Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 6 trang )

TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Nêu được việc phân chia số bữa ăn hợp lí trong ngày.
2. Kĩ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại gia đình.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II- ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, đàm thoại.
IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Khởi động 5 phút
*Giới thiệu bài
Ăn là một nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại, tuy nhiên ăn như thế nào để đảm
bảo sự phát triển toàn diện về trí lực, về thể lực lại là một vấn đề không đơn giản
và đó cũng chính là lí do vì sao chúng ta cần quan tâm đến những cơ sở và cách
thức tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
2, Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí.
- Mục tiêu: : Nêu được khái niệm bữa ăn hợp lí
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


* Mục tiêu: Nêu được khái niệm bữa ăn
hợp lí
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bữa
ăn hợp lí cần có những loại thực phẩm
nào?
- Cần chọn đủ thực phẩm thuộc các
nhóm dd để kết hợp thành một bữa ăn
I. Thế nào là bữa ăn hợp lí.
- HS trả lời.
hoàn chỉnh gồm có nhóm giàu chất đạm,
chất đường bột, chất béo, chất khoán,
vitamin.
- GV cho HS liên hệ bữa ăn tại gia đình
- GV nêu ví dụ về bữa ăn
* Món ăn * Chất dinh dưỡng
Món đậu phụ rán Đường, bột, béo,
VTM
Tôm rang Đạm, khoáng
Bắp cải luộc VTM, chất xơ
Cà muối Khoáng, chất xơ
? Bữa ăn đó đã là bữa ăn hợp lí chưa?
Vì sao.
GV nhận xét, bổ sung
? Vậy bữa ăn hợp lí là gì
- GV nhận xét, kết luận kiến thức.
- GV cho HS liên hệ tại gia đình.
- Bữa ăn có sự phối hợp đầy đủ các loại
chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ để
cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về
năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân chia bữa ăn trong ngày
- Mục tiêu: : Nêu được cách phân chia số bữa ăn trong ngày.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày
có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn
uống hợp lí
GV kết luận
? Mỗi ngày em thường ăn mấy bữa?
Bữa nào là bữa ăn chính
- Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối
(Tuỳ từng địa phương, phong tục, tập
quán mà bữa ăn chính khác nhau)
? Em làm cách nào để phân biệt bữa ăn
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày.
HS trả lời.
- Có ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức
ăn và nhu cầu năng lượng cho từng
khoảng thời gian
chính với bữa ăn phụ
- Bữa ăn chính có cơm mới nấu, nhiều
món ăn ngon hơn. Bữa phụ không nhất
thiết phải có cơm.
- GV củng cố thêm: Bữa ăn phụ, chính
phụ thuộc vào từng địa phương và tập
quán sinh hoạt của gia đình
? Khoảng cách giữa các bữa ăn như thế
nào là hợp lí.

GV kết luận
? Nếu theo cách lí giải trên thì một ngày
cần phải ăn mấy bữa? Tại sao?
GV nhận xét, kết luận
? Em hãy cho biết tại sao ta cần ăn đủ
bữa, đúng giờ mỗi ngày
GV kết luận
- Cần thực hiện phân chia bữa ăn sao
cho khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4-5
giờ.
- Phân chia số bữa ăn trong ngày:
+ Bữa sáng
+ Bữa trưa
+ Bữa tối
* Cần ăn uống đúng giờ, đúng mức, đủ
năng lượng, đủ chất dinh dưỡng để đảm
bảo điều kiện cần thiết để đảm bảo sức
khoẻ và góp phần tăng thêm tuổi thọ
3. Tổng kết. 5 phút
* Củng cố.
- GV hệ thống lại kiến cơ bản của tiết học.
* HDH và chuẩn bị
- Học bài và chuẩn bị tiếp phần III
======================
Tiết 53
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Trình bày được các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
2. Kĩ năng

- Vận dụng được vào việc tổ chức bữa ăn hợp lí ở gia đình.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Giáo án, SGK
- HS: Vở ghi, đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan, đàm thoại.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động 5 phút
*Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là bữa ăn hợp lý. Lấy ví dụ.
2. Bài mới
Hoạt động: Tìm hiểu về nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Mục tiêu: Trình bày được các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Thời gian: 35 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Y/c H nêu ví dụ về một bữa ăn hợp lí
trong gia đình và giải thích tại sao đó là
bữa ăn hợp lí ?
- Trong gia đình gồm nhiều thành viên
khác nhau vậy nhu cầu dinh dưỡng của
mỗi thành viên ntn ?
GV nhận xét, kết luận
- GV cho HS liên hệ
? Điều kiện tài chính có ảnh hưởng gí
đến quá trình lựa chọn thực phẩm để
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi

thành viên ?
- GV lưu ý cách chọn thực phẩm phù
hợp với số tiền hiện có
+ Lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng mà đa số thành viên cần.
+ Lựa thực phẩm tươi, ngon.
+ Thực phẩm không trùng về nhóm dinh
dưỡng.
? Thế nào là cân bằng dinh dưỡng ?
- Cho HS làm bài tập SGK : Em hãy
nhớ lại giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm
thực phẩm đã học và ghi vào vở
- Y/c HS cho ví dụ thực đơn về sự cân
bằng dinh dưỡng, và cho biết loại thực
phẩm đã chọn thuộc nhóm dinh dưỡng
nào ?
- GV nhận xét, kết luận
? Thực đơn hàng ngày của bữa ăn ở gia
đình em có những món ăn ntn
? Ngày nào chúng ta cũng chỉ sử dụng
một món ăn nhất định có được không ?
Vì sao?
GV bổ sung.
? Vậy cần phải thay đổi món ăn ntn
GV kết luận
III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí
trong gia đình.
1. Nhu cầu của các thành viên trong
gia đình
- HS trả lời.

- Tuy theo lứa tuổi, giới tính, thể trọng
và công việc mà nhu cầu dinh dưỡng
của mỗi người khac nhau.
2. Điều kiện tài chính :
- Cần cân nhắc về số tiền hiện có để đi
chợ mua thực phẩm.
- Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không
cần phải đắt tiền.
3. Sự cân bằng dinh dưỡng
- Nhóm giàu chất đạm.
- Nhóm giàu chất đường bột.
- Nhóm giàu chất béo.
- Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.
- Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm
thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn
chỉnh, cân băng dinh dưỡng.
4. Thay đổi món ăn :
- HS trả lời.
- Thay đổi thực đơn bữa ăn để tránh
nhàm chán.
- GV cho HS lấy ví dụ về việc thay đổi
món ăn
- Thay đổi phương pháp chế biến để
món ăn ngon miệng.
- Thay đổi hình thức trình bày, màu sắc
món ăn để tăng phần hấp dẫn.
- Bữa ăn không nên có thêm món ăn
cùng loại hoặc cùng phương pháp chế
biến.
3. Tổng kết. 5 phút

* Củng cố
- GV hệ thống lại kiến cơ bản của bài học
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HDH và chuẩn bị
- Học bài và chuẩn bị bài 22.

×