật là
ASEAN- được coi là liên kết khu vực/ cộng đồng kinh tế đầu tiên tại Châu Á- đang
trở thành trung tâm chính trong khu vực và tạo điểm nối giữa các nước thành viên
ASEAN với các đối tác khác. Ngoài các Hiệp định đã ký kết với Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc, ASEAN gần đây cũng đã kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định
thương mại với Ấn Độ, Úc và New Zealand, bên cạnh quá trình khởi động đàm phán
với EU.
Trong thập kỉ vừa qua, sáng kiến đưa quy định chính sách cạnh tranh trong
các cam kết song phương, đa phương và khu vực ngày càng trở nên phổ biến. Cụ

thể, theo thống kê của UNCTAD (2005), trong số khoảng 300 Hiệp định song
phương và khu vực đang có hiệu lực trên thế giới, hơn 100 Hiệp định có nội dung
quy định về cạnh tranh. Khoảng 80% trong số 100 Hiệp định đàm phán trước năm
2000 nằm trong giai đoạn xu thế đàm phán sâu các điều khoản tự do thương mại,
dịch vụ, đầu tư, nhân công và các quy định thương mại khác. Trong đó, khoảng 65%
Hiệp định là giữa các nước phát triển với nhau (South- South RTAs) ký kết trước
năm 1995 có điều khoản liên quan đến chính sách cạnh tranh.
Trong một nghiên cứu khác của OECD về các điều khoản cạnh tranh trong
các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương trên thế giới, 86 Hiệp
định có điều khoản về chính sách cạnh tranh đã được phân tích. Trong đó, có 59
Hiệp định (chiếm 68%) được ký kết giữa các nước đang phát triển, chỉ có 4 Hiệp
định (chiếm 5%) giữa các nước phát triển và còn lại 23 Hiệp định (chiếm 27%) giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển.

1.1.2. Bối cảnh đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs
Ngày nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA, RTA) gia tăng một cách
nhanh chóng. Hơn 300 FTA có hiệu lực đã được thông báo với Tổ chức thương mại
thế giới WTO và có rất nhiều FTA hiện đang được đàm phán. Có thể thấy bối cảnh
và nội dung đàm phán trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa

14
phương trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Trước đây, các nội dung đàm phán truyền
thống trong các FTAs, RTAs chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như mở cửa thị
trường, thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, rảo cản kỹ thuật trong thương
mại,v.v. Hiện nay, rất nhiều lĩnh vực mới đã được đưa vào và trở thành những nội
dung đàm phán quan trọng. Chính sách cạnh tranh là một trong những lĩnh vực đó.
Chính sách cạnh tranh và vấn đề tự do hóa thương mại:
Với sự phát triển kinh tế, nhu cầu lưu thông hàng hóa cũng như cung ứng dịch
vụ ngày càng gia tăng, khuôn khổ WTO không đủ cho sự phát triển này. Bởi vậy
ngày càng nhiều FTA được đàm phán và ký kết, góp phần tháo rỡ và giảm thiểu các

rào cản thương mại, nhằm hướng tới một thị trường chung bình đẳng. Điều này
không đồng nghĩa với việc xóa bỏ những đặc thù về lợi thế thương mại của quốc gia.
Mà, thương mại tự do tạo cơ hội cho sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia thông qua
việc tập trung phát huy những lợi thế thương mại của mỗi nước. Thương mại tự do
sẽ chuyển những lợi thế riêng ấy thành năng suất tối đa việc tập trung phát huy cho
tất cả các thị trường. Điều này chỉ có thể có được khi mọi rào cản thương mại được
dỡ bỏ để hàng hóa và tư bản có thể lưu thông tự do. Để xây dựng một thị trường tự
do trên phạm vi toàn cầu hoặc khu vực, các quốc gia tham gia vào các định chế toàn
cầu/ khu vực có nghĩa vụ xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo một
lộ trình nhất định với mục tiêu đảm bảo cho hàng hóa và dịch vụ tự do di chuyển qua
biên giới. Mặt khác, quá trình tự do hóa kinh tế diễn ra đem lại cho thị trường của
các quốc gia động lực phát triển mới đòi hỏi sự mở cửa, lành mạnh hóa thị trường
nội địa bằng các công cụ chính sách và pháp lý phù hợp. Tuy nhiên, việc rỡ bỏ các
rào cản thương mại này có thể sẽ trở nên vô nghĩa hoặc không hiệu quả nếu các
thành viên tham gia hiệp định FTA đó không có những chính sách cạnh tranh thích
hợp. Bởi vì chính sách và luật cạnh tranh được coi là nền tảng tạo lập một thị trường
nội địa lành mạnh và bình đẳng, bởi lẽ:
Thứ nhất, chính sách tự do hóa thương mại làm gia tăng sự cạnh tranh từ các
hàng hóa, dịch vụ nước ngoài đồng thời hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng mất dần
sự bảo hộ từ Nhà nước (thông qua các chính sách ưu đãi, chính sách thuế quan…).
Điều này có thể là mầm mống nảy sinh các hành vi phản cạnh tranh một cách vô tình
hay hữu ý như các thỏa thuận kinh doanh, lạm dụng vị trí độc quyền/ thống lĩnh của
một hay một nhóm doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh lành mạnh
giữa các doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của những hành vi đó sẽ làm gia tăng

15
nguy cơ đe dọa đến quá trình hình thành thị trường tự do, do vậy các lợi ích có thể
có được từ quá trình tự do hóa thương mại có thể bị vô hiệu nếu pháp luật và chính
sách cạnh tranh không thể bao trùm toàn bộ nền kinh tế hoặc tính khả thi bị hạn chế.
Mặt khác, với vai trò là cơ chế thiết lập, duy trì và bảo vệ cạnh tranh, chính sách

cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự hình thành các quan hệ thị trường cho đời sống
kinh tế, hình thành cơ chế tự điều chỉnh của thị trường,…là những thiết chế cơ bản
của quá trình dự do hóa thương mại. Nói cách khác, chính sách cạnh tranh là công
cụ để bảo trợ cho quá trình tự do hóa thương mại.
Thứ hai, chính sách thương mại tự do và chính sách cạnh tranh không đối
nghịch mà ngược lại là sự hỗ trợ hài hòa cho nhau. Một hệ thống hoàn chỉnh bao
gồm luật lệ, quy định, các cam kết thực thi các hiệp định quốc tế để mở cửa thị
trường theo lộ trình của quốc gia, chính sách thương mại tự do sẽ là cơ sở để hình
thành một môi trường cạnh tranh quyết liệt và chính sách cạnh tranh duy trì và đảm
bảo sự lành mạnh của thị trường ấy, cùng đem lại hiệu quả cho các nền kinh tế tham
gia quá trình này một cách tích cực và chủ động.
Như vậy, có thể thấy rằng chính sách cạnh tranh là một công cụ pháp lý gắn
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và có thể coi là một trong những nỗ lực đóng
góp làm giảm các rào cản thương mại quốc tế. Khi chính sách thương mại có xu
hướng bảo vệ nền kinh tế nội địa (đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại, chống
bán phá giá, hoặc chống trợ cấp) thì chính sách cạnh tranh trong đàm phán thương
mại quốc tế được đặc biệt quan tâm như là một công cụ nhằm giảm thiểu tác động
chính sách trong nước có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như vấn đề cạnh tranh giữa các chủ thể trên thị
trường.
Những lý do đó chính là tiền đề cho việc mở rộng nguyên tắc cam kết trong
khuôn khổ WTO và đưa ra những quy định trong cam kết song phương/ đa phương
khác về chính sách và luật cạnh tranh. Các quy định này có thể mới chỉ dừng lại ở
những vấn đề về hành vi phản cạnh tranh, hành vi gây ảnh hưởng đến gia nhập thị
trường và loại bỏ hiệu quả các hành vi đó hoặc phạm vi mở rộng hơn như hợp tác
điều tra; các điều khoản gắn với cam kết tự do hóa thương mại mà khung pháp luật
cạnh tranh quốc gia thành viên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tự do thương mại
chung giữa các nước (ví dụ: việc miễn trừ cho hành vi thông đồng xuất khẩu); hoặc
cơ chế thực thi chống độc quyền giữa các nước thành viên đòi hỏi phải thống nhất và


16
hợp tác, giảm thiểu tối đa các tác động từ các hành vi phản cạnh tranh gây ảnh
hưởng đến tự do thương mại; v.v.
Các quốc gia chủ động và tích cực tham gia đẩy nhanh quá trình tự do hóa
thương mại đều là những nước phát triển và cũng có lịch sử hình thành và phát triển
luật và chính sách cạnh tranh lâu đời, do vậy chính sách cạnh tranh luôn được coi là
một công cụ hữu hiệu không chỉ là vấn đề điều tiết thị trường nội địa mà còn ở phạm
vi rộng hơn (khu vực và quốc tế).
Những đề xuất đó là tiền đề cho việc mở rộng nguyên tắc cam kết trong
khuôn khổ WTO và đưa ra những quy định trong cam kết song phương/ đa phương
về chính sách và luật cạnh tranh. Trong đó, các quy định có thể mới chỉ dừng lại ở
những vấn đề về hành vi phản cạnh tranh, hành vi gây ảnh hưởng đến gia nhập thị
trường và loại bỏ hiệu quả các hành vi đó; các điều khoản gắn với cam kết tự do hóa
thương mại mà khung pháp luật cạnh tranh quốc gia thành viên không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tự do thương mại chung giữa các nước (ví dụ: việc miễn trừ cho
hành vi thông đồng xuất khẩu); hoặc cơ chế thực thi chống độc quyền giữa các nước
thành viên đòi hỏi phải thống nhất và hợp tác, giảm thiểu tối đa các tác động từ các
hành vi phản cạnh tranh gây ảnh hưởng đến tự do thương mại; v.v.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến ủng hộ chính sách cạnh tranh trong các
Hiệp định song phương và đa phương, một số ý kiến cho rằng chính sách cạnh tranh
là không cần thiết khi hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn có thể giải
quyết những vấn đề cạnh tranh phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các thành
viên
3
. Hoặc một số quan điểm khác cho rằng không nên ưu tiên đàm phán các quy
định về chống độc quyền, cạnh tranh hay chính sách cạnh tranh do việc thúc đẩy tự
do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả
4
.
Các điều khoản về chống độc quyền nói riêng và chính sách cạnh trang nói

chung trong khuôn khổ WTO cũng đang phải tạm ngừng đàm phán do khả năng thực
thi khó, vì luật cạnh tranh quốc gia và cơ chế thực thi giữa các thành viên WTO quá
khác biệt và không đồng nhất. Rất nhiều thành viên chưa có chính sách và luật cạnh
tranh, do đó không có kinh nghiệm trong việc thực thi các điều khoản này, trong khi
các nước phát triển thường có chính sách và luật cạnh tranh từ rất lâu, sẽ có thể khai

3
Theo Klein, 1998 và Hoekman, B 2002
4
Theo Blackhurst, 1991

17
thác lợi ích tốt hơn từ các quy định về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại
5
.
Một rào cản khó khăn nữa đó là quan điểm chính sách cạnh tranh chỉ bao gồm chống
độc quyền, ngăn cản hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp hay bao gồm cả
việc giảm trợ cấp chính phủ, hoặc các hình thức bảo hộ công nghiệp trong
nước…Đây cũng là một trong những khó khăn trong thống nhất quan điểm đầy đủ
về vấn đề này giữa các thành viên.

1.2. Quan điểm của các nƣớc về đàm phán quy định chính sách cạnh tranh
trong các FTAs, RTAs hiện nay
1.2.1. Quan điểm của nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển
đổi
- Sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các thành phần kinh tế của các nước đang
phát triển đòi hỏi một môi trường cạnh tranh hoàn thiện hơn, bởi thế có thể thấy rằng
các nước đang phát triển đều đang hướng tới xây dựng nền tảng cho việc phát triển
chính sách cạnh tranh tuy ở các mức độ khác nhau như một luật cạnh tranh toàn diện
hay các quy định về cạnh tranh trong các lĩnh vực cụ thể. Do vậy, các nước đang

phát triển chỉ dừng việc hợp tác về chính sách cạnh tranh ở mức nền tảng pháp lý
hiện hành, chủ yếu là việc thiết lập các nguyên tắc chung trên cơ sở thống nhất
những mục tiêu chung và các vấn đề ưu tiên cho từng thời kỳ. Với sự khác biệt và
khoảng cách phát triển về chính sách và luật cạnh tranh của các nước đang phát triển
và các nước phát triển như vậy, việc hợp tác có hai nhóm nước này tham gia không
tránh hỏi sự bất đồng về quan điểm và khó đạt được sự đồng thuận một “tiêu chuẩn”
về chính sách cạnh tranh.
- Các nước đang phát triển, trong một chừng mực nào đó, vẫn đang muốn
duy trì công cụ chính sách cạnh tranh chỉ trong một số lĩnh vực cụ thể, chưa muốn
sử dụng như một công cụ chính sách vĩ mô một cách toàn diện, tổng thể do chú
trọng đến các mục đích phát triển khác như chính sách công nghiệp, nên vẫn còn
thận trọng trong việc hợp tác “sâu” về chính sách cạnh tranh. Bởi vậy, các nước
đang phát triển hướng tới mô hình hợp tác theo hình thức hình thành các mạng lưới
cạnh tranh ở phạm vi khu vực theo kiểu loại hình mạng lưới cạnh tranh của EU
(ECN) do mức độ tương đồng về thể chế và sự phát triển kinh tế đồng thời cam kết

5
Theo Klein, 1998

18
về chính sách cạnh tranh (tự nguyện hoặc bắt buộc) được đưa vào các hợp tác đa
phương như APEC, ASEAN, ICN, UNCTAD, OECD. Tuy nhiên những “cam kết”
mới chỉ tập trung vào việc trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn.

1.2.2. Quan điểm của nhóm các nước phát triển
- Chính sách cạnh tranh, chống độc quyền đã tồn tại và phát triển lâu đời tại
các nước phát triển, do nhận thức được tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh
trong việc duy giữ vũng và duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh. Các nước
phát triển ủng hộ mạnh mẽ việc tham gia và hợp tác về chính sách cạnh tranh trong
các diễn đàn/ tổ chức quốc tế và khu vực về cạnh tranh cũng như việc chính sách

cạnh tranh phải được quy định trong các hiệp định thương mại tự do là bắt buộc. Xu
hướng toàn cầu hóa làm cho việc hội nhập kinh tế của các nước đang phát triển ngày
càng sâu, rộng với việc hài hòa hệ thống thể chế với các “luật chơi” mang tính quốc
tế, trong đó chính sách cạnh tranh là một nên tảng không chỉ nhằm thiết lập một môi
trường kinh doanh lành mạnh, công bằng mà còn nhằm tạo môi trường đầu tư tin cậy
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Hơn nữa, làn sóng chuyển giao công nghệ sang các nước thứ ba (các nước
đang phát triển) ngày càng gia tăng, các tập đoàn đa quốc gia phân bổ lại các nguồn
lực tại các nước đang phát triển với mục tiêu tăng cường hoạt động sản xuất và mở
rộng thị trường tại các nước này, điều này kéo theo các hoạt động cạnh tranh giữa
các tập đoàn đa quốc gia, các nhà sản xuất và dịch vụ ở sở tại diễn ra mạnh mẽ. Nên
để đảm bảo quyền lợi của mình, các nước đang phát triển đòi hỏi có sự hợp tác về
chính sách cạnh tranh và xem đó là công cụ.
Các nước phát triển coi chính sách cạnh tranh là một công cụ điều tiết vĩ mô
các hoạt động của nền kinh tế, nhằm đảm bảo thị trường được vận hành theo đúng
quy luật của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy, quan điểm cơ bản về chính sách
cạnh tranh trong các FTAs có nhiều nét tương đồng. Quan điểm về chính sách cạnh
tranh của nhóm các nước phát triển trong những Hiệp định thương mại tự do như
sau:
- Hợp tác về chính sách: hướng tới việc hài hòa và nhất thể hóa về chính sách.
Theo đó, các nước sẽ xây dựng và điều chỉnh pháp luật cạnh tranh cho phù hợp với

19
chính sách chung. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc thực thi pháp luật ở cấp độ đa
quốc gia, kể cả việc kiểm soát các hoạt động cạnh tranh.
- Hợp tác theo chiều sâu: tham gia vào các vụ việc của nhau, các cơ quan cạnh
tranh của các nước phát triển có cơ sở nền tảng pháp lý để phối hợp với nhau xử lý
các vụ việc có tác động tới môi trường cạnh tranh ngay tại chính các quốc gia đó.
Việc hợp tác sâu như vậy, về dài hạn và tổng thể, sẽ có những tác động tích cực và
điều chỉnh thị trường kịp thời theo hướng đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các

bên tham gia thị trường.
- Hợp tác trên cơ sở song phương: Đây là một xu hướng ngày càng xuất hiện
nhiều do việc hợp tác song phương dễ đạt được sự đồng thuận và tiếng nói chung
trong nhiều vấn đề cần được giải quyết. Hình thức hợp tác song phương sẽ là các
chương trình, hiệp định hợp tác khung, trên cơ sở đó sẽ quy định những hoạt động
cụ thể theo từng vụ việc/ vấn đề cụ thể phát sinh từ thực tiễn.
- Đa phương: hướng tới việc xây dựng các nguyên tắc chung, các chuẩn mực
chung và mô hình của một cơ quan cạnh tranh có hiệu quả. Các nước phát triển như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, EU luôn đi đầu trong việc đưa ra sáng kiến tại các diễn đàn
APEC, OECD, ICN…về các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho việc xây dựng và
điều chỉnh thể chế về cạnh tranh; mô hình của cơ quan cạnh tranh hoạt động có hiệu
quả.
- Đưa nội dung về chính sách cạnh tranh để đàm phán với các nước đang phát
triển thông qua các FTAs (là một nội dung của Hợp tác kinh tế) nhằm thiết lập một
nền tảng tham gia vào vấn đề thể chế, trước mắt là cung cấp trợ giúp kỹ thuật để
nâng cao năng lực thực thi cho các cơ quan cạnh tranh non trẻ. Về lâu dài, đây cũng
là những bước đi trong lộ trình xây dựng văn hóa cạnh tranh cho các nước đang phát
triển để hội nhập một cách toàn diện trong nền kinh tế toàn cầu khi mà vấn đề chính
sách cạnh tranh được hởi động đàm phán trong khuôn khổ WTO.
- Xu thế hình thành các diễn đàn cạnh tranh khu vực với vai trò đầu tàu của
các nước phát triển (Đông Á, Châu Á…). Nhật Bản đã chủ động đề xuất Sáng kiến
thiết lập mạng lưới cạnh tranh Đông Á tại nhiều diễn đàn, khuôn khổ hợp tác khác
nhau. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng đã đưa ra ý tưởng thiết lập một
khuôn khổ cạnh tranh khu vực Châu Á là các minh chứng cho xu thế này.

20
1.2.3. Quan điểm về cạnh tranh trong một số diễn đàn đa phương
1.2.3.1. Quan điểm về chính sách cạnh tranh trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á- Thái Bình Dương (APEC)
Trong khuôn khổ hoạt động của APEC, Nhóm công tác về chính sách cạnh

tranh và nới lỏng cơ chế chính sách (CPDG) đã được thành lập với mục tiêu tăng
cường cải thiện môi trường cạnh tranh trong khu vực bằng cách xây dựng và duy trì
chính sách cạnh tranh, các luật lệ và các biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả
và hợp lý; đảm bảo tính rõ ràng của các luật lệ, chính sách và qua đó thúc đẩy hợp
tác giữa các thành viên APEC mang tính chiều sâu và đi vào thực chất. Các hoạt
động của Nhóm công tác cũng nhằm tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động giao dịch
thương mại, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và
đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Với mục tiêu này, chính sách cạnh tranh là một
nội dung chính trong chương trình cải cách cơ cấu của APEC, đã được các nhà lãnh
đạo APEC thông qua năm 2003. Trước đó, tháng 9/1999, APEC đã đưa ra Tuyên bố
ủng hộ tăng trưởng thông qua các thị trường vững mạnh và mở, trong đó đưa ra các
nguyên tắc để củng cố cạnh tranh và cải cách cơ chế chính sách.
Cải cách cơ cấu chính sách là một vấn để nổi cộm, xuyên suốt đã được đưa
vào tất cả các cuộc họp của Nhóm công tác, trong đó chính sách cạnh tranh là chính
sách trọng tâm của công cuộc cải cách thể chế của APEC để xây dựng một môi
trường kinh doanh thuận lợi, tạo khuôn khổ pháp lý tự do và công bằng đối với mọi
thành phần kinh tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người
tiêu dùng và doanh nghiệp.
Về nội dung hợp tác trong lĩnh vực chính sách và luật cạnh tranh: các nền
kinh tế thành viên có nghĩa vụ duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu về luật và chính sách
cạnh tranh của APEC để đảm bảo tính minh bạch về luật và chính sách cạnh tranh.
Bên cạnh đó, với xu hướng gia tăng các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới cả về
số lượng lẫn phạm vi hiệp định, các nền kinh tế phát triển của APEC như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Úc và Niu Di Lân đã đưa ra ý tưởng đưa nội dung chính sách cạnh tranh
vào nội dung đàm phán của các Hiệp định FTAs/ RTAs và do vậy cần xây dựng
Điều khoản mẫu về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định FTAs/ RTAs để làm
cơ sở tham khảo và định hướng cho các thành viên khi đàm phán và tiến hành ký kết

21
các FTAs/ RTAs (Chi tiết Điều khoản mẫu về chính sách cạnh tranh của APEC xem

tại Phụ lục 1).
Đối với Nhật Bản, chính sách cạnh tranh đã được đưa vào nội dung hợp tác
trong hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Nhật Bản. Nội dung này chỉ tập
trung vào việc trao đổi, chia sẻ thông tin và hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực thi chính
sách cạnh tranh.
Đối với Úc và Niu Di Lân, với mục đích lấy APEC làm nền tảng và cơ sở cho
việc đám phán các FTAs/RTAs, Niu Di Lân đã chủ động soạn thảo điều khoản mẫu
về chính sách và luật cạnh tranh, gồm các nội dung sau:
- Chính sách và luật cạnh tranh và hành vi kinh doanh phản cạnh tranh: Các
nước sẽ đặt ra cam kết về các hành vi phản cạnh tranh cũng như việc thực thi
luật và chính sách cạnh tranh;
- Hợp tác: gồm hai lĩnh vực, hợp tác trong việc thực thi luật và chính sách
cạnh tranh và xây dựng chương trình hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức “xây dựng
năng lực” liên quan tới năng lực thực thi;
- Tham vấn: xây dựng cơ chế tham vấn để thực thi chương cạnh tranh trong
Hiệp định FTAs;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp: đây là một điều khoản mở và không yêu cầu
các thành viên phải áp dụng cơ chế này.
1.2.3.2. Quan điểm chính sách cạnh tranh trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)
Hiện nay, trong ASEAN có 5 nước đã ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh,
đó là Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia (Malaysia vừa ban
hành Luật Cạnh tranh trong năm 2010 và có hiệu lực thực thi vào năm 2012). Trước
đây tuy chưa có Luật cạnh tranh tổng thể, Malaysia đã điều tiết các hành vi cạnh
tranh trong các lĩnh vực cụ thể (viễn thông và năng lượng) theo các pháp luật chuyên
ngành. Cách tiếp cận về cạnh tranh theo các lĩnh vực cụ thể như vậy nhằm phù hợp
với nhu cầu và ưu tiên phát triển kinh tế theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với mục
tiêu phát triển ngành/ lĩnh vực của Chính phủ Malaysia.
Trong đó, Luật Cạnh tranh của Singapore, Việt Nam (ban hành năm 2005), và
Malaysia (2010) được đánh giá là toàn diện và tương đối hiện đại, bao gồm các quy


22
định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vi trí thống lĩnh/ độc quyền và kiểm
soát mua lại và sáp nhập (M&A). Các quy định này phản ánh được các hành vi cạnh
tranh thường xảy ra tại các quốc gia phát triển với mức độ và quy mô có ảnh hưởng
tới môi trường cạnh tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính
khu vực và quốc tế. Với Singapore, Luật Cạnh tranh phù hợp với trình độ và quy mô
phát triển của nền kinh tế ở mức độ cao nên mặc dù mới được hoàn chỉnh vào đầu
năm 2007 nhưng đã thể hiện sự cần thiết và tính hiệu quả của một nền tảng pháp luật
cạnh tranh. Với Việt Nam, Luật Cạnh tranh được ra đời trong bối cảnh Việt Nam
đang đàm phán để gia nhập WTO nên cũng đã thể hiện được ý chí chính trị hướng
tới một nền kinh tế thị trường với đặc thù riêng. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi nên việc thực thi chưa thể hiện được tính hiệu quả của
một công cụ chính sách vĩ mô (chính sách cạnh tranh) điều tiết nền kinh tế theo quy
luật thị trường.
Indonesia đã ban hành Luật Cạnh tranh vào năm 1999 song song với quá trình
cải cách kinh tế. Đây là một luật toàn diện gồm các quy định và hướng dẫn cả về nội
dung và trình tự thủ tục cho các hành vi: độc quyền, ấn định giá, phân biệt về giá,
cartels, thỏa thuận dọc. Luật Cạnh tranh ra đời trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải
qua khủng hoảng và chính phủ cũng chưa mặn mà với việc chống độc quyền vì vẫn
muốn duy trì đặc quyền cho một số doanh nghiệp lớn. Thực thi Luật Cạnh tranh là
Ủy Ban Cạnh tranh và Tòa án. Do thực trạng nền kinh tế nên cộng đồng doanh
nghiệp và công chúng còn hoài nghi về tính hiệu quả thực sự của Luật Cạnh tranh
cũng như nhận thức về văn hóa cạnh tranh. Chính vì vậy, việc thực thi gặp nhiều
thách thức, kể cả tại thời điểm hiện nay.
Thái Lan đã ban hành đạo Luật Cạnh tranh thương mại vào năm 1999 với mục
tiêu tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân tại Thái
Lan. Đạo luật này thay thế cho Luật ấn định giá và chống độc quyền năm 1979. Đối
tượng điều chỉnh của luật này phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân (không điều
chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty, liên minh nông nghiệp

và hợp tác xã, các cơ quan chính phủ và một số loại hình doanh nghiệp đặc thù).
Luật quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, các hành vi cạnh
tranh tạo ra độc quyền hay hạn chế cạnh tranh và kiểm soát việc sáp nhập. Như vậy,
Luật cạnh tranh mới chỉ điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp tư nhân. Có thể
thấy rằng, mặc dù là một nước được công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng vẫn

23
chưa sử dụng chính sách cạnh tranh như một công cụ chính sách vĩ mô thực sự. Gần
đây, Thái Lan cũng đã thể hiện quan điểm tiếp cận chính sách cạnh tranh theo lĩnh
vực cụ thể hơn là tiếp cận nội dung một cách toàn diện, bao trùm nền kinh tế.
Các nước quốc gia thành viên khác như Philippines, Myanmar, Lào,
Campuchia và Brunei cũng đang trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách và
luật cạnh tranh và cũng đã tham gia một số Hiệp định FTA có chương cạnh tranh với
các đối tác ngoài khối. Tuy vậy, các nước này chủ yếu nghiêng về cách tiếp cận theo
lĩnh vực cụ thể.
Nhóm chuyên gia về chính sách cạnh tranh của ASEAN đã được thành lập và
nhóm họp phiên lần thứ nhất tại Singapore vào năm 2008. Nhóm này là một cơ chế
hoạt động trong khuôn khổ của SEOM/ AEM, kết quả được báo cáo chính thức lên
SEOM/AEM và hoạt động theo chỉ đạo của AEM/SEOM. Mục tiêu hoạt động của
nhóm nhằm đưa chính sách cạnh tranh là một hợp phần hợp tác để tiến tới cộng
đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 (AEC). Lộ trình thực hiện AEC bao gồm nội
dung về chính sách cạnh tranh là một nền tảng không thể thiếu trong AEC. Mặc dù
hiện nay mức độ phát triển chính sách cạnh tranh của các nước ASEAN là khác nhau
nhưng xu hướng thiết lập một nền tảng nguyên tắc về chính sách cạnh tranh trong
ASEAN là không thể khác được. Mặt khác, vấn đề này sẽ được thảo luận tại một cơ
chế làm việc và đàm phán như các cơ chế hiện hành của ASEAN, tùy theo mức độ
và cấp khác nhau nhưng việc tham gia AEGC sẽ có những nhiệm vụ và cam kết nhất
định (theo lộ trình).
1.2.3.3. Quan điểm chính sách cạnh tranh trong Cộng đồng kinh tế Châu Âu EC
Cộng đồng kinh tế Châu Âu EC là một mô hình điển hình nhằm hướng đến

việc hòa nhập các kinh tế thành viên thành một thị trường chung, có thể hiểu là
không hề có bất kỳ rào cản nào nội khối, và do đó các dòng chảy hàng hóa, nhân
công, dịch vụ và vốn được đảm bảo (theo Điều 8a, Hiệp ước Cộng đồng kinh tế
Châu Âu - ECT). Để đảm bảo môi trường lành mạnh trong khối và bình đẳng giữa
các thành viên, Điều 85a của Hiệp ước ECT cấm các thỏa thuận và hành vi gây ảnh
hưởng đến cạnh tranh trên thị trường chung và ảnh hưởng đến thương mại nội khối
EU. Tuy nhiên, một số miễn trừ trong một số lĩnh vực cũng được xem xét cân nhắc
trong vấn đề này. Điều 86 lại cấm các hành vi lạm dụng ví trí thống lĩnh trên thị
trường. Thống lĩnh được hiểu và xác định dựa trên thị trường sản phẩm và địa lý liên

24
quan, lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh,
phân biệt đối xử giá, phân chia thị trường, ngăn cản không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường,v.v. Các doanh nghiệp nhà nước và hoạt động trong lĩnh vực
công ích sẽ được hưởng một số ưu đãi và quyền lợi đặc biệt đối với các quy định về
cạnh tranh theo ECT, đồng thời cũng không cản trở đến các trách nhiệm của các
doanh nghiệp này (theo Điều 90).
Hỗ trợ chính phủ cũng bị coi như không phù hợp với bối cảnh thị trường
chung nếu những quy định đó ảnh hưởng đến thương mại, mặc dù thông thường trợ
cấp chính phủ được cho phép trong các quy định với mục đích hỗ trợ một số bất lợi
khi gia nhập khu vực mà một số doanh nghiệp gặp phải (Điều 92.3).
Nhìn chung, các quy định chung đối với các thành viên liên quan đến hỗ trợ
chính phủ (trợ cấp), chống độc quyền, hoạt động mua sắm chính phủ và thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh là những nội dung thường gặp trong cam kết trong khu vực.
Những quy định này cũng được làm rõ thêm theo luật pháp Châu Âu nhằm hướng
đến việc cụ thể hóa và đảm bảo thống nhất trên thị trường chung. Có những quy định
sẽ có tác động trực tiếp và được thực thi đồng thời bởi cơ quan cạnh tranh liên quốc
gia và của từng quốc gia. Các nội dung về chính sách cạnh tranh được coi là cần
thiết để đạt được mục đích liên kết khu vực, và cụ thể hơn là đảm bảo cho quá trình
cạnh tranh giữa các chủ thể trên thị trường có cơ hội bình đẳng như nhau. Có một

lưu ý rằng, cơ chế hoạt động trong EC không yêu cầu các quốc gia thành viên phải
đồng nhất khung pháp luật chống độc quyền như nhau, mà phải phù hợp với điều
kiện từng quốc gia.
Ủy ban Châu Âu và các cơ quan cạnh tranh tại tất cả các nước thành viên EU
hợp tác với nhau thông qua mạng lưới cạnh tranh Châu Âu nhằm:
- Thông báo cho nhau các vụ việc mới và quyết định xử lý vụ việc;
- Phối hợp trong quá trình điều tra khi cần thiết;
- Giúp đỡ nhau trong quá trình điều tra; và
- Trao đổi về chứng cứ.
Liên minh Châu Âu cũng thiết lập Mạng lưới cạnh tranh Châu Âu (ECN) với
mục tiêu chính là đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh EU đồng bộ với luật cạnh tranh
của từng nước thành viên. Thông qua mạng lưới ECN, các cơ quan cạnh tranh trong

25
mạng lưới thông báo cho nhau về quyết định dự kiến xử lý vụ việc và tham khảo ý
kiến của các cơ quan khác. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo cho việc thực thi
luật có hiệu quả và đồng bộ, Ủy ban Châu Âu có thể quyết định tự xử lý vụ việc. Có
thể nói, tuy EU là khu vực kinh tế phát triển cao hơn nhiều so với ASEAN, đây cũng
có thể là một trong những bài học kinh nghiệm quý giá trong vấn đề cạnh tranh cho
các nước ASEAN khi thực thi Kế hoạch tổng thể 2015.
ECN thành lập các nhóm chuyên gia trong một số các lĩnh vực cụ thể như bảo
hiểm và đường sắt để thảo luận về các vấn đề cạnh tranh trong các lĩnh vực này và
tìm kiếm cách tiếp cận chung cho việc giải quyết các vụ việc trong các lĩnh vực
chuyên ngành. Ngoài ra, các quy định pháp luật cạnh tranh của EU được thể hiện tại
Điều 81 và Điều 82 của Hiệp ước EC, quy định của EC số 139/2004 về sáp nhập, cụ
thể như sau:
- Điều 81: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, quy định các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm, kể cả thỏa thuận ngầm và các thỏa thuận cùng hành động,
gồm các thỏa thuận ấn định giá bán hoặc giá mua; hạn chế sản xuất, thị
trường, phát triển kỹ thuật hay đầu tư, phân chia thị trường hay nguồn cung

giữa các đối thủ cạnh tranh, phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp không
nằm trong thỏa thuận. Điều 81 cũng có các quy định miễn trừ cho một số thỏa
thuận nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ hay cải thiện hệ thống phân phối
như các thỏa thuận chuyển giao công nghệ hay các thỏa thuận phân phối. Để
thực hiện điều này, Ủy ban Châu Âu đã ban hành hướng dẫn cụ thể giúp
doanh nghiệp phân biệt rõ những thỏa thuận nào được phép và những thỏa
thuận nào bị cấm.
- Điều 82: Lạm dụng vị trí thống lĩnh, quy định những hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh bị cấm như bán giá cao cho người tiêu dùng; bán giá thấp nhằm
hủy diệt đối thủ cạnh tranh hay phân biệt đối xử giữa các đối tượng tiêu dùng
khác nhau.
- Quy định về sáp nhập: Các vụ sáp nhập trong EC đều phải thông báo cho Ủy
Ban trước khi tiến hành sáp nhập theo Mẫu do Ủy ban ban hành. Sau 25 ngày
xem xét thông tin, Ủy ban sẽ quyết định cho phép hay không. Thông thường,
khoảng 95% vụ sáp nhập được chấp thuận, chỉ những vụ sáp nhập nào có khả

×