Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.93 KB, 20 trang )

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 19 tháng 8 năm 2010)
CHÍNH SÁCH MỚI .......................................................................................... 1
1. Phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học...............1
2. Nộp ngân sách địa phương 80% phí nước thải công nghiệp .....................2
CHỈ THỊ MỚI .................................................................................................... 3
3. Các Đảng bộ cần tăng cường công tác dân vận ..........................................3
4. Chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức........................................4
TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI...........................................................................5
5. Quảng Nam: Cần nhân rộng mô hình phòng đọc nơi biên giới .................5
6. Quảng Bình: Linh mục giáo dục pháp luật – cách làm hay .......................6
7. Trung Quốc: Nhiều giải pháp thu hút nhân tài ...........................................8
BÌNH LUẬN ...................................................................................................... 9
8. Tiết kiệm được 4.000 năm nhờ cải cách hành chính ................................... 9
9. Vụ kiện Vedan của Đồng Nai: Vì dân?!....................................................10
QUẢN LÝ........................................................................................................12
10.Thiếu chế tài xử lý, nhiều đơn vị không thực hiện kết luận giám sát ....12
11.14 Sở y tế chưa có thanh tra dược trình độ ĐH.........................................12
12.Bề bộn nhân lực ngành du lịch .................................................................. 12
13.Băn khoăn cơ chế quản lý thuế riêng với doanh nghiệp lớn.....................14
14.TP.HCM: Thiếu 298 giáo viên tiểu học ..................................................16
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ............................................................................ 16
15.2015, thời gian làm thủ tục thuế ngang bằng khu vực .............................16
16.TTHC trong lĩnh vực nhà ở tinh gọn hơn .................................................. 18
PHÁP LUẬT .................................................................................................... 19
17.Xử lý nghiêm 4 kiểm toán viên vi phạm pháp luật .................................19
18.Đà Nẵng: Hơn 200 đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật ........................ 20
CHÍNH SÁCH MỚI
Phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học
17/8, Thủ tướng phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán
học giai đoạn 2010 – 2020 với tổng kinh phí 651 tỉ đồng.


1
Chương trình nhằm phát triển nền Toán học VN mạnh mẽ về mọi mặt: Nghiên
cứu, ứng dụng và giảng dạy, cả về số lượng lẫn chất lượng, tương xứng với
tiềm năng trí tuệ của người VN, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trên
các lĩnh vực khác nhau như khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế
và củng cố quốc phòng; phấn đấu đến năm 2020 Toán học VN có thể xếp vào
hàng các nước tiên tiến trên thế giới.
Theo đó, 6 mục tiêu cụ thể được đề ra trong thời gian tới là: Đảm bảo vào năm
2020 có đủ đội ngũ giảng viên Toán có trình độ cao ở các trường ĐH-CĐ,
trong đó tỷ lệ giảng viên Toán có bằng tiến sĩ ở các trường ĐH lớn phải đạt
trên 70%; xây dựng Viện Toán học và 1 - 2 khoa Toán ở các trường ĐH lớn
trở thành trung tâm nghiên cứu – đào tạo Toán của khu vực.
Đồng thời, thiết lập một hình thức thích hợp để thu hút các nhà Toán học thế
giới, các nhà Toán học người VN ở nước ngoài tới VN nghiên cứu, đào tạo tài
năng, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu của đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên về Toán của các trường ĐH-CĐ. Đến năm 2020 tăng
gấp đôi số lượng công trình công bố quốc tế so với năm 2010.
Thêm nữa, nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo học sinh giỏi Toán ở các
cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở các trường chuyên. Có hình thức thích
hợp đào tạo tiếp học sinh giỏi Toán ở trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Nâng cao
trình độ, vị thế của Toán học VN trên trường quốc tế, nhằm đưa thứ hạng
Toán học VN từ vị trí hiện nay (50 - 55) lên hàng thứ 40.
Ngoài ra, thời gian tới sẽ tổ chức các hội nghị về Toán học trong nước và quốc
tế, trong đó có kinh phí hỗ trợ các nhà Toán học trẻ có năng lực từ các nước
xung quanh, nhằm tạo sức hút trong khu vực; đăng cai và tổ chức Đại hội
Toán học châu Á dự kiến vào năm 2017. (Thanh Niên 18/8) (về đầu trang)
Nộp ngân sách địa phương 80% phí nước thải công nghiệp
80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu
được sẽ nộp vào ngân sách địa phương và sử dụng theo quy định của liên Bộ
Tài chính – TN&MT tại Thông tư liên tịch số 107/2010 sửa đổi bổ sung

Thông tư liên tịch số 125/2003 và số 106/2007 hướng dẫn về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
2
Theo đó, 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp thu được, Sở TN&MT được phép giữ lại để trang trải chi phí cho việc
chu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm.
Phần phí còn lại được nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc bảo
vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống
thoát nước tại địa phương, bảo vệ chất lượng nước các nguồn nước, bổ sung
vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường tại địa phương, trả nợ vay đối với
các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương (thay việc nộp vào Ngân sách nhà nước như trước đây).
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa
vụ kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở TN&MT nơi thải nước theo đúng
quy định trong vòng 5 ngày đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo; nộp đủ,
đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải” tại Kho bạc nhà nước theo thông báo của Sở chậm nhất
không quá ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo. (Theo website Đảng
Cộng Sản 17/8) (về đầu trang)
CHỈ THỊ MỚI
Các Đảng bộ cần tăng cường công tác dân vận
Đó là yêu cầu của Chủ tịch nước nhân buổi làm việc giữa đại diện Bộ Chính
trị, Ban Bí thư với Ban Thường vụ Đảng bộ các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước trong các ngày
14 - 16 & 17/8 tại trụ sở Trung ương Đảng.
Hoạt động này nhằm cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án công tác
nhân sự đại hội đảng bộ tỉnh, TP và đảng bộ trực thuộc trung ương nhiệm kỳ
2010 - 2015.
Về các dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự trình Đại hội Đảng bộ
tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015, một số tỉnh đã bảo đảm tương đối về tỉ lệ cán bộ

nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc. Tuy nhiên, đây vẫn là mảng yếu, khó
khăn chung của hầu hết các địa phương.
3
Chủ tịch Nước yêu cầu các Đảng bộ cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ,
đảng viên; tiếp tục triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đặc biệt, cần chú trọng tăng cường công tác dân vận để thắt chặt hơn nữa mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng. (Lao Động 18/8) (về đầu trang)
Chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức
Chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, chấm dứt tình trạng
lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục.
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học
2010-2011 mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa chỉ thị.
Theo đó, năm học 2010-2011, tiếp tục đổi mới công tác tài chính giáo dục.
Các địa phương xây dựng và áp dụng mức học phí mới từ năm học
2010-2011. Đặc biệt, chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi để nâng cao hiệu
quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục,
chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục.
Sở GD-ĐT chủ động phối hợp cơ quan tài chính để đề xuất định mức chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước cho mỗi cấp học, trình độ đào tạo theo
đúng quy định và phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương.
Đồng thời, ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, chống mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đảm bảo chi
cho giáo dục ở các xã miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt
khó khăn; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các
nguồn lực phát triển giáo dục.


4
Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tiếp
tục thực hiện phân cấp quản lý về giáo dục; đặc biệt chú trọng việc chăm lo,
đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Đồng thời, hoàn thành bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo đề án liên
kết Việt Nam - Singapore... Có chính sách và kế hoạch để phát triển giảng
viên sư phạm, giáo viên các môn học còn thiếu và các môn đặc thù; đẩy nhanh
tiến độ triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo
viên giai đoạn 2008-2012... (Theo Dân Trí 18/8) (về đầu trang)
TƯ DUY - CÁCH LÀM MỚI
Quảng Nam: Cần nhân rộng mô hình phòng đọc nơi biên giới
Với gần 1.000 đầu sách, báo và tạp chí các loại, Phòng đọc của Ðồn Biên
phòng Ðắc Pring (huyện Nam Giang) đã giúp người dân và các em học sinh ở
địa bàn giáp biên giới được tiếp cận, có thêm một kênh thông tin bổ ích.
Nằm ở vị trí khá thuận tiện thuộc trung tâm xã Ðắc Pree, Phòng đọc đáp ứng
nhu cầu đọc sách, báo, tham khảo thông tin về chăm sóc sức khỏe, khuyến
nông, khuyến lâm và các loại sách hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
cho người dân trên địa bàn hai xã Ðắc Pring và Ðắc Pree.
Ở đây, người dân có thể tự đến đọc sách, báo hằng ngày hoặc có thể đăng ký
với cán bộ quản lý phòng đọc để mượn sách về tham khảo, nghiên cứu. Ðồn
Biên phòng Ðắc Pring cũng bố trí một số chiến sĩ trẻ thường trực để hướng
dẫn, và đọc trực tiếp cho những người không biết chữ.
Chánh văn phòng xã Ðắc Pree Hiên Hôn cho biết: Với số lượng sách, báo đa
dạng ngay tại phòng đọc này, những người làm việc trong xã có thể tra cứu
được nhiều thông tin về nông, lâm nghiệp; các loại sách hướng dẫn chăn nuôi,
trồng trọt, một số chính sách hỗ trợ cho người dân và các văn bản về luật phục
vụ cho quá trình công tác.
Hiện tại, xã cũng được trang bị nhiều loại sách, báo, nhưng khi về đến xã và
chuyền tay đến nhiều người nên thường bị mất, khó lưu giữ. Nhất là muốn tra

cứu mô hình gì, vấn đề nào để tham khảo thêm thì điểm đến là phòng đọc của
Ðồn Biên phòng Ðắc Pring.
5
Trước đây, chuyện đọc báo quá xa vời đối với thanh niên và học sinh ở đây,
bởi một lý do khá đơn giản là không biết đọc ở đâu. Thực tế, mô hình giúp
cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân - nhất là lực lượng thanh niên và
các em học sinh phong phú hơn.
Điển hình, các kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên rất
hữu ích và cần được tuyên truyền cho giới trẻ vùng sâu, vùng xa biên giới,
nhưng người dân lại thường cho đây là điều tế nhị cần nghiêm cấm thì nay
thông qua sách, báo, chúng đã đến được với đời sống giới trẻ.
Được biết, "Thủ thư" của phòng đọc là cán bộ đơn vị thường xuyên nghiên
cứu trước để phân loại, sàng lọc các loại sách cho phù hợp với kiến thức của
người dân khu vực biên giới; đánh dấu những bài viết về gương người tốt,
việc tốt, những mô hình hay, hiệu quả để bà con tiện tham khảo.
Ngoài ra, một hình thức khác rất đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả,
khuyến khích được người dân tham gia đọc sách, báo là Ðồn Biên phòng liên
hệ với phòng nông, lâm huyện Nam Giang xin hỗ trợ hạt giống, các loại cây
trồng công nghiệp và sách hướng dẫn. Hạt giống, cây thì để phân phát cho bà
con, còn sách hướng dẫn thì đặt ở phòng đọc, người nào muốn tìm hiểu về kỹ
thuật chăm sóc thì đến tham khảo thêm.
Ðồn Biên phòng Ðắc Pring cũng cho biết: Trước mắt sẽ liên hệ với Thư viện
tỉnh xin hỗ trợ thêm số đầu sách hoặc cho mượn một số sách, báo dài hạn theo
tháng, quý để mang về phục vụ cho bà con.
Ðặc biệt, đơn vị đang liên hệ với một số trường THCS trên địa bàn TP, tỉnh
phát động học sinh ủng hộ truyện tranh cũ đã đọc cho trẻ em khu vực biên giới
để phòng đọc thêm phong phú, đa dạng; trở thành địa chỉ quen thuộc không
thể tách rời đối với mọi người dân. (Nhân Dân 17/8) (về đầu trang)
Quảng Bình: Linh mục giáo dục pháp luật – cách làm hay
Nhờ sáng kiến này, hầu hết người dân xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch

đều nắm vững nhiều văn bản pháp luật. Trong nhiều buổi sáng đến nhà thờ,
các con chiên được linh mục giáo dục về pháp luật; các đối tượng phạm pháp
6
bị nêu tên giữa giáo đường; linh mục phối hợp với chính quyền địa phương
tìm cách giúp đỡ đối tượng hoàn lương...
Được biết, đây là xã duy nhất ở tỉnh Quảng Bình có hơn 90% hộ là giáo dân
với 2 nhà thờ giáo xứ và 2 linh mục quản xứ phục vụ trên địa bàn. Hàng năm,
xã có số lượng con em đỗ ĐH, CĐ nhiều nhất huyện Quảng Trạch.
Đến nay, MTTQ xã phối hợp với Hội đồng mục vụ và Linh mục vận động tất
cả các tầng lớp nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí. Hằng năm, Quảng
Phúc có 100% trẻ em đúng độ tuổi đến trường và đã hoàn thành phổ cập
THCS. Nhiều gia đình giáo dân ở đây có hai, ba con đang cùng học ĐH...
Để người dân nắm vững pháp luật, chính quyền địa phương phối hợp với linh
mục đưa các văn bản, chỉ thị, Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm,
phòng chống TNXH xuống tận các khu dân cư. Các hoạt động tuyên truyền
với nhiều hình thức về ANTT được người dân hưởng ứng tham gia. Hàng
ngàn hộ dân xứ đạo ký cam kết tự phòng ngừa trộm cắp tài sản và TNGT.
Bên cạnh đó, linh mục còn đến tận nhà các đối tượng hay uống rượu, gây mất
ANTT ở địa phương để khuyên răn, giáo dục. Do đó, các đối tượng này nhanh
chóng thức tỉnh tu chí làm ăn.
Được biết,e Quảng Phúc có lẽ là xã duy nhất cả nước có đến 90 tổ an ninh tự
quản. Nhiều khu dân cư của đồng bào Công giáo nơi đây đã trở thành những
điển hình tiên tiến xuất sắc trong phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo vươn
lên làm giàu, bảo vệ ANTT an toàn xã hội.
Đồng thời, trong những năm qua, địa phương đã phát động, vận động được
nhiều tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Quỹ vì người nghèo; Quỹ hỗ trợ
"Vì cựu chiến binh nghèo", vì "Phụ nữ nghèo"...
Kinh nghiệm lấy giáo dục làm thay đổi căn nguyên cuộc sống, để người dân
sống "tốt đời đẹp đạo", "kính Chúa yêu nước" ở xứ đạo Quảng Phúc đang thực
sự thu được nhiều kết quả tốt đẹp và cần phát huy, nhân rộng. (Công An Nhân

Dân 18/8) (về đầu trang)
7
Trung Quốc: Nhiều giải pháp thu hút nhân tài
Mới đây Trung Quốc (TQ) vừa công bố “Đề cương Quy hoạch phát triển nhân
tài quốc gia trung và dài hạn từ 2010 - 2020”, cụ thể hoá Chiến lược Cường
quốc nhân tài – một bước đột phá để bước vào kỷ nguyên Kinh tế tri thức.
Cụ thể, một số chính sách, giải pháp có tính đột phá như: Thứ nhất, thực hiện
chính sách có lợi cho nhân viên khoa học kỹ thuật (KH-KT) chuyên tâm
nghiên cứu và sáng tạo.
Theo đó, thúc đẩy toàn diện chế độ viên chức, nhân viên quản lý đơn vị sự
nghiệp; cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân tài KH-KT thanh niên, TP có
điều kiện có thể ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở trong xây dựng nhà ở mang
tính bảo đảm của quốc gia.
Thứ hai, thực hiện chính sách thúc đẩy lưu động hợp lí giữa nhân tài của
Đảng, chính quyền, nhân tài quản lý kinh tế xí nghiệp và nhân tài kĩ thuật
chuyên nghiệp.
Đồng thời, mở rộng phạm vi nhậm chức trao đổi nhân viên lãnh đạo đảng,
chính quyền và đơn vị sự nghiệp nhà nước vượt ra ngoài khu vực và bộ ngành;
mở rộng kênh khơi nguồn nhân tài đảng và chính quyền, hoàn thiện chế độ
tuyển chọn nhân tài từ đơn vị sự nghiệp xí nghiệp và tổ chức xã hội. Hoàn
thiện biện pháp liên tục chuyển quan hệ BHXH của nhân tài cơ quan đảng,
chính quyền lưu động đến đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp.
Thứ ba, thực hiện chính sách nhân tài mở cửa hơn nữa: Hoàn thiện chế độ
quyền lưu trú lâu dài của người nước ngoài, thu hút nhân tài cao cấp người
nước ngoài đến TQ công tác.
Thêm vào đó, gia tăng mức độ nhập khẩu trí tuệ của nước ngoài, tìm tòi các
biện pháp như thực hiện di dân kĩ thuật, cung cấp tài nguyên trí tuệ nước
ngoài, phát hiện đánh giá, cho phép đi vào thị trường, sử dụng khích lệ, đánh
giá thành quả.
Thứ tư, thực hiện chính sách cổ vũ phát triển nhân tài của tổ chức kinh tế phi

công hữu, tổ chức xã hội mới; đưa công tác khai thác nhân tài tổ chức kinh tế
8

×