Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vai trò và tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.76 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Trong chiến tranh, bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng
lợi. Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con
người... còn phải kể đến một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng là hậu
phương của cuộc chiến tranh. Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là
một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu
phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính
trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực,
vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Muốn đánh thắng địch ở tuyền
tuyến thì phải có hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Việc xây dựng hậu
phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối với
thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến. Đó là qui luật của các loại chiến tranh từ
xưa đến nay.
Nắm vững qui luật đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi
thời gian, điều kiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh
giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ
trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những
đặc trưng của cách mạng Việt Nam. Việc xây dựng, củng cố hậu phương
trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn luôn được Đảng
nhìn nhận một cách đúng đắn và đặt lên hàng đầu. Đảng đã xây dựng, củng
cố hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có
sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn nhất, trong khi
chính nó cũng phải trực tiếp chiến đấu quyết liệt với kẻ thù.
Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta
có nhân dân anh hùng, có sự lao động sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng,
có hậu phương lớn tập trung sức người, sức của, động viên tinh thần tuyến
1
tuyến lớn đánh thắng kẻ thù. Do vậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng
hậu phương của Đảng, để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ
cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của


Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó
khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Việt Nam XHCN.
NỘI DUNG
2
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HẬU PHƯƠNG
TRONG CHIẾN TRANH.
Hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền
tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài
vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là
về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp
ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” {14.Tr. 231}.
Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung
cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tuyền
tuyến về mặt không gian.
Như vậy, có thể thấy ngay rằng trong các cuộc chiến tranh, hậu
phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua
của hai bên tham chiến. Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh.
Quân đội nào tách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong
chiến tranh, không thể tồn tại được. Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự
lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản – Mác, Ăng ghen,
Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức.
Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân
đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện
vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ
khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật”
{6.Tr. 242}
Còn Lê-nin thì cho rằng: “ Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng
hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân
hơn, thì người đó thu được thắng lợi”{1.Tr.84}

Và: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu
phương có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung
thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu
họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” {2.Tr.
497}.
3
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy
động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” {4.Tr. 474}.
Ngoài ra, đề cập đến những yếu tố cụ thể quyết định sức mạnh của
hậu phương, Mác và Ăngghen, Lê-nin, đều đã đánh giá cao nhân tố chính
trị-tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí. Xtalin
khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói: “lịch sử chiến
tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về
mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến
đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong
suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó”
{17.Tr. 113}.
Một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu
phương, đó là yếu tố kinh tế. Theo đồng chí Lê Duẩn, “một hậu phương
vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu,
có nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức
của đầy đủ cho tiền tuyến”{8.Tr.28}. Đồng chí Trường Chinh cũng coi một
trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh
nhân dân ở thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được
củng cố, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa
của các lực lượng vũ trang vững mạnh” {9. Tr. 54}
Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các
nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những
người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời
bình. Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham

chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi
phải được bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng. Cơ
sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều
4
kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của
chiến tranh. Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những
chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con
người, cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên
nhiều yếu tố khác nhau nữa. Bởi vì, mặc dù hậu phương có một vai trò quan
trọng trong việc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so
sánh lực lượng hậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây
dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải là
một vấn đề đơn thuần của số học. Hậu phương có thể chuyển hoá từ yếu
sang mạnh, hoặc ngược lại. Cách huy động lực lượng của hậu phương là một
vấn đề quan trọng. Nó phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến
tranh, trình độ giác ngộ của con người, năng lực xử lý các vấn đề liên quan
đến chiến tranh... Muốn để hậu phương động viên được sức người, sức của
cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần
cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải qua một quá trình
xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh.
Trong quá trình đó, hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả
về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng
chiến.
II. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG TRONG
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM.
Hậu phương của chiến tranh có những cấp độ và hình thức khác nhau.
Có hậu phương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích,
lại còn có khái niệm hậu phương lòng dân. Dân bao bọc che trở, tạo điều
kiện cho cách mạng xây dựng căn cứ của mình. Nhưng xét trên phương diện
tổng quát nhất, thì lực lượng cách mạng muốn chiến thắng kẻ thù nhất định

phải có hậu phương chiến lược, vì “không có một đội quân nào trên thế giới
5
không có hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng được” {7.Tr.13}.
Điều đó đã trở thành qui luật.
Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của hậu phương
trong chiến tranh đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của hậu phương.
Thực tiễn đẫ chứng minh điều đó một cách hùng hồn. Trong chiến tranh thế
giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô chiến thắng Phát-xít Đức- Nhật trong một
điều kiện vô cùng khó khăn vì họ có hậu phương chiến lược bao gồm các
nước cộng hoà trong Liên bang rộng lớn, được củng cố và xây dựng để đủ
sức đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức coi trọng việc xây dựng hậu
phương, xem đó là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định thắng lợi của cách
mạng.
Trong những ngày đầu trứng nước vận động thành lập Đảng, Nguyễn
Ái Quốc đã chú trọng xây dựng cơ sở trong dân- xây dựng cơ sở cách mạng
trong cộng đồng những người Việt Nam ở Pháp, Thái Lan, đặc biệt là ở
Trung Quốc. Những cơ sở bước đầu này thực sự là hậu phương của cách
mạng, là chỗ dựa, sức mạnh giúp Đảng vượt qua khủng bố của kẻ thù, đứng
vững, phát triển và hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình.
Đầu năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt tay xây dựng Cao Bằng thành căn
cứ địa của cách mạng Việt Nam. Người nói: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra
triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước,
lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ
Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có
thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên,
6
với toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thế tiến

công, lúc khó khăn có thể giữ” {10.Tr. 38-39}.
Thực hiện theo tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, căn cứ địa cách mạng
được mở rộng và phát triển thành khu giải phóng rộng lớn gồm 6 tỉnh thuộc
Việt Bắc. Đây là nơi Đảng và Quốc dân Đại hội quyết định những vấn đề
chiến lược của cách mạng, mà bước đi quan trọng, quyết định nhất là phát
động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám một phần lớn là nhờ có căn cứ địa vững chắc, bao
gồm: căn cứ Việt Bắc, các căn cứ ở các khu, các tỉnh, các cơ sở ở các địa
phương trong toàn quốc.
Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Việt Bắc lại trở thành căn cứ
địa. Ngoài ra, ta còn có một hậu phương rộng lớn, bao gồm các khu du kích,
các vùng tự do ở khu III, khu IV, khu V, Nam Bộ...tạo thành thế liên hoàn,
vừa bao vây kẻ thù, vừa cung cấp sức người, sức của cho tuyền tuyến, động
viên ý chí niềm tin cho những người lính trên chiến trường.
Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã có thể kế thừa những kinh
nghiệm xây dựng hậu phương trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến
chống Pháp. Hơn bao giờ hết, trong cuộc kháng chiến lần này, Đảng đã đặc
biệt chú ý đến vai trò quan trọng của hậu phương, bởi vì với một cuộc chiến
không cân sức, phải đối đầu với một kẻ thù nguy hiểm, có tiềm lực kinh tế,
quân sự, quốc phòng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thì việc tổ chức, huy động
sức mạnh của toàn dân tộc và “phải có một hậu phương vững chắc” như
Lênin đã từng nói, là hoàn toàn cần thiết. Hậu phương đó là miền Bắc
XHCN. Tuy nhiên, xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ có sự
phát triển về chất so với xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống
Pháp. Bởi vì, lúc đó chúng ta đã có một nửa nước hoà bình đi lên CNXH, có
khả năng dốc toàn bộ sức mạnh của mình cho chiến tranh. Đồng thời, ta
7
cũng có hậu phương tại chỗ ở miền Nam là những căn cứ du kích hoặc vùng
tự do trong kháng chiến chống Pháp. Hơn nữa, bên cạnh ta lại có các nước
XHCN anh em và lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới ủng hộ, chia sẻ.

Tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tầm quan
trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm xây dựng
hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã tập trung xây dựng
miền Bắc thành hậu phương lớn cho tuyền tuyến lớn miền Nam, “Tiến hành
cách mạng XHCN ở miền Bắc tức là xây dựng cuộc sống mới, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân miền Bắc, đồng thời là củng cố miền Bắc thành cơ sở
vững chắc về mọi mặt cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà” {11.Tr. 5}
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng hậu
phương đã thực sự có ý nghĩa trong quá trình xây dựng miền Bắc theo
hướng xây dựng hậu phương chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng
miền Nam. Xây dựng CNXH ở miền Bắc cũng chính là xây dựng hậu
phương cho chiến tranh giải phóng. Mọi hoạt động của miền Bắc cũng chính
là hoạt động của hậu phương cho tuyền tuyến lớn đánh Mỹ. Thắng lợi của
chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng nhờ một phần lớn vào sự
nhận thức đúng đắn của Đảng về vấn đề hậu phương và xây dựng hậu
phương miền Bắc.
III. QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG LỚN
MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1965)
8
3.1. Khái quát tình hình miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
Với âm mưu thâm độc, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội
chủ nghĩa xuống khu vực Đông Nam Á, trong Hội nghị Giơnevơ, đế quốc
Mỹ không kí vào Bản tuyên bố cuối cùng, nhanh chóng gạt Pháp, âm mưu
biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt
lâu dài đất nước ta. Sau cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ, đất nước ta bị
chia thành hai miền với hai chế độ chính trị đối lập. Sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước chưa hoàn thành. Một chặng đường gian khổ
còn ở trước mắt- chặng đường kháng chiến giải phóng miền Nam, hoàn

thành thống nhất nước nhà.
Tình hình, điều kiện trong nước và thế giới đã có nhiều điểm khác
trước. Miền Bắc nước ta đã được hoàn toàn giải phóng. Hệ thống xã hội chủ
nghĩa đã hình thành, ngày càng lớn mạnh. Phong trào độc lập dân tộc và hoà
bình trên thế giới phát triển sôi động. Trên trường quốc tế, vị trí, uy tín của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, đất
nước bị chia cắt thành hai miền. Cách mạng Việt Nam đứng trước những
nhiệm vụ mới.
Miền Bắc đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đi
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song hậu quả của chiến tranh hết sức nặng
nề trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Năm 1954, giá trị tổng sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 1,5 % giá trị
tổng sản lượng công nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu,
song sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Nông nghiệp vốn lạc
hậu lại bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Thiếu sức kéo, máy móc, công cụ,
đê điều hư hại nhiều, kĩ thuật canh tác lại lạc hậu. Ruộng đất bị bỏ hoang bởi
số lượng đồng bào công giáo di cư vào Nam.
Các tệ nạn xã hội, tàn dư của chế độ phong kiến, đế quốc chưa được
xoá bỏ. Trình độ dân trí thấp, nạn mù chữ còn phổ biến. Hệ thống y tế lạc
9
hậu. Năm 1955, ở miền Bắc mới có 78 cơ sở điều trị với 115 bác sĩ, 3.786 y
sĩ và y tá{15.Tr. 56}.
Miền Bắc đang đứng trước những khó khăn tưởng chừng như không
thể vượt qua.
Trong khi đó, ở miền Nam, Mỹ dốc sức, huy động phương tiện cho
chiến tranh, thi hành luật 10/59, thẳng tay đàn áp những người cộng sản và
người dân yêu nước.
Đứng trước tình hình cách mạng miền Nam như vậy, miền Bắc đã vừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tích cực chi viện, ủng hộ cho cách mạng
miền Nam trong suốt 21 năm đánh Mỹ. Đây cũng là nét đặc thù của cách

mạng miền Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà giai đoạn này là
những bước đi đầu tiên.
Từ đặc điểm đặc biệt này, nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của cách
mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền trong mỗi giai đoạn kháng
chiến, phục vụ trực tiếp cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà, Đảng ta xác định: “ Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc thời kì này (54-75), trước hết và chủ yếu nhằm biến miền Bắc thành căn
cứ địa chiến lược của cách mạng cả nước, thành hậu phương chiến lược của
tuyền tuyến miền Nam”.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá II- 5/1955) khẳng định:
“Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào miền Bắc cũng
phải được củng cố”. Tại Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc
(9/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực
lượng đấu tranh của nhân dân ta, nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh,
cây mới tốt”. Để củng cố miền Bắc thành hậu phương chiến lược của cách
mạng miền Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã
chủ trương tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cách mạng xã
10

×