Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 142 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



ĐÀM THỊ BẢO HOA



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN
VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH
TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN





LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC












THÁI NGUYÊN, 2014

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



ĐÀM THỊ BẢO HOA


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN
VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH
TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT
MÃ SỐ: 62.72.01.64


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS Nguyễn Văn Tƣ
2. TS Trần Tuấn











THÁI NGUYÊN, 2014

i
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


Đàm Thị Bảo Hoa










LỜI CẢM ƠN

ii

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học -
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cố
PGS.TS. Nguyễn Văn Tư và TS. BS. Trần Tuấn, những người Thầy đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, giảng viên, nhân viên Khoa Y tế
công cộng trường Đại học Y Dược, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Dược
Khoa Tâm thần – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Tâm
thần Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo
Thành phố Thái Nguyên, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường Tiểu
học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Trung học cơ sở Nguyễn Du,
Trung học cơ sở Độc Lập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân
thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi
học tập để hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 1 năm 2014
Đàm Thị Bảo Hoa


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ADHD
2. CB
3. CIDI

4. CMHS
5. cs
6. CSHQ
7. CSSKTT
8. CPTTT
9. DSM
10. ĐL
11. GVCN
12. HQCT
13. HVT
14. ICD
15. KQ
16. ND
17. NMT
18. NVX
19. RLTT & HV
20. RL
21. RTCCD
22. SDQ

23. SKTT
24. SL
25. TH

26. THCS
27. TL
28. TP
29. T-S
30. TTPL
31. WHO
32. YTHĐ
Tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder)
Cán bộ
Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế về các rối loạn tâm
thần và hành vi
Cha mẹ học sinh
Cộng sự
Chỉ số hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chậm phát triển tâm thần
Bảng phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ
Độc Lập
Giáo viên chủ nhiệm
Hiệu quả can thiệp
Hoàng Văn Thụ
Bảng phân loại bệnh quốc tế
Kết quả
Nguyễn Du
Nghiện ma túy
Nguyễn Viết Xuân
Rối loạn tâm thần và hành vi
Rối loạn
Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển cộng đồng
(Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire)

Bộ câu hỏi tự điền về những điểm mạnh và điểm yếu
Sức khỏe tâm thần
Số lượng
Tiểu học
Trung học cơ sở
Tỷ lệ
Thành phố
Trước - sau
Tâm thần phân liệt
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Y tế học đường

iv
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em 3
1.1.1. Các khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên 5
1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em 6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên . 12
1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh
thiếu niên hiện nay 15
1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em 16
1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em và thanh thiếu niên 18

1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ
em trên hiện nay 21
1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới 21
1.3.2. Một số mô hình trên thế giới 21
1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí
điểm tại Việt Nam 26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 31
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 34
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 36
2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu 39
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 40
2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào 40
2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình 41
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp 42
2.4. Nội dung can thiệp 43
2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng 43
2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực 43
2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp 44
2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình 45

v
2.5. Phương pháp đánh giá 46
2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 46
2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi 46

2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc
sức khỏe tâm thần học sinh 47
2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn 48
2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp 48
2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp 49
2.6. Phương pháp khống chế sai số 49
2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu 49
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 49
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố
Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 50
3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành
phố Thái Nguyên 50
3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 6-15 tuổi
thành phố Thái Nguyên 52
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em 55
3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 57
3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh 61
3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh 61
3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và
hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp 75
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 86
4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố
Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 86
4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành
phố Thái Nguyên 86
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi học sinh 92
4.1.3. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thái Nguyên . 96
4.2. Kết quả xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho học sinh 98

4.2.1. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh . 98
4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp 103
4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp 112
KẾT LUẬN 113
KHUYẾN NGHỊ 115
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nước 6
Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên
lứa tuổi 9 - 17 tại Hoa Kỳ 8
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên 13
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu 50
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 51
Bảng 3.3. Đặc điểm các sang chấn tâm lý của học sinh 52
Bảng 3.4. Thực trạng truyền thông CSSKTT học sinh cho cha mẹ 52
Bảng 3.5. Kiến thức về sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ 53
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát KAP của cha mẹ học sinh 54
Bảng 3.7. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục CSSKTT học sinh cho giáo viên 54
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát KAP về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên 55
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi, giới, dân tộc và các rối loạn tâm thần
và hành vi ở học sinh 55
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với các RLTT & HV 56
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức của cha mẹ học sinh về CSSKTT với
các RLTT & HV học sinh 56

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các
RLTT & HV học sinh 57
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành của cha mẹ học sinh về CSSKTT với
các RLTT & HV học sinh 57
Bảng 3.14. Nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm 59
Bảng 3.15. Kết quả xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình CSSKTT học
sinh tại nhóm các trường can thiệp 66
Bảng 3.16. Tập huấn thực hiện mô hình cho giáo viên, nhân viên y tế địa
phương, y tế học đường 67
Bảng 3.17. Thảo luận trong nhóm tham gia thực hiện mô hình 68
Bảng 3.18. Kết quả xây dựng vật lực (cơ sở vật chất) để thực hiện mô hình
CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp 70
Bảng 3.19. Kết quả hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các
trường can thiệp 71
Bảng 3.20. Hoạt động truyền thông phòng chống các rối loạn tâm thần và hành
vi cho học sinh 72

vii
Bảng 3.21. Kết quả các hoạt động tư vấn cho cha mẹ học sinh có rối loạn 73
Bảng 3.22. Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn 73
Bảng 3.23. Hoạt động giám sát mô hình CSSKTT học sinh tại các trường can
thiệp 74
Bảng 3.24. Sự thay đổi một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh
của cha mẹ trường can thiệp 75
Bảng 3.25. Sự thay đổi về kiến thức CSSKTT học sinh của cha mẹ 75
Bảng 3.26. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ 76
Bảng 3.27. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ 76
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT học sinh của cha mẹ 76
Bảng 3.29. Sự thay đổi một số kiến thức về CSSKTT học sinh của giáo viên
trường can thiệp 77

Bảng 3.30. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên 77
Bảng 3.31. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên 78
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên 78
Bảng 3.33. Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y
tế học đường tham gia thực hiện mô hình 79
Bảng 3.34. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh
các trường can thiệp 80
Bảng 3.35. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh
có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường TH Hoàng Văn Thụ (khối
3,4,5) 80
Bảng 3.36. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học
sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường THCS Nguyễn Du
(khối 8,9) 81
Bảng 3.37. Kết quả tư vấn, chữa trị ở học sinh có rối loạn sau điều tra ban đầu
tại trường can thiệp 81
Bảng 3.38. Kết quả theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học
sinh trong thời gian can thiệp 82
Bảng 3.39. Kết quả giải quyết các vấn đề của học sinh phát hiện được trong thời
gian theo dõi dọc tại trường can thiệp và so sánh đối chứng 82
Bảng 3.40. Kết quả thảo luận nhóm về hiệu quả và tính bề vững của mô hình 83


viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005) 5
Hình 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn

SKTT 13
Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005) 15
Hình 1.4. Mô hình CSSKTT học đường tại Mỹ 23
Hình 2.1. Thành phố Thái Nguyên và vị trí các trường tham gia nghiên cứu 32
Hình 3.1. Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” tại Phòng
GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên 64
Hình 3.2. Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường
TH Hoàng Văn Thụ 67
Hình 3.3. Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du 69
Hình 3.4. Khám đánh giá, định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT 74


ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 50
Biểu đồ 3.2. Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán 51
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh của cha mẹ 58
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên 58

x
DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và so sánh đối
chứng 33
Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 44
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của mô hình 65


xi
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH


Hộp 3.1. Các ý kiến về nhu cầu CSSKTT học sinh 60
Hộp 3.2. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ 60
Hộp 3.3. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du 61
Hộp 3.4. Ý kiến của cán bộ Trạm tâm thần Thái Nguyên 61
Hộp 3.5. Ý Kiến lãnh đạo trường THCS Nguyễn Du 84
Hộp 3.6. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh 84
Hộp 3.7. Ý kiến của cha mẹ một học sinh có rối loạn 85

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Các rối loạn tâm thần - hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh
thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân
trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia
đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy
nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ
thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những
quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên
có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119].
Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện
nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch
vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến
công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức

tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em
và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi
trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em cho
đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở
người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ
em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng
lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe
tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore… được thực
hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng
cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu
quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các
nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức
khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119].

2
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên
90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 –
20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi,
tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt
Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mới
được thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động
kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số
trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở
chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại
đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng
bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở,
tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải
pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109].
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc.

Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát,
nghiện ma tuý, nghiện game [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của
Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang
bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong
muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh
thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và
dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện
hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can
thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái
Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên
năm 2009.
2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối
loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung
học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng.
Nhưng ngày nay, khi sức khoẻ thể chất đã và đang dần được coi trọng thì nhận

thức về sức khoẻ tâm thần (SKTT) vẫn còn nhiều lệch lạc, thiếu sót, mặc cảm
và cần phải được thay đổi. Theo WHO, SKTT không chỉ là không có bệnh tâm
thần mà còn có thể được hiểu là một trạng thái hoàn toàn thoải mái mà trong
đó, mỗi cá nhân nhận thức được năng lực của mình, có thể đối phó với các tình
huống căng thẳng thông thường của cuộc sống, có thể lao động sản xuất và có
ích, có khả năng đóng góp cho cộng đồng [118]. Như vậy, SKTT tốt không đơn
giản là không có bệnh tâm thần mà còn là tập hợp các kỹ năng cần thiết để đối
phó với những thách thức của cuộc sống.
1.1.1.2. Các khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần
Thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”, “Rối loạn tâm thần và hành vi”,
“Bệnh tâm thần” đều dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm
xúc mà gây trở ngại đến cuộc sống và làm việc của con người.
 Rối loạn tâm thần và hành vi (Mental and Behaviour Disorder) là những
bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT
& HV) gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, cảm xúc hoặc xã hội. Rối
loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm
thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu,
nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn tâm thần cũng đồng
nghĩa với bệnh tâm thần (Mental illness).

4
 Vấn đề sức khỏe tâm thần (Mental Health Problem) cũng gây trở ngại
đến nhận thức, cảm xúc và chức năng xã hội nhưng nhẹ hơn rối loạn tâm thần
(RLTT). Vấn đề SKTT là những phàn nàn khó chịu thường xuyên hơn mức
bình thường và nó bao gồm các rối loạn nhất thời như phản ứng của cơ thể đối
với các sang chấn tâm lý. Vấn đề SKTT thường nhẹ hơn và ít kéo dài như các
RLTT nhưng nó có thể dễ dàng phát triển thành các RLTT. Việc phân biệt
nhiều khi không rõ và chủ yếu dựa vào mức độ và thời gian kéo dài của các
triệu chứng [98].
Tại Việt Nam, Trần Tuấn đề xuất sử dụng thuật ngữ “Sức khỏe tâm trí” thay

cho thuật ngữ “Sức khỏe tâm thần” và dùng thuật ngữ “Rối nhiễu tâm trí” để
chỉ các trường hợp có lệch lạc về SKTT để tránh kỳ thị khi thực hiện các
nghiên cứu tại cộng đồng [33]. Một số tác giả khác cũng đề cập đến thuật ngữ
này trong nghiên cứu cộng đồng về SKTT [10], [15].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện phân biệt rạch ròi từng
trường hợp rối loạn, do vậy sử dụng các thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”,
“Rối loạn tâm thần và hành vi”, “Bệnh tâm thần” cùng để chỉ tất cả các trường
hợp có rối loạn SKTT cần phải được can thiệp.
1.1.1.3. Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Thời thơ ấu và tuổi vị thành niên kéo dài gần 20 năm. Đây là lứa tuổi phát
triển mạnh mẽ nhất về mọi mặt và được đánh dấu bởi những thay đổi đáng kể
về mặt cơ thể, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và các năng lực khác. SKTT
ở trẻ em và vị thành niên được xác định bởi các kết quả quá trình phát triển
nhận thức, xã hội, nền móng xúc cảm, khả năng đáp ứng các mối quan hệ xã
hội, và các kỹ năng đối phó, thích nghi có hiệu quả.
Như vậy, trẻ em và thanh thiếu niên có SKTT tốt là những người có khả
năng đạt được và duy trì các chức năng tâm lý, xã hội thích hợp và luôn thoải
mái. Trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân, gia đình và các mối quan hệ
bạn bè, có khả năng học tập và sáng tạo, có khả năng giải quyết những thách
thức trong quá trình phát triển, sử dụng hiệu quả các tiềm năng để phát triển
toàn diện, có chất lượng cuộc sống tốt, hoàn thành tốt các công việc ở nhà, ở
trường và trong cộng đồng của chúng, đồng thời phải không có các triệu chứng
rối loạn tâm lý [119].

5
Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnh
hưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Khoảng 50% các rối loạn
SKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thể kéo
dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình, nghiện ma
tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát. Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốn rất nhiều

tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ [117].
1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên
Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S. Surgeon General’s) năm 2000, trong
“báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanh
thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học.
Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong số
các trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tâm thần (CSSKTT) phù hợp [105]. Những vấn đề SKTT có thể xuất hiện
sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển của trẻ,
chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt.
Các rối loạn SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có:
• Các rối loạn phát triển (chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, rối loạn học )
• Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực )
- Các rối loạn hành vi: Rối loạn tăng động – giảm chú ý; Rối loạn bướng
bỉnh, chống đối; Rối loạn ứng xử
• Nghiện ma túy
• Rối loạn loạn thần
Rối loạn
Tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
RL tách mẹ


















RL phát triển



















RL ứng xử



















RL cảm xúc


















Nghiện chất



















Loạn thần



















Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005) [119]

6
1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên trên thế giới
Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy RLTT &
HV ở trẻ em và thanh thiếu niên rất phổ biến và chiếm tỷ lệ khoảng từ 13 – 29%
[40], [47], [50], [51]. Theo WHO – 2005, nghiên cứu tại cộng đồng trên nhiều
quốc gia cho thấy khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn
đề SKTT đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán cho một rối loạn đặc thù. Các rối loạn
thường đặc trưng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, thường gặp nhất ở trẻ em
và thanh thiếu niên là: các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo âu), các rối loạn liên
quan đến stress và các rối loạn dạng cơ thể, chứng tự kỷ, rối loạn trong học tập,
rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể chống đối, các RLTT & HV do lạm dụng
các chất gây nghiện. Chỉ có 10 - 22% trẻ em trong số này được phát hiện bởi các
nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đa số còn lại không được phát hiện sớm
và không nhận được sự chăm sóc thích hợp về mặt y tế. Bên cạnh đó, còn rất
nhiều trẻ có vấn đề về SKTT nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (các rối loạn
dưới ngưỡng) và các rối loạn dưới ngưỡng này có nguy cơ cao phát triển thành
các rối loạn rõ rệt khi gặp các điều kiện bất lợi của môi trường sống [119].
Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nƣớc
Tên nƣớc
Độ tuổi
Tỷ lệ (%)
Tác giả
Brazil
7 – 14

12,7
Fleitlich-Bilyk & Goodman, 2004
Canada (Ontario)
4 – 16
18,1
Offord và cs., 1987
Ethiopia
1 – 15
17,7
Tadesse và cs., 1999
Đức
12 – 15
20,7
Weyerer và cs., 1988
Ấn độ
1 – 16
12,8
Indian Council of Medical Research
Nhật bản
12 – 15
15,0
Morita và cs., 1993
Tây Ban Nha
8,11,15
21,7
Gomez-Beneyto và cs.,1994
Thuỵ Sỹ
1 – 15
22,5
Steinhausen và cs., 1998

Mỹ
9 – 17
21,0
US Department of Health & Human
Services, 1999
(Nguồn: theo WHO – 2005) [119]

7
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã ngày càng chỉ ra mức độ đáng quan
tâm về SKTT trẻ em. Menelik Desta và cs. (2008), thực hiện một nghiên cứu 2
giai đoạn trên 5000 trẻ em 6 – 15 tuổi Ethiopia được lựa chọn ngẫu nhiên tại
cộng đồng, sử dụng thang điểm dành cho cha mẹ Reporting Questionnaire for
Children (RQC) để sàng lọc sau đó phỏng vấn trẻ dựa theo bảng phỏng vấn
chẩn đoán dành cho trẻ em của Hội Tâm thần học Mỹ (Diagnostic Interview for
Children and Adolescents -DICA-R). Kết quả đã cho thấy tỷ lệ RLTT & HV là
17% [88]. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, tỷ lệ RLTT & HV trẻ em và
thanh thiếu niên ở quốc gia này là 10 – 25% [105]. Costello E. Jane và cs. 2003
(Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu dọc tại cộng đồng để đánh giá tỷ lệ và sự
phát triển của các RLTT & HV ở trẻ em từ 9 – 16 tuổi. Nghiên cứu thực hiện
trên 1420 trẻ từ 9 – 13 tuổi và việc đánh giá các RLTT theo DSM-IV được thực
hiện định kỳ cho đến khi trẻ 16 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình 3 tháng
của bất kỳ rối loạn nào là 13,3% (95% CI, 11.7% - 15.0%). Trong suốt thời gian
nghiên cứu, 31% trẻ gái và 42% trẻ trai có ít nhất một RLTT. Một số rối loạn
như ám sợ xã hội, cơn hoảng sợ, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện có xu
hướng tăng lên trong khi một số rối loạn khác như: lo sợ bị chia cắt, tăng động
giảm chú ý lại giảm đi [47]. Tại Anh, Howard Meltzer (2007), nghiên cứu trên
18000 trẻ em từ 5 – 15 tuổi nhận thấy có 9,5% trẻ có ít nhất một RLTT đặc thù
theo ICD10 [66]. Einarheiervang (2007) nghiên cứu 9430 trẻ 8 – 10 tuổi của
thành phố Bergen – Na Uy thấy tỷ lệ trẻ có RLTT & HV đáp ứng các tiêu chuẩn
chẩn đoán theo DSM-IV là 7% [53]. Charlotte Waddell (2002) cho biết tỷ lệ các

RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên British Columbia là 15% [46]. Srinath
S. và cs. (2005) nghiên cứu trên 2064 trẻ em 0 - 16 tuổi qua 2 bước sàng lọc và
khám lâm sàng chi tiết nhận thấy 12% trẻ 4 -16 tuổi có RLTT & HV. Các rối
loạn chủ yếu bao gồm: đái dầm, ám sợ, nói lắp và rối loạn bướng bỉnh chống đối.
5,3% trong số đó là các rối loạn nặng, có ảnh hưởng đến các chức năng của trẻ
[103]. Donald W. Spady và cs. (2001) cũng nhận thấy tình trạng bệnh lý phối
hợp rất phổ biến khi tìm hiểu về RLTT trẻ em và thanh thiếu niên ở Alberta,
Canada [51]. Demir T và cs. (2011) báo cáo một nghiên cứu về trầm cảm trên
1482 học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 của 3 trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tỷ lệ

8
trầm cảm cảm là 4,2% [50]. Marc Schmid và cs, 2008 nghiên cứu ở trẻ em trong
cô nhi viện ở Đức nhận thấy tỷ lệ các RLTT đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD 10 là 59,9%, trong đó chủ yếu là các rối loạn hành vi ứng xử. Các rối
loạn phối hợp cũng chiếm tỷ lệ cao trong kết quả nghiên cứu [86].
Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em
và thanh thiếu niên lứa tuổi 9 – 17 tại Hoa Kỳ

Các rối loạn
Tỷ lệ (%)
Các rối loạn lo âu
13.0
Các rối loạn khí sắc
6.2
Các rối loạn hành vi
10.3
Các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
2.0
Số trẻ có rối loạn
20.9

Nguồn: Mental Health: A Report of the Surgeon General- USA [105]

Một nghiên cứu nổi tiếng có tính quốc gia về các bệnh tâm thần được tiến
hành năm1998 tại Australia khảo sát trên 4500 trẻ em nhóm tuổi từ 4 – 17
nhằm đánh giá tỷ lệ mắc các RLTT và các vấn đề có liên quan. Nghiên cứu bao
gồm thu nhận các thông tin qua các cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu và
phỏng vấn dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – IV về các rối loạn trầm
cảm và các rối loạn hành vi. Khảo sát này cho thấy 14% trẻ có các RLTT rõ rệt.
Tỷ lệ mắc các RLTT cao hơn ở nhóm trẻ sống trong các gia đình có thu nhập
thấp, chất lượng cuộc sống thấp và có tỷ lệ cao những người có hành vi tự sát,
hút thuốc lá và nghiện rượu [100].
Kleintjes S. và cs. 2006 tiến hành nghiên cứu tại Nam Phi nhận thấy tỷ lệ
các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên là 17% [81]. Asma A Al-Jawadi
và cs. (2007) nhận thấy 37,4% trẻ em tại Mosul, Iraq có các vấn đề SKTT. Các
rối loạn thường gặp nhất là rối loạn stress sau sang chấn (10,5%), đái dầm
(6%), lo sợ bị chia cắt (4,3%), ám ảnh (3,3%) nói lắp và từ chối đi học (3,2%),

9
rối loạn học tập và rối loạn hành vi (2,5%), chuyển động rập khuôn (2,3%) và
rối loạn ăn trong giai đoạn trẻ nhỏ (2,0%) [37].
Các báo cáo gần đây ở Châu Á đã chỉ ra rằng bệnh lý tâm thần trẻ em cũng
khá phổ biến. Ở Ấn độ, các nhà nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng có khoảng
12% trẻ 4 – 16 tuổi có bệnh lý tâm thần. Một nghiên cứu tương tự cũng ở Ấn Độ,
khi suy giảm chức năng được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán, tỷ lệ trẻ 4 – 16 tuổi
có bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến các chức năng là 5,3% [103]. Mullick và
Goodman 2005 thực hiện một nghiên cứu 2 giai đoạn ở trẻ em Bangladesh cho
thấy tỷ lệ bệnh tâm thần trẻ em theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 là
15% [93]. Một nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu từ 12 đến 18 tháng trước ở 51
vùng của các nước Châu Á nhận thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề
SKTT là từ 10 – 20% [102].

Kết quả nghiên cứu dịch tễ học các RLTT & HV trẻ em ở các quốc gia có sự
chênh lệch đáng kể được các tác giả phân tích là do các yếu tố:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau trong từng nghiên cứu (ICD; DSM)
- Biện pháp nghiên cứu (công cụ nghiên cứu ) khác nhau
- Đối tượng nghiên cứu khác nhau
- Thời điểm nghiên cứu
- Khác nhau về văn hóa…
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số (khoảng 80%) các trẻ mắc rối loạn
SKTT không nhận được sự chăm sóc và điều trị từ các dịch vụ chăm sóc SKTT
do các nguyên nhân:
 Không được phát hiện ngay cả khi các rối loạn đã trở nên khá nghiêm trọng.
 Rào cản nhận thức: sợ bị xa lánh, không nhận thức được tính nghiêm trọng
của vấn đề, không cho rằng đó là bệnh lý,
 Không có khả năng tiếp cận dịch vụ: thiếu tiền, không có thời gian…
 Dịch vụ chưa phát triển [46], [51], [60]
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em qua
các số liệu nghiên cứu của các khu vực khác nhau trên thế giới đều chiếm một tỷ
lệ khá cao (10 – 20%). Các rối loạn hàng đầu ở trẻ bao gồm: các rối loạn lo âu,

10
rối loạn khí sắc, và các rối loạn hành vi. Đa số các trẻ em mắc rối loạn chưa nhận
được các dịch vụ chăm sóc SKTT phù hợp và còn có rất nhiều rào cản trong
công tác chăm sóc SKTT trẻ em.
1.1.3.2. Tình hình các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên ở
Việt Nam
 Điểm qua các nghiên cứu về dịch tễ học rối loạn tâm thần và hành vi trẻ
em và thanh thiếu niên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây, đã bắt đầu có tác giả đề cập đến vấn
đề SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy vậy, việc nghiên cứu về SKTT trẻ em
mới chỉ được quan tâm nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các nghiên cứu

học đường cho thấy khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về SKTT. Các rối loạn
thường gặp như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động, rối loạn liên quan đến học
tập, rối loạn ứng xử, gây gổ đánh nhau, nghiện chất, nghiện điện tử và game
online [7], [20]. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em có các
RLTT chung là 15,9%, khảo sát dọc thời gian trong 1 năm học có tới 1,6% các
em có RLTT trong tổng số học sinh ở các cấp học [110]. Trần Văn Cường và
cộng sự (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm bệnh tâm thần thường
gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho thấy tỷ lệ rối loạn
hành vi trung bình tại các điểm nghiên cứu là 6%; thấp nhất là tại phường Gia
Sàng Thành phố Thái Nguyên tỷ lệ rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là 1%
và cao nhất là Định Trung (Vĩnh Phúc) rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là
21% [2]. Năm 2004, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ
em (Young Lives 2001-2005), Trần Tuấn và cs. (2004) báo cáo tỷ lệ bị rối nhiễu
tâm trí trong học sinh độ tuổi lớp 2, 3 ở 31 xã thuộc 5 tỉnh của Lào Cai, Hưng
Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre là 20% [109]. Báo cáo của Nguyễn Thọ (2005)
cho thấy ở học sinh tiểu học, các vấn đề tâm lý, tâm thần gặp ở 24,27% trong đó
chủ yếu là sự rối loạn các kỹ năng nhà trường và chức năng vận động [21]. Chu
Văn Toàn (2008), nghiên cứu tại Thanh Hóa cho biết tỷ lệ mắc chung các rối
loạn hành vi ở trẻ 11 - 18 tuổi ở các xã Hải Lộc là: 7,1%; Cẩm Sơn: 6,64%;
Đông Cương là: 8,71%; Hà Vân là: 6,22% [26]. Kết quả khảo sát SKTT của trẻ
em tại thành phố Hà Nội, bằng công cụ SDQs trên 1202 trẻ em ở độ tuổi từ 10-

11
16 tuổi, trẻ em có các vấn đề về SKTT và hành vi chiếm tỷ lệ 19,46%. Trong đó,
rối loạn cảm xúc chiếm 11,48%; rối loạn ứng xử chiếm 9,23%; rối loạn tăng
động giảm chú ý là 14,1%; các vấn đề nhóm bạn là 9,32%; các vấn đề kỹ năng
tiền xã hội chiếm 7,57% [9]. Trong những năm gần đây, rối loạn hành vi thanh
thiếu niên có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của ngành tâm
thần học Việt Nam 1990, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 10 – 17 tuổi là
3,7%, thành thị cao hơn nông thôn, trẻ trai cao hơn trẻ gái. Theo nghiên cứu của

Hoàng Cẩm Tú và cs. (1997), số trẻ em có rối loạn hành vi ở một phường dân cư
Hà Nội là 6 – 10% [31]. Nguyễn Thanh Hương và cs. (2006) nghiên cứu trên
2591 học sinh 12 – 18 tuổi ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi,
cảm xúc ở trẻ vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng
ở nhà cũng như ở trường [69]. Tuy khác nhau về phương pháp tiến hành, về đối
tượng, địa điểm và thời điểm nghiên cứu nhưng các kết quả nghiên cứu của các
tác giả trong nước đã cho thấy các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh
thiếu niên Việt Nam cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể và cần được tiếp tục đánh giá
một cách toàn diện hơn.
 Tình hình nghiên cứu tại Thái Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc
Việt Nam
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc với dân số khoảng
1.127.000, là nơi sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán
Chay, Hoa và Dao. Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ dưới 18. Với đặc điểm
là trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp
và trường học nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng là tỉnh
có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó có vấn đề RLTT & HV ở trẻ em và thanh
thiếu niên. Bùi Đức Trình và cs. thực hiện một nghiên cứu điều tra các RLTT &
HV tại phường Đồng Quang – thành phố Thái Nguyên (1989) trên 1610 trẻ độ
tuổi từ 10 – 17 ghi nhận có 146 trẻ có các RLTT & HV rõ chiếm 9%. Các rối loạn
tập trung chủ yếu từ 12 – 14 tuổi chiếm tỷ lệ 44%; nhóm tuổi từ 15 -17 chiếm
42% [28]. Trần Văn Cường và cs. (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm
bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho
thấy tỷ lệ rối loạn hành vi tại phường Gia Sàng Thành phố Thái Nguyên ở lứa tuổi

12
10-17 tuổi là 1% [2]. Bùi Đức Trình và cs. (2009) nghiên cứu các vấn đề SKTT ở
trẻ 11 – 15 tuổi bằng thang điểm SDQ 25 cũng nhận thấy tỷ lệ chung các vấn đề
SKTT là 15,6% [29]. Tuy số lượng nghiên cứu chưa nhiều, nhưng những kết quả
nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đó là các rối

loạn SKTT trẻ em và thanh thiếu niên tại Thái Nguyên.
Như vậy, các tài liệu và nghiên cứu trước cho thấy đặc điểm các rối loạn tâm
thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên rất đa dạng và đặc trưng cho từng giai
đoạn phát triển của trẻ. Nhìn chung, các rối loạn này chiếm khoảng 10-20% các
trẻ ở lứa tuổi này. Rối loạn thường gặp nhất là các rối loạn cảm xúc như trầm cảm,
lo âu, và các rối loạn hành vi.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Nguyên nhân của các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề
rất phức tạp. Cũng như các RLTT ở người trưởng thành, cho đến nay, các tiến bộ
về khoa học thần kinh và các nghiên cứu về hành vi đã cho biết căn nguyên một
số rối loạn, song còn một số rối loạn vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn đang cần
được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các yếu tố gen, miễn
dịch, sinh hoá não… [52], [85], [112]. Thêm vào đó, trẻ em là lứa tuổi đang phát
triển và sự phát triển này chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố bẩm
sinh và các yếu tố tác động của hoàn cảnh. Nhiều biểu hiện bình thường ở lứa tuổi
nhỏ nhưng có thể lại là bất thường ở trẻ lớn hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu dịch
tễ học về các yếu tố ảnh hưởng đến các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên
ngày càng nhiều và phong phú đã cho phép xác định sức mạnh tương đối của các
yếu tố nguy cơ đối với từng loại rối loạn cụ thể; xác định nhóm trẻ có nguy cơ cao
dễ mắc bệnh; và cũng cho phép thiết kế các chương trình phòng chống các RLTT
& HV thích hợp cho trẻ em trong các hoàn cảnh khác nhau [52], [98], [112].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố
nguy cơ để phát triển một RLTT hoặc gặp rắc rối về cảm xúc bao gồm tổn
thương trước khi sinh như mẹ nghiện rượu, ma túy, và thuốc lá, trọng lượng sơ
sinh thấp; khó tính hay gen di truyền về RLTT, các yếu tố nguy cơ bên ngoài
như đói nghèo, bị tước đoạt, bị lạm dụng và bỏ rơi, cha mẹ bất hòa; cha mẹ có
các bệnh lý tâm thần, hoặc trải nghiệm các chấn thương tâm lý. Nhìn chung, các

×