Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.24 KB, 44 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN ĐIỆN BIÊN
Họ và tên : Nguyễn Thị Huế
Lớp : KH11 - KT
Địa điểm thực tập :UBND Huyện Điện Biên
Thời gian thực tập: Từ ngày 09/03/2014 đến ngày 09/05/2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.s
Niên khóa: 2010 – 2014
Hà Nội, năm 2014
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt đường lối đổi mới đất nước
nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”, trong đó xác định thực hiện quá trình CNH –
HĐH là nền tảng then chốt để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình CNH –
HĐH đặt ra yêu cầu tất yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất
nước nói chung, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế trong đó có cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Trong thời gian qua, mặc dù, nông nghiệp huyện Điện Biên đã
đạt được tốc độ phát triển khá cao nhưng cơ cấu ngành nông nghiệp
chưa có sự chuyển biến mạnh, ngành nông nghiệp thuần túy luôn
chiếm một tỷ trọng lớn. Vậy để kinh tế huyện phát triển nhanh hơn
thì cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo CNH – HĐH.


Cũng vì lí do đó, em chọn đề tài:’’ Thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Điện Biên” làm báo
cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp.
2
Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện
Điện Biên giai đoạn 2011 – 2013.
Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Điện Biên trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận liên quan đến
việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung
cơ bản chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Về không gian: trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên.
Thời gian: từ năm 2011 – 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: thu thập số liệu, tổng hợp,
thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý
luận về cơ cấu nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá trực trạng chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp huyện Điện Biên; chỉ ra những thành tựu đạt
được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân những tồn
tại đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông

nghiệp huyện Điện Biên.
6. Bố cục đề tài
3
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục các
đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết luận, báo cáo
gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận chung.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Điện Biên.
Chương III: Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ
bản để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Điện Biên những năm tiếp theo.
4
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. CƠ CẤU KINH TÉ NÔNG NGHIỆP
1. Khái niêm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông ngiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư
nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu về lương thực, thưc phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp và làm nguồn hang cho xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối
quan hệ tương quan giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông,lâm,ngư nghiệp trong
khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể .
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ tuộc chặt chẽ vào nhiều nhân
tố đa dạng và phức tạp có thể phân thành các nhóm nhân tố sau
Nhóm nhân tố tự nhiên : trước hết đó là điều kiện đất đai , thời
tiết, khí hậu có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp. Kinh tế nông nghiệp gắn với điều kiện tự nhiên rất chặt

chẽ, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cho năng suất cao và
ngược lại
Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức: Trong đó vấn đề thị
trường và các nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng . Hệ
5
thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng lớn
đến việc xây dựng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tê nói chung và
kinh tế nông nghiệp nói riêng.Chính sách phát triển kinh tế hàng
hoá và chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện để
phát triển nền nông nghiệp đa canh, hình thành các vùng sản xuất
chuyên môn hoá với quy mô ngày càng lớn.
Nhóm nhân tố về kĩ thuật : Tác động mạnh mẽ đến việc hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nó mở ra
những triển vọng to lớn trong việc áp dụng những công nghệ mới
vào canh tác,chế biến và bảo quản nông sản nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm để có thể hòa nhập vào thị trường thế
giới.
2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo
nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp,lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Đồng thời trong từng nhóm ngành lại được phân chia thành các
bộ phận nhỏ:
Trong nông nghiệp(theo ngành hẹp) được phân chia thành
trồng trọt và chăn nuôi.Ngành trồng trọt được phân chia tiếp
thànhxây lương thực,cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược
liệu Ngành chăn nuôi bao gồrmgia súc, gia cầm
6
Ngành lâm nghiệp bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên,
khoanh nuôi tái sinh, khai thác rừng tự nhiên
Ngành ngư nghiệp:bao gồm đánh, bắt cá, nuôi trồng các

loại thuỷ hải sản như tôm,cá
II. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1. Khái niêm cơ cấu kinh tế nông thôn:
Cơ cấu kinh tế nông thôn là tỉ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực
kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau
trong những điều tự nhiên, kinh tế-xã hội đuợc thể hiện cả định
tính và định lượng.
2. Các bô phân cấu thành kinh tế nông thôn
Các bộ phận cấu thành kinh tế nông thôn bao gồm: nông
nghiệp,công nghiệp,tiếu thủ công nghiệp và dịch vụ nông
thôn.Các bộ phận này lại được cấu thành từ các bộ phận nhỏ
hơn.Trong đó nông nghiệp được hình thành từ rất lâu đời,có tính
quyết định nhất bởi nông nghiệp là cơ sở để nuôi sống 80% dân
số ở nông thôn,tạo ra những sản phẩm thiết yếu đảm bảo cái
ăn,cái mặc cho nhân dân.Các bộ phận khác như công nghiệp,tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn hình thành sau chiếm tỉ
trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông thôn nhưng đó là những bộ
phận quyết định sự phát triển của kinh tế nông thôn bởi hầu hết
7
các bộ phận này cho tỷ suất sinh lợi cao,góp phần rất lớn vào
chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.
III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1. Khái niêm chuyến dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số
lượng tương đối ổn định của các bộ phận của nền kinh tế trong
những điều kiện thời gian và không gian nhất định. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế là sự tác động làm thay đổi dần tỷ trọng của từng
ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế, tỷ trọng lao động của từng

ngành trong tổng thể nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một vùng
lãnh thổ thường được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong
tổng giá trị sản phẩm nội địa(GDP) của quốc gia đó hay vùng đó.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là quá
trình phát triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông
nghiệpvà nông thôn dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các
ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so với
một thời điểm trước đó mà thường là so với năm trước.
8
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là kết quả
của quá trình phát triển vừa chịu tác động của các yếu tố khách
quan như điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội vừa chịu tác động của
các yếu tố chủ quan như sự can thiệp của chính phủ bằng các
chính sách kinh tế xã hội. Do là kết quả của quá trình phát triển và
bản thân cơ cấu kinh tế luôn ở trạng thái động thường được so
sánh qua hai mốc thời gian,thường là năm sau so với năm trước
nên cơ cấu kinh tế tự thân nó đã có sự chuyển dịch.Sự chuyển
dịch này có thể theo hướng tiến bộ hay không tiến bộ, mang lại
kết quả kinh tế mong muốn hay không mong muốn và do đó có
thể làm cho hệ thống kinh tế phát triển hay trì trệ, lâm vào khủng
hoảng hay tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các khu vực kinh tế
khác.
2. Nôi dung của chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
nông thôn
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế thực hiện một loạt
chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Ngành phản
ánh một loạt hoạt động nhất định của con người trong quá trình

sản xuất xã hội, nó được phân bịêt theo tính chất và đặc điểm của
9
quá trình công nghệ, đặc tính của sản phẩm sản xuất ra và chức
năng của nó trong quá trình tái sản xuất.
Trong một vùng lãnh thổ(quốc gia,tỉnh,huyện) bao giờ cũng
phát triển nhiều ngành kinh tế. Mồi vùng lãnh thổ nông nghiệp
bao giờ cũng có nhiều ngành với mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chính vì vậy chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông
nghiệp chính là làm thay đổi các quan hệ tỷ lệ giữa các ngành
trong GDP của vùng đó.
Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn ra đời và phát triển
gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Như vậy
phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành các ngành và
cơ cấu ngành. Chính vì vậy chuyến dịch vơ vấu ngành trong cơ
cấu kinh tế nông thôn là một quá trình chuyến từ trạng thái cơ cấu
cũ sang cơ cấu mới phù hợp hơn với sự phát triến tiến bộ của
khoahọc công nghệ, nhu cầu thị trường và nhằm sử dụng hiệu quả
mọi yếu tố nguồn lực của đất nước.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế
nông thôn là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lí, đa dạng
trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp
ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải kết hợp tối
1
ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thố và cơ cấu các
thành phần kinh tế.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao
động theo lãnh thổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ
với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Sự phân công lao động theo
ngành bao giờ cũng diễn ra trên một lãnh thố nhất định. Vì vậy cơ

cấu kinh tế theo vùng lãnh thố chính là sự bố trí các ngành sản
xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác tiềm năng
và lợi thế so sánh của vùng. Xu thế chuyến dịch cơ cấu kinh tế
vùng lãnh thổ là theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung
hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng
hoá lớn,tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các
vùng chuyên môn hoá khác, gắn bó cơ cấu kinh tế của từng vùng
với cả nước.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn nói riêng.
Trong nông nghiệp và nông thôn tồn tại nhiều thành phẩn
kinh tế khác nhau tuỳ mỗi quốc gia, mỗi vùng mà số lượng thành
1
phần kinh tế cũng khác nhau. Các thành phẩn kinh tế cơ bản như:
kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình. Trong đó kinh tế
hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủyếu trực tiếp tạo ra
các nông, sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ
đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ tự cung,, tự cấp
sang sản xuất hàng hoá và từng bước tăng tý lệ hộ chuyên ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Do đó chuyến dịch cơ cấu thành phần kinh tế chính là sự thay
đối về các đơn vị sản xuất kinh doanh, xem thành phần kinh tế
nào nắm vai trò tự chủ trong vịêc tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp chủ yếu cho nền kinh tế chung của xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VI(năm 1986) đã khẳng định việc
chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước và coi trọng việc
phát triến kinh tế nhiều thành phần.Cho nên xu thế chuyển dịch cơ

cấu các thành phần kinh tế ở nước ta đó là sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế trong đó kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất
kinh doanh, lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm
nông- lâm-thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy để có sản xuất hàng hoá lớn,nông nghiệp nông thôn
nước ta không dừng lại ở kinh tế hộ sản xuất hàng hoá nhỏ mà
1
phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá lớn, kiểu mô
hình kinh tế trang trại.
Đối với kinh tế hợp tác phải nhanh chóng hoàn thiện việc đổi
mới hợp tác xã kiếu cũ theo luật hợp tác xã. Đồng thời khuyến
khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới, đó là
những hợp tác xã có hình thức và tính chất đa dạng, quy mô và
trình độ khác nhau. Hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại phát
triển theo nguyên tắc tự nguyện của các hộ thành viên và bảo đảm
lợi ích thiết thực giữa hai bên.
1
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN ĐIỆN BIÊN
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ
HỘI HUYỆN ĐIỆN BIÊN
1. Điều kiện tự nhiên
I.1. Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Điện Biên và bao bọc thành phố Điện Biên Phủ.
Phía Bắc giáp huyện Mường Chà và huyện Mường Ảng.
Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông và thành phố Điện
Biên Phủ.
Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và nước Cộng hoà DCND Lào.

Phía Tây giáp CHDCND Lào .
Huyện Điện Biên có 19 đơn vị hành chính đó là: Xã Thanh
Nưa, xã Thanh Luông, xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn, Xã
Thanh Yên, xã Noong Luống, xã Sam Mứn, xã Noong Hẹt, xã
Thanh An, xã Thanh Xương, xã Mường Phăng, xã Nà Nhạn, xã
Nà Tấu, Xã Mường Pồn, xã Núa Ngam, xã Mường Nhà, xã
Mường Lói, xã Pa Thơm, xã Na Ư.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 163.926,03 ha;
1
Có chung đường biên giới nước cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào dài 154 km, có Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và Cửa khẩu
Quốc gia Huổi Puốc.
Có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn trên 8.000 ha, đất đai
mầu mỡ phì nhiêu phù hợp với trồng cây lúa nước có năng xuất
cao. Đất đai của huyện một phần là cánh đồng bằng phẳng, một
phần có đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và
lâm nghiệp.
Ao hồ: Điện Biên có hệ thống kênh đại thủy nông Nậm Rốm,
các hồ chứa nước lớn như: Hồ Pa Khoang, Hồ Pe Luông, Hồ
Hồng Khếnh, Hồ Bò Hóng, Hồ Hòng Sạt Hồ Sái Lương, Hồ Na
Hươm… để dự trữ nước tưới cho các mùa vụ.
Hệ thống sông ngòi: huyện Điện Biên có 2 con sông lớn chảy
qua đó là: sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa chảy qua giữa cánh
đồng Mường Thanh. Huyện có hệ thống kênh mương đại thuỷ
nông Nậm Rốm chảy 2 bên xung quanh lòng chảo Điện Biên.
Ngoài ra có các con suối nhỏ dày đặc chảy từ 2 bên sườn núi vào
cánh đồng Mường Thanh .
I.2. Địa hình
Địa hình Điện Biên chia thành 2 vùng:
1

Vùng lòng chảo (gồm 10 xã) tương đối bằng phẳng, ít bị chia
cắt, độ dốc nhỏ dưới 15
0
, độ cao hơn 400 m so với mặt biển;
Vùng núi cao (gồm 9 xã) chủ yếu là đồi, núi và đất dốc, có độ
cao từ 1.000 m trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung.
I.3. Khí hậu
Có 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa, trong đó mưa
nhiều nhất vào tháng 8 là 399 mm; mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 9 lượng mưa 1.313 mm/năm. Mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4; đặc biệt là tháng 11 và 12 hầu như không có mưa. Số
giờ nắng 2.104 giờ/năm, nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng
12 trung bình khoảng 10
o
C, nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 6-7 khoảng 26,5
o
C, độ ẩm trung bình là 80 %.
I.4. Tài nguyên
Huyện Điện Biên rất giàu về tài nguyên thiên nhiên: Bao
gồm tài nguyên nước phong phú, nước mặt và nước ngầm; có
tài nguyên than đá trữ lượng tương đối lớn thuộc địa bàn xã
Thanh An, Núa Ngam. Tài nguyên vàng, trì, kẽm, thiếc,
Bauoxit với trữ lượng nhỏ. Có các mỏ đá vôi phục vụ cho xây
dựng, nguyên liệu nhà máy xi măng tập trung ở xã Na Ư,
Mường Nhà, Pa Thơm, Nà Tấu, Mường Phăng.
1
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý

và chính sách kinh tế của nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng
bộ chính quyền, kinh tế huyện Điện Biên ngày một phát triển,
nhịp độ tăng trưởng tương đối cao.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kì 2009 – 2013 đạt 8,3%, tăng
0,42% so với kế hoạch và tăng 1,12% so với thời kì 2003 – 2008.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực trong cả cơ cấu ngành và
cơ cấu nội ngành.
Sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản đạt tốc độ 6,5%
tăng 0,35% so với thời kì trước. sản lượng cây lương thực năm
2013 đạt 87,223,46 tấn. Sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 772 tấn,
đạt kế hoạch đề ra.
Công nghiệp – xây dựng tốc độ tăng trưởng vẫn duy được
duy trì, tính đến năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt:
327,54 tỷ đồng.
Dịch vụ - thương mại – du lịch hàng hóa được cung ứng tốt
hơn phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Giá hàng hóa tương đối
ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng trên thì trường ước đạt 850,832 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra.
1
2.2. Tình hình phát triển văn hóa – xã hội
Giáo dục và đào tạo: ngành GD&ĐT đã tâph trung thực
hiện các giải pháp đấy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, củng
cố và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt 98,3% trở lên, có 59/90 trường
đạt chuẩn quốc gia, đạt 65,6% tăng thêm 6 trường so với cùng kỳ.
có 115/231 học sinh lớp 9 đạt học sinh giỏi cấp huyện, 8/8 học
sinh đạt giải toán bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh; 51/64 học sinh
lớp 9 đạt giải các môn văn hóa cấp tỉnh. Công nghệ thông tin
được đưa vào giảng dạy.
Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình:

Các hoạt động tuyên truyền để kỷ niệm các ngày lễ lớn. Lễ hội
Thành Bản Phủ, kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng 8 và Quốc
khánh 02/09. Các hoạt động TDTT tiếp tục duy trì. Thành lập đội
bòng chuyền thi đấu giao hữu tại huyện Mường Mày tỉnh Phong
Sa Lỳ - Nước Lào. Tổ chức thành công Đại hội TDTT huyện
Điện Biên lần thứ IX năm 2013. Đài truyền hình liên tục phát
thanh và duy trì với 2 thứ tiếng (tiềng phổ thông và tiếng Thái);
sản xuất được 290 chương trình phát trên sóng FM huyện, 1,800
tin bài, 45 chương trình cơ sở phát trên sóng đài tỉnh. Vượt kế
hoạch đề ra.
1
Y tế - Dân số kế hoạc hóa gia đình, chăm sóc trẻ em: chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân được nâng lên,các ổ dịch được phát hiện sớm, ngăn
chặn, bao vậy, dập tắt, không có dịch bệnh lớn xảy ra; Công tác
tuyên truyền về dân số - KHHGĐ được chú trọng, tập trung ở các
địa bàn vùng sâu, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn. Công
tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em luôn được các cấp, các ngành và
cộng đồng quan tâm chăm lo. Cấp 2,786 thẻ BHYT cho trẻ em
dưới 6 tuổi và 107 trẻ em đang sinh sống tại làng trẻ em SOS
Điện Biên Phủ, trích ngân sách của huyện tặng quà cho các cháu,
thăm hỏi và tăng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
ngày Quốc tế thiếu nhi 01/06 hàng năm.
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng
Cơ sở vật chất ký thuật, hạ tầng nắm vai trò quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nói riêng. Trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ
thuật, hạ tầng đã được củng cố, đầu tư song cũng còn những mặt
hạn chế. Theo báo cáo tình hình xây dựng nông thôn mới đầu
năm 2013.

Hạ tầng kinh tế: Tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất công
nghiệp sản xuất vật liệu, điện hạ thế; đầu tư đường đến trung tâm
xã, các tuyến đường giao thông quan trọng, cơ sở hạ tầng thuộc
1
các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và đầu tư xây dựng hệ thống
các công trình thuỷ lợi.
Hạ tầng xã hội, ưu tiên đầu tư: Hệ thống cơ sở vật chất trường
học, Bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế, kết cấu hạ tầng đô thị,
công cộng và công sở tại các khu trung tâm huyện lỵ mới chia
tách, di chuyển, xây dựng trụ sở các xã mới chia tách đang là nhà
tạm… đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn các
xã 135, các bản vùng cao khó khăn.
3. Nhận xét chung
3.1. Thuận lợi
Nền kinh tế huyện có sự chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng
trưởng khá cao, kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tiến
bộ. Công nghiệp và dịch vụ cũng có sự phát triển làm tiền đề thúc
đẩy nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Lực lượng lao động dồi dào là nguồn cung cấp lao động
thường xuyên và giá rẻ cho sản xuất nông nghiệp. Chất lượng lao
động ngày càng được quan tâm nâng cao là điều kiện hco việc
tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật, KH – CN vào sản xuất nông
nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đã được quan tâm đầu tư,
nâng cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của
2
nhân dân. Đây chính là nên tàng cho việc hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện trong những năm qua.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ

vững; nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, đã thực sự nỗ lực phấn đấu vươn lên xây
dựng đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội.
3.2. Khó khăn
Vị trí của huyện giáp biên giới và địa bàn tương đối rộng gây
khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng trong huyện, tỉnh. Hơn
nữa, là một huyện thuộc tỉnh nghèo có xuất phát điểm thấp cũng
làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của huyện.
Kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt nhất là vùng sâu, vùng
xa. Trình độ sản xuất thấp, thiết bị lạc hậu, sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn ở mức thấp. Nguồn thu ngân sách còn thấp và tăng
chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình chung của đất nước và
của tỉnh, nền kinh tế xã hội của huyện cũng chịu tác động bởi các
yếu tố thời tiết diễn biến bất thường, gió lốc kèm mưa đá, nắng
nóng, dịch bệnh trên đàn gia cầm và cây trồng diễn biến phức tạp;
giá cả một số mặt hàng thiết yếu (xăng, dầu, gas, điện, nước,…)
đều tăng.
Giao thông không thuận lợi nên sự giao lưu, buôn bán, trao
đổi hàng hóa với các huyện, tỉnh khác còn gặp nhiều khó khăn.
2
Từ những thuận lợi và khó khăn cơ bản này, vấn đề đặt ra cho
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện nói chung và cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nói riêng đòi hỏi chính quyền và nhân dân huyện
Điện Biên phải biết phát huy các lợi thế so sánh của mình đồng
thời từng bước tháo gỡ khó khăn xây dựng một cơ cấu kinh tế
hợp lý, hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ĐIỆN BIÊN
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh

tế chung của huyện
Tổng giá trị sản xuất của huyện được tổng hợp từ 3 ngành
chính đó là: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng,
thương mại – dịch vụ - du lịch. Sau công cuộc đổi mới đất nước
cơ cấu kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực.
giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng về năng xuất,
sản lượng. Qua bảng số liệu ta thấy được sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệptrong cơ cấu kinh tế chung của huyện Điện
Biên
Bảng 1:
Tổng giá trị sản xuất của huyện Điện Biên, giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: triệu đồng
2
Tiêu chí
đánh giá
2011 2012 2013
Tổng giá trị sản
xuất
1.050.213 1.418.009 1.722.437
Nông – lâm –
thủy sản
315.901 398.460 437.499
Công nghiệp –
xây dựng
432.104 619.669 757.872
Dịch vụ 302.208 399.880 527.066
Nguồn: phòng thống kê huyện Điện Biên
Qua bảng tổng giá trị sản xuất ta thấy giá trị sản xuất của
huyện Điện Biên thời kì 2011-2013 không ngừng tăng lên từ
1.050.213 triệu đồng năm 2011 lên 1.722.437 triệu đồng năm

2013, với mức tăng 1,64 lần. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
tăng từ 315.901 triệu đồng lên 437.499 triệu đồng, gấp 1,38 lần.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng từ 432.104 triệu đồng lên
757.872 triệu đồng, gấp 1,75 lần. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ
tăng từ 302.208 triệu đồng lên 527.066 triệu đồng, gấp 1,74 lần.
Ngành công nghiệp trở thành ngành có giá trị sản xuất cao nhất,
ngành nông nghiệp ở vị trí thứ hai và ngành dịch vụ ở vị trí thứ 3
về giá trị kinh tế của huyện trong giai đoạn 2011-2013. Sự thay
2
đổi về tổng giá trị sản xuất của huyện cho thấy sự thay đổi về cơ
cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2013.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế của huyện Điện Biên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: %
Tiêu chí ‘
đánh giá
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng 100 100 100
Nông – lâm-
thủy sản
30,1 28,1 25,4
Công nghiệp –
xây dựng
41,1 43,7 44
Dịch vụ 28,8 28,2 30,6
Nguồn: phòng thống kê huyện Điện Biên
Qua các năm, tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp
giảm từ 30,1% lên 25,4%, giảm 4,7%. Công nghiệp – xây dựng
tăng từ 41,1% lên 44%, tăng 2,9%, đây là ngành chiếm tỷ trọng
cao nhất trong nên kinh tế huyện Điện Biên. Dịch vụ tăng từ
28,8% lên 30,6%, tăng 1,8%. Qua bảng ta thấy tốc độ giảm của

ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao hơn so với ngành công
nghiệp và dịch vụ, nên có thể thấy nền kinh tế huyện Điện Biên
chuyển dịch theo hướng tích cực nhất là nông nghiệp. Qua đây ta
thấy tuy cơ cấu kinh tế huyện Điện Biên chuyển dịch theo hướng
2
tích cực song nhìn chung tốc độ chưa cao, tỷ trọng nông nghiệp
vẫn cao, ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang dần
chiếm tỷ trọng lớn hơn, nhưng còn chuyển biến chậm.
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tổng hợp (nông –
lâm – thủy sản) của huyện Điện Biên.
GTSX của ngành nông nghiệp tổng hợp giai đoạn 2011 – 2013
tăng trưởng liên tục và chuyển dịch theo chiều hướng tốt. Nông
nghiệp thuần túy mỗi năm giảm 0,32%; tỷ trọng lâm nghiệp
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có chiều hướng tăng lên, tích cực;
tỷ trọng thủy sản có chiều hướng tăng nhưng còn chuyển biến
chậm. Điều đó được thể hiện qua:
Bảng 3:
GTSX và cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ
tiêu
2011 2012 2013 Ghi chú
Giá trị
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
GTSX
nông
nghiệp
315.901 30,1 398.4
6
28,1 437.499 25,4
So với
tổng GTSX
toàn ngành
kinh tế
2

×