Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích khái niệm phép biện chứng, phép biện chứng duy vật và nêu ví dụ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP CHƯƠNG II MƠN TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
Tên đề tài: “Phân tích khái niệm phép biện chứng, phép biện chứng duy vật
và nêu ví dụ”
Tên giảng viên hướng dẫn : Đồng Thị Tuyền
Lớp học phần

: Triết học Mác Lê-nin_1_2(15.1FS).8_LT

Năm học

: 2021 - 2022

Các thành viên trong nhóm :

1

h


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................4
NỘI DUNG.............................................................................................7
1. Phân tích khái niệm phép biện chứng, biện chứng duy vật:.......................7
1.1. Phép biện chứng:..........................................................................................7
1.2. Phép biện chứng duy vật:............................................................................9
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí về sự phát triển:..................11
2.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:............................................................11


2.2. Nguyên lí về sự phát triển:.........................................................................15
3. Ý nghĩa và vận dụng:....................................................................................17
3.1. Quan điểm toàn diện:.................................................................................18
3.2. Quan điểm phát triển:................................................................................19
3.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể:........................................................................20
3.4. Vận dụng của sinh viên:.............................................................................21
KẾT LUẬN...........................................................................................23

2

h


MỞ ĐẦU
Biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền
triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại, “biện chứng” được
dùng với ý nghĩa như là lý luận nhưng cũng mang nghĩa khảo sát, phản ánh sự
tác động qua lại, phát triển không ngừng, đây cũng là một thuật ngữ chỉ sự tiến
lên sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, tư duy và chính con
người chúng ta. Trong lịch sử triết học, có những lúc tư duy biện chứng không
chiếm được ưu thế so với tư duy siêu hình, nhưng khơng thể nào thiếu được
phép biện chứng. Nhờ sự phát triển và đi lên, phép biện chứng Mác - xít của
triết học Mác Lê-nin hay chính là phép biện chứng duy vật luôn được đánh giá
cao và là cộng cụ để giúp thế giới nhận thức và phát triển.
Để hiểu rõ hơn về phép biện chứng chúng ta sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu
lịch sử phát triển của phép biện chứng.
Phép biện chứng đã xuất hiện từ thời cổ đại ngày xưa, không chỉ ở phương
Đông mà cả phương Tây cũng biết đến. Qua nhiều giai đoạn khác nhau, nó ngày
càng một phát triển và gắn liền với khoa học cũng như thực tiễn cuộc sống.
Đầu tiên phải nhắc tới nền triết học Ấn độ cổ đại, nó đan xen giữa triết học

và tơn giáo cùng các trường phái khác nhau. Triết học của Ấn Độ cổ đại gồm có
9 trường phái trong đó trường phái đạo phật là trường phái có học thuyết mang
tính duy vật biện chứng tiêu biểu nhất.
Sau này có nền triết học Trung Hoa cổ đại, đây là một nền triết học lớn đối
với nhân loại khi có tới 103 trường phái lớn nhỏ khác nhau. Học thuyết triết học
mang tư tưởng triết học Trung Hoa là thuyết âm – dương. Nguyên lý cơ bản là

3

h


cách nhìn nhận sự tồn tại khơng trong tính tuyệt đối mà cũng không phải biệt
lập; âm - dương không bài trừ, không riêng rẽ mà bao hàm lẫn nhau, tác động
lẫn nhau. Nói chung, thuyết âm dương phản ánh khá rõ khuynh hướng duy vật
và biện chứng.
Nhắc tới Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Heraclit là khởi nguồn của nền triết
học Hy Lạp. Theo đánh giá của Mác Lê-nin thì đây là thời điểm mà “biện
chứng” ra đời. Tư tưởng của Heraclit đã thể hiện rõ trong ba vấn đề lớn đó là:
“Quan niệm về sự vận động vĩnh cửu của vật chất”: Theo ơng thì khơng có
sự vật hay hiện tượng nào có thể đứng yên tuyệt đối cả mà luôn phát triển và vận
động không ngừng.
Tiếp theo đó, Heraclit nêu lên tư tưởng về “Sự tồn tại phổ biến của các mâu
thuẫn trong mọi sự vật và hiện tượng” : Ơng đã phỏng đốn về sự đấu tranh và
thống nhất của các mặt đối lập.
Và cuối cùng chính là “Sự vận động và phát triển khơng ngừng của thế giới
do quy luật khách quan quy định”: Quy luật khách quan chính là những cái diễn
ra và tồn tại trong vũ trụ, còn quy luật chủ quan nói nơm na thì chính là ý thức,
và quy luật chủ quan phải phù hợp với quy luật khách quan.
Vào thời cổ đại khi ấy, chúng ta có thể thấy khơng có một hệ thống triết học

nào có tư tưởng biện chứng đầy đủ và rõ ràng như của Heraclit, lý luận của ơng
mang tính biện chứng và duy vật sơ khai nhất. Đây được coi là sự tác động vô
cùng to lớn đến nền triết học của nhân loại sau này.
Bên cạnh tư tưởng của Heraclit cịn có phép biện chứng thời trung đại,
nhưng vì ít người biết đến nên gần như được xem là khơng có. Cịn có phép biện
chứng Tây Âu thế kỉ XV - XVIII, sự trưởng thành của tư tưởng này mang nét
độc đáo và phát triển với tư duy siêu hình máy móc. Đáng chú ý nhất là phép

4

h


biện chứng cổ điển Đức, nó đã chính thức tạo nên sự thống nhất giữa phép biện
chứng, logic học và lý luận nhận thức.
Hêghen là nhà triết học cổ đại Đức đồng thời là nhà biện chứng đầy lỗi lạc.
Triết học của ông ảnh hưởng tới tư tưởng của nước Đức lẫn cả Châu Âu, phép
biện chứng của ông là phép biện chứng duy tâm hay chính là phép biện chứng
về sự vận động và phát triển của các khái niệm được ơng đồng nhất với biện
chứng sự vật. Có thể nói, Hêghen đã có cơng xây dựng các phạm trù và quy luật
của phép biện chứng cũng như những cơng cụ của tư duy biện chứng, tuy nhiên
nó vẫn mang tính bảo thủ, được thể hiện trong câu nói: “Sự vận động của xã hội
là do sự vận động của tư duy (ý thức quyết định tất cả) sinh ra”.
Sự ra đời của phép biện chứng duy vật gắn liền với chủ nghĩa của ông Mác,
đây là tiền đề quan trọng để nhân loại chúng ta phát triển. Tiền đề của phép biện
chứng Mác xít chính là phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Ăngghen đã cải
tạo phép biện chứng của Hêghen và tách hạt nhân vốn có của triết học để tạo ra
một cách duy vật phép biện chứng duy tâm của Hêghen.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa phép biện chứng và chủ
nghĩa duy vật, đây là điều khác biệt so với triết học trước đây như siêu hình

(triết học thời cận đại) hay biện chứng duy tâm (cổ điền Đức). Ông đã sáng lập
ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, đây được coi là một thành tựu trong việc chạm tới
tri thức của nhân loại.
Bằng những kiến thức rút ra từ kết quả học cùng với việc tham khảo từ các
tài liệu, nhóm chúng em xin phép được trình bày phân tích khái niệm phép biện
chứng, phép biện chứng duy vật và ví dụ trong bài luận dưới đây. Trong quá
trình làm bài nếu có những sai sót về mặt kĩ thuật hay kiến thức, nhóm em mong
nhận được những lời nhận xét và góp ý từ cơ, chúng em sẽ cố gắng rút kinh

5

h


nghiệm và nỗ lực để hoàn thiện tốt nhất kiến thức của mình. Chúng em xin trân
trọng cảm ơn!

NỘI DUNG
1. Phân tích khái niệm phép biện chứng, biện chứng duy vật:
1.1. Phép biện chứng:
Thuật ngữ biện chứng thường được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, là phạm
trù dùng để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triển
của bản thân với các sự vật, hiện tượng, q trình tồn tại độc lập bên ngồi ý
thức con người. Thứ hai, nó đồng thời cũng là phạm trù dùng để chỉ những mối
liên hệ và sự vận động, biến động của chính q trình phản ánh hiện thực khách
quan vào đầu óc con người. Ở nghĩa thứ hai này biện chứng cho phép tư duy
không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt mà cịn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa
chúng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể.
Phép biện chứng phát triển qua nhiều thời kì với 3 hình thức cơ bản:
Phép biện chứng cổ đại: Là phép biện chứng xuất hiện trong triết học thời

cổ đại. Các nhà triết học ở phương Đông lẫn phương Tây thời cổ đại đã xem thế
giới khách quan thay đổi trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên,
những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết
quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Nổi bật về phép biện chứng này là
các nên triết học của Trung hoa cổ đại, Ấn độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Tuy
nhiên, phép biện chứng cổ đại căng bảng mang tính chất sơ khai. Tóm lại, tuy
phép biện chứng thời cổ đại nhận thức đúng về bản chất của thế giới, nhưng lại
nghiên cứu bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, chưa có
sự chứng minh cụ thể của khoa học tự nhiên.

6

h


Phép biện chứng duy tâm: Là phép biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và
kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm. Đỉnh cao
của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người
khởi đầu là nhà triết học Can tơ (1724 - 1804) và người hồn thiện là nhà triết
học Hêghen. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân
loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung
quan trọng nhất của phép biện chứng. Triết học Hêghen duy tâm ở chỗ phép
biện chứng là cái được bắt đầu từ "ý niệm tuyệt đối", coi biện chứng chủ quan,
là cơ sở của biện chứng khách quan.
Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do C.Mác và
Ăngghen xây dựng. C.Mác và Ăngghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong
phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là
học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Hai ông cho rằng phép
biện chứng là quy luật vận động của thế giới khách quan chứ không phải chỉ là
sự vận động của tư tưởng. Kế thừa Hêghen, Ăngghen đã xây dựng nên phép

biện chứng duy vật bằng cách xem phép biện chứng là "khoa học về những quy
luật chung của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con
người"
1.2. Phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ
nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực
khách quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức
năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức
năng này thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa

7

h


bằng các cặp phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đề ra
các nguyên tắc tương ứng, định hướng hoạt động lý luận và thực tiễn của mình.
Ăng ghen định nghĩa khái quát rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội
loài người và của tư duy”.
Bên cạnh đó, các nhà triết học nêu định nghĩa về phép biện chứng duy vật
dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến, Ăng ghen cho rằng: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên
hệ phổ biến”. Hay khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin
định nghĩa “phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hồn
bị nhất, sâu sắc nhất và khơng phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận
thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”.
Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có
tính quy luật phổ biến của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vấn đề này thể hiện
trong câu hỏi: Sự vật, hiện tượng quanh ta và bản thân ta tồn tại trong trạng thái

liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau và ln vận động, phát triển hay
trong trạng thái tách rời, cô lập nhau và đứng im, không vận động, phát triển?
Để trả lời câu hỏi này, phép biện chứng duy vật đã đưa ra nội dung gồm hai
nguyên lý (Nguyên lý về mối liên hệ phát triển, nguyên lý về sự phát triển), sáu
cặp phạm trù ( Cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nội dung và hình
thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên),
và ba quy luật cơ bản (Quy luật lượng đổi – chất đổi, quy luật mâu thuẫn, quy
luật phủ định của phủ định). Hai nguyên lý khái quát chung tính biện chứng của
thế giới; các cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ, sự tác động biện chứng phổ
biến nhất giữa các mặt của sự vật, hiện tượng có tính quy luật trong từng cặp;

8

h


còn các quy luật cơ bản nguyên cứu mối liên hệ và khuynh hướng phát triển của
của thế giới các sự vật, hiện tượng để chỉ ra nguồn gốc, cách thức và khuynh
hướng của sự vận động, phát triển thế giới ấy.
Từ đây có thể chỉ ra một số đặc điểm và vai trò của phép biện chứng duy
vật.
Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ
giữa thế giới qua duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lí luận nhận
thức và logic biện chứng. Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều được
xây dựng trên lập trường duy vật, mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật
cũng đều được rút ra tự sự vận hành của giới tự nhiên và lịch sử xã hội loài
người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được luận
giải trên cơ sở khoa học và được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của
khoa học tự nhiên trước đó.
Về vai trị, phép biện chứng duy vật kế thừa và phát triển phép biện chứng

từ tự phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định
hướng việc đề ra nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
và là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có
nó mới có thể đem lại phương pháp giải thích những q trình phát triển diễn ra
trong thế giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh
vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí về sự phát triển:
2.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
2.1.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:

9

h


Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
Mối liên hệ phổ biến là phạm trù dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên
hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Đó là mối liên hệ giữa các mặt đối
lập, diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người.
Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến: Trên thị
trường, cung và cầu quy định, tác động, ảnh hưởng, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó
tạo nên q trình vận động, phát triển khơng ngừng của cả cung và cầu.
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện
chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối
liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu
các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên
ngành; đó là các mối liên hệ như: Cái chung và cái riêng, bản chất và hiện
tượng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực,

tất

nhiên



ngẫu

nhiên.

2.1.2. Cơ sở khoa học của nguyên lí mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý này được dựa trên một khẳng định trước đó của triết học Mác
Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên
hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có
đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng
khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất.
Nhờ có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại biệt lập tách rời nhau
mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ
xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối

10

h


liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại, sự
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, của một hiện tượng trong thế giới.
2.1.3. Tính chất mối liên hệ phổ biến:
Tính khách quan: Được biểu hiện qua việc các mối liên hệ của sự vật, hiện

tượng trong thế giới đều mang tính khách quan. Theo đó, sự quy định các tác
động và làm chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc bản chất
chúng là cái vốn có của nó; nó tồn tại độc lập hồn tồn, khơng phụ thuộc vào ý
chí con người. Và khi đó, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối
liên hệ đó vào hoạt động thực tiễn của mình.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi mơi trường
thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với mơi trường. Mối
liên hệ đó khơng phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất.
Tính phổ biến: Bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đều tồn tại
tuyệt đối, biệt lập với với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Bên cạnh
đó, khơng có một sự vật và hiện tượng nào khơng phải một cấu trúc hệ thống.
Nó sẽ bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, có
nghĩa là bất cứ một tồn tại nào cùng là một hệ thống. Hơn thế nữa, nó cịn là hệ
thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác rồi làm biến đổi
lẫn nhau.
Ví dụ: Nước ᴠà khơng khí là điều kiện ѕinh tồn của thực ᴠật. Thực ᴠật có
tác dụng làm ѕạch đối ᴠới nước ᴠà khơng khí. Như vậy thực ᴠật, nước ᴠà khơng
khí có mối liên hệ phổ biến.
Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật và hiện tượng khác nhau hay khơng
gian và thời gian khác nhau thì có các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Vì vậy,

11

h


có thể chia các mối liên hệ này thành nhiều loại như mối liên hệ bên trong, mối
liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp
hay gián tiếp,… Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn
tại và vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ: Các lối cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá có quan hệ
với nước khác với chim và thú.
2.1.4. Biểu hiện nguyên lí mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù sau:
Cái chung và cái riêng: Phạm trù cái chung chỉ ra những thuộc tính, những
mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác. Phạm trù cái riêng chỉ ra
một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá trình mà sự vật tạo thành
chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác. Cái chung chỉ tồn tại ở trong cái riêng,
thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Ví dụ: Mỗi người là một
thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều có điểm chung như có đầu óc để
quan sát và điều khiển hành vi của mình, có trái tim để cảm nhận thế giới xung
quanh.
Bản chất và hiện tượng: Bản chất là phạm trù chỉ ra tổng hợp các mặt cũng
như các mối liên hệ tương đối ổn định trong sự vật, bản chất quy định sự phát
triển và vận động của sự vật đó. Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên
ngoài của bản chất. Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao
giờ cũng thể hiện ra thành những hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới
hiện tượng, bản chất thế nào thì hiện tượng sẽ thế đó. Ví dụ: Nước có bản chất là
lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.
Nội dung và hình thức: Cặp phạm trù này ln có mối liên hệ thống nhất và
gắn bó chặt chẽ với nhau. Khơng có một hình thức nào khơng có nội dung, cũng

12

h


như khơng một nội dung nào lại khơng chứa hình thức. Phạm trù nội dung quyết
định hình thức, đồng thời hình thức tác động ngược lại với nội dung. Hình thức
phù hợp thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại. Ví dụ: Nội dung

trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như thế đó, nếu nội
dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ
rất phản cảm, người đọc sẽ khơng bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác
động qua lại giữa các bộ phận, các mặt và các thuộc tính trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù
chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra. Nguyên
nhân sẽ sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau và ngun
nhân như thế nào thì sẽ sinh ra kết quả tương tự như thế đó. Ví dụ: Gieo gió gặp
bão.
Khả năng và hiện thực: Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống
nhất, ln chun hóa và khơng tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện
nhất định sẽ biến thành hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức về thực tiễn cần
dựa vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực, con người cần phát huy tối
đa tính chủ động của mình trong nhận thức và thực tiễn. Ví dụ: Hiện thực là đã
có sắt, thép, xi - măng, gạch, cát, sỏi, gỗ,… thì khả năng là ngơi nhà có thể xuất
hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.
Tất nhiên và ngẫu nhiên: Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình
qua rất nhiều cái ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ quy định cái ngẫu nhiên đồng thời
ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Do đó trong thực thế mọi việc đều phải căn
cứ vào tất nhiên chứ không căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên, nhưng cũng không
được bỏ quá ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên. Ví

13

h


dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng năng, chăm chỉ là
điều tất nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì gặp phải vấn đề sức khỏe nên làm bài

thi kết quả thấp là điều ngẫu nhiên.
2.2. Nguyên lí về sự phát triển:
2.2.1. Khái niệm phát triển:
Trong quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy
về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó
cũng xem sự phát triển là q trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước
quanh co phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát
triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng
đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến
đổi) nói chung. Khái niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi
nói chung và là phương thức tồn tại của vật chất. Cho nên, có quá trình xuất hiện
cái mới, cái tiến bộ, nhưng đồng thời có những biến đổi dẫn đến sự tan rã và tiêu
vong của các sự vật… Còn ngược lại, khái niệm phát triển thì khơng khái qt
mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất
hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơn giản đến phức tạp, từ cái
chưa hoàn thiện đến hồn thiện.
Phát triển cũng là q trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố
tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong
hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
2.2.2. Tính chất nguyên lí về sự phát triển:

14

h


Tính khách quan: Biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Đó là q trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết
mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu,
khách quan, khơng phụ thuộc vào ý thức con người. Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi
có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù khơng có con người nhưng nó vẫn
phát triển.
Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã
hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù
phản ánh hiện thực ấy. Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng
im, ln ln duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
Ví dụ: Sự phát triển của thế giới vật chất vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có
khả năng cho sự sống đến sự phát sinh cơ thể sống và tiến hóa dần lên các cơ thể
có cơ cấu sự sống phức tạp hơn.
Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự
vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có
q trình phát triển khơng hồn tồn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và
thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời trong quá trình
phát triển của mình, sự vật cịn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử. Ví dụ: Sự phát triển
của động vật khác với thực vật, sự phát triển của cây đặt trong bóng tối khác với
cây đặt ngoài trời, sự phát triển của các quốc gia ở thế kỉ XX khác với sự phát
triển của các quốc gia thế kỉ XIX.
2.2.3. Các quy luật của nguyên lý về sự phát triển:
Quy luật lượng - chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển.

15

h


Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng

biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất
cũ. Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”.
Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn
bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ
để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất
của sự vật.
Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay q trình nào đó ln chứa đựng những mặt,
khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự
vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là
nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái
cũ. Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân
tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng
và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hịa các mâu thuẫn đó.
Quy luật phủ định của phủ định: Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này
trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ
định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp
nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường xoắn ốc.
3. Ý nghĩa và vận dụng:
Phép biện chứng duy vật là môn khoa học nghiên cứu những quy luật
chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, là sự
kết tinh toàn bộ tinh hoa trong lịch sử phát triển của phương pháp biện chứng.
Đồng thời, nó được bổ sung bởi những thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên,

16

h



hơn thế nữa phương pháp ấy được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn
cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới. Hiện nay, thế giới có nhiều thay
đổi theo hướng tích cực, phát triển lẫn cả tiêu cực, phức tạp, khó lường; hệ
thống chủ nghĩa xã hội cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định; khoa
học đạt được nhiều thành tựu mới, nhưng phương pháp biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn trong việc giải
quyết nhiều vấn đề thực tiễn đời sống xã hội hiện nay.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2
nguyên lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển), 6 cặp
phạm trù cơ bản (cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và
ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện
thực) và 3 quy luật phổ biến (quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ
định, quy luật mâu thuẫn).
Từ 2 nguyên lý cơ bản trên, ta xây dựng được 3 quan điểm: Quan điểm
toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử – cụ thể. Trong đó, quan
điểm tồn diện đóng một vai trò quan trọng bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào
trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất
đa dạng, phong phú. Do đó, quan điểm tồn diện có ý nghĩa hết sức thiết thực
trong cuộc sống.
3.1. Quan điểm tồn diện:
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn
diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất cả các mặt, các yếu
tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián tiếp. Nó địi hỏi
chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa

17

h



các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các
mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát
triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần
lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác
định.
Quan điểm toàn diện cịn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung
mà đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm tồn diện để kết hợp một cách vơ
ngun tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau
được.
Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình
trong nhận thức và thực tiễn.
3.2. Quan điểm phát triển:
Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải đặt nó
trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hố để không chỉ nhận thức sự vật,
hiện tượng trong trạng thái hiện tại, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát
triển của nó trong tương lai. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu
thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự
vật, hiện tượng đó. Đồng thời, nguyên tắc phát triển yêu cầu phải nhận thức sự
phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có

18

h



những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau; bởi vậy, phải phân tích cụ thể
để tìm ra những hình thức hoạt động, phương pháp tác động phù hợp để hoặc,
thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Ngun tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp
quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ,
trì trệ, định kiến… Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa
những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ mà phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.
3.3. Quan điểm lịch sử - cụ thể:
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện phải đồng thời kết hợp
với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm giáo điều, phiến diện, siêu
hình, chiết trung, ngụy biện. Khuynh hướng của sự vật, hiện tượng lại luôn vận
động và phát triển, do đó khi nghiên cứu sự vật chúng ta cần phải có quan điểm
lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi xem xét khách thể (kể cả xã
hội) trong sự tự vận động và phát triển của nó. Nó địi hỏi chúng ta khơng chỉ
miêu tả những biến đổi trong khách thể, chỉ ra trạng thái về thể chất khác nhau,
mà cịn tìm ra mối liên hệ tất yếu khách quan giữa hiện tượng nối tiếp nhau, tìm
ra quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của khách thể.
Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại,
vận động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác
định, những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của
sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và

19


h


thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí
có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật.
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan
hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; hay nói
cách khác, khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan
niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định, tránh chiết trung, nguỵ biện.
Địi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra
tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều
kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác.
Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử - cụ thể có ý nghĩa
rất to lớn trong q trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội.
3.4. Vận dụng của sinh viên:
Nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển,
quan điểm lịch sử - cụ thể đã góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song
để thực hiện được chúng, mỗi người chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng
chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.
Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù
hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những
không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách
giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng
ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có

20


h


cách giải quyết, xử lý tốt nhất. Khi ta học kém đi, điểm số giảm, ta cần tìm
nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, khơng làm
bài tập hay khơng có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể thì sẽ tìm
được cách giải quyết đúng đắn, phù hợp.
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn
thì mới có kết quả cao. Việc vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển
và quan điểm lịch sử - cụ thể trong học tập sẽ giúp mỗi người chúng ta định
hướng học tập sâu hơn và cao hơn.
Để vận dụng các quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt
của việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm.
Ngược lại nếu hành mà khơng có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm
đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất
nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến sai lầm nữa. Do vậy việc
học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào
thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.

21

h


KẾT LUẬN
Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới
trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển vô cùng. Trong lịch
sử triết học phương pháp biện chứng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cao
thấp khác nhau trong đó phép biện chứng duy vật là thành quả cao nhất và khoa

học nhất của tư duy biện chứng. Giai đoạn cổ đại ở phương Đơng thì có triết học
cổ đại Trung quốc, Ấn độ và ở phương Tây thì có Hy Lạp. Quan điểm biện
chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà
cịn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, khơng chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn
thấy cả sự sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng
thái tĩnh của sự vật mà cịn thấy cả trạng thái động của nó. Tư duy biện chứng là
tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa nghiêm ngặt những ranh giới.
“Trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là …hoặc là” thì cịn có
cả “cái này lẫn cái kia” nữa, và thực hiện sự mơi giới giữa các mặt đối lập”. Nó
thừa nhận một chính thể trong lúc vừa là nó vừa là khơng phải là nó thừa nhận
cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự
tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ

22

h


phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế
giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở
mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép
biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng
định và phủ định, cái chung và cái riêng…Trong phép biện chứng, khái niệm
phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao,
từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển khơng
đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó khơng phải là sự biến đổi tăng
lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở
chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật. Phát triển

cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật; là q trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa,
nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với
các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự
vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh quan điểm phiến
diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất
hay về tính quy luật của chúng. Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta nhận thức
về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, gữa các yếu tố, giữa các
mặt chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác,
kẻ cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Đối với sinh viên, ngay từ
khi ngồi trên ghế nhà trường, có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận
đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước.
Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong học tập sẽ giúp định

23

h


hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế
giới quan của mỗi con người.

Tài liệu tham khảo
1.

Lịch sử phát triển của phép biện chứng, tác giả: tranhoai21, ngày xuất bản:
07/03/2016,

/>

chung-49684/
2.

Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Có những hình thức lịch sử nào của
phép biện chứng? Có sự đối lập căn bản nào giữa phương pháp biện chứng
và phương pháp siêu hình trong nhận thức?, tác giả: Nguyễn Hồng Thiêm,
/>
3.

/>%20trinh/06_PHM101_Bai2_v2.0013105209.pdf

4.

/>/view ( Slide bài giảng của cơ)

5. Giáo trình học phần Triết học Mác Lênin, tác giả: GS.TS.Phạm Văn Đức, Hà
Nội, năm 2019.
6.

Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật về " mối liên hệ phổ biến"
và " sự phát triển", />
24

h


7.

Ngun lí về sự phát triển, />
8.


Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý
nghĩa và sự vận dụng nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam, tác
giả: ama kong, ngày xuất bản: 26/06/2015,
/>
9.

Nguyên lý về sự phát triển, o/2015/03/nguyen-ly-vesu-phat-trien.html

10.

Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận,
/>
11.

Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận, tác giả:
8910X.com, ngày xuất bản: 21/07/2019, />
12.

/>
13.

Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, ngày xuất bản: 15/01/2020,
/>
14.

Phân tích 03 quy luật của phép biện chứng duy vật, ngày xuất bản:
21/03/2021,

/>

chung-duy-vat/
15.

6 cặp phạm trù triết học của triết học Mác – Lênin cần nắm rõ, ngày xuất
bản: 28/04/2021, />
25

h


×