Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu chế biến sản phẩm rau má sấy khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 75 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
o0o








ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM RAU MÁ
SẤY KHÔ.





GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào
SVTH: Lâm Đức Cƣờng




Tp.HCM, tháng 8, năm 2010





LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lởi cảm ơn đến cô Đống Thị Anh
Đào, cô đã giúp đỡ và hƣớng dẫn em tận tình trong suốt quá trình
hoàn thành đồ án.
Em xin gửi lởi cảm ơn đến các thầy cô, trong bộ môn Công Nghệ
Thực Phẩm, đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về
Thực Phẩm học trong suốt những ngày tháng trên giảng đƣờng đại
học.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Nguyên đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong quá trình em thực nghiệm thí nghiệm
tại PTN B10 của trƣờng Đại Học Bách Khoa TPHCM.
Xin cảm ơn gia đình, là chỗ dựa, động viên, khuyến khích em trong
suốt thời gian qua.
Và cuối cùng, tôi rất cám ơn các bạn trong lớp 06DTP1, đã là nơi chia
sẻ và hỗ trợ tôi không những trong 12 tuần làm luận văn mà hơn nữa
là khoảng thời gian 4 năm qua, khi chúng ta ngồi chung một giảng
đƣờng.
TPHCM, ngày 14/8/2010
Sinh viên
Lâm Đức Cường

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


iii
TÓM TẮT
Rau má từ lâu là thành phần thực phẩm không đƣợc sử phổ biến trong bữa ăn của ngƣời

Việt Nam. Thành phần hóa học của Rau má tuy ít các chất nhóm đƣờng, bột nhƣng bù lại có rất
nhiều các thành phần, vitamin, chất xơ, chất khoáng và các nhóm chất hỗ trợ tiêu hóa. Thành
phần cellulose trong phần lớn các loại rau má là chất làm tăng nồng độ các HDLP. HDLP là
nhóm các chất hóa học giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về đƣờng tim mạch, bệnh về xơ cứng
động mạch.
Hiện nay ngƣời tiêu dùng chỉ sử dụng Rau má dƣới hai dạng là ăn sống và xay ra làm
nƣớc giải khát. Rau má tƣơi có rất nhiều ƣu điểm nhƣ cung cấp rất nhiều các hoạt chất sinh tố và
khoáng, cung cấp một hàm lƣợng nƣớc nhất định cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với Rau má tƣơi thì
thời gian bảo quản ngắn, vì thế việc cung ứng Rau má cho sản xuất công nghiệp bị hạn chế. Vì
thế, khía cạnh sử dụng Rau má cho các ngành công nghiệp còn bỏ ngỏ. Với mong muốn đa dạng
hóa sản phẩm Rau má có trên thị trƣờng, đồng thời gải quyết một phần vấn đề việc đƣa Rau má
thành nguyên liệu cho công nghiệp, em đã thực hiện đề tài” Nghiên cứu sản xuất Rau má sấy
khô”. Em hy vọng rằng, đề tài của mình sẽ góp phần làm phong phú thêm số lƣợng sản phẩm rau
má có trên thị trƣờng.
Đề tài của em tập trung nghiên cứu sản xuất Rau má dạng khô mà vẫn đảm bảo đƣợc các
chỉ tiêu về chất lƣợng theo quy định của bộ Y Tế. Hơn thế nữa, hạn chế tối đa sự thất thoát các
khoáng chất có trong Rau má tƣơi nguyên liệu, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản Rau má.
Sau thời gian thí nghiệm, em đã cho ra đƣợc sản phẩm tối ƣu. Tuy nhiên, do kiến thức của
em còn hạn hẹp, luận văn không tránh đƣợc đôi chỗ còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc
các ý kiến và đóng góp của quý thầy cô.
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


iv
MỤC LỤC

Đề mục Trang
Trang bìa i
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách hình vẽ vii
Danh sách bảng biểu ix
Danh sách các từ viết tắt xi
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RAU MÁ 1
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU MÁ 1
1.2. THỰC VẬT HỌC RAU MÁ 2
1.2.1. Mô Tả 2
1.2.2. Phân loại rau má 5
1.2.2.1. Hai loài Rau Má chính 6
1.2.2.2. Các loài rau có tên Rau Má 6
1.2.3. Phân bố Rau má 10
1.2.3.1. Các vùng chuyên canh Rau má ở nƣớc ta 11
1.2.3.2. Phân bố rau má trên Thế Giới 15
1.2.4. Thành phần hoá học của Rau Má 15
1.2.4.1. Vallarine 16
1.2.4.2. Triterpene 16
1.2.4.3. Sự phụ thuộc của hàm lƣợng các chất hóa học trong rau má đối với các vùng địa lý khác
nhau 27
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


v
1.2.5. Bảo quản sau thu hoạch Rau má 28
1.2.5.1. Đặc điểm của rau má và nguyên nhân gây hƣ hỏng 28
1.2.5.2. Biện pháp kỹ thuật bảo quản má tƣơi 29
CHƢƠNG II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. NGUYÊN LIỆU 30
2.1.1. Rau má 30

2.1.2. Nƣớc 30
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Quy trình công nghệ đề xuất 31
2.2.1.1. Quy trình công nghệ 31
2.2.1.2. Thuyết minh quy trình 32
2.2.2. Sơ đồ và nội dung nghiên cứu 34
2.2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu 34
2.2.2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.2.3. Các phƣơng pháp phân tích 36
2.2.3.1. Xác định hàm ẩm 36
2.2.3.2. Các phƣơng pháp phân tích vi sinh thực phẩm 37
2.2.3.3. Các phƣơng pháp phân tích hóa lý 37
2.2.3.4. Các phƣơng pháp phân tích cảm quan. 37
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40
3.1. KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU 40
3.2. KHẢO SÁT CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU MÁ
SẤY KHÔ 41
3.2.1. Quá trình chần 41
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


vi
3.2.1.1 Chần ngập nƣớc 41
3.2.1.2. Hấp 44
3.2.2. Khảo sát quá trình sấy 46
3.2.2.1. Độ ẩm không khí 46
3.2.2.2. Lƣu thông của không khí 47
3.2.2.3. Độ dày của lớp sấy 47
3.2.2.4. Độ ẩm cân bằng 48
3.2.2.5. Khảo sát quá trình sấy 50

3.2.3. Đánh giá cảm quan sản phẩm. 50
3.2.3.1. Độ trƣơng nở 50
3.2.3.2. Độ giòn 52
3.2.3.3. Độ dai 53
3.2.3.4. Màu sắc 55
3.2.3.5. Kết luận cảm quan 56
3.2.4. Đánh giá thị hiếu sản phẩm 57
3.3. KHẢO SÁT THỜI GIAN BẢO QUẢN 58
3.4. KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM 59
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
4.1. KẾT LUẬN 61
4.2. ĐỀ NGHỊ 61
4.2.1. Nguyên liệu 61
4.2.3. Hút ẩm và bảo quản 61
4.2.3 Sản phẩm 61
TLTK, PHỤ LỤC
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Rau má 3
Hình 1.2: Thực vật học rau má 4
Hình 1.3: Rau má thường 5
Hình 1.4: Lá hai loại rau má 5
Hình 1.5: Rau má lá rau muống 6
Hình 1.6: Rau má sen 6
Hình 1.7: Rau má núi 7
Hình 1.8: Rau má long 8
Hình 1.9a + b: Rau má ngọ 9

Hình 1.10: Rau má suối 10
Hình 1.11: Phân bố rau má ở Châu Á, Châu Úc 15
Hình 1.12: Công thức chung của Triterpene, 3 vị trí nối đôi C
12
– C
13
, C
13
– C
18
, C
20
– C
21

Hình 1.13: Công thức hóa học của Asiaticoside 18
Hình 1.14: Công thức hóa học của Asiatic acid 18
Hình 1.15: Công thức phân tử Madecassoside 19
Hình 1.16: Công thức hóa học của Madecassic acid 19
Hình 1.17: Công thức hóa học chung của nhóm C
12
– C
13
20
Hình 1.18: Công thức hóa học Centellasapogenol A 20
Hình 1.19:Hình ảnh chụp lại trên kính hiển vi các điểm nơ ron Hippocampal CA3 trong não
chuột cái mang thai 24
Hình 1.20: Tác dụng hình thành collagene 25
Hình 3.1: Rau má chần ngập nước 43
Hình 3.2: Rau má hấp 45

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


viii
Hình 3.3: Động học quá trình sấy Rau má, nhiệt độ sấy 65
0
C 50
Hình 3.4: Mẫu thử độ trương nở của Rau má sấy khô 51
Hình 3.5: Mẫu thử độ giòn của Rau má sấy khô 53
Hình 3.6: Mẫu thử độ dai của Rau má sấy khô 54
Hình 3.7: Mẫu thử màu sắc của Rau má sấy khô 56
Hình 3.8: Điểm trung bình mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm Rau má sấy
khô 57
Hình 3.9 : Kết quả phân tích ANOVA 58
Hình 4.1: Sản phẩm rau má sấy khô 74

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh pháp khoa học Rau má sen 9
Bảng 1.2: Phân ngành sinh học rau má núi 7
Bảng 1.3: Phân ngành sinh học rau má long 8
Bảng 1.4: Phân loại sinh học rau má ngọ 9
Bảng 1.5: Phân loại sinh học rau má suối 10
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lượng rau các vùng kinh tế trọng điểm 12
Bảng 1.7: Thành phần hóa học rau má tự nhiên 18
Bảng 1.8: Hoạt tính kháng khuẩn của các chất chiết xuất từ rau má 26
Bảng 1.9: Tính độc của các chất chiết từ rau má 27

Bảng 1.10: Tính độc các chất chiết từ rau má với tert-butyl-1-hydroxytoluene và ascorbic acid
Bảng 1.11: Sự thay đổi thành phần hóa học của rau má theo vùng địa lý 28
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ Y tế Việt Nam 30
Bảng 3.1: Thành phần hóa học tự nhiên của Rau má 40
Bảng 3.2: Sự thay đổi cấu trúc, màu lá theo nhiệt độ chần 41
Bảng 3.3: Sự thay đổi cấu trúc, màu lá theo thời gian chần 42
Bảng 3.4: Sự thay đổi cấu trúc, màu lá theo nhiệt độ hấp 44
Bảng 3.5: Sự thay đổi cấu trúc và màu lá theo thời gian hấp 44
Bảng 3.6: Sự biến đổi ẩm trong nguyên liệu theo thởi gian và nhiệt độ sấy 48
Bảng 3.7: Sự biến đổi ẩm trong 5 giờ sấy 49
Bảng 3.8:Tiêu chí đánh giá cảm quan độ trương nở của Rau má sấy khô 51
Bảng 3.9: Kết quả cảm quan độ trương nở Rau má sấy khô 51
Bảng 3.10:Tiêu chí đánh giá cảm quan độ giòn của Rau má sấy khô 52
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá cảm quan độ giòn Rau má sấy khô 53
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


x
Bảng 3.12:Tiêu chí đánh giá cảm quan độ dai của Rau má sấy khô 54
Bảng 3.13: Kết quả cảm quan độ dai của Rau má sấy khô 55
Bảng 3.14:Tiêu chí đánh giá cảm quan độ dai của Rau má sấy khô 55
Bảng 3.15: Kết quả cảm quan màu sắc Rau má sấy khô 56
Bảng 3.16 : Kết luận cảm quan Rau má sấy khô 56
Bảng 3.17: Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm. 59

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

EC
50
: Half maximal effective concentration, là nồng độ của 1 loại hóa dƣợc, gây ra phản ứng
tích cực trên 50 % số bệnh nhân giữa 2 mức. Mức bệnh nhân tối thiểu mà loại hóa dƣợc trên phải
có tác dụng và số bệnh nhân tối đa mà loại hóa dƣợc trên có thể gây ra phản ứng tích cực.
TI: Therapeutic index (hoặc therapeutic ratio) là chỉ số giữa số lƣợng 50% bệnh nhân có biểu
hiện tiêu cực với hóa dƣợc, và 50% bệnh nhân có biểu hiện tích cực với hóa dƣợc.
LC
50
: Lethal Concentration, thành phần nồng độ tối thiểu mà hóa chất tiêu diệt 50% các thể sinh
vật trong dung dịch nƣớc.
P – 388: Tế bào ung thƣ bạch cầu.
L – 1210: Tế bào ung thƣ bạch cầu có nguồn gốc từ lymphocytic B, trong hình thái lymphoblasts.
A – 549: tế bào ung thƣ biểu bì.
HCT – 8: Tế bào ung thƣ da.
KB: Tế bào ung thƣ biểu mô.
ED
50
: Effective dose, số lƣợng thuốc mà hơn 50% số ngƣời điều trị cho kết quả tốt.
HX: n-hexane, CT: carbon tetrachloride , CF: chloroform, AQ: aqueous.
Kan: kanamycin, thuốc kháng sinh liều cao.
Vincristine sulphate: hóa chất đƣợc sử dụng là chất hóa trị trong phƣơng pháp chữa trị các tế bào
ung thƣ máu.

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RAU MÁ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU MÁ [1,2,4]

Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử dụng nhiều loại cây có trong thiên nhiên vào mục đích
chữa trị các vết thƣơng, hồi phục sức khoẻ. Trong lịch sử phát triển của loải ngƣời, từ đông sang
tây, đã ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều nền y học cổ truyền nổi tiếng, có thể kể tới nhƣ nền y
học cổ truyền Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập…và bao gồm cả Việt Nam. Mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc, có tiếng nói và ngôn ngữ riêng, có sự phát triển, tập quán sinh sống khác biệt.
Nhƣng trong các tài liệu cổ về dƣợc học của các nền Y Học cổ truyền khác nhau, Rau Má đƣợc
nhắc tới rất nhiều lần với nhiều chức năng, khi sử dụng để ăn tƣơi hoặc nấu chín, các bài thuốc
cũng nhƣ cách chế biến. Một vài ví dụ tiêu biểu nhƣ sau:
Y học Dân Tộc Việt Nam cho đây là 1 loại thuốc mát, vị đắng, hơi ngọt, tính bình hòa, có
tác dụng thanh nhiệt, thông tiểu, giải độc. Tổ tiên ta dùng rau má ở dạng rau tƣơi, ăn trực tiếp
hay nấu canh để ăn, làm nƣớc giải khát để uống và làm thuốc chữa những bịnh thông thƣờng:
 Cảm cúm, sốt, khát nƣớc, nhức đầu.
 Viêm họng, cổ đau và sốt.
 Đau bụng lƣng khi hành kinh, lợi sữa cho sản phụ mới sanh.
 Dùng khoảng 30-40 gam lá tƣơi, vò nát rồi vắt lấy nuớc uống.
Dân Tích Lan (Sri Lanka) dùng Rau Má nhƣ 1 món rau ăn hàng ngày, để đƣợc khoẻ và trẻ
lâu.
Ngƣời Thái Lan thƣờng uống 1 ly nƣớc rau má sau khi ngủ trƣa, để thấy tỉnh táo, hăng
say làm việc tiếp.
Từ nhiều ngàn năm nay Rau Má là 1 môn thuốc hữu hiệu trong y học dân tộc của Ấn Độ
và Trung Hoa. Ayuverda Medicine, nền y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ, coi rau má là 1 loại
cỏ làm cho tƣơi trẻ, trƣờng thọ, tăng cƣờng não bộ vì giúp cho dễ tập trung tƣ tƣởng để ngồi
Thiền, trí nhớ đƣợc bền lâu và đầu óc minh mẫn. Rau má còn đƣợc dùng để chữa các bịnh phong
cùi, bịnh ngoài da, eczema. Trung Y thấy rau má có khả năng bổ gan ích thận, và coi đây là 1 loại
thuốc quý, để chữa trị nhiều chứng bệnh kinh niên hay phong thấp, thấp khớp. Hơn nữa, Trung Y
thấy rau má có tác dụng nhƣ nhân sâm, có thể bồi bổ cho cơ thể suy nhƣợc vì bịnh tật hay tuổi
cao. Thần Nông Bản Thảo ghi rau má là một thuốc trƣờng sinh.
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào



2
Đối với Phƣơng Tây, Rau Má đƣợc biết đến lần đầu vào thế kỷ thứ 18. Tuy nhiên từ vài
thập kỷ gần đây, với sự giao lƣu của 2 nền văn hoá Đông và Tây, Y Học Phƣơng Tây mới chú ý
nghiên cứu về tính chất của Rau Má, tiêu biểu nhƣ:
Rau Má có tác dụng hữu ích cho bệnh dãn nở tĩnh mạch, với bệnh do tuần hoàn trì trệ nên
tế bào ở bàn chân có thể bị hủy hoại, và các bệnh cao áp huyết, an thần, bớt lo âu, dễ tập trung tƣ
tƣởng và tăng trí nhớ. Với 1 số trẻ bi tật bẩm sinh đần độn, rau má đã làm tăng chỉ số thông minh.
Rau má cón có thể giúp cho trẻ em bị bệnh khó tập trung ý chí (ADD: Attention Deficit Disor-
der). Khả năng của rau má giúp trị bệnh lãng trí (Alzheimer) đang đƣợc nghiên cứu ở nhiều nơi.
(nghiên cứu của Đại Học Y khoa Maryland, Úc).
Vì tác dụng vào tuần hoàn và làm tế bào da vững mạnh, rau má đƣợc dùng làm kem bôi
mặt ở Pháp để làm bớt những vết nhăn, giảm những chứng đau đớn vì phong thấp và thấp khớp.
Tuy nhiên, đối với Phƣơng Tây, việc tìm hiểu về Rau Má cũng còn nhiều hạn chế, và hiếm có các
ứng dụng trong thực phẩm.
Ngoài ra, đối với Việt Nam ta, Rau Má còn có 2 chi tiết đáng ghi nhớ:Vào thế kỷ 18, linh
mục Bồ Đào Nha João de Loureiro, nghiên cứu cây cỏ, đã cho rau má 1 danh từ khoa học là Cen-
talla Trisenthus Cochinchinensis, vi Cochinchine là tên của nam bộ Việt Nam hồi đó. Tây
phƣơng gọi là “Pharmacy In One Herb”, giống nhƣ sự săn sóc chu toàn về nhiều mặt của ngƣời
Mẹ.
1.2. THỰC VẬT HỌC RAU MÁ [1,2,5,10,11]
1.2.1. Mô Tả
Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo. Loại thực vật này mọc lan trên mặt đất có lá trông
giống nhƣ những đồng tiền tròn đƣợc xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Rau má
có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae, là một thứ rau dại ăn
đƣợc thƣờng mọc ở những nơi ẩm ƣớt nhƣ thung lủng, bờ mƣơng thuộc những vùng nhiệt đới
nhƣ Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . .
Cây rau má mọc lan trên mặt đất, có rễ ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các
mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lƣới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ
lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào



3
Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở
các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn
với các gân lá dạng lƣới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm. Bộ rễ bao
gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và đƣợc che phủ bằng các lông tơ ở
rễ.
Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa
đƣợc bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lƣỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3
mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lƣới dày dặc, đây là
điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống nhƣ
mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, đƣợc thu hái thủ công.
Trên phƣơng diện sinh học Rau Má đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới: Thực vật
Ngành: Cây hạt kín
Lớp: Cây hai lá mầm
Bộ: Hoa tán
Họ: Apiaceae
Chi: Centella
Loài: Asiatica Linn.
Hình 1.1: Rau má


GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


4





















Hình 1.2: Thực vật học rau má
1: Hình thức phát triển
2: Cánh hoa
3: Hoa
4: Nhị hoa
5: Cuống hoa
6: Mặt cắt của hạt
7: Mặt cắt nhụy hoa
8: Hạt trên cuống hoa
9: Chùm hạt
10, 11: Hạt trưởng thành
12: Ngọn hoa

GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


5
1.2.2. Phân loại rau má
Rau má là loại rau quen thuộc với nhân dân ta từ rất lâu. Vì thế hiện nay trong dân gian,
ngƣời dân gọi tên 7 loài rau là Rau Má. Cách gọi này bắt nguồn từ việc 8 loài rau này có đặc
điểm hình thái bên ngoài hao hao rau má. Tuy nhiên, theo danh pháp khoa học thì chúng là 6 loại
hoa màu khác nhau, bao gồm 2 loài Rau Má thật sự cùng họ và 6 loài rau có đặc điểm hình thái
rất giống rau má nhƣng kỳ thật chúng không thuộc họ Rau Má, mà thậm chí còn khác rất xa về
phân loại thực vật.
1.2.2.1. Hai loài Rau Má chính
1. Rau Má thƣờng
Danh pháp khoa học: Centella asiatica.
Tên thông dụng: Rau Má, Rau má rừng, Rau Má thìa.
Thuộc họ asiatica.
Đặc điểm: chiều dài lá trung bình 7.85 cm. Hình 1.3: Rau má thường
2. Rau Má lá nhỏ
Danh pháp khoa học: Hydrocotyle sibthorpioides.
Tên thông dụng: Rau Má lá nhỏ, Rau Má dại, Rau Má
chuột, Rau Má mơ.
Thuộc họ asiatica.
Đặc điểm: chiều dài lá trung bình 3.75 cm.
Hình 1.4: Lá hai loại rau má
A. Rau má thƣờng
B. Rau Má lá nhỏ



GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào



6
1.2.2.2. Các loài rau có tên Rau Má
i. Rau Má Lá Rau Muống
Danh pháp khoa học: Emilia sonchifolia (L) DC.
Tên thông dụng: Rau Má lá rau muống, rau chua lè, cỏ huy, Rau Má
Tía.
Thuộc họ Cúc (Asteracea)
Hình 1.5: Rau má lá rau muống
ii. Rau Má Sen
Tên thông dụng: Rau má sen, Rau má kiểng, Rau má dù, Whorled
Pennywort, Shield Pennywort.
Đặc điểm: thuộc nhóm hoa, mọc nhiều ở bắc và nam Mỹ, tây Ấn
Độ. Phát triển bằng dạng dây leo, ƣa thích môi trƣờng ẩm. Rau Má
sen chủ yếu đƣợc sử dụng để trang trí nhƣ trong các hồ cá, hay là
hoa trang trí trong các hòn non bộ.
Bảng 1.1: Danh pháp khoa học Rau má sen Hình 1.6: Rau má sen










Kingdom
Plantae – Plants – thực vật.

Subkingdom
Tracheobionta – Vascular plants – cây có mạch.
Superdivision
Spermatophyta – Seed plants – cây có hạt.
Division
Magnoliophyta – Flowering plants – cây ra hoa.
Class
Magnoliopsida – Dicotyledons – cây hai lá mầm.
Family
Apiaceae – Carrot family – họ cà rốt.
Genus
Hydrocotyle L. – hydrocotyle.
Species
Hydrocotyle verticillata.
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


7
iii. Rau Má Núi
Danh pháp khoa học: Glechoma hederacea L.
Tên thông dụng: Rau má núi.
Đặc điểm: phân bố chủ yếu ở châu Âu, tây nam châu Á, mọc
nhiều ở khu vực đồi núi, đất hoang, đồng cỏ.
Bảng 1.2: Phân ngành sinh học rau má núi
Hình 1.7: Rau má núi



Kingdom
Plantae – Plants – thực vật

Subkingdom
Tracheobionta – Vascular plants - cây có
mạch
Superdivision
Spermatophyta – Seed plants – cây có hạt
Division
Magnoliophyta – Flowering plants – cây có
hoa
Class
Magnoliopsida – Dicotyledons – cây hai lá
mầm
Subclass
Asteridae
Order
Lamiales
Family
Lamiaceae – Mint family – họ bạc hà
Genus
Glechoma L. – glechoma P
Species
Glechoma hederacea L. – ground ivy – cây
thƣờng xuân trên mặt đất
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


8
iv. Rau Má Lông
Danh pháp khoa học: Glechoma longituba (Nakai) Kupr
(G. brevituba Kupr).
Tên thông dụng: Rau Má lông.

Đặc điểm: Loài của Trung Quốc, Triều Tiên và Bắc Việt
Nam. Ở nƣớc ta, cây mọc ở Cao Lộc (Lạng Sơn) và
đƣợc trồng ở vùng rừng núi.
Bảng 1.3: Phân ngành sinh học rau má lông

Hình 1.8: Rau má lông

Superdomain
Neomura
Domain
Eukaryota – Sinh vật nhân điển hình
king dom
Plantae – Thực vật
Division
Angiospermae - Thực vật có hoa
Class
Euasterids I - Nhánh Cúc thật sự I
Ordo
Lamiales – bộ hoa môi
Familia
Lamiaceae
Subfamilia
Nepetoideae
Tribus
Mentheae
Genu
Glechoma
Species
Glechoma longituba
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào



9
v. Rau Má Ngọ
Danh pháp khoa học: Polygonum perfoliatum L.
Tên thông dụng: rau sông chua dây, thồm lồm gai, trong Đông y
Trung Quốc gọi là "Giang bản quy".
Đặc điểm: Rau má ngọ mọc hoang ở khắp những nơi ẩm thấp, vùng
đồng bằng cũng nhƣ vùng cao đều có. Để làm thuốc, có thể dùng
toàn cây, hoặc chỉ dùng lá, rễ, dùng tƣơi hoặc phơi khô. Hình 1.9a: Rau má ngọ
Bảng 1.4: Phân loại sinh học rau má ngọ
Hình 1.9b: Rau má ngọ







Kingdom
Plantae – Plants – Thực vật
Subkingdom
Tracheobionta – Vascular plants
Superdivision
Spermatophyta – Seed plants
Division
Magnoliophyta – Flowering plants
Class
Magnoliopsida – Dicotyledons – Cây
hai lá mầm

Subclass
Caryophyllidae
Order
Polygonales
Family
Polygonaceae – Buckwheat family –
họ Kiều mạch
Genus
Polygonum L. – knotweed
Species
Polygonum perfoliatum L. – Asiatic
tearthumb
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


10
vi. Rau Má Suối
Danh pháp khoa học: Gymnotheca chinensis Decne
Tên thông dụng: Diếp cá suối, lá giấp suối
Đặc điểm: là loài cây đặc hữu của Việt Nam, thƣờng
mọc chỗ ẩm mát ven suối miền núi Lạng Sơn và Ninh
Bình.
Bảng 1.5: Phân loại sinh học rau má suối
Hình 1.10: Rau má suối








1.2.3. Phân bố Rau Má
Đặc điểm chung của 6 loại hoa màu có hình dạng giống Rau Má, và 2 loại Rau Má chính
đó là chúng đều là những cây có tính xâm thực cao. Do đó, ở bất cứ đâu ta đều có thể tìm thấy
rau má. Mặt khác, hiện nay với chiến lƣợc phát triển nền nông nghiệp nƣớc nhà, Đảng và Nhà
Nƣớc đã có những chính sách phát triển các vùng chuyên canh hoa màu chất lƣợng cao. Không
nằm ngoài xu thế đó, hiện nay trên cả nƣớc có rất nhiều vùng chuyên canh hoa màu. Tuy nhiên,
những vùng chuyên canh rau má hiện nay còn khiêm tốn. Trên phạm vi cả nƣớc, hiện nay có 3
vùng chuyên canh cây rau má. Đầu tiên là Tiền giang, điển hình là Hợp Tác Xã Rau Thân Cửu
Nghĩa, địa chỉ ở Ấp Cửu Hòa, Xã Thân Cửu Nghĩa, Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Thứ
nhì đó là làng Phƣớc Yên thuộc xã Quảng Thọ, Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cuối cùng là
Kingdom
Plantae
Division
Magnoliophyta
Class
Magnoliopsida
Order
Piperales
Family
Saururaceae
Genus
Gymnotheca
Species
Gymnotheca chinensis
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


11
Phƣờng Nhơn Phú (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Đây là 3 khu vực đã hình thành các vùng

chuyên canh Rau Má, đã có sản phẩm Rau má tƣơi ra thị trƣờng và thu về lợi nhuận.
Ngoài ra, rau má còn là biểu trƣng của ngƣời dân tỉnh Thanh Hoá, đến nỗi có một câu tục
ngữ về hiện tƣợng này là “dân Thanh Hóa ăn rau má phá đƣờng tàu”. Nhƣng thật đáng tiếc, bởi
vì dù Thanh Hoá là tỉnh nổi tiếng về rau má. Nhƣng hiện tại, Thanh Hoá vẫn không hề có một
vùng chuyên canh rau má theo hƣớng chuyên nghiệp, mà chủ yếu là các hộ gia đình trồng với
quy mô nhỏ, giá trị kinh tế tƣơng đối không cao.
1.2.3.1. Các vùng chuyên canh Rau má ở nƣớc ta
1. Giới thiệu chung về ngành Rau Việt Nam.
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, miền Nam
chỉ có hai mùa là mùa mƣa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại
rau nhiệt đới nhƣ rau muống, rau ngót, rau cải… đến các loại rau xứ lạnh nhƣ xu hào, bắp cải, cà
rốt
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nƣớc đạt 635,8 nghìn ha, sản
lƣợng 9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân
3,61%/năm), sản lƣợng tăng 3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm).
Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã đƣợc hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho
ngƣời sử dụng đang đƣợc nhiều địa phƣơng chú trọng đầu tƣ xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội,
Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và 29,6% sản lƣợng rau
cả nƣớc), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản lƣợng rau của cả nƣớc).
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau
đƣợc xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dƣa chuột,
đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả về quy mô và sản lƣợng, trong đó sản phẩm hàng hoá
chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay rau đƣợc sản xuất theo 2 phƣơng thức: tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cƣ. Sản phẩm chủ
yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào



12
loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song
mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trƣờng canh tác rất cao.
Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lƣợng lớn, cây rau đƣợc trồng luân canh
với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tƣơi cho cƣ dân
trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất, sản lượng rau các vùng kinh tế trọng điểm
Stt
Vùng
Diện tích ( 1000 ha).
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (1000 tấn)
1999
2005
1999
2005
1999
2005
Cả nƣớc
459,6
635,1
126
151,8
5792,2
9640,3
1
ĐBSH
126,7
158,6
157

179,9
1988,9
2852,8
2
TDMNBB
60,7
91,1
105,1
110,6
637,8
1008
3
BTB
52,7
68,5
81,2
97,8
427,8
670,2
4
DHNTB
30,9
44
109
140,1
336,7
616,4
5
TN
25,1

49
177,5
201,7
445,6
988,2
6
ĐNB
64,2
59,6
94,2
129,5
604,9
772,1
7
ĐBSCL
99,3
164,3
136
166,3
1350,5
2732,6
Sản xuất rau theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao đã bƣớc đầu đƣợc hình thành nhƣ:
sản xuất trong nhà màn, nhà lƣới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để
hạn chế tác hại của các yếu tố môi trƣờng bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh
dƣỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trƣờng.
2. Vùng trồng rau tỉnh Tiền Giang
Hiện nay, diện tích rau của Tiền Giang lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lƣợng xấp xỉ
450.000 tấn với tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Trong số các địa phƣơng trồng rau trọng
điểm của Tiền Giang, sản lƣợng rau, củ, quả hằng năm của huyện Châu Thành chiếm hơn 100

nghìn tấn. Diện tích rau toàn vùng của huyện là 1.400 ha đƣợc quay vòng 6 vụ/năm, nhân lên
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


13
tổng diện tích cả năm hơn 8 nghìn ha. Mặt hàng rau, củ, quả của Châu Thành rất phong phú,
nhiều chủng loại, trung bình mỗi ngày có hơn 300 tấn hàng xuất đi các tỉnh miền tây, miền đông
và TP Hồ Chí Minh. Chợ rau tại Châu Thành hoạt động nhộn nhịp quanh năm, tập trung ở các
điểm đầu mối nhƣ: thị trấn Tân Hiệp, ngã tƣ Lƣơng Phú, Bình Ðức, Tam Hiệp
 HTX Rau An Toàn Thân Cửu Nghĩa.
Thân Cửu Nghĩa là vùng chuyên canh rau má lớn nhất của huyện Châu Thành với tổng
diện tích canh tác trên 300 ha, chiếm trên 50% diện tích rau má toàn huyện, sản lƣợng trên 16
ngàn tấn/năm.
Hiện nay, Hợp tác xã Rau an toàn xã Thân Cửu Nghĩa đã ký hợp đồng tiêu thụ đƣợc ở 9
công ty kinh doanh rau quả, thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh và mặt hàng rau màu này đã có
mặt ở các siêu thị Co.opMart và các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh. Mỗi ngày Hợp tác xã thu mua
đƣợc hơn 10 tấn rau an toàn của nông dân và cung ứng cho thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh.
Tính trong một huyện mỗi ngày có hàng chục thƣơng lái đến thu mua hoa màu cung ứng cho thị
trƣờng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền ngoài.
3. Vùng trồng rau tỉnh Thừa Thiên – Huế
Diện tích sản xuất rau toàn tỉnh trên 4.700 ha, song phân bố không đều, manh mún, nhỏ
lẻ, sản xuất mang tính tự cấp theo thời vụ, chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh chủ
yếu ở thành phố Huế và một số xã nhƣ: Điền Lộc - huyện Phong Điền, Quảng Thành, Quảng Thọ
- huyện Quảng Điền, Hƣơng Xuân, Hƣơng Chữ, Hƣơng An - huyện Hƣơng Trà, Phú Mậu -
huyện Phú Vang, Hƣơng Lộc, Hƣơng Phú - huyện Nam Đông
Làng Rau Má Phước Yên
Phƣớc Yên có 315 hộ, hộ nào cũng có vƣờn trồng rau má, có hộ trồng đến 2.500m
2
. Hiện
nay, mỗi ngày làng Phƣớc Yên đƣa ra thị trƣờng khoảng 10 tấn rau má. Rau tƣơi thu hoạch xong,

thƣơng lái tìm đến mua tại chân ruộng. Tại các siêu thị, chợ ở Thừa Thiên-Huế, rau má đều đƣợc
bày bán nhƣ loại rau đặc sản. Ngoài bán trong tỉnh, còn mang tiêu thụ ở Quảng Nam, Đà Nẵng,
Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum.
4. Làng rau má Phƣờng Nhơn Phú (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)
Phƣờng Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) là địa phƣơng nổi tiếng về nghề trồng rau má. Làng
rau má - vùng chuyên canh rau má của phƣờng Nhơn Phú rộng hơn 60 ha (chiếm gần một nửa
GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào


14
diện tích trồng rau của cả phƣờng) và trải dài trên 3 khu vực: 3, 4, 5 kề nhau. Ở đây có khoảng
250 hộ trồng rau má, tập trung đông nhất ở khu vực 3. Trung bình ngƣời dân ở đây trồng từ 3000-
trên 5000m
2
rau má, thu hoạch mỗi năm trên 10 tấn rau màu.
Ngoài bán trong tỉnh, rau má Nhơn Phú còn đƣợc mang đi tiêu thụ ở Quảng Nam, Đà
Nẵng, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum. Rau Nhơn Phú nói chung và rau má nói
riêng đã có tiếng trên thị trƣờng, nhƣng xây dựng cho rau má Nhơn Phú một thƣơng hiệu thì cho
đến nay vẫn là câu hỏi chƣa có lời đáp.
5. Nhận xét chung
Hiện nay, nƣớc ta đã phát triển các vùng chuyên canh cây rau má, với diện tích lớn. Tuy
nhiên, sản lƣợng rau má vẫn chƣa đủ cung cấp cho nhu cầu trong nƣớc. sự ra đời của mô hình
RAT là rất cần thiết cho sự phát triển cùa các ngành nông nghiệp. Mặc dù thế, đầu ra của sản
phẩm rau RAT vẫn còn bấp bênh, do giá thành còn cao. Trong tƣơng lai, với định hƣớng phát
triển các vùng RAT của nhà nƣớc và bộ NN&PTNT, sẽ là cơ hội cho ngƣời nông dân thoát
nghèo bằng việc trồng Rau Má.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nghề trồng rau má cũng gặp không ít rủi ro do giá
cả rau má thƣờng thay đổi theo chu kỳ, hàng năm rau thƣờng chỉ có giá trong các tháng 5,9,10 và
tháng 11( âm lịch ), mức giá cao nhất dao động từ trên 4 ngàn đến 6 ngàn đồng/kg; những tháng
còn lại giá từ 1.000- 1.500 đồng/kg, thậm chí có lúc bán không đƣợc phải phát bỏ hay phơi khô

để bán thuốc nam thì xem nhƣ chịu lỗ. Vì thế, một giải pháp căn cơ để tìm đầu ra cho cây rau má
ở các vùng chuyên canh RAT đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu.







×