Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa việt nam đề tài đặc sản phong phú xứ nắng gió ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.85 KB, 23 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH THUẬN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhân
Sinh viên thực hiện: Phạm Trương Ngọc Yến
Mã số sinh viên: 2121012118
Mã lớp học phần: 2121101061502

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 2 / 23


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Tài Chính Marketing vì đã tạo điều kiện cho em được học trong một môi trường
mới mẻ và đầy chất lượng như như vậy.
Xin cảm ơn giao viên bộ môn –Cơ Nguyễn Thị Nhân đã giảng dạy tận tình, chi tiết để


em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Và do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như còn nhiều mặt hạn chế khác nữa về kĩ
năng nên em chắc chắn rằng trong bài tiểu luận sẽ có vơ vàng sự thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp và phê bình từ Cơ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Cơ có nhiều sức khỏe chống lại mùa dịch này, thành
cơng và hạnh phúc.
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm
2022
Người thực hiện
Phạm Trương Ngọc Yến


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH THUẬN
Mã LHP: 2121101061502

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 4
1. Giới thiệu đề tài:........................................................................................................ 4
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:.......................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 5
1. Tỏi................................................................................................................................ 5
1.1. Nơi tập trung trồng tỏi tại Ninh Thuận.................................................................. 5
1.2. Đặc tính và mùa vụ thu hoạch cây tỏi Ninh Thuận............................................... 6
1.3. Công dụng của tỏi Ninh Thuận.............................................................................. 7
1.4. Một loại tỏi đặc biệt khác của Ninh Thuận: tỏi Cô Đơn........................................8
1.5. Giá tỏi Ninh Thuận................................................................................................ 8
2. Bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận.................................................................................. 8
2.1. Nguồn gốc bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận.......................................................... 8
2.2. Chế biến và thưởng thức bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận.................................... 9

3. Nho Ninh Thuận........................................................................................................ 12
3.1. Vùng trồng nho Ninh Thuận cung cấp sản lượng nho lớn nhất cả nước.............12
3.2. Đặc tính của cây nho Ninh Thuận....................................................................... 13
3.3. Cách phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc..........................................13
3.4. Một vài giống nho Ninh Thuận phổ biến hiện nay.............................................. 14
3.5. Các sản phẩm từ nho Ninh Thuận có thể dùng để biếu tặng............................... 15
3.6. Mùa nho Ninh Thuận thường rơi vào những tháng nào?.................................... 15
3.7. Gợi ý một số địa điểm vườn nho Ninh Thuận gần trung tâm thành phố.............15
4. Táo............................................................................................................................. 16
4.1. Đôi nét về táo xanh Ninh Thuận.......................................................................... 16
4.2. Hương vị của táo xanh khi trồng trọt tại Ninh Thuận......................................... 17
4.3. Gợi ý một số vườn táo Ninh Thuận có thể đến tham quan..................................18
5. Nước mắm Ninh Thuận............................................................................................. 18
5.1. Một trong những cơ sở chế biến tiêu biểu cho nghề làm mắm Ninh Thuận.......18
5.2. Gợi ý điểm mua và giá cả tham khảo của nước mắm Bé Bầu.............................20
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................... 21
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 22

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 4 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài:
“Ninh Thuận quê mình biển xanh sóng vỗ miên man

Những cánh đồng muối trắng, đàn hải âu tung cánh giữa trời cao…”
Ninh Thuận- vùng đất đầy nắng gió gây thương nhớ cho những người con xa xứ mong mỏi quay
về, cho rất nhiều du khách phải luyến lưu, muốn đặt chân ghé lại thêm đơi lần nữa. Điều gì ở nơi
đây khiến cho bao người phải si mê, ngất ngây như thế? Riêng đối với bản thân em- một người
con của miền đất thân thương này, dù chỉ mới vào thành phố Hồ Chí Minh hơn một tháng, nhưng
hiếm khi có thể khơng nhung nhớ những điều quen thuộc của quê hương. Đặc sản Ninh Thuận
chính là một trong số đó. Từ cảm hứng nhớ quê nhà nói chung và đặc sản nói riêng như thế, em
quyết định lựa chọn đề tài “Đặc sản xứ nắng gió Ninh Thuận” cho bài thi kết thúc học phần mơn
Cơ sở văn hóa Việt Nam của mình. Em hi vọng thông qua bài tiểu luận này, quý giảng viên sẽ có
“trải nghiệm” thú vị với nền đặc sản phong phú và độc đáo của Ninh Thuận quê em.
2.

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Đối tượng nghiên cứu: Các đặc sản Ninh Thuận (tỏi Ninh Thuận, bánh căn, bánh xèo, nho, táo
và nước mắm).

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 5 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

PHẦN NỘI DUNG
-


Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh
340 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 642 km về phía nam, cách thủ đơ Hà Nội 1.380 km
về phía Nam và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo
đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao
lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
-

Khí hậu Ninh Thuận khá đặc biệt: Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng

sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã
làm cho những cơn gió mùa tây nam này khơng đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa
đơng bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa
đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khơ hanh.
-

Tất cả đã làm nên nền đặc sản phong phú, độc đáo trên mảnh đất nắng gió Ninh Thuận

thân thương này.
1.
Tỏi
- Mở màn cho đặc sản Ninh Thuận chính là tỏi Phan Rang (tỏi Ninh Thuận). Mỗi tép tỏi Phan
Rang có đặc điểm củ khá trịn, bên trong là những tép tỏi nhỏ nhỏ, xếp đều nhau, hương vị của tỏi
rất ấm. Ngoài ra, tỏi Phan Rang rất dễ lột vỏ, hơn hẳn những loại tỏi có xuất xứ nơi khác, cùi tỏi
có màu trắng trong và hơi ngả màu ngà ngà.)
1.1. Nơi tập trung trồng tỏi tại Ninh Thuận
Ninh Thuận là miền đất có diện tích đất trồng tỏi lớn nhất trong nước và tập trung ở 2 nơi:
-


Phường Văn Hải (Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm): đây là khu vực nằm rìa

thành phố, gần biển Ninh Chữ. Khu vực này trước đây trồng nhiều hành, tỏi,… Nhưng hiện tại
diện tích đất phục vụ cho việc trồng tỏi giảm dần và chuyển dần sang canh tác qua một số nông
sản dễ tiêu thụ hơn: nha đam (lô hội), rau xanh,…
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 6 / 23


-

ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
Khu vực huyện Ninh Hải: đây là khu vực chúng ta rất dễ dàng để tham quan mơ hình

trồng tỏi Ninh Thuận của người dân vì nằm dọc theo tuyến đường du lịch Ninh Chữ để di chuyển
tới Vĩnh Hy. Khu vực trồng tỏi sẽ trải dài qua các thôn Mỹ Tường, Mỹ Hòa, Mỹ Tân kéo dài cho
đến làng nho Thái An.
1.2. Đặc tính và mùa vụ thu hoạch cây tỏi Ninh Thuận
1.2.1. Đặc tính cây tỏi Ninh Thuận
- Ninh Thuận có đặc điểm diện tích đất liền ven biển rộng, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, cát sạch
nên rất phù hợp với cây tỏi. Đặc biệt, tỏi chỉ trồng được trên đất pha cát (tỉ lệ cát chiếm phần lớn),
với đặc thù đất pha cát hút nước mạnh nhưng cũng thốt nước cực kì nhanh. Chính đặc điểm này
mà cây tỏi mới có thể tập trung dinh dưỡng ni củ cho chất lượng củ tốt. Vì thế, tỏi ở Ninh
Thuận được đánh giá là có giá trị thương phẩm cao nhất Việt Nam (hơn cả tỏi Lý Sơn).
- Với đặc tính này, cũng lý giải được vì sao 2 nơi trồng được nhiều tỏi nhất trong cả nước: đảo Lý
Sơn (Quảng Ngãi) và Ninh Thuận. Hai nơi này tương đồng về mặt thổ nhưỡng và điều kiện khí
hậu.

1.2.2. Mùa vụ thu hoạch cây tỏi Ninh Thuận
- Khi du lịch đến Ninh Thuận, du khách luôn thấy tỏi được bày bán ở nhiều nơi nhất là các điểm
bán đặc sản Ninh Thuận hoặc các chợ tại địa phương. Phần lớn du khách ít biết rằng tỏi Phan
Rang (Ninh Thuận) chỉ được trồng duy nhất 1 vụ/năm.

Mùa vụ thu hoạch tỏi
-

Thời gian bắt đầu mùa trồng tỏi cũng rất đặc biệt: sau những ngày mưa bão khắc nghiệt

tháng 8, 9 Âm lịch, thời tiết đã hết mưa để đón những cơn gió bấc lạnh tràn về. Đấy cũng chính là
lúc bà con Ninh Thuận xuống vụ mùa tỏi mới. Theo kinh nghiệm người trồng tỏi, trồng vào mùa
bấc khơng khí lạnh mới cho củ tỏi to, khỏe, đẹp và chắc.
-

Tỏi bắt đầu xuống vụ: tháng 9, 10, 11 (Âm lịch); thu hoạch vào: tháng 3, 4 (Âm lịch)

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 7 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

Người dân thu hoạch tỏi
1.3. Công dụng của tỏi Ninh Thuận
1.3.1. Làm gia vị ngon chuẩn dùng tỏi ở đâu?
- Khí hậu đất Phan Rang vốn khắc nghiệt, dường như đã làm cho tỏi thêm thơm ngon hơn và giá

trị hơn. Nếu là một người sành ăn tỏi, bạn chắc chắn sẽ nhìn nhận khách quan rằng: tỏi Phan Rang
(Ninh Thuận) tuy phần tép nhỏ nhưng cực kì dậy mùi, rất thơm, cay nồng dễ chịu và khơng có
mùi hăng như một số tỏi nhập khác.

Gia vị đậm đà khi có tỏi
-

Ai cũng biết rằng tỏi là gia vị khơng thể thiếu trong nghệ thuật chế biến ẩm thực. Tỏi

không chỉ làm cho món ăn thêm thơm ngon mà cịn có những tác dụng nhất định rất tốt cho sức
khỏe của người dùng.
-

Bởi vậy, không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được loại tỏi ngon. Miền đất “gió

như Phan, nắng như Rang” tuy cằn cỗi nhưng lại khá phù hợp để trồng trọt, phát triển loại nông
sản hữu dụng trong cuộc sống này.
1.3.2. Tỏi dùng làm dược liệu trị bệnh
Giống tỏi Phan Rang chứa hàm lượng: allicin, glucogen, alliin, fitonxit, vitamin và các nguyên tố
vi lượng cao gấp nhiều lần tỏi thường. Chúng có tác dụng tăng cường đề kháng, chống lại virus
gây bệnh, diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và làm đẹp hiệu quả. Ngoài ra, còn dùng ngâm
rượu uống trị cảm mạo, nhức mỏi xương khớp hoặc làm tỏi đen.
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 8 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

1.4. Một loại tỏi đặc biệt khác của Ninh Thuận: tỏi Cơ Đơn
- Tỏi Cơ Đơn (hay cịn gọi là tỏi Mồ Côi) thực chất không phải là tên của một giống tỏi riêng biệt.
Trong bạt ngàn vườn tỏi được trồng bình thường như vậy, thu hoạch được một loại tỏi rất quý
được gọi là tỏi Mồ Côi, bởi củ chỉ có một tép duy nhất.
- Loại tỏi hiếm có này được dùng để ngâm rượu làm thuốc trị được nhiều bệnh như đau lưng,
nhức mỏi, đổ mồ hôi chân tay, giảm mỡ máu, sốt, viêm xoang,…
- Loại tỏi này rất ít, hàm lượng chất dinh dưỡng tập trung trong củ cao, vì thế giá thành của tỏi mồ
cơi sẽ cao hơn nhiều so với tỏi tép thông thường. Hiện nay, trên thị trường được rao bán tràn lan
loại tỏi Mồ Côi này và chúng ta rất dễ mua nhầm. Hãy lựa chọn những cửa hàng thật sự chất
lượng và uy tín để đảm bảo được sức khỏe!

Tỏi Mồ Cơi
1.5. Giá tỏi Ninh Thuận
Giá tỏi tại Phan Rang (Ninh Thuận) dao động theo từng thời điểm. Sau đây là bảng giá tham
khảo:
- Tỏi tươi: 40.000 – 70.000 đồng/kg
- Tỏi khô: 100.000 – 200.000 đồng/kg
- Tỏi Mồ Côi: 600.000 – 800.000 đồng/kg
2.

Bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận
2.1. Nguồn gốc bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận

-

Cho đến nay, nguồn gốc bánh căn và bánh xèo Ninh Thuận vẫn còn là một dấu chấm hỏi

lớn, vì thực chất, chưa có tài liệu nào có thể làm minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, theo các cụ sinh
sống ở làng Thái An (xã Vĩnh Hải), Mỹ Tân (xã Thanh Hải) và Mỹ Tường (ngày xưa gọi là làng
Mỹ Ngọc, trực thuộc xã Nhơn Hải – ba nơi được xem như là những lò đúc bánh căn và bánh xèo

tuyệt hảo nhất huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), họ nói rằng chiếc bánh xèo có nguồn gốc từ Bình
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 9 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
Định, cịn bánh căn có gốc gác ở Ninh Thuận. Sở dĩ họ có thể nói được như vậy là vì người dân
Ninh Thuận ngày nay đa phần đều có gốc từ Bình Định và Phú Yên. Họ di cư vào vùng đất nắng
gió Ninh Thuận khi vua Minh Mạng bình định và chính thức xóa sổ Champa trên bản đồ vào năm
1835.
-

Khi di cư đến để sinh sống tại vùng đất mới, người Việt mang theo bao nét văn hóa, tín

ngưỡng bao đời, phải nói đến chính là hương vị của các món ăn trong cuộc sống hàng ngày của
họ. Dĩ nhiên, cách đúc chiếc bánh xèo là điều không thể thiếu.
-

Tỉnh Ninh Thuận là vùng đất nằm trên dải Dun hải miền Trung, cũng có rừng núi, có

sơng hồ và biển như Bình Định và Phú Yên. Vì thế mà những phong tục, tập quán, nghi thức,
nghi lễ, lễ hội dân gian của Ninh Thuận mang nhiều nét tương đồng như hai tỉnh nói trên.
-

Mặc dù khi di cư và sinh sống vùng đất mới còn nhiều bất cập và khó khăn, nhưng người

dân vẫn ln rất chú trọng việc làm phong phú mà không kém phần dinh dưỡng trong bữa ăn

hàng ngày của mình. Lúc đầu, chiếc bánh xèo chỉ được chế biến và thưởng thức trong phạm vi
gia đình vào những ngày đặc biệt (nhà có tin vui, họp mặt, ngày giỗ,…). Về sau, do nhu cầu mưu
sinh cuộc sống nên một số người trong xóm làng mang ra bán thử ở chợ hoặc một góc mát nào có
nhiều người lui tới. Kết quả là nhiều hàng quán lề đường rất đắt khách, và bánh xèo – một món
bánh làm trong gia đình, trở thành món ăn thường ngày cho mọi người.
-

Ban đầu, người khơng có tên gọi là bánh xèo, mà gọi đó là bánh hình trịn hoặc bánh mặt

trời, vì bánh khi được đổ ra thành hình trịn, giống mặt trời. Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng
trong lúc đúc ra chiếc bánh xèo, khuôn phát ra tiếng “xèo xèo”, khiến cho người dân nghĩ ra cái
tên cho món ăn này là “bánh xèo”. Đó chính là nguồn gốc, cũng như là tên gọi của bánh xèo.
-

Về bánh căn, đây là món ăn của người Ninh Thuận, nói chính xác hơn là của người

Chăm. Bánh căn xuất hiện sau bánh xèo và là sự tiếp biến, làm theo của người Chăm khi gánh
gốm xuống bán cho người Việt ở những làng làm nghề biển như Mỹ Tân, Mỹ Hiệp, Mỹ Tường,
Ninh Chữ, Dư Khánh,…họ quan sát và học lỏm cách làm của người Việt rồi tự mình về làm
chiếc bánh cho riêng mình. Khơng ai biết tên gọi bánh căn có ý nghĩa là gì, nhưng người ta vẫn
dựa theo cái khn đúc của người Chăm và lời họ nói. Bánh căn khi đúc ra, nở căng tròn như bầu
sữa mẹ khi sinh con. Sữa mẹ có màu trắng nên bánh đổ ra cũng có màu trắng đục như thế.

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 10 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH

THUẬN Mã LHP: 2121101061502
2.2. Chế biến và thưởng thức bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận
2.2.1. Chế biến và thưởng thức bánh căn Ninh Thuận
-

Món bánh căn Ninh Thuận thơm ngon, nức mũi; đặc biệt rất phổ biến ở thành phố Phan

Rang – Tháp Chàm. Ngun liệu chính cho món bánh này vơ cùng quen thuộc: gạo. Để có món bánh
căn ngon, người ta dùng loại gạo hạt tròn, hoặc loại gạo địa phương mà phải là gạo cũ càng tốt.
-

Sau khi đã có được loại gạo phù hợp, ta đến với công đoạn chuẩn bị phần bột gạo: ta lấy bột

đi ngâm chừng vài giờ rồi mang đi xay. Nếu như nhà chúng mình có cơm nguội ăn khơng hết, thì đừng
vội mang bỏ thừa, mà hãy đem nó đi phơi khơ và trộn vào phần bột (lưu ý: cơm nguội chưa bị ơi thiu).
Đấy chính là bí quyết để giúp cho món bánh được giòn rụm. Một điểm cần chú ý khi pha bột chính là
khơng nên cho nước nhiều q để tránh bột bị lỗng, nhưng cũng khơng để bột q đặc vì nước ít. Vì
nếu bột lỗng sẽ cho ra những cái bánh nhão nhoẹt, cịn đặc q thì cho ra mẻ bánh bị khê trước khi
chín.
-

Phần bột bánh căn đã xong xuôi, ta đến với phần chuẩn bị vật dụng đổ bánh. Một nét độc đáo

là bánh căn được đổ bằng những chiếc khn đất trịn và lõm, một vật dụng chế tạo từ bàn tay tinh
xảo và tài hoa của những người thợ gốm Chăm Bàu Trúc. Điều đặc biệt hơn chính là chỉ có ở Bàu
Trúc mới có thể sản xuất ra loại khn đất đổ bánh căn này mà thơi. Lị đất đổ bánh thường có từ 10
đến 12 khn và có nắp đậy. Số khn bánh rất phù hợp cho việc bán buôn hoặc làm một bữa tiệc gia
đình và bạn bè. Tiếp đến, ta cho thêm than và nhóm lửa, khi lửa than đã ửng hồng và các khn bánh
nóng lên, đổ bột khoảng chừng 2/3 khuôn. Để tăng thêm thơm ngon và lạ miệng cho món bánh, ta có
thể cho thêm thịt cắt lát mỏng, tôm, mực ống cắt vừa hoặc trứng làm nhân bánh. Bột đã trong, trên mặt

bánh lấm tấm nhiều lỗ nhỏ, xung quanh viền bánh cong lên là dấu hiệu giúp ta biết được bánh đã chín
tới, bỏ ở trên mặt bánh một ít hành lá thái mịn rồi cạy bằng một cái nẹp mỏng, cuối cùng bày biện trên
đĩa hoặc chiếc vỉ bằng tre để bánh giòn hơn. Người có kinh nghiệm đổ bánh căn là làm sao cái bánh
khi cạy ra khỏi khuôn, vẫn giữ được độ giòn, xốp và dẻo. Vỏ bánh khi cạy ra phải có màu như nắng
ươm vàng, khơng bị cháy khét. Có như thế thì cái bánh căn mới đạt yêu cầu. Tùy vào sở thích của thực
khách, có người thích ăn những chiếc bánh hơi nhão một chút, có người thì ưng ăn những cái bánh thật
giòn.

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 11 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502

Lị và khn đổ bánh căn
-

Để thưởng thức món ăn thêm trọn vẹn, ta có thể dùng kèm với các loại nước mắm khác

nhau: mắm đậu phộng xay nhuyễn, mắm chanh, mắm nêm, nước cá kho với dưa hồng. Người
sành ăn thường kết hợp bốn loại mắm này lại với nhau để tăng phần đậm vị cho món ăn. Nghe
qua sự kết hợp này chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng thật kì lạ, khi trộn lại với nhau, nó mang
đến một hương vị tuyệt vời, lạ miệng cho thực khách. Dường như loại mắm hỗn hợp này chỉ dành
riêng cho bánh căn Phan Rang mà thôi.

Các loại nước mắm ăn kèm
-


Ăn bánh căn Phan Rang để ta cảm nhận được độ giòn tan của vỏ bánh, dẻo mịn của lớp

bột bên trong bánh, cái tươi ngọt của hải sản (tôm, mực), cái chua thanh cay nhẹ của nước mắm,
ăn kèm với ít xồi bào, thêm chút hành lá với tóp mỡ béo ngậy. Thật đậm đà và ngon tuyệt đến lạ
lùng! Tất cả cùng hòa quyện lại với nhau tạo nên sức hấp dẫn khơng thể chối từ.
-

Nếu có dịp được đi đến tỉnh Ninh Thuận du lịch, hãy ghé về thành phố Phan Rang,

thưởng thức món bánh căn một lần trong đời. Đảm bảo rằng bạn sẽ không cưỡng lại được vị ngon
của bánh căn, sẽ khiến bạn ăn một lần mà ghiền và hấp dẫn bạn phải ghé lại ăn thêm đơi lần nữa.
Thường thì một lị bánh xèo có khoảng 5 khn đất và có nắp đậy.
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 12 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
2.2.2. Chế biến và thưởng thức bánh xèo Ninh Thuận
-

Có thể nói, món bánh xèo là một trong những đặc sản trứ danh Ninh Thuận gây thương

nhớ, có sức hấp dẫn khó cưỡng. Cũng như bánh căn, ngun liệu chính để làm ra món bánh ngon
miệng, thơm lừng này: gạo. Sau đó, nó cũng được đem đi xay thành bột. Bánh xèo Ninh Thuận
thường có màu vàng, vì thế để tạo màu, người ta dùng màu tự nhiên từ bột nghệ hoặc dùng nước
màu dừa Bến Tre cho vào bột, rồi trộn đều. Thế là đã có thành phẩm bột bánh xèo.

-

Khuôn đổ bánh xèo cũng được làm từ đất sét do những nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc tạo

nên. Khác với bánh căn, khn bánh xèo trịn, lịng chứa bột phẳng đều, có kích thước to hơn. Để
bắt đầu chế biến món bánh, ta nhóm lửa vào lị và chờ khn nóng lên. Khi đạt đến độ nóng nhất
định, ta phết chút dầu ăn hoặc mỡ heo vào khuôn. Muốn thưởng thức bánh xèo ngon miệng và
hấp dẫn hơn, trước đó ta có thể chuẩn bị thêm thịt xắt lát mỏng, mực ống, tơm tươi,… Sau đó, ta
đồ tươi sống vào khn có phết dầu nóng trước, rồi cho bột bánh xèo vào, kèm theo chút giá
sống hoặc su hào bào mỏng và đậy nắp lại chờ cho chín tới. Thế là ta đã có được thành phẩm
bánh xèo ngon tuyệt và bắt mắt!

Lị và khn đổ bánh xèo
-

Mắm dùng chắc chắn là thứ không thể thiếu khi thưởng thức món bánh xèo Ninh Thuận.

Tương tự như bánh căn, ta cũng có thể dùng các loại mắm: mắm nêm, mắm đậu phộng xay
nhuyễn, mắm chanh,…

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 13 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
Các loại mắm ăn kèm bánh xèo Ninh Thuận
3. Nho Ninh Thuận

3.1. Vùng trồng nho Ninh Thuận cung cấp sản lượng nho lớn nhất cả
nước “Em như con cáo, anh như một cành nho xanh
Khi em còn trẻ và đẹp, em lại không dành cho anh…”
(Đen Vâu)
-

Trong một buổi chiều ở Sài Gòn, em ngồi ngân nga vài câu hát thì vơ tình lẩm nhẩm lời

bài hát này và chợt nhớ đến một trong đặc sản không thể bỏ qua ở quê mình. Hình ảnh chùm nho
mọng nước đối với một người con xứ nắng gió như em đã khơng còn quá xa lạ nữa. Cứ tưởng
chừng Mẹ Thiên Nhiên không ưu ái cho vùng đất này khi ban cho khí hậu nắng nóng, khơ hanh
và đầy gió, nhưng đấy lại chính là món q cực kì q báu, rất thích hợp cho việc phát triển cây
nho. Lồi cây được mệnh danh là “nữ hoàng” trong các loài cây trồng khác ở Ninh Thuận.
-

Cây nho được trồng từ những năm 1960 và được sản xuất thành hàng hóa vào những năm

1980, điều này đã biến Ninh Thuận thành một vùng nho điển hình và tập trung lớn nhất cả nước.

-

Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng nho ở Ninh Thuận không lớn, chỉ khoảng 2.500 héc

ta, chiếm khoảng 4% tổng diện tích đất trồng trọt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Ninh Phước,
Ninh Hải, Thuận Bắc và Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
-

Ninh Thuận là tỉnh cung cấp các sản lượng nho tươi lớn nhất ở Việt Nam, bình qn

khoảng 15.000 tấn/năm cho các cơng ty, doanh nghiệp nhằm chế biến các sản phẩm chất lượng

như nho sấy, mứt nho, mật nho, rượu nho, vang nho,…để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
-

Những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư rất nhiều vào các cơng trình thủy lợi tưới tiêu, các

giống nho mới đạt chất lượng, sản lượng cao và thường xuyên tổ chức các lễ hội “Nho Vang
Quốc tế”, nhằm xúc tiến đầu tư để quảng bá nho và cũng như là du lịch tỉnh nhà.
3.2. Đặc tính của cây nho Ninh Thuận
- Đặc tính của cây nho Ninh Thuận là khả năng chịu hạn, nắng nóng, đó là lý do vì sao tỉnh Ninh
Thuận có đến tận 9 tháng nắng ráo, khô hanh mà cây nho vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, cho ra
được nguồn sản lượng cao và chất lượng.
- Thêm nữa, không giống những vườn nho nổi tiếng ở nước Pháp, nho ở Phan Rang được trồng
theo lối mắc giàn trên cao vì nho là loại cây dây leo, muốn trồng được nho, người dân phải làm
giàn để nho leo lên và bao phủ khắp giàn. Giàn nho phải cao tầm hơn 1m7, lưu ý là không cao
quá và cũng không quá thấp để người dân thuận tiện chăm sóc, phun thuốc, rồi hái trái thu hoạch.
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 14 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
3.3. Cách phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc
- Để phân biệt nho Ninh Thuận và nho Trung Quốc, ta có dựa vào sự khác nhau ở những đặc điểm
sau đây của nho: chùm trái, hạt, màu sắc, mùi vị, thịt nho chắc và dai,…dựa vào cách bấm đầu
ngón tay vào trái nho. Sau đây là một vài ví dụ:
+ Mỗi chùm nho Ninh Thuận thường nặng từ 200g – 500g/chùm, trái nằm khít nhau, có hình cầu,
trái nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay. Cịn nho Trung Quốc cho trái to, chùm nho nặng hơn nhiều, những
trái nho nằm rời rạc, lỏng lẻo, khơng khít nhau.

+ Nho Ninh Thuận có màu xanh đẹp mắt, dùng tay ấn vào thì thấy thịt chắc và vỏ dày; cịn nho
Trung Quốc có màu xanh ngả vàng, vỏ mỏng, trái nho mềm.
+ Vị nho Ninh Thuận hơi chua ngọt, có hạt, mùi thơm thanh dịu; cịn nho Trung Quốc có vị ngọt
gắt, khơng có hạt, khơng có mùi thơm.
+ Nho Ninh Thuận có giá dao động từ 25.000 đồng/kg; cịn nho Trung Quốc chỉ có giá bằng ½
giá nho Ninh Thuận.
Vì thế, khi mua nho Ninh Thuận, chúng mình nên đến những địa điểm chun bán nho uy tín,
khơng nên tin mua những loại nho bán rong lề đường, để tránh “tiền mất, tật mang”.
3.4. Một vài giống nho Ninh Thuận phổ biến hiện nay
- Như đã giới thiệu ở bên trên, người dân Ninh Thuận bắt đầu trồng nho vào cuối thập niên 70, ban
đầu người canh tác với giống nho đỏ truyền thống mang tên ‘Red Cardinal’. Loại nho này có “q
qn” từ các miền ơn đới Âu – Á, sau đó được du nhập vào Việt Nam cũng như các nước Đông
Nam Á như Philippines, Thái Lan,…Giống nho này chủ yếu ăn tươi, làm rượu vang, mật nho,…
- Tuy nhiên, giống nho đỏ lại có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh cực kì kém, do vậy mà
năng suất và diện tích cho trồng nho ngày càng thu hẹp. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại,
tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ra nhiều giống nho mới, ngon miệng hơn, đẹp hơn, bắt mắt, cho năng suất
cao hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn trước khí hậu ngày càng phức tạp sinh sơi.

Nho đỏ

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 15 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
- Một trong số đó phải kể đến chính là giống nho xanh (NH – 0148), nho đen (Black Queen), nho
ba màu (nho hồng),…

Nho xanh

Nho đen

3.5. Các sản phẩm từ nho Ninh Thuận có thể dùng để biếu tặng
- Khi du lịch đến Ninh Thuận, ngoài việc biếu quà cho người thân và bạn bè những ký nho tươi
ngon, chùm nho sai quả ngon ngọt, thì một vài sản phẩm được chế biến từ nho mà chúng ta không
thể bỏ qua: mật nho, rượu nho, mứt nho, rượu vang nho,…
- Trong đó, nho tươi, vang nho và mật nho là một trong ba loại được du khách mua làm quà nhiều
nhất khi đi tham quan bất kì vườn nho nào ở Ninh Thuận.

Rượu nho Mứt nho 3.6. Mùa nho Ninh Thuận thường
rơi vào những tháng nào?
- Hiện nay, người dân Ninh Thuận trồng khá nhiều loại nho và được quy hoạch tại rất nhiều khu
vườn ở khắp nơi để phục vụ cho việc cung cấp sản lượng người dân mà cịn đáp ứng nhu cầu tham
quan và tìm hiểu vườn nho của khách du lịch.
- Du lịch Ninh Thuận mùa nào cũng có nho để cho bạn thưởng thức, tham quan và mua về. Tuy
nhiên, tùy tháng mà lượng nho có nhiều hay ít, cũng như vườn nho Ninh Thuận có trái trĩu quả
hay khơng.
- Mỗi năm Ninh Thuận có 3 vụ nho chính: vụ xuân hè từ tháng 1 – 3, thu hoạch vào tháng 4; vụ
hè thu từ tháng 5 – 7, thu hoạch vào tháng 8; vụ thu đông từ tháng 9
– 11, thu hoạch tháng
12 (tuy nhiên, mùa này
mưa nhiều, sản lượng ít, vườn nho khó tham quan hơn do sình lầy).
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 16 / 23



ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
- Một mẹo nhỏ dành cho du khách: nên đi vào các tháng 4, 8 và 12 vì vào những khoảng thời gian
đó thì có nho nhiều, đặc biệt tháng 4 thì nhiều nhất, trời nắng đẹp, biển cũng xanh hấp dẫn hơn.
Vậy nên chớ ngần ngại gì nữa mà không lên kế hoạch du lịch, tham quan cùng đám bạn nào!
3.7. Gợi ý một số địa điểm vườn nho Ninh Thuận gần trung tâm thành phố
- Các phường, xã ngoại thành Phan Rang – Tháp Chàm hiện nay, các hộ trồng nho cũng bắt đầu
mở rộng quy mô làm địa điểm du lịch, mở ra các vườn nho để thu hút khách du lịch đến tham
quan, mua nho tươi làm quà.
- Một số địa điểm du lịch chất lượng và uy tín:
+ Vườn nho Ba Mọi (thơn Hiệp Hịa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là
địa điểm nổi tiếng, lâu đời nhất ở Ninh Thuận. Điểm nhấn của Ba Mọi chính là vườn trồng nhiều
loại nho từ nho đỏ, nho xanh, nho đen,…đến các giống táo xanh đạt chuẩn VietGap đảm bảo an
toàn và chất lượng cho người tiêu dùng. Du khách có thể tham quan, mua về hoặc thưởng thức
nho tươi ngay tại chỗ.
+ Vườn nho Thái An (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận): một địa
điểm vô cùng đặc biệt, dễ nhận biết với các hộ dân lập điểm bán nho tươi, các sản phẩm chế biến
từ nho mọng nước và các bảng hiệu chào mời tham quan vườn nho khắp con đường. Việc của
chúng ta khi đến đây chính là chọn một vườn nho với khơng gian rộng rãi, thoải mái mà mình
cảm thấy ưa thích và có được nhiều trái chín mọng để tham quan. Nơi đây hội tụ nhiều giống nho
ngon từ nho đỏ, nho xanh đến các sản phẩm từ nho chế biến thành mật nho, rượu nho.
- Nghe đến đây chắc hẳn mọi người khơng kìm được sự thèm thuồng của mình rồi phải khơng
nào? Vậy thì hãy tranh thủ nhiều dịp nghỉ lễ lộc để cùng hội bạn bè lên “kèo” đến những địa điểm
này tham quan nhé! Đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy thất vọng!
4. Táo
4.1. Đôi nét về táo xanh Ninh Thuận
- Ngoài những chùm nho trĩu quả và tươi ngon ra, những trái táo xanh ngon, ngọt mát trở thành
một trong món đặc sản khơng thể khơng kể đến khi nhắc đến Ninh Thuận. Không chỉ hương vị
ngon ngọt làm nên thương hiệu táo xanh Ninh Thuận, nó cịn mang một vẻ rất riêng, rất “nắng
gió” mà chẳng nơi nào có được.

- Táo xanh (cịn có tên gọi khác là táo ta hoặc táo gai), người dân người ta gọi như vậy để phân
biệt với các giống táo ngoại nhập. Ziziphus Mauritiana là tên khoa học của loại quả “da xanh”
này, là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi. Vỏ táo xanh mướt, kích thước nhỏ vừa,
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 17 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
nhiệt độ thích hợp cho cây táo sinh sống là từ 25 oC – 320oC và cần nhiều ánh sáng. Táo có thể
sống ở nhiều loại đất khác nhau và đặc biệt phù hợp với vùng đất Ninh Thuận khô cằn cùng thời
tiết nóng bức, oi ả.
- Chúng ta có thể nhân giống táo xanh bằng cách trồng hạt, chiết, ghép mắt,… Hiện nay, hầu như
những người dân Ninh Thuận thường dùng cách chiết ghép và ghép áp. Vào cuối mùa mưa
(khoảng tháng 11 – 12), có thể nói đây là thời vụ trồng tốt nhất của giống táo này, vì lúc này thời
tiết ấm sang xuân năm sau, cây sẽ phát triển nhanh hơn. Táo xanh trước đây trồng theo kiểu tự
nhiên, nhưng ngày nay, người ta tìm ra phương pháp dễ dàng, hiệu quả hơn là làm thành giàn như
trồng nho nhằm thuận tiện chăm sóc và thu hoạch quả.

Phương pháp trồng táo
- Hiện nay, ước tính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng hơn 960 héc ta trồng táo xanh, bình
quân 30 tấn/ha, với sản lượng đạt tới 28.800 tấn/năm. Giá bán bình quân 30.000 – 50.000
đồng/kg. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ táo Phan Rang (táo Ninh Thuận) ngày càng
rộng lớn và điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy người dân đầu tư mở rộng diện tích trồng trọt.

Mơ hình trồng táo Ninh Thuận

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN

MSSV: 2121012118

Trang 18 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
4.2. Hương vị của táo xanh khi trồng trọt tại Ninh Thuận
- Chính nhờ vào nắng nhiều và khơ hanh của khí hậu Ninh Thuận, nên vơ cùng thuận lợi cho cây
táo sinh trưởng. Hương vị táo thấm đượm chất nắng của nơi đây, không quá ngọt lịm, nhưng lại
rất đậm đà; khi quả chín, cắn một miếng rất giịn mà không cứng. Sự ngọt mát lan tỏa khi ăn được
táo giịn ngọt. Khơng chỉ vậy, táo xanh Ninh Thuận khi thưởng thức không bị sượng, không bị
chát hay nhớt như các loại táo khác. Vì táo nhỏ nên 1 kg có đến tận 10 – 20 quả. Đây vốn là đồ ăn
vặt rất bình dân, phù hợp cho những lúc buồn miệng, lại rất dễ ăn, được nhiều người ưa chuộng.
- Táo xanh xứ nắng gió chứa nhiều chất chống lão hóa, đảm bảo khơng sử dụng chất bảo quản nên
rất uy tín, chất lượng. Vì thế, táo xanh được cả thị trường cả nước đón nhận.

Táo Ninh Thuận trĩu quả ngon ngọt
4.3. Gợi ý một số vườn táo Ninh Thuận có thể đến tham quan
- Khi tới mùa táo Ninh Thuận, bạn có thể ghé tham quan vườn táo xanh ngắt, tự tay chọn những
quả căng mọng để thưởng thức ngay tại vườn. Không chỉ đơn thuần được thưởng thức trái ngon,
mà chúng ta cịn có cơ hội lắng nghe những câu chuyện của những người dân hiền lành, hịa lành
và chân chất. Bên cạnh đó, chúng ta còn được các bác dày dặn kinh nghiệm về cách trồng trọt,
chăm sóc cây táo sao cho có nhiều năng suất nhất. Thậm chí khi tham quan chúng mình cịn được
thưởng thức nước táo hay rượu táo, đặc biệt là hồn tồn miễn phí đó!
- Một số vườn táo:
+ Vườn táo ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (chưa được cập nhật tên cụ thể).
+ Vườn táo nằm ngay trên đường đi đến Vĩnh Hy (chưa được cập nhật tên cụ thể).
5.


Nước mắm Ninh Thuận

- Ninh Thuận vốn nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống cùng hai tiêu chí: ngon và sạch.
Nếu là một người “sành” dùng mắm, thì nhất định khơng thể bỏ qua nước mắm cốt nhĩ (hay còn
gọi là nước mắm cốt cá cơm).
SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 19 / 23


ĐẶC SẢN PHONG PHÚ XỨ NẮNG GIÓ NINH
THUẬN Mã LHP: 2121101061502
5.1. Một trong những cơ sở chế biến tiêu biểu cho nghề làm mắm Ninh Thuận
- Tại Cà Ná, Ninh Thuận, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất Cà Ná Ninh Thuận theo phương
pháp và bí quyết của cha ơng ngày trước để lại. Về quy trình làm mắm, mỗi cơ sở ở Ninh Thuận
sẽ có cách thực hiện, công thức chế biến và tuổi đời của làng nghề khác nhau gắn liền với chất
lượng nước mắm ngon hay không.
- Một trong những thương hiệu nước mắm ngon nhất nhì Ninh Thuận là nước mắm Bé Bầu. Nếu
bạn vẫn còn trăn trở nên mua loại nước mắm uy tín, chất lượng và an tồn, thì có thể “ghé qua”
tìm hiểu và chọn mua nước mắm ngon sạch tại nước mắm Bé Bầu.
- Với mong muốn có thể giữ gìn và phát triển nghề làm nước mắm truyền thống thơm ngon, đảm
bảo, hợp vệ sinh, cũng như cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng
và cũng như là những bữa cơm gia đình.
- Nước mắm Bé Bầu luôn không ngửng nỗ lực để duy trì ngun vẹn cơng thức chế biến nước
mắm theo phương pháp ủ chượp truyền thống trong những chiếc lu sành nhập khẩu (loại lu làm
mắm giữ được hương vị một cách trọn vẹn nhất, đạt chuẩn, cũng như bảo đảm an tồn và khơng
phát sinh thêm bất kì yếu tố không thuận lợi nào để ảnh hưởng đến nước mắm.

Quy trình làm mắm

+ Về nguyên liệu: cá cơm được đánh bắt từ Biển Đông (theo mùa) nhằm bảo đảm được giá trị
dinh dưỡng, độ cảm quan trong mắm và chất lượng mắm đạt đến độ hồn hảo nhất có thể.
+ Về độ đạm: với các sản phẩm nước mắm cốt đều được duy trì độ đạm cao nhất từ 25 – 40N
(g/l) nhằm đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong từng chai nước mắm.

SVTH: PHẠM TRƯƠNG NGỌC YẾN
MSSV: 2121012118

Trang 20 / 23



×