Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên nang helinzole ( omeprazol 20mg ) theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 82 trang )




Bộ y tế
Viện kiểm nghiệm thuốc




Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

Nghiên cứu đánh giá tơng đơng sinh học
viên nang helinzole (omeprazol 20g)
theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều


Chủ nhiệm đề tài: ts. phùng thị vinh













6724


28/01/2008

hà nội - 2007


BỘ Y TẾ
=====O=====




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ




Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN NANG
HELINZOLE (Omeprazol 20mg)
THEO MÔ HÌNH ĐƠN LIỀU KẾT HỢP ĐA LIỀU




Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Mã số đề tài: VKN 05 TC 01



HÀ NỘI - 2007 Bản báo cáo gồm
06 trang



BỘ Y TẾ


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN NANG
HELINZOLE (Omeprazol 20mg)
THEO MÔ HÌNH ĐƠN LIỀU KẾT HỢP ĐA LIỀU



Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
Đồng chủ nhiệm: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Mã số: VKN 05 TC 01

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/ 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 400 triệu đồng

Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 350 triệu đồng
Nguồ
n khác: 50 triệu đồng


HÀ NỘI - 2007 Bản báo cáo gồ





BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



1. Tên đề tài:
Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên nang
Helinzole (omeprazol 20mg) theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều


2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vinh
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Địa chỉ: 48 - Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84 – 4) 9 363 114 Fax: (84 – 4) 8 356 911
4. Cơ quan quản lý: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: DS. Lê Thị Thu Huyền
6. Đồng chủ nhiệm: PGS.TS Trịnh Văn Lẩu
7. Danh sách những người thực hiện chính
Ths. Tạ Mạnh Hùng

DS. Lê Thị Thu Huyền
DS. Trần Hoàng
DS. Hà Thị Minh Châu
DS. Hà Minh Hiền
TS. BS. Phạm Duệ
Công ty TNHN SPM

8. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2005 đến tháng 12/ 2007
MỤC LỤC


STT Nội dung Số
trang
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
a. Đóng góp mới của đề tài 1
b, Hiệu quả cụ thể 1
c, Hiệu quả về đào tạo 2
d, Hiệu quả về kinh tế 3
e, Hiệu quả về xã hội 3
f, Các hiệu quả khác 3
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 3
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt
4
a, Tiến độ 4
b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu 4
c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương 4
d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí 4
4 Các ý kiến đề xuất 4

PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
5
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 6
2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 7
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 7
2.1.1 Tổng quan về omeprazol 7
2.1.2 Phương pháp phân tích 8
2.1.3 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học 11
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 13
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thiết kế nghiên cứu 16
3.1.1 Nghiên cứu in vitro 15
3.1.2 Nghiên cứu in vivo 16
3.2 Đối tượng và điều kiện nghiên cứu 16
3.2.1 Thuốc nghiên cứu 16
3.2.2 Thiết bị, dung môi, hoá chất 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1 Khảo sát độ hoà tan in vitro 17
3.3.2 Xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong huyết tương 18
3.3.3 Đánh giá tương đương sinh học in vivo 19
3.3.3.1 Tuân thủ qui định về đạo đức 19
3.3.3.2 Người tình nguyện 19
3.3.3.3 Liều dùng và cách dùng 20
3.3.3.4 Cách lấy mấu 20
3.3.3.5 Phân tích mẫu huyết tương NTN sau khi uống thuốc 21
3.3.3.6 Xác định các thông số dược động học 21

3.4 Xây dựng qui trình 22
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Khảo sát độ hoà tan invitro 23
4.1.1 Thử độ hòa tan trong môi trường ph 4,5 và 1,2 23
4.1.2 Thử độ hòa tan trong môi trường pH 6,8 25
4.2 Xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong huyết tương 26
4.2.1 Xây dựng phương pháp 26
4.2.2 Thẩm định phương pháp phân tích 28
4.3 Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học in vivo 35
4.3.1 Kết quả tuyển chọn người tình nguyện 35
4.3.2 Kết quả nghiên cứu thăm dò 37
4.3.3 Mã hóa và phân nhóm người tình nguyện 37
4.3.4 Quá trình lấy mẫu và đánh giá độ an toàn 38
4.3.5 Xác định nồng độ thuốc trong huyết tương 38
4.3.6 Phân tích dược động học và đánh giá tương đương sinh học 44
4.4 Xây dựng qui trình 50
4.4.1 Lựa chọn cỡ mẫu thử 50
4.4.2 Xây dựng qui trình thử 51
5 BÀN LUẬN 52
5.1 Thử nghiệm in vitro 52
5.2 Phương pháp phân tích 52
5.3 Thẩm định phương pháp phân tích 53
5.4 Thử nghiệm in vivo 53
6 KẾT LUẬN 58
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
7 PHỤ LỤC 62


DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ
Bảng 2.1. Tóm tắt một số phương pháp kiểm nghiệm omeprazol trong chế phẩm.

Bảng 2.2: Tóm tắt một số phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học
Bảng 2.3. Một số chế phẩm omeprazol đang lưu hành ở Việt nam
Bảng 3.1: Kế hoạch uống thuốc và lấy mẫu
Bảng 4.1. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Helinzole và Lomac trong môi trường pH
1,2 và pH 4,5 sau 2 giờ
Bảng 4.2. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Helinzole trong môi trường pH 6,8
Bảng 4.3. Kết quả thử độ hoà tan viên nang Lomac trong môi trường pH 6,8
Bảng 4.4. Sự phụ thuộc giữa tỷ lệ diện tích pic của chuẩn/ chuẩn nội và nồng độ
Omeprazol chuẩn pha trong huyết tương
Bảng 4.5. Kết quả xác định giới hạn định lượng dưới
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại trong ngày
Bảng 4 7 Kết quả khảo sát độ lặp lại giữa các ngày
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá hiệu suất chiế
t omeprazol ra khỏi huyết tương
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiệu suất chiết Albendazol ra khỏi huyết tương
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu độ ổn định sau 3 chu kỳ đông – rã
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu độ ổn định dài ngày
Bảng 4.12: Kết quả độ ổn định của chuẩn và chuẩn nội gốc ở nhiệt độ phòng
Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứ
u ổn định của chuẩn và chuẩn nội gốc trong thời gian
dài bảo quản ở 2 - 8
o
C
Bảng 4.14: Kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hoá của người tình nguyện
Bảng 4.15.: Kết quả khám lâm sàng người tình nguyện
Bảng 4.16: Kết quả thăm dò thông số dược động học trên 3 NTN
Bảng 4.17: Bố trí uống thuốc và lấy mẫu máu
Bảng 4.18: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống liều
đơn thuốc thử Helinzole
Bảng 4.19: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uố

ng 6 liều
thuốc thử Helinzole
Bảng 4.20: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống liều
đơn thuốc chứng Lomac
Bảng 4.21: Nồng độ omeprazol trong huyết tương của từng NTN sau khi uống 6 liều
thuốc chứng Lomac
Bảng 4.22. Thông số dược động học Cmax của người tình nguyện sau khi uống liều
đơn và uống liên tục trong 6 ngày (n = 18)
Bảng 4.23: Phân tích phương sai giá trị logarit Cmax khi dùng liều đơn
Bảng 4.24: Phân tích phương sai giá trị
logarit Cmax sau khi dùng 6 liều
Bảng 4.25. Thông số dược động học AUC
0-∞
trung bình của người tình nguyện sau
khi dùng liều đơn và 6 ngày liên tục (n = 18)
Bảng 4.26: Phân tích phương sai giá trị logarit AUC
0-∞
khi dùng liều đơn
Bảng 4.27: Phân tích phương sai giá trị logarit AUC
0-∞
sau khi dùng 6 liều
Bảng 4.28: So sánh giá trị Tmax sau khi dùng liều đơn
Bảng 4.29: So sánh giá trị Tmax sau khi dùng thuốc liên tục 6 liều
Bảng 4.30. Phân tích phương sai Cmax khi uống 1 liều
Bảng 4.31: Phân tích phương sai Cmax khi uống 6 liều
Bảng 4.32: Phân tích phương sai AUC khi uống 1 liều
Bảng 4.33: Phân tích phương sai AUC khi uống 6 liều
Bảng 5.1: Thông số dược động học trung bình sau khi dùng 1 liều và 6 liều
Bảng 6.1: Thông số dược động học trung bình sau khi dùng viên nang omeprazol
Bảng 6.2: Kết quả đánh giá tương đương sinh họ

c Helinzole so với Lomac


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Phổ UV của chuẩn omeprazol trong môi trường acid sau 30 phút
Hình 4.2 : Qui trình xử lý mẫu huyết tương
Hình 4.3. Sắc ký đồ huyết tương trắng (a) và huyết tương trắng có pha chuẩn và
chuẩn nội (b)
Hình 4.4: Đường biểu diễn sự phụ thuộc của tỷ lệ diện tích pic chuẩn/chuẩn nội
theo nồng độ Omeprazol chuẩn pha trong huyết tương
Hình 4.5:
Đường cong nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương - thời gian của
18 NTN sau khi uống liều đơn Helinzole và Lomac
Hình 4.6:
Đường cong nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương - thời gian của
18 NTN sau khi uống thuốc liên tục 6 liều Helinzole và Lomac


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC:
- Phụ lục 1: Đề cương nghiên cứu, mẫu bản cam kết; Bản chấp thuận của Hội
đồng đạo đức.
- Phụ lục 2: Qui trình phân tích omeprazol trong huyết tương
- Phụ lục 3: Qui trình đánh giá tương đương sinh học viên nang omeprazol bao
tan trong ruột.
- Phụ lục 4: Bản kiến nghị gửi các bên liên quan
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nội dung
AUC Diện tích dưới đường cong

Cmax Nồng độ thuốc tối đa
CV Hệ số biến thiên
ĐHT Độ hoà tan
GCP Thực hành lâm sàng tốt
GLP Thực hành phòng thí nghiệm tốt
MeCN Acetonitril
MeOH Methanol
NTN Người tình nguyện
SD Độ lệch chuẩn
SKD Sinh khả dụng
T
1/2
Thời gian bán thải
TB Trung bình
TĐSH Tương đương sinh học
Tmax Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa
TW Trung ương
US - FDA Cơ quan Quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ
USP Dược điển Mỹ
VKNTTW Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới


1

PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1.Kết quả nổi bật của đề tài
a. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài đã thực hiện nghiên cứu so sánh để xác định mô hình đánh giá tương

đương sinh học cho các chế phẩm có chứa omeprazol. Kết quả nghiên cứu đưa ra
bằng chứng để khuyến cáo các nhà khoa học lựa chọn mô hình thích hợp, thu được
kết quả tin c
ậy và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
- Phương pháp đánh giá tương đương độ hoà tan không phù hợp với loại chế
phẩm viên nang có chứa omeprazol dạng hạt bao tan trong ruột nói riêng và các chế
phẩm có chứa omeprazol nói chung, do omeprazol không bền trong môi trường acid.
Do vậy, không thể có đủ dữ liệu so sánh độ hoà tan trong 3 môi trường theo hướng
dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm
Mỹ (FDA) khi cầ
n xem xét để miễn đánh giá tương đương sinh học (TĐSH) in vivo.
- Kết quả thử nghiệm invivo cho thấy những nghiên cứu sinh khả dụng
(SKD) và TĐSH cho chế phẩm có chứa omeprazol nên thiết kế đánh giá sau khi
dùng 5 - 6 liều, nhưng xử lý kết quả như đơn liều.

b, Kết quả cụ thể
- Kết quả nghiên cứu in vitro: Đã khảo sát mức độ hoà tan của chế phẩm
Helinzole so với chế
phẩm ngoại nhập (Lomac) trong 3 môi trường pH đặc trưng
của đường tiêu hoá (1,2 - dạ dày, 4,5 – tá tràng và 6,8 - ruột non). Lượng hoà tan
trong vòng 2 giờ ở 2 môi trường: ở pH 1,2, Helinzole hoà tan ít hơn Lomac (6,5% so
với 10,7%); trong khi đó ở pH 4,5 thì Helinzole lại hòa tan nhiều hơn (52,9% so với
42,2%). Trong môi trường ruột non (pH 6,8), Helinzole có phần hòa tan nhanh hơn
Lomac. Kết quả so sánh quá trình hòa tan cho hệ số F
2
= 47,6 (không tương tự).
- Kết quả nghiên cứu in vivo: Thiết kế nghiên cứu đã thực hiện đánh giá so
sánh sinh khả dụng của chế phẩm Helinzole sau khi uống đơn liều (1 viên 20mg) và
sau khi uống thuốc liên tục 6 liều (liều 1 viên 20mg/ ngày).
+ Sau khi uống đơn liều, nồng độ thuốc tối đa trong máu trung bình

(Cmax) cũng như diện tích dưới đường cong (AUC) của Helinzole cao hơn thuốc
đối chứng là Lomac. Tuy nhiên, thời gian đạt đến nồng độ
thuốc tối đa chậm hơn.
Kết quả so sánh cho thấy 2 chế phẩm này không tương đương sinh học.
+ Sau khi uống thuốc liên tục 6 liều, các thông số dược động học của 2
thuốc tương tự nhau. Kết quả so sánh qua đánh giá thống kê cho thấy 2 chế phẩm
này tương đương sinh học.

Kết quả in vivo được tóm tắt trong bảng 1.1

2
Bảng 1.1 Tóm tắt các thông số dược động học sau thử nghiệm in vivo (n=18)

Cmax (ng/ml) AUC (ng.giờ/ml) Tmax (giờ)
Chế phẩm
1 liều 6 liều 1 liều 6 liều 1 liều 6 liều
Thuốc thử
(Helinzole)
520 768 1056 1793 2,3 1,9
Thuốc đối chứng
(Lomac)
461 754 815 1889 1,6 1,3
Kết quả so sánh
mức tương đương
(thử/ chứng)
97,3 –
135,4%
96,9 –
115,9 %
108,7 –

159,3%
97,1 –
124,6%
P < 0,05 P > 0,05

Hai chế phẩm không tương đương sinh học sau khi dùng liều đơn, nhưng tương
đương sinh học theo qui định của US – FDA sau khi dùng liên tục 6 liều trong 6
ngày.

- Xây dựng được qui trình phân tích omeprazol trong huyết tương và qui trình
chung cho đánh giá TĐSH các chế phẩm viên nang có chứa omeprazol dạng hạt bao
tan trong ruột. Qui trình đơn giản và khả thi với điều kiện trang thiết bị hiện có của
một số trung tâm đánh giá TĐSH trong nước.

c, Hiệu quả về
đào tạo
- Đánh giá tương đương sinh học của thuốc là một nội dung hoạt động
chuyên môn mới của Viện Kiểm nghiệm. Hầu hết các cán bộ chưa được đào tạo và
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do vậy, đề tài nghiên cứu này đã tạo cơ hội
cho một số cán bộ của Viện tiếp cận và thực hiện một nghiên cứu đánh giá
tương
đương
sinh học tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, tạo nguồn nhân lực cho việc thành
lập Trung tâm đánh giá
tương đương sinh học của Viện (3/2007).
- Cung cấp tư liệu và kinh nghiệm cho một số cán bộ của Viện thực hiện lớp
tập huấn về TĐSH theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (11/ 2007)
- Kết hợp với cơ sở đào tạo (Học viện Quân y) để đào tạo cán bộ sau đại học.
Đã có 2 Thạc sĩ tốt nghiệp với luận vă
n thuộc nội dung của đề tài này. Cả hai luận

văn đều được đánh giá xuất sắc và đạt điểm giỏi (> 9 điểm).
+ Ths. Bùi Bằng Giang với luận văn: Khảo sát độ hoà tan viên nang
Helinzole và xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học.
Người hướng dẫn: TS. Phùng Thị Vinh.
+ Ths. Quách Thị Hà Vân với luận văn: Nghiên cứu sinh khả dụng và
đánh giá tương đương sinh học viên nang omeprazol theo mô hình đơn liều kế
t hợp
đa liều. Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu.



3
d, Hiệu quả về kinh tế
Đề tài phối hợp với Công ty TNHH dược phẩm Đô Thành (SPM) để đánh giá
tương đương sinh học cho chính sản phẩm của công ty so với một chế phẩm ngoại
nhập. Kết quả thử nghiệm đã được công ty xem xét và đưa vào chiến lược quảng bá
sản phẩm. Bên cạnh đó, kết quả này cũng đã giúp công ty khẳng định nguồn nguyên
liệu chấ
t lượng và tin cậy để duy trì sản xuất lâu dài.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm các thông tin khoa học cũng như lời khuyến cáo
cho các nhà khoa học khi thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học các
chế phẩm có chứa omeprazol về phương pháp phân tích cũng như mô hình thử
nghiệm hoặc thiết kế các thời điểm lấy mẫu. Nhờ đó, có thể hạn chế được một số thử
nghiệm sai lệch hoặc thử nghiệm thăm dò không cần thiết.
e, Hiệu quả về xã hội
Kết quả đánh giá TĐSH cho viên nang Helinzole giúp cho người dân thấy
được chất lượng thực của các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước cũng có thể so
sánh được với chế phẩm ngoại nhập. Nhờ đó, người dân có thêm niềm tin, chọn lựa
sử dụng các sản phẩm nội
địa (rẻ hơn), giảm chi phí tiền thuốc và là niềm khích lệ

cho các nhà sản xuất dược phẩm trong nước tự tin hơn với sản phẩm của mình.

f, Các hiệu quả khác
Việc thực hiện thành công đề tài nghiên cứu đánh giá TĐSH tương đối phức
tạp trong điều kiện một phòng thí nghiệm của Việt Nam thời gian qua đã góp phần
nào “khuấy động” ngành Dược Việt Nam quan tâm tới TĐSH. Cu
ối năm 2006, và
năm 2007, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã sẵn sàng hưởng ứng, có nhu cầu
đánh giá TĐSH cho các sản phẩm của mình (mặc dù đã được phép lưu hành). Sự
cạnh tranh lành mạnh hơn về chất lượng và thương hiệu đang diễn ra. Cũng nhờ vậy,
cơ quan kỹ thuật (các labo đánh giá TĐSH) thấy rõ hơn nhu cầu cơ sở vật chất, trang
thiết bị
, dụng cụ chuyên dùng cho lĩnh vực nghiên cứu mới này, làm cơ sở cho việc
xây dựng dự án phát triển các Trung tâm đánh giá TĐSH. Cơ quan quản lý (Cục
Quản lý Dược, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Kế hoạch tài chính) biết rõ hơn về năng
lực nghiên cứu và những nhu cầu về đào tạo cán bộ, nhu cầu kinh phí, thời gian cho
các hoạt động này.

2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đờ
i sống xã hội
Do omeprazol là một trong những dược chất có sinh khả dụng biến thiên theo
kỹ thuật bào chế, nên việc đánh giá sinh khả dụng và TĐSH cho các chế phẩm này
là cần thiết. Phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học đã và sẽ được
tham khảo trong thực nghiệm. Thiết kế trong thử nghiệm in vivo của đề tài này sẽ
được các nhà nghiên cứu dược động học tham khảo.



4
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê

duyệt
a, Tiến độ
- Đúng tiến độ X
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu 0
- Tổng số thời gian rút ngắn …… tháng 0
- Kéo dài thời gian nghiên cứu 0

b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
- Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra X
- Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh 0
- Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra 0
- Những mục tiêu không thực hiện được 0

c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm dự kiến trong đề cương X
- Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương X
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt. 0
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả đều chưa đạt chất lượng. 0
- Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng 0
- Những sản phẩm chưa thực hiện được 0

d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài
- Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 350 triệu đồng
Kinh phí từ nguồn khác: 50 triệu (doanh nghiệp hỗ trợ)
- Toàn bộ kinh phí đã được quyết toán và có kế hoạch sử dụng
- Chưa thanh quyết toán xong: Không
- Kinh phí tồn đọng : Không

4. Các ý kiến đề xuất

- Cơ quan quản lý (Cục Quản lý Dược Việt Nam) cần sớm ban hành qui
chế yêu cầu th
ử tương đương sinh học cho một số chế phẩm thuốc. Danh
mục các chế phẩm cần thử nên có viên nang omeprazol.
- Để thống nhất trong nghiên cứu, các cơ quan quản lý sớm ban hành các
hướng dẫn thực hiện đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của
thuốc; đồng thời xem xét phê duyệt thuốc đối chứng cho từng trường hợp
cụ thể.
- Để phản ánh chính xác hơ
n hiệu quả điều trị, một số chế phẩm có sinh khả
dụng biến thiên, nồng độ thuốc trong máu thấp và sử dụng dài ngày trong
điều trị (như omeprazol), khi cần đánh giá tương đương sinh học, nên xem
xét thiết kế thử nghiệm nghiên cứu sau khi dùng vài liều, nhưng xử lý kết
quả như khi dùng đơn liều.

5
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tương đương sinh học được sử dụng để chỉ các sản phẩm tương đương về
mặt dược phẩm hoặc có thể thay thế nhau về mặt dược phẩm có sinh khả dụng tương
tự trong cùng điều kiện thử nghi
ệm. Trên thực tế, nhiều chế phẩm thuốc có cùng
hoạt chất, cùng dạng bào chế nhưng tốc độ và mức độ hấp thu vào tuần hoàn lại
khác nhau nên tác dụng điều trị không hoàn toàn giống nhau. Chất lượng nguyên
liệu, thành phần tá dược và kỹ thuật bào chế là những yếu tố có nhiều ảnh hưởng tới
sự hấp thu của thuốc. Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, đánh giá
T

ĐSH là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong việc lựa chọn
công thức và kỹ thuật bào chế.
Luật bản quyền (Patent Law) của các nước phát triển qui định rõ quyền lợi
của các nhà sản xuất. Trong thời gian bản quyền còn hiệu lực, các sản phẩm tương
tự không được phép lưu hành. Khi hết hạn, các sản phẩm tương tự muốn đăng ký
lưu hành đều ph
ải được đánh giá so sánh và có kết quả tương đương với chế phẩm
phát minh (theo những tiêu chuẩn đã qui định).
Omeprazol là một thuốc được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản; loét
dạ dày – tá tràng; hội chứng Zollinger – Ellison. Thời gian điều trị thường kéo dài,
có thể tới 8 tuần. Thuốc được hấp thu tốt nhưng sinh khả dụng tương đối biến thiên
giữa các cá thể và thời gian dùng thu
ốc. Theo các tài liệu tổng quan [1], sinh khả
dụng đạt khoảng 35% sau khi uống liều đầu tiên và đạt tới trên 60% sau khi dùng
vài liều. Hầu hết các tài liệu không công bố thời gian đạt tới nồng độ thuốc tối đa
sau khi uống mà chỉ nói thuốc có tác dụng sau khoảng 3 – 6 giờ. Do vậy, việc thiết
kế chương trình lấy mẫu cho các chế phẩm này tương đối khó khăn. Chất lượng điều
trị c
ủa các chế phẩm có chứa omeprazol sẽ phụ thuộc nhiều vào công thức và kỹ
thuật bào chế. Việc xem xét sinh khả dụng và khả năng tương đương sinh học các
chế phẩm này là cần thiết khi cấp phép lưu hành.
Nghiên cứu xây dựng mô hình, qui trình đánh giá TĐSH chế phẩm có chứa
omeprazol phù hợp với điều kiện trang thiết bị và năng lực nghiên cứu hiện tại ở hầu
hết các phòng thí nghi
ệm trong nước sẽ góp phần giảm chi phí cho việc thực hiện
các thử nghiệm này hơn. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện đánh giá chất lượng một
sản phẩm trong nước.
Chính vì vậy, Hội đồng khoa học Bộ Y tế đã đề xuất chủ đề nghiên cứu sinh khả
dụng và tương đương sinh học cho chế phẩm viên nang có chứa omeprazol vào
chương trình nghiên cứu của đề tài cấp b

ộ năm 2005. Đề cương nghiên cứu của đề
tài này đã được Hội đồng cấp Bộ xem xét và phê duyệt qua một qui trình tuyển
chọn, so sánh với đề cương của một số cơ sở khác.

6
1.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu khảo sát độ hoà tan trong 3 môi trường pH khác nhau theo
hướng dẫn chung của FDA và các tài liệu liên quan [17,38]. Nếu phương pháp khả
thi, sẽ được áp dụng trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm để biết mức độ
tương đương về khả năng hòa tan của chế phẩm nghiên cứu so với một chế phẩm đối
chứng. Dựa vào đó, dự đoán phần nào khả
năng hấp thu invivo của chế phẩm.
- Xây dựng phương pháp phân tích omeprazol trong huyết tương. Với điều
kiện trang thiết bị hiện có, khảo sát phương pháp phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng
hiệu năng cao với detector UV. Khảo sát các kỹ thuật chiết tách omeprazol từ huyết
tương: loại tạp bằng acid hay dung môi hữu cơ, chiết lỏng - lỏng bằng dung môi hữu
cơ, chiết pha rắn. Thẩm đị
nh phương pháp phân tích theo các chỉ tiêu qui định của
FDA cho phương pháp phân tích mẫu trong dịch sinh học: tính chọn lọc (đặc hiệu),
khoảng tuyến tính, giới hạn định lượng dưới, độ đúng, độ chính xác, độ ổn định và
hiệu suất chiết.
- Giả thiết rằng thuốc nghiên cứu tương đương với thuốc đối chứng, hoặc
thuốc có thể tương đương cả khi dùng đơn liều và nhiề
u liều, nhưng cũng có thể
thuốc chỉ tương đương sau khi dùng nhiều liều. Do vậy, nghiên cứu đánh giá tương
đương sinh học invivo được thiết kế đồng thời trên một nhóm đối tượng người tình
nguyện sau khi uống thuốc liều đơn và sau khi uống liên tục 6 liều trong 6 ngày.
Thiết kế nghiên cứu chéo, 2 thuốc, 2 giai đoạn, đánh giá bằng xác định nồng độ
thuốc trong huyết tương; tiến hành trên 20 ng
ười tình nguyện. Xác định nồng độ

omeprazol trong huyết tương NTN sau khi uống thuốc và xác định các thông số
dược động học. Tính thống kê và đánh giá mức độ tương đương theo phương pháp
khoảng tin cậy 90%. Tính kết quả riêng cho trường hợp đơn liều và sau khi dùng 6
liều.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng qui trình đánh giá TĐSH của omeprazol trên người tình nguyện ở
Việt nam
- Đánh giá tương đương sinh học viên nang Helinzole (omeprazol 20mg) sản
xuất trong n
ước so với chế phẩm ngoại nhập
- Bổ sung dữ liệu cho dự thảo qui chế đánh giá TĐSH ở Việt nam

Những mục tiêu này đã được xác định trong đề cương phê duyệt, và nội dung nghiên
cứu đã thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu trên.





7
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1.1 Tổng quan về Omeprazol












Tên khoa học: 5 - methoxy-2-[[(4 - methoxy - 3,5 - dimethyl – 2 - pyridinyl) methyl] sulfinyl] -
1H - benzimidazole.
Lý tính: Omeprazol dưới dạng bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà. Nóng chảy ở khoảng
155
0
C kèm theo sự phân huỷ, khó tan trong nước, khó tan trong aceton và isopropanol,
tan trong dicloromethan, methanol và ethanol. [8, 31].
Hoá tính: Omeprazol vừa có tính acid, vừa có tính base, hấp thụ mạnh bức xạ tử
ngoại. Các tính chất này được ứng dụng trong định tính, định lượng và trong bào chế
omeprazol. Độ ổn định của omeprazol phụ thuộc vào pH. Trong môi trường acid,
omeprazol nhanh chóng bị phân huỷ, trong môi trường kiềm omeprazol khá bền
vững [8].
Dược lý và cơ chế tác dụng [1]: Omeprazol là một dẫn xuất của benzimidazole không
có hoạt tính ức ch
ế enzym ở môi trường trung tính, nhưng ở pH ≤ 5 omeprazol được
proton hoá thành 2 dạng acid sulphenic và sulphenamic. Hai chất này gắn thuận
nghịch với nhóm sulfohydryl của enzym H
+
- K
+
- ATPase ở tế bào thành nên ức
chế bài tiết acid trên 48 giờ. Do vậy Omeprazol được dùng điều trị trong các trường
hợp : trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-
Ellison.
Dược động học [1]: Omeprazol là một chất ức chế bài tiết dịch vị dạ dày do ức chế

bơm proton ở các tế bào thành dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, kéo dài. Omeprazol
được hấp thu tốt ở ruột non sau khi uống khoảng 3 – 6 giờ
. Sinh khả dụng sau khi
uống liều đầu tiên đạt khoảng 35% và đạt tới trên 60% sau khi dùng vài liều. Sự hấp
thu của thuốc phụ thuộc vào liều dùng, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc liên
kết cao với protein huyết tương (khoảng 95%) và được phân bố vào các mô đặc biệt
ở các tế bào thành dạ dày. Thời gian bán thải của thuốc ngắn (khoảng 40 phút),
nhưng tác dụng ức chế bài tiết kéo dài, nên có thể ch
ỉ cần dùng một liều mỗi ngày.
Omeprazol hầu như chuyển hoá hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ
yếu qua nước tiểu (80%), phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hoá không có

8
hoạt tính, nhưng lại tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym
CYT.P450 của tế bào gan. Dược động học của thuốc thay đổi không có ý nghĩa ở
người già hay người có chức năng thận suy giảm. Với những người suy giảm chức
năng gan, sinh khả dụng của thuốc tăng và độ thanh thải giảm, nhưng không có biểu
hiện tích luỹ thuốc trong cơ thể.
Chỉ
định: Trào ngược dạ dày - thực quản; Loét dạ dày – tá tràng; hội chứng
Zollinger - Ellison
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc
Phản ứng bất lợi: Một số phản ứng thường gặp có thể xảy ra khi điều trị với
omeprazol như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn và nôn, đau bụng, trướng bụng. Hiếm
gặp hơn là các phản ứng gây mất ngủ, chóng m
ặt, mày đay, ra mồ hôi
Liều dùng và cách dùng: Liều thường dùng cho người lớn là 20 – 40 mg/lần/ngày,
thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

Viên nang omeprazol lần đầu tiên được công ty Astra (nay là AstraZeneca) nghiên

cứu sử dụng làm thuốc điều trị và đăng ký lưu hành từ năm 1988 với tên biệt dược
Losec (được công nhận là thuốc phát minh, Innovator), với doanh số khoảng 8 tỷ
dola mỗi năm. Tuy nhiên, khi chưa hết hạn bản quyề
n (1997), AstraZeneca đã xin
rút đăng ký sản phẩm này ở một số nước thành viên chính của EU, và cho ra đời
viên nén và viên nang Losec MUPs (omeprazol + magnesi). Mặc dù chế phẩm mới
đã được đánh giá TĐSH với chế phẩm Losec gốc nhưng nhiều nước không coi
Losec MUPs là chế phẩm innovator. Từ đó, trên thị trường hầu như chỉ còn lưu hành
chế phẩm generic của omeprazol đã được đánh giá TĐSH với Losec hoặc chế phẩm
được c
ấp phép ở các nước Losec không được đăng ký bản quyền, như Apo –
omeprazol, (Apotex - Canada), Probitor (Biochemie - Áo).

2.1.2 Phương pháp phân tích
Viên nang omeprazol đã được ghi trong dược điển một số nước như Mỹ, Ấn Độ.
Hầu hết các dược điển và tiêu chuẩn cơ sở đều định lượng omeprazol trong nguyên
liệu cũng như chế phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao hoặc đo độ hấp thụ tử
ngoại. Tuy nhiên, điều kiện sắc ký có thể thay đổi tuỳ từng tiêu chuẩn. Với dạng bào
chế, phép thử độ hòa tan có phương pháp thử khác nhau.
Bảng 2.1 dưới đây thống kê một số phương pháp định lượng và thử độ hoà tan của
viên nang omeprazol.




9
Bảng 2.1. Tóm tắt một số phương pháp kiểm nghiệm omeprazol trong chế phẩm

TLTK Định lượng Thử độ hòa tan
[22] - Cột RP18, 300mm x 3,9mm

; 5µm
- Pha động: Đệm phosphat
pH 7,4 : MeCN (65: 35)
- Detector 302 nm
Thiết bị II, 100 vòng/ phút
Thử 2 môi trường
Môi trường acid: định lượng hạt còn lại
Xác định lượng còn lại và hoà tan bằng
HPLC giống phần định lượng
[32] - Cột RP18, 150mm x 4,6mm
x ; 5µm
- Pha động: Hỗn hợp đệm pH
9 , MeCN và MeOH.
Sắc ký gradient dung môi
thay đổi tỷ lệ pha động thích
hợp trong 20 phút.
- Detector 305 nm
2 phương pháp:
- PP1: Thiết bị II, 100 vòng/ phút. Môi
trường acid HCl 0,1N: 500ml, định
lượng hạt còn lại chưa tan sau 2h. Môi
trường pH 6,8: 900ml, xác định lượng
hoà tan sau 30’. Đinh lượng bằng
HPLC với detector 280nm
- PP 2: Thiết bị I, 100 vòng/ phút. Môi
trường acid HCl 0,1N: 900ml, định
lượng hạt còn lại chưa tan sau 2h. Môi
trường pH 6,8: 900ml, xác định lượng
hoà tan sau 45’. Xác định lượng chư
a

hòa tan trong môi trường acid bằng
HPLC như phân định lượng, Xác định
lượng hoà tan trong MT kiềm bằng đo
UV ở 305nm
[2]
- Cột RP18, 250mm x 4mm;
10µm
- Pha động: Hỗn hợp đệm
phosphat pH 6,8 - MeCN
(65:35)
- Tốc độ dòng 1,2ml/phút
- Detector 302 nm
Thiết bị I, 100 vòng/ phút
Thử 2 môi trường
Môi trường acid, 750ml: xác định
lượng hoà tan sau 2 giờ
Môi trường pH 6,8: Thêm natri
phosphat tiếp vào bình hoà tan của môi
trường acid và điều chỉnh pH đến 6,8,
xác định lượng hoà tan sau 45 phút.
Định lượng bằng đo độ hấp thụ ở
302nm.
[15]
Đo độ hấp thụ ở 308nm
Thiết bị II, 100 vòng/ phút. Môi trường
pH 1,2; 900ml; định lượng hạt còn lại
chưa tan sau 2h. Môi trường pH 6,8:
900ml, xác định lượng hoà tan sau 30’.
Xác định lượng chưa hòa tan trong môi
trường acid và lượng hoà tan trong MT

kiềm bằng đo UV ở 302nm

10

Một số phương pháp định lượng Omeprazol trong dịch sinh học.
Hầu hết các tài liệu tham khảo đều giới thiệu phương pháp định lượng
Omeprazol trong dịch sinh học bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, sử dụng detector tử
ngoại hoặc huỳnh quang [25]. Mẫu thử thường dùng nhất là máu (huyết tương) và
nước tiểu (rất ít). Các phương pháp phân tích: có thể chiết bằng dung môi hữu cơ
hoặc chi
ết qua cột pha rắn (SPE). Phương pháp phân tích có thể dùng chuẩn nội
hoặc không. Thiết bị phân tích thường dùng là HPLC với detector UV với nhiều loại
cột phân tích khác nhau. Giới hạn định lượng có thể từ 15 ng/ ml – 100ng/ ml, tuỳ
vào điều kiện [17, 25, 23, 24, 34]. Tóm tắt một số phương pháp phân tích điển hình
được giới thiệu như sau:

Bảng 2.2: Tóm tắt một số phương pháp phân tích omeprazol trong dịch sinh học

TLTK Phương pháp
chiết
Định l
ượng
(Điều kiện sắc ký)
Chuẩn nội
[17] Chiết pha rắn, cột
SPE C2, rửa giải
MeCN
- Cột RP18, 150mm x 4mm; 5
µm resolvosil BSA
- Pha động: n - propanol : đệm

amoni phosphat pH 7, 50 mM
(50 : 50)
Detector: UV 302 nm
LLOQ: 15ng/ml
2- [(4 - methoxy - 2
pyridinyl) methyl
sulffinyl) -4,6 -
dimethyl - 1H-
benzimidazol 3,5 -
dimethyl - 2 -
pyridinyl) methyl ] - 1
h - benzimidazol
[23] Chiết bằng hỗn
hợp
dichloromethan +
MeCN (80:20)
- Cột: C18, 250 x 4,6; 5 µm
nucleosil
- Pha động: MeCN : đệm
phosphat pH 7,5 20 mM 37:63
- Detector: UV 302 nm
- LLOQ: 25ng/ml
-
[34] Chiết pha rắn cột
Bond Elute C18.
Rửa giải MeOH
- Cột: C18, 125 x 4; 4 µm
Lichro Cart
- Pha động: MeCN : 20 mM
pH 7,4 Na

2
HPO
4
(35: 65)
- Detector: UV 310 nm
- LLOQ: 25ng/ml
Nitrazepam
[24] Kiềm hoá, chiết
bằng
dichloromethan
- Cột: C18, 300mm x 4,6mm;
5 µm ; 40
o
C
- Pha động: MeCN : đệm
phosphat pH 7,5 (30:70)
- Detector: UV 302 nm
- LLOQ: 25ng/ml (huyết
tương), 50ng (nước tiểu)


11
2.1.3 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học
Ở một số nước phát triển, khi xem xét cấp phép lưu hành cho thuốc generic, cơ
quan quản lý có thể căn cứ vào các kết quả đánh giá chế phẩm bao gồm:
- Khả năng hoà tan của chế phẩm thử so với thuốc đối chứng để có thể cho phép
miễn thử TĐSH in vivo.
- Kết quả đánh giá TĐSH in vivo, qua việc so sánh một số thông số
dược động
học hoặc hiệu quả sinh học trên người tình nguyện.

Những chế phẩm có chứa dược chất có độ tan cao, tính thấm tốt (thuộc nhóm I
trong hệ thống phân loại sinh dược - BCS) sẽ được xem xét để tiến hành so sánh độ
hoà tan và xem xét miễn thử TĐSH in vivo. Khi đó, sẽ giảm được một phần lớn kinh
phí cho các việc nghiên cứu, đánh giá TĐSH. Với các dược chất ít tan, tính thấm
kém (thuộc các nhóm 4, 3, ho
ặc 2 trong BCS) và các thuốc có khoảng điều trị hẹp sẽ
phải xem xét từng trường hợp để tiến hành đánh giá TĐSH in vivo. bảng phân loại
theo BCS đang được các nhà khoa học dược nghiên cứu xây dựng.
Đánh giá TĐSH in vivo: là thực hiện so sánh sự đáp ứng sinh học của thuốc cần
nghiên cứu với một thuốc đối chứng trên cơ thể người hoặc sinh vật sống. Có một số
phương pháp đánh giá, nhưng thông dụng nhất là đánh giá so sánh các thông số
dược động học (Cmax, AUC, Tmax ) của thuốc nghiên cứu với thuốc đối chứng
hoặc đánh giá so sánh hiệu quả sinh học của các thuốc trong cùng điều kiện.
- Thiết kế nghiên cứu: Mô hình đánh giá TĐSH hay được áp dụng nhất là chéo, đơn
liều/ đa liều, ngẫu nhiên, mù đơn/ mở (khác với các thiết kế thử lâm sàng thường là
b
ố trí song song, mù kép). Bố trí chéo là dùng đối chứng trên chính cá thể đó (ở giai
đoạn khác) nhằm hạn chế sự biến thiên giữa các cá thể, thường được thiết kế chéo
theo kiểu ô vuông latin, với n thuốc và n giai đoạn. Ví dụ: trong nghiên cứu đánh
giá 2 thuốc (1 thuốc nghiên cứu so với 1 thuốc chứng), bố trí theo kiểu ô vuông 2 x
2 (2 thuốc, 2 giai đoạn) và lặp lại n lần cho đủ số liệu tính toán theo yêu cầu của thí
nghiệm. Khi cầ
n nghiên cứu 3 chế phẩm (2 thuốc nghiên cứu so với cùng 1 thuốc
chứng), có thể áp dụng mô hình ô vuông la tinh 3 x 3 (3 thuốc, 3 giai đoạn) để có thể
giảm bớt một số thí nghiệm, giảm phần nào chi phí. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình
này, thời gian thử thuốc kéo dài hơn (3 giai đoạn) và mỗi người tình nguyện sẽ phải
dùng 3 chế phẩm thuốc. Thời gian nghỉ (rửa giải) giữa các giai đoạn phải đảm bảo
cho thu
ốc thải trừ hết khỏi cơ thể, tức là tuỳ vào thời gian bán thải trừ của từng loại
thuốc.

Hầu hết các nghiên cứu đánh giá TĐSH sau khi uống liều đơn thuốc thử hoặc thuốc
đối chứng. Một số trường hợp có thể phải thiết kế đa liều khi:
- Có sự khác biệt về tốc độ hấp thu nhưng không khác về mức
độ hấp thu.
- Có sự biến thiên về SKD quá mức giữa các cá thể.
- Nồng độ của dược chất hoặc chất chuyển hóa trong máu có được từ liều đơn
quá thấp, không có phương pháp phân tích để xác định chính xác.
- Chế phẩm thuốc là dạng phóng thích kéo dài.

12
- Người tình nguyện: đánh giá TĐSH thường tiến hành trên người tình nguyện khoẻ
mạnh. Trừ một số trường hợp các thuốc có độc tính cao như các thuốc chống ung
thư, thuốc chống HIV – Aids phải thử trên bệnh nhân. Người tình nguyện phảI được
kiểm tra sức khoẻ và đạt tiêu chuẩn do yêu cầu nghiên cứu đề ra. Số lượng cá thể
cho mỗi nghiên cứu tuỳ thuộc từng thiết k
ế. Với các phép đánh giá sinh học, khi số
lượng mẫu thử (giá trị n) càng lớn, kết quả càng chính xác. Tuy nhiên, trong đánh
giá TĐSH, hầu hết các tài liệu đều khuyến cáo dùng với số lượng nhỏ nhất cá thể mà
vẫn đảm bảo yêu cầu mức độ tin cậy trong tính thống kê của phép thử. Số lượng có
thể từ 12, 18, 24, 30, tuỳ từng loại thuốc và qui định của mỗi quốc gia. Hướng d
ẫn
của Asean khuyến cáo nên dùng số lượng NTN tối thiểu là 12.
- Thuốc đối chứng: thuốc được chọn làm đối chứng tốt nhất là chế phẩm phát minh
(thuốc đầu tiên được lưu hành trên thị trường), đã được nghiên cứu một cách đầy đủ
về hoá học cũng như đặc tính lâm sàng, đã được cấp phép lưu hành hoặc một thuốc
tương tự có chất lượng cao đ
ang lưu hành trên thị trường ở thời điểm nghiên cứu. Để
thống nhất trong việc so sánh các kết quả đánh giá, mỗi quốc gia (Bộ Y tế hoặc hiệp
hội các nhà sản xuất dược phẩm) cần qui định thuốc đối chứng cho từng loại dược
chất.

Trên thế giới, đánh giá TĐSH đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ trước
ở các
nước có nền công nghiệp dược phát triển như Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Bỉ, ấn độ và
một số nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philipin. Tại các nước này đều
đã ban hành Qui chế và Hướng dẫn thử TĐSH. Ngoài ra, Hướng dẫn thử TĐSH in
vivo đã được ghi trong một số Dược điển như Mỹ, Châu Âu, Trung quốc, Nhật Bản.
Dược điển Mỹ đã có hướng dẫ
n (protocol) thử TĐSH in vivo cho một số thuốc cụ
thể và những trường hợp có thể miễn thử TĐSH in vivo.
Đánh giá TĐSH thường được thực hiện tại các trung tâm đánh giá sinh khả
dụng và TĐSH hoặc các đơn vị nghiên cứu phát triển thuốc. Các nước có nền công
nghiệp dược phát triển, các công ty dược phẩm lớn đều có bộ phận nghiên cứu và
đánh giá TĐSH của riêng họ (Ciba, Lyly, Bayer, Ranbaxy, Cipla ). Các nước trong
khu vực chưa có những doanh nghiệp dược lớn, do vậy việc đầu tư cho nghiên cứu ở
hệ thống doanh nghiệp chưa được chú trọng. Một số nước như Indonesia, Malaysia,
Philipin, việc nghiên cứu được thực hiện tại các Trung tâm đánh giá TĐSH độc lập
không thuộc của doanh nghiệp. Nghiên cứu đánh giá của các trung tâm này chủ yếu
theo yêu cầu của các nhà quản lý đối với doanh nghiệp cần cung cấp b
ằng chứng khi
cấp phép sản xuất.
Trong quá trình triển khai hội nhập kinh tế của các nước khối Asean, ủy ban tư vấn
về tiêu chuẩn chất lượng của Asean và các nhóm công tác đã được thành lập. Nhóm
công tác về dược phẩm đã nhiều lần họp để bàn về việc thống nhất các tiêu chí có
thể hoà hợp. Trong quá trình này, nhóm đã xây dựng một bản “Hướng dẫn đánh giá
sinh khả dụng và TĐSH c
ủa thuốc” để áp dụng chung trong khối. Theo lộ trình tiến
tới hoà hợp của các nước khu vực Asean, đến năm 2008 sẽ thống nhất được các vấn
đề chính trong đánh giá TĐSH cho các thuốc khi đăng ký lưu hành: Thống nhất

13

danh mục các chất cần phải đánh giá, danh mục thuốc đối chứng trong nghiên cứu,
thống nhất mẫu báo cáo, tiêu chuẩn một cơ sở thực hiện đánh giá TĐSH.

Những nghiên cứu đánh giá TĐSH omeprazol:
- Sayed Aboflazl Mostafavi (Iran) [27] đã nghiên cứu đánh giá TĐSH của 2
sản phẩm viên nang Omeprazol sản xuất tại Iran: omeprazol (Abidi) và
Lorsec (Lorestan) so với thuốc chứng là viên nang Losec của Astra, Sweden.
Nghiên cứu thực hiện trên 12 người tình nguyện, thiết kế chéo theo ô vuông
latin, mở, liều đơn, 3 thuốc, 3 giai đoạn với thời gian nghỉ giữa các giai đoạn
là 7 ngày. Phân tích nồng độ thuốc trong huyết tương bằng HPLC. Kết quả
đánh giá qua các giá trị dược động học AUC và Cmax cho thấy 3 chế phẩm
này là tương đương sinh học.
- Elkoshi Z. [17] và cộng sự cũng đã nghiên cứu đánh giá tương đương sinh
học của viên Omepradex so với thuốc đối chứng là viên Losec trên 2 mô hình
invitro (thử độ
hoà tan) và in vivo (dược động học). Nghiên cứu In vivo với
thiết kế chéo, ngẫu nhiên, đơn liều kết hợp với đa liều, thực hiện trên 40
người tình nguyện khoẻ mạnh. Hai chế phẩm nghiên cứu cho thấy không
tương đương, sự sai khác sau khi dùng đa liều lớn hơn. Các tác giả đã nhận
định rằng nghiên cứu TĐSH omeprazol nên thực hiện với thiết kế đơn liều
kết hợp
đa liều.
- Nghiên cứu so sánh sinh khả dụng của 2 chế phẩm omeprazol dạng uống:
Pepticum (thuốc thử) và Mopral (thuốc chứng), Duvauchelle T. và cs [16] đã
nhận thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa về diện tích dưới đường cong
(AUC) của 2 chế phẩm cả khi dùng đơn liều và đa liều. Tuy nhiên, có nhận
thấy sự khác nhau về giá trị Cmax (p< 0,05) và Tmax (P< 0,01) của thuốc thử
so với thuốc đối chứng ở tình trạng ổn định (sau khi dùng thuố
c 5 ngày). Kết
quả này khẳng định thêm rằng sau khi dùng liều nhắc lại, AUC và Cmax tăng

lên so với khi dùng đơn liều và sự biến thiên giữa các cá thể là đáng kể.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Đánh giá TĐSH đã được thực hiện ở nhiều nước có nền công nghiệp dược
phát triển và một số nước trong khu vực nhưng chưa được phổ biến ở nước ta. Gần
đ
ây, việc triển khai một số đề tài nghiên cứu và hội thảo khoa học về vấn đề này
được xem như những bước khởi đầu cho hướng đánh giá nhằm nâng cao chất lượng
thuốc trong điều trị. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu này mang tính chất thăm
dò nhằm tiếp cận phương pháp, đào tạo. Chưa thấy có những nghiên cứu đánh giá
xuất phát từ nhu cầu của các nhà sả
n xuất. Một mặt có thể do các nhà sản xuất dược
phẩm ở Việt Nam chưa hiểu rõ và thấy được sự cần thiết của việc đánh giá TĐSH.
Mặt khác, qui chế đăng ký thuốc hiện hành của nước ta chưa qui định phải đệ trình
kết quả đánh giá TĐSH khi đăng ký lưu hành cho những sản phẩm cần thiết.

14
Để có cơ sở xem xét các thử nghiệm trên người, Bộ Y tế đã ban hành “Quy
chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” (số
5129/ 2002 QĐ-BYT). Hội đồng đạo đức cấp Bộ của Bộ Y tế cũng như hội đồng
của các cơ sở đã được thành lập để xem xét đánh giá các đề tài nghiên cứu cấp
tươ
ng ứng. Ngoài ra, các tài liệu như hướng dẫn của khối Asean, WHO, FDA Mỹ và
một số nước trong khu vực đã được xem xét và tham khảo trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Theo kế hoạch, Hội đồng Dược điển Việt nam đang biên soạn chuyên luận
chung “Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học các chế
phẩm thuốc” và dự kiến ban hành trong Dược điển Việt nam IV.
Tháng 8/ 2003 đượ
c sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, Viện Kiểm nghiệm đã thực

hiện nghiên cứu "Mô hình mẫu đánh giá TĐSH các dạng bào chế trên người tình
nguyện” nhằm chuẩn hoá kỹ thuật trong đánh giá TĐSH in vivo ở Việt Nam. Tiếp
theo đó, một số đề tài cấp bộ đã thực hiện như đánh giá tương đương sinh học viên
nang cephalexin, diclofenac, một số viên tác dụng kéo dài như theophylin,
nifedipin. Nhữ
ng nghiên cứu bước đầu mang tính chất thăm dò, chưa được thực
hiện trong điều kiện tiêu chuẩn nên các kết quả còn hạn chế.
Gần đây, một số doanh nghiệp dược trong nước đã quan tâm, yêu cầu đánh giá
TĐSH cho các sản phẩm sản xuất trong nước: CT Dược VTYT Phú Yên, Công ty
TNHH dược phẩm Sài gòn (SPM), Công ty Cổ phần Dược Hậu giang, Imexpharm,
Domesco, Công ty TNHH Hasan. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tài liệu nào công
bố kết quả thử
TĐSH cho chế phẩm omeprazol của Việt Nam.

Tình hình lưu hành chế phẩm omeprazol ở Việt nam:
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Bộ Y tế đã cấp phép cho khoảng 42 chế phẩm của
omeprazol lưu hành ở VN. Hiện này, 37 sản phẩm có số đăng ký còn hạn, trong đó
có 25 sản phẩm nước ngoài và 12 sản phẩm trong nước. Các sản phẩm này có giá
chênh lệch nhau khá nhiều. Chính vì vậy đã có những vụ thuốc mang nhãn hi
ệu giả
(thuốc sản xuất ở VN mang tên Lomac - 2003). Dưới đây là một số chế phẩm đang
được lưu hành ở Việt nam:

Bảng 2.3. Một số chế phẩm omeprazol đang lưu hành ở Việt nam

STT Tên sản phẩm – Nhà sản xuất Số đăng ký Giá bán lẻ
Sản phẩm nhập khẩu

1 Losec MUPs tablets (Astra
Phamaceutical)

VN-4347-00 20 000 đ/ viên
2 Probitor (Biochemie, Banglades) VN-4661-00 9 000 đ/ viên

15
3 Lomac (Cipla – India) VN-3813-99 2 700 đ/ viên
4 Loress (Biological E. Ltd VN-3692-99 1 000 đ/ viên
5 Romesec (Ranbaxy) VN-4092-99 1 000 đ/ viên
6 Omizac (Torrent Pharmaceutical) VN-3905-99 1 500 đ/ viên
7 Onacid (M/S Lark Laboratories) VN-3239-00 1 400 đ/ viên
8 Omeral (Synmedic Laborats) VN-4334-00 1 200 đ/ viên
9 Omezol (Synmedic Laborats) VN-4335-00 1 800 đ/ viên
10 Omeprazol (Brow & Burk) VN-4396-00 1 500 đ/ viên
Sản phẩm trong nước

1 Omezon (CTD Hà Tây) VNB-0243-02 700 đ/ viên
2 Omeprazol 20mg (CTD Vĩnh Phúc) VNA-2839-99 800 đ/ viên
3 Omeprazol (XNDP TW2) VNA-4617-01 500 đ/ viên
4 Omeprazol (CTCP Dược Hậu Giang) VNA-0417-02 900 đ/ viên
5
Omeprazol (± Dược phẩm 2/9)
VNB-0011-02 600 đ/ viên
6 Vacomez (CTDP Long An) VNA-0116-02 700 đ/ viên
7 Omeprazol (CTCP Domesco) VNA-0169-02 1300 đ/ viên
8 Omecid (XNDP và sinh học Y tế
TPHCM)
VNA-0203-02 700 đ/ viên
9
Helinzole (± TNHH SPM)
VNB-0516-03 1000 đ/ viên


×