Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ĐỀ TÀI SỐ 4 BÌNH LUẬN ÁN LỆ TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA CÁC QUỐC GIA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.92 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CƠNG PHÁP QUỐC TẾ ĐỀ TÀI SỐ 4
BÌNH LUẬN ÁN LỆ TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN
GIỮA CÁC QUỐC GIA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA


Mục lục
Danh mục từ viết tắt.................................................................................. 1
Lời mở đầu..................................................................................................2
Nội dung......................................................................................................3
1. Khái quát về phân định biển.................................................................3
1.1. Khái niệm.......................................................................................3
1.2. Quy định về phân định biển...........................................................3
2. Vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya..........................................5
2.1. Vài nét về tranh chấp của Somalia và Kenya................................ 5
2.2. Phán quyết của Tồ án Cơng lý quốc tế về phân định biển...........7
2.3. Bình luận về phán quyết của ICJ................................................. 11
Kết luận.....................................................................................................13
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................14


Danh mục từ viết tắt
CCS

Công ước Geneva về Thềm lục địa năm 1958

CLCS



Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa

CTS

Công ước Geneva về Lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải năm 1958

EEZ

vùng đặc quyền kinh tế

ICJ

Tồ án Cơng lý Quốc tế

MOU

Memorandum of Understanding

UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

1


Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, khoảng 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ là nước biển. Biển
cũng gắn liền với sự phát triển của con người chúng ta và có vai trị quan trọng với đời sống
hàng ngày cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia. Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài

nguyên và khoáng sản quý hiếm. Biển cũng cung cấp cho chúng ta nguồn thức ăn dồi dào và
phong phú. Biển là một “kho báu” chứa đựng nhiều mỏ dầu và là nguồn tài nguyên hóa học
phong phú. Điều này giúp biển có thể cung cấp được cho con người chúng ta nguồn năng lượng
khổng lồ. Đây cịn là địa điểm thích hợp nhằm phát triển lĩnh vực du lịch của các quốc gia, đem
lại cho các quốc gia lợi nhuận khổng lồ. Hơn hết, các vùng biển xung quanh mỗi quốc gia chính
là khu vực phát triển nền kinh tế vơ cùng tiềm năng, là khu vực giao thông huyết mạch giữa các
quốc gia. Đặc biệt, đây cũng là môi trường tác chiến quan trọng. Với những tiềm năng nổi trội
ấy, khơng khó để biết được ngun nhân các quốc gia hiện nay đều có xu hướng tiến ra biển. Đi
cùng với sự phát triển của thời đại, các quốc gia tiến ra biển nhằm tìm những nguồn tài nguyên
phong phú, giúp phát triển đời sống của người dân cũng như nền kinh tế của nước mình. Đồng
thời, việc tiến xa hơn ra biển cịn giúp họ có cơ hội được giao lưu kinh tế với các quốc gia, dựng
xây mối quan hệ hữu nghị bền chặt.

Với xu hướng ấy, số lượng các quốc gia tiến ra biển đang ngày càng tăng, dẫn tới
việc xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia. Chính vì thế, việc phân định biển giữa các quốc
gia là điều bắt buộc. Bởi lẽ, phân định biển giữa các quốc gia sẽ giúp các quốc gia xác định
được biên giới lãnh thổ của nước mình và hơn hết là xác lập lại trật tự giữa các quốc gia.
Đây là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp tới lợi ích và mối quan hệ giữa các quốc gia.
Đồng thời, việc phân định biển giữa các quốc gia cũng là một vấn đề khá khó khăn bởi lẽ,
như em đã đề cập tới ở trên, việc này liên quan trực tiếp tới lợi ích giữa các quốc gia nên
việc thỏa hiệp theo đúng mong ước giữa các quốc gia khơng phải điều dễ dàng.
Vì vậy, em đã chọn đề tài số 04: “Bình luận án lệ trong việc phân định biển giữa các
quốc gia trong thời gian vừa qua”. Trong bài làm của mình, em sẽ nêu ra những khái quát về
phân định lãnh thổ đồng thời tóm tắt lại nội dung cùng phán quyết của Toà án Công lý quốc
tế trong Vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya.

2


Nội dung

1. Khái quát về phân định biển
1.1. Khái niệm
Phân định biển là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất trong chính sách
biển của các quốc gia. Phân định các vùng biển là một hoạt động do một hoặc nhiều quốc
gia thực hiện. Việc phân định dựa trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba.
Phân định cần phù hợp với các quy định của luật quốc tế với mục tiêu nhằm xác định danh
1

nghĩa pháp lý tương ứng của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động mang tính quốc tế nhằm
hoạch định đường biên giới biển, phân định giữa các vùng biển tiếp giáp nhau, chồng lấn
nhau giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau. Mục tiêu chính của việc phân
định biển nhằm tạo ra đường biên giới rõ ràng và giữ mơi trường hịa bình, ổn định, tránh
xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, việc phân định biển cũng giúp các quốc
gia có thể khai thác hợp pháp nguồn lợi từ biển nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước
một cách bền vững. Phân định biển chính là cơ sở quan trọng hàng đầu trong các vấn đề liên
quan tới tranh chấp biển của các quốc gia. Vì vậy, đa phần các quốc gia đều nỗ lực để phân
định biên giới biên giới biển dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và cơng bằng nhằm góp phần
xây dựng mơi trường biển an ninh, an tồn và hịa bình.

1.2. Quy định về phân định biển

2

Quy định về việc phân định biển của Luật Quốc tế sẽ phụ thuộc vào bản chất của
vùng biển chồng lấn là lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Phân định biển được quy định rõ ràng trong Công ước Geneva về Lãnh hải và tiếp giáp lãnh
hải năm 1958, Công ước Geneva về Thềm lục địa năm 1958 và Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982. Các Công ước trên đều ưu tiên sử dụng biện pháp đàm phán nhằm đạt
được thỏa thuận phân định biển giữa các quốc gia.


1.2.1. Phân định lãnh hải
Điều 2 UNCLOS 1982 quy định: “Một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (Merterritoriale).” Phân định lãnh hải được
1

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân và TS. Nguyễn Toàn Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình Luật biển quốc tế
(2019), NXB
Tư Pháp, Hà Nội, trang 214.
2Tham khảo Trần Hữu Duy Minh, [51] UNCLOS: Phân định biển (17/12/2017), Luật pháp Quốc tế, International Law &
Diplomacy. ngày truy cập 20/01/2022.

3


quy định cụ thể trong Điều 12 CTS và Điều 15 UNCLOS 1982, nội dung hai điều khoản này
về cơ bản khá giống nhau. Nếu trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, không quốc
gia nào được phép mở rộng lãnh hải vượt quá đường trung tuyến cách đều các điểm gần
nhất trên đường cơ sở mỗi bên. Trừ khi do có danh nghĩa lịch sử hoặc hồn cảnh đặc biệt
khác như cấu trúc đặc biệt của đường bờ biển (hình dạng lồi, lõm, …), sự tồn tại của các
đảo, kênh giao thông thủy, … buộc quốc gia phải áp dụng phương pháp phân định khác.

3

Phương pháp này thường được gọi là phương pháp đường cách đều/hoàn cảnh đặc biệt
(equidistance/special circumstances).

1.2.2. Phân định vùng tiếp giáp lãnh hải
Một vùng biển ở ngoài và tiếp liền với lãnh hải, chồng lấn với vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa được gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone). Phân định về vùng
này được quy định tại Điều 24 CTS nhưng không được ghi nhận lại trong UNCLOS.

Trường hợp không thể đạt được thỏa thuận giữa các quốc gia ở vùng tiếp giáp lãnh hải được
quy định tương tự như vùng lãnh hải. Tuy nhiên, Điều 24 CTS không cho phép có ngoại lệ
“hồn cảnh đặc biệt” như Điều 12 CTS về phân định lãnh hải. Do UNCLOS khơng có quy
định về phân định vùng tiếp giáp lãnh hải nên chưa có sự khơng rõ ràng về quy định được
áp dụng cho phân định vùng biển này.

1.2.3. Phân định vùng EEZ và thềm lục địa
Điều 55 UNCLOS 1982 quy định về vùng EEZ như sau: “Vùng đặc quyền về kinh tế
là một vùng nằm ở phía ngồi lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý
riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển
và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Cơng ước điều
chỉnh.” Phân định của vùng đặc quyền kinh tế được quy định tại Điều 74 UNCLOS bởi lẽ
vùng EEZ chỉ được “pháp điển hóa” trong Hội nghị Luật Biển lần thứ ba (1973 – 1982) và
chưa có sự tồn tại trước đó. Quy định về phân định của vùng này về cơ bản khá giống với
phân định thềm lục địa theo UNCLOS.
Điều 76, khoản 1 UNCLOS 1982 định nghĩa về thềm lụa địa như sau: “Thềm lục địa của
một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của

3Symmons, Article 15, Proelss, United Nations Convention on the Law of the Sea (2017), C. H. Beck – Hart – Nomos, trang 160 –
161.

4


quốc gia đó.” Phân định thềm lục địa được quy định tại Điều 6 CCS và Điều 83 UNCLOS
1982. Quy định tại Điều 83 UNCLOS 1982 có sự khác biệt gần như hoàn toàn với Điều 6
CCS. Điều 6 CCS quy định phương pháp đường trung tuyến/hoàn cảnh đặc biệt hoặc đường
cách đều/hồn cảnh đặc biệt cịn Điều 83 UNCLOS (và Điều 74 UNCLOS) quy định chung
về phân định thềm lục địa cũng như vùng EEZ: “bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật
pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp

công bằng.” Theo hai điều luật này, UNCLOS cho phép các bên được quyền tự do lựa chọn
phương pháp phân định và phải đáp ứng một yêu cầu bắt buộc duy nhất – đảm bảo sự công
bằng của kết quả dù quốc gia sử dụng phương pháp phân định nào. Quy định này mới đầu
tưởng chừng như đang tạo điều kiện hết mức cho các quốc gia nhưng để suy xét kỹ lưỡng
thì quy định này mặc dù tạo sự linh hoạt cho các quốc gia nhưng vẫn còn khá mơ hồ, chưa
thực sự rõ ràng. Điều này đã dẫn tới việc các án lệ liên quan đến phân định biển khơng có
được sự nhất quán mà mang đậm tính chất vụ việc cụ thể trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, sau đó các cơ quan tài phán đã thảo luận và thống nhất một phương pháp khác đó là
phương pháp ba bước. Mặc dù phương pháp này chưa thực sự cụ thể nhưng đã đảm bảo cân
bằng hơn giữa tính linh hoạt (flexibility) do Điều 74 và Điều 83 tạo ra và tính có thể dự
đốn (predictability) của luật pháp nói chung. Phương pháp ba bước đã thay thế cho phương
pháp hai bước trước đây được các cơ quan tài phán áp dụng. Về cơ bản, phương pháp này
khá giống với phương pháp hai bước – phương pháp đường cách đều/hoàn cảnh hữu quan
(equidistance/relevant circumstances). Phương pháp ba bước có thêm một bước là bước
kiểm tra lại tính cơng bằng của đường phân định nhằm bảo đảm kết quả phân định cuối
cùng phù hợp với yêu cầu của Điều 74 và 83 – “một giải pháp công bằng”. Phương pháp
này đã được các cơ quan tài phán khác chấp nhận và áp dụng thống nhất trong quá trình
xem xét các vụ việc từ sau năm 2009 đến nay.

2. Vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya
2.1. Vài nét về tranh chấp của Somalia và Kenya
Somalia và Kenya là hai quốc gia thành viên của UNCLOS. Vì vậy, hai quốc gia này
bị ràng buộc bởi các điều kiện của UNCLOS. Hai quốc gia đều có tiềm năng lớn về dầu khí
và thủy sản trong nhiều năm và cùng có chung đường ranh giới ở Đơng Phi và cùng tiếp
giáp Ấn Độ Dương ở Đông Nam. Đây được biết tới là khu vực lưu trữ lượng lớn
hydrocacbon cả hai quốc gia đều muốn khai thác.

5



Ngày 07/4/2009, Kenya và Somalia đã ký Memorandum of Understanding. Theo đó, hai
nước này đồng ý phân định ranh giới biển của họ bằng các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cả hai
nước đều phản đối việc CLCS xem xét đệ trình của nước kia. Sau đó, hai bên cùng đồng

ý rút lại những phản đối này. Cho tới nay, CLCS đang xem xét các thông tin mà Somalia và
Kenya đệ trình và chưa kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài
4

thềm lục địa của hai nước này. Quốc hội Somalia sau đó đã bác bỏ thỏa thuận này. Năm
2012, Kenya đã trao giấy phép thăm dị tám lơ ngồi khơi ở Ấn Độ Dương cho một số cơng
ty dầu khí nước ngồi. Somalia đã phản đối và cho rằng Kenya đã vi phạm Luật số 37 của
Somalia xác định thềm lục địa và EEZ của Somalia.

5

Khoản 8 Điều 76 UNCLOS quy định: “Quốc gia ven biển thông báo những thông tin
về ranh giới các thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, cho ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập
theo Phụ lục II, trên cơ sở sự đại diện công bằng về địa lý. Ủy ban gửi cho các quốc gia ven
biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa
của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển ấn định trên cơ sở các kiến nghị đó là dứt
khốt và có tính chất bắt buộc.” Dựa theo điều luật này, Somalia và Kenya đã trình lên
CLCS về vấn đề thềm lục địa mở rộng ngồi 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải lần lượt vào các ngày 14/04/2009 và 06/05/2009.
Ngày 22/08/2014, Somalia đơn phương đưa vụ việc với Kenya ra ICJ dựa trên cơ sở
cả hai quốc gia đều tuyên chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo khoản 2 Điều 36 Quy chế ICJ
lần lượt vào ngày 11/04/1963 và 19/04/1965. Somalia đề nghị Toà hai vấn đề:
(i) Xem xét lại việc thiết lập đường biên giới biển duy nhất cho tất cả các vùng biển
chồng lấn tại Ấn Độ Dương giữa Somalia và Kenya, bao gồm khu vực thềm lục địa mở rộng.


4 Nguyễn Mai Hương – Chuyên viên Vụ Biển, Ủy ban Biên giới quốc gia, Một số điểm đáng chú ý trong phán quyết của ICJ về phân định
biển giữa Somalia và Kenya (10/12/2021), Tạp chí Tồ án nhân dân điện tử. so-diemdang-chu-y-trong-phan-quyet-cua-icj-ve-phan-dinh-bien-giua-somalia-va-kenya5491.html#_edn1 , ngày truy cập 21/01/2022.

5 Nicholas A. Ioannides và Constantinos Yiallourides, A Commentary on the Dispute Concerning the Maritime Delimitation in the
Indian Ocean (Somalia v Kenya) (22/10/2021), EJIL:Talk! – Blog of the European Journal of International Law.
,
ngày truy cập 21/01/2022.

6


(ii) Tuyên bố Kenya đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong việc tôn trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Somalia trong vùng biển tranh chấp và có trách
nhiệm bồi thường cho nước này.

6

Đứng trước vấn đề, phía Kenya cho rằng ICJ khơng có thẩm quyền xét xử vụ việc.
Nước này cũng nhiều lần đề nghị được hỗn phiên tồ tranh tụng về nội dung và chính thức
tuyên bố vắng mặt khi phiên tranh tụng này diễn ra.

2.2. Phán quyết của Tồ án Cơng lý quốc tế về phân định biển
Ngày 12/10/2021, ICJ đã công bố Phán quyết cuối cùng về phân định biển giữa
Somalia và Kenya. Phán quyết này có thể chia thành hai phần: các lập luận pháp lý nhằm
mục đích giải quyết vấn đề về đường phân định đã tồn tại giữa hai nước; áp dụng luật biển
quốc tế để phân chia đường biên giới.

2.2.1. Liệu đã có một đường phân định giữa hai quốc gia?
Toà giải quyết tuyên bố của Kenya khi nước này cho rằng các quốc gia đã thiết lập bằng
một thỏa thuận ngầm về đường biên giới của họ trong lãnh hải, EEZ và thềm lục địa trong vịng

200 hải lý. Kenya dự đốn tun bố của mình về hai vấn đề. Thứ nhất, Somalia được cho là đã
chấp nhận ranh giới ở vĩ tuyến thông qua sự vắng mặt kéo dài của sự phản đối. Thứ hai, thông
lệ nhất quán của các bên liên quan tới tuần tra hải quân, nghề cá, nghiên cứu khoa học biển và
nhượng bộ dầu mỏ. Cả hai bên đều hạn chế các hoạt động hàng hải của họ

ở phía bên của ranh giới được cho là của họ.
Đứng trước những tuyên bố của Kenya, ICJ nhấn mạnh rằng việc thiết lập một đường
biên giới biển vĩnh viễn “là một vấn đề có tầm quan trọng nghiêm trọng”. Vì thế, một
ngưỡng chứng minh cao để chứng minh một đường biên giới trên biển đã được thiết lập
bằng sự đồng ý hoặc thỏa thuận ngầm là điều cần thiết. Điều này phù hợp với án lệ hiện
hành. Kenya cần đưa ra bằng chứng về một thỏa thuận ranh giới ngầm để chứng thực cho
quan điểm của mình. Bằng chứng này cần thỏa mãn hai điều kiện sau: tính thuyết phục và
bằng chứng về sự tồn tại của một đường biên giới trên biển.

6 Nguyễn Mai Hương – Chuyên viên Vụ Biển, Ủy ban Biên giới quốc gia, Một số điểm đáng chú ý trong phán quyết của ICJ về phân định
biển giữa Somalia và Kenya (10/12/2021), Tạp chí Tồ án nhân dân điện tử. so-diemdang-chu-y-trong-phan-quyet-cua-icj-ve-phan-dinh-bien-giua-somalia-va-kenya5491.html#_edn1 , ngày truy cập 21/01/2022.

7


ICJ nhận thấy hành vi của các bên không thể hiện rằng Somalia đã chấp nhận rõ ràng
và nhất quán đường biên giới trên biển mà Kenya tuyên bố chủ quyền. ICJ cũng lưu ý thêm,
các cuộc thi đàm phán song phương đã diễn ra giữa hai quốc gia về phương pháp phân định
thích hợp và Somalia cùng Kenya đều đã đưa ra tuyên bố đề cập đến một thỏa thuận phân
định sẽ được đàm phán. Do đó, ICJ đã kết luận rằng khơng có một thỏa thuận ngầm nào về
ranh giới trên biển trên thực tế.

7

2.2.2. Phân định biển giữa hai nước8

2.2.2.1. Phân định lãnh hải
Điều 15 UNLOS đã quy định về “việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc
gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau”. Theo điều luật này, đường phân định lãnh hải là
đường trung tuyến hoặc cách đều (trừ khi có thỏa thuận khác của các quốc gia liên quan).
ICJ cho rằng phương pháp này được dựa trên các điều kiện địa lý của bờ biển và đường
trung tuyến hay cách đều sẽ được xác định bằng cách sử dụng các điểm cơ sở phù hợp với
điều kiện địa lý đó. Dù cho việc xác định các điểm cơ sở thường dựa trên đề xuất của các
bên nhưng Tồ án có thể không sử dụng điểm cơ sở cả hai nước cùng đồng ý và xác định
các điểm cơ sở mà Toà cho là phù hợp. Trong một số trường hợp Tồ sẽ khơng xác định
điểm cơ sở trên các cấu trúc nhỏ nhằm loại trừ tác động không cân xứng của chúng lên
đường cách đều. Bởi lẽ có một số tình huống việc đảm bảo tính cơng bằng của đường cách
đều phụ thuộc vào sự cẩn trọng loại trừ tác động không cân xứng của một số đảo nhỏ, đảo
đá hay các điểm nhơ trên bờ biển. Chính vì thế, Toà chỉ sử dụng các điểm cơ sở trên đất liền
và không xác định điểm cơ sở trên một đảo nhỏ và một bãi nửa nổi nửa chìm.

2.2.2.2. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Như đã được đề cập tới ở phần trước, quy định về phân định hai vùng này được quy định
trong Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS 1982. Tuy nhiên, hai điều khoản này còn khá chung
chung, chưa đưa ra các hướng dẫn cho những người thực hiện công tác phân định biển.

7 Nicholas A. Ioannides và Constantinos Yiallourides, A Commentary on the Dispute Concerning the Maritime Delimitation in the
Indian Ocean (Somalia v Kenya) (22/10/2021), EJIL:Talk! – Blog of the European Journal of International Law.
,
ngày truy cập 21/01/2022.
8 Tham khảo Trần Hữu Duy Minh, [225] Phán quyết ngày 12.10.2021 của Toà ICJ trong Vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya
(19/10/2021), Luật pháp Quốc tế, International Law & Diplomacy. ngày truy cập 22/01/2022.

8



Mục đích của phân định là đạt một giải pháp cơng bằng, vì thế Tồ sẽ áp dụng phương pháp
ba bước.
(1) Vẽ một đường cách đều tạm thời từ các điểm cơ sở trên bờ biển của các quốc gia.
(2) Xem xét yếu tố bắt buộc Toà phải điều chỉnh đường cách đều tạm thời để đạt một
kết quả công bằng.
(3) Kiểm tra tính tương xứng của đường cách đều sau điều chỉnh.
Mục đích chính của bước ba là đảm bảo sự cân bằng giữa tỷ lệ độ dài bờ biển liên
quan và tỷ lệ vùng biển được phân chia theo đường cách đều sau điều chỉnh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ICJ, phương pháp ba bước này không được quy định
trong UNCLOS nên vì thế nó khơng bắt buộc. Đây chỉ là một phương pháp được Tồ phát
triển thơng qua án lệ của mình và được các cơ quan tài phán quốc tế khác áp dụng. Phương
pháp dựa trên các tiêu chí địa lý khách quan, trong khi vẫn xem xét đến các hồn cảnh liên
quan có tác động đến tính cơng bằng của đường phân định. Phương pháp này giúp tiến trình
phân có thể đốn trước (predictability). Tuy vậy, Tồ án có thể khơng cần sử dụng phương
pháp ba bước nếu có các yếu tố giúp việc áp dụng phương pháp khơng phù hợp. Ví dụ như
trường hợp không thể vạch được đường cách đều từ bờ biển liên quan. Trong vụ việc của
Somalia và Kenya, Toà án không thấy các yếu tố để không sử dụng phương pháp ba bước.
Sau khi vạch đường cách đều tạm thời, Tồ án ICJ xem xét liệu có yếu tố nào buộc
Toà phải điều chỉnh đường tạm thời này. Kenya đã yêu cầu điều chỉnh đường tạm thời theo
hướng song song với đường vĩ độ. Tuy nhiên, Tồ khơng chấp nhận yêu cầu này bởi
(i) Đường cách đều sẽ bị điều chỉnh cơ bản và do đó khơng thể là giải pháp công bằng

(ii) Việc điều chỉnh như vậy sẽ thu hẹp đáng kể vùng biển của Somalia.
Vì thế, đường điều chỉnh mà Kenya yêu cầu không cho phép bờ biển các bên có thể tạo
ra các vùng biển theo cách thức hợp lý và cân bằng với nhau. Đồng thời, Tồ cũng khơng chấp
nhận u cầu của Kenya điều chỉnh đường cách đều tạm thời dựa trên lợi ích an ninh. Toà ICJ
cho rằng biên giới, bao gồm biên giới biển, nhằm đạt được sự lâu dài và ổn định, trong khi tình
hình an ninh ở Somalia khơng có tính chất lâu dài, mà chỉ là nhất thời trong một giai đoạn. Tồ
cho rằng trong án lệ của mình Tồ cơng nhận rằng lợi ích an ninh chính đáng (legitimate
security considerations) có thể là một hồn cảnh liên quan nếu đường phân


9


định nằm đặc biệt gần với bờ biển của một quốc gia. Đây khơng phải là hồn cảnh trong vụ
việc này. Hơn nữa, việc kiểm soát vùng EEZ và thềm lục địa thơng thường khơng được gắn
với lợi ích an ninh và cũng không ảnh hưởng đến các quyền hàng hải.
Yêu cầu điều chỉnh của Kenya liên quan đến việc bảo đảm quyền đánh bắt cá của
ngư dân cũng không được ICJ cơng nhận. Tồ cơng nhận rằng đây có thể là một hoàn cảnh
liên quan trong trường hợp ngoại lệ, nhất là khi đường phân định biển nhiều khả năng có tác
động thảm hoạ đến đời sống và phát triển kinh tế của cư dân một quốc gia. Trong vụ việc
này, Tồ ICJ khơng cho rằng đường cách đều sẽ tước bỏ quyền tiếp cận công bằng đến
nguồn cá có tầm quan trọng với người dân nước này. Tồ cũng không chấp nhận lập luận
của Kenya cho rằng đã có một đường phân định thực tế dựa trên thực tiễn lâu dài và nhất
quán về khai thác đầu khí, tuần tra hải quân, đánh bắt cá và các hoạt động trên biển khác.
Cuối cùng ICJ chấp nhận điều chỉnh đường cách đều để giảm hiệu ứng cắt rời đối với
vùng biển của Kenya. Tồ cơng nhận rằng việc sử dụng đường cách đều có thể tạo ra hiểu
ứng cắt rời, nhất là khi bờ biển bị khoét sâu. Khi hiệu ứng cắt rời do điều kiện địa lý của bờ
biển tạo ra đáng kể hay lớn, đường cách đều phải được điều chỉnh. Việc xác định bờ biển
khoét sâu cần được xem xét không chỉ bờ biển của hai nước liên quan mà trong bối cảnh
rộng hơn. Trong vụ việc này, vùng biển của Kenya bị cắt rời do nằm kẹp giữa Somalia ở
phía bắc và Tanzania ở phía nam, trong đó một đảo lớn của Tanzania – Pemba – nằm gần bờ
biển của Kenya làm tăng thêm hiệu ứng này. Toà cho hiệu ứng cắt rồi là đáng kể do đó Tồ
quyết định điều chỉnh đường cách đều về phía Bắc.

2.2.2.3. Phân định thềm lục địa ngồi 200 hải lý
Tồ án Cơng lý Quốc tế khẳng định các yêu sách về quyền đối với khu vực thềm
lục địa vượt quá 200 hải lý bắt buộc phải phù hợp với Điều 76 UNCLOS 1982. Đồng
thời các yêu sách này phải được CLCS xem xét. Tuy Kenya và Somalia đều đã nộp đệ
trình lên CLCS nhưng cả hai quốc gia này chưa nhận được khuyến nghị để được phép

xác lập ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng theo khoản 8 Điều 76 UNCLOS 1982.

Theo Tồ án Cơng lý Quốc tế, việc chưa xác định ranh giới ngoài của thềm lục
địa không gây ra ảnh hưởng nào tới việc phân định biển giữa các quốc gia như trong
vụ việc này. Việc một cơ quan tài phán tiến hành phân định biển cũng không ảnh
hưởng đến việc thực hiện chức năng của CLCS.
10


Điều đầu tiên trong việc phân định biển là xác định hai nước có thềm lục địa
mở rộng hay khơng và nếu có thì chúng có chồng lấn nhau khơng. ICJ khẳng định
việc xác định quyền lực của hai quốc gia đối với vùng này sẽ dựa vào bờ ngoài của
rìa lục địa (the outer edge of the contienntal margin) được xác định theo khoản 4 và
khoản 5 của Điều 76 UNCLOS 1982. Theo hai điều khoản này, thềm lục địa mở rộng
sẽ phụ thuộc vào tiêu chí địa chất và địa mạo.
Trong đơn đệ trình lên CLCS, hai quốc gia đều xác định mình có thềm lục địa mở
rộng và chồng lấn nhau. Cả hai quốc gia đều không phủ nhận yêu sách của nước kia và
cùng yêu cầu Tồ phân định thềm lục địa. Vì thế Tồ ICJ đã tiến hành phân định. Theo
Toà, việc sử dụng đường phân định vùng EEZ và thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý
là phù hợp để có thể phân định thềm lục địa mở rộng. Vì vậy, đường phân định này sẽ là
đường kéo dài của đường phân định vùng EEZ và thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý
cho đến ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng được xác lập dựa trên khuyến nghị
của CLCS hoặc khi đến vùng biển của các quốc gia khác. Tùy thuộc vào phạm vi vùng
thềm lục địa mở rộng của hai quốc gia sau khi xác lập ranh giới ngồi mà có thể tồn tại
“vùng xám” (a grey area) nằm trong thềm lục địa mở rộng của Kenya nhưng cách bờ
biển của Somalia dưới 200 hải lý. Vì vùng này chỉ là một khả năng có thể xảy ra nên Tồ
án khơng thấy cần thiết phải làm rõ quy chế pháp lý của vùng này.

2.3. Bình luận về phán quyết của ICJ
Sau khi phán quyết của ICJ trong vụ Phân định biển ở Ấn Độ Dương về vị trí

của ranh giới biển giữa Somalia và Kenya được đưa ra đã có khơng ít ý kiến về phán
quyết này.
Đầu tiên, Nicholas A. Ioannides và Constantinos Yiallourides đã chỉ ra nội dung
của Phán quyết đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Luật pháp Quốc
tế trong việc phân định biển qua hai cách. Thứ nhất, xác định ngun tắc cơng bằng và
hồn cảnh liên quan chính là tiêu chuẩn trong quá trình phân định biển. Thứ hai, Tồ án
nhấn mạnh tính ưu việt của các tiêu chí liên quan tới địa lý ven biển trong khi bỏ qua các
yếu tố liên quan tới hoạt động đơn phương trong các vùng biển liên quan.

11


Bên cạnh đó, hai tác giả cũng cho rằng cách thức Toà án ICJ sử dụng để giải
quyết một số vấn đề cũng gây nên một số lo ngại về tính thống nhất và ổn định trong hệ
thống pháp luật của Tồ. Tồ án đã xem xét một lịng chảo bên ngồi các vùng biển có
liên quan; phân định thềm lục địa bên ngoài giới hạn 200 hải lý mà khơng có khuyến
nghị của CLCS. Tồ án cũng chấp nhận quan điểm cho rằng việc phân định là cấu thành
của các quyền chủ quyền. Tồ cũng khơng làm sáng tỏ nội dung của Điều 74 và Điều 83
trong UNCLOS. Dù trên thực tế đã tồn tại một phân định ranh giới biển khác được Tồ
thực hiện thơng qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận ba giai đoạn. Nhưng việc giải
thích và áp dụng chặt chẽ các quy tắc quốc tế của Tồ án vẫn phù hợp và có tầm quan
trọng hàng đầu với việc xây dựng một trật tự pháp lý ổn định.

9

9 Tham khảo Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Lưu Việt Hà, Lê Xuân Phương, Trần Phạm Bình Minh, Đồn Thị Hàn Ni, Biên tập:
Vân Phạm, Bản Tin Biển Đông Số 81 (27/10/2021), Dự án Đại sự ký Biển Đông. ngày truy cập 23/01/2022.

12



Kết luận
Phán quyết của Tồ án ICJ có thể được coi là chiến thắng pháp lý của Somalia.
Phán quyết này đã chứng minh được tầm quan trọng của Luật pháp Quốc tế trong
việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hịa bình. Mặc dù phán
quyết này khơng được phía Kenya ủng hộ nhưng đây cũng có thể coi là cơ hội để các
quốc gia này giải quyết bất đồng của hai bên.
Như chúng ta đã biết, việc phân định biển giữa các quốc gia có bờ biển tiếp
liền hoặc đối diện không phải một vấn đề dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự nỗ lực và
mong muốn giải quyết trong hịa bình giữa các bên, thậm chí cả khi phải sử dụng tới
bên thứ ba để có thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình. Với những lí
do ấy, việc tham khảo cẩn thận các án lệ là điều cần thiết để các quốc gia có thể giải
quyết những tranh chấp phù hợp và mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho quốc gia
của mình. Các quốc gia khác cũng được khuyến khích tham khảo và phân tích Phán
quyết trong vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya để có thể xây dựng thực tiễn
quốc tế về việc phân định và có những đóng góp tích cực cho nền hịa bình; tạo sự ổn
định trong khu vực.

13


Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Mai Hương – Chuyên viên Vụ Biển, Ủy ban Biên giới quốc gia, Một số điểm đáng
chú ý trong phán quyết của ICJ về phân định biển giữa Somalia và Kenya (10/12/2021), Tạp

chí Tồ án nhân dân điện tử.
/>2. Trần Hữu Duy Minh, [51] UNCLOS: Phân định biển (17/12/2017), Luật pháp Quốc tế,
International Law & Diplomacy.
/>3. Trần Hữu Duy Minh, [225] Phán quyết ngày 12.10.2021 của Toà ICJ trong Vụ Phân

định biển giữa Somalia và Kenya (19/10/2021), Luật pháp Quốc tế, International Law &
Diplomacy. />4. Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Lưu Việt Hà, Lê Xuân Phương, Trần Phạm Bình Minh,
Đồn Thị Hàn Ni, Biên tập: Vân Phạm, Bản Tin Biển Đông Số 81 (27/10/2021), Dự án Đại
sự ký Biển Đông.
/>5. TS. Nguyễn Thị Kim Ngân và TS. Nguyễn Toàn Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội ,
Giáo trình Luật biển quốc tế (2019), NXB Tư Pháp, Hà Nội, trang 214.

Danh mục tài liệu nước ngoài
1. Nicholas A. Ioannides và Constantinos Yiallourides, A Commentary on the Dispute
Concerning the Maritime Delimitation in the Indian Ocean (Somalia v Kenya)
(22/10/2021), EJIL:Talk! – Blog of the European Journal of International Law.
/>2. Symmons, Article 15, Proelss, United Nations Convention on the Law of the Sea (2017),
C. H. Beck – Hart – Nomos, trang 160 – 161.

14



×