HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài:
KHAI THÁC TIỀM NĂNG KINH TẾ BIỂN, ĐẢO Ở
CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. Hồ Tấn Sáng
Cơ quan chủ trì : Học viện CT - HC khu vực III
8551
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2010
CÁC TỪ VÀ CÁC VĂN BẢN VIẾT TẮT
BCH Ban chấp hành
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hóa
CT - TTg Chỉ thị - Thủ tướng
CTQG Chính trị quốc gia
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DHMT Duyên hải miền Trung
ĐVT Đơn vị tính
HTCT Hệ thống chính trị
HĐND Hội đồng nhân dân
KT - XH Kinh tế - xã hội
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NQ Nghị quyết
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QĐ Quyết định
SL Số lượ
ng
TW Trung ương
TCN Trước công nguyên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XHCN Xã hội chủ nghĩa
UBND Uỷ ban nhân dân
TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. PGS, TS. Hồ Tấn Sáng (Chủ nhiệm) Học Viện CT - HC khu vực III
2. TS. Nguyễn Thị Tâm Thư ký Học Viện CT - HC khu vực III
3. PGS, TS. Phạm Hảo Học Viện CT - HC khu vực III
4. PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn Học Viện CT - HC khu vực III
5. PGS, TS. Nguyễn Văn Nam Học Viện CT - HC khu vực III
6. PGS, TS. Nguyễn Thế Tràm Học Viện CT - HC khu vực III
7. TS. Đỗ Thanh Phương Học Vi
ện CT - HC khu vực III
8. TS. Trần Thị Bích Hạnh Học Viện CT - HC khu vực III
9. TS. Vũ Anh Tuấn Học Viện CT - HC khu vực III
10. TS. Ngô Văn Minh Học Viện CT - HC khu vực III
11. ThS. Phạm Quốc Tuấn Học Viện CT - HC khu vực III
12. KS. Phạm Ngọc Thể Cảng Đà Nẵng
13. CN. Trần Văn Nhất Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế
14. CN. Trần Thị Hồng Thúy Ban quản lý Cù Lao Chàm
15. CN. Phạm Vũ Hải Sở Kế hoạch Đầu tư Khánh Hòa
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1:
TIẾM NĂNG KINH TẾ BIỂN, ĐẢO CÁC TỈNH DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG - PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NHỮNG NHẬN ĐỊNH,
ĐÁNH GIÁ
8
1.1. Kinh tế biển và tính quy luật về việc khai thác tiềm năng kinh tế biển,
đảo trong quá trình phát triển của xã hội đương đại 8
1.1.1. Các khái niệm cơ sở 8
1.1.2. Tính quy luật của việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo 9
1.2. Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo trong quá trình phát triển của
Việt Nam - lịch sử và hiện tại 11
1.2.1. Về phương diện lịch sử 11
1.2.2. Các quan điểm của Đả
ng và Nhà nước Việt Nam về khai thác tiềm
năng kinh tế biển, đảo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước 17
1.3. Một số đánh giá cơ bản về tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo các tỉnh duyên hải miền Trung 29
1.3.1. Các điều kiện tự nhiên 30
1.3.2. Tiềm năng nguồn lợi hải sản 35
1.3.3. Tiềm năng công nghiệp vận t
ải biển 39
1.3.4. Tiềm năng du lịch biển, đảo 41
1.3.5. Về tài nguyên, khoáng sản biển 43
1.3.6. Về nguồn nhân lực - lao động 47
Chương 2:
TÌNH HÌNH KHAI THÁC TIỀM NĂNG KINH TẾ BIỂN, ĐẢO Ở
CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THỜI GIAN QUA
53
2.1. Thực trạng nuôi trồng, khai thác - đánh bắt, chế biến 53
2.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản 54
2.1.2. Tình hình khai thác, đánh bắt 56
2.1.3. Vế công nghiệp chế biến thủy hải sản 58
2.2. Về ngành dịch vụ cảng biển 66
2.3. Ngành công nghiệp năng lượng và khai thác khoáng sản ven biển các
tỉnh duyên hải miền Trung 71
2.3.1. Tình hình công nghiệp năng lượng của khu vực 71
2.3.2. Tình hình khai thác khoáng sản 73
2.4. Tình hình khai thác tiềm năng du lịch biển, đảo 77
2.5. Thực trạng khai thác tiềm năng lao động các tỉnh duyên hải miền Trung 81
Chương 3:
CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG KINH TẾ BIỂN,
ĐẢO Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TỪ NAY ĐẾN 2020
91
3.1. Hệ giải pháp chung - môi trường, điều kiện 91
3.1.1. Những giải pháp có tính thể chế, cơ chế nhằm quản lý và khai thác có
hiệu quả tài nguyên kinh tế biển, đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung 91
3.1.2. Giải pháp về an ninh, quốc phòng - khu vực, quốc gia, từng địa phương 95
3.1.3. Có những bước đi cụ thể, chương trình cụ thể để bảo vệ môi trường
biển, bảo đảm phát triển bề
n vững hệ sinh thái biển và ven biển 99
3.1.4. Giải quyết lao động, việc làm và đào tạo nghề cho cư dân ven biển 101
3.2. Hệ giái pháp cụ thể - có tính chuyên ngành 114
3.2.1. Xây dựng kinh tế dịch vụ cảng biển hiện đại - logistis để các tỉnh
trong vùng trở thành cửa ngõ cho các quốc gia muốn tiếp cận với biển 114
3.2.2. Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp năng lượng và khai
thác khoáng sản biển 119
3.2.3. Quản lý và phát triển kinh tế du lịch biển và hả
i đảo 124
3.2.4. Quản lý, phát triển đánh bắt và sản xuất thủy, hải sản 127
Kết luận 138
Danh mục tài liệu tham khảo 142
Phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy rằng, những đột phá phát triển
mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển,
như Italia thế kỷ XIV - XV, Anh thế kỷ XVII - XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ
XX và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Singapore bé nhỏ
hay một Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi
hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công. Kinh nghiệm
thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn kết với các đại
dương, như: thời Phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thờ
i Ánh sáng gắn với Đại
Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương.
Việt Nam có một tài nguyên biển. Đó là một lợi thế địa kinh tế bởi gần
đường hàng hải quốc tế vào loại sôi động nhất thế giới, ở trung tâm vùng kinh
tế Đông Á phát triển năng động nhất. Vị thế này, có tầm quan trọng cả về an
ninh cũng như kinh tế, và càng có ý ngh
ĩa hơn do Việt Nam có các cảng nước
sâu nổi tiếng như Cam Ranh, Vân Phong, Cái Lân v.v Trước đây, mặc dù
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về phát triển kinh tế biển, tuy
nhiên đến Hội nghị Trung ương 4, khóa X, chúng ta mới thực sự có được Chiến
lược biển Việt Nam. Chiến lược này cung cấp một khuôn khổ phát triển biển
toàn diện đến năm 2020 với một mục tiêu rất quan trọng là: Việt Nam ph
ải trở
thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Để thực hiện các mục tiêu
của Chiến lược trong bối cảnh hội nhập, ngoài việc xác định tầm nhìn dài hạn
đối với các lĩnh vực kinh tế, bản Chiến lược đã xem phát triển kinh tế biển là
một “trục chính”. Định hướng đó được cụ thể hóa trong quan điểm kết hợp chặ
t
chẽ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, phát triển vùng biển,
ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa; bảo vệ môi trường, trên cơ sở
tranh thủ hợp tác quốc tế và giữ vững nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Các tỉnh DHMT - trong tên gọi của nó đã nói lên đặ
c trưng của một khu
vực gắn liền với biển và có tiềm năng về biển, đảo. Biển và tài nguyên biển
được đánh giá là nguồn tiềm năng quan trọng nhất của các tỉnh DHMT. Bờ
biển miền Trung dài 1.172 km, ngoài khơi có hàng trăm hải đảo lớn nhỏ, trong
đó có hai quần đảo lớn là đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần
đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Tr
ữ lượng hải sản trong vùng thềm lục
địa miền Trung ước đoán khoảng nửa triệu tấn, trong đó cá nổi chiếm 67%. Trữ
2
lượng hải sản này tuy không lớn nhưng đa dạng về chủng loại và có nhiều loại
quý hiếm, có giá trị cao. Sự tiếp cận giữa núi và biển khiến cho thềm lục địa
miền Trung thường dốc và hẹp, nhiều rạn đá và bãi san hô là môi trường phát
triển các loài giáp xác như tôm, mực và các loài cá cảnh nước mặn. Theo số liệu
điều tra của ngành hải sản miền Trung có khoảng 4.550 tấn tôm biển, hơ
n 7.000
tấn mực và những loài này có khả năng tái sinh cao nhờ điều kiện thuận lợi về
môi trường và khí hậu. Ngoài ra, ven biển miền Trung còn có yến sào, một loại
đặc sản quý hiếm mà các địa phương khác không có được. Yến sào được phân
bổ rải rác trên các đảo đá gần bờ thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa.
Do thời tiết tương đối khắc nghiệt, phương tiện và kỹ thuật khai thác còn thô s
ơ,
nặng về thủ công nên các tỉnh DHMT gần như chưa phát huy được hết các lợi
thế về hải sản.
Vùng ven biển miền Trung có nhiều đầm phá nước mặn nước lợ và nước
ngọt, tập trung ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định và Phú Yên. Hiện nay,
đã có khoảng 40.000 ha đầm phá được sử dụng để nuôi trồng các loại hải sản
như tôm, cua, cá, rong câu; nhiều vùng đã phát triển nghề
nuôi cá, nuôi tôm
cung cấp cho các nhà máy chế biến và phục vụ bữa ăn của người dân. Tuy
nhiên, quy mô NTTS ở miền Trung còn nhỏ lẻ, kỹ thuật thô sơ và năng suất
thấp. Theo kế hoạch, ngành NTTS sẽ được phát triển trong những năm tới, sản
phẩm thủy sản do nuôi trồng tạo ra sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng sản lượng
thủy hải sản vào năm 2005. Hướng phát triển này cóìn nhằ
m mục tiêu bảo đảm
nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Công nghiệp chế biến thủy sản của miền Trung hiện nay vừa nhỏ bé,
manh mún, vừa lạc hậu; không tận dụng được nguồn tài nguyên để tạo ra nguồn
sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Theo số liệu điều tra, mới chỉ có 20% phần
trăm sản lượng thủy hải sả
n được đưa vào chế biến tại 30 cơ sở chế biến công
nghiệp rải rác khắp miền Trung, các cơ sở này trang bị kỹ thuật khá thô sơ nên
chỉ chế biến được hàng đông lạnh và hàng sấy khô rồi bán cho các công ty
nước ngoài tái chế thành sản phẩm có trị giá gia tăng. Chính quyền các tỉnh
DHMT đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các
dự án phát triển ngành chế biến thủy sả
n của địa phương.
Hầu hết các bãi biển đẹp nhất Việt Nam đều tập trung ở miền Trung. Bãi
biển miền Trung có cảnh quan rất sinh động, trên núi dưới biển mà ít nơi nào
có được, lại xa các khu công nghiệp nên hầu như chưa bị ô nhiễm. Các con
sông miền Trung ngắn, lượng phù sa ít nên vùng nước gần bờ của biển miền
Trung gần như còn giữ nguyên vẻ trong xanh, cát mịn và không có bùn, đó là
3
điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, khu vui chơi với các bộ môn
thể thao và giải trí. Từ bắc vào nam, miền Trung có hàng chục bãi tắm đẹp như
bãi Đá Nhảy, Nữ Hoàng, Nhật Lệ (Quảng Bình ), Thuận An, Lăng Cô, Cảnh
Dương (Thừa Thiên Huế ), Xuân Thiều, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Cửa
Đại, Bàn Than (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hoàng Hậu, Gành Ráng
(Bình Định). Sự tiếp cận giữa núi và biển, khiế
n cho thềm lục địa miền Trung
thường dốc và hẹp, nhiều rạn đá và bãi san hô là môi trường phát triển các loài
giáp xác như tôm, mực và các loài cá cảnh nước mặn.
Mặc dù tiềm năng biển, đảo của các tỉnh miền Trung là rất lớn và trên thực
tế, từ ngày đổi mới đến nay, các tỉnh trong vùng cũng đã tập trung khai thác, phát
huy, song đặt trong tổng thể Chiến lược biển của quốc gia và để
đáp ứng nhu cầu
mục tiêu của chiến lược từ nay đến năm 2020 còn phải làm rất nhiều việc.
Vì những lẽ trên, việc tìm kiếm những cách thức để phối hợp các lực
lượng nghiên cứu về khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo của các tỉnh DHMT
tương đối có hệ thống - thể hiện rõ đặc điểm vùng, và từ đó đề ra các giải pháp
triển khai th
ực hiện Chiến lược biển đến năm 2020 trong toàn vùng một cách
sát hợp và kịp thời là một hướng nghiên cứu vẫn cần có sự đầu tư công sức của
nhiều cấp, ngành, của các nhà khoa học.
Đề tài: “Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo các tỉnh duyên hải miền
Trung - Thực trạng và giải pháp” là một thể nghiệm theo hướng nghiên cứu
nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Có một thực t
ế là những nghiên cứu biển của Việt Nam vẫn sơ lược,
manh mún và tụt hậu hàng chục năm so với thế giới. Cho đến nay, chúng ta vẫn
đang thiếu những thông số cơ bản, đủ tin cậy về các đặc trưng điều kiện tự
nhiên; chưa đánh giá được đầy đủ, chính xác tiềm năng các tài nguyên thiên
nhiên chủ yếu trên phạm vi toàn vùng biển chủ quyền của đất nước, nh
ất là
vùng xa bờ, vùng sâu. Nghiên cứu cơ bản và dự báo biến động của quá trình khí
tượng thủy văn, động lực, địa hình, địa chất, sinh thái môi trường biển và nguồn
lợi hải sản… chỉ mới bắt đầu. Về chuyển giao công nghệ, có thể thấy: Các nhà
hải dương học chưa giải quyết được bài toán dự báo cá khai thác, đáp ứng các
câu hỏi của ngư dân là đánh cá ở
đâu, vào lúc nào, bằng phương tiện gì và quy
mô khai thác như thế nào? Chúng ta có rất ít tài liệu về lịch sử phát triển ngành
đóng tàu, những hoạt động hàng hải và hải quân trên biển. Chúng ta cũng có rất
ít những nhà nghiên cứu và chuyên gia về biển tầm cỡ thế giới. Trên các diễn
đàn khoa học và các tạp chí khoa học biển quốc tế, vắng bóng các nhà khoa học
4
và các nhà nghiên cứu biển Việt Nam. Đặc biệt thiếu vắng những nghiên cứu
chuyên sâu theo vùng lãnh thổ một cách có hệ thống.
Gần đây, nhất là sau khi Đảng ta có Chiến lược biển, các công trình nghiên
cứu về tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển, đảo ở Việt Nam nói chung
và các tỉnh, các khu vực có biển nói riêng đã có được kết quả đáng chú ý.
Trong đó, ở bình diện chung, đáng quan tâm là các công trình, bài viết
được công bố
trong hội thảo: “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt
Nam" do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đồng tổ chức ngày 11 tháng 12 năm 2007
1
hay những bài
viết được chuyển tải trên mạng internet, đặc biệt là những bài viết đăng tải trên
website .
+ Đề cập từ phương diện lịch sử - văn hóa có: "Biển trong tư duy và
trong văn hóa Việt Nam" của TS. Nguyễn Duy Thiệu, Phó giám đốc Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam ; "Nhân đọc "Eden in the East…" đặt lại nguồn gốc dân
tộc" của Nguyễn Văn Tuấn. Nguồn Internet, www.giaodiem.com: "Địa lý biển
Đông" của Vũ Hữu San; www.vuhuusan.net: "Một số ý kiến về việc nghiên cứu
lịch sử ngành hàng hải và đóng tàu Việt Nam" của Nguyễn Đức Hùng;
www.biendonginfo: "Địa đàng ở phương Đông - Lịch sử huy hoàng của một
lục địa bị chìm ngập" của Oppenheimer, Stephen (2005), bản dịch tiếng Việt
của Lê Sĩ Giảng và Hoàng Thị Hà, Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây,
Hà Nội, Việt Nam; "Tranh chấp biển
Đông và vai trò của Liên hiệp quốc" của
nhóm tác giả Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê
Vĩnh Trương - Lê Minh Phiếu
2
.
Về thực trạng khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo có khá nhiều các
công trình, trong đó đáng quan tâm là: Kinh tế biển Việt Nam trong thời đại
hội nhập: "Cơ hội và các vấn đề" của TS. Nguyễn Thiết Hùng, nguyên Chủ tịch
tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo khoa học “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành
thủy sản Việt Nam”; "Tiềm năng khoáng sản biển Việt Nam và vấn đề khai
thác sử dụng" của PGS, TS. Phạm Huy Tiến, nguyên Phó chủ tịch Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam; "Phát triển kinh tế biển của Việt Nam - Thực
trạng và triển vọng" của Nguyễn Xuân Thu và Bùi Tất Thắng. Nguồn Internet,
www.dangcongsan.vn: "Môi trường biển: thiếu một chiến lược tổng thể" của
Thu Thảo…
1
25.2354533123/seminarmeeting.200811/03.6340462608
2
Nguồn:
5
Về chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược biển trong thời gian tới
có một số tham luận được trình bày ở Hội thảo “Tầm nhìn kinh tế biển và phát
triển thủy sản Việt Nam” (đd). Đặc biệt, Tổ chức nghiên cứu về biển đã điều phối
các hoạt động nghiên cứu lựa chọn phù hợp phục vụ hoạt động quả
n lý tài nguyên
vùng bờ và phát triển sinh kế ven biển, trong năm 2008 đã thực hiện nghiên cứu.
Những công trình này đã góp phần nêu lên những thông tin nhiều chiều
về tiềm năng kinh tế biển, làm rõ những quan điểm định hướng trong Chiến
lược biển của Đảng, Nhà nước ta cũng như các giải pháp để triển khai thực hiện
chiến lược đó. Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy còn rất nhiều vấn
đề liên quan
đến việc xem xét, đánh giá tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam còn chưa thật
sự thống nhất và do đó, giải pháp để triển khai Chiến lược biển đến năm 2020
vẫn còn dừng lại ở những vấn đề chung hoặc có tính vĩ mô, chưa thể hiện rõ
tính đặc thù khu vực.
Ở tầm tổng kết thực tiễn hay nghiên cứu chuyên sâu, trong khu vực các
tỉnh DHMT cũng đ
ã có các công trình, những đề án và những báo cáo có liên
quan đến chủ đề nói trên.
Ngoài ra, trong từng thời kỳ hoặc hàng năm, các tỉnh, các ngành có liên
quan đã có kế hoạch và báo cáo đánh giá việc thực hiện trên từng lĩnh vực
thuộc kinh tế biển, đảo.
- Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã có đường lối, chính sách thể
hiện sự quan tâm lớn đối với khu vực các tỉnh miền Trung, đặc biệt là những
Nghị quyết, quyết định có tính chuyên đề như:
+ Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng trở
thành trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ của miền Trung - Tây Nguyên.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung trở thành động lực tác động lan tỏa khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng 5 khu kinh tế
tổng hợp và các khu công nghiệp ở ven biển với cơ chế, chính sách ưu đãi, thu
hút đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển
để tăng cường sự phân công, hợp tác với trong và ngoài nước, khai thác tiềm
năng, lợi thế to lớn về biển.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW
Đảng khóa X đã
định hướng phát triển kinh tế biển miền Trung là:
+ Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan
đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta.
6
+ Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc - Nam, các
cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển.
+ Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, chú trọng phát triển kinh tế hàng
hải, du lịch.
- Tháng 9 năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành hội thảo khoa
học “Những giải pháp phát triển kinh tế biển, đảo Nghệ An giai đoạn 2009 -
2020” với sự tham gia của nhiều nhà quản lý và nhiều nhà khoa h
ọc chuyên sâu
đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến việc đánh giá thực trạng và nêu hệ
các giải pháp để tiếp tục khai thác tiềm năng kinh tế biển trong cả nước nói
chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Ngoài ra, các tỉnh trong vùng đã và đang triển
khai những chương trình, dự án nhằm thực hiện các nghị quyết, quyết định có
tính định hướng trong phát triển kinh tế biển những năm trước mắt.
- Tháng 3 n
ăm 2010, tại Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Xây
dựng thương hiệu kinh tế biển” với sự tham gia của hơn 300 nhà quản lý, nhà
nghiên cứu, chuyên gia cùng nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế.
Những bài viết, những công trình nghiên cứu và những kết quả đã được
công bố góp phần cho thấy tiềm năng cũng như khả năng khai thác tiề
m năng
biển, đảo của các ngành, các địa phương trong vùng những năm qua, tuy vậy bức
tranh chung của cả vùng vẫn còn rời rạc, chắp vá, thậm chí chưa có sự thống nhất
trong một số nhận định cơ bản, độ tin cậy vẫn còn nhiều điều phải bàn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đánh giá tiềm năng kinh tế biển, đảo cũng như thự
c trạng tình hình khai
thác, phát triển kinh tế biển, đảo trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp để
tiếp tục khai thác tài nguyên biển, đảo một cách có hiệu quả trong quá trình
thực hiện chiến lược biển ở các tỉnh DHMT từ năm 2010 đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá tiềm năng kinh tế biển, đảo nói chung và biển, đảo khu vực
DHMT nói riêng và phân tích góp phần làm sáng tỏ những quan điểm định hướ
ng
cho việc phát triển kinh tế biển, đảo ở các tỉnh DHMT từ năm 2010 - 2020.
- Đánh giá thực trạng tình hình khai thác và phát triển kinh tế biển, đảo
các tỉnh DHMT trong thời gian qua (đến năm 2010).
- Đề xuất những giải pháp (từ quy hoạch đến việc triển khai thực hiện các
dự án) nhằm khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng kinh tế biến đảo ở khu
vực trong thời gian từ 2010 đến 2020.
7
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ áp dụng các
phương pháp phỏng vấn, tọa đàm chuyên gia, thống kê, điều tra khảo sát thực
tế, phân tích - tổng hợp các tài liệu, dữ liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các số liệu đánh giá tiềm năng và khai thác tiềm năng
kinh tế biển, đảo chủ yếu từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hòa - Khu vự
c
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III đảm nhận giảng dạy, nghiên cứu
phục vụ giảng dạy).
- Về thời gian: Thực trạng tình hình có liên quan, tập trung là thời kỳ đổi
mới (đến năm 2009 - 2010).
6. Kết quả nghiên cứu
Bản báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài và bản kỷ yếu các bài
viết của các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài.
Sản phẩm có thể được sử d
ụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch
định chính sách về biển cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các địa phương
ở khu vực miền Trung.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1: Tiềm năng kinh tế biển, đảo các tỉnh duyên hải miền Trung -
Phương pháp tiếp cận và những nhậ
n định, đánh giá
Chương 2: Tình hình khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo ở các tỉnh
duyên hải miền Trung trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo ở các tỉnh
duyên hải miền Trung từ nay đến 2020
8
Chương 1
TIẾM NĂNG KINH TẾ BIỂN, ĐẢO CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN
TRUNG - PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NHỮNG NHẬN ĐỊNH,
ĐÁNH GIÁ
1.1. Kinh tế biển và tính quy luật về việc khai thác tiềm năng kinh tế
biển, đảo trong quá trình phát triển của xã hội đương đại
1.1.1. Các khái niệm cơ sở
Hiện tại vẫn còn có ý kiến khác nhau chung quanh khái niệm kinh tế biển
(cũng có thể gọi là kinh tế biển, đả
o) với kinh tế ven biển.
Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích, trong đề tài này,
chúng tôi quan niệm kinh tế biển, đảo bao gồm:
1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh
tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi
trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối;
6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ
, cứu nạn; và 7. Kinh tế đảo. Đây có thể xem là
quan niệm kinh tế biển theo nghĩa hẹp.
2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, đảo tuy
không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu
tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven
biển, bao gồm: 1. Đóng và sử
a chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp
chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp khai thác khoáng sản biển
và chế biến dầu khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ
biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào
tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi
trường biể
n.
Như vậy, có thể xem cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động
kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai
thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng .
Cách quan niệm về kinh tế biển như trên, về cơ bản cũng thống nhất với
thông lệ quốc tế. Ví dụ, trong thố
ng kê hàng năm về kinh tế biển của Trung
Quốc, tập hợp trong khái niệm về kinh tế biển bao gồm: hải sản, khai thác dầu
và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn
thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi
trường biển, dịch vụ biển…
9
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động
kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven
biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển - có biên giới đất liền tiếp giáp với
biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ
trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này.
Như vậy, kinh tế biển, đảo, theo quan niệm hiện hành, ở
một mức độ
nhất định, bao gồm cả kinh tế vùng ven biển. Cũng vì thế, tất cả những yếu tố
tự nhiên và xã hội liên quan đến sự phát triển kinh tế biển đều được xem là
những nhân tố thuộc tiềm năng kinh tế biển, đảo.
1.1.2. Tính quy luật của việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấ
y rằng, những đột phá phát triển
mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia có
biển. Italia thế kỷ XIV - XV, Anh thế kỷ XVII - XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế
kỷ XX và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Singapore bé
nhỏ hay một Trung Quốc khổng lồ… Dựa trên những lợi thế của bi
ển, các nước
này thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công.
Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn đều
gắn kết với các đại dương, như: thời Phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thời
Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông Á gắn
với Thái Bình Dương.
Trên thế giới, đối với các quốc gia có biển, đều sớm có chiến lược biển
và có những nước phát triển rất nhanh vì đã tận dụng được sức mạnh của biển.
Những nước có biển như Mỹ, Canađa, Úc, Nga đều có chiến lược biển, các
nước trong khu vực chúng ta cũng đều có chiến lược biển.
Trong các mô hình đó, rất đáng suy ngẫm là bài học của Trung Quốc.
Trung Quố
c là một trong những nước khi quyết định chiến lược khai phóng (cải
cách, mở cửa) đã nghĩ ngay đến việc xây dựng chiến lược của một cường quốc
biển. Trong tư duy chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc, họ lấy các
thành phố duyên hải làm đòn bẩy đầu tiên, coi những thành phố ven biển là cửa
sổ nhìn ra thế giới, là đầu tầu để kéo kinh tế nội
địa thành công. Trong những
yếu tố tạo ra sự phát triển liên tục, tốc độ cao của Trung Quốc có bài học về
biển và chiến lược biển, đặt đúng vị trí của biển.
Một nước gần chúng ta hơn là Singapore cũng là một điển hình.
Singapore phát triển bắt đầu từ biển, tập trung xây dựng thương cảng trung
chuyển quốc tế rất lớn. Có giai đoạn dài, thương c
ảng trung chuyển Singapore
hứng hầu hết các nguồn hàng trung chuyển ở khu vực…
10
Khi nhận thức đúng, có chiến lược đúng và đi đúng hướng về khai thác
tài nguyên biển thì sức mạnh kinh tế sẽ tăng lên rất nhanh.
Ở tầm nhìn bao quát nhất, sự quan tâm nhiều hơn đến biển và khai thác
hợp lý tài nguyên biển, đảo trên toàn thế giới, trong giai đoạn hiện nay có thể
được lý giải bởi những vấn đề có tính quy luật sau:
Thứ nhất, trong quá trình phát triển kinh tế nóng, nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, nguyên, nhiên liệu đang trở thành căn bệnh có tính toàn
cầu, nhất là ngày nay có những nguồn nguyên, nhiên liệu không thể tái sinh
được thì nguy cơ cạn kiệt đã rõ. Do đó, các nước ngày càng quan tâm tới biển.
Cũng chính sự quan tâm đến biển dẫn tới một hệ quả là sự tranh chấp chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán liên quan đến biển ngày càng diễn ra
gay gắt. Giữa các nước có biển cũng tranh chấp, nước có biển và n
ước không
có biển cũng tranh chấp. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là "Thế kỷ
của đại dương", cả loài người đang hướng ra biển.
Thứ hai, cư dân trên trái đất đang tăng rất nhanh. Đầu năm 2006, theo
thống kê toàn thế giới có 6,5 tỷ người. Dự báo đến năm 2015 dân số thế giới
khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh
t
ế truyền thống đã trở nên chật chội. Nhiều nước đã bắt đầu quay mặt ra biển và
nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian
kinh tế mới trong một thế kỷ mới.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ như vũ bão,
việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang được các nước
cực kỳ quan tâm, đặc biệt những ngành khoa học, công nghệ liên quan đến
bảo vệ và khai thác các tài nguyên biển. Người ta xếp khoa học, công nghệ
về biển là một trong bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ ưu tiên số một của thế
kỷ XXI.
Từ 3 xu hướng trên, dẫn đến một xu hướng thứ tư là rất nhiều nước có
biển khoanh lại không khai thác vùng biển quốc gia của mình nữa, người ta giữ
lại coi đấy là kho dự trữ chiến lược, vươn ra khai thác tài nguyên ở lãnh hải
quốc tế. Ngay cả những nước giàu không có biển cũng đã bắt tay với nước có
biển để khai thác tài nguyên biển phục vụ cho mình.
Như vậy chiến lược biển của các nước là sự tính toán rất sâu xa để giải
bài toán phức hợp về năng lượng, về nguyên liệu, về dân số và điều đ
ó đã thành
một khuynh hướng có tính chất thời đại.
11
1. 2. Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo trong quá trình phát triển
của Việt Nam - lịch sử và hiện tại
1.2.1. Về phương diện lịch sử
Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều truyền thuyết về biển. Bên cạnh
truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, cũng lại có cả truyền thuyết “ Sơn tinh -
Thủy tinh”… Có lẽ vì thế, cuộc tranh cãi về một quốc gia “đứng trước biển,
ngó ra biển” hay là quốc gia đã từng có một nền văn minh dựa trên việc trồng
lúa nước và những hoạt động hàng hải trên biển vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Đã có những nghiên cứu cho rằng, với nhiều người dân Việt, biển hiện
hữu trong tâm thức của mình thật mênh mông và vô định, đó là nơi “không bến
cũng không bờ”. Biển là nơi của nước sâu, sóng to, bão lớn, d
ễ dàng làm chết
con người. Không ít người cho rằng, đặc tính văn hóa của người Việt từ bao đời
nay là có tâm lý sợ biển. Tuy, Việt Nam có hàng ngàn đảo lớn nhỏ, nhưng
người Việt xưa nay vẫn muốn tìm vùng đất ven bờ, nơi không có sóng to, nước
mạnh để lập làng mưu sinh. Họ đã đứng trước biển, ngó ra biển mà chưa nhìn
về biển, chưa có tham vọng làm chủ
được tài nguyên và nguồn lực kinh tế nơi
biển cả. Xưa nay, nếu có tham gia đánh bắt ở ven hay xa bờ, người Việt cũng
đều phải kiêng kỵ, cúng kiến rất cẩn thận v.v. Trải qua nhiều năm, đến nay tín
ngưỡng của ngư dân vùng biển được biểu hiện rất đa dạng và phong phú, mà
chưa thấy giấy mực nào kể hết… Phải chăng, tư duy đất liền và tâm lý sợ
biển
này cũng là đặc tính văn hóa nảy sinh và biểu hiện rất thực từ điều kiện kinh tế,
kỹ thuật (kim khí) của nền nông nghiệp trồng trọt từ hơn ngàn năm của người
dân Việt?
1
Ngược lại, với quan điểm trên, tồn tại quan điểm cho rằng, nước Việt
Nam nằm trải dài bên bờ Thái Bình Dương, trong lục địa lại nhiều sông ngòi,
cho nên lịch sử dân tộc cũng gắn liền với lịch sử khai thác những gì có thể có từ
tiềm năng biển, đảo; là phát triển hoạt động hàng hải và đánh bắt tôm, cá, thủy
hải sản nói chung phục vụ đờ
i sống… và, trong lịch sử của dân tộc ta cũng có
nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược bằng thủy quân. Do đó, việc nhận
thức và có giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng kinh tế biển, đảo là nhu cầu
khách quan cũng là những cách thức mà các thế hệ người Việt Nam đã làm
trong các giai đoạn phát triển của đất nước.
Nhóm tác giả đề tài này nghiêng về quan điểm thứ
hai và luận chứng vấn
đề theo logic sau:
1
Xem: Đoan Trang . “Thiếu tư duy về biển. người Việt tiến chậm”.
Nguồn:
12
Các sách sử Việt Nam như “Việt Nam Sử Lược”, “Việt Sử Toàn Thư”,
“Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” v.v. đều viết về lịch sử Việt Nam từ thời thượng
cổ, và bắt đầu lịch sử bằng Thời Hồng Bàng, thời điểm khoảng 3000 năm
TCN, tức cách đây khoảng 5000 năm. Qua những sách sử đó, người Việt Nam
chúng ta thường tự hào có 5000 năm lịch s
ử. Nhưng rõ ràng chúng ta vẫn chưa
có nguồn dữ liệu đầy đủ để biết trước 5.000 năm đó, dân tộc Việt chúng ta từ
đâu đến và chúng ta đã từng làm gì để xây dựng lên một đất nước Việt Nam từ
thời Hồng Bàng cho đến ngày nay? Gần đây cuốn sách “Địa đàng ở Phương
Đông” của tác giả Oppenheimer đã gây dư luận lớn trong giới nghiên cứu.
Cuốn sách đưa ra gi
ả thuyết rằng nôi của nền văn minh Đông Nam Á chính là
biển Đông, bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Đông Việt Nam. Như
vậy, Việt Nam nằm trong khu vực trước đây từng là một dải đất rộng lớn và
từng đã có nền văn minh (nông nghiệp và hàng hải). Cơn đại hồng thủy (kết
quả của nhiệt độ trái đất gia tăng, các tả
ng băng đá tan và làm mực nước biển
dâng cao) cuối cùng xảy ra tại khu vực Đông Nam Á vào thời 7, 8 nghìn năm
trước đây, tức xảy ra trước thời thượng cổ (Hồng Bàng). Theo các sách sử
Việt Nam đã ghi, thì cơn đại hồng thủy này đã nhấn chìm phần lục địa mà cư
dân Việt Nam đã từng sinh sống và do vậy hình thành nên Vịnh Bắc Bộ, và
biển Đông ngày nay.
Nếu những giả thuy
ết trên có cơ sở đúng, thì Vịnh Bắc Bộ và biển Đông
không những chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn
có thể chứa đựng cả những chứng cứ lịch sử về nguồn gốc dân tộc Việt nói
riêng và nguồn gốc các dân tộc sống ở vùng Đông Nam Á nói chung. Nói cách
khác, tiếp cận từ góc độ khảo cổ học và sử học sẽ là một trong những hướng
góp phầ
n trả lời những câu hỏi đặt ra.
Theo đó, từ những kết quả khảo cổ học cho thấy, hàng ngàn năm TCN,
tiền nhân chúng ta đã quen thuộc với môi trường đại dương. Giáo sư Wuylliam
Meacham từng viết một bài báo cáo khoa học đăng trong tập san Asian
Perspectives vào năm 1984, kết luận rằng tiền nhân vịnh Bắc Bộ đã từng sống
ngoài biển thời Băng hà, cách đây khoảng 14.000 năm. Wilheim G.Solheim còn
đ
i xa hơn khi cho rằng 6.000 năm trước, cư dân Đông Nam Á đã mạo hiểm ra
khơi vì nhu cầu di chuyển. Gió bão và hải lưu của biển Đông và Thái Bình
Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác bị
quét sang Philipin, Nam Dương. Tiếp theo, những nhóm dân chúng di chuyển
tới các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar
1
.
1
Sumérien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929. Dẫn theo: Xưa & Nay, số 131 (179), tháng 1/2003.
13
Chúng ta còn thấy rất rõ cuộc sống biển khơi của tiền nhân qua những
hình trang trí trên mặt và tang các trống đồng Đông Sơn và tâm thức biển qua
câu chuyện Lạc Long Quân có nguồn gốc Rồng ở biển, Thục An Dương Vương
được Thần Kim Quy rẽ nước trở về với Mẹ Biển, hoặc chuyện người xưa xăm
hình thuồng luồng trên cơ thể, cũng như những ngôi nhà hình thuyền và hình
ả
nh những trận hải chiến được mô tả trong các bản trường ca của đồng bào một
số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cho thấy nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo
(Malayo - Polynesien) của tiền nhân các dân tộc này.
Giới khảo cổ học cũng phát hiện được ở các đảo có dấu tích con người
sinh sống hàng ngàn năm TCN. Chẳng hạn, tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam),
cách đây khoảng 3.000 năm đã có người cư trú trên hòn Lao. Tạ
i bãi Ông các
nhà khảo cổ đào được nhiều mảnh gốm có dập hoặc khắc vạch hoa văn, cùng
với một số rìu mài đá thuộc giai đoạn sơ kỳ thời đại đồng thau. Ở một số đảo
phía Bắc như tại vịnh Hạ Long, ngành khảo cổ học cũng tìm được những khu di
chỉ và những di vật tương tự…
Vì ở dọc theo ven biển và các đả
o nên cư dân Việt cổ sớm thông thạo
nghề đi biển, đánh cá, đóng thuyền. Wuylliam Meacham cho rằng, vào thời
Băng Hà bờ biển Đông tương đối bằng phẳng nhưng bị sông hồ chia cắt khắp
nơi nên những chiếc bè tre đã xuất hiện như những phương tiện di chuyển chủ
yếu. Nhà khảo cổ học Malcolm F.Farmer, khi bàn về “Nguồn gốc và sự phát
triể
n của thuyền bè” cho rằng, vịnh Bắc bộ là nơi có chứng cớ nhiều truyền
thống liên hệ nhất giữa các loại bè thời cổ với thuyền độc mộc và các ghe
thuyền kiến trúc có khung sau này”
1
.
Píetri là một thanh tra kiểm ngư người Pháp làm việc ở Đà Nẵng thời
thuộc địa, trong một công trình khảo sát về các loại thuyền buồm chạy ven biển
Việt Nam có nhận xét rằng: “Nếu trên thế giới có một khu vực mà sự phong
phú của nghề đi biển bằng thuyền buồm chứa đựng trong hàng ngàn nét khác
nhau thì khu vực đó phải là khu vực ven biển Đông Dương”
2
. Píetri còn đưa
một số liệu chỉ riêng Trung Kỳ, tức là trên 1.200km bờ biển, đã có 300.000
người chuyên sống về nghề đánh cá và những kiểu đi biển “táo tợn nhất đồng
thời nguyên sơ nhất” như hình ảnh một ngư dân Hà Tĩnh mặc độc một chiếc
khố cưỡi trên thân cây bương lao ra biển từ 6 đến 10 hải lý để câu cá từ sáng
1
Malcolm F.Farmer: Origin and Development of Water Craft. Bài in trong báo Anthropological Journal of
Canada 7 (2), 1969, tr 22-26. Dẫn theo Vũ Hữu San: Vịnh Bắc bộ, nơi mở đầu hàng hải. Bài in trong Xưa &
Nay, số 131 (179), tháng 1/2003
2
Píetri: Ba loại thuyền buồm ven biển Đông Dương ít được biết đến. Bài đăng trong Tạp chí Xưa & Nay, số
134 (182), tháng 2/2008.
14
tinh mơ cho tới tối mịt mới về để chứng minh rằng những nhận định về “người
An Nam sợ biển”, “họ chỉ ra biển khi biển đẹp hoặc khi thời tiết trong ngày có
vẻ không thay đổi”, họ chỉ là “những thuỷ thủ ít bạo gan” đều là sai lầm.
Nếu để ý sẽ dễ nhận thấy, các loại thuyền đánh cá dọc ven biển nước ta
thật là phong phú, đa d
ạng: từ thuyền thúng chài tròn trịa đến ghe câu to lớn của
Quảng Bình, ghe bầu của xứ Quảng, thuyền lưới ở vịnh Hạ Long. Kỹ thuật đóng
thuyền của dân tộc ta cũng đã một thời khiến cho các nước phải thán phục. Cho
đến cuối thế kỷ XIX, trong con mắt của người Hoa, nhiều loại thuyền của Việt
Nam thuộc loại “mạnh, nhanh, linh hoạt và hoàn hảo”
1
. Nhưng phải nói rằng,
nền công nghiệp đóng thuyền Việt Nam cũng chỉ được hình thành từ thế kỷ
XVII, XVIII và lúc đó ông cha ta đã bắt đầu học tập kỹ thuật đóng thuyền của
các nước phương Tây. Nhiều cơ sở đóng thuyền hình thành ở bờ nam sông Đồng
Nai và các làng dọc sông Cái Bè, sông Sài Gòn. John White là một thương nhân
người Mỹ tới Việt Nam năm 1820 kể lại trong cuốn sách Hành trình t
ới Đàng
Trong rằng: “Khoảng 50 thuyền buồm dọc được đóng một phần theo kiểu châu
Âu: đuôi của chúng hoàn toàn là châu Âu trong khi mũi là một sự pha trộn giữa
châu Âu và kiểu dáng An Nam Có lẽ Đàng Trong, trong tất cả các cường quốc
ở châu Á, là thích ứng tốt nhất với cuộc phiêu lưu trên biển”. Li Tana, người đã
có bản luận án tiến sĩ về Xứ Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII đã nhận xét rằng:
“Có thể không phải là một suy đoán khi cho rằng thương nhân phương Tây đã
chuyển giao công nghệ đóng thuyền của họ cho thợ đóng thuyền Trung Hoa và
Việt Nam khi họ đặt hàng ở đó. Ít ai ngờ rằng nghề đóng thuyền tư nhân ở Đồng
Nai giữa thế kỷ XVIII đã báo trước ngành công nghiệp đóng thuyền của Nguyễn
Ánh, khi việc tiếp thu công nghệ đóng thuyền phương Tây trở nên rõ ràng trong
cuộ
c chiến tranh của chúa Nguyễn với Tây Sơn”
2
. Đặc biệt, dưới thời Minh
Mạng, nhận thấy tàu máy hơi nước có những ưu điểm nổi bật “chuyển động
không cần gió nước thuận hay nghịch, không bắt sức người chèo chống mà
thuyền tự phóng nhanh”, ông vua này đã cho mua một chiếc với giá đắt để phỏng
theo đó mà đóng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đốc công Hoàng Văn Lịch,
Võ Huy Trinh, chỉ qua hai lầ
n chạy thử trên sông Hương, chiếc tàu máy hơi nước
đầu tiên được chế tạo phỏng theo mẫu tàu hơi nước phương Tây (chỉ là tháo ra
từng bộ phận để nghiên cứu chứ không có bản vẽ thiết kế) đã vận hành thành
công vào năm 1839, sau chiếc tàu hơi nước hạ thuỷ đầu tiên trên thế giới chỉ 30
năm. Sau đó, hai chiếc tàu khác cũng được chế tạo và đều vận hành tốt.
1
Li Tana: Thuyền và kỹ thuật đóng thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Xưa & Nay, số 131 (179),
tháng 1/2003
2
Li Tana: Sđd.
15
Với lợi thế nằm ven biển Đông nên giao thương giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới sớm được hình thành. Từ giữa thế kỷ II TCN, cư dân
sinh sống ven biển các quốc gia Phù Nam, Lâm Ấp, Văn Lang đã có giao lưu
buôn bán với tàu thuyền các nước Trung Quốc, Ấn Độ. Đặc biệt, các nhà khảo
cổ học còn phát hiện được chiếc huy hiệu in hình Antonio ở An Giang, chứng
tỏ rằng, ngay từ
những thế kỷ đầu công nguyên, tiền nhân chúng ta đã xác lập
được quan hệ buôn bán với cả thương nhân La Mã.
Từ giữa thế kỷ VII trở đi, thuyền buôn các nước vùng Tây Á như Ả
Rập, Ba Tư thường xuyên qua lại buôn bán với Trung Quốc. Trên con
đường này họ đã ghé vào các cảng Thị Nại và Đại Chiêm của Champa để trao
đổi mua bán. Một số mảnh gốm Ixlam có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, một
số loạ
i đồ đựng bằng thuỷ tinh màu có nguồn gốc Tây Á, cùng với rất nhiều
mảnh gốm thời Đường của Trung Quốc đã được phát hiện tại Cù lao Chàm và
lòng đất Hội An. Đến thế kỷ IX con đường tơ lụa hoặc con đường gồm sứ trên
biển Đông hình thành với điểm cực tây là Roma, qua các hải cảng vùng Trung
Cận Đông, men theo bờ biển phía nam Ấn Độ đến vịnh Thái Lan rồi vào các
thương cảng Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Vân Đồn, đến vùng biển Nam Trung
Hoa và Nhật Bản.
Từ thế kỷ XVI trở đi, các thương cảng ở nước ta càng trở nên nhộn
nhịp, nổi tiếng nhất là thương cảng Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến (Hưng
Yên) ở Đàng Ngoài. Riêng với Đàng Trong, kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn
giữ, các chúa Nguyễn đã rất tích cực trong việc mở cảng chiêu thươ
ng tại Hội
An. Chỉ tính trong 6 năm, từ 1601 - 1606 Nguyễn Hoàng đã viết đến 8 bức thư
kèm theo tặng phẩm gửi cho chính quyền Tokugawa Nhật Bản để thiết lập
quan hệ buôn bán.
Sang giữa thế kỷ XVII, các di thần nhà Minh bất hợp tác với nhà Thanh
vượt biển xuống Đàng Trong lánh nạn được chúa Nguyễn cho lập các Minh
Hương xã cư trú vĩnh viễn tại Hội An. Ở thế kỷ XVII nhà sư Thích Đại Sán
người Trung Quốc đến Đàng Trong đã viết lại trong sách Hải ngoại ký sự về sự
hưng thịnh của Hội An “hai bên đường hàng phố liền nhau khít rịt”. Đến thế kỷ
XVIII, một lái buôn người Quảng Đông kể với Lê Quý Đôn rằng, tại Hội An
hàng hoá nhiều đến mức, “dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không
hết được”
1
. Hội An không chỉ là nơi tập kết hàng bán đi các nước, nơi lái buôn
các nước đem hàng đến bán cho Đàng Trong và là cảng trung gian để các lái
buôn đến trao đổi buôn bán với nhau, mà còn là nơi để Đàng Trong giao lưu
1
Lê Quý Đôn: Toàn tập. T1: Phủ biên tạp lục. Nxb KHXH. H, 1977, tr.234.
16
văn hoá, tiếp thu khoa học kỹ thuật của các nước, nhất là các nước phương Tây
qua đường biển. Ở Đàng Ngoài, năm 1641 chúa Trịnh cũng cử sứ thần mang
thư đến Batavia và Đài Loan mời gọi lái Hà Lan đến buôn bán. Từ cuối thế kỷ
XIX sang đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện các phố cảng như Sài Gòn, Quy
Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Nhìn lại quá trình phát triển ngoạ
i thương hàng hải từ thế kỷ XIII cho
đến giữa thế kỷ XIX có thể thấy rằng, sự hưng thịnh của nó phụ thuộc rất
nhiều vào chủ trương của triều đình ở các triều đại. Đến thời Trịnh - Nguyễn,
nhất là với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cái nhìn ra biển rõ hơn với những
chính sách ngoại kiều, ngoại thương thoáng mở, nhưng tiếc rằ
ng chỉ được
một thời gian lại bị suy thoái mà nguyên nhân của nó có cả chủ quan lẫn
khách quan…
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt từ khi Cách mạng
tháng Tám thành công, để phục vụ công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các tổ
chức dân quân ở các làng xóm, thôn xã ven biển được khẩn trương xây dựng.
Quân và dân ta vừa bám sông, bám biển, đánh chìm nhiều tàu thuyền của địch,
vừa lợi dụng sông bi
ển để tổ chức vận tải phục vụ kháng chiến. Dọc tuyến vận
tải ven biển, những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ vận tải đường biển được tổ
chức, nhất là đội vận tải đường biển của Liên khu 5 trong những năm cuối của
cuộc kháng chiến đã phát triển đến 200 người với 130 chiếc thuyền, trong đó có
khoảng mộ
t nửa là thuyền lớn - chở được 15 đến 20 tấn. Từ năm 1948 đến
1954, đội vận chuyển được gần 3.000 tấn hàng hóa các loại cho các tỉnh cực
Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Lợi dụng các dòng sông, suối, ta tổ
chức gần 12 nghìn thuyền buồm, thuyền độc mộc, bè, mảng, vận chuyển lương
thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu tiếp tế, góp phần làm nên th
ắng
lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực
dân Pháp.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (thế kỷ XX), dưới sự lãnh đạo sáng
suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã liên tiếp
giành được những thắng lợi to lớn cả trên đất liền và trên sông biển, tiến tới giải
phóng miền Nam, thống nhấ
t đất nước. Hải quân nhân dân Việt Nam thực sự là
lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường biển, phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và nhân dân ven biển hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao - vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đường Hồ Chí Minh trên
biển Đông đã góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miề
n Nam
đã trở thành huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.
17
1.2.2. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về khai thác
tiềm năng kinh tế biển, đảo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Xét từ phương diện địa chiến lược, Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp
biển, đặc biệt trong đó biển Đông đóng vai trò sống còn. Đây là một trong 6
biển lớn nhất của thế giới. Khu vực biển Đông có 9 quốc gia bao bọc đó là: Việt
Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái
Lan và Campuchia. Biển Đông là cầu nối hai đại dương là Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương, giữa châu Âu - Trung Cận Đông sang Nhật Bản, đi Trung Quốc,
đến các nước khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là con đường chiến lược của
giao thương quốc tế, có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới đi qua.
Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông khoảng 70% lượng dầu mỏ nh
ập khẩu từ
Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của Nhật, và 60% hàng
xuất nhập khẩu của Trung Quốc…
Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ước
của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, nước Việt Nam có một vùng biển
rộng khoảng 1 triệu km
2
, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 4.200 km² biển nội
thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ.
Theo những nghiên cứu hiện hành, vùng biển Việt Nam chiếm một phần
ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối
với hệ sinh thái biển. Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm
nhiều bộ
, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài có giá trị
kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600
loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3
triệu tấn/năm. Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có
dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú, có thể khai thác 45.000 -
50.000 tấn.
Bên cạnh ý nghĩa địa lý và sinh thái, biển Đông còn có ý nghĩa kinh tế
cực kỳ quan trọ
ng đối với Việt Nam. Vùng biển của Việt Nam là một vùng giàu
tiềm năng.
Dọc bờ biển có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng các hải cảng, trong
đó có những vị trí có thể xây dựng hải cảng cỡ quốc tế, trở thành một cảng
trung chuyển quốc tế có tầm cỡ.
Việt Nam có 125 bãi biển lớn và nhỏ, có cảnh quan đẹp, trong đó có trên
20 bãi biển đạt tiêu chuẩ
n quốc tế, có sức thu hút du lịch quốc tế lớn.
Tiềm năng các mỏ quặng ở thềm lục địa nước ta còn khá lớn nhưng do
kinh phí và trình độ của chúng ta còn hạn chế chưa có điều kiện tìm kiếm thăm
dò vùng ngập nước nên chưa khẳng định được.
18
Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ
lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30 - 40 ngàn thùng/ngày
(mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn
thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có
khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m
3
/năm
Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, điricon, thạch
anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong
nước biển bình quân 3.500gr/m
2
.
Ven biển có nhiều khoáng sản: Than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật
liệu xây dựng khác, chưa nói đến 4 - 5 vạn ha ruộng muối cũng là một nguồn tài
nguyên rất phong phú. Hiện nay nhiều địa phương đang khai thác cát thủy tinh
phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và thuỷ tinh trong nước và xuất khẩu.
Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với
3.260km, nằm liên trục giao thông đường bi
ển quốc tế từ Thái Bình Dương
sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ
trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt ).
Về mặt nguồn lực, đến nay có 28 trong số 64 tỉnh/thành phố Việt Nam
nằm ven biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước .
Theo tính toán của giới thống kê, năm 2010, dân số vùng ven biển là 27 tri
ệu
người và có khoảng 18 triệu lao động. Dự báo đến 2020, dân số vùng ven biển
sẽ lên khoảng 30 triệu người, lực lượng lao động sẽ lên khoảng 19 triệu.
Từ những nội dung đã đề cập cho thấy, vùng biển và ven biển Việt Nam
có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng.
Chính vì thế từ khi đất nước thống nhất, quá độ lên CNXH, Đảng và Nhà nước
ta đ
ã bắt đầu quan tâm nhiều hơn trong việc phát triển kinh tế vùng ven biển,
biển và hải đảo.
Tuy vậy, cũng phải đến đổi mới, những vấn đề có tính chiến lược về biển
và phát triển kinh tế biển mới dần dần được nhìn nhận và giải quyết toàn diện,
thấu đáo hơn.
- Về phương diện thể chế, Hiến pháp năm 1992 đã kh
ẳng định vai trò của
biển trong đời sống quốc gia. Ngày 06/05/1993 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết
số 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm
trước mắt. Nghị quyết xác định phát triển kinh tế biển là mục tiêu chiến lược
nằm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày 18/3/1995, Thủ tướng Chính ph
ủ đã ban hành Chỉ thị số 171-CT/TTg về
phát triển kinh tế biển.
19
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), lần đầu tiên Đảng ta
đã tập trung thời gian bàn về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là
các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm an ninh quốc
phòng. Đại hội VIII đã khẳng định một cách đúng đắn vị trí quan trọng, vị thế
chiến lược của biể
n và vùng ven biển: "Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến
lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở
lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài". Trên
cơ sở đó, Đại hội đã đề ra chủ trương: "Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế
của vùng biển và ven biển, kết hợp v
ới an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát
triển mạnh KT - XH, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc"
1
.
Đến Đại hội IX, Đảng ta đã xác định rõ, cụ thể hơn về hướng phát triển
mạnh kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với bảo vệ an ninh trên biển: “Xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của
hơn 1 triệu km
2
thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác,
chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu
thuyền vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và
làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế bi
ển và ven biển, khai thác lợi
thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc
đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”
2
.
Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển kinh tế biển vừa
toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để
đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”. Đại hội cũng tiếp tục chỉ ra các phương
hướng cụ th
ể, cơ bản về phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh là: “Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và
vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát
triễn du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và
phát triển các nghành công nghiệp, dịch vụ bổ trợ. Hình thành một số hành lang
kinh t
ế ven biển. Nhanh chóng phát triển KT - XH ở các hải đảo gắn với bảo
đảm quốc phòng, an ninh”
3
.
Tất cả các văn bản trên đã cho thấy quan điểm, chính sách của Đảng, nhà
nước ta về vị thế, tầm quan trọng của biển Việt Nam, và việc cần thiết vươn ra
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội VIII, Nxb CTQG, H, 1996, Tr. 211, 35.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội IX,Nxb CTQG,H, 2001, Tr. 181- 182.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, H, 2006, Tr. 225.
20
khai thác phát triển kinh tế biển, đồng thời bảo đảm toàn vẹn chủ quyền, an
ninh của đất nước.
Cụ thể hóa các quyết sách đã đề ra, từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã
ban hành và thực hiện hàng loạt các chương trình đầu tư phát triển kinh tế biển
và các đạo luật để quản lý có hiệu quả tài nguyên biển.
- Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TW (ngày 06/05/1993) của Bộ chính trị
“v
ề một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” và Chỉ
thị 20-CT/TW (ngày 22/09/1997) của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, kinh tế biển nước ta
trong thời kỳ này đã có bước phát triển mạnh. Những ngành kinh tế có liên
quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng tàu và sửa chữa tàu biển, chế biế
n
dầu khí, chế biến thủy, hải sản,v v bước đầu được phát triển. Nhiều ngành kinh
tế biển phát triển tốt… Năm 2004, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng
47% GDP của cả nước, năm 2005 tỷ lệ đó là hơn 48%.
Trong các ngành kinh tế biển và ven biển, kinh tế diễn ra trên biển chiếm
tới 98%. Trong đó, khai thác dầu khí chiếm 64%, hải sản 14%, vận tải biển và
dịch vụ c
ảng biển 11% v v. Tại các vùng ven biển, đã có gần 30 khu chế xuất,
khu công nghiệp tập trung và hơn 80 cảng biển lớn nhỏ có tổng lượng hàng hóa
thông qua gần 100 triệu tấn/năm. Trong tổng số 125 bãi biển có thể khai thác
cho du lịch, nghỉ mát, đã khai thác được khoảng 30 bãi biển vào mục đích du
lịch. Hàng năm các khu vực này thu hút khoảng gần 15 triệu lượt khách, trong
đó có hơn 3 triệu khách nước ngoài. Trên một số đảo, đến nay đ
ã có bước phát
triển kinh tế rõ rệt. Hầu hết ở những đảo này đều có dân cư, kết cấu hạ tầng
từng bước được đầu tư nâng cấp như huyện Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng
cảng cá An Thới và Thổ Chu, đường giao thông Bắc - Nam đảo, cầu cảng cho
Hải quân. Huyện Côn Đảo được đầu tư xây dựng cảng Bến Đầm. Huyện Phú
Quý đã đầu tư xây dựng hệ thống đường, điện, trung tâm y tế, hành chính trên
đảo, cảng đa chức năng. Huyện Trường Sa đã giải quyết xong về nhà ở, điện,
nước cho bộ đội trên đảo và xây dựng căn cứ nghề cá tại đảo Đá Tây, từng
bước thực hiện dân sự hóa các hoạt động trên quần đảo này. Các huyện đảo
khác như Vân Đồn, Cô Tô, Bạ
ch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn đều được quy
hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, làm thay đổi bộ mặt các đảo và
tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngày 01/03/2006, trong Nghị quyết 47, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án
tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đến năm
2010, tầ
m nhìn năm 2020”. Qua đề án, Chính phủ đã xác định một số mục tiêu