Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.82 KB, 55 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung với đặc trưng có hệ đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai. Với diện tích 22.100 ha, kéo dài suốt 68km, vùng đầm
phá này trải dài trên 5 huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và được xem là hệ
đầm phá lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, với đặc điểm đa dạng sinh học
phong phú và nhất là tính chất đặc biệt của một vùng nước lợ [1]. Nhờ lợi thế
về nguồn lợi thủy sản và tài nguyên đầm phá mà đây là nơi sinh sống của đại
bộ phận người dân các huyện ven biển như Phong Điền, Quảng Điền, Phú
Lộc Hệ động vật sống ở đây rất phong phú và độc đáo nhiều loài tôm cá
Tam Giang trở thành đặc sản ngon nổi tiếng. Hiện nay, dân số sống ở đầm
phá Tam Giang ngày càng tăng nhanh trong khi mặt phá đang có xu hướng
thu hẹp do bồi lắng và tình trạng ngăn vuông nuôi trồng thủy sản, nạn khai
thác tận thu và hủy diệt môi trường làm cho nguồn lợi thủy sản đầm phá
ngày càng cạn kiệt. Trong thời gian qua, mặc dù các hoạt động nuôi trồng và
khai thác thuỷ sản của ngư dân đã có chính quyền địa phương và chi cục bảo
vệ ngúồn lợi thủy sản quản lý, tuy nhiên sự quản lý này chưa được chặt chẽ,
việc quy hoạch vùng nuôi chưa hợp lý, chưa rõ ràng nên nhiều đặc sản nay
biệt tăm hoàn toàn. Công cuộc mưu sinh của ngư dân đầm phá theo đó cũng
đến giai đoạn không còn dễ dàng.Một bộ phận dân nghèo đang được cảnh báo
có xu hướng tăng nhanh ở vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Nghề cá quy mô nhỏ ở Thừa Thiên Huế, cả nghề cá đầm phá lẫn nghề cá
ven bờ cũng nằm trong tình trạng trì trệ chung như của cả nước. Trải qua nhiều
thế hệ, các loại nghề khai thác đã tăng gấp nhiều lần về số lượng, nhưng năng
suất khai thác ngày càng giảm khiến ngư dân đua nhau sử dụng nhiều nghề
khai thác mang tính hủy diệt như te quệu, giã, xung điện để mong đạt thu
nhập cao hơn, làm cho nguồn lợi thủy sản ở đây có nguy cơ bị cạn kiệt. Những
năm gần đây, vấn đề này được sự quan tâm chú ý của Nhà nước, của cộng
đồng quốc tế và các nhà nghiên cứu. Để hỗ trợ chính quyền địa phương trong
việc quản lý tài nguyên thiên nhiên được tốt thì mô hình đồng quản lý thủy sản


1
đã được thành lập nhằm hỗ trợ về mặt quản lý, xây dựng nên các mô hình nuôi
phù hợp cho người dân và là một tổ chức, nơi hội họp của những người tham
gia hoạt động thủy sản. Dù đã có rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý thủy
sản, cũng như của chính quyền các cấp, song tiến trình quản lý vẫn chưa có
chiều hướng tốt hơn. Lực lượng cán bộ quản lý thuỷ sản, ngân sách Nhà nước
dùng trong quản lý thuỷ sản có hạn mà khu vực quản lý và thời gian quản lý
nghề cá là rất rộng rãi trên các vùng nước, ngư trường, nên hiệu lực và hiệu quả
quản lý không cao. Mục tiêu lâu dài đối với xây dựng mô hình quản lý có hiệu
quả ở đây là cần có chiến lược quản lý, bảo vệ phát triển nguồn thủy sản bền
vững. Với mục tiêu đó mô hình ĐQL ra đời, mô hình ĐQL là những cơ chế
quản lý thể hiện sự phân quyền sự tham gia của người dân trong quản lý tài
nguyên. Những người sử dụng nguồn lợi và các tổ chức cộng đồng đóng vai trò
quan trọng trong quản lý tài nguyên dùng chung. Trước tình hình này UBND
tỉnh ban hành cơ chế TS, QĐ 4260/2005 xác định chi hội nghề cá - những
người sử dụng nguồn lợi hay còn gọi là chi hội nghề cá là tổ chức cộng đồng
chính thức trong xây dựng ĐQL và thực hiện trao quyền [7].
Với mục đích tìm hiểu những chuyển biến về tình hình khai thác, nuôi
trống, nguồn tài nguyên thuỷ sản tại các xã ven phá, từ sau khi có hoạt động
quản lý của chi hội nghề cá tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mô
hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại Vinh Giang, Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức đồng quản lý và vận hành các hoạt động quản lý
khai thác và nuôi trồng thủy sản do chi hội nghề cá thực hiện tại Vinh Giang.
- Tìm hiểu tiến trình xây dựng khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng
tại Vinh Giang trong khuôn khổ thực hiện đồng quản lý.
- Đánh giá kết quả thực hiện đồng quản lý đối với chất lượng tài nguyên
môi trường đầm phá và cải thiện sinh kế người dân.
2
PHẦN 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vấn đề quản lý tài nguyên đầm phá
Vấn đề quản lý vùng đầm phá đã được chuyển biến thông qua 4 giai đoạn
phân biệt: giai đoạn trước khi trở thành thuộc địa cho đến năm 1985 (được biết
đến như giai đoạn phong kiến), giai đoạn thuộc địa của Pháp từ 1858- 1954,
giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước từ 1954- 1975, và giai đoạn thống nhất
đất nước từ 1975 đến nay. Trong đó giai đoạn thứ 4 được chia thành 2 giai
đoạn nhỏ: giai đoạn bao cấp và giai đoạn sau chính sách đổi mới.
Trong suốt giai đoạn trước thuộc địa, vùng đất quanh khu vực phá Tam
Giang thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng xã quản lý các nguồn tài
nguyên: như việc đánh bắt của ngư dân thông qua việc xác định khối lượng
đánh bắt để đánh thuế đối với những cư dân muốn khai thác. Trong suốt giai
đoạn này, diện tích nuôi cá được xem như là tài sản cá nhân chính thức và được
sở hữu bởi những người mua thông qua bán đấu giá, còn những người ngư dân
khai thác di động chỉ được khai thác ở vùng “mở” theo quy định của xã.
Trong suốt thời gian Pháp chiếm đóng, vua của việt Nam bị mất các
vùng đất những nơi mà được tuyên bố là tài sản quốc gia và bị chiếm đóng
bởi chính quyền nước Pháp, tuy nhiên hoạt động đánh bắt của địa phương vẫn
phát triển so với giai đoạn phong kiến. Sau đó, vào đầu giai đoạn bị làm thuộc
địa, nền kinh tế sản xuất khác biệt giữa 2 vùng Bắc và Nam Việt Nam. Trong
khi việc quản lý biển theo hướng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, bao gồm cả
phá Tam Giang cũng trong hoàn cảnh đó thì những vùng đất thuộc chủ nghĩa
cộng sản miền Nam lại bị tập thể hoá. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến
tranh vào năm 1975, nước CHXHCN Việt Nam được thống nhất đã khẳng
định quyền sở hữu của quốc gia về các loại tài nguyên thiên nhiên thực hiện
theo hệ thống đã được tiến hành trước đây ở miền Bắc. Trong suốt thời gian
này, các tổ chức của dân vạn chài vùng đầm phá được tập hợp trong phạm vi
các hợp tác xã nông nghiệp.
Ngày nay, cư dân vùng phá vẫn còn duy trì hoạt động sinh kế được tiến
hành bởi 2 hình thức đánh bắt cá tiến hành giữa nhiều thế hệ và hình thức

nuôi thuỷ sản như một nguồn thu nhập mới của nông hộ. Đối với hình thức
3
khai thác đầu tiên, khai thác cá di động, chủ yếu được tiến hành bởi những
ngư dân nghèo nhất, những nguơi mà có thể chỉ đủ khả năng để tiến hành các
hoạt đông đơn giãn và bị hạn chế tiếp cận các vùng tài sản chung dọc theo
vùng đầm phá…và trong giai đoạn này các hộ ngư dân được quản lý dưới các
làng xã nông nghiệp của địa phương mà họ đang sống. Vào giai đoạn này thì
quyền quản lý tài nguyên đầm phá thuộc về chính quyền địa phương [3].
2.2. Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản
Những thay đổi về luật đất đai và thủy sản, cùng với các quyết sách cấp
huyện và tỉnh đã tạo điều kiện cho sự ra đời các cách mới trong tiếp cận quản
lý tài nguyên. Quyết định của số 4260/2005 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung
cấp các hỗ trợ về chính sách và pháp lý cho việc đồng quản lý và cho phép sự
phân bổ quyền tập thể đối với các chi hội nghề cá. Cùng với quyết định của
tỉnh, quyết định của huyện số 942/2009 đã chỉ rõ quyền và trách nhiệm/nghĩa
vụ của chi hội nghề cá Vinh Giang đối với 933 ha mặt nước đầm phá. Những
cải tiến về thể chế này đã tạo ra sự khích lệ lớn đối với người sử dụng và
người quả lý tài nguyên đàm phá trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan
tâm và điều kiện sinh thái tại đầm phá, và sự chuyển dịch dần dần tiếp cận
quản lý tài nguyên tại vùng này. Liệu những thay đổi sơ khai này có gắn liền
với việc chuyển đổi dài hạn trong quản lý để tao ra những kết quả mong muốn
về kinh tế, sinh thái và xã hội hay không cần phải có thêm các nghiên cứu và
phân tích [10].
Sở thủy sản tỉnh và các nhà chức trách huyện đã sử dụng phương pháp
tiếp cận từ trên xuống trong nổ lực giải quyết các vấn đề tài nguyên đầm phá
và đã đạt được một số thành công nhất định. Ví dụ, tại một số địa điểm ở đầm
phá trong năm 2000 và 2006, việc xắp xếp và bố trí đường ranh giới đánh bắt
và nuôi trồng đã được hoàn tất. Theo đó, các công cụ đánh bắt và vùng nuôi
trồng không hợp lý đã được loại bỏ để mở rộng đường thủy đạo và cải thiện
chất lượng nước, cũng như gia tăng cố hội tiếp cận sử dụng tài nguyên của

các đổi tượng đánh bắt di động. Tuy nhiên chiến lược này đã tạo ra các mâu
thuẩn giữa các nhóm sử dụng nguồn lợi khác nhau [11]. Thêm vào đó, chính
quyền tỉnh còn đề nghị mở rộng các hoạt động loại bỏ chướng ngại theo cách
bên trên cho tất cả các vùng để mở rộng đường thủy đạo (bất chấp hậu quả
4
sinh kế thay đổi đối với nhiều ngư dân) năm 2010. Chính quyền tỉnh thực
hiện công việc này mà ít có sự tham khảo ý kiến các bên liên quan và chuyên
gia về phương pháp thực hiện.
Theo hướng dẫn trực tiếp của chính quyền cấp tỉnh, chính quyền xã và
các lãnh đạo thôn đã tổ chức họp để thông báo cho người sử dụng tài nguyên
về những gì sẽ xảy ra và các hoạt động bắt buộc sẽ được thực hiện để đảm
bảo sinh kế khi hoạt động đánh bắt bị loại bỏ. Phần lớn các hộ dân đều không
tự nguyện làm theo những thay đổi này hoặc họ sẽ lập lại các hoạt động như
cũ mỗi khi các nhà chức trách không có mặt tại hiện trường. Kết quả của hoạt
động này có thể biết trước được: nếu không có sự hổ trợ và hợp tác của người
dân địa phương, phương pháp này sẽ không thực thi [10].
Tuy nhiên trong bối cảnh các đường hướng chính sách như hiện tại, cơ
hội về việc ra quyết định có nhiều sự tham gia hơn nữa và hợp tác giữa các
bên sẽ tạo ra [11]. Với nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
hành động có sự tham gia và các dự án khác (ví dụ: IDRC, FAO, IMOLA),
những chiến lược đã được xây dựng để liên kết các ngư dân (những người
đánh bắt cố định lẫn lưu động) và các nhà chức trách trong việc tham gia vào
quá trình hợp tác để xác định vấn đề và đề xuất các thay đổi. Kết quả quan
trọng của quá trình này là xây dựng dần chiến lược kết nối các bên liên quan
đến sử dụng và khai thác quản lý đầm phá kể cả theo chiều dọc (làng, xã,
huyện, tỉnh) và chiều ngang (giữa các nhóm sử dụng tài nguyên ở đầm phá)
vào mạng lưới đồng quản lý.
Thành viên quan trọng nhất của mạng lưới thể chế này là chi hội nghề cá.
Chi hội này là cơ chế chính cho thảo luận, tăng cường hiểu biết và thực hiện
các hoạt động với sự hổ trợ của các quan chức tỉnh và huyện đề gia tăng sử

dựng và quản lý khai thác thủy sản. Mặc dù đã có luật pháp quy định đối với
các tổ chức nghiệp đoàn Việt Nam, các tổ chức nghề nghiệp này có sự hoạt ở
những mức độ quản lý khác nhau, với đơn vị cơ bản nhất là chi hội nghề cá
điều hành hoạt động nhóm sử dụng, thôn hoặc xã.
Sự xắp xếp này phù hợp với luật thủy sản năm 2003. Luật này khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng và sự phân bổ tài nguyên thủy sản đối với
các thực thể chung. Chính quyền tỉnh đã công nhận các chi hội nghề cá như
5
một đối tác trong đồng quản lý và giúp chính quyền huyện chỉ rõ sự phân bổ
quyền đánh bắt thủy sản. Sự xắp xếp này phản ánh sự hiểu biết vai trò tiềm
năng của chi hội nghề cá và những thế mạnh của phân bổ quyền đánh bắt thủy
sản cho các thực thể trong tập thể. Điều này có thể đạt được thông qua kinh
nghiệm thực hiện các dự án quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có sự tài
trợ của đối tác bên ngoài [10].
Sự xuất hiện mạng lưới thể chế này tạo ra một bối cảnh rộng hơn cho sự
biến đổi và cung cấp điều kiện cần thiết cho các nhân tố khác nhau tại đầm
phá, chẳng hạn như sự chuyển dịch phương pháp tiếp cận lịch sử đối với quản
lý tài nguyên ven biển và ven biển [10]. Ví dụ, các thành viên chi hội nghề cá
đã xác định các nhân tố kích thích sự hình thành mạng lưới thể chế bao gồm
việc cải thiện tiếp cận đường thủy đạo tại đầm phá và những cơ hội mới để
làm sáng tỏ quyền và sự phân bổ mặt nước đầm phá để gia tăng các hoạt động
sử dụng tài nguyên. Đây là điều quan trọng và là vấn đề đối với các ngư dân
đánh bắt di động. Những điều này cũng mang lại lợi ích cho thành viên chi
hội nghề cá (FA) bởi vì chúng giúp làm tăng sự theo dõi và tuần tra và do vậy
giảm chi phí của các hoạt động so với khi các hộ thực hiện một cách đơn lẻ.
Do được xác định bởi các thành viên chi hội nghề cá ở đầm phá, các khía
cạnh liên quan [2] với sự xuất hiện mạng lưới thể chế cung cấp cho nhóm các
yếu tố kích thích cho cả người sử dụng tài nghuyên và nhà chức trách. Ví du, các
cán bộ xã, huyện, và tỉnh đã phối hợp với các nhà nghiên cứu để hổ trợ xây dụng
năng lực và tiến hành các hoạt động quy hoạch có sự tham gia tại các thôn [10].

Với sự hổ trợ của dự án, các nhà chức trách đã ý thức hơn vấn đề này và đang
điều chỉnh phương pháp tiếp cận của họ. Thông qua sự tương tác và các hội
thảo, các quan chức tỉnh và huyện đã ngày càng hỗ trợ chi hội nghề cá và quan
tâm hơn đến các hoạt động họ thực hiện. Các thành viên của chi hội nghề cá
tham gia vào cuộc thảo luận nhóm ở thôn Định Cư đã chỉ ra rằng chi hội nghề cá
có khả năng thu hút sự quan tâm của các nhà chức trách xã và tạo được một sự
kết nối giữa các cấp thấp và cấp cao về mặt chính quyền.
Trong một bối cảnh nơi mà sự kết nối giữa chính quyền cấp cao và cấp
thấp là những quy định truyền thống, đều này tạo ra sự khuyến khích cho việc
tiếp tục xây dựng mạng lưới bất chấp chi phí giao dịch và thời gian. Ví dụ,
6
chúng ta đi từ chi hội nghề cá đến tỉnh và sau đó quay lại, chúng ta đã đi một
chu trình đi tới và đi lui để ra quyết định. Điều này cũng tương tự sự mô tả
trong việc giải quyết các vần đề đầm phá: quản lý đầm phá đã có thay đổi
nhiều.
2.3. Đồng quản lý
ĐQL là một số hay toàn bộ trách nhiệm quản lý được chính thức chia sẻ
giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức sử dụng nguồn lợi cũng
như với những nhóm lợi ích liên đới [4].
Đồng quản lý được hiểu như là cách thức chia sẽ hoặc phân định quyền
lực và trách nhiệm giữa chính quyền và những người sử dụng nguồn lợi nhằm
quản lý một đối tượng ngồn lợi nào đó như nguồn lợi cá, vùng rạn san hô,
vùng nuôi thủy sản hoặc hồ chứa, một cánh rừng, …Phạm vi và cách thức
chia sẽ quyền lực và trách nhiệm không giống nhau ở các nước khác nhau và
các địa phương khác nhau, do những điều kiện và nền văn hóa khác nhau. Khi
áp dụng cơ chế đồng quản lý, công tác quản lý nguồn lợi ven bờ phải gắn
được với những người có hoạt động sinh kế phụ thuộc vào nguồn lợi biển và
những người chịu tác động bởi công tác quản lý đó [6].
Đồng quản lý trong ngành thủy sản có thể được hiểu như là phương thức
quản lý, trong đó Chính phủ và sử dụng tiềm năng, nguồn lợi thủy sản chia sẽ

trách nhiệm và quyền hạn để quản lý các hoạt động sản xuất thủy sản và nghề
khác, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong một vùng xác định, dựa
trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác [9].
2.4. Đối tượng tham gia đồng quản lý, cơ cấu tổ chức, vai trò các bên
trong ĐQL, hoạt động đặc thù của từng đối tượng
2.4.1. Cấp cộng đồng
Bộ máy tổ chức và quản lý ĐQL ở cấp cộng đồng gồm các thành phần
chủ yếu sau:
- Ban Quản lý cộng đồng
- Đội Tuần tra giám sát
- Đội Tự quản
- Và có thể thêm một số nhóm khác như nhóm chiến lược, nhóm thông
tin tuyên truyền, cổ động…
7
a. Ban quản lý cộng đồng
Ban quản lý cộng đồng là tổ chức hạt nhân trong quá trình thực hiện
đồng quản lý ở cấp cộng đồng.
Ban quản lý do chính những thành viên trong cộng đồng lựa chọn để đại
diện cho họ trong công tác quản lý, điều phối các hoạt động sản xuất sử dụng
nguồn lợi cũng như các vấn đề có liên quan khác trong cộng đồng. Chính vì vậy,
thành viên của Ban quản lý thường phải là những người có uy tín trong cộng
đồng, có khả năng quản lý cũng như trình độ chuyên môn tốt để có thể đại diện
cho các nhóm đối tượng khác nhau, các ngành nghề khác nhau hoặc thậm chí về
mặt xã hội có thể đại diện cho các họ tộc khác nhau trong cộng đồng.
Tùy theo đặc thù về địa lý, dân cư cũng như sự đa dạng của các ngành
nghề trong cộng đồng mà số người trong Ban quản lý có thể rất khác nhau.
Ban quản lý cộng đồng có trách nhiệm:
+ Quản lý, điều phối, giám sát các hoạt động sản xuất của các thành viên
cộng đồng trong vùng nước được giao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt
được công bằng tối đa và tránh các xung đột, mâu thuẫn giữa các ngành nghề

sản xuất trong cộng đồng.
+ Hướng dẫn những người tham gia sản xuất về bảo vệ và phát triển
nguồn lợi, môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
+ Làm đầu mối liên hệ giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý Nhà
nước, các cơ quan nghiên cứu…để có thể kịp thời cập nhật các chính sách
quản lý mới của Nhà nước và các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản
xuất cho cộng đồng.
+ Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn hoặc xung đột trong
cộng đồng. Đây là chức năng rất quan trọng đòi hỏi BQL cộng đồng phải
khách quan, công bằng và đặc biệt là có uy tín trong cộng đồng để có thể đảm
bảo duy trì được sự ổn định trong cộng đồng. Trong trường hợp vượt quá khả
năng và quyền hạn của mình, Ban quản lý cộng đồng phải có trách nhiệm
thông báo lên các cấp có thẩm quyền giải quyết một cách nhanh chóng nhất
tránh tình trạng mâu thuẫn, kiện tụng hay xung đột…kéo dài gây mất đoàn kết
trong cộng đồng địa phương.
8
+ BQL cộng đồng có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Ban quản lý cấp
trên hoặc cơ quan quản lý cấp huyện, xã về tình hình trong địa bàn được giao.
b. Đội tuần tra giám sát
Là đơn vị giám sát việc thi hành các quy định ở cấp cộng đồng do cộng
đồng đề cử hoặc do BQL cộng đồng đề cử và được cộng đồng tín nhiệm.
Số lượng thành viên của Đội tuần tra giám sát (gọi tắt là Đội tuần tra)
được quyết định tùy theo địa bàn, phạm vi hoạt động.
Đội tuần tra có trách nhiệm tuần tra trong địa bàn vùng nước được giao,
phát hiện và xử lý các vi phạm trong phạm vi quyền hạn cho phép. Trong
trường hợp phát hiện các vi phạm vượt quá quyền hạn giải quyết đội tuần tra
phải có trách nhiệm báo cáo lên Ban quản lý cộng đồng để chuyển lên các cấp
có thẩm quyền giải quyết.
Đội tuần tra có trách nhiệm ghi chép nhật kí tuần tra làm căn cứ báo cáo
cho các cơ quan cấp trên của Ban quản lý cộng đồng. Đội tuần tra cũng có

trách nhiệm giúp Ban quản lý cộng đồng trong việc phát hiện và giải quyết
các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong địa bàn quản lý của mình.
Các thành viên của đội tuần tra phải được tập huấn để nắm được những
vấn đề cơ bản về thực thi pháp luật trong chức năng nhiệm vụ được giao.
c. Đội tự quản
Là những nhóm những trong cộng đồng địa phương sẽ chịu sự quản lý và
điều phối trực tiếp của Ban quản lý cộng đồng theo kế hoạch đã được cộng
đồng thông qua. Đội tự quản có thể được phân chia theo đơn vị hành chính
(làng, bản, thôn…) hoặc cũng có thể được phân chia theo ngành nghề sản
xuất (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản…). Đội tự quản cũng có thể
được chia thành những đội nhỏ hơn để có thể dễ dàng hoạt động cũng như
quản lý tùy theo tình hình thực tế.
Đội tự quản được thành lập dựa trên sự tự nguyện tham gia của các thành
viên và các thành viên của đội sẽ tự bầu ra một đội trưởng để đại diện cho đội
tham gia các cuộc họp với Ban quản lý cộng đồng cũng như đại diện cho đội
tự quản đưa ra các đề xuất kiến nghị.
Số lượng thành viên đội tự quản căn cứ vào theo tình hình thực tế của
khu vực địa lý hoặc ngành nghề sản xuất của chính đội tự quản.
9
Đội trưởng Ban quản lý đội tự quản có trách nhiệm:
+ Quản lý, điều phối và giám sát các thành viên của mình trong quá trình
sản xuất tuân thủ theo các quy định chung của cộng đồng đã được Ban quản
lý cộng đồng ban hành và toàn thể cộng đồng thông qua.
+ Làm đầu mối liên hệ giữa đội tự quản và Ban quản lý cộng đồng cũng
như các hội, chi hội nghề nghiệp trong việc phổ biến các quy định của Nhà
nước cũng như những quy định của cộng đồng đến các thành viên của đội tự
quản nhằm đảm bảo mọi thành viên đều nắm được và tự giác thực hiện triệt
để theo các quy định này.
+ Giúp Ban quản lý cộng đồng trong việc phổ biến các tiến độ khoa học
kỹ thuật mới phục vụ sản xuất cũng như các kinh nghiệm, thành công của các

địa phương khác để các thành viên trong đội có thể xem xét áp dụng trong sản
xuất tại địa phương mình.
+ Làm đầu mối xử lý, giải quyết các tranh chấp hoặc mâu thuẫn, xung
đột giữa các thành viên trong đội tự quản của mình và trong trường hợp
không giải quyết được phải báo lên Ban quản lý cộng đồng [8].
2.4.2. Cấp quản lý địa phương (tỉnh/huyện/xã)
Việc hình thành BCĐ cấp tỉnh/huyện/xã làm đại diện cho cơ quan quản
lý nhà nước trong việc tiếp xúc với cấp cộng đồng tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể của địa phương. Với những khu vực có yếu tố liên tỉnh thì có thể việc hình
thành BCĐ liên tỉnh là cần thiết.
Số lượng thành viên của BCĐ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, tuy nhiên
thành viên của BCĐ cấp tỉnh nên có 1 đại diện là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
tỉnh, đại diện của Sở Nông nghiệp làm đầu mối (với vai trò là thường trực
BCĐ) và đại diện địa phương là người có hiểu biết sâu về các hoạt động sản
xuất cũng như các điều kiện kinh tế xã hội trong địa phương mình.
Ban chỉ đạo cấp tỉnh/huyện/xã này có trách nhiệm:
+ Làm cầu nối giữa cộng đồng và chính quyền địa phương thông qua
việc đại diện cho chính quyền tỉnh/huyện/xã tham gia các cuộc họp định kỳ
hoặc đột xuất với Ban quản lý cộng đồng hoặc với cả cộng đồng.
+ Đại diện cho chính quyền tỉnh/huyện/xã để tiếp nhận các thông tin từ
Ban quản lý cộng đồng và chuyển đến nơi có thẩm quyền giải quyết và trong
một số trường hợp.
10
+ Đại diện cho chính quyền trực tiếp giải quyết các tranh chấp, khiếu
kiện do Ban quản lý cộng đồng chuyển lên.
+ Nếu được ủy quyền sẽ có trách nhiệm truyền đạt các thông tin quản lý
từ cơ quan quản lý đến Ban quản lý cộng đồng để phổ biến cho người dân địa
phương thực hiện.
+ Hỗ trợ về pháp lý, kỹ thuật và nếu có thể là cả tài chính cho Ban quản
lý cộng đồng hoạt động đồng thời trong khả năng của mình tìm kiếm các hỗ

trợ về kỹ thuật cũng như tài chính giúp cho cộng đồng phát triển.
+ Hỗ trợ chính quyền tỉnh/huyện/xã xây dựng các giải pháp quản lý ở cấp
tỉnh/huyện/xã liên quan đến đồng quản lý ở cấp cơ sở hoặc đề xuất lên cấp
trên nếu vượt quá thẩm quyền của mình [8].
2.5. Điều kiện có thể thành lập ĐQL
Để tiến hành đồng quản lý, địa phương cần phải xác định được nhu cầu
thực sự của chính quyền và cộng đồng địa phương đối với việc thực hiện
đồng quản lý.
- Trước hết cần phải tìm kiếm các thông tin, sự hỗ trợ để cung cấp đầu
vào cho việc xác định nhu cầu thực hiện đồng quản lý tại địa phương. Các
nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn, các cuộc họp với các bên tham gia như cán
bộ chính quyền, cán bộ quản lý, cộng đồng ngư dân, cùng các bên liên quan
được thực hiện nhằm:
+ Xác định các vấn đề hoặc xung đột mà địa phương muốn giải quyết (có
thể vấn đề đã hiện hữu hoặc đang ở dạng tiềm ẩn) bằng việc áp dụng đồng
quản lý. Xác định rõ ràng được các vấn đề và xung đột giúp cộng đồng tập
trung nỗ lực giải quyết và tránh việc đi lạc hướng trong quá trình thực hiện.
+ Xác định sự cần thiết, đánh giá nhu cầu thực hiện đồng quản lý tại địa
phương để giải quyết các vấn đề hoặc xung đột.
+ Xem xét tính khả thi của tiếp cận đồng quản lý trong điều kiện cụ thể
của địa phương.
- Quá trình xác định nhu cầu thực hiện đồng quản lý có thể được thực
hiện bởi chính cộng đồng địa phương hay các tổ chức có chức năng tư vấn về
đồng quản lý tham gia đánh giá. Thông thường, những nơi có nhu cầu thực
hiện đồng quản lý là:
11
+ Vùng nhạy cảm trong việc quản lý thủy sản (khu vực bảo tồn, đa dạng
sinh học, khu vực có bãi đẻ của các loài thủy sản, khu vực có hệ sinh thái
nhạy cảm như rừng ngập mặn, thảm rong - cỏ biển …).
+ Đang có những dấu hiệu về xâm hại nguồn lợi và nguồn lợi thủy sản

đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng bởi hoạt động của con người.
+ Đang có sự tồn tại của nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có chung
nhu cầu sử dụng và khai thác vùng nước. Giữa các ngành nghề đang nảy sinh
mâu thuẫn, tranh chấp trong việc sử dụng và khai thác nguồn lợi chung [8].
2.6. Đánh giá về mô hình đồng quản lý nghề cá
Sơn La: Mô hình đồng quản lý hồ mở, xã Quí Hướng, huyện Mộc Châu.
Với diện tích 350 ha, dân số 3722 người, tỉ lệ hộ nghèo 70%, 100 hộ có hộ
liên quan đến khai thác thủy sản.
Quảng Ninh: Mô hình đồng quản lý khai thác vùng triều xã Đại Bình,
huyện Đầm Hà. Với diện tích 6894 ha, nằm trong 6 xã, dân số 2165 người,
15,5% hộ nghèo.
Nghệ An: Mô hình đồng quản lý khai thác vùng biển ven bờ tại xã Quỳnh
Lập, huyện Quỳnh Lưu, diện tích 2080 ha. Hoạt động khai thác ven biển.
Thừa Thiên Huế: Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa xã Quảng Lợi,
huyện Quảng Điền, với diện tích 1200 ha mặt nước, dân số 7298 người, trong
đó 31,3% hộ nghèo. Hoạt động chính khai thác và nuôi trồng.
Bình Định: Mô hình đồng quản lý bảo tồn rạn san hô xã Nhơn Hải,
huyện thành phố Qui Nhơn, với diện tích 1200 ha, dân số 1221 người. Nuôi
trồng, khai thác kiêm nghề.
Đắc Lắc: Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Buôn Triết, huyện Lắc, diện
tích 150 ha, dân số 5.742 người, dân tộc Êđê, Tày. Hoạt động chính khai thác.
Bến Tre: Mô hình đồng quản lý nghề cá xã Thạnh Phong, huyện Thạnh
Phú, diện tích 5746 ha, dân số 9571 người, hoạt động chính: khai thác, nuôi
trồng.
An Giang: Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình
Thiên nằm trong 3 xã Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình thuộc huyện An
Phú; diện tích 200 – 300 ha, dân số 6800 người. Hoạt động chính khai thác,
nuôi trồng.
12
Cà Mau: Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản Đầm Thị Trường

nằm trong 5 xã Phong Lạc, Phong Điền, Phú Thuận, Phú Mỹ, Hoà Mỹ, 3
huyện Trần Văn Thời, Phú Tân, Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Có 680 hộ khai
thác, nuôi trồng [5]
Các mô hình ĐQL đều cho những kết quả tốt nhất định trên các phương
diện: bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, giảm thiểu các phương tiện khai
thác hủy diệt, nâng cao thu nhập, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của
người dân, nâng cao khả năng tự quản, ý thức làm chủ tài nguyên của dân, cải
thiện sinh kế hướng đến phát triển bền vững. Hầu hết những mô hình đi khảo
sát, đánh giá đều có những mặt tích cực hơn hẳn ở những nơi chưa có mô
hình. Chưa có mô hình nào lại có biểu hiện xấu hơn trước khi thực hiện mô
hình về các phương diện trên. Mặc dù, còn có sự giảm việc làm sau khi thực
hiện mô hình do mục tiêu bảo vệ nguồn lợi, nhưng suy đến cùng thì cũng vẫn
là mang lại điều tốt đẹp hơn cho môi trường, nguồn lợi và cuộc sống của
chính người dân.
- Trách nhiệm: Cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương ở nơi
thực hiện mô hình đã ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với
nguồn lợi thủy sản, môi trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
- Sự phối hợp
Sự phối hợp giữa các bên liên quan tới công tác quản lý và sự tham gia
của người dân vào quá trình quản lý được tăng cường: Do được nâng cao
nhận thức và có cơ chế quản lý, phối hợp quản lý tương đối rõ ràng nên trách
nhiệm đối với việc sử dụng nguồn lợi, trách nhiệm của các bên liên quan
trong quá trình quản lý, khả năng tự quản của cộng đồng, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân được tăng cường, đồng thời sự tham gia của người dân
vào quá trình quản lý ngày càng nhiều hơn.
Hầu hết các mô hình thành lập, đều xuất phát trên cơ sở thực tiễn, bức
xúc quản lý, được đề xuất bởi ngư dân và có sự hỗ trợ của các dự án, các cơ
quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Những mô hình hoạt động tốt
là những mô hình có sự đồng thuận cao, xuất phát từ nguyện vọng của ngư
dân, và có sự tham gia chủ động, và hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền, nhất

là chính quyền cơ sở.
13
- Những tồn tại
- Bên cạnh những thành quả đã đạt được, các mô hình nói trên cũng còn
bộc lộ rất nhiều tồn tại, đặc biệt ở những nơi mà thông tin chưa minh bạch
hoặc chưa tiếp cận đúng.
- Do chưa hiểu đúng về khái niệm ĐQL và cách tiếp cận, dẫn đến việc
thực hiện không bài bản, lẫn lỗn giữa mô hình kỹ thuật và mô hình ĐQL, vẫn
áp đặt cách quản lý từ trên xuống theo kiểu truyền thống trong khá nhiều dự
án cộng đồng.
- Hầu hết các mô hình đều chỉ có quyết định thành lập tổ, quy chế nội bộ,
hoạt động trong phạm vi nội bộ… nhưng chưa có cơ chế phối hợp thật sự chặt
chẽ giữa các bên liên quan (chỉ phối hợp theo các hệ thống văn bản hành
chính hiện có mà thôi) nên chưa tạo ra sự khác biệt lớn trong công tác quản
lý, so với quản lý theo kiểu hành chính hiện nay.
- Các mô hình đều thiếu cơ sở pháp lý đủ để giúp họ thực hiện tốt nhiệm
vụ quản lý.
- Hầu hết các mô hình được xây dựng và thực hiện như một hoạt động,
một bước đi hay một nhiệm vụ của một dự án nào đó. Chưa có một mô hình
nào do người dân hoặc chính quyền địa phương tự đề xuất và kêu gọi hỗ trợ.
Bên cạnh đó chưa thực hiện tốt công tác chuyển giao, chuẩn bị những hỗ trợ
tài chính cần thiết khi dự án kết thúc nên nhiều mô hình chấm dứt hoạt động
khi hết sự hỗ trợ của dự án.
- Tâm lý đi làm dự án, chứ không phải là công việc thường xuyên của công
chức, cũng đã xuất hiện trong một số bộ phận cán bộ của ngành thủy sản và cán
bộ các địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện các mô hình nói trên.
- Các mô hình đều thử nghiệm trên quy mô nhỏ (thôn, xã, vùng nào đó),
lẻ tẻ, chưa phát triển thành hệ thống mang tính pháp lý cao. Do đó gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và mức độ thành công [5].
14

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động quản lý tài nguyên của mô hình
ĐQL tài nghiên thủy sản cấp cơ sở và các đối tượng quản lý: tài nguyên đầm
phá, đời sống kinh tế xã hội cộng đồng, hộ hội viên chi hội.
Nội dung: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các hoạt động quản lý của mô hình
ĐQL và hiệu quả của các hoạt động quản lý đến tài nguyên đầm phá và sinh
kế hộ hội viên.
Vùng nghiên cứu: xã Vinh Giang - Huyện Phú Lộc - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 03/01/2011 đến ngày 20/05/2011
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tiến trình thành lập của mô hình đồng quản lý
 Tiến trình thành lập: Tiến trình vận động các thành viên tham gia vào
chi hội (Người đứng ra vận động, cách thức vận động, thời gian vận động.
Địa điểm thành lập chi hội, số lượng thành viên tham gia vào chi hội, năm
thành lập).
 Lý do thành lập chi hội: Thực trạng môi trường và tình hình khai thác
đánh bắt thuỷ sản tại thời điểm chi hội thành lập.
 Mục đích thành lập chi hội.
 Cơ cấu tổ chức của chi hội nghề cá: đối tượng tham gia,chức vụ, vai
trò và mối quan hệ của họ.
 Tiến trình mục đích xây dựng khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng
tại Vinh Giang trong khuôn khổ thực hiện đồng quản lý.
3.2.2. Tiến trình vận hành của mô hình ĐQL
 Hoạt động quản lý: Thông tin tuyên truyền, nâng cao năng lực, tuần
tra bảo vệ tài nguyên, quy định mùa vụ khai thác, giải quyết tranh chấp…
 Những hoạt động của khu bảo vệ thủy sản: Quy hoạch ao nuôi, sắp
xếp ngư cụ, xây dựng bãi đẻ thuỷ sản…
3.2.3. Đánh giá kết quả mô hình đồng quản lý thủy sản

 Thay đổi về cơ chế tổ chức quản lý: Thay đổi về tổ chức chi
hội(BCH, phân hội và phân công). Hoàn thiện các điều lệ hội (hoàn thiện các
15
quy định về đăng ký và nộp lệ phí bảo vệ tài nguyên, quy định về tuần tra bảo
vệ TN và xử lý).
 Thay đổi về quy hoạch (thay đổi về quy hoạch các tiểu vùng quản lý
khai thác thủy sản).
 Thay đổi về quy chế (Thay đổi về số lượng hộ khai thác, số ngư cụ
trên các tiểu vùng KT. Thay đổi về về quy mô khai thác của các hộ, quy cách
ngư cụ, quy định mắt lưới cho các loại ngư cụ, quy định về loại hình khai thác
trên các tiểu vùng, quy định về thời gian khai thác).
 Thay đổi về nhân thức người dân, cán bộ:
+ Số hộ tham gia thêm vào chi hội, sự chấp hành nội quy của các
hộ khai thác tự do.
+ Sự phối hợp hoạt động của (chi hội, tỉnh hội, chính quyền địa
phưong ,).
+ Đánh giá của hộ về cải tiến quản lý đầm phá 2008-2010.
 Thay đổi về tài nguyên
+ Thay đổi tích cực về Chất lượng tài nguyên giai đoạn 2008-
2010 (Loài mới, con giống, sản lượng, kích thước: cá-tôm-cua; Rong, cỏ, sinh
thái; và Môi trường nước).
+ Tài nguyên suy giảm giai đoạn 2008-2010 (Loài bị mất, con
giống, sản lượng, kích thước: cá-tôm-cua; Rong, cỏ, sinh thái; và Môi trường
nước: Tình trạng ô nhiễm ).
 Thay đổi về sinh kế
+ Mức độ cải thiện sinh kế.
+ Hướng phát triển sinh kế thay thế.
 Tác động của các thay đổi
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

 Chọn điểm nghiên cứu
- Điểm nghiên cứu được chọn là xã thuộc vùng ven phá Tam Giang -
Cầu Hai, là xã Vinh Giang huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đảm bảo
các tiêu chí sau:
+ Là xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản khá phát triển, đặc biệt có mô
16
hình nuôi xen ghép rất phát triển.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
 Chọn mẫu nghiên cứu
+ Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên: Chọn các hộ có hoạt động
nuôi trồng đánh bắt thủy sản là hội viên tham gia các mô hình đồng quản lý
trên địa bàn xã.
+ Căn cứ điều kiện của vùng nghiên cứu số mẫu đã được chọn là: 60 mẫu
bằng cách thu thập danh sách hội viên, chọn ngẫu nhiên 30 hộ có nuôi trồng và
khai thác thủy sản, 30 hộ chuyên khai thác.
3.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
 Thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo về tình hình hoạt động
của tổ chức mô hình đồng quản lý năm 2008, 2009, 2010 báo cáo kinh tế xã
hội năm 2010, các báo cáo và nghiên cứu có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp
+ Quan sát thực tế
+ Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc đã được
soạn trước: Tiến hành phỏng vấn các hộ tham gia vào hoạt động nuôi trồng
thủy sản.
+ Phỏng vấn sâu những người am hiểu, những người cung cấp
thông tin nòng cốt: phó chủ tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã nông lâm ngư,
trưởng chi hội nghề cá. Thu thập các thông tin về tiêu chí đánh giá mô hình
ĐQL.

- Thảo luận nhóm người dân (2 buổi). Mục đích:
+ Buổi 1: thu thập thông tin thay đổi các loài thủy sản (8 hộ tham
gia).
+ Buổi 2: đánh giá của hộ về mô hình ĐQL (7 hộ tham gia)
 Phân tích xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng
các phép tính trên phần mềm Excel.
17
- Ở đề tài này sử dụng hai phương pháp là: Phân tích định tính và phân
tích định lượng nhằm phân tích thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố lên mô
hình đồng quản lý
- Tiến hành phân tích, so sánh giữa các ngư hộ trước khi tham gia vào chi
hội NTTS Giang Xuân và sau khi tham gia vào chi hội để thấy được sự khác
nhau về sinh kế giữa những hộ ngư dân, từ đó thấy dược vai trò của chi hội
nghề cá đối với sinh kế ngư hộ.
18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm cộng đồng TS vùng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Vinh Giang, là 1 xã ngư nghiệp nằm trên
ven hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Xã bao gồm 4 thôn là Nghi Xuân, Nghi
Giang, Nam Trường và Đơn Chế, trong đó Nghi Xuân là thôn có số hộ tham
gia hoạt động sản xuất thủy sản nhiều nhất trên địa bàn và được sự hỗ trợ của
Tỉnh hội nghề cá, dự án bảo vệ tài nguyên ven biển, trung tâm quản lý cộng
đồng, UBND huyện Phú Lộc đã xây dựng thành công mô hình ĐQL tài
nguyên thủy sản là Chi hội nghề cá Giang Xuân.
Chi hội nghề cá Giang Xuân trực thuộc UBND xã Vinh Giang quản lý, phía
Nam tiếp giáp Đầm Cầu Hai có diện tích mặt nước là 1112 ha, trong đó: nuôi lấn
phá là 80 ha số diện tích còn lại 1032 ha khai thác và đánh bắt thủy sản đã được
UBND huyện Phú Lộc trao quyền cho chi hội nghề cá Giang Xuân quản lý [1].

Đặc điểm về dân số và phân loại hộ được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Tình hình dân số và phân loại hộ của cộng đồng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Toàn xã(*) %
Thôn
Nghi
Xuân(*)
%
Tổng số hộ Hộ 1173 100 193 100
Hộ tham gia nông
nghiệp
Hộ 570 48,6 10 5,2
Hộ tham gia khai
KTTS
Hộ 176 15 156 80,8
Hộ tham gia NTTS Hộ 226 19,3 74 38,3
Hộ ngành nghề dịch
vụ
Hộ 110 9,4 10 5,18
Hộ khác (làm nghề
phụ, đi làm ăn xa )
Hộ 215 18,3 20 10,36
Tổng số nhân khẩu Khẩu 4877 100 895 100
Tổng số lao động Khẩu 2843 58,3 486 54,3
Tỷ lệ trên nghèo Hộ 1035 88,2 166 86,0
Tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí của Bộ TBXH
Hộ 138 11,8 27 14,0

(Nguồn: Báo cáo KTXH xã Vinh Giang 2010 và phỏng vấn người am hiểu)
(*) Một hộ có thể tham gia nhiều hoạt động
19
Nghi Xuân là một cộng đồng ngư nghiệp mà sinh kế của người dân gắn
chặt với tài nguyên đầm phá. Cộng đồng này mang những nét đặc trưng của
các thôn làng ven phá Tam Giang như là có số hộ ngư nghiệp lớn, tỷ lệ gia
tăng dân số nhanh, cấu trúc dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào Về dân số
và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương, một
mặt tạo tiềm lực phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề việc
làm và đời sống người dân không được đảm bảo.
Nhờ có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động như
phát triển nghành nghề phi nông nghiệp để giải quyết vấn đề lao động nên
mặc dầu quy mô dân số và lao động của Vinh Giang là tương đối cao 1173
hộ với 4877 khẩu nhưng được đánh giá là xã có điều kiện phát triển kinh tế
xã hội cao, đời sống của người dân ổn định. Là một thôn nông – ngư, với
đặc điểm vừa có mặt nước đầm phá vừa có ruộng nên bên cạnh những hộ
ngư nghiệp sống chủ yếu dựa vào mặt nước thì các hộ sản xuất nông
nghiệp ở Nghi Xuân cũng tham gia nuôi trồng và khai thác thủy sản tự
nhiên trên đầm phá. Theo phân loại của thôn theo ngành nghề thì có tổng
cộng 193 hộ trong đó số hộ nông nghiệp là 10 hộ, hộ ngư nghiệp là 244 hộ
gồm 156 hộ khai thác và 88 hộ nuôi trồng (một hộ có thể tham gia nhiều
hoạt động), ngành nghề dịch vụ là 10 hộ và nhóm hộ khác (mộc nề,già cả
neo đơn ) là 20 hộ.Qua số liệu điều tra ta thấy ở đây số hộ ngư nghiệp vẫn
chiếm ưu thế đời sống của người dân phụ thuộc vào đầm phá là chủ yếu.
Tổng số khẩu của thôn là 895 khẩu trong đó có tới 486 lao động trung bình
2,52 lao động/hộ điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu đặc thù nghề nghiệp
trên đầm phá. Theo tiêu chí phân loại hộ của Bộ thương binh và xã hội thì
tỉ lệ hộ nghèo của toàn thôn là 14% cao hơn so với mặt bằng chung của xã
là 11,8%, qua phỏng vấn cán bộ thôn cho biết thì số hộ nghèo hiện tại của
thôn chủ yếu là các hộ già cả neo đơn không có khả năng lao động.

20
4.1.2. Đặc điểm hộ khảo sát
Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu, lao động của vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Thôn Nghi
Xuân
( N=60)
Nhân khẩu/hộ
Lao động/hộ
Lao động ngư nghiệp/hộ
Lao động nông nghiệp/hộ
Lao động nghành nghề/hộ
Tuổi của chủ hộ
Văn hóa chủ hộ
Thu nhập bình quân/hộ
Khẩu
Lao động
Lao động
Lao động
Lao động
Tuổi
Lớp
Trđ/năm
5,55
3,08
2,12
0,017
0,95
45,7
5,12
52

(Nguồn: Phỏng vấn hộ thôn Nghi Xuân, 2011)
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát 60 mẫu gồm 30 hộ
có NTTS và KT và 30 hộ chuyên khai thác là thành viên của chi hội nghề cá
Giang Xuân. Kết quả khảo sát đặc điểm của hộ thể hiện qua bảng 2:
Cũng như các cộng đồng dọc ven phá Tam Giang khác thì bình quân
nhân khẩu/hộ ở đây tương đối lớn 5,55 khẩu và bình quân 3,08 lao động/
hộ và tuổi trung bình của chủ hộ là 45,7 chứng tỏ cộng đồng ở đây dân số
trẻ và lực lượng lao động dồi dào phù hợp với tính chất của nghề nghiệp
vùng đầm phá. Cơ cấu lao động ở đây hơi khác so với các địa phương khác
là lực lượng lao động ở đây hầu hết là lao động ngư nghiệp, số hộ lao động
nông nghiệp chỉ có 1 hộ và số lao động tham gia ngành nghề rất ít chủ yếu
là các nghề phụ và tham gia tại địa phương. Lực lượng lao động ở Nghi
Xuân rất dồi dào nhưng trình độ còn thấp do đặc trưng lao động ở đây chủ
yếu hoạt động và sinh sống trên đầm phá nên thời gian đầu tư cho việc học
rất hạn chế, có một số hộ mù chữ đây cũng là nguyên nhân chính hạn chế
khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và cải tiến quản lý đầm phá. Về lâu dài
còn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái, thực hiện các công tác xã hội và
vận động sử dụng tài nguyên bền vững.
21
Bảng 3: Phương tiện sản xuất của các hộ khảo sát
Phương tiện sản xuất ĐVT 2008 2011
Số trộ sáo Trộ/hộ 0,77 0,73
Số lưới Tay lưới/hộ 1,6 1,5
Số lừ Cheo/hộ 55,9 56,5
Số trộ chuôm Trộ/hộ 0 0
Diện tích NTTS bình quân/hộ Ha 6328,3 6328,3
(Nguồn: Phỏng vấn hộ thôn Nghi Xuân, 2011)
Do hầu hết các hộ ở đây đều sống chủ yếu dựa vào nghề ngư nên phương
tiện sản xuất chủ yếu là các ngư cụ như nò sáo, lưới, lừ, chuôm nhưng quy mô
ngư cụ của hộ là khác nhau trung bình mỗi hộ có 0,73 trộ sáo, 1,5 tay lưới và

56,5 lừ. Hoạt động ngư nghiệp của các hộ ở đây cũng rất đa dạng 53 hộ khai
thác di động, 45 hộ khai thác cố định và 30 hộ nuôi trồng mức thu nhập bình
quân của các hộ là 52 triệu đồng/ năm/ hộ.
4.2. Thực trạng và phân vùng quản lý vùng đầm phá Vinh Giang
Hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên đầm phá được hiểu là hoạt
động đánh bắt khai thác động thực vật thủy sinh, NTTS nhằm đưa lại nguồn
thu nhập và thức ăn cho con người. Hoạt động KTTS được tiến hành theo
nhiều hình thức và ngư cụ khác nhau: Khai thác cố định gồm sáo và chuôm,
khai thác di động gồm có lừ, lưới, xiếc điện các ngư cụ di động này thường
không có kết cấu gắn liền với nền đáy di động trong 1 chu kỳ khai thác hay
trong các lần khai thác khác nhau.
22
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về phân vùng quản lý đầm phá do chi hội Giang
Xuân quản lý
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Ghi chú
Tổng diện tich Ha 1032 Đơn vị quản lý Giang Xuân
Vùng khai thác cố định Ha 300 9 tiểu vùng (dãy nò sáo)
Vùng khai thác di động Ha 647 3 tiểu vùng
Vùng khai thác mở Ha 40 1 tiểu vùng
Vùng bãi giống bãi đẻ Ha 35 1 tiểu vùng
Vùng nuôi rong câu Ha 10 1 tiểu vùng
Tổng số hộ KTTS Hộ 157 Một hộ có thể tham gia nhiều
hoạt động
Hộ tham gia KTTS bằng
sáo
Hộ 89
Hộ tham gia KTTS bằng
lừ

Hộ 121
Hộ tham gia KTTS bằng
lưới
Hộ 69
Hộ tham gia KTTS bằng
chuôm
Hộ 45
Tổng diện tích NTTS Ha 88
Vùng nuôi TS xen ghép Ha 58
Vùng nuôi chuyên tôm Ha 30
Số hộ NTTS Hộ 74
(Nguồn: Báo cáo chi hội nghề cá Giang Xuân, 2010)
Qua kết quả báo cáo của chi hội năm 2011 cho thấy vùng quản lý và bảo
vệ tài nguyên của xã được chia làm 15 tiểu vùng trong đó 9 tiểu vùng dùng
cho nghề khai thác cố định có 300 ha; 3 vùng khai thác di động 647 ha; 1 tiểu
vùng khai thác mở 40 ha và 1 tiểu vùng 10 ha dành cho nuôi trồng rau câu.
Hoạt động đánh bắt khai thác ở đây rất phong phú dựa trên điều kiện thuận lợi
là diện tích mặt nước khai thác tương đối lớn và hình thức khai thác đa dạng
sáo, lừ, lưới, chuôm với 157 hộ tham gia.
23
Trước năm 2006 khi nghề lừ chưa phổ biến thì lưới là nghề thu hút số
lượng tham gia khai thác nhiều nhất nhưng hiện nay ở Vinh Giang chỉ còn
khoảng 50 hộ tham gia khai thác bằng lưới với bình quân khoảng 40 tay
lưới/hộ, chủ yếu các hộ này là người trong chi hội và trong xã.Hoạt động
khai thác bằng lưới diễn ra quanh năm, đối tượng khai thác chủ yếu là tôm
đất, cua, ghẹ, cá đối, cá móm, cá bống, cá sơn đem lại thu nhập bình quân
từ 50.000đ-80.000đ/hộ/ngày.

Hình 1: Khai thác thủy sản bằng lừ (Nguồn: ngoisao.net)
Theo số liệu báo cáo của chi hội cho thấy số hộ tham gia vào nghề lừ cao

nhất với 121 hộ và sáo là 89 hộ. Lừ là một bẫy liên hoàn với 10 đến 10 bẫy lẽ,
có khung bằng kim loại và có thể xếp lại, là một ngư cụ có nguồn gốc từ
Trung Quốc và bắt đầu được ngư dân sử dụng để khai thác thủy sản ở đầm
phá từ năm 2005. Lừ là một nghề di động và là một nghề đặt ở đáy và rất tiện
dụng. Lừ có ngư trường rộng bao gồm thủy đạo, vùng mặt nước mở và mặt
nước lân cận các nghề cố định. Thêm vào đó lừ là nghề khai thác hiệu quả, dễ
sử dụng, thuận tiện trong vận chuyển, không tốn nhiều công lao động và quan
trọng hơn là lừ được bày bán sẵn ở các cửa hàng bán vật liệu phục vụ ngành
thủy sản nên ngư dân rất dễ tiếp cận. Mới xuất hiện vào năm 2005 nhưng do
những ưu điểm trên nên đến nay trên địa bàn lừ được sử dụng rộng rãi và
mang tính hủy diệt do chưa thực hiện đúng các quy định về mắt lưới. Trung
bình tại Vinh Giang có 65 cheo lừ với quy định hộ có nò sáo là 40 cheo lừ/hộ,
24
hộ không có nò sáo là 80 cheo lừ/hộ. Tuy nhiên số hộ vi phạm về số lượng lừ
vẫn chưa kiểm soát được. Đối tượng khai thác chính của lừ là các sinh vật
tầng đáy như tôm, cua, cá bống với năng suất đánh bắt cao nên lừ được sử
dụng quanh năm và khoảng 30 ngày/tháng, mang lại thu nhập cho hộ từ
60.000đ- 100.000đ/ngày/hộ.
Hộp 1 : đánh giá về việc vi phạm kích cỡ mắt lưới lừ
tuy đã có những quy định về kích cỡ mắt lưới lừ là 2a=16 nhưng
thường thì ngư cụ mua ngoài về như thế nào thì hộ sử dụng như thế đó
(2a=14), cho nên sai với quy định của chi hội.
(Nguồn: Phỏng vấn trưởng chi hội nghề cá Giang Xuân, 2011)


Hình 2: Nò sáo (Nguồn: Thanhnien.com.vn)
Ngoài các nghề khai thác di động thì ở Vinh Giang còn có các hoạt động
khai thác cố định bằng sáo và chuôm. Nò sáo là một nghề truyền thống ở Tam
Giang. Đó là một nghề được xem là phổ biến và hiệu quả nhất nhưng lại
không có tính chọn lọc. Ở Vinh Giang, trước năm 1985 nò sáo được làm hoàn

toàn bằng tre. Cơn bão số 8 năm 1985 đã cuốn trôi hầu hết các nò sáo trên
đầm phá và kể từ đó ngư dân đã sử dụng vật liệu nylon thay cho tre để làm nò
sáo. Số lượng nò sáo kể từ đó cũng tăng dần cùng với sự gia tăng dân số và sự
suy giảm sản lượng khai thác trên một đơn vị nò sáo. Đặc biệt sau năm 1985
khi mà nò sáo được làm bằng nylon đã làm giảm chi phí và tăng hiệu quả khai
25

×