Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,149 trang)

Đề tài Quá trình hình thành và phát triển vùng đất nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.94 MB, 1,149 trang )

HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
______________________________________________






Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Chủ nhiệm: GS Phan Huy Lê
Cơ quan chủ trì: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam




BÁO CÁO TỔNG QUAN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



8979


HÀ NỘI 2011

2





3


BAN BIÊN SOẠN

Chủ biên
GS PHAN HUY LÊ

Thành viên
PGSTS PHAN XUÂN BIÊN
TS TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN
PGSTS TRẦN ĐỨC CƯỜNG
GSTSKH VŨ MINH GIANG
PGSTS ĐOÀN MINH HUẤN
PGSTS NGUYỄN VĂN KIM
GSTS NGÔ VĂN LỆ
GSTS NGUYỄN QUANG NGỌC
PGSTS VÕ CÔNG NGUYỆN
PGSTS VŨ VĂN QUÂN
PGSTS VÕ VĂN SEN


Cộng tác viên

PGSTS PHAN AN - PGSTS NGÔ VĂN DOANH
TS NGUYỄN NGỌC HÀ - PGSTS ĐINH QUANG HẢI
ThS TỐNG VĂN LỢI -TS LÊ ĐÌNH PHỤNG - TS TRẦN THIỆN THANH

PGSTS PHAN PHƯƠNG THẢO - TS HUỲNH NGỌC THU
TS TRẦN NAM TIẾN - TS LÊ VĂN THUYÊN - TS NGUYỄN VIỆT









4




































5

MỤC LỤC


Trang
PHẦN THỨ I

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN
13
1. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN 15
1.1. Quá trình chuẩn bị và xây dựng đề án 15
1.2. Mục đích, yêu cầu 18

1.3. Tính cấp thiết của đề án 19
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XÁC ĐỊNH 21
2.1. Phạm vi không gian của “Nam Bộ” hay “vùng đất Nam Bộ” 21
2.2. "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ" không chỉ
giới hạn trong phạm vi lịch s

21
2.3. Mối quan hệ "bộ phận" và "toàn bộ ", "tính liên khu vực", tính
"nội sinh" và "ngoại sinh"
22
3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 23
3.1. Nội dung bao quát của "Quá trình hình thành và phát triển vùng
đất Nam Bộ"
23
3.2. Phương pháp tiếp cận riêng của từng đề tài và chung của đề án 25
4. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN 26
4.1. Sản phẩm đã được nghiệm thu của các đề tài thuộc đề án 26
4.2. Sản phẩm hoạt động chung của đề án 30
PHẦ
N THỨ II

TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
33
Chương MỞ ĐẦU
35
1. XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN NAM BỘ QUA DIÊN CÁCH HÀNH CHÍNH 35
2. NAM BỘ QUA LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 50
3. NAM BỘ QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU 69
4. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72


6
Chương 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN CỦA VÙNG ĐẤT NAM BỘ
75
1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU 75
1.1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Nam Bộ 75
1.2. Không gian nghiên cứu 76
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN CỦA VÙNG NAM BỘ
77
2.1. Mở đầu 77
2.2. Lịch sử địa chất và quá trình hình thành vùng Nam Bộ 80
2.3. Địa hình và đất đai 114
2.4. Các đặc trưng khí hậu và thủy văn 122
3. SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÙNG NAM BỘ 133
3.1. Tài nguyên khí hậu 134
3.2. Tài nguyên đất 134
3.3. Tài nguyên nước mặt 135
3.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 136
3.5. Tài nguyên thủy sản 137
3.6. Tài nguyên khoáng sản 138
3.7. Nước dưới đất và nước khoáng 138
4. TÁC ĐỘNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ 141
4.1. Từ tác động của tự nhiên trong quá khứ 141
4.2. Đến biến đổi khí hậu và ứng phó 162
Chương 2

VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN THẾ KỶ VII

173
1. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 173
2. VÙNG NAM BỘ THỜI TIỀN SỬ 178
2.1. Ho
ạt động kiếm sống của cư dân tiền sử trên vùng đất Nam Bộ 178
2.2. Đồng Bằng Nam Bộ trước ngưỡng cửa văn minh Óc Eo 206
3. VĂN MINH ÓC EO VÀ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM 208
3.1. Định danh, nhận diện Văn minh Óc Eo và Phù Nam 208

7
3.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị của Phù Nam 231
3.3. Vấn đề tiền kim loại Phù Nam 237
4. ĐỊNH VỊ PHÙ NAM 238
4.1. Địa bàn gốc Phù Nam ở đâu? 238
4.2. Về huyền thoại Hỗn Điền và Liễu Diệp 240
4.3. Vấn đề kinh đô Phù Nam 242
4.4. Phù Nam và quan hệ với Giao Châu 249
4.5. Phù Nam và Lâm Ấp 253
5. SỰ THAY THẾ PHÙ NAM BẰNG CHÂN LẠP 255
5.1. Các đời vua Phù Nam 255
5.2. Nhà nước Chân Lạp sớm và phân vùng văn hoá Chân Lạp 257
5.3. Sự suy vong của Phù Nam 261
Chương 3

VÙNG ĐẤT NAM BỘ T
Ừ THẾ KỶ VII ĐẾN XVI
265
1. NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH KHU VỰC THẾ KỶ VII-XVI 265
1.1. Sự suy thoái của Phù Nam và trỗi dậy của Chân Lạp 265
1.2. Sự chia tách giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp 273

1.3. Bản đồ phân bố các di tích ở Nam Bộ 301
2. DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ VII-XVI 324
2.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Nam Bộ 324
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Nam Bộ
330
2.3. Thiết chế chính trị - xã hội ở Nam Bộ 339
2.4. Lịch sử và văn hóa vùng đất Nam Bộ - Những yếu tố nội sinh và
ngoại sinh
346
Chương 4

VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN XIX
369
1. KHAI PHÁ ĐẤT ĐAI, XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ĐÀNG
TRONG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
369
2. GIA ĐỊNH TỪNG BƯỚC TRỞ THÀNH TRUNG TÂM QUY TỤ VÀ
TỎA RỘNG RA TOÀN VÙNG NAM BỘ CỦA CHÚA NGUYỄN
377
3. HÀ TIÊN - YẾU ĐỊA MIỀN CỰC NAM, CƠ SỞ ĐẢM BẢO CHO
THÀNH CÔNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ
388

8
4. ĐẨY MẠNH KHAI HOANG LẬP LÀNG, CỦNG CỐ NỀN HÀNH
CHÍNH, BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ TRONG ĐIỀU KIỆN
CHIẾN TRANH Ở NHỮNG THẬP KỶ CUỐI THẾ KỶ XVIII
396
5. MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG, XÂY DỤNG NỀN
HÀNH CHÍNH THỐNG NHẤT, ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN

LÃNH THỔ TRÊN ĐẤT NAM BỘ
405
5.1. Đào kênh, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường các
nguồn lự
c bảo vệ biên giới Tây Nam
405
5.2. Các phương thức tổ chức khai hoang, chế độ ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp Nam Bộ thế kỷ XIX
410
5.3. Tái cơ cấu bộ máy hành chính Nam Bộ trong một nền hành
chính quốc gia thống nhất
415
6. BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
QUỐC GIA TRÊN ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ XIX
421
7. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở VÙNG ĐẤT NAM BỘ: MỘ
T QUÁ
TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
424
Chương 5

NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945
441
1. NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX 441
1.1. Nam Bộ trong những năm đầu chống xâm lược của liên quân
Pháp – Tây Ban Nha (1859-1867)
441
1.2. Nam Bộ từ năm 1867 đến hết thế kỷ XIX 450
2. NAM BỘ TRONG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 471
2.1. Biến đổi của Nam Bộ

trong 30 năm đầu thế kỷ XX 471
2.2. Các khuynh hướng của phong trào dân tộc ở Nam Bộ trong 30
năm đầu thế kỷ XX
486
3. NAM BỘ TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 498
3.1. Tiến trình lịch sử Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1945 498
3.2. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Kỳ những năm
1930 – 1945
506

9
Chương 6

NAM BỘ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010
527
1. NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954)
527
1.1. Pháp tái chiếm Nam Bộ và cuộc đấu tranh của nhân dân Nam
Bộ chống xâm lược
527
1.2. Nam Bộ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược
540
1.3. Nhân dân Nam Bộ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc 560
1.4. Nam Bộ trong thời gian kết thúc cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược
564
2. NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(1954-1975)

566
2.1. Nhân dân Nam Bộ đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay
sai từ năm 1954 đến năm 1959
566
2.2. Nam Bộ từ phong trào Đồng khởi, thành lập Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam đến thắng lợi năm 1975
575
3. NAM BỘ THỜI KỲ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, ĐỔI MỚI, CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QU
ỐC TẾ (1975-2010)
588
3.1. Thực hiện thống nhất đất nước, đối phó với chiến tranh biên giới
Tây Nam và khủng hoảng kinh tế - xã hội (1975-1985)
588
3.2. Nam Bộ thực hiện đường lối Đổi mới, từng bước thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội (1986-1996)
599
3.3. Nam Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế (1996-2010)
602
Chương 7

ĐẶC TRƯ
NG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ SINH HOẠT
VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN NAM BỘ
611
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 611
2. ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA CƯ DÂN NAM BỘ 617

10

2.1. Những đặc trưng mang tính vùng văn hóa - lịch sử 637
2.2. Những đặc trưng mang tính tộc người 644
3. ĐẶC TRƯNG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN NAM BỘ 654
3.1. Đặc trưng mang tính đa tộc người - đa văn hóa 654
3.2. Đặc trưng sông nước 661
3.3. Đặc trưng mang tính tiếp biến văn hóa 671
3.4. Tính chủ đạo của văn hóa Việt 679
4. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ SINH
HOẠT VĂN HÓA C
ỦA CÁC CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN Ở NAM BỘ
682
4.1. Một số nhận định về tín ngưỡng tôn giáo ở Nam Bộ 682
4.2. Văn hóa và phát triển 693
5. KẾT LUẬN 712
5.1. Nam Bộ - Nơi không có một tôn giáo giữ vai trò chủ đạo 712
5.2. Nam Bộ - Nơi đa dạng văn hóa và sự giao lưu văn hóa 716
5.3. Vai trò tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của người Việt
đối với sự phát triển chung
717
Chương 8

CÁC THIẾT CHẾ QU
ẢN LÝ XÃ HỘI Ở NAM BỘ
721
1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 721
1.1. Thời kỳ trước xâm lược của thực dân Pháp 721
1.2. Thời kỳ 1858-1945 742
1.3. Hệ thống quản lý hành chính ở Nam Bộ từ Cách mạng tháng
Tám 1945 đến nay
757

2. CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ PHI QUAN PHƯƠNG 780
2.1. Thiết chế tự quản của người Việt 780
2.2. Thiết chế tự quản của người Khmer ở Nam Bộ 797
2.3. Thiết chế t
ự quản của người Hoa 816
3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở
NAM BỘ
829
3.1. Lịch sử tổ chức và quản lý hành chính vùng đất Nam Bộ trải qua
nhiều giai đoạn gắn với nhiều thể chế nhà nước
829

11
3.2. Sự tồn tại của các mô hình thiết chế quản lý nhà nước đặc trưng
ở vùng đất Nam Bộ
832
3.3. Xu hướng vận động của thiết chế quản lý nhà nước ở vùng đất
Nam Bộ là đi từ khu biệt đến thống nhất
836
3.4. Liên kết cộng đồng theo địa vực của người Việt ở Nam Bộ
không đậm nét như Bắc Bộ và Trung Bộ
839
3.5. Các yếu t
ố tộc người - tôn giáo chi phối mạnh mẽ đến các hình
thức phi quan phương trong quản lý xã hội
842
Chương 9

TỘC NGƯỜI VÀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Ở NAM BỘ
843

1. TỔNG QUAN VỀ CƯ DÂN CÁC TỘC NGƯỜI Ở NAM BỘ 843
1.1. Chân dung dân số 843
1.2. Quá trình hình thành các tộc người ở Nam Bộ 856
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LỚP CƯ
DÂN THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SƯ, CƯ DÂN PHÙ NAM VÀ CÁC TỘC
NGƯỜI THIỂU S
Ố BẢN ĐỊA NAM BỘ
861
2.1. Các lớp cư dân thời tiền sử và sơ sử 861
2.2. Cư dân Phù Nam 864
2.3. Các tộc người thiểu số bản địa 872
3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TỘC NGƯỜI
DI CƯ Ở NAM BỘ
881
3.1. Quá trình nhập cư, sự hình thành và phát triển tộc người Khmer
ở Nam Bộ
881
3.2. Người Việt: Quá trình nhập cư và trở thành tộc người đa số 890
3.3. Người Hoa: Quá trình nhập cư và hội nh
ập 900
3.4. Người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ: Quá trình phân ly tộc người
và trở thành nhóm địa phương của người Chăm ở Việt Nam
911
4. QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Ở NAM BỘ TRONG CÁC THỜI KỲ LỊCH
SỬ VÀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐẤT NAM BỘ
918
4.1. Quan hệ tộc người ở Nam Bộ trong các thời kỳ lịch sử 919
4.2. Quan hệ tộc người trong sự phát triển vùng đất Nam Bộ 929

12

Chương 10

NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
957
1. QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI
CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
957
1.1. Quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Nam Bộ với nền văn hóa
và các nước trong khu vực thời tiền sử đến vương quốc Phù Nam
957
1.2. Nam Bộ trong không gian địa chính trị - kinh tế
- văn hóa xứ
Đàng Trong với các quan hệ khu vực và thế giới (thế kỷ XVI - XVIII)
961
1.3. Nam Bộ trong không gian địa chính trị - kinh tế - văn hóa của
Việt Nam thời nhà Nguyễn với các quan hệ khu vực và quốc tế (1802 đến
hết thế kỷ XIX)
975
2. QUAN HỆ GIAO LƯU KINH TẾ, VĂN HÓA GIỮA NAM BỘ VỚI
CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN NĂM 1975
991
2.1. Nam Bộ
phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa nửa đầu thế kỷ XX 991
2.2. Kinh tế, văn hóa Nam Bộ trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương
(1945-1954)
1008
2.3. Nam Bộ trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới giai đoạn
1954-1975

1013
3. NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC
VÀ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
1029
3.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Việt Nam sau năm 1975 và những
nhân tố tác động đế
n quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam
- Nam Bộ
1029
3.2. Nam Bộ trong nỗ lực đột phá, tháo gỡ khó khăn để hội nhập khu
vực và thế giới từ 1975 đến 1985
1033
3.3. Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt
Nam từ năm 1985 đến 1995
1040
3.4. Vai trò và vị thế của Nam Bộ trong tiến trình Việt Nam hội nhập
khu vực và thế giới t
ừ năm 1996 đến nay.
1047


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1069

13


















PHẦN THỨ I

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN

14



















15

1. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1.1. Quá trình chuẩn bị và xây dựng đề án
Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ” đã được chuẩn bị từ những năm đầu thế kỷ XXI, xuất phát từ
yêu cầu nghiên cứu một cách toàn diện tiến trình lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Tuy đã có những nghiên cứu về thời tiền sử kể từ khi con người xuất hiện
trên vùng đất Nam Bộ, rồi những nghiên cứu về v
ăn hóa Óc Eo thời vương quốc
Phù Nam, nhưng quan niệm phổ biến được trình bày trong sách giáo khoa và
nhiều bộ lịch sử Việt Nam vẫn mở đầu lịch sử vùng đất Nam Bộ từ khi người Việt
di cư vào khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII, nhất là từ năm
1698 khi Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý và thiết lập
dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, xác lập chủ quyền trên vùng đất ph
ương Nam này.
Quan niệm đó vô hình trung đã gạt bỏ thời kỳ trước đấy ra khỏi lịch sử Nam Bộ
nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Nhận thức phiến diện đó không những
tạo nên một khoảng trống vắng về lịch sử và văn hóa mà còn để lại sự hẫng hụt
khi phải đối diện với những luận điểm của những kẻ cố
tình bóp méo, xuyên tạc
tính toàn vẹn về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với vùng đất
Nam Bộ.

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Hội Khoa học lịch
sử Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ
chức biên soạn một cuốn sách giản lược về lịch sử vùng đấ
t Nam Bộ. Đó là cuốn
sách Lược sử vùng đất Nam Bộ-Việt Nam do GSTSKH Vũ Minh Giang chủ biên
và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới xuất bản
lần thứ nhất năm 2006. Sau đấy, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương,
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam thu thập ý kiến và các tác giả đã tiến hành chỉnh
lý, xuấ
t bản lần thứ hai vào năm 2008.
Cùng trong thời gian đó, Bộ Khoa học và công nghệ theo sự chỉ đạo của
Chính phủ phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các trung tâm khoa
học lớn là Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và
Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ba cuộc hội thảo khoa học về vùng đất
Nam Bộ:
- Hội th
ảo lần thứ nhất năm 2004 về "Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù
Nam" nhân dịp kỷ niệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo, tổ chức tại thành phố
Hồ Chí Minh ngày 29-30/12/2004.

16
- Hội thảo lần thứ hai năm năm 2006 về "Vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ
XIX", tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 4-5/4/2006.
- Hội thảo lần thứ ba năm 2008 về "Nam Bộ thời cận đại", tổ chức tại Cần
Thơ ngày 4-3-2008.
Ngoài ra còn hội thảo về "Nam Bộ và Nam Trung Bộ, những vấn đề lịch sử
thế kỷ XVII-XIX" do Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2000
và một số cuộc hội thảo về thời kỳ các Chúa Nguyễn, triều Nguyễn, những hội
thảo mang tính chuyên đề về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín

ngưỡng Một đề tài khoa học cấp nhà nước gần đây nhất là "Lịch sử hình thành
và phát triển vùng đất Nam Bộ" do PGSTS Trần Đức Cường làm Chủ nhiệm vừa
kết thúc.
Những k
ết quả nghiên cứu khoa học và những hội thảo khoa học trên đều
góp phần nâng cao hiểu biết về vùng đất Nam Bộ và cũng từ đó bộc lộ một yêu
cầu là phải có một công trình nghiên cứu mang tính tổng kết cao xác lập một nhận
thức mang tính toàn bộ và toàn diện về vùng đất Nam Bộ trong tiến trình lịch sử
từ thời tiền sử cho đến ngày nay.
Trên cơ sở chuẩn bị
đó và xuất phát từ yêu cầu cần nghiên cứu, xây dựng
một nhận thức toàn diện về vùng đất Nam Bộ, Bộ Khoa học và công nghệ đã xây
dựng một đề án khoa học xã hội cấp Nhà nước về Quá trình hình thành và phát
triển vùng đất Nam Bộ.
Sau khi được Hội đồng tư vấn cấp Nhà nước thẩm định, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành Quyết định số 437/QĐ-BKHCN ngày 26-03-2007 phê
duyệt
Đề án khoa học xã hội cấp Nhà nước "Quá trình hình thành và phát triển
vùng đất Nam Bộ" do GS Phan Huy Lê làm Chủ nhiệm đề án, cơ quan chủ quản
là Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và cơ quan chủ trì là Hội
Khoa học lịch sử Việt Nam.
Đề án gồm 11 đề tài:
1. Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình
lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ.
Chủ
nhiệm: TS Trương Thị Kim Chuyên.
Cơ quan chủ trì: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh
2. Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII.
Chủ nhiệm: GSTSKH Vũ Minh Giang, Đại học quốc gia Hà Nội

Cơ quan chủ trì: Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, thuộc Đại học
quốc gia Hà Nội

17
3. Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII.
Chủ nhiệm: PGSTS Nguyễn Văn Kim, Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
Cơ quan chủ trì: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học quốc
gia Hà Nội
4. Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Chủ nhiệm: GSTS Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam họ
c và khoa học
phát triển, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
Cơ quan chủ trì: Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, thuộc Đại học
quốc gia Hà Nội
5. Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược đến năm 1945.
Chủ nhiệm: TS Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I
Cơ quan chủ trì: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
6. Nam Bộ từ năm 1945 đến nay.
Chủ nhi
ệm: PGSTS Trần Đức Cường, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học xã hội Việt Nam
7. Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng
cư dân vùng đất Nam Bộ.
Chủ nhiệm: GSTS Ngô Văn Lệ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan chủ trì: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thu
ộc Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh
8. Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ.

Chủ nhiệm: PGSTS Vũ Văn Quân, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
Cơ quan chủ trì: Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, thuộc Đại học
quốc gia Hà Nội
9. Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ
.
Chủ nhiệm: PGSTS Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
10. Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.
Chủ nhiệm: PGSTS Võ Văn Sen, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan chủ trì: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại họ
c quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh

18
11. Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về
lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Chủ nhiệm: PGSTS Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban
Tuyên giáo thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan chủ trì: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

1.2. Mục đích, yêu cầu
Theo hợp đồng đã ký với Bộ Khoa học và công nghệ cũng như trong bản
thuyết minh khoa học kèm theo hợp đồng, mục tiêu của đề án đã được xác định rõ:
* Làm sáng rõ những đặc điểm chủ yếu của quá trình lịch sử cùng những
điều kiện địa lý tự nhiên, cư dân, văn hóa, kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ và tác
động của chúng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ an ninh, qu
ốc phòng, đối
ngoại và phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.
* Tổng hợp, hệ thống hóa và xã hội hóa các kết quả nghiên cứu vùng Nam
Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân, khắc phục
tình trạng nhận thức mơ hồ do thiếu thông tin khoa học của giới học giả, đồng thời
góp phầ
n làm thất bại mọi luận điệu xuyên tạc có ý đồ xấu.
* Khuyến nghị giải pháp đưa kết quả nghiên cứu cơ bản về vùng Nam Bộ
phục vụ việc hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo quốc phòng, an ninh
và phát triển bền vững của vùng Nam Bộ.
Như vậy mục tiêu cũng như yêu cầu của đề án đã được xác định rất rõ ràng
như
một đơn đặt hàng của Bộ Khoa học và công nghệ cho các nhà khoa học. Đây
là một đề án mang tính khoa học cao và tính thực tiễn bức xúc.
Một số chương trình và đề tài cấp nhà nước hay cấp tỉnh/thành phố trước
đây đã góp phần giải quyết yêu cầu trên về từng phương diện, nhất là về kinh tế -
xã hội, về an ninh, quốc phòng. Đề án này đòi hỏi phải trên cơ sở nghiên cứu khoa
h
ọc toàn diện, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt được, cung cấp cứ liệu khoa
học có sức thuyết phục, giải quyết hai yêu cầu về mặt thực tiễn:
- Xã hội hóa bằng cách công bố các kết quả nghiên cứu và biên soạn các
loại tài liệu tuyên truyền mang tính phổ cập tùy theo từng loại đối tượng, đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, từng bướ
c xây
dựng hiểu biết khoa học về lịch sử và văn hóa vùng Nam Bộ, trang bị cho cán bộ
và nhân dân những tri thức cần thiết để tạo ra khả năng tự đề kháng chống lại các

19
luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của những phần tử có ý đồ xấu về vùng đất Nam
Bộ liên quan đến lãnh thổ toàn vẹn và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
- Đưa ra một số khuyến nghị góp phần cung cấp cứ liệu khoa học trong

việc hoạch định các chủ trương, chính sách phục vụ sự phát triển bền vững của
vùng đất Nam Bộ, đề phòng và ngăn ng
ừa hay xử lý những vấn đề liên quan đến
an ninh, quốc phòng của vùng đất cửa ngõ phương Nam này của đất nước. Đây là
vùng đất giữ vai trò rất quan trọng của đất nước trong phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa cũng như trong giao lưu và hội nhập quốc tế, nhưng nhìn dưới góc độ địa
- kinh tế, địa - chính trị, địa - văn hóa, địa - an ninh, quốc phòng, bên cạnh mặt đa
dạng, phong phú, thu
ận lợi đều tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định cần
được nhận thức một cách khoa học và toàn diện để xây dựng chiến lược phát triển
bền vững và dự liệu mọi giải pháp ngăn ngừa, đối phó.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những yêu cầu thực tiễn mang tính chính trị trên
đây cần được giải quyết trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, sâu sắ
c, khách quan về
vùng đất Nam Bộ. Nhiệm vụ của đề án là cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học
để góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị trên, xây dựng một hệ thống các căn cứ
khoa học cùng với một số kiến nghị phục vụ công việc hoạch định chủ trương,
chính sách của các nhà lãnh đạo và quản lý. Trách nhiệm và yêu cầu hàng đầu của
đề án cũng như các đề
tài là triển khai nghiên cứu khoa học một cách hết sức
khách quan, trung thực và kết quả nghiên cứu đó là cơ sở khoa học để phục vụ yêu
cầu thực tiễn. Yêu cầu thực tiễn là nhằm xác định mục tiêu và từ đó, định hướng
cho công trình khoa học, tuyệt đối không rơi vào lối "minh họa chính trị" hay
"chính trị hóa" công tác nghiên cứu khoa học, tự hạ thấp vai trò tích cực và tính
chủ động của khoa họ
c. Chỉ trên cơ sở nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc,
bảo đảm tính khách quan, trung thực và sức thuyết phục của một công trình khoa
học đích thực thì mới có thể đưa ra những căn cứ khoa học đáng tin cậy góp phần
giải quyết yêu cầu phát triển bền vững của vùng đất Nam Bộ.



1.3. Tính cấp thiết của đề án
1.3.1. Nam Bộ là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp phát
triển đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia
- Xét từ góc độ địa - kinh tế:
+ Nam Bộ là vùng kinh tế trọng yếu và năng động nhất của đất nước với những
trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn tiêu biểu là thành phố Hồ Chí
Minh, đóng góp phần quan trọng trong GDP của cả nước, là vùng trọng điể
m nông
nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực của đất nước.

20
+ Nhưng cũng do kinh tế tăng trưởng nhanh mà Nam Bộ cũng là vùng đang diễn
ra khá nhanh quá trình phân hoá giàu nghèo dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn cho ổn
định xã hội.
- Xét từ góc độ địa - chính trị:
+ Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp với nhiều
biến động và xáo trộn (đã từng có hơn 6 thế kỷ là đất của Vương quốc Phù Nam, hơn
10 thế kỷ dưới quy
ền cai quản trên danh nghĩa của Chân Lạp, hơn 80 năm là đất
thuộc địa của Pháp, hơn 20 năm dưới ách cai trị của Mỹ - Chính quyền Sài Gòn…).
+ Quan hệ tộc người ở Nam Bộ chịu nhiều tác động từ diễn biến chính trị của
quốc gia láng giềng Cămpuchia - quốc gia mà người Khmer đóng vai trò chủ thể.
Cămpuchia lại là thể chế chính trị đa đảng, ở đó có nhữ
ng lực lượng dân tộc cực đoan
thường lợi dụng quan hệ đồng tộc giữa người Khmer Nam Bộ và Khmer Cămpuchia
để chống phá, gây bất ổn nước ta.
- Xét từ góc độ địa - văn hoá:
+ Nam Bộ nằm vào vị trí giao thoa văn hoá. Diễn biến tộc người và quá trình
tiếp biến văn hoá ở đây hết sức đa dạng, phong phú nhưng đồng thời cũng vô cùng

phức tạp.
+ So v
ới các vùng khác trong cả nước, Nam Bộ là nơi có tỷ lệ dân theo các tôn
giáo đông và có nhiều loại hình tôn giáo vào bậc nhất (ngoài những tín ngưỡng và tôn
giáo giống như các vùng khác, Nam Bộ còn có những tín ngưỡng, tôn giáo nội sinh
mà nơi khác không có như Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hoà Hảo,…).
1.3.2. Nhu cầu cấp thiết về nhận thức khoa học
- Việc nghiên cứu vùng đất Nam Bộ từ trước đến nay chưa đáp ứng được yêu c
ầu
nhận thức khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Đã có một số nhiệm vụ khoa học được triển khai, nhưng chủ yếu là nhằm phục
vụ các mục tiêu cụ thể của từng ngành, từng địa phương nên với những kết quả đã
thu được, nhận thức tổng hợp còn rất hạn chế
.
+ Cho đến nay cũng đã có những công trình thuộc các lĩnh vực khoa học khác
nhau của cá nhân và tập thể viết về Nam Bộ, nhưng còn thiếu hệ thống, từng bộ phận
và có chỗ trùng lặp.
- Nhận thức khoa học đầy đủ về quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Nam
Bộ để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đang trở thành một nhu cầu bức thiết.
+ Kết quả của những công trình nghiên cứu về Nam Bộ từ trước tới nay đã công
bố trong và ngoài nước còn rời rạc, cần được tổng hợp, đánh giá, hệ thống hoá.
+ Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhằm nâng cao nhận thức sẽ góp phần
tăng cường cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên vùng đất
Nam Bộ.
- Có những thế lực thù đị
ch đang lợi dụng những hạn chế trong nhận thức

21
khoa học về vùng đất Nam Bộ để xuyên tạc, gây chia rẽ trong nhân dân, bóp méo
hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Những kết quả nghiên cứu khách

quan và thuyết phục sẽ góp phần duy trì và củng cố ổn định chính trị, tăng cường
khối đoàn kết toàn dân.

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XÁC ĐỊNH
2.1. Phạm vi không gian của “Nam Bộ” hay “vùng đất Nam Bộ”
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Nam Bộ hiện nay đã từng là địa bàn phân
bố chủ yếu của văn hóa Óc Eo, là lãnh thổ chủ yếu của vương quốc Phù Nam, là
vùng đất phụ thuộc nước Chân Lạp, là các đơn vị hành chính khi Chúa Nguyễn xác
lập chủ quyền từ năm 1698, rồi đất Nam Kỳ năm 1834 gồm 6 tỉnh thường gọi là
Nam Kỳ lụ
c tỉnh, rồi các đơn vị hành chính của Nam Kỳ thuộc địa của Pháp. Tên
Nam Bộ xuất hiện năm 1945 sau đảo chính Nhật hất chân Pháp, thành lập chính phủ
Trần Trọng Kim và được sử dụng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng đất này cũng trải qua
nhưng thay đổi về tên gọi và các đơn vị hành chính. Sau khi miền Nam được giải
phóng, năm 1976, Nam Bộ chia làm 13 tỉnh/thành phố
rồi sau đó lại có một số thay
đổi về đơn vị hành chính, từ năm 2004 đến nay gồm 19 tỉnh/thành phố trong số 64
tỉnh/thành phố của cả nước (từ 01-8-2008 giảm tỉnh Hà Tây, còn 63 tỉnh/thành phố).
Khái niệm Nam Bộ trong đề án là khu vực Nam Bộ mà về mặt hành chính
gồm 19 tỉnh/thành phố hiện nay, kể cả các hải đảo. Trong Niên giám thống kê một
số năm gần đây c
ủa Tổng cục thống kê đã đưa cả tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
vào vùng Đông Nam Bộ. Nhưng đó là phân vùng kinh tế, không làm thay đổi khái
niệm "Nam Bộ" trong đề án khoa học này.
Tuy nhiên đấy là xác định về mặt ranh giới, hay nói cách khác là phạm vi
không gian địa lý của Nam Bộ dựa trên bản đồ hành chính hiện nay. Đề án xuất
phát từ không gian địa - hành chính của Nam Bộ hiện nay, nhưng khi nghiên cứu
cần tôn trọng hệ thống đơn vị
hành chính mang tính lịch sử trong từng thời kỳ và

về một số phương diện, không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi đó mà tùy
theo yêu cầu từng lĩnh vực cần mở rộng trong một không gian liên quan rộng hơn
như về mặt địa chất, mối quan hệ văn hóa thời tiền sử, sơ sử và các mối quan hệ
văn hóa khu vực, liên khu vực
2.2. "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam B
ộ" không chỉ giới
hạn trong phạm vi lịch sử
Khái niệm "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ" dễ gây ra
nhận thức là chỉ nghiên cứu lịch sử vùng đất Nam Bộ. Về phương diện này, đã có

22
đề tài khoa học cấp nhà nước “Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”
do Trần Đức Cường làm chủ nhiệm, vừa được nghiệm thu. Trong đề án, tiếp cận về
mặt lịch sử giữ vai trò quan trọng và được biểu thị qua các đề tài số 2, 3, 4, 5, 6.
Tuy nhiên, ngay những đề tài mang nặng tính lịch sử này cũng không chỉ giới hạn
trong nghiên cứu về diễn biến lịch sử, mà còn phải mở rộ
ng ra những nội dung liên
quan đến mục tiêu, yêu cầu của đề tài và của toàn bộ đề án. Ví dụ, đề tài 2 "Nam Bộ
từ cội nguồn đến thế kỷ VII", trong mục tiêu đã xác định rõ là không chỉ nghiên cứu
quá trình lịch sử vùng đất Nam Bộ từ thời tiền sử đến thế kỷ VII mà còn phải làm
sáng rõ đặc trưng của văn hóa Óc Eo, vương quốc Phù Nam trong dòng chảy của
lịch sử, văn hóa Việ
t Nam cùng những thay đổi không gian chính trị - xã hội của
khu vực. Hay đề tài 4 "Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng
đất Nam Bộ" thì rõ ràng không chỉ là lịch sử vùng đất này từ thế kỷ XVII đến cuối
thế kỷ XIX mà nội dung chủ yếu cần tập trung nghiên cứu là công cuộc khai phá
vùng đồng bằng sông Cửu Long từ khi di dân người Việt rồi những nhóm người
Hoa và các nhóm cư dân khác vào khẩn hoang, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của vùng đất này. Điều đặc biệt quan trọng đặt ra cho đề tài này là
nghiên cứu và phân tích sâu sắc những căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định việc

xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ
Ngoài ra, đề án còn có những đề tài nghiên cứu về điều kiện địa lý tự
nhiên, môi trường sinh thái (đề tài 1), về đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và đời
số
ng văn hóa của các cộng đồng cư dân (đề tài 7), về đặc trưng thiết chế quản lý
xã hội (đề tài 8), về tộc người và quan hệ tộc người (đề tài 9), về Nam Bộ trong
tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam (đề tài 10). Cấu trúc hệ
thống đề tài cũng như nhiệm vụ của từng đề tài là góp phần nghiên cứu vùng đất
Nam Bộ một cách toàn b
ộ và toàn diện từ thời tiền sử cho đến nay.
2.3. Mối quan hệ "bộ phận" và "toàn bộ ", "tính liên khu vực", tính
"nội sinh" và "ngoại sinh"
Trước hết luôn luôn phải đặt vùng đất Nam Bộ như một bộ phận của Việt
Nam, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ giữa "bộ phận" với "tổng thể" trong
quan hệ giữa khu vực Nam Bộ với toàn bộ quốc gia - dân tộc Việt Nam. Đây là
yêu cầu tiếp cận "liên khu vực" trong phạm vi Việt Nam. Tất nhiên nghiên cứu
Nam Bộ thì phải xác định đối tượng tiếp cận ch
ủ yếu là khu vực Nam Bộ nhưng
cần đặt trong bối cảnh chung của đất nước và sự gắn bó trong vận mệnh chung
của cả dân tộc. Ngay cả trước khi vùng đất Nam Bộ hội nhập vào lãnh thổ Việt

23
Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam thì những giao lưu và tương đồng văn hóa với
các khu vực miền Trung và miền Bắc cũng cần quan tâm nghiên cứu và lý giải.
Vùng đất Nam Bộ từ khi bắt đầu cuộc sống của con người cho đến nay đều
có mối quan hệ về điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái cũng như về nhân
chủng, cư dân - tộc người và kinh tế, văn hóa với các khu vực, các n
ước láng
giềng và các nước Đông Nam Á rồi rộng ra với thế giới phương Đông và phương
Tây. Đây là mối quan hệ "liên khu vực" xét trên phạm vi ngoài quốc gia - dân tộc

Việt Nam, đặt trong quan hệ khu vực rộng lớn mang tính liên quốc gia và thế giới.
Nam Bộ ở vào vị trí địa lý mang tính đầu mối giao thông tự nhiên và là nơi
gặp gỡ của các đường thiên di cư dân, nơi giao thoa của các nền văn hóa của khu
vực Đ
ông Nam Á và cả vùng Đông Á, Nam Á. Lịch sử vùng đất Nam Bộ lại trải
qua sự tồn tại của vương quốc từ Phù Nam, Chân Lạp rồi đến Đại Việt - Việt Nam
nên chứa đựng nhiều tầng lịch sử - văn hóa. Vị trí địa lý và đặc điểm lịch sử đó
tạo nên những nét đặc trưng văn hóa rất phong phú, đa dạng, kết hợp đan xen và
hỗn dung gi
ữa những yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh" văn hóa rất đặc sắc cần
phân tích và lý giải một cách khoa học. Cơ tầng văn hóa Đông Nam Á và ảnh
hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc rồi Pháp, phương Tây đều để lại dấu ấn khá
đậm trong văn hóa Nam Bộ. Những yếu tố, thậm chí có lúc những lớp "ngoại
sinh" được du nhập rất mạnh, nhưng nền tảng bản
địa vẫn giữ vai trò chi phối và
trên cơ sở đó mới có thể "bản địa hóa" các ảnh hưởng bên ngoài để giữ vững bản
sắc văn hóa Nam Bộ như một phân vùng của văn hóa Việt Nam.
Cũng cần lưu ý là đề án cần tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu với những
thành tựu khoa học đã đạt được, nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ
dựa vào
những kết quả khoa học đã có. Ngay những kết quả nghiên cứu đã được công bố
cũng cần phân tích, đánh giá một cách chặt chẽ để chọn lọc và tiếp thu những thành
tựu có giá trị, đồng thời cần hệ thống hóa và sắp xếp theo cấu trúc của đề tài. Hơn
nữa tùy theo từng đề tài, đều phải làm công tác giám định, kiểm tra hết sức nghiêm
túc và tổ chứ
c nghiên cứu thêm một số nội dung mà yêu cầu của đề tài đặt ra. Cả đề
án cũng như mỗi đề tài có mang tính kế thừa nhưng thực sự là những công trình
khoa học mới không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã công bố.

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

3.1. Nội dung bao quát của "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất
Nam Bộ"

Khái niệm "Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ" như đã
xác định, là không chỉ nghiên cứu về tiến trình lịch sử. Nội dung của đề án cũng

24
như cấu trúc hệ thống đề tài là nhằm nhận thức Nam Bộ một cách tổng hợp về tất
cả các lĩnh vực từ thời tiền sử cho đến nay.
Các đề tài hình thành ba nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: nghiên cứu điều kiện tự nhiên, từ vị trí địa lý, lịch sử kiến
tạo địa chất và đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, hình thái châu th
ổ, khí
hậu và thuỷ văn đến hệ sinh thái, tài nguyên. Điều kiện tự nhiên được nghiên cứu
theo yêu cầu làm rõ tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa (đề tài 1).
Nhóm thứ hai: tiến trình lịch sử vùng đất Nam Bộ từ cội nguồn đến nay,
gồm 5 đề tài (đề tài 2, 3, 4, 5 và 6). Quá trình lịch sử được phân làm 5 thời kỳ
tương ứng với 5 đề tài:
- Từ cội nguồ
n đến thế kỷ VII, bao gồm thời tiền sử và thời kỳ vương quốc
Phù Nam (đề tài 2).
- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, từ sau khi Phù Nam sụp đổ cho đến trước
khi người Việt vào khai phá (đề tài 3).
- Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX trước thời Pháp thuộc (đề tài 4).
- Từ khi Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám 1945 (đề tài 5).
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (đề tài 6).
Các đề
tài thuộc nhóm này làm rõ quá trình lịch sử của vùng đất Nam Bộ,
đồng thời trong từng thời kỳ cần nghiên cứu sâu hơn một số nội dung mang tính
đặc trưng của vùng đất này như văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, nguyên

nhân tình trạng hoang hóa thời kỳ thế kỷ VII đến XVI, quá trình xác lập chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam
Nhóm thứ ba: một số vấn đề cơ bản mang tính cấp thiết như tôn giáo tín
ngưỡ
ng và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân (đề tài 7), đặc trưng thiết chế
quản lý xã hội (đề tài 8), tộc người và quan hệ tộc người (đề tài 9), Nam Bộ trong
tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam (đề tài 10).
Tất cả đều nhằm mục tiêu chung của đề án là làm rõ những đặc điểm cơ bản
vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính đặc thù của ti
ến trình lịch sử vùng đất
Nam Bộ, những đặc trưng về cấu trúc tộc người, quan hệ tộc người, kết cấu kinh
tế - xã hội và đời sống văn hóa của các cộng đồng cư dân vùng đất này. Trên cơ
sở đó nêu lên những khuyến nghị xây dựng một nhận thức toàn diện về Nam Bộ,
những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu và mộ
t số vấn đề cần giải quyết để
bảo đảm sự phát triển bền vững, an ninh và quốc phòng của vùng đất có vị thế
quan trọng này của đất nước.
Đề án ngoài trách nhiệm cùng với các đề tài bảo đảm triển khai đúng kế
hoạch, tiến độ và chất lượng, còn có một số hoạt động chung của đề án.

25
Trước hết là xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm thư mục nghiên cứu Nam Bộ
tổng hợp và chuyên từng lĩnh vực, tuyển chọn và dịch một số tư liệu cần thiết
cung cấp cho các đề tài. Đây là cơ sở dữ liệu (data base) không chỉ phục vụ trực
tiếp đề án mà còn để lại lâu dài cho công việc nghiên cứu Nam Bộ.
Tổ chức triển khai một s
ố hoạt động thuộc lĩnh vực liên quan giữa các đề tài
mà từng đề tài khó thực hiện hay hiệu quả bị hạn chế, trong đó thông báo kết quả
triển khai của các đề tài, tổ chức các hội thảo khoa học chung của đề án và một số
cuộc điều tra, khảo sát cần thiết.

Trách nhiệm lớn nhất của đề án là cùng với chủ nhiệm đề tài tổ chứ
c biên
tập các sản phẩm của các đề tài, nhất là Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu,
thành các chuyên khảo để công bố dưới dạng các ấn phẩm xã hội hóa. Đồng thời
tổng hợp kết quả nghiên cứu và kiến nghị của các đề tài để xây dựng Báo cáo tổng
quan và kiến nghị chung của đề án. Báo cáo này cũng được biên tập thành chuyên
khảo để xuất bản.
3.2. Phương pháp tiếp cận riêng của từng đề tài và chung của đề án.
Mỗi đề tài tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ, chọn những phương pháp tiếp cận
phù hợp, hiệu quả và cập nhật. Những đề tài về lịch sử, phương pháp chủ yếu là
phương pháp tiếp cận lịch sử, nhưng cũng tùy theo từng đề tài và những nội dung
cần nghiên cứu mà áp dụng những phương pháp liên ngành phù hợp. Những đề
tài nghiên cứu một số vấn đề cơ b
ản, tùy theo từng lĩnh vực mà chọn những lý
thuyết và phương pháp tương ứng, đồng thời triển khai một số điều tra xã hội học,
nhân học cần thiết.
Nhìn chung yêu cầu về phương pháp luận của đề án là:
- Tiếp cận toàn diện vùng đất Nam Bộ, nhưng có xác định những trọng tâm,
trọng điểm. Trọng tâm nghiên cứu được giới hạn ở
những nội dung mà nhu cầu
nhận thức của người dân và các nhà hoạch định chính sách đang đòi hỏi, nhất là
những “khoảng trống” về nhận thức lịch sử.
- Tiếp cận khu vực học, với yêu cầu liên ngành giữa sử học, khảo cổ học,
dân tộc học, văn hoá học, địa lý học, xã hội học, kinh tế học… để từ
đó tìm ra
những mối liên hệ, tương tác giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội với sự hình
thành những đặc trưng văn hoá và tiến trình lịch sử vùng Nam Bộ.
- Tiếp cận liên khu vực, với yêu cầu đặt Nam Bộ trong mối quan hệ với các
khu vực khác của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là cả Đông Á.
Trong đó mối quan hệ liên khu v

ực giữa Nam Bộ với Nam Trung Bộ của Việt
Nam và Đông Nam của Cămpuchia có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ
trong thế giới hiện đại mà quan trọng hơn là gắn với tiến trình “động” của không
gian chính trị - xã hội khu vực Đông Nam Á trong lịch sử.

×