Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.02 KB, 66 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

NGUYỄN LAN HƯƠNG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

NGUYỄN LAN HƯƠNG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH, Mã số: 8380102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Thị Hương

Hà Nội, tháng 10 năm 2022.




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Thị Hương. Các nội dung số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực
có nguồn trích dẫn, chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển, đã
được công bố trong các báo cáo của cơ quan Nhà nước, các trang Web, đầu sách
của các tác giả uy tín đã được in ấn phát hành rộng rãi trên toàn quốc.
Tác giả xin cam đoan và chịu trách nhiệm về những điều nói trên.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN LAN HƯƠNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước

GPXD

Giấy phép xây dựng

QLNN

Quản lý Nhà nước


QLHCNN

Quản lý hành chính nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VPHC

Vi phạm hành chính

VPPL

Vi phạm pháp luật

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê số vụ vi phạm xây dựng đô thị trên địa bàn Quận năm 2019, 2020, 2021
Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu về kết quả xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đô thị trên địa bàn
Quận Đống Đa năm 2019, 2020, 2021.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...

TRANG
1

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng đơ thị……………………………………………….

6

1.1. Quan niệm về vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị.......................

6

1.2. Quan niệm về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị........

12

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
đô thị.............................................................................................................................................

19


Tiểu kết chương 1......................................................................................................................

21

Chương 2. Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng đơ thị trên địa bàn Quận Đống Đa, Thành phố Hà
Nội................................................................................................................................................

22

2.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị trên địa bàn quận
Đống Đa......................................................................................................................................

22

2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị trên địa
bàn quận Đống Đa……….....................................................................................................

25

2.3. Đánh giá về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô
thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.............................................................

29

Tiểu kết chương 2.....................................................................................................................

38

Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Đống Đa, Thành phố Hà
Nội................................................................................................................................................

39

3.1. Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị
trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội...................................................................
3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị

39


trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội...................................................................
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................

45
55
56
58


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những lĩnh vực xây dựng cơ bản có ý nghĩa quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát
triển, có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam. Để phục vụ cho chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu vực kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà
nước đã ban hành thể chế, chính sách, hồn thiện hành lang pháp lý về trật tự xây dựng. Một trong

những nội dung quan trọng trong đó là vấn đề xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh
vực này.
XPVPHC trong hoạt động xây dựng nói chung, xây dựng đơ thị nói riêng đã được nhiều
nơi chú trọng thực hiện, đã xử phạt nhiều vụ việc, những “điểm nóng” gây bức xúc dư luận. Mặc
dù vậy, vấn đề XPVPHC vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà
nước chưa cao, đặc biệt cịn có sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan, người có thẩm
quyền.
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn và quan trọng của đất nước.
Những năm qua, thành phố ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng đô thị, với nhiều công trình
xây dựng quy mơ lớn. Cùng với sự phát triển của Thành phố, quận Đống Đa cũng là một trong
những quận có tốc độ đơ thị hố nhanh, các cơng trình xây dựng phát triển khơng ngừng theo từng
năm khiến cho diện mạo của quận có bước thay đổi lớn. Song, hoạt động xây dựng đô thị cùng
với hoạt động XPVPHC về xây dựng đơ thị của Quận cịn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều vi phạm
xảy ra, có diễn biễn phức tạp và mức độ nghiêm trọng cao. Địa bàn Quận xuất hiện nhiều cơng
trình xây dựng sai phép, trái phép; không đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật. Ý thức của
một số bộ phận người dân về chấp hành và tuân thủ pháp luật ở nhiều phường trên địa bàn quận
còn hạn chế. Trong khi đó, cơ chế xử phạt chưa được thực hiện nghiêm minh, triệt để, cịn tình
trạng nể nang, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm từ các lực lượng chức năng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn
1


đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội” để triển khai thực hiện luận văn thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình ngun cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực xây dựng không phải là một vấn đề nghiên cứu mới.
Trước đây, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập tới vấn đề XPVPHC này, trong
quá trình tìm hiểu, tác giả có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
như:
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Vân “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực xây dựng ở quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội” Luận văn nghiên cứu đầy đủ các cơ sở lý luận
về XPVPHC tại quận Tây Hồ, đồng thời đánh giá thực trạng VPHC để từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao công tác XPVPHC tại quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Vượng “Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” . Luận văn nêu rõ trách
nhiệm pháp lý của những VPHC trong lĩnh vực xây dựng và liên hệ thực tế tại xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Duy Lĩnh “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn, trên cơ sở nhận định vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến trật tự xây
dựng và quản lý nhà nước, đã đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống và
xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Như Phú Tân “Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” . Luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận
và thực tiễn trong công tác XPVPHC về trật tự xây dựng, từ đó chỉ ra những mặt hạn chế, nguyên
nhân và ưu điểm trong công tác XPVPHC về trật tự xây dựng, đồng thời đưa ra những giải pháp
để nâng cao chất lượng XPVPHC về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
2


- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh “Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng ở đô thị từ thực tiễn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu
đầy đủ các cơ sở lý luận về XPVPHC tại quận Cầu Giấy, đồng thời đánh giá thực trạng VPHC để
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác XPVPHC tại quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Trung Kiên “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”. Luận văn, trên cơ sở nhận định
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến trật
tự xây dựng và quản lý nhà nước, đã đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng,
chống và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng tại huyện Đơng Anh, Thành phố Hà Nội.

Có thể nói, chủ đề luận văn tuy khơng mới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu với nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, qua tìm hiểu, rà sốt thì việc nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội” dưới góc độ Luật Hiến pháp và luật Hành chính chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập
đến. Do vậy, tác giả sẽ thực hiện luận văn dựa trên việc tổng hợp cơ sở lý luận từ các nghiên cứu
đã trình bày ở trên, từ đó đi sâu phân tích thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực xây dựng đô thị tại
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đề ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật XPVPHC
trên địa bàn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn về XPVPHC trong hoạt động xây dựng
đô thị tại quận Đống Đa trong giai đoạn 2019 - 2021. Từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm XPVPHC trong hoạt động xây
dựng đô thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các cơ sở lý luận và pháp luật liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể là về vấn đề vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
đơ thị.
- Phân tích thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng đơ thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng đô thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đô thị và hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đơ thị tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

dưới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn thi hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về XPVPHC trong lĩnh vực xây
dựng đô thị.
- Về không gian: Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Từ năm 2019 đến năm 2021.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu
về pháp luật nói chung và nghiên cứu sâu hơn về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng đơ thị nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã nghiên cứu và sử dụng các phương pháp sau:
4


+ Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh và bình luận: được sử dụng để ghi chép, lập
luận trong luận văn và tìm hiểu để phân tích các quy định của pháp luật, so sánh với thực tế và đưa
ra các bình luận khoa học tại Chương 1; phân tích các tình huống thực tiễn tại Chương 2 để làm
căn cứ đưa ra các kết luận khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng đơ thị.
+ Phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong luận văn để thống kê tình
hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị tại
Chương 2.
+ Phương pháp quy nạp: sử dụng các kết quả nghiên cứu ở chương 2 để đề xuất phương
hướng và giải pháp tại chương 3.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa của luận văn ngoài việc đi sâu nghiên cứu việc xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội dưới góc độ lý luận và
thực tiễn, thì luận văn cịn tập trung nghiên cứu và đề ra phương hướng, giải pháp bảo đảm xử

phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị. Kết quả chính là tìm ra những ngun
nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng đô thị của quận Đống Đa. Ngoài ý nghĩa đối với
thực hiện pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực xây dựng đơ thị, thì cịn có ý nghĩa trong việc hỗ trợ
nâng cao cơng tác XPVPHC trong hoạt động xây dựng tại các quận hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng đơ thị.
Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng đơ thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng đơ thị trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐƠ THỊ
1.1. Quan niệm về vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị
1.1.1. Khái niệm về đô thị và đặc điểm đô thị
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học (2007) thì đơ thị là nơi dân cư đông
đúc, là trung tâm thương nghiệp (trao đổi hàng hóa) và có thể cả cơng nghiệp của cả
nước hoặc vùng (thị trấn, thị xã, thành phố…); hoạt động chủ yếu là trong lĩnh vực
kinh tế phi nông nghiệp.
Luật Quy hoạch đô thị cũng đưa ra định nghĩa về đô thị1. Mặc dù khái niệm đô thị chỉ mang
tính tương đối, song nhìn chung có hai tiêu chí cơ bản:
- Quy mô và mật độ dân số.
- Cơ cấu lao động.
Với quan niệm như trên, đơ thị có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đô thị được tổ chức như một cơ thể sống.

Đơ thị có cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ. Khi nền kinh tế - xã hội vận động kéo theo đô thị
cũng vận động, sự vận động của đơ thị sẽ phụ thuộc hồn tồn vào q trình vận động của nền
kinh tế - xã hội. Hoạt động của đô thị sẽ bị rối loạn nếu như một bộ phận nào đó trong cơ thể sống
“đô thị” bị “hư hỏng”
Thứ hai, đô thị luôn vận động và phát triển.
Đơ thị khơng chỉ gắn bó mật thiết với xã hội lồi người mà cịn gắn liền với sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa. Xã hội loài người phát triển kéo nền kinh tế hàng hóa phát triển, theo đó, đơ
thị cũng ngày càng phát triển. Điều này đã chứng minh sự tác động lẫn nhau giữa xã hội loài
người, nền kinh tế hàng hóa và đơ thị. Đây cũng là biểu hiện “sống” của đô thị.
1

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị
6


Thứ ba, con người có thể can thiệp và điều khiển vào sự vận động, phát triển của đô thị.
Mặc dù, đô thị phát triển theo sự phát triển của loài người và của nền kinh tế - xã hội. Con
người có thể can thiệp, định hướng tới tiến trình phát triển của đô thị nhưng phải theo đúng quy
luật khách quan của nó, vì bản chất đơ thị là một hệ điều khiển bán hoàn chỉnh.
1.1.2. Khái niệm về xây dựng và hoạt động xây dựng đô thị
1.1.2.1. Khái niệm xây dựng
Theo Từ điển Tiếng Việt, xây dựng là làm nên cơng trình kiến trúc (cơ sở hạ tầng,
cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp…) theo một kế hoạch nhất định. Ngành
xây dựng là một khái niệm rộng bao hàm cả những lĩnh vực từ thiết kế tới thi công hạ tầng.
Không giống các lĩnh vực sản xuất khác, ngành xây dựng thường có xu hướng cá thể hóa, tức là
sản phẩm được thiết kế, thi cơng tại những địa điểm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng: Cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức doanh nghiệp,...Mặc dù các giai đoạn trong quy trình xây dựng (lập kế
hoạch, lập dự tốn, thi cơng...) được thực hiện riêng lẻ, song các giai đoạn này có sự liên kết chặt
chẽ với nhau.
Hoạt động xây dựng và hoạt động đầu tư xây dựng đã được quy định rõ trong Luật Xây

dựng2.
1.1.2.2. Khái niệm xây dựng đô thị
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: “ Xây dựng đơ thị là một quy trình từ thiết kế đến thi
cơng nên các cơ sở hạ tầng hoặc cơng trình nhà ở tại các khu vực tập trung dân cư sinh sống, đó
có thể là một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội
thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị
1.1.3.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị: Định nghĩa và
khái niệm về “vi phạm hành chính” đã được đưa ra trong Pháp lệnh XPVPHC ngày 30/11/1989
2

Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13
7


và tại khoản 1, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Bằng quy định này cho thấy, VPHC có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, VPHC là một sự việc thật (dưới dạng hành động hoặc không hành động) đã được
xảy ra, không phải là dự định hay ý thức của con người. Đây được coi là dấu hiệu “vật chất” của
vi phạm.
Thứ hai, hành vi đó do một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện. Đây là dấu hiệu xác định“chủ
thể” của vi phạm.
Thứ ba, hành vi vi phạm (tùy vào mức độ nặng nhẹ, nguy hiểm) được quy định rõ trong
pháp luật của Nhà nước. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm (vô ý hoặc cố ý), bản thân người vi phạm
vẫn nhận ra vi phạm của mình. Đây được coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
Tổng hợp các khái niệm đã phân tích ở trên có thể hiểu: Vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng đơ thị là lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về
hoạt động xây dựng đô thị mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.1.3.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị

VPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị có những đặc điểm sau:
Một là, tất cả những vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị dưới dạng vi
phạm này hoặc dạng vi phạm khác nhưng đều có một đặc điểm chung là xâm hại đến các quy tắc
quản lý nhà nước, làm ảnh hưởng đến trật tự hành chính nhà nước. Những hành vi này được thể
hiện dưới dạng hành động trực tiếp hoặc hành động gián tiếp nhưng làm ảnh hưởng đến hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đô thị. Nhưng do tính chất và mức độ nguy
hiểm thì hành vi VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm
được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Hai là, tổ chức, cá nhân (hoặc cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức) có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính là chủ thể của hành vi VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị.
8


Ba là, VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị cũng như mọi hành vi VPPL khác đều
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1.1.4. Cấu thành vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị
VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị cũng giống như những VPHC trong các lĩnh vực
khác, đều bao gồm: mặt khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. Vì VPHC trong hoạt động xây
dựng đơ thị là một loại VPHC cụ thể. Trong một mối quan hệ thống nhất, các dấu hiệu và yếu tố
của VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị sẽ được xem xét.
a. Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị
Những biểu hiện bên ngồi như: thời gian, địa điểm xảy ra hành vi, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi VPHC và hậu quả của VPHC là mặt khách quan của VPHC trong hoạt động xây
dựng đơ thị. Ngồi ra, ở một số trường hợp cụ thể, còn một số biểu hiện khác như: địa điểm, công
cụ, phương tiện... cũng là mặt khách quan của VPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị.
Khi có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị, ngồi việc xét đến
những thiệt hại thực tế nhìn thấy được thì VPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị cịn khiến cho
trật tự hành chính nhà nước bị phá vỡ, làm cho các mối quan hệ được pháp luật quy định bị xâm
hại.
Về cơ bản, VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị áp dụng Luật Xây dựng và các văn

bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra VPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị cịn được điều chỉnh
bởi nhiều luật chuyên ngành khác nhau.
b. Mặt chủ quan
Lỗi, động cơ và mục đích là những mặt chủ quan của VPHC trong hoạt động xây dựng đô
thị.
Lỗi là điều sai sót, khơng nên, khơng phải trong cách cư xử, hành động trong đời sống
hàng ngày, theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, tuy nhiên trong quan hệ pháp lý lỗi được nhìn
nhận dưới góc độ trạng thái tâm lý. Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.
9


Đặc trưng của VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị là lỗi thường mang tính chất cố ý.
Chủ thể của hành vi nhận thức được việc hành vi của mình là sai trái, vi phạm quy định pháp luật
nhưng vẫn cố tình thực hiện bằng cách lợi dụng kẽ hở pháp luật, sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm
của cơ quan quản lý. Trong nhiều trường hợp, thậm chí chủ thể của hành vi đã lường trước hậu
quả và chấp nhận khả năng có thể bị xử phạt do tính toán rằng thiệt hại từ việc bị xử phạt thấp hơn
so với lợi ích kinh tế thu được từ hành vi vi phạm.
c. Chủ thể
Trong Luật Hành chính nói chung, hành vi VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị nói
riêng thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, có năng lực chủ thể và năng
lực chịu trách nhiệm hành chính thì đều là chủ thể. Những chủ thể này làm cho các mối quan hệ
pháp luật về xây dựng đô thị bị xâm hại, làm ảnh hưởng đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ, nhưng về tính chất và mức độ chưa trở thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự.
d. Khách thể của vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị
Khách thể của VPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị nói chung là trật tự quản lý hành
chính nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đơ thị được pháp luật hành chính bảo vệ, nhưng bị hành
vi VPHC xâm hại.
1.1.5. Các loại vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị
Căn cứ vào quy định pháp luật, các loại hành vi VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị
được chia thành các nhóm hành vi như sau:

a. Những hành vi vi phạm hành chính do chủ đầu tư thực hiện
Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý nghĩa quan trọng nhất trong lĩnh vực xây
dựng đô thị. Họ sử dụng nguồn vốn (do mình sở hữu, vay hoặc được giao quyền quản lý) để
quyết định mục đích và yêu cầu khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Nhóm hành vi này bao gồm:

10


- Vi phạm quy định về nhà thầu3.
- Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng4.
- Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng5 gồm: Không tiến hành khảo sát, lấy ý
kiến của các chủ thể có liên quan theo quy định.
- Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng6 gồm thể hiện ở các hành vi như:
Không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật quốc gia theo quy định, dẫn đến làm thay đổi
mật độ xây dựng hoặc làm vượt khả năng cung cấp hạ tầng của địa bàn đô thị.
- Vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị7 gồm các hành vi sau:
+ Hành vi: Khi thực hiện về đầu tư phát triển khu đô thị, nhưng chủ đầu tư không tuân
theo kế hoạch, chậm bàn giao dự án theo tiến độ và chậm so với tiến độ.
+ Hành vi: Thay đổi chủ đầu tư khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý
bằng văn bản; tự ý điều chỉnh dự án mà không trình cơ quan có thẩm quyền; khơng thực hiện các
quy định liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu cơng trình theo Luật Đất đai, Luật Nhà
ở…; Thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ đô thị thiết yếu cho cư dân theo cam kết
ban đầu trong thời gian cơng trình chưa chuyển giao cho đơn vị quản lý dịch vụ chuyên nghiệp…
- Vi phạm quy định về nghiệm thu cơng trình8.
- Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng cơng trình xây dựng9 đã được
quy định rõ trong Luật.
- Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ10.

Điều 7 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Điều 8 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
5
Điều 9 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
6
Điều 10 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
7
Điều 14 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
8
Điều 18 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
9
Điều 20 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
10
Điều 21 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
3
4

11


- Vi phạm quy định về sự cố cơng trình11 gồm: Thiếu trách nhiệm trong cung cấp thông
tin cho lực lượng chức năng khi cơng trình gặp sự cố; Khơng bảo vệ hiện trường vụ việc khi xảy
ra sự cố…
b. Những hành vi vi phạm hành chính của nhà thầu xây dựng
Nhà thầu là tổ chức, đơn vị được chủ đầu tư lựa chọn để ký kết hợp đồng nhằm mục đích
thực hiện các cơng việc, dự án liên quan đến dự án.
Nhóm các hành vi VPHC của nhà thầu gồm:
- Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng12.
- Vi phạm nội dung hồ sơ dự thầu13.
- Vi phạm quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia14.
- Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng15.

- Vi phạm quy định về trật tự xây dựng.16.
- Vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động xây dựng17.
c. Nhóm hành vi đối với tổ chức, cá nhân nhân khác
- Vi phạm quy định về việc quản lý các máy móc, thiết bị.18
- Vi phạm quy định về giám sát trong hoạt động xây dựng19.
1.2. Quan niệm về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
đơ thị
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đô thị là hoạt động của các chủ
Điều 22 Mục 1 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
Điều 24 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
13
Điều 25 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
14
Điều 26 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
15
Điều 27 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
16
Điều 31 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
17
Điều 32 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
18
Điều 34 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
19
Điều 35 Mục 2 Chương 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP
11
12

12



thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, áp dụng các biện pháp xử
phạt hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đơ thị.
Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền được quy định
rõ trong Luật Hành chính là áp dụng các hình thức XPVPHC và các biện pháp khác đối với các
VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị.
Ngồi việc XPVPHC trong hoạt động xây dựng đơ thị mang những đặc điểm chung của
XPVPHC thì cịn mang những đặc điểm cụ thể trong hoạt động xây dựng đô thị.
Thứ nhất, địa điểm diễn ra các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể là ở những
địa điểm (tĩnh), là địa bàn dân cư hoặc ở một khu đất có vị trí rõ ràng (nơi có cơng trình xây
dựng vi phạm). Do địa bàn dân cư ở thành thị, nơng thơn có những đặc điểm khác nhau: địa
hình, mật độ dân cư, diện tích, trình độ dân trí, văn hóa, tập qn lối sống.... Vì vậy, XPVPHC
trong lĩnh vực này phải tùy thuộc vào đặc điểm tình hình thực tế của địa bàn dân cư nơi diễn ra
hành vi vi phạm.
Thứ hai, đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN).
Thứ ba, có tính chất cưỡng chế và mang tính quyền lực nhà nước.
Thứ tư, cơ sở để XPVPHC trong hoạt động xây dựng đô thị là VPHC trong lĩnh vực xây
dựng. Các hành vi không xâm phạm tới những quy tắc QLNN về xây dựng hoặc có xâm phạm
nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khơng thuộc phạm vi của XPVPHC.
Thứ năm, XPVPHC trong hoạt động xây dựng đô thị phải được thực hiện trên cơ sở trình
tự, thủ tục, nguyên tắc được pháp luật quy định.
Thứ sáu, việc XPVPHC trong hoạt động xây dựng đô thị liên quan trực tiếp tới quyền và
lợi ích của các chủ thể có hành vi vi phạm
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đơ thị
Ngun tắc trong xử phạt VPHC là những quan điểm nền tảng, là cơ sở cho việc xử phạt
các VPHC. Việc xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng đô thị trước hết phải đảm bảo các
13




×