Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Sổ tay hiệp hội doanh nghiệp 09 bước cho một khuyến nghị chính sách hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 84 trang )

TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP
PHỊNG THƯƠNG MẠI VÀ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

09 BƯỚC
CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ



TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP
PHỊNG THƯƠNG MẠI VÀ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

09 BƯỚC
CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ



SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Giới thiệu

Xây dựng các khuyến nghị chính sách là một phần quan trọng
trong hoạt động vận động chính sách của các Hiệp hội doanh
nghiệp với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời gian tới, Chính phủ có thể sẽ rà sốt lại tổng thể nhiều
chính sách phát triển ngành, xem xét sửa đổi và ban hành mới


các chính sách cho từng ngành nhằm tận dụng cơ hội đồng thời
bảo đảm tuân thủ các cam kết thương mại mới (đặc biệt là các
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương TPP-CPTPP, Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EU EVFTA). Các Hiệp hội doanh nghiệp đứng trước
cơ hội rất lớn để vận động chính sách, tham gia vào q trình
hoạch định các chính sách mới này, qua đó phản ánh tiếng nói,
lợi ích và mong muốn của các doanh nghiệp trong ngành vào
các chính sách liên quan.
Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng các khuyến nghị chính sách
phù hợp, khoa học, có căn cứ và đủ sức thuyết phục cho quá trình
vận động chính sách này lại là thách thức khơng nhỏ với rất
nhiều Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
Cuốn Sổ tay này được soạn thảo trên cơ sở các kinh nghiệm thực
tế trong quá trình xây dựng nghiên cứu phục vụ 02 khuyến nghị
chính sách cho 02 ngành (bán lẻ và chế biến xuất khẩu gỗ) do
Trung tâm WTO và Hội nhập - Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á và Đại sứ quán
Australia tại Việt Nam. Với các nội dung ngắn gọn, theo trình tự
cụ thể, các hướng dẫn rõ ràng, với ví dụ thực tế từ 02 nghiên cứu
khuyến nghị chính sách đã thực hiện, cuốn Sổ tay sẽ cung cấp cho
các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam kỹ năng cơ bản để xây dựng
các khuyến nghị chính sách cần thiết một cách hiệu quả.
Trân trọng cảm ơn Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), Hiệp
hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES) và các Hiệp hội, chuyên
gia đã cùng tham gia với Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI thực
hiện các nghiên cứu, khuyến nghị chính sách thử nghiệm làm căn
cứ thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng Cuốn Sổ tay này.

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


03


QUY TRÌNH XÂY DỰNG
MỘT NGHIÊN CỨU
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


06

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIÊU,
GIớI HẠN PHẠM VI

14

BướC 2 – LỰA CHỌN
CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU

22

BướC 3 – XÂY DỰNG
ĐỀ CưƠNG NGHIÊN CỨU

30

BướC 4 – TRIỂN KHAI
NGHIÊN CỨU TẠI BÀN

38


BướC 5 – ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT
THỰC TẾ DOANH NGHIỆP

48

BướC 6 – XÂY DỰNG
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

56

BướC 7 – THAM VẤN
CÁC BÊN LIÊN QUAN

64

BướC 8 – HOÀN THIỆN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

72

BướC 9 – KHUYẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH


BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU,
GIỚI HạN PHạM VI

Mục tiêu


08

Vấn đề

09

Cơng việc cần làm

10

Kết quả cần đạt được

11

Ví dụ thực tiễn

12


01


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI

Bước này nhằm khoanh vùng và nhận diện được các vấn đề
bất cập, các vướng mắc cấp thiết của doanh nghiệp thành

viên Hiệp hội cần được giải quyết bằng chính sách mới/chính
sách sửa đổi, qua đó xác định phạm vi cụ thể của khuyến nghị
chính sách cần thực hiện.

08

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Vấn đề

Trên thực tế, có những trường hợp vấn đề tồn tại/vướng
mắc/cản trở của các thành viên hiệp hội hoặc của ngành quá
nhiều, liên quan tới nhiều khía cạnh hoạt động kinh doanh,
nhiều cấp bậc chính sách (trung ương, địa phương, quy định
pháp luật, thủ tục hành chính…) khơng thể bằng một khuyến
nghị chính sách mà giải quyết một lần hết được. Cũng có
những trường hợp vướng mắc/bất cập nhiều nhưng không
thể, hoặc không chỉ giải quyết bằng chính sách mà được (ví
dụ năng lực cạnh tranh kém, khơng tiếp cận được nguồn tín
dụng giá rẻ từ các ngân hàng thương mại…).

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

09

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI


Do đó, cần thiết phải khoanh vùng các vấn đề tồn tại cần giải
quyết bằng chính sách và phạm vi khuyến nghị chính sách dự
kiến phù hợp với bối cảnh cụ thể của hiệp hội/ngành (tính cấp
thiết, tính khả thi, nguồn lực thực hiện nghiên cứu khuyến nghị
chính sách…).


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Công việc cần làm

Thảo luận trong/giữa Hiệp hội, chuyên gia trong ngành, cán
bộ quản lý để:

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI

1. Xác định các vấn đề vướng mắc, bất cập của ngành/thành
viên hiệp hội cần và có thể giải quyết được bằng các chính
sách của Nhà nước
Vướng mắc/bất cập phải (i) là vấn đề chung của các doanh
nghiệp trong Hiệp hội (không phải là vấn đề đơn lẻ của một
vài doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cá biệt); (ii)
gây thiệt hại, bất lợi, hạn chế sự phát triển của doanh
nghiệp trong hiệp hội/ngành đến mức phải tìm kiếm giải
pháp càng sớm càng tốt; (iii) là vấn đề mà để giải quyết thì
nỗ lực của từng doanh nghiệp thơi là không hiệu quả, cần
sự hỗ trợ, tác động bằng biện pháp chính sách pháp luật cụ
thể của Nhà nước
2. Xác định nguồn lực (nhân lực, vật lực) của hiệp hội
Nguồn lực của hiệp hội (bao gồm cả nguồn lực tự có và

nguồn lực huy động) phải đủ để tiến hành một hoặc các
nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách liên quan
(theo các bước như trong Sổ tay này)
3. Xác định tính khả thi của các chính sách mong muốn
Khuyến nghị chính sách dự kiến phải là khả thi trong bối cảnh
chính sách hiện tại (ví dụ Chính phủ đang có kế hoạch điều
chỉnh, nguồn lực để thực hiện chính sách không quá lớn…)
4. Xác định phạm vi cụ thể của khuyến nghị chính sách
cần xây dựng (để giải quyết vấn đề vướng mắc nào, trong
khía cạnh kinh doanh cụ thể nào)

10

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Kết quả cần đạt được

1. Phạm vi các vấn đề vướng mắc/tồn tại cần giải quyết bằng
chính sách mới được khoanh vùng rõ
2. Mục tiêu, thời hạn xây dựng khuyến nghị chính sách được
xác định rõ

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

11



SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Ví dụ thực tiễn

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI

LỰA CHỌN CủA NGÀNH Gỗ
Ngành gỗ là ngành có phạm vi rất rộng, được phân nhóm
theo sản phẩm và theo thị trường tiêu thụ. Về sản phẩm,
ngành gỗ có mảng gỗ thơ/ngun liệu, sản phẩm gỗ chế biến
(gỗ nội thất, ngoại thất, gỗ xây dựng, trang trí), dăm gỗ, mây
tre mỹ nghệ… Về thị trường, ngành gỗ có nhóm chế biến xuất
khẩu, có nhóm tiêu thụ nội địa. Về quy trình sản xuất, ngành
gỗ có mảng nguyên liệu (trồng, phát triển, khai thác rừng, gỗ
vườn…), mảng chế biến (sản xuất ván gỗ, đồ gỗ, băm dăm…),
mảng kinh doanh (tiêu thụ nội địa khu vực thành thị, nơng
thơn, cơng trình xây dựng...; xuất khẩu đồ gỗ chế biến, sản
phẩm mỹ nghệ, dăm gỗ…). Mỗi mảng, khía cạnh của ngành
đều có rất nhiều các vấn đề tồn tại cần được khắc phục, xử lý
bằng chính sách hợp lý từ phía Nhà nước.
Một khuyến nghị chính sách để cùng lúc giải quyết tất cả các
vấn đề, thuộc mọi mảng, khía cạnh của ngành là khơng khả
thi, cả về mặt nguồn lực thực hiện nghiên cứu khuyến nghị
chính sách lẫn khả năng đáp ứng chính sách của Nhà nước.
Hơn nữa, một số mảng của ngành gỗ (ví dụ phát triển nguồn
nguyên liệu, khuyến khích thương mại nội địa đối với sản
phẩm gỗ…) đã hoặc đang được Chính phủ ban hành biện
pháp, chính sách hỗ trợ rồi.

Do đó, trên cơ sở cân nhắc nguồn lực, tính cấp bách của các
vấn đề, tính khả thi của khuyến nghị chính sách, và hiện trạng
chính sách nhóm nghiên cứu đã quyết định giới hạn phạm vi
nghiên cứu khuyến nghị chính sách ở mảng sản phẩm gỗ chế
biến xuất khẩu, liên quan tới các rủi ro có thể khiến ngành này
khơng tận dụng được các cơ hội thị trường trong tương lai
gần, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới có hiệu lực.

12

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIêU, GIỚI HạN PHạM VI

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

13


BướC 2 – LỰA CHỌN
CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

Mục tiêu

16


Vấn đề

17

Công việc cần làm

18

Kết quả cần đạt được

19

Ví dụ thực tiễn

20


02


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

Bước này nhằm lựa chọn ra được chun gia/nhóm chun
gia có đủ năng lực chun mơn, kinh nghiệm, sự nhiệt tình và
thời gian để thực hiện việc nghiên cứu khuyến nghị chính sách
một cách chất lượng, hiệu quả và kịp thời.


16

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Vấn đề

Chất lượng chuyên gia có ý nghĩa quyết định đối với chất
lượng nghiên cứu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của
khuyến nghị chính sách.

Do đó, việc lựa chọn chuyên gia/nhóm chuyên gia chủ trì và
chịu trách nhiệm về nghiên cứu khuyến nghị chính sách là đặc
biệt quan trọng, và phải được thực hiện một cách cẩn trọng.

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

17

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

Vấn đề là khơng phải khi nào cũng tìm kiếm được các chuyên
gia đáp ứng được cùng lúc các yêu cầu về năng lực và mức
độ sẵn sàng để triển khai nghiên cứu. Có trường hợp chuyên
gia có năng lực nghiên cứu tốt nhưng thiếu kiến thức thực
tiễn và nhạy cảm chính sách. Có trường hợp chun gia có kỹ
năng kinh doanh sâu trong ngành nhưng chưa từng làm về

các vấn đề chính sách. Có trường hợp chun gia có đủ năng
lực chun mơn phục vụ xây dựng chính sách nhưng khơng
có thời gian để bảo đảm sản phẩm trong thời hạn đặt ra.
Thậm chí có những ngành/lĩnh vực mà rất ít chun gia có
hiểu biết sâu về cả ngành, mà chỉ là về một nhóm sản phẩm
nhất định.


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Công việc cần làm

Thảo luận trong/giữa Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia
trong ngành, cán bộ quản lý để:
1. Nhận diện các ứng viên thích hợp cho cơng việc nghiên
cứu phục vụ khuyến nghị chính sách liên quan

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

2. Đánh giá năng lực chun mơn của chun gia/nhóm
chun gia thông qua hồ sơ kinh nghiệm của chuyên gia, các
sản phẩm đã có của chuyên gia, các ý kiến của đối tác trước
đây đã làm việc cùng chuyên gia
3. Lên Danh sách ngắn các chuyên gia/nhóm chuyên gia đáp
ứng nhu cầu
4. Liên hệ với chuyên gia trao đổi về mục tiêu khuyến nghị
chính sách, đánh giá mức độ hợp tác và khả năng đáp ứng
của chuyên gia (về thời gian, về quan điểm và cách hiểu của
chuyên gia đối với vấn đề nghiên cứu)
5. Xác định chuyên gia/nhóm chuyên gia phù hợp nhất – ký

hợp đồng nghiên cứu

18

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Kết quả cần đạt được

Chuyên gia/nhóm chuyên gia được lựa chọn bảo đảm các
yêu cầu:
1. Có chun mơn sâu về lĩnh vực/ngành hoặc đã từng có
các nghiên cứu có chất lượng về các vấn đề tương tự
2. Có kinh nghiệm làm việc về các vấn đề chính sách
3. Có đủ thời gian, nguồn nhân lực hỗ trợ để thực hiện
nghiên cứu đúng thời hạn

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

19

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

4. Chia sẻ các mối quan tâm của hiệp hội đối với nghiên cứu
và sẵn sàng hợp tác cùng hiệp hội


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP


Ví dụ thực tiễn

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

CHUYÊN GIA CHÍNH SÁCH TRONG NGÀNH BÁN Lẻ
Bán lẻ là ngành kinh doanh không địi hỏi chun mơn q
sâu, chủ yếu tập trung vào các kỹ năng phục vụ hoạt động bán
lẻ (nghiên cứu thị trường, chuỗi cung, quản lý kho, bán hàng,
bảo hành…), ít có các nghiên cứu lý thuyết về chính sách
ngành. Bản thân Nhà nước cũng chưa từng có các chính sách
phát triển nào riêng cho ngành bán lẻ (có chính sách khuyến
cơng, khuyến nơng nhưng khơng có chính sách khuyến
thương). Vì vậy, các chuyên gia trong ngành bán lẻ chủ yếu là
các chuyên gia giàu kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn về kỹ
năng kinh doanh, rất hiếm các chuyên gia làm về chính sách
cho ngành bán lẻ nói riêng hoặc phân phối nói chung.
Do đó việc lựa chọn chuyên gia nghiên cứu phục vụ xây dựng
khuyến nghị chính sách cho ngành bán lẻ Việt Nam gặp nhiều
khó khăn. Hiệp hội bán lẻ Việt Nam (AVR) cùng với VCCI và
các đơn vị liên quan đã tiến hành xem xét nhiều ứng viên cho
vị trí này nhưng phần lớn đều khơng cùng lúc đáp ứng được
các yêu cầu liên quan.
Sau nhiều cân nhắc, các bên quyết định chọn một chuyên gia
có chuyên môn sâu về kỹ năng bán lẻ, với kinh nghiệm giảng
dạy và công tác thực tiễn nhiều năm và có đội ngũ nghiên cứu
viên riêng của mình. Yếu điểm của chuyên gia này là chưa
từng có kinh nghiệm làm việc về chính sách đối với ngành bán
lẻ, mặc dù vậy, chuyên gia có nhiệt huyết mong muốn đóng
góp cho chính sách ngành bán lẻ. AVR và VCCI cam kết sẽ hỗ

trợ tối đa cho chuyên gia về khía cạnh này.

20

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đi vào thực chất, chuyên gia được
lựa chọn tỏ ra không thể kết nối các vấn đề thuộc thế mạnh
của chuyên gia (kỹ năng bán lẻ) với các vấn đề chính sách mà
chun gia khơng quen thuộc (phân tích khung khổ chính sách
pháp luật về bán lẻ, bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới triển vọng
của ngành và các biện pháp mà Nhà nước có thể thưc hiện
để hỗ trợ cho ngành bán lẻ phát triển). Các nỗ lực hỗ trợ từ
phía AVR và VCCI cho chun gia cũng khơng thể giúp giải
quyết được vấn đề.

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ

21

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYêN GIA NGHIêN CỨU

Do đó, chuyên gia được lựa chọn đã quyết định rút khỏi
nghiên cứu. Việc tìm kiếm chuyên gia mới là không khả thi về
mặt thời gian. Cuối cùng, AVR và VCCI đã phải quyết định sử
dụng nhóm chuyên gia của chính AVR và VCCI để tiếp tục
nghiên cứu này.



BướC 3 – XÂY DỰNG
ĐỀ CƯƠNG NGHIêN CỨU

Mục tiêu

24

Vấn đề

25

Công việc cần làm

26

Kết quả cần đạt được

27

Ví dụ thực tiễn

28


03



×