BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THÀNH TRUNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG PHẪU THUẬT
PHỐI HỢP HÓA CHẤT PHÁC ĐỒ EOX
Chuyên ngành : Ung thư
Mã số
: 9720108
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2023
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN HỮU NGHỊ
Phản biện 1: PGS.TS. Nghiêm Thị Minh Châu
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Bảo Long
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Cẩm Phương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp trường
tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi…….giờ……ngày……..tháng…….năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện trường Đại học Y Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1.
Lê Thành Trung, Đoàn Hữu Nghị (2021), Đánh giá kết quả sớm
phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày ở người cao tuổi, Tạp chí Y
Dược Học, số 18 tháng 4/2021, 186-191.
2.
Lê Thành Trung, Đoàn Hữu Nghị (2021), Đánh giá một số tác
dụng không mong muốn của phác đồ EOX trong điều trị ung
thư dạ dày ở người cao tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2 tháng
5/2021, 65-69.
3.
Lê Thành Trung, Đoàn Hữu Nghị (2021), Đánh giá thời gian
sống thêm ung thư dạ dày ở người cao tuổi sau phẫu thuật phối
hợp hóa chất phác đồ EOX, Tạp chí Y học Việt Nam, số 1 tháng
6/2021, 78-82.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý ác tính thường gặp. Theo
thống kê của Globocan 2020, UTDD là bệnh lý đứng thứ 5 trong số 10
bệnh lý ung thư, là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong liên
quan đến bệnh lý ác tính (chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư gan),
với 1 089 103 ca mới mắc, 768 793 ca tử vong, với tỷ lệ mắc là 23,17/
100 000 dân.
Tại Việt Nam, UTDD xếp thứ 4 trong số 10 bệnh lý ung thư
thường gặp (ở cả 2 giới), với 17906 ca mới mắc, 14615 ca tử vong với
tỷ lệ mắc là 24,64 /100 000 dân.
Cùng với sự tiến bộ của Y học và điều kiện sống ngày càng được
cải thiện, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên, làm tăng số
lượng người cao tuổi. Năm 2017, NCT Việt Nam chạm ngưỡng 11%
dân số chiếm khoảng 10,6 triệu người và dự kiến sẽ là 17,5% vào năm
2030 (khoảng 18,6 triệu người) và 28% vào năm 2050 (khoảng 32 triệu
người), tuổi thọ người Việt Nam năm 2021 là 73,7 tuổi. Vì vậy số người
từ 60 tuổi trở lên mắc bệnh UTDD cũng tăng lên.
Ở Việt Nam đến nay đã có nhiều nghiên cứu về điều trị UTDD,
nhưng chưa có nghiên cứu sâu về điều trị UTDD trên người cao tuổi.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị ung
thư dạ dày ở người cao tuổi bằng phẫu thuật phối hợp hóa chất
phác đồ EOX”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
ung thư dạ dày cao tuổi được cắt dạ dày triệt căn kèm điều trị
hóa chất phác đồ EOX sau mổ tại Bệnh viện K và Bệnh viện E.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật và hóa chất phác đồ EOX
ở nhóm bệnh nhân này.
3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu giúp xác định được đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh nhân cao tuổi bị ung thư dạ dày. Đồng thời đánh giá
được việc phẫu thuật ở người cao tuổi là an tồn, khơng có tai biến
2
trong mổ. Thời gian mổ rút ngắn hơn so với nhiều tác giả, trung
bình 152,2 ±39,8 phút.
Hóa trị bổ trợ phác đồ EOX có 71,3% số chu kì hóa chất được giảm
liều, nên ít có tác dụng phụ độ 3, 4. Thời gian sống thêm toàn bộ 3 năm,
4 năm, 5 năm của nhóm nghiên cứu lần lượt là 85,6%, 59,7% và 46,7%.
Khơng có sự khác biệt về thời gian sống thêm của nhóm dùng đủ 06 đợt
hóa chất và nhóm khơng dùng đủ 06 đợt hóa chất EOX với p=0,8194.
Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình là 49,7±1,8 tháng. Thời
gian sống thêm khơng bệnh tích lũy 3, 4, 5 năm lần lượt là 63,5%;
45,8%; 35,6%. Thời gian sống thêm khơng bệnh trung bình là
44,4±2,1 tháng. Bệnh nhân bị thiếu máu có thời gian sống thêm
trung bình là 35,76±2,5 tháng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
thời gian sống thêm trung bình của nhóm khơng thiếu máu là
53,8±1,6 tháng với p=0,001. Bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo
có thời gian sống thêm trung bình là 37,45±3,5 tháng thấp hơn so
với thời gian sống thêm trung bình của nhóm khơng có bệnh tim
mạch kèm theo (51,8±1,8 tháng), (p= 0,03).
4. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 128 trang (không kể tài liệu tham
khảo và phụ lục)
Luận án được chia ra:
- Đặt vấn đề: 2 trang
- Chương 1: Tổng quan tài liệu 49 trang
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14 trang
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu 32 trang
- Chương 4: Bàn luận 30 trang
- Kết luận: 2 trang
- Kiến nghị: 1 trang
Luận án gồm 46 bảng, 13 biểu đồ, và 132 tài liệu tham khảo.
Phụ lục gồm các cơng trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo, một
số hình ảnh minh họa, phiếu nghiên cứu, danh sách bệnh nhân.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ, yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Theo Globocal 2020, trên thế giới UTDD phổ biến
thứ 5 trong các loại ung thư, năm 2020 có 1 089 103 ca mới mắc,
768 793 ca tử vong, với tỷ lệ mắc là 23,17/ 100 000 dân, là một trong
ba nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến ung thư trên
toàn thế giới, sau ung thư phổi và ung thư gan.
Việt nam nằm trong vùng có tỷ lệ mắc cao, theo Globocan 2020
UTDD đứng hàng thứ 4 sau ung thư gan, phổi ở cả 2 giới với 17906
ca mới mắc, 14615 ca tử vong, tỷ lệ mắc là 24,64 trên 100 000 dân.
1.2. Chẩn đoán ung thư dạ dày
Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm cận
lâm sàng như siêu âm bụng, siêu âm qua nội soi, nội soi sinh thiết
làm giải phẫu bệnh, CT Scan, PET/CT. Trong đó, nội soi và sinh thiết
làm giải phẫu bệnh có giá trị quyết định chẩn đoán.
Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC 2017.
1.3. Điều trị ung thư dạ dày
Điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch.
Khi bệnh ở giai đoạn vùng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chính,
hóa xạ trị là phương pháp điều trị bổ trợ.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến điều trị ở người cao tuổi
Người cao tuổi có sự lão hóa và suy giảm chức năng ở nhiều cơ
quan và có nhiều bệnh mắc kèm.
Nhóm người cao tuổi có tỉ lệ nguy cơ tai biến và tử vong chu phẫu
cao hơn người trẻ. Có thể giảm tỉ lệ này nếu chuẩn bị tiền phẫu tốt, hạn
chế phẫu thuật cấp cứu, áp dụng những kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn,
theo dõi sát trong và sau phẫu thuật để điều chỉnh kịp thời.
4
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 57 bệnh nhân chẩn đoán xác định là ung thư dạ dày giai
đoạn IIA-IIIC. Điều trị phẫu thuật kết hợp hóa chất phác đồ EOX. Tại
bệnh viện K và bệnh viện E từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Mô bệnh học loại ung thư biểu mô
- Tuổi ≥ 60
- Được điều trị phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn, nạo vét hạch D2.
- Được điều trị hóa chất phác đồ EOX.
- Hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân phối hợp như đái tháo
đường, tăng huyết áp khơng kiểm sốt được. Đã được hóa xạ trị
trước mổ. Phẫu thuật không đảm bảo triệt căn. Các trường hợp đã
mắc một bệnh ung thư khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng khơng đối chứng có hồi cứu hồ sơ
bệnh án.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu tính theo cơng thức mơ tả một tỉ lệ:
𝑝(1 − 𝑝)
2
𝑛 = 𝑍1−
/2
(𝑑)2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu
α=0,05
Z1-α/2 = Zα/2 = 1,96
p là tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm. Theo nghiên cứu của Vũ
Quang Toản và cộng sự (2016), tỷ lệ sống thêm 05 năm tồn bộ là
48,1% nên chúng tơi chọn p=0,48.
d: sai số cho phép, ước lượng d=0,15
Kết quả tính cỡ mẫu là n= 42 bệnh nhân. Trong nghiên cứu này
có 57 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu.
5
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2019, có 57 bệnh
nhân ung thư dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp hóa chất
phác đồ EOX tại Bệnh viện K và bệnh viện E. Kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là nam chiếm tỉ lệ 75,4%, nữ
là 24,6%, tỉ lệ xấp xỉ 3/1. Tuổi trung bình của nam là 63,7±3,1 tuổi,
của nữ là 62,8±2,8, trung bình chung của nghiên cứu là 63,7±3,4.
Cao nhất là 72 tuổi với nam và 69 tuổi với nữ.
3.1.2. Bệnh mắc kèm
Bảng 3.1. Bệnh kèm theo của nhóm nghiên cứu
Số lượng
Tỉ lệ
Bệnh kèm theo
%
Viêm khớp, đau dây thần kinh
4
7,0
Cơ
xương
Bệnh loãng xương
4
7,0
khớp
Bệnh đĩa đệm
5
8,8
Đục thủy tinh thể
8
14
Bệnh tiểu đường
6
10,5
Bệnh thận hoặc đường tiết niệu
7
12,3
Bệnh về tiêu hóa
7
12,3
Bệnh gan mật
3
5,26
Bệnh hơ hấp
3
5,26
Bệnh tim mạch
11
19,3
Người cao tuổi thường có bệnh mạn tính mắc kèm, trong đó các
bệnh hay gặp là xương khớp, bệnh thận, đái tháo đường và đường
tiêu hóa.
- Bệnh cơ xương khớp: viêm khớp 7%; bệnh loãng xương 7%;
bệnh đĩa đệm 8,8%.
- Đục thủy tinh thể 14%
- Bệnh tiểu đường 10,5%
- Bệnh thận hoặc đường tiết niệu 12,3%.
- Bệnh về tiêu hoá 12,3%
6
- Bệnh gan mật 5,26%
- Bệnh hơ hấp 5,26%
- Có 7 BN cao huyết áp và 4 bệnh nhân có bất thường về điện
tim: rối loạn nhĩ thất.
- Trong nghiên cứu khơng có bệnh nhân nhóm đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim; bệnh mạch máu não và bệnh lao.
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
Đau bụng
Gầy sút
Khó nuốt
Đầy bụng
Buồn nơn, nơn
Nơn máu, ỉa phân đen
Hội chứng thiếu máu
Tự sờ thấy khối u bụng
Số lượng
55
26
02
40
11
05
16
04
Tỉ lệ %
96,5
45,6
3,5
70,2
19,3
8,8
28,1
07
- Triệu chứng đau bụng
Đa số bệnh nhân có biểu hiện đau bụng với tỉ lệ 96,5%.
Tính chất đau âm ỉ chủ yếu 98,2%.
Đau ở vị trí thượng vị 98,2%.
- Triệu chứng toàn thân thường gặp nhất là gầy sút cân 45,6%.
- Hội chứng thiếu máu 28,1%.
- Có 5 bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa chiếm tỉ lệ 8,8%.
3.1.4. Xét nghiệm máu trước mổ
- Tỷ lệ thiếu máu (Hemoglobin < 10g/dL) là 21,1%.
- Có 7 bệnh nhân giảm Protid máu (12,3%) và 15 bệnh nhân có
giảm Albumin máu (26,3%).
3.1.5. Chất chỉ điểm khối U trước mổ
- Có 13 bệnh nhân (22,8%) tăng nồng độ CEA > 5ng/ml.
- Chỉ số CA 19-9 và CA 72-4 tăng ít, chỉ có 5 bệnh nhân tăng CA
19-9 (8,8%) và 11 bệnh nhân tăng CA 72-4 (19,3%).
3.1.6. Nội soi dạ dày
- Bệnh nhân có tổn thương u ở hang vị chiếm tỉ lệ cao nhất
với 56,1%.
7
- Kích thước u từ 1-3 cm chiếm chủ yếu 49,1%.
- Kết quả mô tả đại thể trên nội soi cho thấy thể loét chiếm tỷ lệ
cao nhất (77,19%), thể sùi và thể thâm nhiễm ít gặp hơn.
3.1.7. Siêu âm trước mổ
Tỷ lệ phát hiện tổn thương tại dạ dày và/hoặc hạch vùng trên siêu
âm là 52,6%. Có 2 bệnh nhân có dấu hiệu dày thành kèm với hạch ở
bụng (7%). Có 27 bệnh nhân (47,4%) khơng phát hiện được tổn thương
trên siêu âm trước mổ.
3.1.8. Chụp cắt lớp vi tính trước mổ
- Phần lớn u được phát hiện ở hang vị (59,6%) và bờ cong
nhỏ (22,8%).
- Dấu hiệu dày thành dạ dày trên hình ảnh CT scan được ghi nhận
ở tất cả các bệnh nhân (100%) và dấu hiệu mất cấu trúc lớp là thường
gặp (93%).
- CT scan phát hiện hạch ổ bụng 26/57 trường hợp (1,8%).
- CT scan phát hiện khối u xâm lấn 5/57 trường hợp (8,8%).
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật
3.2.1. Thời gian mổ
- Thời gian mổ trung bình là 152,4±39,8 (phút), thấp nhất 100
phút, cao nhất 360 phút.
- Thời gian mổ từ 2h-2,5h chiếm chủ yếu với 43,9%.
3.2.2. Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân chủ yếu được sử dụng 2 phương pháp phẫu thuật cắt
dạ dày.
- Cắt dạ dày bán phần 91,2%.
- Căt toàn bộ dạ dày 8,8%.
3.2.3. Tai biến và biến chứng sau mổ
Có 100% trường hợp khơng có tai biến trong mổ. Chỉ có 1 trường
hợp (1,8%) bị biến chứng tắc ruột sau mổ.
3.2.4. Số ngày nằm viện sau mổ
- Hầu hết bệnh nhân được nằm viện trên 07 ngày với tỉ lệ 91,2%.
- Bệnh nhân được nằm viện dưới 07 ngày với tỉ lệ 8,8%.
3.2.5. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ.
- Hầu hết bệnh nhân có kích thước khối u T3 và T4a với tỉ lệ 42,1%.
- Khơng có hạch chiếm 29,8%; hạch N1 chiếm 49,1%; N2
chiếm 10,5%; N3 chiếm 10,6%.
- Bệnh nhân chủ yếu giai đoạn bệnh IIB với 33,3%, IIIA với 31,6%.
- Kết quả mô bệnh học cho thấy.
8
Chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến với độ biệt hóa thấp chiếm
36,8%, biệt hóa vừa chiếm 35,1% và kém biệt hóa là 1,8%.
Ung thư biểu mơ tế bào nhẫn chiếm 26,3%
3.3. Kết quả điều trị hóa chất sau mổ
3.3.1. Liều thuốc trong điều trị
Tất cả bệnh nhân được điều trị với liều 85-100% trong cả 6 chu kỳ
- Điều trị 85%-<100% liều chiếm 71,3%.
- Điều trị 100% liều chiếm 28,7%.
3.3.2. Tác dụng không mong muốn chung trên huyết học qua 6
chu kỳ
Bảng 3.3. Độc tính chung trên huyết học qua 6 chu kỳ
Độ 4
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Tổng số
Các chỉ
n
%
n
%
n
% n %
n
%
số
Huyết
99 30,4 33 10,1 0
0
0
0 132 40,5
sắc tố
Bạch
26
8
7
2,1
5 1,5 0
0
38 11,7
cầu
54 16,6 34 10,4 7 2,1 2 0,6 97 29,8
BC hạt
Tiểu
39 12
2
0,6
1 0,3 0
0
42 12,9
cầu
- Hầu hết bệnh nhân gặp độc tính chung trên huyết học độ 1 và 2
- Độc tính độ 3-4 ít gặp hơn với huyết sắc tố 0%; bạch cầu 11,1%;
bạch cầu hạt 28,4%; tiểu cầu 12,3%.
3.3.3. Tác dụng không mong muốn chung trên chức năng gan - thận
qua 6 chu kỳ
Độc tính chung trên chức năng gan – thận qua 6 chu kỳ
Bảng 3.4. Độc tính chung trên chức năng gan – thận qua 6 chu kỳ
Các chỉ số
SGOT
Độ 1
n
%
98 30,1
Độ 2
n
%
2
0,6
Độ 3
n
0
%
0
Tổng số
n
%
100 30,7
SGPT
65
19,9
4
1,2
0
0
69
21,2
Creatinine
20
6,1
0
0
0
0
20
6,1
Ure
13
4
0
0
0
0
13
4
9
- Hầu hết bệnh nhân gặp độc tính chung trên chức năng gan-thận
độ I với SGOT 28,7%, SGPT 19%, creatinin 5,8%, ure 3,8%.
- Độc tính trên thận chỉ gặp độ 1, khơng có độ 2,3,4. Do các sản
phẩm chuyển hóa đi qua thận là chất không độc với cơ thể. Do đó chỉ
tính chung qua 06 chu kỳ điều trị.
3.3.4. Các tác dụng phụ trên lâm sàng chung qua 6 chu kỳ
Bảng 3.5. Các tác dụng phụ trên lâm sàng chung qua 6 chu kỳ
Độc tính
Đặc điểm
Độ 1
n
%
Độ 2
n
%
Độ 3
n
%
Độ 4
n
%
Tổng số
n
%
Chán ăn
131 40,2 12 3,7 7 2,1 2 0,6 152 46,6
Buồn nôn,
nôn
116 35,6 10 3,1 9 2,8 2 0,6 137
Tiêu chảy
47
14,4
2,5 5 1,5 0
0
60
18,4
Hội chứng
bàn taychân
40
12,3 12 3,7 6 1,8 0
0
58
17,8
TK ngoại
vi
91
27,9 12 3,7 0
0
103 31,6
8
0
0
42
- Độc tính chung trên lâm sàng chủ yếu là độ 1 và 2, ít ảnh hưởng
đến liệu trình điều trị.
- Một số ít trường hợp có độc tính độ 3 và 4, ảnh hưởng nhiều đến liệu
trình điều trị, cụ thể với chán ăn 2,6%; buồn nôn, nôn 3,2%; tiêu chảy
1,5%; hội chứng bàn tay-bàn chân 1,8% và thần kinh ngoại vi 0%.
3.3.5. Bệnh nhân chuyển phác đồ hóa chất
Có 05 bệnh nhân dung nạp kém phải chuyển phác đồ Xelox,
trong đó một bệnh nhân block nhĩ thất nhánh phải, một có nhịp nhanh
xoang, một hạ tiểu cầu độ 4, hai bệnh nhân mệt và chán ăn độ 4.
Khơng có bệnh nhân nào phải dừng hóa chất.
10
3.4. Kết quả phẫu thuật kết hợp hóa chất phác đồ EOX
3.4.1. Thời gian sống thêm
0.50
0.25
0.00
Ti le %
0.75
1.00
Song them toan bo
0
20
thoi gian (tháng)
40
60
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ Kaplan - Meier mơ tả thời gian sống thêm
tồn bộ
- Thời gian sống thêm tích lũy 3 năm là 85,6%, 4 năm là 59,7%, 5 năm
là 46,7%.
- Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 49,7 ± 1,8 tháng.
- Thời gian sống thêm khơng bệnh tích lũy 3 năm là 63,5%, 4 năm
là 45,8%, 5 năm là 35,6%.
Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 44,4 ± 2,1 tháng.
- Sự khác biệt về thời gian sống thêm tồn bộ và khơng bệnh của
nhóm dùng đủ và khơng đủ 6 đợt hố chất là khơng có ý nghĩa thống
kê với p= 0,8194.
11
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm
Liên quan thời gian sống thêm với tình trạng thiếu máu
0.00
0.25
0.50
0.75
1.00
Song them lien quan den thieu mau
0
20
40
60
analysis time
thieumau = 0
thieumau = 1
p=0,001
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ Kaplan – Meier mơ tả liên quan thời gian
sống thêm với tình trạng thiếu máu
Bệnh nhân bị thiếu máu có thời gian sống thêm trung bình là 35,76
± 2,5 tháng thấp hơn so với thời gian sống thêm trung bình của nhóm
khơng thiếu máu là 53,8±1,6 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05.
12
Liên quan thời gian sống thêm với bệnh tim kèm theo
0.50
0.25
0.00
Ti le %
0.75
1.00
Song them lien quan den benh tim mach kem theo
0
20
Thoi gian (tháng)
benhtimmach = Khong
40
60
benhtimmach = Co
p=0,003
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ Kaplan – Meier mô tả liên quan thời gian
sống thêm với bệnh tim kèm theo
Bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo có thời gian sống thêm
trung bình là 37,45±3,5 tháng thấp hơn so với thời gian sống thêm
trung bình của nhóm khơng có bệnh tim mạch kèm theo là 51,8±1,8
tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Liên quan thời gian sống thêm với tuổi và giới, với tình trạng
gầy sút cân, với kích thước khối u, với kích thước của tổn thương u
nguyên phát, với giai đoạn bệnh, với giai đoạn bệnh khơng có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
13
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi, giới
Trong thời gian nghiên cứu, có 57 bệnh nhân UTDD được phẫu
thuật triệt căn kết hợp điều trị hóa chất phác đồ EOX. Tuổi trung bình
là 63,7±3,4 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi, cao nhất là 72 tuổi. Số lượng
nam là 43 bệnh nhân, gấp 3 lần nữ 14 bệnh nhân, tỉ lệ xấp xỉ 3/1. Tỉ
lệ nam/nữ cao hơn so với các nghiên cứu của tác giả trong nước như
Trịnh Hồng Sơn tuổi trung bình là 54,6 ± 24,5; tỉ lệ nam/ nữ là 1,75.
Đỗ Trọng Quyết là 2,5. Tô Như Hạnh (2012) tuổi trung bình là 52,7,
tỷ lệ nam/nữ là 1,72/1.
Tỉ lệ nam/ nữ tương đồng các nghiên cứu tại các nước phát triển
có tuổi thọ trung bình cao hơn như Sasako (2008) trong một nghiên
cứu tại Nhật Bản gặp tuổi mắc trung bình cao hơn ở khoảng 60 tuổi,
nam cũng chiếm tỷ lệ đa số, khoảng 70%. Cunningham trong nghiên
cứu MAGIC (2006) gặp tuổi mắc trung bình là 62, tỷ lệ nam/nữ là
3,7/1. Nghiên cứu REAL-2 (2009) thì tuổi mắc trung bình là 63, tỷ
lệ nam/nữ là 4,1/1.
Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng nhiều, tỷ lệ mắc
càng tăng. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới trên tồn thế giới cũng như Việt Nam
đều có chung đặc điểm mắc cao hơn ở nam. Tùy thuộc từng nghiên cứu
có sự chênh lệch về giới khác nhau. Điều này có thể do nam giới có nhiều
khả năng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh UTDD so
với nữ giới, do vậy tuổi thọ càng cao thì nguy cơ mắc UTDD ở nam càng
cao so với nữ giới, phù hợp với kết quả của nghiên cứu này do đối tượng
nghiên cứu là bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.
4.1.2. Bệnh kèm theo
Trong nghiên cứu này có bệnh cơ xương khớp: viêm khớp 7%;
bệnh loãng xương 7%; bệnh đĩa đệm 8,8%, đục thủy tinh thể 14%;
bệnh tiểu đường 10,5%; bệnh thận hoặc đường tiết niệu 12,3%; bệnh
về tiêu hóa 12,3%; bệnh gan mật 5,26%; bệnh hơ hấp 5,26% và 11
bệnh nhân mắc bệnh tim mạch chiếm 19,2%. Khơng có bệnh nhân
nhóm nhồi máu cơ tim; bệnh mạch máu não và bệnh lao. So sánh với
tác giả Vũ Công Nguyên và cộng sự nghiên cứu trong cộng đồng có tỉ
lệ bệnh kèm theo trong nhiên cứu thấp hơn là bệnh viêm khớp (45,8%),
bệnh đau lưng mạn tính (30,3%), bệnh tiêu hóa (18,6%), bệnh hơ hấp
14
(7,2%), bệnh cao huyết áp (40,9%). Tỉ lệ cao hơn là đục thể tinh thể, bệnh
thận tiết niệu. Đặc biệt trong nghiên cứu khơng có bệnh nhân nhóm đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim; bệnh mạch máu não và bệnh lao như tác giả
Vũ Công Nguyên.
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng toàn thân thường gặp nhất là đau bụng với tỉ lệ
96,5%, qua khai thác kỹ bệnh sử của các BN, chúng tôi nhận thấy hầu
hết các BN đều mô tả tính chất đau vùng thượng vị âm ỉ, khơng có tính
chất chu kỳ, dùng các thuốc điều trị viêm lt dạ dày khơng đỡ. Có
bệnh nhân khơng đau vùng thượng vị mà đau lan lên ngực khiến lầm
tưởng là bệnh tim và điều trị nhầm theo hướng bệnh tim mạch tại bệnh
viện tỉnh hai tháng không đỡ mới nghĩ đến khám nội soi dạ dày. Gầy
sút cân 45,6%. Hội chứng thiếu máu 28,1%. Có 5 bệnh nhân có biểu
hiện xuất huyết tiêu hóa chiếm tỉ lệ 8,8%. Triệu chứng sụt cân thường
ít được bệnh nhân quan tâm vì cho rằng đây có thể là dấu hiệu bình
thường. Theo một số tác giả, sụt cân chiếm tỷ lệ khá cao, nghiên cứu
của Đỗ Trọng Quyết là 93,3%; nghiên cứu của Vũ Hải là 80,1%.
4.1.4. Kết quả xét nghiệm máu và chỉ điểm khối U
Một vài chỉ số huyết học và sinh hóa trước mổ: tỷ lệ thiếu máu
(Hemoglobin < 10g/dL) là 21,1%; Có 7 bệnh nhân giảm Protid máu
(12,3%) và 15 bệnh nhân có giảm Albumin máu (26,3%). Khi bệnh
nhân mắc ung thư dạ dày các triệu chứng đau thượng vị, chán ăn
làm bệnh nhân gầy sút cân và suy kiệt, là nguyên nhân làm bệnh
nhân chậm hồi phục sau mổ, do vậy tất cả các bệnh nhân này đều
được bù máu và bù Albumin cho đến ngưỡng bình thường trước khi
phẫu thuật.
Các chất chỉ điểm khối u như CEA, CA 19-9, CA 72-4 thường tăng
trong 30-50% trường hợp ung thư dạ dày, nó khơng mang tính đặc hiệu
cho ung thư dạ dày, không phải là xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư
dạ dày. Các chỉ số này tăng chỉ có ý nghĩa gợi ý ung thư dạ dày tiến triển
trở lại khi theo dõi bệnh sau điều trị. Kết quả xét nghiệm chất chỉ điểm
khối u: có 13 bệnh nhân (22,8%) tăng nồng độ CEA > 5ng/ml; Chỉ số CA
19-9 và CA 72-4 tăng ít, chỉ có 5 bệnh nhân tăng CA 19-9 (8,8%) và 11
bệnh nhân tăng CA 72-4 (19,3%).
4.1.5. Kết quả nội soi ống mềm
Hình ảnh đại thể của tổn thương dạ dày trước phẫu thuật được
quan sát trực tiếp qua nội soi dạ dày. Kết quả nghiên cứu thấy 24
trường hợp thể loét chiếm 42,1%, thể loét sùi là 35,1%, thể sùi là
15
12,3%, thể thâm nhiễm không gặp trường hợp nào. Nhiều nghiên cứu
về ung thư dạ dày đã thực hiện ở nước ta, kết quả hình ảnh đại thể của
tổn thương dạ dày vẫn có một số điểm khác nhau. Theo nghiên cứu
của Trịnh Hồng Sơn thể loét chiếm 80,2% các trường hợp.
4.1.6. Siêu âm ổ bụng
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 57 bệnh nhân được làm siêu âm
đánh giá trước mổ, tỷ lệ phát hiện tổn thương tại dạ dày và/hoặc hạch vùng
trên siêu âm là 52,6%. Có 2 bệnh nhân có dấu hiệu dày thành kèm với
hạch ở bụng (7%). Có 27 bệnh nhân (47,4%) khơng phát hiện được tổn
thương trên siêu âm trước mổ. Như vậy, kết quả trên siêu âm của chúng
tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
4.1.7. Kết quả chụp CLVT
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu dày thành dạ dày trên
hình ảnh CT scan được ghi nhận ở tất cả các bệnh nhân (100%) và dấu
hiệu mất cấu trúc lớp là thường gặp (93%). CT scan phát hiện hạch ổ
bụng 26/57 trường hợp (45,6%). CT scan phát hiện khối u xâm lấn
5/57 trường hợp (8,8%).
4.2. Kết quả phẫu thuật
4.2.1. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 100 phút, và dài nhất là 360 phút
trong phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, thời gian phẫu thuật trung bình là
152,4±39,8 (phút). Kết quả này ngắn hơn so với các tác giả Nguyễn Lam
Hòa 175,46 ± 35,62 phút. Nghiên cứu của Lê Mạnh Hà, thời gian trung
bình của nhóm vét hạch D2 là 215 ± 47,4 phút, đối với nhóm vét hạch
D3 là 245 ± 44,5 phút, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng thời
gian điều trị trung bình sau phẫu thuật giữa 2 nhóm khơng khác biệt có
ý nghĩa (p >0,05).
Bảng 4.1. So sánh thời gian phẫu thuật một số nghiên cứu
Thời gian phẫu
Nghiên cứu
Năm
n
thuật D2 (phút)
Trịnh Hồng Sơn
2001
306
228,3 ± 56,1
Lê Mạnh Hà
2007
119
215 ± 47,4
Nguyễn Lam Hòa
Nguyễn Quang Độ
2008
2017
197
53
175,46 ± 35,62
232,08 ± 14,61
Nghiên cứu này
2021
57
152,4±39,8
16
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật
Trong 57 trường hợp ung thư phần trên dạ dày mà chúng tơi
nghiên cứu, có 52 trường hợp được chỉ định phẫu thuật cắt bán phần
dạ dày, chiếm tỉ lệ 91,2%. Có 5 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật
cắt toàn bộ dạ dày, chiếm 8,8%. So với các tác giả khác tỉ lệ cắt toàn
bộ dạ dày của chúng tôi thấp hơn: Trịnh Hồng Sơn (2001) là 17,97%
có thể do một số bệnh nhân sau mổ cắt tồn bộ dạ dày có thể trạng yếu
đã không được chọn vào trong nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.3. Tai biến, biến chứng và máu truyền trong mổ
Trong nghiên cứu của chúng tơi, khơng có tai biến nào trong
mổ. Có một bệnh nhân bị tắc ruột sau mổ là bệnh nhân nam 62
tuổi, sau mổ ngày thứ 12 xuất hiện đau bụng cơn, buồn nơn, bí
trung tiện, chụp bụng khơng chuẩn bị có hình ảnh mức nước, mức
hơi. Bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột sau mổ và điều trị nội
khoa trong 10 ngày không kết quả. Bệnh nhân được mổ lại ngày
22 sau mổ, nguyên nhân gây tắc ruột do một quai ruột dính vào
vết mổ, gập góc. Sau mổ bệnh nhân ổn định, hồi phục tốt, được
xuất viện sau 07 ngày.
Tác giả Nguyễn Cường Thịnh thì phẫu thuật điều trị triệt căn trong
ung thư dạ dày là một phẫu thuật lớn tỷ lệ biến chứng khoảng 3,99%.
Rò miệng nối, viêm tụy cấp sau phẫu thuật là những biến chứng gặp
nhiều nhất và là những biến chứng gây tử vong cho bệnh nhân. Kết quả
nghiên cứu của Đỗ Trọng Quyết và Trịnh Hồng Sơn cho tỷ lệ biến chứng
sau phẫu thuật là 5,7% và 8,6% và khơng có tử vong sau phẫu thuật.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn
do ung thư ở người cao tuổi là phẫu thuật an toàn. Các biến chứng và
tử vong do phẫu thuật hoàn toàn có thể được hạn chế bằng việc hồn
thiện kỹ thuật mổ, chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật tốt và hồi sức sau
mổ bệnh nhân tốt.
4.2.4. Số ngày nằm viện
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận 91,2% bệnh nhân
có thời gian nằm viện trên 07 ngày. Chỉ có 8,8% bệnh nhân nằm
viện dưới 7 ngày do trong nghiên cứu của chúng tôi là người từ 60
tuổi trở lên, sức khỏe yếu và có nhiều bệnh mắc kèm. Tùy thuộc
tồn trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh, kỹ thuật mổ, trình độ và kinh
nghiệm của phẫu thuật viên, trang thiết bị dụng cụ của cơ sở y tế,
hệ thống hồi sức sau mổ cũng như cơng tác chăm sóc sau mổ sẽ ảnh
hưởng đến thời gian nằm viện sau mổ.
17
4.2.5. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ (Phân loại TNM theo AJCC 2017)
Nghiên cứu của chúng tôi giai đoạn IIB chiếm tỷ lệ cao nhất với
33,3%, tiếp theo là IIIA 31,6%, IIA 21,1%, chỉ có 7% bệnh nhân giai
đoạn IIIB và IIIC. Một số nghiên cứu của các tác giả cũng cho kết quả
tương tự: Osti và cộng sự (2012) nghiên cứu 55 bệnh nhân hóa xạ đồng
thời hậu phẫu cho thấy giai đoạn IB 13%, II 29%, IIIA 24%, IIIB 9%, IV
25%; Zilberstein và cộng sự (2004) nghiên cứu 100 bệnh nhân cho kết
quả giai đoạn IA 25%, IB 11%, II 18%, IIIA 16%, IIIB 19%, IV 10%;
Sasako và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 1034 bệnh nhân cho thấy giai
đoạn IIA chiếm 52,03%, giai đoạn IIIA 30,75%; IIIB 10,25% và giai đoạn
IV chiếm 6,96%. Như vậy hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước
đều cho kết quả giai đoạn lâm sàng chủ yếu từ giai đoạn II đến giai đoạn
IV, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư biểu mô tuyến ống
thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 73,7%, ung thư biểu mô tế bào nhẫn
chiếm 26,3%. Theo Vũ Hải loại tuyến ống chiếm 76,0%, loại tuyến
nhẫn 10,0%, loại tuyến nhầy 6,0% và loại không biệt hóa chiếm
4,0%. Kết quả các nghiên cứu cho thấy trong UTDD, chủ yếu là ung
thư biểu mô tuyến ống cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu
của chúng tôi. Ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chia làm 3 mức
độ biệt hóa dựa vào sự thành lập tuyến và sự bất thường về tế bào.
Độ biệt hoá này được áp dụng cho ung thư biểu mô tuyến ống, ung
thư biểu mô tuyến nhú, ung thư biểu mô tuyến nhầy; cịn ung thư
biểu mơ tuyến tế bào nhẫn về bản chất ln ln là biệt hóa kém.
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tơi tỷ lệ biệt hóa cao chiếm
1,8%, loại biệt hóa vừa chiếm 35,1% loại biệt hóa kém chiếm
36,8%. Vũ Hồng Thăng và cộng sự nghiên cứu trên 85 bệnh nhân
cho kết quả loại biệt hóa tốt chiếm 15,6%, loại biệt hóa vừa chiếm
40,0%, loại biệt hóa kém chiếm 28,9% và loại khơng biệt hóa
15,5%. Sasako (2011) nghiên cứu trên 1034 bệnh nhân cho kết quả
thể biệt hóa chiếm 40,91%, thể khơng biệt hóa chiếm 58,8%, sự
khác nhau về tỷ lệ các loại biệt hóa giữa hai nhóm nghiên cứu trên
theo chúng tơi có thể do sự khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu.
4.3. Kết quả điều trị hóa chất bổ trợ sau mổ
4.3.1. Liều thuốc
Trong nghiên cứu có 28,7% số chu kỳ các bệnh nhân được điều trị
đủ liều tối đa (100%). Do bệnh nhân cao tuổi có sức khỏe kém hơn và
nhiều bệnh mắc kèm nên tỉ lệ điều trị đủ liều thấp hơn. Vũ Quang Toản