Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

phân tích môi trường về bụi chì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.8 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
Nguồn gốc tính chất và tác hại của
chì, hiện trạng ô nhiễm chì trong
giao thông và phương pháp phân
tích Pb bằng phương pháp AAS
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Ngọc Vinh
Lớp: DHPT7
Khoá: 2010 – 2014
Nhóm 7
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Huỳnh Thế Bảo 11044271
2. Nguyễn Thị Hồng 11051931
3. Nguyễn Thị Huệ 11230111
4. Bùi Thị Thúy Lan 11230081
5. Đỗ Hoài Linh 11086431
6. Trịnh Thị Yến 11093141
2
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Lời cảm ơn
Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô
khoa công nghệ hóa học, bộ môn hóa phân tích trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh đặc biệt
là thầy nguyễn ngọc vinh đã tạo điều kiện cho chúng em: học tập, nghiên cứu , tiếp cận với đề tài “
Nguồn gốc tính chất và tác hại của chì, hiện trạng ô nhiễm chì trong giao thông và phương pháp
phân tích Pb bằng phương pháp AAS” Đây là một đề tài hay, mới lạ và có ý nghĩa lớn trong nền
công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay.Những cái kĩ năng làm đề tài như thế này, không
chỉ là nền tảng tốt nhất cho chúng em tiến đến một quá trình nghiên cứu, thực hiện tốt nghiệp sau


này mà còn là hành trang quý báu giúp chúng em thêm vững tin vào công việc tương lai của mình.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự trợ giúp nhất nhiệt tình và có hiệu quả của các thành viên trong
nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin kính chúng đến ban giám hiệu nhà trường đại học công nghiệp tp hồ chí
minh,quý thầy cô đặc biệt là thầy cô khoa công nghệ hóa học – ngành hóa phân tích sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
MỤC LỤC
4
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
5
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1 Đặt vấn đề
Một người có thể sống nhiều ngày mà không cần thức ăn, một vài ngày mà không cần nước
uống. nhưng nếu thiếu không khí con người sẽ chết trong vòng 5-7 phút. Không khí chúng ta thở là
hỗn hợp của nhiều loại khí khác nhau trong đó chủ yếu là khí Nitơ chiếm 78%, oxi, thành phần quan
trọng nhất cho sự hô hấp của con người chiếm 21%, 1% còn lại là hỗn hợp khí và hơi nước. Nhưng
hiện nay các hoạt động sống của con người như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh
hoạt hằng ngày….đã đang và sẽ thải vào bầu không khí những chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống và làm cho bầu không khí ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng. Vì
vậy ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng và được quan tâm nhiều
nhất hiện nay.
Một trong những vấn đề ô nhiễm không khí đáng quan tâm nhất có lẽ không thể không nói tới,
ô nhiễm không khí gây ra bởi chì, là loại ô nhiễm nguy hiểm nhất, đặc biệt đối với sức khỏe, nòi
giống con người và sinh vật.
1.2 Khái quát chung
1.2.1 Không khí và thành phần không khí

Không khí là vật thể tồn tại ở thể khí bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất. nó không màu, không
mùi không vị. không khí phủ lên trái đất một lớp rất dày.
Không khí với các thành phần như Nitơ chiếm 78,084% , Ôxy 20,946% , Agon chiếm
0,9340% ,Điôxít cacbon (CO2) chiếm 0,32% và một số khí khác như Neon,Hêli, Mêtan, Hiđrô,
Krypton,chúng rất cần cho quá trình hô hấp của con người, động vật và hoạt động quang hợp của
thực vật. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối thường có thêm hơi nước chiếm 1-3%
không khí.
Ngoài các chất khác trong khí quyển còn có các hạt vật chất khác tồn tại ở thể lỏng hoặc thể
rắn có kích thước nhỏ từ 6,1-8nm đến 0,1mm như các hạt bụi, phấn hoa, vi khuẩn…Bụi được gió
cuốn lên từ mặt đất, có rất nhiều loại bụi, bụi do núi lủa phun ra, do quá trình phong hóa của nham
thạch, do các hiện tượng thiên nhiên như sao băng , và một trong những nguyên nhân chính là do
các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người. Những hạt nước nhỏ, hạt bang, hạt
bụi nhỏ lơ lửng trong không khí tạo nên mây và sương mù. Chúng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn
nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc ngưng kết hơi nước trong khí quyển. Ngoài ra, trong khí
quyển còn tồn tại các hạt ngưng kết, ngưng hoa, ion, các hạt điện…chúng giúp cho việc ngưng kết
hơi nước trong không khí được diễn ra dễ dàng dù hơi nước trong không khí chưa đạt trạng thái bão
hòa. Như vâỵ không khí hầu như trong suốt nhưng ta có thể coi nó là một hỗn hợp dung dịch trong
đó không khí sạch là dung môi, các chất khác tồn tại trong nó là các chất hòa tan.
6
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Các chất hòa tan này ngày càng có nhiều trong bầu không khí hiện nay, phần lớn chúng đều có
ảnh hưởng xấu đến con người sinh vật, môi trường tự nhiên, bởi đa số chúng đều là những hạt bụi
kim loai, các khí độc….
1.2.2 Ô nhiễm không khí và các vấn đề liên quan
1.2.2.1 Hiện tượng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn
xa (do bụi)
Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là gây ra các
bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng như

hiệu ứng "nhà kính", lắng đọng axit, mưa axít, hiện tượng quang hóa, axit hóa địa dương và nguy
hiểm hơn là suy giảm tầng ôzôn dẫn đến thủng tầng ozon, Công nghiệp hoá trên thế giới càng
mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp
lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường
không khí càng quan trọng.
1.2.2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu toàn cầu.
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới hiện nay. Điều đáng lo
ngai nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như CO
2
, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo
các nghiên cứu đây thì khí quan trọng nhất gây hiệu ứng nha kính, nó đóng góp 50% trong việc này,
tiếp theo là các khí khác như CH4 13%, nitơ 5%, CFC 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3% hiệu
ứng nhà kính là hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển trái đất được mặt trời chiếu sáng. Trái
Đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. nhưng trong quá trình nay thì độ dài của sóng
thay đổi. khí các tia này phát ra ngoài sẽ gặp các phân tử khí nhà kính và các phân tử này sẽ hấp thụ
các tia bức xạ, khiến các khí này trở nên nóng dần lên. Vì vậy trên diện rộng tất cả khí nhà kính
xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh của chúng ta làm cho khí
hậu ngày càng nóng dầ n lên - quá trình này gọi là hiệu ứng nhà kính. Những khí nhà kính sẽ hấp thụ
năng lượng mặt trời, làm ấm lên bầu khí quyển gần bề mặt Trái Đất, giữ cho hành tinh của chúng ta
luôn ấm để hỗ trợ cuộc sống muôn loài.
"Hiệu ứng nhà kính" khiến nhiệt độ không khí tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng dẫn
đến hàng loạt những hậu quả chuỗi, ảnh hưởng từ công trình thiên tạo đến nhân tạo, từ con người
đến động vật. Ít ai nghĩ rằng những hiện tượng như đường ray xe lửa bị bẻ cong, những chiếc hồ khô
cạn và chứng hắt hơi sổ mũi của con người đều có nguồn gốc từ hiệu ứng nhà kính.
Bên

cạnh đó ô nhiễm không khí còn các ảnh hưởng khác như gây nên hiện tượng mưa axit và
lắng đọng axit trong tự nhiên. Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là
hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu
tự nhiên khác. Khi xuất hiện mưa axit do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số

7
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn
nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Và ảnh hưởng nguy hiểm nhất là sư suy giảm tần ozon dẫn đến thủng tầng ozon. Tuy mỏng
manh nhưng tầng ozon có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất vì nó hấp thụ phần lớn
tia cực tím (UV) của bức xạ Mặt Trời, không cho các tia này đến được Trái Đất Như chúng ta đã
biết, tia bức xạ UV mà Mặt Trời tỏa ra chia làm 3 loại: UV-A (400-315nm), UV-B (315-280nm), và
UV-C (280-100 nm). Trong đó, UV-C rất có hại cho con người, UV-B gây tác hại cho da và có thể
gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư da. Tầng ozon đã giúp cản trở tia bức xạ UV-B và UV-C, còn
hầu hết tia UV-A chiếu được tới bề mặt Trái Đất, nhưng may mắn là tia này ít gây hại cho sinh vật.
Các nghiên cứu cho thấy rằng cường độ bức xạ UV-B trên bề mặt Trái Đất nhờ sự ngăn cản của tầng
ozon trở nên yếu hơn tới 350 tỉ lần so với trên tầng khí quyển. Nếu tầng ozon bị suy giảm, bức xạ
UV sẽ đến Trái Đất nhiều hơn và làm tăng bệnh ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, làm giảm sản
lượng lương thực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
1.2.2.3 Tác hại của ô nhiễm không khí tới con người
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6
triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm
không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu Á. Theo nghiên cứu công bố ngày 12/7 trong tạp
chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử
vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí. Những hạt
bụi nhỏ liti này lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh
về đường hô hấp.
Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng
cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật
bẩm sinh Không khí kém chất lượng ảnh hưởng tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng
thấp, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ dựa trên 3 triệu ca sinh nở được ghi nhận tại 9 quốc
gia ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Úc. Chỉ số cân nặng thấp - khi một trẻ em mới sinh
có cân nặng dưới 2,5kg - sẽ khiến đứa trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, kém nhận thức và thậm chí là
chết yểu.

1.2.2.4 Nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí
Các hoạt động thường ngày của con người đều góp phần làm bầu không khí trở nên kém trong
lành hơn, chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân chủ yêu sau. Do các hiện tượng tự nhiên gây
ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân
bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát
triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
Do các hoạt động sản xuất công nghiệp, dù cho là các công nghiệp với công nghệ hiện đại hay
lạc hậu thì đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình
8
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa
cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận
chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu
sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Do các hoạt động giao thông vận tải. có thể thầy rằng đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với
không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá
trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di
chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
Cuối cùng là do các hoạt động sinh hoạtcủa con người. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ,
chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một
hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
CHƯƠNG 2. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO CHÌ
2.1 Ô nhiễm không khí do chì
Ô nhiễm không khí gây ra những hệ lụy cho sức khỏe con người, đặc biệt ô nhiễm không khí
do bụi chì, sinh ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các hoạt động giao thông vận tải. ô
nhiễm không khí do chì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đến nòi giống của con người các loại động
thực vật trong tự nhiên. Vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.
2.1.1 Tổng quan
2.1.1.1 Nguồn gốc của chì

Chì từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết
tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng và dễ uốn cũng như dễ nung chảy. Vào đầu thời kỳ đồ đồng,
chì được sử dụng cùng với antimon và asen.
Nhà sản xuất chì lớn nhất trước thời kỳ công nghiệp là nền kinh tế La Mã, với sản lượng hàng năm
80.000 tấn, đặc biệt chúng là phụ phẩm của quá trình nung chảy bạc.
9
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Hình . Các thỏi chì ở Anh thuộc la mã cổ
Hiện nay, chì hiện diện trong môi trường xung quanh chúng ta bởi rất nhiều nguồn như trong
pin, ắc- quy, chì có mặt trong các mỏ tự nhiên và cũng có thể đi vào đất thông qua sự rò rĩ từ
gasoline của các bồn chứa dưới mặt đất hoặc các dòng thảy của sơn chứa chì hoặc từ các nguồn của
các ngành công nghiệp sử dụng chì.
Có thể nói hoạt động giao thông của con người là một trong những nguyên nhân chính gây gia
tăng ô nhiễm chì trong khí quyển, và chủ yếu là do lượng xăng (nhiên liệu) pha chì đáng kể vẫn
đang được sử dụng, các phương tiện tham gia lưu thông tăng nhanh, từ đó tăng lượng khói bụi do
các ô tô, xe máy thải ra môi trường gây nên ô nhiễm không khí.
Tóm lại, nguồn quan trọng của ô nhiễm môi trường chì bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các
hoạt động sản xuất và tái chế và trong một số quốc gia tiếp tục sử dụng sơn pha chì và xăng pha chì,
hơn ¾ số lượng chì được tiêu thụ là để sản xuất ắc quy chì axit cho xe có động cơ. Tuy nhiên chì
cũng đợc sử dụng trong nhiều sản phẩm khác ví dụ như bột màu, sơn, hàn kim loại, kính màu, tàu
pha lê, đạn dược, men gốm, chơi và trong một số mỹ phẩm, các loại thuốc cổ truyền. Nước uống
cung cấp thông qua đường ống dẫn hoặc ống với các mối hàn nối chì có thể chứa chì.
2.1.1.2 Tính chất của chì
• Tính chất vật lý
Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu
tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim
10
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
loại khác. Chì có tính chống ăn mòn cao, và do thuộc tính này, nó được sử dụng để chứa các chất ăn
mòn (như axit sulfuric). Do tính dễ dát mỏng và chống ăn mòn, nó được sử dụng trong các công

trình xây dựng như trong các tấm phủ bên ngoài các khối lợp. Chì kim loại có thể làm cứng bằng
cách thêm vào một lượng nhỏ antimony, hoặc một lượng nhỏ các kim loại khác như canxi. Chì dạng
bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại khác, bột chì rất mịn, có khả năng
tự cháy trong không khí, khí độc phát ra khi chì cháy
• Tính chất hóa học
Chì kim loại chỉ bị ôxi hóa ở bề ngoài trong không khí tạo thành một lớp chì ôxít mỏng, chính
lớp ôxít này lại là lớp bảo vệ chì không bị ôxi hóa tiếp. Chì kim loại không phản ứng với các
axit sulfuric hoặc clohydric. Nó hòa tan trong axit nitric giải phóng khí nitơ ôxít và tạo thành dung
dịch chứa Pb(NO
3
)
2
.
3 Pb + 8 H
+
+ 8 NO
3
- → 3 Pb
2+
+ 6 NO
3
- + 2 NO + 4 H
2
O
Khi nung với các nitrat của kim loại kiềm, chì bị ôxi hóa thành PbO, và kim loại kiềm nitrat.
Chì dễ dàng tạo thành hợp kim đồng mol với kim loại natri, hợp kim này phản ứng với các ankyl
halua tạo thành các hợp chất hữu cơ kim loại của chì như tetraethyl chì (hợp chất được pha vào xăng
để tăng hiệu quả của xăng)
2.1.1.3 Tác hại của chì
1. Nguồn gốc và các đường phơi nhiễm.

Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho sức khỏe nòi giống của con người và sinh vật,
nguy cơ nhiễm độc chì hiện nay đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Chì xâm nhập cơ thể qua
hai con đường chính. Thứ nhất là qua đường hô hấp khi chúng ta hít phải bụi hoặc không khí mà
trong đó có lẫn bụi chì khi đó chì lọt vào trong phổi gây nhiễm độc. Thứ hai là qua đường ăn uống
những thực phẩm có chất chì, hoặc khi làm việc, tiếp xúc với môi trường có hàm lượng chì cao
cũng dẫn đến tình trạng ngộ độc hay nhiễm độc chì. Sau khi lọt vào cơ thể chì sẽ thấm vào máu, sau
đó được tích trữ trong gan, thận, não và vài cơ quan khác như trong mô mềm và trong xương. Ngoài
ra chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc ngoài da nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.
Mọi người có thể trở thành bị phơi nhiễm với chì thông qua các nguồn lao động nghề nghiệp
và môi trường. Điều này chủ yếu là kết quả từ hít phải các hạt chì tạo ra bởi vật liệu cháy có chứa
chì, ví dụ như trong quá trình nấu chảy, tái chế không chính thức, tước sơn pha chì và sử dụng xăng
pha chì; ăn phải bụi chì bị ô nhiễm, nước (từ đường ống pha chì), thực phẩm (từ các thùng chứa chì
bằng kính hoặc chì hàn). Sử dụng một số mỹ phẩm và các loại thuốc cổ truyền cũng có thể dẫn đến
phơi nhiễm với chì. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng hấp thụ 4-5 lần nhiều hơn so
11
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
vớingười lớn từ một nguồn nhất định. Hơn nữa sự tò mò bẩm sinh của trẻ em và kết quả hành vi tay-
miệng phù hợp với tuổi của chúng trong miệng và nuốt các vật có chứa chì hoặc tráng chì, chẳng
hạn như bụi hoặc đất bị ô nhiễm và vỏ của sơn chứa chì bị mục nát. Phơi nhiễm với đất và bụi bị ô
nhiễm chì do tái chế pin và khai thác khoáng sản đã gây ra nhiễm độc chì hàng loạt và nhiều trường
hợp tử vong ở trẻ nhỏ ở Senegal và Nigeria.
Ngay khi đi vào cơ thể, chì được phân phối đến các cơ quan như não, thận, gan và xương.Cơ
thể lưu trữ chì ở trong răng và xương, nơi nó được tích lũy theo thời gian. Chì lưu trữ trong xương
có thể được tái huy động vào máu trong quá trình mang thai, do đó phơi nhiễm thai nhi.
2. Ảnh hưởng của chì đến sức khỏe
Như đã nói chì là một kim loại rất độc , bởi khi nó xâm nhập vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng
đến tất cả các bộ phận như hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận, và hệ miễn dịch. Đối với hệ
thần kinh trung ương, việc nhiễm độc chì có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu.
Chì còn tác động lên hệ thống enzyme, đặc biệt là enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số
rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm

độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp, viêm
thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến lão nếu nặng có thể gây tử vong.
Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh như PbO
2
có thể
gây bệnh thận, và các cơn đau bất thướng giống như đau bụng. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp
xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh
sản ở nam giới.
Khi hàm lượng chì trong máu khoảng 0,3 ppm thì nó ngăn cản quá trình sử dụng oxi để oxi
hoá glucoza tạo ra năng lượng cho quá trình sống, do đó làm cho cơ thể mệt mỏi. ở nồng độ cao hơn
(>0,8 ppm) có thể gây nên thiếu máu do thiếu hemoglobin. Hàm lượng chì trong máu nằm trong
khoảng (>0,5 – 0,8 ppm) gây ra sự rối loạn chức năng của thận và phá huỷ não. Xương là nơi tàng
trữ tích tụ chì trong cơ thể, ở đó chì tương tác với photphat trong xương rồi truyền vào các mô mềm
của cơ thể và thể hiện độc tính của nó.
3. Ảnh hưởng sức khỏe do nhiễm độc chì ở trẻ em
Chì gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn
công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống
sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sự chậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi. Ở
cấp độ phơi nhiễm thấp hơn chì không gây ra triệu chứng rõ ràng và trước đây được coi là an toàn,
12
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
chì bây giờ được biế ttạo ra một phổ rộng của các thương tổn trên nhiều hệ thống cơ thể (multiple
body systems). Đặc biệt là chì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ em dẫn đến giảm chỉ số
thông minh (IQ), thay đổi hành vi như rút ngắn khoảng chú ý và tăng hành vi chống đối xã hội và
giảm độ học vấn. Phơi nhiễm với chì cũng gây thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, miễn dịch độc tố
(immunotoxicity) và độc tính (toxicity) đối với cơ quan sinh sản. Các ảnh hưởng về thần kinh và
hành vi (neurological and behavioural effects) của chì được cho là không thể hồi phục.
Không biết được về nồng độ chì an toàn trong máu nhưng người ta biết khi phơi nhiễm với chì
gia tăng thì phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các ảnh hưởng cũng tăng lên.
Thậm chí nồng độ chì trong máu nhỏ nhất là 5mg/dl từng được cho là một "mức an toàn" (safe

level), có thể dẫn đến giảm trí thông minh ở trẻ em, khó khăn về hành vi và các vấn đề học tập.
4. Thực trạng nhiễm độc chì hiện nay
Hiện nay nước ta là một nước đang phát triển, dù đã cố gắng nhưng các mặt về y tế, sức khỏe
con người vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, sức khỏe người dân vẫn còn nhiều vấn
đề nan giải đáng quan tâm. Trong đó, tỷ lệ nhiễm độc chì ở nước ta còn rất cao, có nhiều nguyên
nhân, có thể là môi trường sống, nguồn thực phẩm, nguồn nước hay môi trường làm việc. Ví dụ:
Hầu hết những đứa trẻ ở thôn Đông Mai (Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên) mang chì trong máu, hậu
quả của nghề tái chế pin, ắc-quy hơn 30 năm nay của địa phương. Nhiều bé có hàm lượng chì trong
máu vượt ngưỡng cho phép 6-7 lần
.
Hình . Làng ô nhiễm: Những đứa trẻ mang chì trong máu
• Xử trí và phòng ngừa
13
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Với ngộ độc chì cấp, cần rửa dạ dày sớm với dung dịch natrisulfat hoặc magie sulfat 3%,
không dùng than hoạt vì chì lắng đọng dưới dạng không hấp thu được.Với ngộ độc chì mạn tính,
trước hết cần tìm nguồn tiếp xúc để loại bỏ nguồn gốc và nguy cơ. Phòng ngừa ngộ độc chì cần tuân
thủ các qui định về chì, tránh các yếu tố nguy cơ cao gây ngộ độc chì, đặc biệt là người có nghề tiếp
xúc nhiều với chì, cần được trang bị bảo hộ lao động, cải thiện không khí trong môi trường làm việc.
Làm giảm hàm lượng chì trong các sản phẩm công nghiệp, kiểm tra và bảo vệ môi trường, xét
nghiệm sàng lọc tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao. Đặc biệt, khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế
tin cậy để khám và điều trị, hết sức tránh dùng các loại thuốc y học dân tộc có nguồn gốc không rõ
ràng. Nếu có dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ cần tới trung tâm chống độc để được chẩn đoán và xử
trí kịp thời.
2.2 Hiện trạng ô nhiễm Pb trong giao thông.
2.2.1 Thực trạng ô nhiễm chì trong giao thông
Ở hầu hết các đô thị của nước ta đều bị ô nhiễm bụi, khí thải do các hoạt động giao thông vận
tải gây nên, có nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở gần đường lớn
đều bị ô nhiểm, các khu dân cư ở xa, ít chịu ảnh hưởng của hoạt động giao thông, nhưng nồng độ
các chất nguy hại cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.

Ngày nay, cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, phương tiện giao thông ở nước ta
tăng lên rất nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc lượng khí thải, thải vào không khí ngày càng tăng
lên.Trước năm 1980 khoảng 80 - 90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, còn bây giờ thì ngược lại
khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ôtô con. Nguồn khí thải từ giao thông vận tải đã trở
thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao
thông Hà Nội, năm 1990 có 34.222 xe ôtô, năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham
gia giao thông. Như vậy sau 10 năm số lượng ôtô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần. Về xe máy ở Hà Nội
năm 1996 mới có khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002 tăng tới hơn 1,3 triệu xe
máy, bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 mới có khoảng
1,2 triệu xe máy, năm 2001 gần 2 triệu xe, năm 2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe
máy ở các đô thị nước ta mỗi năm tăng khoảng 15 - 18%, số lượng xe ôtô mỗi năm tăng khoảng 8 -
10%.
Do số lượng xe máy tăng lên, đã làm tăng lên nguồn khí thải, thải vào không khí. Theo thống
kê thì ở Việt Nam , khoảng 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng, 100% xe máy chạy bằng
xăng. Như chúng ta đã biết, thì ô tô, xe máy là một trong những phương tiện giao thông chủ yếu của
thành phố. Ô tô, xe máy dựa vào việc đốt cháy xăng để tạo ra động lực. Trong quá trình xăng bị đốt
cháy, giải phóng ra rất nhiều khí có hại, trong đó có chì, sẽ tạo ra sự nhiễm độc chì rất nguy hiểm,
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
14
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Theo Cục quản lý môi trường, đã thống kê hàm lượng chì trong không khí sau mỗi lần kiểm
soát qua các năm và đưa ra số liệu như sau:
• Kể từ khi nhà nước quyết định chỉ cho sử dụng xăng không pha chì vào năm 2001 lượng chì trong
không khí đã giảm đáng kể. Trong nhiều năm liền, từ 2002 – 2005 luôn ổn định ở mức 0,51μg/m
3
dưới chỉ tiêu của WHO đề ra (TCVN trung bình là 1,4 1μg/m
3
trong 24 giờ.)
• Tại TP.HCM ,vào năm 2006, nồng độ chì trung bình tăng 1,4 đến 2,4 lần so với 2005

• Cuối tháng 8/2007 tại hội thảo kiểm soát khí thải moto xe máy tham gia giao thông tại các thành phố
lớn, tổ chức tại thành phố HCM, chi cục trưởng bảo vệ môi trường đã công bố một số liệu đáng ngại
về tình hình ô nhiễm môi trường ở thành phố,đó là lượng Pb trong không khí do các trạm quan trắc
ven đường giao thông của TP.HCM vào năm 2006 đã tăng đột biến, lên mức trên 1μg/m
3
, vượt mức
cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1μg/m
3
) .
• Theo thống kê của trạm trắc quang môi trường thành phố cần Thơ, thực hiện từ đầu năm 2007 đến
nay, cho thấy, hàm lượng chì trong không khí tại nhiều điểm trên địa bàn đang tăng lên đáng báo
động vượt mức cho phép từ 1 đến 200 lần.
• Khoảng thời gian sau, Thanh tra Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM phát hiện một lượng xăng dầu
kém chất lượng đang được bán trên thị trường. Ngay sau đó, kết quả quan trắc môi trường TP HCM
6 tháng đầu năm 2009 cho thấy, hàm lượng chì tăng từ 1,33 đến 2,28 lần so với 6 tháng cuối năm
2008 (tại 6 trạm quan trắc).
• So với cùng kỳ đầu năm 2011, nồng độ chì đo được đầu năm 2012 trên địa bàn TP.HCM dao động
trong khoảng 0,29 – 0,40 µg/m
3
, tức là có tăng lên.
• Theo thống kê khác, hàng năm, lượng bụi chì thải ra ở Việt Nam xấp xỉ 200 tấn, trong đó Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới một nửa. Hàm lượng chì trong không khí ở 2 thành phố lớn này
có nơi đang vợt quá từ 1,2 đến 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm Pb trong không khí
Theo các số liệu thống kê, ta có thể nhận ra một thực trạng đáng báo động là lượng Pb trong
không khí đang có xu hướng tăng lên, mặc dù chưa vượt quá so với quy định nhưng đây là một điều
đáng để lưu tâm. Vậy do đâu mà lượng chì trong không khí lại tăng đột biến như vậy?
Theo PGS TS Nguyễn Đinh Tuấn, chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí
Minh, có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, một là do lượng xe máy tham gia giao
thông tăng nhanh, hai là do chất lượng xăng không đảm bảo, hay nói cách khác đã có một lượng

xăng pha chì đáng kể được bán ra thị trường trong thời gian gần đây. Cũng theo ông Tuấn, việc xăng
15
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
pha chì có mặt trở lại trên thị trường mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chì trong không
khí gia tăng đột biến trong thời gian ngắn.
Hiện nay, ô tô, xe máy, mô tô là phương tiên giao thông chủ yếu ở Việt Nam và các nước trên
thế giới, đặc biệt là ở các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển thì đây là phương tiện giao
thông không thể thiếu đối với các ngành sản xuất, dịch vụ. Vì vậy, lượng xe máy và ô tô tăng dần
với số lượng lớn qua từng năm. Tại Việt Nam theo thống kê của bộ giao thông vận tải thì tính đến
quý một năm 2013 số xe máy đăng kí lưu hành hơn 37 triệu chiếc và theo dự kiến còn tăng nhiều
hơn nữa…Theo cục đăng kiểm ô tô số lượng ô tô lưu hành tại Việt Nam tính đến năm 2012 là 1,46
triệu chiếc. Cũng theo dự đoán của tổ chức năng lượng quốc tế thế giới (IEA) thì số lượng ô tô trên
thế giới sẽ đạt mức 1,7 tỉ chiếc vào năm 2035 con số này gấp đôi so với số lượng ô tô đang lưu hành
trên thế giớ hiện nay. Chỉ với vài con số chúng ta đã có thể thấy lượng ô tô, xe máy hiện nay đang
tăng đột biến như thế nào. Do số lượng ô tô, xe máy tăng lên, đã làm tăng lên nguồn khí thải, dẫn
đến làm tăng lượng Pb gây ô nhiễm vào không khí.
Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu và đóng vai trò lớn trong việc gây ô nhiễm là việc sử dụng
xăng không đạt chỉ tiêu chất lượng, hay nói cách khác là sự dụng một lượng lớn xăng pha Pb. Như
đã nêu trên, 75% số lượng ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng, 100% xe máy chạy bằng xăng. Khi sử
dụng xăng để làm nhiên liệu, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu để sinh công, động cơ đã thải ra
một lượng khí thải, người ta kiểm định rằng trong hỗn hợp khí đó có chứa “ chì”. Vậy chì là do đâu
sinh ra?.
• Đó là do người ra phải cho thêm vào xăng một chất chống nổ có thành phần chì, hỗn hợp Chì
Tetraethyl (viết tắt : TEL, công thức (CH
3
CH
2
)
4
Pb) đã được sử dụng để pha vào xăng dành cho các

động cơ. Xăng pha thêm chì chủ yếu là để hạ thấp hiện tượng "kích nổ" của nhiên liệu đến mức chấp
nhận được tránh được sự hư hỏng động cơ, cũng nhằm làm tăng chỉ số octane và giúp động cơ có
thể hoạt động được tốt hơn, bền hơn,nó có thể cải thiện tình trạng hoạt động của máy, giảm bớt sự
mài mòn động cơ.
• Các hợp chất chì trong xăng còn có vai trò tăng cường hiệu suất của động cơ do tác dụng bôi trơn
van xả và ngăn ngừa mài mòn động cơ. Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với các động cơ cũ có
chân van xả làm bằng kim loại chất lượng thấp (kim loại "mềm").
Vì vậy, bất chấp những nguy hại do bầu không khí nhiễm chì gây nên, một lượng lớn xăng pha
chì vẫn được sử dụng, bất chấp nhưng quy định nghiêm cấm sử dụng của các cơ quan, dẫn tới lượng
bụi chì xả vào không khí ngày càng tăng lên cùng với việc tăng số lượng ô tô xe máy. Chính vì hai
nguyên nhân này, mà lượng chì thải vào không khí do hoạt động giao thông đang là vấn đề cấp bách
cần được cả xã hội quan tâm.
16
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
2.3 Phương pháp và cách khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Qua tìm hiểu chúng ta đã biết được những con đường gây nên ô nhiễm chì cũng như tác hại
của việc nhiễm độc chì đến sức khỏe cũng như nòi giống con người, sinh vật. Từ đó đề xuất ra các
biện pháp nhằm khắc phục tính nguy hại của chì, ngoài việc các ngành chức năng phải thường
xuyên giám sát chặt chẽ chất lượng xăng dầu, cần có một cơ quan đủ mạnh, và các quy định đầy đủ
để đảm trách nhiệm công việc không chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải. Với cơ
cấu hiện tại, trách nhiệm này sẽ được chia sẻ cho nhiều đơn vị nên hiệu quả xử lý sẽ không cao. Mặt
khác vấn đề sử dụng nhiên liệu sạch cần được quan tâm hơn. Những năm qua chúng ta đã đạt những
hiệu quả khá tốt trong việc sử dụng xăng không chì. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu và giám sát
tiếp tình trạng ô nhiễm khi sử dụng xăng không chì gây ra (như benzene), tiếp cận cới việc sử dụng
nhiên liệu sạch khác như khí đốt, điện, hydro, năng lượng mặt trời
Cải thiện kĩ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ, sử dụng các biện
pháp đơn giản để giảm sự bay hơi của nhiên liệu, tăng cường kiểm soát sư phát thải từ các phương
tiện giao thông như kiểm tra sự thải khói, kiểm định kỹ thuật máy móc là những biện pháp có thể
làm ngay và góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí.
Ngoài ra còn có thể thức hiện một số biện pháp có ý nghĩa lâu dài bằng việc tăng cường sự tham gia

của cộng đồng, như tăng mật độ cây xanh trong các đô thị, trồng thêm các cây xanh trên đường phố
và mở rộng công viên. Giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm ở các làng nghề nằm trong và gần các khu
đô thị: thay đổi sử dụng các nhiên liệu đốt từ than dầu sang gas, điện. Áp dụng các biện pháp xử lý
khí thải từ các cơ sở sản xuất.
Tuyên truyền cho người dân thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện xe
cộ đã được đăng kí, các phương tiện phải được kiểm tra về sự phát thải hằng năm và định kì bảo
dưỡng xe. Không cho lưu thông những phương tiện quá cũ, không đảm bảo chất lượng.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHÌ TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP AAS.
Có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng chì nhưng hiên nay cơ bản có 2 phương pháp
chính là phương pháp phân tích hóa học và phương pháp phân tích công cụ. Phương pháp phân tích
hoá học bao gồm phương pháp trọng lượng và phương pháp thể tích.
17
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Phương pháp phân tích công cụ bao gồm các phương pháp phân tích điện hóa (phương
pháp cực phổ, phương pháp chuẩn độ đo thế, phương pháp Vol-Ampe hòa tan), các phương pháp
phân tích quang phổ (phương pháp trắc quang, phương pháp phổ phát xạ nguyên tử, phổ hấp
thụ nguyên tử, phương pháp cảm ứng cao tần Plasma phổ khối ICP - MS và các phương pháp khác.
Để xác định hàm lượng chì lớn thường sử dụng phương pháp chuẩn độ thể tích còn để xác
định hàm lượng nhỏ phải dùng các phương pháp phân tích công cụ.
Trong phương pháp phân tích công cụ, hiện nay thì phương pháp AAS được dùng phổ biến nhất.
3.1 Giới thiệu phương pháp AAS và tiêu chuẩn áp dụng
3.1.1 Giới thiệu phương pháp
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) dựa trên cơ sở lý thuyết là sự hấp thụ năng lượng (bức
xạ đơn sắc) của các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ đơn sắc qua đám hơi
của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Đối tượng chính của phương pháp phân tích theo phổ
hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của
chất hữu cơ và vô cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay bằng phương pháp này người ta có thể
định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 ngyên tố) và một số phi kim đến giới hạn nồng độ
cỡ ppm bằng kĩ thuật F-AAS, đến nồng độ ppb bằng kĩ thuật TA-AAS với sai số không lớn hơn

15%. Với đối tượng đó, phương pháp phân tích này được sử dụng để xác định các kim loại trong các
mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, các mẫu của y học sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả,
thực phẩm, các nguyên tố vi lượng trong phân bón…
Tiêu chuẩn áp dụng : tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152:1996 về Xác định hàm lượng chì
bụicủa sol khí thu được trên cái lọc bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
3.1.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152:1996
3.1.2.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích hoá học các mẫu chì (chì dạng bụi) từ không
khí xung quanh đã tích góp trên cái lọc dựa vào cơ sở phân huỷ bằng axit và đo quang phổ hấp thụ
nguyên tử (AAS).
Phương pháp này được áp dụng cho những mẫu không khí xung quanh với hàm lượng chì bụi,
thu góp trên cái lọc của thiết bị lấy mẫu lớn hơn 1 µg nếu như sự xác định cuối cùng được thực hiện
bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS).
Việc xác định cuối cùng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (G-
AAS) cho phép đo những lượng nhỏ hơn 1 µg, nhưng chỉ có thể áp dụng sau khi xác định được giá
trị thực nghiệm của giới hạn phát hiện.
3.1.2.2 Nguyên tắc
Bụi được thu góp trên cái lọc được phân huỷ bằng axit. Mọi lượng chỉ có trên cái lọc được hoà
tan và dung dịch mẫu được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
18
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
3.2 Thuốc thử và thiết bị
3.2.1 Thuốc thử
Trong quá trình sử dụng hoá chất làm thuốc thử,sử dụng nước hay các hoá chất cần thêm vào,
chúng ta không tránh khỏi sự nhiễm một hàm lượng chì (Pb) nhất định nào đó.Nên để tránh sự ảnh
hưởng đó, ta có thể sử dụng thuốc thử đã được xác định có độ tinh khiết phân tích và nước cất hay
nước có độ tinh khiết tương đương. Điểm cốt yếu là hàm lượng chì không thay đổi sao cho thu được
những giá trị mẫu trắng lặp lại. Như vậy sẽ loại bỏ được ảnh hưởng của hàm lượng chì có trong
thuốc thử , nước…
3.2.1.1 Nước cất hay nước đã loại ion

Nước dùng trong phân tích có hàm lượng chì nhỏ hơn 0.01 µg/ml (ppm) và độ dẫn điện nhỏ
hơn 0.2 ms/m (2µs/cm), hoặc điện trở lớn hơn kΩm.
Có sự quy định về độ dẫn điện bởi trong quá trình phân tích, nếu hàm lượng ion quá nhiều nó
có thể hấp thụ một phần nào đó bức xạ ta sử dụng, sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chì trong mẫu,
gây sai số.
3.2.1.2 Axit nitric (HNO
3
) đậm đặc
ρ20 = 1,42g/ml, cất lại để có hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 µg/ml.
3.2.1.3 Axit nitric loãng có nồng độ khoảng 0.1 mol/l.
Cho 10 ml axit nitric đậm đặc vào 500 ml nước và pha loãng đến một lít.
3.2.1.4 Chì, dung dịch chuẩn nồng độ 1000µg/ml (ppm).
Có thể sử dụng dung dịch chuẩn bán sẵn trên thị trường.
Tự pha dung dịch chuẩn :
Hoà tan 1,598g ± 0,001g chì nitrat [Pb(NO
3
)
2
] đã được làm khô từ trước đến khối lượng không
đổi ở 110
0
C và được làm nguội trong bình hút ẩm trong axit nitric loãng . Chuyển định lượng dung
dịch vào bình định mức một vạch 1000ml và định mức đến vạch bằng axit nitric loãng .
3.2.2 Thiết bị
Sử dụng thiết bị thông thường tại phòng thí nghiệm và :
3.2.2.1 Dụng cụ thuỷ tinh bosilicat
Nên dành riêng một bộ dụng cụ thuỷ tinh để xác định chì bằng phương pháp này, để bảo đảm
là sẽ không nảy sinh vấn đề gì do không loại hết tạp chất.
• Pipet một vạch theo ISO 648
• Các loại bình định mức một vạch có dung tích từ 10ml đến 100ml theo ISO 1042.

3.2.2.2 Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.
Lắp đặt và vận hành theo hướng dẫn của nhà chế tạo và kèm theo một buồng đốt sử dụng ngọn
lửa khí axetylen hoặc một cuvet graphit tự bơm mẫu, một đèn catot rỗng của chì hoặc một đèn
phóng không điện cực và có khả năng hiệu chỉnh nhiễu đường nền bằng cách dùng một đèn đơteri
hoặc những hệ thống điều chỉnh nền Zeeman hay Sith - Hieftje.
19
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Tuỳ mục đích phân tích mà ta sử dụng máy quang phổ cho thích hợp, với hàm lượng chì lớn
hơn 1µg thì ta có thể dùng phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. Khi phân tích hàm lượng nhỏ
hơn 1 µg thì khả năng phát hiện của phương pháp ngọn lửa có thể kém, không chính xác, vì thế ta
nên dùng phương pháp hấp thụ nguyên tử không ngon lửa.
3.2.2.3 Thiết bị lấy mẫu.
Cái lọc để lấy mẫu có thể là dạng màng hoặc dạng sợi thuỷ tinh. Cái lọc mới (chưa lấy mẫu)
phải có hàm lượng chì tối đa thấp hơn so với lượng tối thiểu có thể đo được theo quy trình hấp thụ
nguêyn tử được sử dụng để đảm bảo khả năng phát hiện của phương pháp và máy quang phổ.
 Một số lưu ý :
i. Thiết bị để lọc màng có thể dùng cho nhiều cái lọc. Tấm đỡ cái lọc có đủ độ thấm để nước tự do
chảy qua.
ii. Cái lọc thuỷ tinh borosilicat không chứa chất kết dính. Cái lọc cần có đường kính thích hợp để ;ắp
vừa thiết bị và lấy mẫu theo kích cỡ mong muốn.
iii. Độ hao khối lượng trong một phép thử trắng phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Nên dùng loại cái lọc có khối
lượng trong khoảng 50 g/m
2
và 100 g/m
2
.
iv. Thử độ hao khối lượng trong khi lọc nhưng thay mẫu bằng nướccất. Kiểm tra riêng từng hộp hoặc
lô. Dùng 3 cái lọc lựa chọn ngẫu nhiên để tăng độ nhạy của phép thử.
v. Để loại những thành phần tan trong nước, cái lọc cần được rửa trước. Từng cái lọc hoặc một số ít cái
lọc (< 10) được rửa trước bằng cách lọc 150 ml nước cất và sấy khô ở 105

o
C trong vòng ít nhất 1giờ
(sấy ở nhiệt độ này nhằm bay hơi hết nước).
vi. Cái lọc có thể rửa bằng cách súc với nước cất vài giờ. Nước rửa sau đó được bỏ đi và cái lọc được
sấy ở 105
o
C ít nhất 1giờ hoặc sấy qua đêm.
vii. Những cái lọc sợi thủy tinh của các hãng khác nhau có thể có một vài đặc tính khác nhau. Cần chỉ rõ
loại lọc và hãng sản xuất trong báo cáo.
3.3 Thao tác phân tích.
3.3.1 Lấy mẫu.
3.3.1.1 Vị trí lấy mẫu
Đặt đầu lấy mẫu chứa cái lọc ở độ cao 1.5m so với sán nhà khi lấy mẫu tại nguồn phát sinh.
Đặt đầu lấy mẫu ở độ cao 1.5-2m so với sàn nhà ở những vị trí khác nhau trong phân xưởng để
đánh giá mức độ ô nhiễm chung.
Đặt đầu lấy mẫu tại vùng thở khi đánh giá mức độ tiếp xúc.
3.3.1.2 Thời gian lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu phải đủ để lượng chì tích góp là đủ lớn cho việc phân tích định lượng.
Nơi nhiều bụi có thể lấy gián đoạn nhiều lần.
Lấy ít nhất 3 mẫu để tính giá trị trung bình.
20
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
3.3.1.3 Chuẩn bị lấy mẫu
Trước khi lấy mẫu cần chuẩn bị sẵn sàng các hoá chất, thiết bị cần thiết như cái lọc phải được
sấy trước để loại độ ẩm, kiểm tra máy hoạt động có ổn định không, lắp thiết bị theo trình tự, quan sát
hiện trường (nhiệt độ, hướng gió…)…việc chuẩn bị tốt các bước này sẽ giúp quá trình lấy mẫu diễn
ra nhanh chóng, chính xác, không mắc sai số.
3.3.1.4 Tiến hành lấy mẫu
Bật máy, ghi thời điểm bắt đầu lấy mẫu, số của cái lọc ứng với vị trí lấy mẫu.
Khi lấy mẫu từng lần (giả sử 30 phút) với lưu lượng lớn (10 lít/phút) thì cứ sau 3 phút phải

kiểm tra lưu lượng kế và ghi lại.
Khi ngừng lấy mẫu phải tắt bơm, ghi thời điểm tắt bơm, chuyển cái lọc sang bảo quản mẫu.
3.3.2 Cách tiến hành.
3.3.2.1 Rửa dụng cụ thuỷ tinh
Trước khi dùng, ngâm tất cả dụng cụ thuỷ tinh vào dung dịch chất tẩy rửa nhẹ (trung tính)
trong khoảng 24 giờ để loại bỏ mọi thứ dầu mỡ và hoá chất.Với các loại pipet chuyên dùng hút mẫu,
khi lắp rắp người ta thường bôi thêm một ít mỡ mỏng, nên khi phân tích cần loại bỏ các lớp mỡ này.
Sau bước làm sạch ban đầu rửa tất cả các dụng cụ thuỷ tinh trừ các loại pipet và các loại bình
định mức với axit nitric đậm đặc đã được đun nóng và súc rửa kỹ bằng nước.
Sau bước làm sạch ban đầu rửa các loại pipet và các loại bình định mức bằng cách ngâm trong
axit nitric loãng trong một vài ngày, sau đó súc rửa bằng nước.
Dụng cụ thuỷ tinh đã được làm sạch theo toàn bộ quy trình làm sạch và những dụng cụ được
dành riêng để phân tích chì bằng phương pháp này, trước khi dùng đều phải tráng bằng axit nitric
loãng và sau đó bằng nước.
3.3.2.2 Hiệu chuẩn.
• Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn.
Chuẩn bị một dung dịch hiệu chuẩn trắng và ít nhất năm dung dịch hiệu chuẩn để bao trùm hết
giải nồng độ đã dự đoán của các dung dịch cần kiểm tra, trong giải hoạt động tuyến tính của máy
quang phổ hấp thụ nguyên tử bằng cách pha loãng dung dịch chì chuẩn .Vì mỗi máy cho một giá trị
khoảng tuyến tính của nồng độ, nên khi hiệu chuẩn ta cần pha loãng mẫu theo hệ số thích hợp để
được đường chuẩn chính xác.
Những dung dịch hiệu chuẩn phải được điều chế sao cho chúng chứa nồng độ axit tương
đương với nồng độ axit trong dung dịch mẫu cuối cùng thu được khi dùng phương pháp phân huỷ
mẫu đã lựa chọn.
• Đo phổ.
Lắp đặt máy trắc phổ hấp thụ nguyên tử theo hướng dẫn của nhà chế tạo và tối ưu hoá việc đặt
các thông số bao gồm cả việc đặt cường độ của đèn và độ rộng của khe đơn sắc.
21
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
Đối với quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, cần tối ưu hoá chiều cao của đầu đốt, tốc độ

dòng nhiên liệu, tốc độ dòng khí oxy hoá và tốc độ dòng tạo sương (phun mẫu). Vì khi tốc độ cháy
không ổn định so với tốc độ dòng nhiên liệu sẽ làm cho quá trình nguyên tử hoá mẫu không hoàn
toàn, hơn nữa khi tốc độ không phù hợp có thể làm áp suất đẩy ngược vào trong gây nổ.
Phương pháp hấp thụ nguyên tử dùng cuvet graphit có đặc điểm là tiến hành ở nhiệt độ
cao,nên phải thiết lập chương trình nhiệt độ tối ưu để tránh sự mất chì, chủ yếu trong pha tro hoá của
chương trình nhiệt độ. Không được dùng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử với cuvet graphit khi
không có máy bơm tự động nhằm tránh việc cháy, nổ.
Trong mọi trường hợp phải sử dụng chế độ hiệu chỉnh nhiễu đường nền.Đối với chì ta có thể
thêm muối halogen của kim loại kiềm vào nhằm ngăn sự ion hoá chì, giúp quá trình nguyên tử hoá
hoàn toàn hơn, ảnh hưởng của nền ít hơn.
• Vẽ đường hiệu chuẩn.
Thiết lập một đồ thị hiệu chuẩn bằng cách ghi độ hấp thụ của mỗi một dung dịch hiệu chuẩn
so với độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn trắng, đối với nồng độ chì trong các dung dịch hiệu
chuẩn, đơn vị đo là microgam trên mililit (hoặc nếu như dùng phương pháp hấp thu nguyên tử với
cuvet graphit thì là microgam trên lit).
Có độ hấp thu của các dung dịch hiệu chuẩn ta vẽ đường chuẩn bằng máy hay bằng tay.
Phương trình đường chuẩn dạng A = Cx +y
Trong đó :
A: độ hấp thụ quang.
C: nồng độ cần xác định.
x,y là các hệ số của phương trình. (với dung dịch không bị nhiễu nền thì y=0).
3.3.2.3 Xác định.
• Cái lọc trắng
Phân tích ít nhất một cái lọc chưa lấy mẫu đối với mỗi mẻ giấy lọc đã lấy mẫu kiểm tra.
• Phân huỷ cái lọc bằng axit
Ta có các phương pháp sau :
+ Phân huỷ cái lọc bằng cách hồi lưu với axit nitric và axit cloric
+ Phân huỷ cái lọc bằng cách hồi lưu với axit nitric và axit hidro peroxit
+ Phân huỷ cái lọc dưới áp suất với axit nitric
• Đo phổ

Xác định nồng độ của chì trong các dung dịch mẫu sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử ngọn lửa hoặc cuvet graphit, bằng cách đo độ hấp thụ ở bước sóng 217 nm hoặc 283,3
nm, có hiệu chỉnh đường nền.
Nồng độ của mẫu có quan hệ đến độ hấp thụ và có thể được xác định từ đồ thị hiệu chuẩn
thích hợp. Chỉ dùng phần tuyến tính của đường hiệu chuẩn và pha loãng những mẫu kiểm tra mà kết
22
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
quả của chúng rơi ra ngoài vùng này với một thể tích axit nitric loãng thích hợp. Ghi hệ số pha loãng
đã dùng. Đối với quy trình cuvet graphit phải dùng thể tích mẫu cuối cùng như nhau cho cả dung
dịch phân tích và dung dịch hiệu chuẩn.
• Dung dịch trắng
Phân tích tất cả những dung dịch trắng và lấy nồng độ chì của các dung dịch mẫu trừ đi nồng
độ chì trung bình ở các mẫu trắng. Khi dung dịch mẫu được pha loãng rơi vào khoảng tuyến tính của
máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, thì sự pha loãng tương đương phải được tiến hành đối với các
dung dịch mẫu trắng; và sau đó lấy nồng độ chì của các dung dịch mẫu trắng pha loãng trừ đi nồng
độ trung bình của chì trong các dung dịch mẫu trắng đã pha loãng.
Dùng các phương pháp thống kê chuẩn (ISO 6879) để xác định giới hạn phát hiện dựa trên
độ lệch chuẩn của nồng độ chì của tối thiểu là sáu dung dịch thu được bằng cách hoà tan những cái
lọc trắng.
3.3.3 Biểu thị kết quả.
Biểu thị nồng độ khối lượng của chì ρ
Pb
bằng microgam trên mét khối không khí với độ chính
xác 0,1 µg/m
3
, theo công thức sau:
ρ
Pb
=
Trong đó

ρ
Pb1
là nồng độ chì, trong dung dịch mẫu, tính bằng microgam trên mililit.
ρ
Pb2
là nồng độ chì trung bình, trong các dung dịch thu được từ những cái lọc trắng, tính bằng
microgam trên mililit.
V
1
là thể tích, mà trong đó tro của mẫu được pha loãng, tính bằng mililit (thường là 10ml).
F là hệ số pha loãng (nếu pha loãng).
V
corr
là thể tích đã hiệu chỉnh của mẫu không khí, tính bằng mét khối.
3.3.4 Đặc tính của các phương pháp
Áp dụng tiêu chuẩn này cho các cái lọc trắng dạng màng hoặc sợi thuỷ tinh có thể thu được
giới hạn phát hiện 1 µg khi sử dụng một trong ba phương pháp phân huỷ đã quy định. Khi phương
pháp phân huỷ mẫu ghi trong phụ lục A (phương pháp trọng tài) được áp dụng cho các cái lọc đã
bám bụi đối chứng thì độ tìm thấy chì so với giá trị được thừa nhận là 99,2% ± 4,3% đối với cái lọc
màng bám bụi và 101,2% ± 6,0% đối với cái lọc sợi thuỷ tinh bám bụi.
3.3.5 Chất cản trở
Phương pháp này có thể không thích hợp đối với những mẫu có tỉ lệ cao giữa nguyên tố gây
cản trở so với chì. Bản chất và mức độ cản trở phụ thuộc vào phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn
lửa hay phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử cuvet graphit được sử dụng. Sự nhiễu phổ chủ
yếu chỉ có thể xảy ra là do Anitmon khi dùng bước sóng 217,0nm, (antimon hấp thụ bức xạ có bước
sóng 217.6nm). Khi nồng độ của natri cao có trong dung dịch mẫu thì hiệu chỉnh độ hấp thụ nền là
chủ yếu.
23
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
3.3.6 Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần bao gồm những thông tin sau:
• Mọi chi tiết cần thiết cho việc nhận biết đầy đủ về mẫu không khí, bao gồm cả chi tiết về kiểu thiết
bị lấy mẫu đã dùng.
• Tham khảo tiêu chuẩn này.
• Phương pháp phân huỷ mẫu đã được dùng.
• Nồng độ của chì đã được tìm được, tính theo microgam trên mét khối và các thông số (biến số) phân
tích đã dùng: ví dụ, thể tích chiết cuối cùng, hệ số pha loãng/ nồng độ, số đọc được tính bằng
microgam trên mililit, và các giá trị của mẫu trắng.
• Kiểu máy quang phổ hấp thụ nguyên tử đã sử dụng.
• Mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này cũng như mọi tình huống có thể ảnh
hưởng đến kết quả.
24
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường
3.4 Phụ lục A: Phân huỷ cái lọc bằng cách hồi lưu với axit nitric và axit clohidric
3.4.1 Nguyên tắc
Bụi đã tích góp trên bề mặt cái lọc được phân huỷ bằng cách hồi lưu với axit nitric và axit
clohidric.
3.4.2 Thuốc thử
Chỉ dùng những thuốc thử được công nhận có độ tinh khiết phân tích và chỉ dùng nước cất
hoặc ước có độ tinh khiết tương đương như đã nói ở trên.
3.4.2.1 Axit nitric đậm đặc
Axit nitric đậm đặc (phần trên)
3.4.2.2 Axit clohidric (HCl) đậm đặc
ρ20 = 1,18g/ml có hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 µg/ml.
3.4.2.3 Axit dùng để phân huỷ
Trộn một thể tích axit nitric đậm đặc với hai thể tích axit clohidric đậm đặc.
3.4.3 Thiết bị
3.4.3.1 Dụng cụ thuỷ tinh bosilicat
(Xem hướng dẫn rửa dụng cụ ở trên.)
− Bình nón

Những bình nón có dung tích 100ml và có cổ nút mài.
− Ống sinh hàn hồi lưu
Có đầu nối nhám lắp vừa với cổ của bình nón.
− Ống đong dung tích 100ml.
− Các bình định mức một vạch dung tích 50ml, phù hợp với ISO 1042.
3.4.3.2 Bếp điện có điều nhiệt.
3.4.4 Cách tiến hành phân huỷ cái lọc màng
Đặt cái lọc vào trong bình nón, cho 10ml axit phân huỷ (hỗn hợp HNO
3
và HCl) và nối ống
sinh hàn hồi lưu.
Đặt bình lên bếp điện tăng nhiệt độ của bếp điện đến 100
0
C ± 5
0
C và tiếp tục đun nóng bình
trong 2 giờ. Để nguội dần. Rửa phía trong ống sinh hàn cho chảy xuống bình nón với những thể tích
nước nhỏ. Sau đó chuyển phần phân huỷ vào bình định mức 50ml và pha loãng đến vạch mức bằng
nước cất.
3.4.5 Cách tiến hành phân huỷ cái lọc sợi thuỷ tinh
Theo cách tiến hành phân huỷ cái lọc màng đến khi phân huỷ xong thì chuyển sang bình định
mức. Sau đó cái lọc được rửa nhiều lần bằng từng lượng nhỏ nước và gộp vào bình định định mức
50ml.
25

×