Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Quyền lực thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.88 KB, 48 trang )





Quyền lực thứ tư
Dirk C. Fleck
Nhà báo hàng đầu bàn về trách nhiệm trong thời khủng hoảng
Phan Ba dịch
Nhà xuất bản Hoffmann und Campe


Phan Ba |

2

2
Quyền lực thứ tư
Dirk C. Fleck sinh năm 1943 tại Hamburg. Ông học đại học tại Trường Báo chí Đức ở
München, là sếp ban biên tập trang tin địa phương của báo Hamburger Morgenpost và biên
tập viên tại Merian, Tempo và Die Woche. Ông cũng viết chuyên mục cho Die Welt và
Berliner Morgenpost. Ông cộng tác với các tạp chí GEO, stern và Der Spiegel. Trọng tâm
hoạt động báo chí của Fleck nằm trong đề tài sinh thái, cũng là đề tài mà ông ấy hướng đến
khi là nhà văn. Ngoài các tác phẩm khác, quyển tiểu thuyết Das Tahiti Projekt của ông đã
xuất bản năm 2008 và tiểu thuyết Maeva! Năm 2011.


Phan Ba |

3
3
Kai Diekmann



Mục lục
Kai Diekmann 5
Giovanni di Lorenzo 14
Robert Misik 21
Jochen Schildt 27
Klaus Liedtke 33
Helge Timmerberg 40




Phan Ba |

4

4
Quyền lực thứ tư



Phan Ba |

5
5
Kai Diekmann
Kai Diekmann
Báo Bild phải gây nghiện

Trước cuộc trao đổi với Kai Diekmann, tôi lạc vào trong mơ mộng. Mới vừa sau Hamburg là

đã bắt đầu. Sẽ như thế nào, nếu như anh ấy, bên cạnh công việc làm mệt lử hàng ngày, bất
thình lình dành thời gian để đọc bản nghiên cứu Global 2000, cái mà Tổng thống Jimmy
Carter đã cho tiến hành ngay từ năm 1977. "Bản tường trình tổng thống" được soạn thảo bởi
các nhà khoa học và các cơ quan nhà nước, và có nhiệm vụ cung cấp một nền tảng để lập kế
hoạch chính trị cho một chính sách có định hướng sinh thái dựa trên cơ sở của những xu
hướng phát triển có thể nhìn thấy được. Nghiên cứu đó đi đến kết luận: "Đối diện với tính cấp
bách, quy mô và tính phức tạp của các thách thức đang đứng ở phía trước chúng ta, các cố
gắng hiện được đang bắt đầu ở khắp nơi trên thế giới tụt lại ở xa phía sau những gì là cần
thiết. Phải bắt đầu một kỷ nguyên mới của cộng tác toàn cầu và cam kết qua lại, như nó chưa
từng có trong lịch sử." Nó ở đâu, sự cộng tác toàn cầu, cam kết qua lại? Liệu Kai Diekman có
tự hỏi không và cho đăng một bài bình luận tương ứng.
Con tàu nhanh ICE chạy lạch cạnh trong vận tốc đã giảm mạnh xuyên qua thành phố
Ludwigslust. Tôi tiếp tục giấc mơ ban ngày của mình. Sẽ như thế nào, nếu như Kai Diekmann
lắng nghe một nghiên cứu của quân đội Đức? Trung tâm về Biến đổi của Quân đội Đức ở
Strausberg gần Berlin vừa mới hoàn thành nghiên cứu Quân đội, Khả năng và Công nghệ nhờ
vào tiền thuế. Trong đó, "các thách thức dài hạn cho chính sách an ninh trong một tầm nhìn
30 năm" được mô tả. Các tác giả đã phác họa những hậu quả của việc thiếu nguyên liệu trong
các bức tranh đầy kịch tính. Họ cảnh báo trước những dịch chuyển của thế cân bằng quyền
lực trên toàn cầu, trước "những tình cảnh phụ thuộc mới", trước việc các quốc gia công
nghiệp Phương Tây sẽ mất đi tầm quan trọng, trước một "thất bại hoàn toàn của thị trường".
Nhiều ngành kinh tế và ngân hàng, vâng, cả toàn bộ cấu trúc nhà nước nữa, sẽ sụp đổ, nạn
thất nghiệp gia tăng, nạn thiếu ăn và bất ổn định xã hội bùng phát.
Còn 45 phút nữa mới tới Berlin. Trong thành phố Wittenberge vắng lặng, sương mù buổi
sáng bắt đầu tan. Có lẽ Kai Diekmann đã đọc cuộc phỏng vấn Dennis Meadows do Welt
Online thực hiện, cha đẻ của tất cả các nhà tiên tri về tận thế, người năm 1972 với quyển The
Limits To Growth của ông đã gây chấn động khắp thế giới. Nhân chuyến đến thăm nước Đức
mới nhất, Meadows nói: "Sử dụng hành tinh này, ví dụ như sử dụng dầu và tăng dân số, hiện
giờ đã vượt qua mức bền vững. Hiện nay, sụp đổ là có nhiều khả năng hơn lúc đó và hẳn cũng
sẽ xảy ra sớm hơn."
Chúng ta đi qua Nauen trong vùng Havelland xinh đẹp. Tôi tưởng tượng, rằng Kai

Diekmann chắc phải bị sốc, khi anh biết đến bản báo cáo mới nhất của UNEP
1
, tiên đoán cho
hai mươi năm tới đây một cuộc tuyệt chủng lớn nhất kể từ 55 triệu năm nay. Hay về việc băng
tuyết mùa Hè ở Bắc cực từ năm 1972 đã giảm mất năm mươi phần trăm, như Viện Kỹ thuật


1
UNEP: United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc)

Phan Ba |

6

6
Quyền lực thứ tư
Môi trường của Đại học Bremen vừa mới tính toán xong. Thông báo hiện thời của Bộ Năng
lượng Hoa Kỳ, rằng cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu dường như đã thất bại, chắc cũng
không góp phần làm cho anh an tâm. Năm 2010, theo thống kê của bộ này, lượng CO
2
đã tăng
lên nhiều như người ta chưa từng bao giờ ghi nhận được. Nhiều hơn năm 2009 là 512 triệu
tấn.
Khi chiếc ICE 709 vào đến nhà ga chính của Berlin, con người mơ mộng vào ban ngày
trong tôi lạc quan. Hắn còn bước thêm một bước nữa. Báo Bild, hắn thầm nói, dưới sự lãnh
đạo của anh ấy tuy sẽ không trở thành khẩu đại pháo của phong trào sinh thái, nhưng có thể
nó sẽ cố gắng mang bạn đọc của nó đi cùng, khi vấn đề là tạo ra một tương lai đáng sống.
Kiểm soát người ở khu tiếp tân trong ngôi nhà Axel Springer Passage đồ sộ dài 150 mét và
rộng 85 mét hoàn toàn không thua gì kiểm soát ở một cảng hàng không lớn. Ở đây, người ta
phải cởi áo khoác ra, nới lỏng thắt lưng, để cho khám người ở sau cổng an ninh. Cuối cùng,

một người phụ nữ đi cùng với tôi lên tầng 16, nơi bà sếp văn phòng của tổng biên tập chào hỏi
tôi hết sức ân cần. Kai Diekmann vẫy tay chào tôi từ phía sau cái bàn viết của anh ở đằng xa,
xin tôi kiên nhẫn thêm chút nữa. Tôi ngắm cảnh thủ đô được chiếu sáng bởi mặt trời mùa
Thu. Mỗi một ngày đều mang ở trong nó cuộc sống đầy ắp và vì thế mà có đủ vật liệu để tạo
nên một bức tượng to như tờ Bild. Nghệ thuật "làm báo" chính là sự cô đọng hiện thực lại
thành chất chiết xuất hứa hẹn mang lại thành công lớn nhất có thể. Dường như Kai Diekmann
hiểu biết nghệ thuật này hơn ai hết, ít ra thì anh đã lãnh đạo tờ nhật báo có số phát hành nhiều
nhất châu Âu này từ mười một năm nay. Chưa có tổng biên tập nào trước anh làm được,
Günter Prinz đã trở thành huyền thoại cũng không, người làm được mười năm.
Kai Diekman mời tôi vào phòng làm việc của anh. Ở phía sau bàn làm việc của anh có treo
một bức tranh sơn dầu vẽ cách điệu biểu tượng của Bild, một bức tranh tương tự tô điểm cho
bức tường đối diện mà chúng tôi ngồi xuống ở trước đó. Cả hai bức tranh đều xuất phát từ
nghệ sĩ Berlin Jens Lorenzen, người đã từng nâng dòng tít nổi tiếng nhất của Bild trong những
năm vừa qua lên thành nghệ thuật. "Chúng ta là Giáo Hoàng!" Khi đó chỉ có báo taz là chạy
tít ngoạn mục tương tự, đặt cho lần bầu Hồng y Giáo chủ Ratzinger [lên làm Giáo Hoàng] là
"Ôi, Chúa ơi!". Vì số phát hành của báo Bild cao gấp 63 lần số phát hành của tờ tageszeitung
[taz] nên đó không phải là một cuộc đua thật sự công bằng.
"Anh bắt đầu đi", Kai Diekman nói, "anh hỏi, tôi cố trả lời." Anh ấy trông giản dị đến phát
ngạc nhiên. Lúc đó là 15 giờ, ban biên tập đang thực hiện giữa chừng số phát hành mới,
nhưng người đối thoại với tôi cho tôi cái cảm giác, rằng chúng tôi có tất cả thời gian của thế
giới này. Điều đó thật là dễ chịu vì đã không được dự đoán trước. Thế là tôi hỏi, anh cầm lái
chiếc siêu tàu chở dầu Bild theo các tiêu chuẩn nào, ít nhất thì với tờ báo này, anh cũng có
trong tay một công cụ có tầm quan trọng to lớn về mặt chính trị xã hội. Những gì là quan
điểm của anh như là người làm báo, những gì là ý định của anh?
"Tốt", Diekman cười trả lời, "nếu anh muốn bàn vể cách làm vườn với tôi thì tôi có vấn đề
đấy. Ở Bild thì tôi có hiểu biết một chút. Tờ Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam Đức] đã rút
gọn rất tốt khi có lần nói rằng báo Bild là một cái gì đó giống như cái máy ghi địa chấn cho
cảm xúc Đức. Điều đó có ý muốn nói gì? Điều đó có ý muốn nói rằng Bild không chỉ tường

Phan Ba |


7
7
Kai Diekmann
thuật những gì xảy ra, mà cũng tường thuật cả về việc con người cảm nhận điều đã xảy ra đó
như thế nào. Tôi muốn so sánh điều đó với những dự báo thời tiết cũng đưa ra cả nhiệt độ cảm
nhận. Vì hệ số wind chill mà người ta cảm nhận hai độ âm đo được giống như mười độ âm.
Và nếu như người ta không muốn run lên vì rét thì người ta phải mặc y phục tương ứng với
nhiệt độ cảm nhận. Đó là điều báo Bild làm. Một tờ báo như tờ FAZ [Frankfurter Allgemeine
Zeitung – Nhật báo Phổ thông Frankfurt] thì cố gắng sắp xếp thế giới theo các tiêu chuẩn
lôgíc. Bild ngược lại là một tờ báo của xúc cảm. Chúng tôi tự hỏi: Người dân cảm nhận các sự
kiện và câu chuyện như thế nào? Họ nói với nhau như thế nào về những việc đó? Chúng tôi
muốn đưa ra đề tài để trao đổi. Chúng tôi muốn người dân có thể nói chuyện và trao đổi với
nhau. Đó là phương thức mà chúng tôi làm việc hàng ngày. Những đề tài lớn gây cảm xúc
trong người dân là những đề tài nào, và chúng tôi tìm một lối vào với họ như thế nào? Khi đó,
chúng tôi phải nhớ trong đầu rằng chúng tôi không phục vụ cho 300.000 độc giả, mà là cho
mười hai triệu. Thêm vào đó là trên mười hai triệu người dùng cổng trực tuyến của chúng tôi.
Bild phải gây nghiện. Khái niệm này cũng có thể mang ý xấu, nhưng tôi hoàn toàn không
muốn nói như thế. Một quyển sách tốt gây nghiện, một tạp chí tốt gây nghiện và một tờ báo
tốt cũng thế. Và để đạt được điều đó, Bild phải được làm với lòng nhiệt tình. Chúng tôi phải
làm sao mà ngày nào người dân cũng cảm nhận được nhu cầu lại muốn đọc chúng tôi. Các tờ
báo đặt dài hạn nằm trên bàn vào mỗi buổi sáng, trong hộp thơ. Chín mươi chín phần trăm
báo Bild được bán ở các sạp báo. Chúng tôi yêu cầu bạn đọc của chúng tôi, rằng mỗi ngày họ
lại phải đi mua báo Bild – gió mưa gì cũng mặc. Điều đó có nghĩa là Bild phải khác với tất cả
các ấn phẩm khác. Chúng tôi phải có những đặc điểm riêng biệt rõ ràng. Điều quan trọng nhất
khi đó là sự tiếp cận qua xúc cảm tới các đề tài, và phong cách làm báo nổi bật. Chúng tôi cố
gắng trao cho độc giả của chúng tôi thông tin trước nhất và tường thuật độc quyền. Độc giả
báo Bild cần phải có thông tin tốt hơn là tất cả những người khác. Số phát hành ngày hôm nay
là một ví dụ cho việc chúng tôi đã thành công ở đâu: cả tít ('Babs Becker: hôn nhân lại hỏng
nữa rồi') lẫn cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan đều cho thấy rằng chúng tôi

đã chiếm lĩnh đề tài sớm hơn là giới cạnh tranh.
Tiếp cận qua cảm xúc tất nhiên cũng có nghĩa là Bild không để cho độc giả dửng dưng.
Bild khiêu khích, Bild phân cực – điều này thuộc vào cốt lõi của thương hiệu. Điều quan trọng
đối với chúng tôi không phải là trở thành cơ quan báo chí được ưa thích nhất của nước Cộng
hòa Liên bang [Đức]. Qua đó người ta chẳng được cái gì cả. Điều quan trọng là khơi mào
tranh luận. Cũng như đối với toàn bộ giới truyền thông: Chúng tôi bán nội dung, chúng tôi là
nhà báo. Nhưng làm báo là gì? Làm báo trước hết là một điều: giải thích thế giới. Nhưng cả ở
đó chúng tôi cũng có một yêu cầu hết sức đặc biệt. Thách thức không nằm ở chỗ đưa ra thông
tin, mà là đưa thông tin sao cho người dân cũng nhận lấy nó. Chúng tôi phải làm sao mà bạn
đọc của chúng tôi thuộc trong số những người biết tin. Chúng tôi tạo nhu cầu đọc cho một
giới độc giả mà đối với họ sách báo không phải lúc nào cũng là một điều hiển nhiên.
Chúng tôi đến với một số đông độc giả mà không phải ngày nào họ cũng đầu tiên là chờ
báo để đọc. Cung cách sử dụng truyền thông đã thay đổi trong thế giới mang dấu ấn điện tử
của chúng ta, trong một thế giới mà thông tin được tiếp nhận qua bản văn ngày một ít đi và
thông tin qua hình ảnh ngày một nhiều lên. Người viết chuyên mục Josef Wagner của chúng
tôi có lần đã đưa ra khái niệm 'đọc nhìn'. Phải là cả hai. Cuộc phỏng vấn Erdoğan với 150

Phan Ba |

8

8
Quyền lực thứ tư
dòng thì đúng là một bài dài, thế là trong phối hợp tôi cũng cần đến bài ngắn, hình ảnh to
trong báo. Trang cuối của chúng tôi được nhiều bạn đọc cảm nhận như là một lần nghỉ ngơi
lấy lại sức.
Anh hãy xem xét lại cách đọc và nhìn của chính mình. Nếu anh cầm lấy tờ FAZ hay
Süddeutsche Zeitung thì chắc chắn là anh không đọc bài bình luận dài đầu tiên. Anh quét qua
trang đó và có thể sẽ dừng lại ở một tin ngắn. Bộ não của chúng ta không phải được làm ra để
đọc. Đọc là lao động thật sự, lao động trí óc. Bởi vì vậy mà phải hạ rào cản càng thấp càng

tốt, để bắt lấy con người. Và điều đó chỉ có thể khi người ta thích đọc, muốn đọc, muốn nhìn
hình ảnh. Với một từ thôi: tiêu khiển."
Kai Diekman nói điềm đạm và có suy nghĩ, anh không cố bào chữa, và cũng không có một
sự nhiệt tình kiểu truyền giáo toát ra từ những lời nói của anh. Tính khách quan mà anh dùng
nó để giải thích kiểu cách của báo Bild chứng nhận rằng anh không có gì vướng mắc trong
thâm tâm nữa. Từ nhiều năm nay, những người phê phán cáo buộc anh thực hành một chủ
nghĩa dân túy không thương xót, nhưng đối với người là bậc thầy của báo lá cải này thì dường
như chính điều đó mới là tiên đề không thể nào thiếu được cho một thành công to lớn, cái mà
báo Bild mang lại ngày qua ngày. Nếu như anh đồng ý với những gì mà tờ Süddeutsche đã
viết, nếu như anh nhìn báo Bild thật sự như là một cái máy đo địa chấn cho cảm xúc Đức, thì
anh phát hiện ra cảm xúc đó như thế nào, cái gì là máy radar của anh?
"Radar của chúng tôi là khả năng làm báo của đội ngũ", anh nói. "Ở Bild thì đó ít ra cũng
là 850 nhà báo ở khắp nơi trên thế giới, những người mà chúng tôi có thể dựa vào họ. Các
đồng nghiệp trong từng mảng và từng ban biên tập lọc lại chất liệu mà chúng tôi tin rằng
chúng sẽ nhận được sự quan tâm lớn nhất có thể. Tất nhiên là ở đó cũng có những trị của kinh
nghiệm. Anh sẽ không ngạc nhiên, ví dụ như có hàng triệu người quan tâm đến đề tài lương
hưu. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra đề tài Hy Lạp sớm hơn là các truyền thông khác. Từ đầu
2010 chúng tôi đã rất quan tâm đến nó, vì nó có những hệ quả rộng lớn đến nước Đức và châu
Âu. Tất nhiên là tường thuật về Hy Lạp của chúng tôi có đôi lúc rất sắc nhọn và khiêu khích.
Nhưng như chúng ta hiện nay biết được – và tôi thật sự rất tiếc khi phải khẳng định –, chúng
tôi đã đúng trong nhiều phần lớn, trong những gì mà chúng tôi đã viết, và rất đáng tiếc là cả
với những gì mà chúng tôi đã cảnh báo."
Thật ra thì không phải là đơn giản, giải thích cho một số đông độc giả, tại sao một nước
như Hy Lạp, chỉ chiếm ba phần trăm trong sức mạnh kinh tế của EU, lại trở thành một mối
nguy hiểm cho toàn châu Âu. Tờ Spiegel có thể làm điều đó, vì nó phục vụ cho một giới độc
giả hoàn toàn khác. Nhưng mà Bild?
Diekman phản đối mạnh mẽ. "Anh cứ nhìn xem cái được gọi là giới độc giả trí thức của tờ
Spiegel bấm nhiều nhất vào những gì trên trang mạng của họ – anh sẽ rất ngạc nhiên đấy. Đó
còn xa mới là các đề tài về chính trị và kinh tế … Ngoài ra, nhật báo Bild có nhiều độc giả đã
tốt nghiệp đại học hơn là FAZ. Đó là một câu hỏi của số đông. Chúng tôi đến được với một

giới độc giả rất rộng, từ giáo sư cho tới công nhân đều có mặt. Bạn đọc của chúng tôi tạo
thành tất cả các tầng lớp của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Nhưng để trở về với câu hỏi của
anh: vấn đề bao giờ cũng là ở chỗ người ta tiếp cận đến một đề tài như thế nào. Nhiều cơ chế,

Phan Ba |

9
9
Kai Diekmann
những cái đóng một vai trò trong cuộc khủng hoảng này, nhiều mối liên quan về tài chính
phức tạp cho tới mức hầu như không có ai hiểu được. Nó phức tạp cao độ, và vì thế mà không
có những câu trả lời đơn giản cho chúng. Nhưng nó là một đề tài quan trọng nổi bật, vì thế mà
chúng tôi cũng đã dành cho nó nhiều dòng tít. Có những điều nào đó đã bị phê phán gay gắt,
ví dụ như khi chúng tôi khuyên người Hy Lạp nên bán những hòn đảo của họ. Lúc đó tôi đã
tự hỏi: tại sao? Sau khi tái thống nhất, trong nước Đức đã có cơ quan Treuhand, cái chẳng làm
gì khác ngoài tư nhân hóa và bán đất đai. Tức là chúng ta đã quen biết với điều đó rồi. Bild có
khuynh hướng phát ngôn về những sự việc nhất định nào đó khác đi và rõ ràng hơn là các
truyền thông khác làm. Đồng euro không chỉ là một dự án chính trị, sự thịnh vượng của chúng
ta gắn liền với nó. Đồng euro dựa trên ba điều cơ bản. Thứ nhất: dựa trên sự tuân thủ các tiêu
chuẩn ổn định, chúng đã bị mài mòn từ lâu rồi. Thứ nhì: dựa trên tính độc lập của Ngân hàng
Trung ương, nó cũng đã trôi sông trong mối liên quan với cuộc khủng hoảng Hy Lạp rồi. Và
cuối cùng: Quy định 'No Bail Out'
2
, và nó đã bị các chính trị gia hy sinh trên con đường của
họ để giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Chúng tôi đã phê phán điều đó thật to và rõ ràng."
Trong trường hợp đặc biệt, Kai Diekmann có thể nghĩ là giữ lại những thông tin nhất định
trong cuộc khủng hoảng để ngăn ngừa sự nguy hiểm của một đám đông hoảng loạn, sự hoảng
loạn mà trong đó con người vì lo cho số tiền của mình mà vét sạch tài khoản của họ hay
không? Anh còn có thể tưởng tượng được là làm việc đấy trong thỏa thuận với chính phủ hay
không?

"Không", anh trả lời dứt khoát. "Chúng tôi không phải là một cơ quan loan báo của nhà
nước. Điều đấy không phù hợp với sự thông hiểu của tôi về cách làm báo! Có thỏa thuận
trong khi làm báo. Ví dụ như khi anh nghĩ đến những vụ điều tra phát hiện, khi truyền thông
giữ lại thông tin để bảo vệ cho nạn nhân. Hay những cuộc trao đổi với chính khách được thực
hiện 'chỉ với ba người', tức là bí mật. Nhưng thỏa thuận trước trên diện rộng với các thể chế
nhà nước thì tôi là nhà báo chống lại điều đó. Tôi tự biết trách nhiệm bắt đầu từ ở đâu."
Tôi nhắc lại, rằng chính phủ Thụy Điển đã cầm chắc sự ủng hộ của truyền thông trong
nước, trước khi họ bắt đầu cắt xén nhà nước an sinh đang lan tràn ra. Chỉ như vậy thì quá
trình đầy đau đớn đó mới có thể thành công. Ngày nay, chúng ta đứng trước một nhiệm vụ
còn lớn hơn thế rất nhiều. Trên khắp thế giới. Hệ thống kinh tế của chúng ta, cái đã chỉ biết
đến thuyết tăng trưởng, và vẫn còn như thế, đã mang các hệ thống sinh thái đến ranh giới của
khả năng chịu đựng của chúng. Vấn đề bây giờ là phải vượt qua được sự đối nghịch do con
người dựng lên giữa kinh tế và sinh thái, nếu như chúng ta còn muốn ngăn chận lần sụp đổ
thật lớn. Vấn đề bây giờ là lắp đặt một nền kinh tế thị trường xã hội sinh thái, cái nằm giữa
các thái cực Chủ nghĩa Tư bản Tăng tốc và kinh tế kế hoạch. Nhưng điều đấy chỉ có thể thành
công khi người ta vận động người dân cùng làm, khi người ta giải thích rõ cho họ biết, rằng
khái niệm "xanh" đã rời khỏi các rào cản ý thức hệ của tả và hữu từ lâu rồi. Chúng ta phải tạo
một cảm giác tốt đẹp cho lần New Deal xanh, cho lần cải tạo sinh thái nền kinh tế, và phải
nhanh lên, vì không còn thời gian nữa. Nhật báo Bild có thể đóng một vai trò quyết định trong


2
Quy định No Bail Out: khẳng định trong các hiệp ước EU, rằng không nước nào được phép nhận bảo đảm cho
một quốc gia EU khác.

Phan Ba |

10

10

Quyền lực thứ tư
việc này hay không? Người tổng biên tập của nó có cảm giác đó là một thách thức cho mình
hay không?
Kai Diekmann lắc đầu. "Chúng tôi không có nhiệm vụ giáo dục", anh nói. "Nếu như có sự
việc gì đó bắt buộc thì chúng tôi phải giải thích, làm sáng tỏ, đưa ra định hướng, nhưng không
cùng nhau khởi động một chương trình giáo dục. Tôi cho điều đó là sai. Nếu như câu hỏi của
anh là liệu tôi có sẵn sàng để làm một chiến dịch hay không, thì tôi chỉ có thể tán thành thôi.
Anh hãy nghĩ đến chiến dịch của [tổng biên tập báo Stern] Henri Nannen nhằm ủng hộ chính
sách ngoại giao của [cố thủ tướng Đức] Willy Brandt đối với Khối phía Đông, anh hãy nghĩ
đến chiến dịch của báo Stern ủng hộ bãi bỏ điều 218 [của Luật Hình sự Đức, cấm phá thai].
Chiến dịch là một phần của nghề làm báo. Có một câu nói của [nhà báo] Hajo Friedrichs:
'Nhà báo không được hòa đồng, ngay cả khi đó là một sự việc tốt.' Tôi nhìn điều đó có khác
đi. Nói chung thì tôi nghĩ rằng một tờ báo như báo Bild cũng nên có khả năng tiến hành chiến
dịch. Có những chiến dịch của Bild chống tăng giá xăng hay ủng hộ giảm thuế. Tôi cho rằng
tất cả những việc đó là được phép. Nhưng tôi cho rằng điều đó không được phép diễn ra trong
khuôn khổ của một thỏa thuận trước với một chính phủ. Điều đó thì chẳng còn gì liên quan
đến làm báo nữa."
Trước những thống kê CO
2
khủng khiếp đó, Kai Diekmann có thể nghĩ là sẽ khởi động
một chiến dịch, ví dụ như qua đó mà có thể khuyến khích công nghiệp ô tô Đức nâng các
động cơ lựa chọn khác lên thành tiêu chuẩn hay không, cũng tạo cho nó có giá hấp dẫn?
Không phải là do thiếu know how, cuối cùng thì Rudolf Diesel vì lo ngại ô nhiễm chất độc
rộng lớn, cái mà ông nhìn thấy nó sẽ đến qua giao thông ô tô trong tương lai, mà đã giới thiệu
một động cơ hoạt động với dầu thực vật ngay từ cuộc Triển lãm Thế giới ở Paris năm 1900
rồi.
"Tôi không phải là chuyên gia về khí hậu", Diekman trả lời. "Nhưng tất nhiên, nhà báo
phải học về các đề tài tương ứng. [Tập đoàn truyền thông xuất bản báo Bild] Axel Springer
cũng thích thú với đề tài bền vững. Chúng tôi phải đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: giấy mà
chúng tôi in báo ở trên đó đến từ đâu? Trong liên quan với thảm họa Fukushima thì bền vững

thế nào đi nữa cũng là một đề tài lớn. Sau đó, chính phủ của chúng ta đã đưa ra bước ngoặc
năng lượng, và bây giờ thì chúng tôi đang chú tâm chờ đợi xem nó được tiến hành như thế
nào. Bild thuộc trong số những nhà phê phán bước ngoặc năng lượng, vì chúng tôi không thể
hiểu được một vài điều. Nếu như tôi ở một mặt từ bỏ năng lượng hạt nhân thì ở mặt kia tôi bắt
buộc phải xây thêm nhiều nhà máy điện than. Bằng cách đó, chúng ta không thể nào giữ được
các thỏa thuận về CO
2
mà chúng ta đã đưa ra. Đó là một bài toán đơn giản, làm sao được? Tôi
hiện giờ cũng đang chú ý xem việc xây dựng nhà máy điện than mới có thể được tiến hành
như thế nào về mặt chính trị. Thực chất thì chúng ta chỉ dịch chuyển vấn đề đi thôi. Các nước
láng giềng của chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã điên rồi. Các nhà máy Đức được cho là các nhà
máy điện nguyên tử an toàn nhất của thế giới. Và bây giờ thì chúng ta từ giã một công nghệ
mà chúng ta đang dẫn đầu. Điều đó làm cho thế giới này an toàn hơn hay không an toàn hơn?
Trong tương lai, khi người Nga bán nhà máy điện nguyên tử cho Iran thì tôi an tâm hơn hay là
bất an hơn? Tôi không mặc kệ điều đó. Có ý tốt và tốt là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Phan Ba |

11
11
Kai Diekmann
Chúng ta sẽ thấy, rằng chúng ta từ một nước có thể xuất khẩu điện thừa sẽ trở thành một
nước phải nhập khẩu điện – và là từ những nhà máy điện nguyên tử ở cạnh biên giới Đức hay
nếu như nghi ngại thì từ những nhà máy điện than cũ ở Ba Lan. Liệu điều đấy có phù hợp với
sự bền vững hay không, ít nhất thì tôi muốn nghi ngờ điều đó. Những nhà tiêu thụ điện nhiều
nhất không phải là các hộ dân, mà là công nghiệp, nền công nghiệp mà chúng ta ở Đức vẫn
còn có khi so với các nước châu Âu khác. Chúng ta là những nhà chế tạo máy của toàn thế
giới. Chúng ta có một ngành công nghiệp hóa đang hoạt động tốt. Tất cả những cái đó cần
điện. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta có thể đứng trước nhiều vấn đề về kinh tế, nếu như chúng
ta không biết bước ngoặc năng lượng này được thực hiện như thế nào. Bước ngoặc năng

lượng được tổ chức như thế nào? Có một nhóm dự án làm việc hàng ngày với nó không? Tôi
tin là chúng ta đã đưa ra một quyết định mà người ra không thể đưa ra một cách đơn độc hơn
nữa. Trong thế giới tài chính toàn cầu hóa, lúc nào cũng có những nước khác bị ảnh hưởng
bởi quyết định của riêng một nước. Tôi tin rằng người ta chỉ có thể tổ chức một lối thoát trên
quy mô toàn cầu. Và đấy là một con đường dài, cực nhọc."
Tôi đồng ý với Kai Diekmann: quyết định của chính phủ liên bang [Đức] là một phản xạ
của các sự kiện ở Nhật. Tuy vậy, tôi đáp lại, bước ngoặc đó là tốt cho bộ mặt của đất nước
này, nó có thể tạo một tác động mạnh ra bên ngoài như một tín hiệu.
"Người ta có thể nhìn thấy quan điểm của anh qua đó, rằng anh tin nước Đức có thể một
mình cứu được thế giới", Diekmann nói. "Anh thật sự tin rằng chúng ta có thể buộc người
Trung Quốc phải từ bỏ tăng trưởng thịnh vượng của họ sao?"
Không, tôi không tin. Người ta sẽ không thể có được một thỏa hiệp toàn cầu, hiện giờ thì
không, vì các nước đang trỗi dậy Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và cả Nga nữa đang lao vào cái
bẫy thịnh vượng theo cách kinh điển, cái tất nhiên là đi liền với việc tiêu thụ rất nhiều năng
lượng và tài nguyên. Điều đấy lại khiến cho sự việc càng thêm khủng khiếp. Hậu quả cho khí
hậu thế giới thế nào đi chăng nữa thì cũng có thể nhìn thấy trước được một cách hết sức rõ
ràng. Người ta có thể nói theo kiểu định mệnh, viên kẹo đã ngậm xong rồi.
"Thêm một lần nữa", Diekmann nói, "tôi không phải là chuyên gia về khí hậu. Nhưng tôi
lo rằng tôi không nhìn thấy một kế hoạch chủ đạo cho tương lai trong bước ngoặc năng lượng
được quyết định một cách hấp tấp đó. Tôi cũng không nhìn thấy rằng giới chính trị hiện nay
đang lập một kế hoạch chủ đạo như vậy. Xin nói thêm, về các triễn vọng cho tương lai của
chúng ta, tôi không hề bi quan như anh đâu. Trong mùa hè, ngày nào tôi cũng bơi trên sông
Havel. Trước đây hai mươi năm thì không thể. Thời đó người ta cũng nói vì mưa axít mà hai
mươi năm nữa sẽ không còn rừng ở Đức nữa. Tất cả những điều đó đã không xảy ra. Chúng ta
luôn có khả năng sửa chữa và cải thiện những phát triển sai lầm. Anh hãy xem giao thông
đường bộ. Trước đây hai mươi năm, mỗi năm có một thành phố nhỏ chết trên đường xá của
nước Đức. Ngày nay vẫn còn 3000 người chết vì tai nạn giao thông. Ô tô nhanh hơn, nhưng
cũng an toàn hơn. Hiện nay đã có ô tô chỉ tiêu thụ 3 lít trên 100 km. Nhận thức xanh đã phát
triển hết sức to lớn và đã trở thành một nhận thức bảo thủ, trung lưu. [Cựu thủ tướng] Helmut
Kohl nói về việc phải bảo tồn sự tạo dựng thế giới. Trong những năm vừa qua đã xảy ra rất,

rất nhiều cho việc đó."

Phan Ba |

12

12
Quyền lực thứ tư
Klaus Liedtke, nguyên là tổng biên tập của Stern và National Geographic, đã thuật lại cho
tôi, rằng anh ấy đã có lần nhìn thấy Kai Diekmann là người diễn thuyết ở một hội nghị của
WWF
3
, nơi anh ấy đã khiến cho khán giả hết sức ngạc nhiên khi lộ diện ra là một nhà tích cực
bảo vệ môi trường. Tôi kể lại cho Diekmann và hỏi anh, tại sao quan điểm này không được
phản ánh lại trong báo Bild.
"Báo Bild rất quan tâm đến các đề tài về chính sách môi trường", anh đáp trả. "Năm 2007
chúng tôi đã hỗ trợ cho hoạt động "Tắt đèn!" trên khắp nước Đức. Đó chỉ là một hành động
mang tính biểu tượng thôi. Cùng với Greenpeace, WWF và BUND
4
, chúng tôi đã kêu gọi hãy
tiết kiệm một lượng CO2 nhất định trong cả một năm. Đó là những đề tài mà bạn đọc của
chúng tôi quan tâm tới. Một câu khẩu hiệu như 'giao thông tự do cho công dân tự do', cái đã
gây sóng gió trong những năm sáu mươi, bây giờ không còn phù hợp với xã hội của chúng ta
nữa. 'Sống lành mạnh, ăn lành mạnh' là những đề tài đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống của độc giả chúng tôi. Sản phẩm sinh học thì hiện nay hầu như siêu thị nào cũng có. Đó
thật là một thành công tuyệt vời. Trước đây chỉ có những người nhất định nào đó mới có tiền
để mua trong cửa hàng sinh học, ngày nay thì khác rồi. Thật là khó mà tin được, rằng thị
trường với các sản phẩm sinh thái và địa phương đang hoạt động tốt cho tới đâu, và nhận thức
ví dụ như trong việc chăn nuôi gia súc với số lượng lớn đã thay đổi như thế nào. Nhưng anh
mới là chuyên gia sinh thái kia mà."

Trên đường trở về Hamburg, tôi lôi ra tờ Bild mà tôi đã mua vào buổi sáng nhưng vì mãi
mơ mộng mà còn chưa đọc. Tôi tự tha cho mình câu chuyện về hạnh phúc đã tan vỡ của Babs
Becker. Erdoğan ở trang 2. Dòng tít "Chúng tôi cảm thấy bị nước Đức bỏ mặc" đứng bên
cạnh cột của Wagner. Tôi xét lại thói quen đọc của mình và tạm thời bỏ bài viết 150 dòng đó.
Thay vì vậy, tôi quay sang với chuyên mục Thư của Wagner, cái viết gửi cho "Thời khủng
hoảng hối hả thân mến!". "Cuộc sống đã trở nên dễ vỡ, nó giống như người ta đang đi trên
một lớp băng mỏng. Ai là những chính trị gia đó, những trí thức đó, những người nói mà tôi
không hiểu họ? Bây giờ tôi phải làm gì? Mua một thửa ruộng trồng khoai tây? Nuôi gà? Hy
vọng là chúng đẻ trứng? Nếu cứ tiếp tục như thế trong thế giới này thì chúng ta phải sống như
vậy. Hiểu được cuộc sống của chúng ta từ đầu. Từ đầu, từ lúc sơ khai."
Tôi đặt tờ báo xuống bên cạnh. Người ngồi cạnh hỏi liệu ông có được phép mượn nó hay
không. Tôi gật đầu, nhắm mắt và tưởng tượng, rằng người này thay vì bài của Wagner sẽ tìm
thấy một bài bình luận của nhà đoạt giải Pulitzer Chris Hedges thuộc New York Times, người
được Kai Diekmann yêu cầu hãy nói ra sự thật một cách không khoan nhượng trước số đông
độc giả Đức, tương tự như trước người Mỹ: "Chủ nghĩa Tư bản toàn cầu không chỉ phá hủy
hệ thống kinh tế của chúng ta và bắt giữ hệ thống chính trị của chúng ta, mà nó còn xóa sạch
cả cái hệ thống đã tạo ra sự sống nữa."
Chiếc ICE lướt đi trong màn đêm. Tôi chợt nhớ tới một lời trích dẫn của nhà thơ người
Nga Anton Chekhov, rất phù hợp với Kai Diekmann: "Khi tôi nghĩ đến sứ mệnh của tôi thì tôi


3
WWF: World Wide Fund for Nature
4
BUND: Bund für Umwelt und Naturschutz Deutschland – Liên minh vì Môi trường và Bảo vệ thiên nhiên Đức

Phan Ba |

13
13

Kai Diekmann
không còn sợ cuộc sống nữa." Chắc chắn là rất nhiều người rất muốn có bậc thầy của báo lá
cải này ở bên phía của mình. Thiên tài của anh ấy, biết cách vận động con người, thật ra là
không thể thiếu được. Tôi không hề muốn nghĩ sẽ như thế nào, nếu như mai đây người ta tin
tưởng giao cho tôi con siêu tàu chở dầu có tên là Bild. Số lượng phát hành mặc cho các ý định
tốt đẹp sẽ phá sản trong vòng một tuần, điều này là chắc chắn. Và qua đó mà sẽ mất đi cái mà
đất nước cộng hòa này đang hết sức cần trong thời khủng hoảng: thứ thuốc an thần hiệu
nghiệm nhất mà xã hội của chúng ta từng có. Chỉ có một người biết cách pha trộn nó: Kai
Diekmann. Kính nể.

Cuộc trao đổi diễn ra vào ngày 2 tháng 11 năm 2011.

Kai Diekmann, sinh năm 1964, tình nguyện nhập ngũ sau khi tốt nghiệp phổ thông, và đã
phục vụ ở đó hai năm. Kế tiếp theo sau đó, anh học nghề làm báo tại tập đoàn truyền thông
Axel Springer AG, việc đã dẫn anh đến Hamburg, Bonn và New York cũng trong vòng hai
năm. Từ 1987 Diekmann là thông tín viên tại Quốc Hội cho Bild và Bild am Sonntag ở Bonn.
Năm 1989, anh đứng đầu tổ phóng viên của tạp chí Bunte, 1991 là phó tổng biên tập của tờ
B.Z. và sau này là phó tổng biên tập và lãnh đạo mảng chính trị của Bild. Anh ở trong trụ sở
chính tại Hamburg năm năm. Sau một thời gian tạm nghỉ và đi du lịch qua Trung Mỹ trong
năm 1997, Diekmann trở về với tập đoàn Axel Springer năm 1998 và là tổng biên tập của báo
Welt am Sonntag. Tháng 1 năm 2001, ông nhận chức vụ ngày nay và trở thành tổng biên tập
báo Bild cũng như là chủ bút của Bild và Bild am Sonntag. Ngoài ra, từ 2007, anh cũng là
giám đốc và chủ bút của Bild.de cũng như từ 2008 là tổng chủ bút của nhóm Bild. Từ 2004,
Kai Diekmann là thành viên độc lập trong ban giám đốc của nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hürriyet và
từ 2011 nằm trong ban giám đốc của Times Newspapers Holdings Limited.
Bên cạnh công việc báo chí, Diekmann là tác giả của nhiều quyển sách. Được xuất bản gần
đây nhất là quyển Đêm dài nhất, ngày lớn nhất – nước Đức vào ngày 9 tháng 11 năm 1989
năm 2009 và trong năm 2010 là Helmut Kohl – Trên đường đi (tập 1) và Trong quá khứ và
hiện tại (tập 2). Năm 2002 và 2005, anh được trao tặng Giải Nhà báo 'Ngòi bút vàng', năm
2009, tạp chí Horizont gọi anh là 'Người truyền thông của năm'. Năm 2011, Kai Diekmann,

đại diện cho tổ chức từ thiện 'Ein Herz für Kinder' của Bild, đã nhận Giải danh dự Truyền
thông Laureus vì các hoạt động từ thiện. Kai Diekmann sống với gia đình anh ở Potsdam.

Phan Ba |

14

14
Quyền lực thứ tư
Giovanni di Lorenzo
Trong cuộc đấu tranh giữa trực tuyến và ấn phẩm

Nếu như người ta muốn thử một trong những trò chơi chữ sực nhớ ra trong mối liên quan đến
tên của tờ báo Zeit [Thời Gian] thì tôi ủng hộ cho 'hợp thời' (hợp Thời Gian). Nó đúng nhất.
'Phi Thời Gian' không còn phù hợp nữa, ngay cả khi các ông thánh của nhà này, chân dung
của họ trang trí cho hành lang dẫn đến phòng của tổng biên tập, không thích nghe như thế.
Marion Gräfin Dönhoff và Gerd Bucerius có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được, rằng
trang bìa báo của họ có lần được tô điểm bởi một cái túi chườm nước nóng được nhét vào
trong một cái áo len có vạch đủ màu. Nhưng có lẽ, không phải, chắc chắn là họ sẽ dịu xuống
khi nhìn đến con số báo bán được hiện nay. Vì tất nhiên là họ cũng biết rõ rằng làm báo tốt,
độc lập, là không thể có nếu như không có thành công về kinh tế.
"Trong khoảng khắc mà một tờ báo lâm vào tình cảnh khó khăn về kinh tế thì các điều kiện
thay đổi ngay lập tức và rất mạnh", Giovanni di Lorenzo nói, người chịu trách nhiệm cho cái
hình bắt mắt kỳ lạ đó. "Người ta không còn đi theo chiều sâu được nữa, vì thiếu tiền cho các
cuộc điều tra. Người ta không còn tiếp cận một cách thư giãn đến các câu chuyện được nữa, vì
áp lực đã tăng lên. Nỗi lo sợ bị cho thôi việc lẫn quất trong bầu không khí của ban biên tập.
Và điều tồi tệ nhất: có thể là người ta sẽ bắt đầu nhân nhượng điều này hay điều khác và qua
đó mà đánh mất đi một phần của sự tự chủ."
Giovanni di Lorenzo nắm vận mệnh của tờ Zeit từ tám năm nay. Trong khi trước đây mười
năm người ta đã rung chuông báo tử cho tờ tuần báo này thì di Lorenzo đã biết cách không

những chận được xu hướng đi xuống mà còn làm tăng con số phát hành lên thêm hai mươi
phần trăm nữa. Với trên 500.000 số báo bán được, tờ 'báo trí thức' ở Hamburg là tờ báo Đức
được đọc nhiều nhất sau báo Bild. Anh làm điều đó như thế nào? "Chẳng biết nữa", anh ấy trả
lời với một sự cởi mở khiến cho người ta không thể giận được, "đó cũng là thành công của
những người tiền nhiệm Roger de Weck, Josef Joffe và Michael Naumann, những người đã
bắt đầu hiện đại hóa tờ báo. Và cũng không có một công thức chung cho thành công. Người ta
phải hết sức tỉnh táo, có lẽ diễn tả như thế là tốt nhất. Tất nhiên là có những nguyên tắc nhất
định cho báo chí, nhưng nếu không muốn rơi xuống thì người ta phải liên tục chỉnh sửa đường
hướng của mình và cải mới. Báo Zeit ngày nay có một giới độc giả rộng hơn là vào lúc giao
thiên niên kỷ rất nhiều. Chúng tôi đã có thêm được rất nhiều bạn đọc trẻ, cái không chỉ có thể
đọc được qua con số 40.000 số báo được sinh viên đặt dài hạn. Cho tới chừng nào còn có một
liên kết như vậy thì tờ báo này cũng còn chưa phải chịu số phận lụi tàn", anh thêm vào.
Chúng ta hãy nói thêm lần nữa về chiếc túi chườm nóng trong chiếc áo len cổ lọ. Nó chỉ
đến một đoạn dài ba trang trong phần khoa học và được đặt cho dòng tít "Trái Đất sẽ không
nóng ấm lên?". Qua đó, tờ Zeit đã bước vào trong một cuộc thảo luận được khởi động bởi
quyển sách Mặt trời lạnh. Tại sao thảm họa khí hậu không xảy ra, do Fritz Vahrenholt và
Sebastian Lüning viết. Điều dễ hiểu là các luận điểm của hai tác giả làm lợi cho những người
chống lại bước ngoặc năng lượng. Ngay sau khi "Mặt trời lạnh" vừa xuất bản, báo Bild lập tức
tung ra một loạt bài ba phần: "LỜI NÓI DỐI VỀ CO
2
. Hãy ngăn chận sự điên khùng với mặt

Phan Ba |

15
15
Giovanni di Lorenzo
trời và sức gió!" Bây giờ, tờ Zeit phản ứng bằng cách kiểm lại các sự kiện. Đồng thời, chúng
tôi biết được có một liên minh xoa dịu bao gồm doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính khách
và truyền thông hoạt động như thế nào trong các nước khác. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, Trung

Quốc, Liên hiệp Anh và Úc, nơi những người nghi ngờ biến đổi khí hậu còn thành lập cả một
đảng riêng nữa.
Đề tài được khai thác rất khéo léo. Người đọc thật sự bị lôi cuốn vào trong vấn đề.
Giovanni di Lorenzon thích thú nhận lời khen. "Tôi đang nóng lòng muốn biết câu chuyện
này được độc giả của chúng tôi tiếp nhận ra sao", anh nói. Rõ ràng là tốt, vì ở Zeit-Online, vài
ngày sau câu chuyện của chúng tôi, bài kiểm lại các sự kiện là bài viết được bình luận nhiều
nhất. "Thường thì các bài viết về môi trường cứ nằm trên kệ như chì", di Lorenzo nhận xét.
"Các khái niệm như biến đổi khí hậu hay bền vững dường như làm cho bạn đọc của chúng tôi
kinh sợ. Từ chối các đề tài môi trường cũng có liên quan tới chính trị. Tại sao mà một vài câu
hỏi quan trọng nhất của loài người lại ít được quan tâm đến như vậy?" Khó mà tìm được một
câu trả lời chính xác. "Sự không quan tâm này có thể có liên quan tới điều là nhiều thảm họa
tự nhiên hiện nay không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận được, mặc cho tất cả các nhận
thức khoa học. Ít nhất là trong Trung Âu. Các hậu quả thảm khốc từ cung cách làm kinh tế
của chúng ta nằm trong tương lai và vẫn còn trừu tượng cho hiện tại." Thêm vào đó, các hội
nghị quốc tế lớn như ở Copenhagen hay Durban đã tạo ấn tượng cho người đọc, rằng giới
chính khách không có khả năng hoạt động và vì vậy mà cũng không có khả năng giải quyết
được các vấn đề. "Cả hai điều đó, sự vô hình và cảm nhận bất lực, có lẽ đã khuyến khích cho
người ta cố quên đi. Nhất là khi nó là một đề tài không dễ chịu, và nhiều người đoán rằng bảo
vệ khí hậu có hiệu quả cũng đòi hỏi ở họ một điều gì đó, rằng họ phải thay đổi thói quen và
cách sống của họ và có thể là phải chấp nhận cả nhiều cắt giảm nữa."
Người ta phải làm như thế nào với những phản kháng đó? Đối với một tờ báo như tờ Zeit,
đây là một câu hỏi rất đặc biệt. "Biên tập viên trong các mảng Kiến thức, Kinh tế và Chính trị
của chúng tôi thường xuyên nghiên cứu về các thách thức trong chính sách bảo vệ môi
trường, và họ cố dùng mọi cách để tạo sức hấp dẫn cho các câu hỏi này, kích động suy nghĩ
và tạo nên một nhận thức. Đối với chúng tôi là nhà báo thì chính các phản ứng cự tuyệt của
độc giả chúng tôi phải là một thúc đẩy để nghĩ ra cái mới nhiều hơn nữa. Chúng tôi phải luôn
luôn tự hỏi chúng tôi thu hút được con người như thế nào, chúng tôi có thể khởi động một
cuộc tranh luận mang tính xây dựng và bền vững như thế nào."
Như một ví dụ về việc người ta thu hút được con người cho một đề tài như thế nào, anh kể
ra một bài phóng sự mà anh đã giao cho thực hiện ngay sau khi nhậm chức. Nó nằm trong

một hồ sơ về toàn cầu hóa. "Chúng tôi đã giải thích toàn cầu hóa qua ví dụ của một cái máy
cạo râu hiệu Braun. Chúng tôi đã tháo tung cái máy đó ra và đi đến tận những nơi đã sản xuất
ra các bộ phận đó." Câu chuyện đó đã được trao tặng Giải Henri Nannen nổi tiếng. Trong
buổi lễ trao giải, người hướng dẫn chương trình hỏi tác giả, anh ấy đã phải bay bao nhiêu
chuyến bay để khảo sát. "Phóng viên của chúng tôi trả lời, tổng cộng là 31 chuyến", di
Lorenzo nói. "Khi nghe được con số này, chính tôi cũng đã tái mặt, vì người xuất bản cũng có
mặt trong buổi lễ đó. Hầu như không một tờ báo nào có thể chi tiêu như vậy cả. Chỉ trong
những trường hợp hết sức đặc biệt. Nhưng có những câu chuyện cần thời gian và tiền bạc.
Trong trường hợp này thì đã đáng công, vì nhờ phóng sự đó mà con người có được một

Phan Ba |

16

16
Quyền lực thứ tư
mường tượng toàn cầu hóa có nghĩa là gì. Công thức của tờ Zeit là: khai sáng nhưng không
giơ ngón tay trỏ [giảng dạy] lên, không gây hoang mang hay dọa dẫm về mặt đạo đức." Thuộc
vào đó, theo di Lorenzo, cũng là việc người ta chỉ ra triển vọng tương lai và diễn đạt chính
sách bảo vệ môi trường không phải như là một điều xấu cần thiết, mà là một cơ hội. "Vẽ nên
một bức tranh không xuất hiện lần tận thế mà cho thấy một thế giới xanh có những công việc
làm hấp dẫn và cải mới kỹ thuật ở trong đó. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng
là những thành phố mà người ta thích sống ở trong đó."
Đối với George Soros, người có nhiều ảnh hưởng tài chính nhất thế giới, chỉ có một câu
hỏi, cái quyết định liệu loài người sẽ có một tương lai đáng sống hay là không. Và câu hỏi đó
là: chúng ta có vươn tới sự thật hay không? Câu trả lời của con người đầy quyền lực gốc
Hungary đó làm tan vỡ mọi ảo mộng. Với những khả năng ngày một tăng, những cái mà
chúng ta đã phát triển trong lĩnh vực tiếp thị và tuyên truyền thuyết phục dư luận, thì các cấu
trúc quyền lực đang tồn tại, cả những cấu trúc dân chủ nữa, cũng có khuynh hướng cuối cùng
thì chẳng còn muốn biết sự thật nữa, mà tạo nên một hiện thực phục vụ cho các mục đích của

họ. Các giới truyền thông, theo Soros, đang nổ lực cùng dệt những bộ y phục mới cho hoàng
đế.
"Mối nguy hiểm, rằng các giới truyền thông tạo nên hiện thực riêng của họ, thật sự là có",
Giovanni di Lorenzo nói. "Vì vậy, thực hiện những hình thức làm báo vượt ra xa khỏi cái
chuông mà chúng ta đang sống ở dưới đó là một điều rất quan trọng. Ví dụ như phóng sự. Nếu
như có một khả năng để mô tả hiện thực thì đó là qua các bài phóng sự, cũng là một phương
pháp mà tất cả các tờ báo tốt rất coi trọng."
Trong mọi hoạt động báo chí: Giovanni di Lorenzo không có ảo tưởng về ảnh hưởng của
tờ báo anh đến các phát triển chính trị xã hội. "Tôi tin rằng một tờ báo riêng lẻ thì hầu như
không có tác động gì", anh nói, "đó có là Spiegel, Süddeutsche, FAZ hay Zeit đi nữa thì cũng
thế. Không một tờ báo riêng lẻ nào có thể xoay ngược được một đề tài hay gây ảnh hưởng
đáng kể, nhưng tập trung lại theo một hướng, được tăng cường bởi yếu tố lâu dài, cái đó thì có
tác động. "Có thể cảm nhận rõ điều đó ở vụ Christian Wulff." Tất nhiên, đó là một vụ cố tạo ý
kiến một cách ồ ạt. Đó là lần đối đầu với một sự việc thật hết sức đáng xấu hổ và trong tổng
số thì đúng là không thể chấp nhận được. Đại đa số người dân cho rằng ông tổng thống đã
không thành thật, nhưng chỉ phân nửa yêu cầu ông ấy từ chức, việc đó thể hiện một ý thức
công lý cân bằng. Nếu như quá tập trung và quá mạnh bạo thì người dân sẽ nghi ngờ."
Âm thanh trong bản giao hưởng truyền thông nói chung là đã trở nên thô cộc hơn, di
Lorenzo nói, chắn chắc cũng bởi vì đã được cổ vũ bởi cung cách phát biểu ý kiến trong
Internet. "Xu hướng viết tung hô hay đè bẹp giống nhau đã tăng lên. Điều này cũng có liên
quan tới việc phe phái đã ít đi. Thời trước là như thế này: nếu những tờ tự do cánh tả tấn công
một chính khách nhất định thì các giới truyền thông bảo thủ lập tức tạo thành một mặt trận
bảo vệ và ngược lại. Bây giờ không còn như thế nữa. Nhìn như thế thì giới nhà báo chúng ta
hiện nay đang có một ấn tượng đoàn kết lớn hơn, cái thỉnh thoảng đã dẫn dụ chúng ta đi đến
sự quá mức trong những phán xét của chúng ta. Như theo tôi thì Guido Westerwelle rõ ràng là
đã bị phê phán quá nhiều. Người ta cũng có thể nhìn thấy được ở những ví dụ nhỏ hơn. Như
đạo diễn Helmut Dietl và phim mới của ông ấy. Dietl bị viết vùi dập trong một sự thô lỗ tới

Phan Ba |


17
17
Giovanni di Lorenzo
mức người ta nghĩ rằng Zettl là tác phẩm tồi tệ nhất đã từng được chiếu trong rạp chiếu bóng
Đức. Rồi người ta đi xem phim – tất nhiên là phát hiện ra nhiều nhược điểm –, nhưng người ta
không thật sự hiểu được các phê phán mang tính hủy diệt đó, những cái được ném vào một
người từ ở khắp mọi nơi. Các thước đo đã rơi ra khỏi khuôn khổ trong những năm vừa qua."
Giovanni di Lorenzo đánh giá truyền thông Đức như thế nào trong so sánh quốc tế? 'Hệ
thống Murdoch', như phóng viên tờ Guardian phát hiện trong mùa Hè 2011, có thể có trong
nước Đức không? Lúc đó, Heribert Prantl viết trong tờ Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam
Đức]: "Bây giờ thì đã thấy rõ điều đáng sợ, là có một quyền lực thứ tư thành hình trên ba
quyền lực nhà nước của nền dân chủ Anh, cái rõ ràng là không thể tấn công được, và vô hiệu
hóa hệ thống kinh điển của checks and balance, của kiểm soát lẫn nhau và cân bằng. Dưới ô
dù của những tờ báo và đài phát thanh truyền hình của Murdoch, giới tinh hoa chính trị Anh
quốc đã tan chảy thành một tập hợp của những kẻ triều thần ngoan ngoãn, những người tranh
giành nhau sự chiếu cố của con người có nhiều ảnh hưởng trong giới truyền thông đó; tầng
lớp nắm giữ quyền lực đã thống nhất trong mục đích, thắng trò chơi giành quyền lực nhờ vào
sự giúp đỡ của tập đoàn truyền thông đó."
"Tôi đánh giá cao giới báo chí Đức, Givanni di Lorenzo nói. "Họ độc lập, họ có một chất
lượng cao và ngoài ra vẫn còn có những nhà xuất bản thật sự chứ không phải là các tập đoàn
công nghiệp điều khiển các tờ báo. Bảo vệ hệ thống truyền thông của chúng ta và các giới
truyền thông mà chúng ta đang có là một điều đáng làm. Không phải cuối cùng bởi vì người
ta đọc những truyền thông này và trả tiền cho việc đó. Cả truyền hình của chúng ta cũng hết
sức dễ chịu khi so với các nước khác mà tôi biết rõ. Chúng ta có các truyền thông tự do nhất
đã từng có trong nước Đức. Vì vậy mà thỉnh thoảng tôi lại càng ngạc nhiên hơn về sự tuân thủ
đang chiếm chỗ trong giới nhà báo. Ngoài ra tôi cũng không thích giọng nói đạo đức cao ngạo
của một vài tờ ví dụ như trong vụ Wulff. Ai cư xử giống như một người sùng đạo thì lại càng
dễ bị lên án là có lòng tin mù quáng. Nhưng để trở về với câu hỏi của anh: Tôi khó có thể
tưởng tượng được những sự thái quá đó của nước Anh cho nước Đức. Nhưng tôi đã bỏ thói
quen tưởng tượng ra một cái gì đó, tôi đã bị bất ngờ quá nhiều lần rồi. Ví dụ như tình trạng

trong hội đồng công nhân của VW. Nếu như tôi nhìn thấy những điều đó trong phim thì chắc
tôi đã nghĩ rằng đó là một sự cường điệu hóa lố bịch kiểu hài kịch, tức là đừng nên xem trọng
nó."
Một nhiệm vụ cơ bản của truyền thông là quan sát, mô tả và phân tích các trạng thái xã hội.
Theo ý của anh, điều đó chỉ có thể khi làm báo có chất lượng cao. Giovanni di Lorenzo là một
nhà đấu tranh đầy nhiệt tình cho cách làm báo chất lượng cao. Và của ấn phẩm. Anh biết rằng
từ một vài năm nay, ngành truyền thông đang nằm trong một sự biến đổi hết sức to lớn.
"Internet không chỉ làm thay đổi cung mà cả cầu nữa", anh nói. "Từ ít lâu nay đã có thêm các
thiết bị thu nhận kỹ thuật số. Những cái hộp di động kỳ diệu đó đặt ra cùng một câu hỏi cơ
bản như Internet trước đây vài năm. Liệu các nhà xuất bản có thể kiếm tiền được với chúng
hay không, và như thế nào là điều vẫn còn chưa rõ. Tất cả chúng tôi đều tin vào đó, chúng tôi
hy vọng vào đó. Nhưng mặc dù ứng dụng của Zeit cực kỳ tốt và chúng tôi không còn muốn từ
bỏ nó nữa thì tôi phải nói rằng niềm tin vào iPad của tôi được trộn lẫn với một phần nghi ngại.
Và bởi vì hầu như không có một tiên đoán nào do những người được xem là chuyên gia trong
ngành đưa ra trong vòng mười năm qua là đúng cả. Ví dụ như tương lai của ấn phẩm. Tôi

Phan Ba |

18

18
Quyền lực thứ tư
không biết anh như thế nào, nhưng tôi có ấn tượng, rằng ở nước Đức và nơi khác, người ta từ
lâu đã cho rằng ấn phẩm sẽ chết dần. Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Cả khi nó được
những người đại diện cho ngành của chúng ta tuyên truyền thì tôi cũng cho là nó có hại cho
kinh doanh."
Các kịch bản suy tàn tất nhiên bao giờ cũng gắn kết chặt chẽ với quyền lợi kinh tế, di
Lorenzo nói. "Nhưng chúng cũng là sự thể hiện của một cuộc đấu tranh giữa truyền thông số
và tương tự. Có hai cánh cứng rắn đứng đối lập với nhau:ở một mặt là các nhà tư tưởng của
trực tuyến, viết một thông điệp đấu tranh cách mạng lên ngọn cờ. Họ khinh thường giới quý

tộc giấy kiêu ngạo, và cương lĩnh của họ là: Số đông thông minh hơn cá nhân! Thông điệp
của các tông đồ ấn phẩm mang vẻ bảo thủ hơn, nhưng trong động cơ thúc đẩy tinh hoa của nó
thì cũng không kém cực đoan: Chúng ta phải cứu lấy những giá trị của thế giới tương tự trước
sự nông cạn hóa của thế giới số và trước đám đông người dùng hỗn độn, không có gì vượt qua
được sáng tạo của cá nhân và sự sâu sắc!"
Người đối thoại với tôi mỉm cười. "Bản thân tôi nghĩ rằng sự phân cực này hơi xa rời thực
tế", anh nhận xét. "Làm sao mà quay trược trở lại sự phát triển của Internet được nữa. Nhưng
cũng tự phụ và sai lầm, khi người ta quả quyết rằng trong thế giới số nói chung là không có
báo chí đứng đắn, phê phán. Tức là chúng ta đừng nên phân biệt ấn phẩm và trực tuyến một
cách chung chung như vậy, mà đơn giản là ở đó cũng như ở đây nên phân biệt giữa báo chí tốt
và báo chí xấu, giữa những bài có ích và bài có hại."
Di Lorenzo biết rằng ngày nay hai phần ba người đọc báo đã trực tuyến. Anh cũng biết
rằng ngày càng có nhiều doanh thu quảng cáo chảy vào Internet. Nó có ý nghĩa gì cho tương
lai của báo chí, điều đó thì anh không biết. "Vì thế mà tôi chỉ còn lại một cương lĩnh cá nhân:
tôi tin vào tương lai của ấn phẩm. Vào tương lai của những tờ báo như SZ, FAZ hay Zeit; vào
những tạp chí như Spiegel, Stern, Brigitte và Geo; vào sách phi hư cấu và văn chương được in
ra. Tôi tin rằng sẽ là một mất mát hết sức lớn lao cho tất cả chúng ta nếu như chỉ một trong
các loại này có vấn đề trong sống còn!"
Di Lorenzo nhấn mạnh, rằng các nhà xuất bản vẫn còn đạt một phần lớn doanh thu qua
truyền thông in. "Ấn phẩm tạo nền tảng cho tất cả những gì gầy dựng nên thanh danh của một
nhà xuất bản. Năm vừa rồi đã mang lại lợi nhuận kỷ lục cho phần lớn các nhà xuất bản, có
cho tới bốn mươi phần trăm. Tôi không biết anh thì thế nào, nhưng tôi có ấn tượng, rằng
chính trong thời khủng hoảng con người lại càng muốn có được định hướng, chỗ dựa và sự
bền vững. Họ muốn có những bài viết ngăn chận dòng lũ tin tức hàng ngày, bằng cách là
chúng đưa ra những nguyên nhân sâu xa và phân tích. Để nói bằng hình ảnh: báo chí trong
tương lai không phải là dòng sông, chúng là bờ sông."
Vòng tròn khép kín lại ở đây. Chỉ báo chí có chất lượng cao mới có thể đưa ra định hướng.
Vì vậy mà hiện tượng đó đối với Giovanni di Lorenzo lại càng dễ hiểu hơn, cái có thể quan
sát được tại những tờ báo địa phương. Anh đã lãnh đạo tờ Tagesspiegel ở Berlin nhiều năm
trời và cố đưa cho nó một gương mặt không thể nhầm lẫn được. "Nhưng khi người ta đánh giá

cao báo chí địa phương như tôi thì thật là đau lòng khi nhìn thấy nhiều tờ trong đó ngày càng
giống nhau tới mức có thể nhầm lẫn. Những mảng được cho là tốn kém như chính trị đối nội

Phan Ba |

19
19
Giovanni di Lorenzo
và đối ngoại, văn hóa và phóng sự bị cắt giảm không khoan nhượng. Trong một phần của báo
chí chúng ta, đơn giản là không còn nhiều thứ thật sự đáng để đọc nữa. Tôi cho đó là một sự
phát triển nguy hiểm."
Nhưng đó không phải là các chi tiết về kinh tế, những cái mà Giovanni di Lorenzo quan
tâm tới trước nhất, anh quan tâm tới một việc khác: "Từ một vài năm nay, chúng ta đang trải
qua việc người dân mất tin tưởng một cách rất đáng lo ngại vào tất cả các thể chế. Nhà nước,
nhà thờ và các liên hiệp ngày càng ít được nể trọng hơn. Tôi lo là sự nghi ngại này cũng lan
sang các nhà xuất bản, những người thật ra thì phải là các nhà luật sư của người dân và cũng
là một thể chế của giáo dục. Những ai không nhìn bạn đọc của mình như là một người dân
hay người thèm khát học tập, mà như khách hàng, thì người đó cuối cùng cũng không nên
ngạc nhiên khi nhật báo và tạp chí đánh mất gương mặt của chúng. Vì vậy mà chúng ta tự hỏi,
liệu chúng ta có tự biết đánh giá cao cái chất lượng đang có trong ngành của chúng ta hay
không. Tường thuật của chúng ta có đủ phê phán, đủ chính xác, đủ chống sự tuân thủ chưa?
Tôi nghĩ rằng đó là những câu hỏi quyết định."
Năm vừa rồi, Giovanni di Lorenzo đã tuyên bố mười điều răn của anh để cứu vớt truyền
thông in trong một bài diễn văn trước các luật gia thuộc Bucerius Law School, trường đại học
tư đầu tiên về Luật ở Đức. Điều răn thứ tư là: "Anh cần phải trao đổi thông tin với bạn đọc
của anh mà không nhập bọn vào với họ." Hiểu điều đó như thế nào? "Uy quyền và tính đáng
tin của các nhà báo phụ thuộc vào điều là liệu họ có thể mang lại cho người đọc cái cảm giác:
những người này hiểu biết nhiều hơn tôi và ít nhất thì cũng có học như tôi và có đòi hỏi cao.
Nếu giới truyền thông trong tương lai cũng muốn nhận lấy nhiệm vụ của mình như là quyền
lực thứ tư, như là nhà tư vấn hay là nơi trú ẩn của văn hóa, thì chắc chắn không phải bằng

cách là họ phó mặc việc chuyển giao kiến thức và tạo ý kiến lại cho người đọc. Đối với nhà
báo chuyên nghiệp thì phải có các tiêu chuẩn rõ ràng cho nghề nghiệp: họ phải điều tra thận
trọng, liệt kê nguồn gốc, đưa ra những luận đề khả phủ nhận và đạt tới một mức độ nhất định
về ngôn ngữ."
Uy quyền và tính đáng tin. Những khái niệm đó vẫn còn được xem là thương hiệu cho báo
chí tốt, Giovanni di Lorenzo cũng nhìn như vậy. "Cả những dạng điều tra trực tuyến như
Wikileaks và Guttenplag, ít nhất là theo cảm nhận của tôi, cũng được người ta tiếp nhận một
cách nghiêm túc khi kết quả của chúng được các ban biên tập báo xét nghiệm, xử lý và thảo
luận."
Trong số mười điều răn được tuyên bố của anh để cứu vớt truyền thông in thì đối với tôi
điều răn thứ sáu đưa ra thông tin rõ rệt nhất về ý định của Giovanni di Lorenzo. Nó là: "Anh
cần phải sử dụng khoảng thời gian của sự biến đổi để thử nghiệm càng nhiều càng tốt các hình
thức và đề tài khác." "Vâng, tất nhiên", anh nói, "nếu không thì vào lúc nào bây giờ? Ai cố
gắng sao chép lại Internet thì đã thất bại rồi. Câu khẩu hiệu quảng cáo cũ: "Don't imitate.
Innovate!" là đúng cho ngành ấn phẩm hơn bao giờ hết. Chúng tôi vừa mới thành lập mảng
điều tra ở tờ Zeit. Độc giả của chúng tôi muốn chúng tôi phát hiện ra bất công và cũng điều tra
ở những nơi sẽ không dễ chịu. Trong thời của một biến đổi chưa từng có thì dù thế nào đi
chăng nữa cũng là lúc dám thử một cái gì đó mới thay vì rơi vào cảnh đờ người ra vì sợ."

Phan Ba |

20

20
Quyền lực thứ tư
Đó là Thời Gian, dám thử nghiệm một cái gì đó mới. Ngay cả khi nó phải gây sự chú ý tới
sự biến đổi khí hậu bằng một cái túi chườm nước nóng trong chiếc áo len cổ lọ.
Cuộc trao đổi diễn ra vào ngày 9 tháng 2 năm 2012.

Giovanno di Lorenzo, sinh năm 1959, học đại học về Lịch sử Hiện đại, Chính trị và Khoa

học Thông tin ở München. Anh bắt đầu sự nghiệp làm báo như là cộng tác viên của tờ Neue
Presse [Báo Mới] ở Hannover. Năm 1984, anh xuất hiện trên chương trình truyền hình "Live
aus dem Alabama". Những người chịu trách nhiệm cho Đài Phát thanh và Truyền hình Bayern
đã thích lần xuất hiện trên truyền hình đó cho tới mức họ mời anh làm người dẫn chương trình
đó. Từ lúc đó, anh cũng được phép dẫn chương trình thiếu niên buổi tối của đài và năm 1989
nhận điều khiển các talkshow 3 nach 9 [3 sau 9] của Radio Bremen, những cái mà anh vẫn
còn điều khiển cho tới ngày nay; năm 1985: hợp đồng tư vấn để cải mới tờ Süddeutsche
Zeitung [Nhật báo Nam Đức]. 1987 tới 1994: phóng viên chính trị của tờ Süddeutsche
Zeitung trong mảng chính trị đối nội; 1994 tới 1998: lãnh đạo "Trang ba" của tờ Süddeutsche
Zeitung; 1999 tới 2004: tổng biên tập của Tagesspiegel ở Berlin; di Lorenzo đã góp phần
quyết định trong việc đặt tờ Tagesspiegel vào vị trí của một tờ báo chất lượng trong cái được
gọi là 'Chiến tranh báo chí Berlin'. Sau đó, gia đình xuất bản Holtzbrinck đã tin tưởng trao tờ
Zeit cho anh, nơi anh tiếp tục thực hiện cuộc cải cách đã được tiến hành dưới thời của những
người tiền nhiệm Michael Naumann và Josef Joffe. Báo Zeit ngày nay là một trong số ít báo
có số phát hành đang tăng lên. Di Lorenzo sống ở Hamburg.

Phan Ba |

21
21
Robert Misik
Robert Misik
Thế giới bất thình lình bắn trả

Những gì mà Robert Misik đưa ra vào mỗi chủ nhật từ bốn năm nay trên trang mạng của tờ
Standard ở Wien là độc nhất vô nhị trong vùng nói tiếng Đức. Trong video blog hàng tuần của
mình, nhà báo này có thể nói là bước ra mặt đối mặt với khán giả của anh. Ở đây không có ai
dấu mình sau những từ ngữ được in ra cả. Các độc thoại kéo dài có cho tới mười hai phút về
một đề tài tự chọn là thông tin tiêu khiển sống động nhất – với những phương tiện hết sức
khiêm tốn. Một máy quay, một micrô. Vài lần lồng âm thanh hình ảnh. Chúng tôi cùng nhau

xem lại blog cuối cùng của anh: “12 phút căm thù”. Tựa đề này dễ làm cho người ta nhầm lẫn,
vì ở đây Misik không tung ra hàng tràng lời căm thù đả kích, anh than phiền về sự căm thù
của người công dân thịnh nộ có mặt ở khắp mọi nơi, người đang đe dọa sẽ làm cho nền văn
hóa tranh cãi dân chủ của chúng ta phải chết ngạt trong cơn thịnh nộ mù quáng. “Chúng ta
muốn đạt tới một xã hội, dù chỉ đáng sống hơn một chút thôi, với những người đầy lòng căm
thù như thế nào?”, anh hỏi và trích dẫn bài thơ “Gửi những người sanh sau” của Bertolt
Brecht. Trong bài thơ đó, Brecht nhấn mạnh tới mặt xấu của cái cảm giác căm thù hết sức
người, cái rồi cũng còn đó khi chính cảm giác được biện minh qua tình huống.
Những người đang giận dữ thời chúng ta tất nhiên là không hài lòng với một lời khiển
trách như thế. Như để xác nhận cho những gì anh vừa mới nói, Robert Misik ngay lập tức
nhận được một trong những lời bình luận cay độc đó, những cái mà chỉ có thể phát triển trong
sự nặc danh của Internet. “Anh là một thằng ngu, hoàn toàn không có một chút trí thông minh
nào với cột sống của một con giun lầy nhầy trong đống phân”, người ta viết thế. “Những
người như anh, chửa rủa „sự căm thù‟ của những người khác và không nhận ra sự căm thù của
chính mình, không cần phải được đánh giá cao về mặt trí thức.”
Robert Misik đã từ lâu không còn trả lời những tràng đả kích đó nữa. Anh ghi nhận chúng,
không nhiều hơn. “Công việc của một nhà báo đã bị làm thay đổi một cách hết sức đa dạng
bởi Internet, cho tới mức người ta không còn thật sự biết là phải bắt đầu ở đâu”, anh nói.
“Ngày nay, nhà báo dùng một phần không nhỏ thời gian để vào các mạng xã hội, đưa lên
mạng những câu chuyện của họ và nhìn xem người ta có chú ý đến chúng không, cũng tiếp
tục chia sẻ nếu có thể. Người ta tìm cổ động viên của mình trên Twitter và Facebook, và tự
đặt ra câu hỏi: tôi trở thành thương hiệu như thế nào, tôi trở nên đặc biệt như thế nào? Tôi
phác họa điều đó rất đại thể, tất nhiên là cũng có nhà báo hoàn toàn không kiêu ngạo, nhưng
Internet có thể làm nổi bật cá nhân tác giả nhiều hơn là trước kia, Một thay đổi khác là qua
những kênh khai thác đó, nhà báo bất thình nhận được trả lời. Mỗi một lỗi lầm đều được
khiếu nại ngay lập tức và qua đó được công bố. Ngày xưa, người ta cũng phát hiện ra lỗi lầm,
nhưng nếu họ không viết một lá thư bạn đọc thì việc đó không đến nơi như là một lời phê
bình được. Người ta cũng bị chửi rủa. Sự thái quá và căm ghét trong posting cũng cùng quyết
định giọng điệu của một cuộc tranh luận. Là nhà báo, ngày nay anh bị đặt vào trong một thế
giới mà nó bất thình lình bắn trả, trong khi trước kia thì người ta thường chỉ làm việc với

những người tiêu thụ câm lặng.”

Phan Ba |

22

22
Quyền lực thứ tư
Tờ nhật báo tự do cánh tả của Áo Der Standard được Oscar Bronner thành lập năm 1988,
người đã chịu trách nhiệm cho các tạp chí tin tức trend và Profil. Bảy năm sau đó, tờ Standard
đưa ra trang mạng đầu tiên của một nhật báo tiếng Đức với ban biên tập riêng và như là một
công ty riêng, ngay cả khi nó liên kết mật thiết về mặt tổ chức với công ty xuất bản tờ
Standard. Nói cách khác: trang trực tuyến tự chủ phần lớn. Bây giờ thì video blog của Robert
Misik không phải là không bị tranh cãi, tác giả khiêu khích và nói không úp mở một cách rất
sinh động. Anh có phải báo cáo cho ban biên tập trước khi công bố hay không, có một cấp
kiểm tra hay không?
“Không có cấp kiểm tra nào cả”, Misik nói, người mãi một hai ngày trước đó mới quyết
định nói về để tài gì vào ngày chủ nhật. “Tôi làm blog đó trong thời hạn rất ngắn, đưa trực
tiếp lên trang Standard. Rồi các đồng nghiệp nam nữ trong ban biên tập liên kết đến trang nhà.
Cho tới nay không hề có một sự phản đối nào cả. Tôi tự chú ý, không làm những điều để cho
người ta có thể kiện tôi. Các đồng nghiệp biết điều đó, những người phần lớn cũng chia sẻ ý
kiến của tôi. Nhưng ngay cả khi không như thế thì sự việc cũng diễn tiến không khác đi. Một
người đứng ngoài tưởng tượng hoàn toàn sai lầm. Người ta thường hay nghĩ rằng người chủ
tờ báo đưa ra đường lối của tờ báo cho tổng biên tập. Đó là một sự tưởng tượng khiến phải
dựng tóc gáy và xa rời hiện thực của truyền thông. Qua đó tôi không muốn nói rằng hiện thực
truyền thông như thế là tốt hơn nhiều đâu. Hiện thực truyển thông là việc mỗi một tổng biên
tập đều cố gắng làm ra một truyền thông tiêu khiển càng nhiều càng tốt, điều đó có nghĩa là
báo chí đã trở thành một phần của tiêu khiển, cà báo chí chính trị nữa. Và thuộc vào tiêu khiển
cũng là việc tôi có những ý kiến phân cực, những cái gây ồn ào càng nhiều càng tốt, vì như
thế thì mới chắc chắn là được người ta chú ý tới. Tôi không bị kiểm duyệt không phải chỉ vì

các đồng nghiệp có cùng ý kiến với tôi, mà tất nhiên cũng vì tôi hay là người mang những ý
kiến trái ngược vào trong cuộc chơi công cộng, và đó là phần mang tính chất tiêu khiển của
truyền thông. Chỉ cần nhìn đến các chương trình đàm thoại thôi. Các ý kiến càng kỳ lạ chừng
nào thì chương trình càng ồn ào nhiều hơn chừng ấy. Cũng tương tự như thế trong làm báo in
hay báo trực tuyến.”
Robert Misik yêu cầu hãy xem xét một cách cụ thể hơn tính kinh tế của sự chú ý trong các
hình thức truyền thông. “Trong truyền thông in, không phải bài nào tôi cũng viết để ai cũng
đọc nó”, anh nói. “Ngay khi có ai đó mua báo thì nhà xuất bản đã hài lòng rồi. Quan trọng là
trang nhất. Tranh nhất quyết định việc bán báo. Những gì ở bên trong nhiều lắm là quyết định
cho lần mua của ngày hôm sau. Trong truyền hình thì khác. Những người làm truyền hình biết
rằng người ta có thể bấm sang chương trình khác hay tắt đi. Nhưng phương pháp dùng để đo
tỷ lệ người xem thì thật là buồn cười. Ở đó, người ta từ 500 người tính lên cho hàng triệu
người tiêu dùng, với tỷ lệ sai lầm to lớn vô cùng, như có thể tự nghĩ được. Tuy vậy, tôi phải
làm chương trình của tôi sao cho khán giả đừng tắt đi, người ta có điều đó ở trong đầu. Trên
báo trực tuyến thì bài viết nào cũng cạnh tranh sự chú ý. Nếu đường dẫn được trình bày một
cách quá nhạt nhẽo thì sẽ chẳng có ai bấm vào nó. Cuộc tranh giành sự chú ý này hiện giờ đã
lan ra trên từng xăngtimét của trang mạng. Trong Internet thì có thể đo con số truy cập một
cách chính xác được. Nếu chuyên mục của tôi được 300 người bấm vào thì tôi sẽ suy nghĩ
liệu tôi có theo đề tài đó lần thứ hai hay không, nhất là khi tuần trước tôi đã ghi nhận được
60.000 lần bấm tại một đề tài khác. Điều đó tất nhiên về lâu dài cũng ảnh hưởng đến tổng biên

Phan Ba |

23
23
Robert Misik
tập, người rồi sẽ can thiệp vì khách hàng quảng cáo bỏ chạy khi có quá ít sự chú ý. Điều này
ngày nay còn đóng một vai trò không lớn lắm trong Internet, nhưng chắc chắc sẽ mạnh hơn
trong những năm tới đây. Áp lực tinh vi của tỷ lệ – một mối nguy hiểm lớn cho nhà báo nằm
ở đây. Nhưng vì trực tuyến không tốn kém gì cả nên rào cản tiếp cận rất thấp. Vì thế mà luôn

có đầu vào sáng tạo. Ngày nay, với một ít phương tiện, người ta có thể đưa một trang lên
mạng, và nếu như nó được làm cho tốt thì nó cũng sẽ tìm được độc giả của nó. Vì thế bảo đảm
được nhịp cải mới sáng tạo luôn quay trở lại.”
Vào thời điểm cuộc nói chuyện của chúng tôi, Robert Misik đã công bố 224 video trên
trang mạng của tờ Standard. Chúng đã đưa anh lên địa vị của một tác giả được tôn sùng ở
nước Áo – tất nhiên là bên cạnh sách của anh, những cái không bao giờ thiếu lực nổ về chính
trị-xã hội. Ý tưởng với blog đó đến từ đâu? “Cũng như nhiều việc khác trong cuộc sống, đó
cũng là một sự ngẫu nhiên thôi”, Misik trả lời. “Một người họ hàng đã rất cao tuổi tặng cho
tôi một cái máy quay video. Tôi không cần máy quay video, nhưng cứ cứng đầu và dai dẳng,
như người già thường hay thế, người họ hàng của tôi cứ khăng khăng nhất định. Cuối cùng,
tôi làm quen với cái máy và học cách cắt phim trên máy tính và đưa lên YouTube. Vào thời
gian đó, tờ Standard viết thư cho tôi. Họ muốn tôi làm cái gì đó cho trang trực tuyến của họ,
chính xác là cái gì thì họ còn không biết nữa. Giả như tôi đề nghị viết blog thì chắc là cũng
được. Nhưng đã có hàng trăm ngàn cái như thế rồi. Tôi thì muốn làm một cái gì đó mà còn
chưa có ai làm, ít nhất là ở chúng tôi. Điều mà lúc đó tôi không biết: cung cách đối xử của
khán giả thật là tàn bạo. Tỷ lệ không phải ở khoảng cộng trừ mười phần trăm mà khác biệt
nhau với hệ số mười. Sau một thời gian, người ta biết được đề tài nào được quan tâm nhiều và
đề tài nào không. Tất nhiên là tôi cũng chú trọng đến hỗn hợp. Nếu như tôi nói mười lăm lần
về cuộc khủng hoảng kinh tế thì đã đến lúc trình bày một cái gì đó khác. Ví dụ như một đề tài
về nghệ thuật hay một xì căng đan tham nhũng. Đất nước của chúng tôi có nhiều đề tài lắm.”
Trong vòng hai năm vừa qua, anh đã chú trọng nhiều hơn đến các đề tài kinh tế vĩ mô,
những cái mà anh đã nhìn thấy như một vấn đề cơ bản bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính.
“Báo chí kinh tế của chúng tôi chưa từng bao giờ có thể giải thích được”, Misik nói, “ngoại
trừ một ít trường hợp ngoại lệ thì nó đã thất bại hoàn toàn trong mười, hai mươi năm vừa qua.
Các nhà báo về kinh tế đã đánh mất khả năng truyền đạt lại của họ, và trước hoàn cảnh của
những sự kiện gây chấn động đó, tôi đã cảm nhận được sự thách thức, góp phần khép lỗ hổng
đó lại.” Việc mà khi nhìn đến tính phức tạp của đề tài thì không phải lúc nào cũng là đơn giản,
“vì tất nhiên là sẽ có ít người xem một cuộc độc thoại kéo dài mười hai phút hơn là khi tôi
trình bày một câu chuyện súc tích, ngắn bốn phút. Những tín hiệu như thế thật sự là đã đến từ
thị trường.”

Không chỉ ở Áo mới thế, trình bày rút ngắn hầu như đều được yêu cầu ở khắp mọi nơi.
Truyền thông ngày nay hầu hết đều đã suy tàn thành những người cung cấp thông tin fast
food. Nhưng ở Áo, theo Misik, thì có thể cảm nhận điều đó đặc biệt rõ. “Trong đất nước này,
chúng tôi có những điều kiện chủ quan, đặc biệt”, anh nói. “Ở đây, chúng tôi phải đối phó với
một thế lực thị trường cực lớn của báo lá cải, hơn cả thế lực thị trường trong những nước
khác. Đó là hậu quả của một chính sách truyền thông thất bại. Người ta có thể nói rằng nếu
như tôi muốn có báo chí chất lượng cao thì tôi tạo điều kiện cho những nhật báo chào mời báo
chất lượng cao. Ở Áo thì ngược lại. Thống trị ở đây là Kronen Zeitung [Nhật báo Krone]. Đó

Phan Ba |

24

24
Quyền lực thứ tư
là một thị trường tống tiền giới chính trị. Ví dụ như tờ Kronen Zeitung nắm trong tay rất nhiều
đặc quyền trong phát hành, và cơ quan chống độc quyền nhắm cả hai mắt lại. Nhưng nếu như
người ta không ngăn chận việc đó thì tờ lá cải này đẩy mình đến chân tường. Giới chính trị
thật sự là sợ việc đó. Với hai triệu độc giả, tờ Kronen Zeitung, so với vùng phát hành của nó,
là tờ báo được đọc nhiều nhất thế giới, điều tất nhiên là giật lấy một phần cực nhiều từ chiếc
bánh quảng cáo. Ở các nơi khác, những người đăng quảng cáo sẽ nói rằng nếu tôi muốn đến
được với một giới độc giả có học nhất định thì tôi phải đi vào báo có chất lượng chứ không
vào báo lá cải. Nhưng ở chúng tôi thì báo lá cải được đọc nhiều cho tới mức nó thống trị toàn
bộ thị trường quảng cáo của Áo.”
Thêm vào đó, chỉ dựa trên báo chí có chất lượng cao trong một đất nước với tám triệu dân
là một việc làm khó khăn vô cùng, nhất là có thể mua được các sản phẩm báo chí Đức ở khắp
mọi nơi, những cái tạo một áp lực cạnh tranh không phải là không đáng kể. “Đó là những điều
kiện hoàn toàn khác với trong một đất nước 80 triệu dân như nước Đức, nơi tôi không những
có thể tìm thấy vị trí của tôi như là một tờ báo có chất lượng mà còn có thể bảo đảm nó được
nữa”, Misik nói. “Vấn đề trong giới truyền thông là con số phát hành và sự bảo đảm về mặt

tài chính cho một truyền thông. Nếu tôi, như tờ Süddeutsche Zeitung [Nhật báo Nam Đức], có
trên 300.000 người mua thì tôi có thể làm một tờ báo tương đối tốt. Một tờ báo như vậy ở
chúng tôi thì chỉ bán được 30.000 tờ thôi. Với một con số phát hành như vậy thì người ta
không thể nào đáp ứng được những yêu cầu của một tờ báo chất lượng, nếu như không muốn
làm báo rẻ tiền.”
Thuộc trong số những tờ báo cố gắng làm báo chất lượng trong nước Áo với nhiều nhiệt
tình và ý định tốt, nhưng không phải lúc nào cũng với những kết quả rất tốt, theo Misik là
Standard, Falter, Profil và Die Presse. “Tất cả họ đều bán được từ 50.000 đến 60.000 tờ. Ở
mức đó thì người ta có thể làm được vài việc rồi. Nhưng tất nhiên là người ta không có khả
năng chi trả cho một ban biên tập 200 người. Bốn mươi, có lẽ năm mươi, điều đó tự động giới
hạn các khả năng. Thêm vào đó là một đặc điểm của Áo: trong số tám triệu dân thì đã có hai
triệu sống ở Wien. Tất cả các tờ báo lớn trong nước đều được sản xuất ở Wien, việc rõ ràng là
giới hạn các đặc điểm nhận dạng.”
Một vấn đề nữa là nhà báo Áo thiếu tự tin, Misik nói. “Báo chí có chất lượng ở Áo vẫn còn
nhìn trừng trừng sang Đức, bởi vì người ta nghĩ rằng người Đức có báo tốt như thế, chúng ta
có báo tệ như thế. Điều đó pha lẫn vào trong những mặc cảm tự ti mà chúng tôi người Áo nói
chung là có, đối với thế giới và đặc biệt là đối với nước Đức. Cái quan hệ loạn thần kinh này
cũng có thể quan sát thấy trong ngành xuất bản. Người ta cố gắng để tốt như người Đức và
đồng thời lúc nào cũng có cảm giác người ta không làm được. Tuần rồi, trên đài [phát thanh
và truyền hình nhà nước] ORF có một chương trình về văn hóa làm báo trong đất nước này, vì
các xì căng đan mà giới chính khách chúng tôi sản xuất ra cứ như ở cạnh băng chuyền. Và
Florian Klenk, một trong các nhà báo điều tra tốt nhất của Áo, không có ý gì khác hơn là liên
tục nói rằng chúng tôi có thể học được những gì từ người Đức.”
Robert Misik, người đã sống một thời gian dài ở Berlin, có ý kiến kiên quyết riêng của anh
về báo chí Áo. “Báo chí trong đất nước này trước nay đã không cố gắng nhiều cho lắm”, anh
nói. “Nó lúc nào cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa chính trị của một nước nhỏ và chịu ảnh

Phan Ba |

25

25
Robert Misik
hưởng rất lớn của sự đồng thuận. Sự đồng thuận của các lực lượng chính trị lớn thời sau chiến
tranh. Chúng tôi nói năng hiền lành và chúng tôi tránh xung đột. Trong sự pha trộn đó, báo
chí đã trở nên biếng nhác. Dưới thời Quốc Xã, nhiều nhà báo trong giới báo chí có chất lượng
đã bị giết chết hay bị đuổi ra khỏi nước. Rồi sau chiến tranh, người ta đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập
một nền báo chí dân chủ, kiểm tra, khai sáng, như nó đã phát triển từ động lực riêng ở Đức.
Cho tới năm 1970 không có gì ở Áo là có thể so sánh được. Mãi đến lúc đó người ta mới cố
gắng đuổi theo.”
Điều đó đặc biệt là nhờ Oscar Bronner đã được nhắc tới ở phần trên, một doanh nhân
truyền thông có sức thu hút, người không chỉ nghĩ tới kinh doanh ở trong đầu. “Có thể là tuýp
người này không còn có trong nước Đức nữa”, Misik nói, “nhưng ở Áo thì cũng chỉ có một
người đó thôi. Còn về không khí truyền thông để hít thở của chúng tôi thì chúng tôi vẫn còn
chỉ sống nhờ vào những lần sáng lập của ông ấy. Có một hạn chế: tờ Falter, một tờ báo thành
phố có nhiều truyền thống theo gương mẫu của tờ Village Voice ở New York. Được thành lập
trong những năm bảy mươi trong tinh thần văn hóa mang tính lựa chọn khác của Phong trào
68. Từ lúc đó đã phát triển thành một tạp chí có chất lượng thật sự.” Người thành lập Falter là
nhân vật truyền thông sáng danh thứ hai của Áo sau Oscar Bronner: Armin Thurnher.
Thurnher, vẫn còn là tổng biên tập của Falter, được xem là nhà phê phán gay gắt nhất của giới
truyền thông in ở Áo.
Những gì mà Robert Misik nói về áp lực cạnh tranh, cái mà các nhật báo và tạp chí phát
hành trên toàn quốc của Đức đặt lên khu vực ấn phẩm Áo, tất nhiên là lại càng đúng cho
truyền hình. Ở nước cộng hòa cạnh dãy núi Alps này thì cả các đài truyền hình nhà nước lẫn
đài tư nhân Đức hẳn cũng cảm thấy mình giống như đang ở nhà. Vì thế mà đài ORF gặp khó
khăn. “Cũng như mỗi một đài nhà nước, đài ORF cũng nằm trong sự căng thẳng giữa lợi ích
báo chí và lợi ích chính trị”, Misik nói. “Ở Đức thì có cấu trúc khác vì có các cơ sở truyền
thông của tiểu bang. Ở đó không chỉ có một đài truyền thông nhà nước như ở chúng tôi. Ở đó
không chỉ có [đài nhà nước] ARD với chín cơ sở truyền thông của các tiểu bang, ở đó còn có
thêm [đài nhà nước] ZDF nữa. Tất nhiên là giới chính trị từ các hội đồng quản trị cũng cố
gắng xen vào điều khiển, nhưng vì tình cảnh trong mỗi một tiểu bang một khác, nên có một số

nhiều trên tình trạng khó xử đó.”
Nhưng tình trạng khó xử ở Áo không to lớn như người ta luôn mô tả nó. Không, theo quan
điểm của Robert Misik. “Theo trải nghiệm của tôi trong vòng hai mươi năm vừa qua, ảnh
hưởng của các đảng phái trong ORF được đánh giá quá cao. Các nhà báo của ORF bị áp lực
nặng, điều đó là đúng. Và sự cố gắng xen vào cùng điều khiển của giới chính trị là cực nhiều.
Mặc dù vậy, các nhà báo vẫn làm tròn công việc của họ. Ngay cả khi chính trị đưa ra người
điều hành: họ không thể đọc cho các nhà báo viết các câu chuyện. Họ có thể tước quyền lực
người ta, nhưng điều đó thì không hay xảy ra. Không thể chém đầu cả một ban biên tập được.
Khi giới chính trị không tạo áp lực khủng khiếp, và điều đó thì thật ra chỉ có chính phủ
Schüssel (2000-2007) là đã thực hiện trong vòng 30 năm vừa qua, thì các nhà báo cũng có đủ
dũng cảm để làm báo tốt trong ORF. Như thế nên tôi không nhìn ảnh hưởng của chính trị là
một vấn đề. Một nhà báo, người có cột sống cứng rắn một chút, có thể chịu đựng được áp lực
nhà nước độc đoán đó. Vấn đề là sự tư nhân hóa. Thương mại hóa. Tỷ lệ người xem. Là việc
có rất nhiều tiển chảy vào trong những chương trình tìm tài năng nào đó, các chương trình có

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×