Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.07 KB, 36 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền
kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng gần 80%
dân số sống ở khu vực nông thôn và gần 70% lao động làm việc ở ngành sản
xuất nông nghiệp (Báo nông nghiệp Việt Nam 2007). Do đó nông nghiệp
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là nơi cung cấp
những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống của
con người. Do vậy nông nghiệp nước ta có vai trò quyết định cho sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban bí
thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát
triển nền nông nghiệp nước ta. Nông nghiệp nông thôn nước ta phải phát triển
theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tận dụng và phát huy hết tiềm năng về
đất đai, lao động, tiền vốn ở nông thôn, sản xuất ra các loại nông sản hàng hoá
chất lượng cao có giá trị trên thị trường trong và ngoài nước. Trong những
năm qua nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng từ một
nước thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
hai trên thế giới. Tuy nhiên trong ngành sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
trồng trọt. Trong ngành sản xuất nay còn nhiều khó khăn, sản xuất còn lạc
hậu, mang tính chất thủ công, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên. Vì vậy phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược được
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Ngày nay, trong công cuộc phát triển
kinh tế nông thôn thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sản xuất
những giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng, tăng tỷ suất
hàng hóa nông sản, phù hợp với từng vùng sinh thái, với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng
được tiến hành rỗng khắp trên toàn quốc.
Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, trong những năm gần
đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện


1
Diễn Châu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền nông nghiệp của
huyện đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
địa bàn huyện diễn ra còn chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Diễn Phong là xã có 100% diện tích đất là đồng bằng với hơn 244,2 ha
đất sản xuất nông nghiệp, dân số là 8227 người. Trong đó số người trong độ
tuổi lao động là 4547 người (Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội hàng năm của
UBND xã Diễn Phong, năm 2010), đây là lực lượng lao động lớn, người lao
động rất cần cù, chăm chỉ, có kinh nghiệm trong sản xuất và có tinh thần
vươn lên làm giàu. Được sự quan tâm chỉ đạo của cáp uỷ, chính quyền và
đoàn thể nhân dân từ xã tới cơ sở, thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ về
công tác dồn đổi ruộng đất ở địa phương đã tiến hành quy hoạch bố trí vùng
sản xuất hình thành cánh đồng, hộ gia đình có thu nhập cao. Đời sống của
người nông dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên việc nghiên cứu
mở rộng mô hình trong thời gian qua chưa được tiến hành, do đó tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã Diễn Phong – huyện Diễn Châu – tỉnh
Nghệ An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm mục tiêu:
+ Đánh giá, phân tích đúng thực trạng cơ cấu cây trồng hiện nay trên
địa bàn xã
+ Phân tích hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã
+ Xác định các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở đây
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.1.1. Khái quát về cơ cấu cây trồng

Nước Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong bối cảnh đó Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn phát triển bắt đầu
với nền nông nghiệp phát triển và hiện đại, có cơ cấu cây trồng hợp lý với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng làm nền tảng.
Để hiểu được nền tảng này trước hết ta cần hiểu thế nào là cơ cấu cây trồng?
- Xét về phạm trù triết học: Cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc
bên trong, tỷ lệ và mối quan hện giữa các bộ phận hợp thành của một hệ
thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ hữu cơ, các
yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tình của một hệ
thống. Do đó khi nghiên cứu cơ cấu thì phải nghiên cứu hệ thống (Lê Du
Phong và Nguyễn Thành Độ, năm 1999)
- Khái niệm về cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng là thành phần và
các loại giống cây bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay
một vùng sản xuất nông nghiệp. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và
lý thuyết hệ thống có thể hiểu cơ cấu cây trồng là một tổng thể hợp thành bởi
nhiều yếu tố cây trồng của nền sản xuất nông nghiệp, giữa chúng có mối liên
hệ hữu cơ với nhau, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng,
trong những không gian và điều kiện sản xuất – canh tác cụ thể, chúng vận
động hướng vào mục tiêu nhất định (Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ,
năm1999)
2.1.2. Khái niệm và các hình thức chuyển dịch cơ cấu cây trồng
* Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là việc thay đổi cơ cấu theo mùa vụ gieo
trồng, thay đổi thành phần cây trồng trong từng vụ hay thay đổi tỷ lệ diện tích
các loại cây trồng khác nhau trong một vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm mục
đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, đồng thời tạo ra
3
hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân trên một đơn vị diện tích
(Nguyễn Văn Quy, năm 2007)
* Tại sao phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, vì vậy hoạt động này thường xuyên gặp rủi ro khi môi trường tự nhiên
thay đổi, những điều này làm cho một số cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng
không còn phù hợp nữa (Nông nghiệp Việt Nam, 2007). Đây chính là lý do để
chúng ta tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng của vùng đó với mục đích
làm cho cơ cấu cây trồng của vùng phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, môi
trường của vùng. Ngoài ra còn một số yếu tố tác động vào khiến cơ cấu cây
trồng cũng phải thay đổi như:
- Cơ cấu cây trồng cũ thường gặp rủi ro: Do quá trình công nghiệp hóa
kết hợp với việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường nông nghiệp
bị thay đổi. Việc thay đổi này khiến cho cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng
không còn thích nghi nữa dẫn đến năng suất giảm, mất mùa. Vì vậy việc thay đổi
cơ cấu cây trồng, đưa vào gieo trồng một số loại cây có khả năng chống chịu với
sự thay đổi là việc làm hết sức cần thiết để hạn chế các điều kiện bất lợi của tự
nhiên. Một số rủi ro thường gặp như: Cơ cấu cây trồng cũ bị sâu bệnh phá hoại,
cơ cấu cây trồng cũ bị hạn hán và lũ lụt, đất đai bị thoái hóa…
- Cơ cấu cây trồng cũ có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp: Ở tại một
số nơi cũng có những cơ cấu cây trồng tồn tại hàng trăm năm và trở thành tập
quán canh tác truyền thống của người dân. Tuy nhiên các cơ cấu cây trồng
này có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp do hạn chế về kỹ thuật hoặc không
chủ động được trong tưới tiêu. Trước chủ trương nâng cao đời sống người dân
của Đảng và Nhà nước thì việc hướng dẫn bà con chuyển đổi sang các loại
cây trồng khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn là việc làm hết sức
cần thiết. (Nguyễn Văn Quy, năm 2007)
- Chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường: Hiện nay đời sồng và thu
nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp ngày càng được nâng cao, có sự thay đổi về chất lượng cao hơn,
an toàn hơn và sản phẩm phải đa dạng hơn. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu
4
cây trồng theo yêu cầu của thị trường sẽ giúp sản phẩm nông sản làm ra ít gặp

phải những rủi ro về giá cả và thị trường tiêu thụ.
- Chuyển đổi theo quy hoạch của vùng và Nhà nước.
- Chuyển đổi để tạo vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa
* Các hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Chuyển đổi cơ cấu theo thành phần và giống cây trồng trong từng
mùa vụ: Áp dụng ở những vùng mà trước đây có một hoặc một vài thành
phần cây trồng trong cơ cấu cây trồng không phù hợp, làm cho năng suất và
hiệu quả kinh tế của các thành phần này thấp. Vì vậy cần phải chuyển đổi các
thành phần này sang các loại cây trồng khác thích hợp hơn, có năng suất và
hiệu quả kinh tế cao hơn. (Nguyễn Văn Quy, năm 2007)
- Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: Khi cơ cấu mùa vụ của một số vùng biểu
lộ những điểm yếu không hợp lý thì cần phải chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sao
cho phù hợp với vùng sản xuất (Nguyễn Văn Quy, năm 2007). chuyển đổi cơ
cấu mùa vụ bao gồm các hình thức sau:
+ Tăng thêm số vụ cây trồng: Hình thức này thường áp dụng ở những
vùng trước đây có trình độ canh tác thấp hoặc không có hệ thống tưới tiêu nên
số vụ trong năm thấp, nhưng nay đã xây dựng được hệ thống tưới tiêu và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thời gian sinh trưởng ngắn vì
vậy yêu cầu đặt ra là phải tăng số vụ trong năm len cho phù hợp hơn. (Nguyễn
Văn Quy, năm 2007)
+ Xê dịch mùa vụ gieo trồng: Áp dụng ở những vùng trước đây việc bố
trí mùa vụ gieo trồng chua hợp lý làm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng thường xuyên rơi vào giai đoạn phá hoại của sâu bệnh hoặc rơi vào những
thời điểm thời tiết bất lợi như hạn hán, lũ lụt. (Nguyễn Văn Quy, năm 2007)
- Chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng: Là quá trình tăng lên hay giảm
bớt diện tích gieo trồng của một hoặc một vài loại cây trồng trong một vùng
sản xuất nông nghiệp. Qúa trình chuyển đổi này thường xuất phát từ nhu cầu về
sản phẩm nông nghiệp của con người ngày càng đa dạng, dẫn đến nguồn cầu về
một số loại cây trồng có sự thay đổi. Ngoài ra việc chuyển đổi một số diện tích
5

đất không còn thích hợp cho sản xuất các loại cây trồng trước đây nữa sang
trồng các loại cây trồng khác thích hợp hơn. (Nguyễn Văn Quy, năm 2007)
2.2. Sự ra đời của cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở một số nước trên thế giới
Ngay từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài người đã biết săn bắn, hái
lượm để duy trì cuộc sống của mình (Bùi Huy Đáp, năm 1993). Theo thời
gian, các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên khan hiếm dần, loài người bắt đầu
trồng những loại cây mình cần và nuôi những con vật mình cần. Ngay từ lúc
này hệ thồng sản xuất được hình thành và hệ thống nông nghiệp cũng từ đó
hình thành theo.
Do điều kiện sinh thái và xã hội khác nhau ở nhiều nơi trên Trái Đất đã
làm xuất hiện nhiều loại cây trồng khác nhau. Các loại cây trồng này được bắt
nguồn từ các loại cây hoang dai khắp nơi trên Trái Đất. Đối với mỗi vùng
khác nhau có các loại cây trồng khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng
vùng. Chính vì điều này mà ngay từ khi ra đời, hệ thống canh tác của loài
người đã phong phú và đa dạng. Hiện nay trên thế giới có hàng nghìn loài và
loại cây trồng khác nhau
Hoạt động nông nghiệp ngay từ khi bắt đầu đã sớm tạo ra được những
cơ cấu nông nghiệp thích hợp, các cơ cấu nông nghiệp ấy từ lúc bắt đầu hình
thành, từ lúc bắt đầu có hoạt động nông nghiệp và suốt trong thời kỳ chế độ
chiếm hữu nô lệ hay phong kiến, bất kỳ ở đâu, dù có đa dạng tới đâu, về cơ
bản là những cơ cấu nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp (Bùi Huy
Đáp, năm 1993). Cơ cấu nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp không giải
quyết được một cách bền vững vấn đề lương thực, thực phẩm.
Cơ cấu nông nghiệp tự cung, tự cấp lần đầu tiên đã bị phá vỡ ở Tây Âu
với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cơ cấu nông nghiệp tự
cung, tự cấp từng bước được thay thế băng một cơ cấu nông nghiệp mang tính
chất sản xuất hàng hóa cao (Bùi Huy Đáp, năm 1993).
Bước đầu của quá trình chuyển biến được đánh dấu bằng việc thay đổi
cơ cấu cây trồng, bang việc áp dụng chế độ luân canh mới có hiệu quả kinh tế

6
và kỹ thuật cao hơn trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang được hình
thành và trên đà phát triển. (Bùi Huy Đáp,năm 1993)
Trong những năm qua, tình hình chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng
diện ra nhiều nơi trên thề giới và đã có những thành tựu vượt bậc, ví dụ:
Trung Quốc: Năm 1999, diện tích gieo trồng của Trung Quốc là 157
triệu ha. Trong đó, diện tích trồng cây lương thực là 113 triệu ha, cây thương
phẩm 37 triệu ha và các loại cây trồng khác là 7 triệu ha. Để nâng cao hiệu
quả ngành trồng trọt, Trung Quốc tập trung chuyển từ cơ cấu 2 loại cây trồng
chính là cây lương thực và cây thương phẩm sang cơ cấu 3 loại cây trông:
Cây lương thực, cây thương phẩm và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu trong ngành trồng trọt là làm giảm tỷ trọng cây
lương thực, mở rộng diện tích trồng cây thương phẩm, cây ăn quả…làm
nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc,
chuyển dần ưu thế ngành trồng trọt sang cung cấp nguyên liệu cho chế biến
và chăn nuôi. Với chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, hàng trăm
triệu hộ nông dân Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự cung, tự cấp
sang nền kinh tế hàng hóa, nông nghiệp phát triển khá ổn định đã tạo điều
kiện cho sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. (Phạm Quang Diệu,
năm 2001)
Thái Lan: Đầu những năm 70 của thế kỷ XX bắt đầu thực hiện phát
triển nông thôn theo hướng đa dạng hóa đã tác động trực tiếp đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn. Trong phát triển nông nghiệp,
chú trọng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Đến nay kinh tế nông
thôn Thái Lan đã có sự phát triển nhanh theo hướng sản xuất và xuất khẩu
ngày càng nhiều nông sản hàng hóa, các vùng chuyên canh lớn được hình
thành, các khu công nghiệp chế biến xuất khẩu cũng được phát triển. Với chủ
trương phát triển nông nghiệp đa dạng gắn liền với công nghiệp chế biến
hướng về xuất khẩu nên nông sản hàng hóa rất được thị trường quốc tế ưa

chuộng. Thía Lan trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sắn, cao
su và là nước đúng thứ ba về xuất khẩu đường. Ngoài ra Thái Lan còn xuất
7
khẩu một khối lượng lớn hàng hóa nông sản thực phẩm chế biến như: Nước
dứa, rau quả tươi, mực tôm đông lạnh…(Phạm Quang Diệu, năm 2001)
Ấn Độ. Suốt giai đoạn 1967-1976, nhờ mở rộng hệ thống tưới tiêu, áp
dụng công nghệ của cuộc cách mạng xanh và ban hành các chính sách khuyến
khích sản xuất lương thực nên diện tích lương thực tăng đáng kể. Kể từ thập
kỷ 80, khi an ning lương thực được đảm bảo thì các chính sách phát triển
nông nghiệp của Ấn Độ chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
đa dạng hóa sản xuất, phát triển nhiều loại cây trồng ngoài cây lương thực. Ở
Ấn Độ không chỉ có quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lương thực
sang các loại cây công nghiệp, cây thương phẩm mà còn là quá trình chuyển
dịch trong bản thân nội bộ từng nhóm cây trồng. Đối với cây lương thực Ấn
Độ chuyển từ các loại cây có phẩm cấp và giá trị kinh tế thấp như cây kê, ngô
sang các loại cây tròng có giá trị kinh tế cao hơn như lúa gạo, lúa mì. Đối với
loại cây có dầu mặc dù lạc vẫn là cây trồng chính nhưng các loại cây khác có
giá trị cao hơn đã phát triển mạnh như hạt cải dầu, đậu tương, mù tạc… Hiện
nay Ấn Độ đưng đầu thế giới về sản lượng lúa mì, trái cây, hạt điều, sữa và
chè, đứng thứ 2 về rau quả. Về thương mại Ấn Độ đứng đầu về xuất khẩu các
loại gia vị, hạt điều và la nước xuất khẩu lớn trên thế giới về lạc và chè (Phạm
Quang Diệu, năm 2001)
2.3. Cơ cấu cây trồng và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Việt Nam,
những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển
Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới
trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp
giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất
liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc,
dài 1.650 km theo hướng Bắc - Nam, phần rộng nhất trên đất liền chừng 500

km; nơi hẹp nhất gần 50 km.Với tổng diện tích đất tự nhiên là 330.363 km2
(cuocsongviet.com.vn. Bản đồ địa lý Việt Nam). Trong cơ cấu đất tự nhiên có
tới ¾ diện tích đất đồi núi với các dãy núi chạy dọc theo lãnh thổ và một số
dãy núi ăn lan ra sát biển đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo nên
8
sự đa dạng về đặc điểm khí hậu của nước ta. Khí hậu phía Bắc mang tính chất
ôn đới, một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khí hậu phía Nam mang
tích chất nhiệt đới và cận nhiệt đới một năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
Miền Trung mang kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa hai vùng Nam, Bắc (sách địa
lý việt nam lớp 7,năm 2003). Chính sự đa dạng về khí hậu này đã tạo nên sự
đa dạng về chủng loại cây trồng cho nước ta, góp phần tạo nên sự đa dạng cơ
cấu cây trồng trong nước nói chung và của từng vùng nói riêng.
Đổi mới kinh tế Việt Nam bắt đầu từ quá trình đổi mới trong nông
nghiệp và nông thôn. Tư tưởng đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn bắt
đầu thể hiện từ chỉ thị 100, Nghị Quyết 10 và được phát triển trong các văn
kiện tiếp theo của Đảng. (Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, năm 2002)
Với mỗi sự ra đời của mỗi Nghị Quyết đã kéo theo những sự thay đổi
nhất định cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt, thúc đẩy sự ra đời của các cơ
cấu cây tròng mới. Những cơ cấu cây trồng càng xuất hiện sau càng mang
đậm tính chất sản xuất hàng hóa.
Thời kỳ 1989-1992, mở đầu băng Nghị Quyết 10, ngày 5/4/1989 và kết
thúc bằng Nghị Quyết TW 5. Trong thời kỳ này sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới tương đối ổn định trên
nhiều mặt. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đã có những biến đổi nhất định.
Tỷ trọng giữa các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả đã có
nhũng sự thay đổi. Năm 1989 tỷ trọng sản xuất của các loại cây là: cây lương
thực 67,6%, cây công nghiệp 14,1%, cây ăn quả là 8,25%, còn các loại cây
khác 10,5%. Năm 1992 tỷ trọng sản xuất các loại cây là: Cây lương thực
62,1%, cây công nghiệp 15,4%, cây ăn quả 9,14%, các loại cây còn lại chiếm
13,36% (Nguyễn Sinh Cúc, năm 1995). Xu hướng độc canh cây lúa trong sản

xuất nông nghiệp đã được hạn chê, thay vào đó việc sản xuất chuyên canh cây
công nghiệp và cây ăn quả đã được chú trọng phát triển, đặc biệt là các loại
cây cáo giá trị xuất khẩu cao như: chè, cà phê, cao su, hạt điều…
Trong thời kỳ 1993-1995 cơ cấu cây trồng trong hệ thồng gieo trồng
cũng có nhiều sự thay đổi không chỉ lúa mà diện tích ngô cũng được mở rộng
phát triển cả về diện tích cũng như năng suất. Sản xuất cây lương thực, cây ăn
9
quả, rau đậu có những bước tiến bộ mới về quy mô và tốc độ phát triển. Vì
vậy nó đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn,
sản lượng hàng hóa nhiều gắn với chế biến và tiêu thụ như: Mía đường, cà
phê, cao su, chè, hạt điều… Đặc biệt những câu trồng có sản phẩm xuất khẩu
lớn dược thị trường thế giới tín nhiệm như cà phê, cao su, hạt điều đều có quy
mô và tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng khá nhanh.
Nhờ động lực to lớn của chính sách đổi mới, thập kỷ 90 đã đánh dấu
một thời kỳ quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, chuyển mạnh từ nền sản
xuât nông nghiệp tự cung, tự cấy sang sản xuât hàng hóa. Liên tục trong 10
năm (1989-1999) sản xuất nông nghiệp đạt nhịp độ phát triển bình quân
4,3%/năm. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện và bề vững. Năng suất nhiều
loại cây trồng đều tăng: Năng suất lúa tăng 33%, cà phê 6-7 lần, cao su tăng 2
lần,… an ninh lương thực được đảm bảo. Từ mức nhập khẩu hàng năm 600
nghìn tấn đến một triệu tấn lương thực, đến năm 1989 Việt Nam đã xuất khẩu
1,4 triệu tấn gạo và liên tục xuất khẩu cho đến nay, với mức cao nhất trong
một năm là 4,5 triệu tấn gạo. (Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, năm 2002)
2.4 Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Diễn Châu
Những năm gần đây, từ năm 2007 nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị
trường và khai thác lợi thế đất đai, UBND huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã
chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển đổi những diện tích trồng lúa và hoa màu kém
hiệu quả sang trồng dưa hấu. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này đã giúp
nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng
đơn vị diện tích.

Ngoài việc áp dụng những kinh nghiệm trồng rau sạch vốn có, bà con còn
tham khảo các kiến thức khoa học kỹ thuật ở sách, báo và tham quan thực tế ở
các đơn vị khác từ đó áp dụng vào điều kiện thực tế ở địa phương nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hàng năm, nhờ thu nhập từ cây dưa đã giúp bà
con nơi đây nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Cơ cấu cây trồng chính của
huyện được thể hiện qua bảng 1.
10
Bảng 1: Diện tích 1 số cây trồng trên địa bàn huyện Diễn Châu
ĐVT: ha

Stt
Năm
Loại cây
2008 2009 2010
I Cây dưa
hấu
2.450 2.550 2.800
II Cây lạc
giống mới
3.300 3.000 3.000
III Cây khoai
tây
500 560 600
IV Cây dưa
leo
50 120 320
V Cây lúa 9.000 8.800 8.400
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Diễn Châu 2008-2010)
Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa
phương cũng như nhận thấy nhu cầu của thị trường ngày càng tăng nên bà con

nông dân xã Diễn Phong đã mở rộng diện tích trồng cây dưa hấu. Đến nay,
toàn xã đã có trên 300 hộ trồng dưa với tổng diện tích hơn 80 ha.
Để giúp người dân chủ động được nguồn nước tưới, chính quyền xã đã đầu tư
xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước kiên cố. Nhờ đó mà vào mùa khô
hạn cây dưa của bà con vẫn phát triển tốt. Hàng năm, mỗi vụ dưa, xã Diễn
Phong. cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện từ 500 - 600 tấn quả thu
về gần 3 tỷ đồng.
Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa và hoa màu kém hiệu
quả sang trồng dưa hấu đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm
này chưa có điểm thu mua tập trung nên bà con nơi đây vẫn phải vất vả ở
khâu tiêu thụ. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương đang tìm biện
pháp giải quyết để giúp người dân yên tâm gắn bó lâu dài với loại cây trồng
này.
11
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống cây trồng trên địa bàn xã Diễn Phong
- Các hộ gia đình trên địa bàn xã Diễn Phong có thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả của việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã Diễn Phong
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi xã
Diễn Phong – huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An
- Về thời gian:
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài trong 3 năm (2008-2010)
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 03 tháng 01 năm 2011 đến ngày
04 tháng 05 năm 2011
3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội xã Diễn Phong
- Tìm hiểu thực trạng cơ cấu cây trồng của xã Diễn Phong trong 3 năm
từ năm 2008 – 2010.
+ Cơ cấu diện tích đất canh tác
+ Cơ cấu diện tích gieo trồng
+ Một số công thức luân canh chủ yếu của xã Diễn Phong
+ Cơ cấu cây trồng theo mùa vụ
- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội của các nhóm hộ điều tra.
+ Tình hình dân số, lao động của các nhóm hộ.
+ Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ
+ Thực trạng về cơ cấu cây trồng của hộ
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính và so sánh
hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh và xen canh
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng
12
- Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu.
+ Chọn điểm: Xã Diễn Phong là một vùng sản xuất nông nghiệp trọng
điểm của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ở đây hoạt động chuyển dịch cơ
cấu cây trồng diễn ra khá mạnh mẽ nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, năng
suất, chât lượng nông sản còn thấp, đời sống người dân cò gặp nhiều khó
khăn. Do đó xã Diễn Phong là địa điểm thích hợp để tiến hành đề tài này. Đề
tài được tiến hành nghiên cứu trên 3 thôn: Gia Nghi, Đậu Vinh, Dương Tiên.
Đây là 3 thôn có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều nhất trên địa bàn xã
Diễn Phong.
+ Chọn mẫu:
- Tiêu chí chọn hộ: Là các hộ có cơ cấu cây trồng thay đổi thuộc 3
thôn: Gia Nghi, Đậu Vinh, Dương Tiên
- Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ thông qua trưởng

thôn theo 3 nhóm: khá, trung bình, nghèo. Sau đó chọn tỷ lệ % thực tế khá,
trung bình, nghèo của thôn đó.
- Dung lượng mẫu: Đề tài chọn 30 hộ chia đểu cho 3 thôn, mỗi thôn 10 hộ
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông qua các báo cáo kinh tế, xã hội của phòng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Diễn Châu
- Thông qua các báo cáo kinh tế, xã hội của UBND xã Diễn Phong
- Các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số…
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn người am hiểu ở xã Diễn Phong: chủ tịch xã, chủ nhiệm
hợp tác xã, nông dân sản xuất giỏi….
- Phỏng vấn hộ có sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc
- Khảo sát thực địa
13
* Phương pháp xử lý số liệu
+ Xử lý số liệu theo phương pháp định tính từ phỏng vấn người am
hiểu và một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc
+ Xử lý số liệu theo phương pháp định lượng: Các số liệu sau khi thu
thập được mã hoá và xử lý thông qua phần mềm Excel. Sử dụng phương pháp
thống kê mô tả.
14
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Diễn Phong
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: Diễn Phong có vị trí khá thuận lợi, gần đường quốc lộ
1A chạy qua nên thuận tiện cho thông thương với những nơi khác, địa hình
bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp như: Lúa nước,
hoa màu…

Xã Diễn Phong nằm ở phía bắc của huyện Diễn Châu, cách thành phố
Vinh khoảng 50 km. Phía Bắc giáp xã Diễn Yên,Phía Nam giáp xã Diễn Vạn,
Phía Đông giáp xã Diễn Mỹ,Phía Tây giáp xã Diễn Hồng
* Địa chất, thổ nhưỡng: Diễn Phong là xã thuộc vùng đồng bằng, địa
hình bằng phẳng. Xã có tổng diện tích gieo trồng là 244,2 ha, do địa hình
bằng phẳng nên diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 100%.
Đất đai của xã Diễn Phong là đất phù sa ven biển thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp.
* Khí hậu, thủy văn: Diễn Phong nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng
ẩm, quanh năm có gió mùa, nhận được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời.
Cân bằng bức xạ quanh năm đạt đến 75 Kcalo/cm2/năm. Mùa hè có tháng
đến 200 giờ nắng. Mùa đông không kém 70 giờ. Độ ẩm bình quân trong năm
từ 80-100%. Khí hậu Diễn Phong hình thành hai mùa rõ rệt : mùa nóng và
mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa đông bắc và gió mùa
tây nam, toàn bộ thiên nhiên cho đến con người ở đây đều chịu ảnh hưởng của
nhịp điệu này đến mức họ có thể dự kiến dược hoạt động cần phơi làm ở mỗi
mùa trong lĩnh vực kinh tế cũng như hoạt động xã hội.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Phong
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai là một trong những
nguồn lực không thể thiếu. Nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là công cụ sản xuất
không thể thay thế được. Để hiểu rõ tình hình biến động đất đai của xã Diễn
Phong chúng ta xem xét bảng số liệu sau.
15
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Diễn Phong giai đoạn 2008-2010
ĐVT: ha
Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008 (+/-)
I 1. Đất SX nông nghiệp 307,46 301,90 290,56 -6,90
1.1 - Đất trồng lúa 2 vụ 90,50 90,50 90,50 0
1.2 - Đất trồng lúa 1 vụ 50,50 43,20 37,54 -12,96
1.3 - Đất màu 125,40 130,54 138,36 12,96

1.4 - Đất vườn 41,06 37,66 24,16 -16,9
II
2. Đất thổ cư và đất
chuyên dụng
102,85 104,80 109,75 6,90
III 3. Đất chưa sử dụng 1,20 1,20 1,20 0
Tổng DT đất tự nhiên 411,51 411,51 411,51 0
(Nguồn: báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của xã Diễn Phong 2008- 2010)
Qua bảng số liệu 2 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là
411,51 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích , sau
đó đến đất thổ cư và đất chưa sử dụng. trong những năm gần đây, diên tích
đất xản xuất nông nghiệp có giảm xuống nhưng vẫn còn chiếm phần lớn diện
tích trong tổng diên tích đất tự nhiên, cụ thể là: Năm 2008 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là 307,46 ha chiếm 74,72% trong tổng diện tích đất tự
nhiên, năm 2009 là 301,90 ha chiếm 73,36% trong tổng diện tích đất tự nhiên
và đến năm 2010 giảm xuống còn 290,56 ha. Như vậy sau 3 năm, từ 2008 đến
2010 diên tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 6,90 ha, tương ứng với 1,68%.
Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất lúa 2 vụ không biến
động. Đất lúa một vụ có diện tích ngày một giảm từ 50,5ha năm 2008 xuống
còn 37,54ha năm 2010, giảm mất 12,96 ha tương ướng với 3,15% tổng diện
tích đất tự nhiên. Đất màu có diện tích tăng nhanh từ 125,40ha năm 2008 lên
138,36 ha năm 2010, tăng 12,96 ha tương ứng với 3,15% tổng diện tích đất tự
nhiên. Đất vườn thì có diện tích giảm, với diện tích 41,06 ha năm 2008 xuống
còn 24,26 ha năm 2010 giảm16,9 ha tương ứng với 4,11% tổng diện tích đất
tự nhiên.
16
Đất thổ cư có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, từ 102,85ha
năm 2008 lên109,75 ha năm 2010 tăng 6,9 ha tương ứng với 1,68% tổng diện
tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng có 1,2ha chiếm 0,29% tổng diện tích đất
tự nhiên.

Tóm lại, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của khí hậu thay đổi
khắc nghiệt, hạn hán kéo dài nên một số diện tích đất trồng lúa một vụ không
còn cho hiệu quả kinh tế cao nữa, do đó chính quyền địa phương và người dân
đã chủ động chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao
hơn như cây ngô ngọt, dưa hấu, khoai tây… Trong đó cây dưa hấu có diện
tích chuyển đổi lớn nhất do có hiệu quả kinh tế cao nhất
4.1.3. Cơ cấu dân số và lao động của xã Diễn Phong
Dân số và lao động là điều kiện hết sức quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, là cơ sỏ của sự tiến bộ xã hội. Do đó việc
biến động dân số sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội nói chung và cơ
cấu sản xuất nói riêng. Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Phong được
thể hiện qua bảng 2.
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Phong
Stt Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
I Tổng số dân Người 4609 4673 4754
II Tổng số hộ Hộ 1073 1086 1091
2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 880 887 892
2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 193 199 199
III Tổng số lao động Người 3508 3542 3569
3.1 Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,30 4,30 4,36
3.2 Bình quân lao động/hộ Lao động/hộ 3,27 3,26 3,27
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội UBND xã Diễn Phong 2008-2010)
Số liệu ở bảng 3 cho thấy thấy xã Diễn Phong có một nguồn nhân lực
khá dồi dào với tổng số dân là 4754 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,7%.

Dân cư phân bố tương đối đồng đều. Trung bình mỗi hộ có 4,36 khẩu, 3,27
lao động. Trong mấy năm gần đây tổng số hộ có tăng nhưng không đáng kể,
17
cụ thể là: năm 2010 so với năm 2007 số hộ tăng lên 17 hộ tương ứng 1,56%.
Tuy nhiên số hộ sản xuất nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp không có sự
thay đổi. Do Diễn Phong là một xã thuần nông nên số hộ phi nông nghiệp ít
và chưa có xu hướng tăng lên.
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Diễn Phong
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng trong chuyển dịch
cơ cấu cây trồng. một địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển thì nó là yếu tố
thúc đẩy cho sự chuyển dich cơ cấu cây trồng diện ra nhanh chóng và thành
công, còn địa phương có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì nó sẽ kìm hãm lại sự
chuyển đổi và việc chuyển đổi diễn ra chậm và khó thành công.
Là một xã thuộc đồng bằng ven biển miền trung nên địa hình bằng
phẳng, thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin
liên lạc, giáo dục, y tế. Nằm gần trục quốc lộ 1A chạy qua nên thuận lợi cho
việc giao lưu với các nơi khác.
- Giao thông: Giao thông là huyết mạch giao thương, vận chuyển hàng
hóa, phục vụ đi lại ở địa phương. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Diễn
Phong trong mấy năm gấn đây đã được sửa chữa, nâng cấp, làm mới, nhất là
giao thông nội đồng đã và đang được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu hoạch mùa màng của người dân. Với mạng lưới giao thông tương đối hoàn
chỉnh, có 30,83 km đường giao thông được nhựa và bê tông hóa chiếm 78,4%
tổng chiều dài các tuyến đường như vậy đã góp phần nâng cao khả năng lưu
thông hàng hóa nông sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội địa phương
- Thủy lợi: Đến nay nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã Diễn Phong
hầu hết đã được kiên cố hóa với tổng chiều dài là 14,32 km kênh mương,
chiếm 63,33% tổng chiều dài các loại kênh mương (báo cáo kinh tế, xã hội
của xã năm 2010) . Nhờ vậy việc cung cấp nước tưới, tiêu cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp được đảm bảo, năng suất cây trồng tăng lên

- Thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã tương
đối hoàn chỉnh và phát triển, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho
người dân. Trên toàn xã có 45% số hộ có sử dụng điện thoại bàn và 33% số
người sử dụng điện thoại di động (điều tra hộ xã Diễn Phong năm 2010), 7
18
thôn trong xã đều có nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà văn hóa xóm. Với hệ
thống thông tin liên lạc như vậy đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của xã, đã làm cho sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã
diện ra một cách thành công
4.2. Thực trạng cơ cấu cây trồng hàng năm của xã Diễn Phong
4.2.1. Cơ cấu diện tích đất canh tác
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc biện hiện nay, với quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh đã làm
cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm mạnh. Do đó việc bố trí cơ cấu cây
trồng hợp lý, nhằm khai thacs co hiệu quả tiềm năng đất đai đang là vấn đề
được quan tâm. Tình hình sử dụng đất canh tác của xã Diễn Phong trong 3
năm (2008-2010) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu diện tích đất canh tác của xã Diễn Phong
ĐVT: ha
Stt Chỉ tiêu Năm2008 Năm
2009
Năm
2010
2010/200
8
(+/-)
Tổng DT đất canh tác 307.46 307.46 307.46 0,0
I Đất lúa 121,75 110,25 102,55 -19,2
1.1 Đất lúa 1 vụ 30,25 18,75 17,23 -13,02
1.2 Đất lúa 2 vụ 91,50 91,50 85,32 -6,18

II Đất màu 178,99 190,49 198,19 19,2
2.1 Đất lạc 90,2 84,2 80,56 9.45
2.2 Dưa hấu 60,8 90,7 97,4 36,6
2.3 Ngô 24,49 7,59 6,53 - 17,96
2.4 Khoai tây 3,5 8,0 13,7 10,2
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của xã Diễn Phong 2008-2010))
Qua bảng 4 ta thấy tổng diện tích đất canh tác của xã không có sự biến
động với 307,46 ha. Trong tổng diện tích đất canh tác thì đất màu chiếm tỷ
trọng lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm,cụ thể là: Năm 2008dieenj tích
đất màu là 178,99 ha chiếm 58,21% trong tổng diện tích đất canh tác, năm
19
2009 là 190,49 ha chiếm 61,96% tổng diện tích đất canh tác, năm 2010 là
198,19 ha chiếm 64,46% tổng diện tích đất canh tác. Sở dĩ đất màu tăng là do
trong thời gian qua xã đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa một vụ
không có hiệu quả đã chuyển sang trồng các loại cây màu cho năng suất cao,
hiệu quả kinh tế tốt hơn. Cũng vì vậy mà trong những năm qua diện tích đất
trồng lúa một vụ cũng giảm đi rõ rệt. Năm 2008 diện tích đất trồng lúa một vụ
là 30,25 ha chiếm 7,35% tổng diện tích đất canh tác, năm 2010 giảm xuống
còn 17,23 ha chiếm 4,19% tổng diện tích đất canh tác. Vậy qua 3 năm diện
tích đất trồng lúa một vụ giảm mất 13,02 ha tương ứng với 3,16% tổng diện
tích đất canh tác. Trong các loại đất màu thì đất chuyên rau và chuyên cây
dưa hấu có xu hương ngày một tăng lên
4.2.2.Cơ cấu diện tích gieo trồng
Diện tích gieo trồng quyết định đến quy mô và sản lượng của các loại
cây trồng khác nhau. Vì vậy để tăng hiệu quả sản xuất, tăng hệ số quay vòng
của đất thì cần phải đa dạng hóa cây trồng, phải lựa chọn một chế độ luân
canh hợp lý để mang lại hiệu quả cao. Bởi vì, mỗi loại cây trồng đều thích
ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu của tầng mùa vụ khác nhau.
Để hiểu cơ cấu diện tích gieo trồng cây hang năm của xã Diễn Phong
chúng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 5: Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của xã Diễn Phong
ĐVT: ha
Stt Cây trồng Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi
Tổng diện tích
gieo trồng
707,46 900,65
I. Lúa 221,75 192,55
II Lạc 195,45 180,43
III Dưa hấu 13,7 149,43
IV Khoai tây 8,21 20,35
V Ngô 40,65 36,3
VI Rau 120,7 152,4
(Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội hàng năm của xã Diễn phong 2008-2010)
20
Trong các cây trồng trên địa bàn xã trong những năm gần đây thì lúa
vẫn là cây chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích
trồng lúa ngày một giảm xuống. cụ thể năm 2008 có gieo trồng được 221,75
ha chiếm 39,6 % tổng diện tích gieo trồng của xã, năm 2009 giảm xuống còn
210,25ha chiếm 35,86%, năm 2010 tiếp tục giảm chỉ còn 192,55ha chiếm
33,35%. Nguyên nhân của sự giảm diện tích này là một số diện tích đất lúa
không chủ động được nước nên năng suất thấp, chất lượng kém đã được bà
con nông dân chuyển qua trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn
như cây lạc, cây rau, cây dưa hấu… Chính vì vậy mà diện tích trồng rau, dưa
hấu và lạc tăng lên trong những năm gần đây.
Lạc là cây trồng truyền thống của bà con nông dân tại địa phương và
đang chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Nhưng
trong 3 năm trở lại đây cũng giảm dần diện tích gieo trồng. Cụ thể năm trước
chuyển đổi có diện tích gieo trồng là 195,45 ha, chiếm tổng diện tích gieo
trồng của xã, sau chuyển đổi diện tích gieo trồng chỉ còn 180,43 ha 26,16%
tổng diện tích gieo trồng của xã, giảm 15,02 ha tương ứng với 4,89% tổng

diện tích gieo trồng
Bên cạnh đó cây dưa hấu đang được địa phương khuyến khích phát
triển nên có diện tích ngày một mở rộng. Trước chuyển đổi chỉ có một số hộ
học hỏi từ địa phương khác đem về trồng thử nghiệm với diện tích gieo trồng
là 13,7ha. Sau khi thấy hiệu quả kinh tế đem lại từ cây dưa hấu, cán bộ dịa
phương và người nông dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây dưa hấu. đến
nay diện tích gieo trồng cây dưa hấu đã tăng lên gấp nhiều lần và trở thành
cây trồng chủ lực của bà con nông dân trong xã, diện tích cây dưa hấu hiện
nay là 149,43 ha chiếm 28,76% tổng diện tích gieo trồng của xã
4.2.3. Một số công thức luân canh chủ yếu của xã Diễn Phong
Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý không chỉ phụ thuộc vào điều kiện
đất đai, khí hậu, thời tiết mà còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội
như: Trình độ dân trí, trình độ lao động, cơ sở hạ tầng, vốn… Do đó mà mỗi
vùng, mỗi địa phương hình thành những công thức luân canh khác nhau. Sau
21
đây là một số công thúc luân canh đang được bố trí chủ yếu trên địa bàn xã
Diễn Phong hiện nay.
Bảng 6: Một số công thức luân canh chủ yếu của xã Diễn Phong năm 2010
Stt
Chân
đất
Công thức luân canh
Diện
tích
(Ha)
Doanh thu
1.000.000đ
Trung
bình
1000đ/ha

/năm
I Trên
đất
trồng
màu
1. Dưa hấu xuân - Dưa hấu hè -
Lạc đông
95 10.042 105.700
2. Dưa hấu xuân - Dưa hấu hè -
Ngô đông
95 11.692 123.000
3. Lạc xuân - Dưa hấu hè - Rau
đông
97 11.244 115.900
II Trên
đất
trông
lúa và
màu
4. Lạc xuân - Lúa hè - Ngô đông 10 682.000 68.200
5. Lạc xuân - Lúa hè - Rau đông 13 1.064 81.846
III Trên
đất
trồng
2 vụ
lúa
6. Lúa xuân - Lúa hè - Cá vụ đông 11 756,03 68.730
7. Lúa xuân - Lúa hè 80 3.883 48.700
(Nguồn: báo cáo năng suất cây trồng của HTX Diễn Phong)
Số liệu bảng 6 cho thấy đất ở đây chủ yếu là đất 3 vụ, đất 2 vụ chỉ còn

một số ít.
Trên đất màu, đất gần như được sử dụng luân canh liên tiếp và hầu như
không cho đất được nghỉ, làm tăng hệ số sử dụng đất lên 2,7 lần (tính theo số
vụ trên một diện tích đất trong một năm).
Đối với đất lúa màu, đất cũng được sử dụng một cách tối đa 3 vụ trong
năm. Với công thức luân canh (4),(5) tổng diện tích gieo trồng là 23ha, hệ số
sử dụng đất là 2,86 lần(tính theo số vụ trên một diện tích đất trong một năm) .
Mang lại thu nhập cao cho người dân
22
4.2.4. Lịch thời vụ các cây trồng chính
Mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau.
Nó thích nghi với từng điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết khác nhau. Vì vậy
việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời điểm
nhằm đạt được kết quả cao nhất đồng thời tránh được những rủi ro do thời tiết
sâu bệnh gây ra đang là vấn đền cần được quan tâm. Sau đây là lịch thời vụ
của một số cây trồng chính của xã Diễn Phong
Bảng 7: lịch thời vụ của một số cây trồng chính
Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
I Lúa
II Lạc
III Dưa hấu
IV Rau
V Ngô
(Nguồn báo cáo kinh tế, xã hội của xã Diễn Phong, năm 2010)
4.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội của các nhóm hộ điều tra
4.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ
Đất đai là yếu tố vật chất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển
của xã hội loài người. Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất vật chất
của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể mà vai trò của nó có
sự khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu

không thể thay thế được và cũng là điều kiện để các nông hộ có thể đa dạng
hóa các loại cây trồng cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Để
hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng đất của nông hộ chúng ta xem xét bảng số
liệu sau:
23
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ
ĐVT: sào
Chỉ tiêu
Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi
Hộ khá Hộ TB Hộ
nghèo
Hộ
khá
Hộ TB Hộ
nghèo
1. Đất canh tác 8,20 7,50 6,50 8,20 7,50 2,00
- Đất lúa 2,60 2,30 2,50 2,10 1,50 2,7
- Đất màu 4,10 3,20 2,70 5,10 4,00 1,40
- Đất vườn 1,50 2,00 1,40 1,50 2,00 0,89
2. Đất canh tác
bình quân/khẩu
1.46 1,10 0,89 1.46 1,10 2,83
3. Đất canh tác
bình quân/lđ
3,04 2,08 2,83 3,04 2,08 6,50
(Nguồn: Điều tra nông hộ xã Diễn Phong năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích đất canh tác của các nhóm hộ
không thay đổi qua các năm. Chỉ có sự thay đổi tỷ lệ về các loại đất, chuyển
từ trồng lúa qua trồng các loại cây trồng khác. Nhóm hộ khá có tỷ lệ chuyển
đổi lớn nhất sau đó đến nhóm hộ trung bình và ít nhất là nhóm hộ nghèo. Năm

2008 bình quân mỗi hộ khá có 8,20 sào đất canh tác: Trong đó đất lúa là 2,6
sào chiếm 31,7% tổng diện tích đất canh tác, đất màu là 4,1 sào chiếm 50%
tổng diện tích đất canh tác và đất vườn là 1,5 sào chiếm 18,3% tổng diện tích
đất canh tác. Năm 2009 đất lúa của nhóm hộ này giảm xuống còn 2,1 sào, đất
màu tăng lên 4,6 sào, đất vườn giữ nguyên 1,5 sào. Năm 2010 diện tích đất
lúa không đổi, diện tích đất màu tăng lên 5,1 sào do mua lại đất từ các hộ
nghèo, đất vườn giữ nguyên
Đối với nhóm hộ trung bình, năm 2008 bình quân mỗi hộ có 7,5 sào đất
canh tác. Trong đó đất lúa là 2,3 sào chiếm 30,7% tổng diện tích đất canh tác, đất
màu là 3,2 sào chiếm 42,7% tổng diện tích đất canh tác, đất vườn là 2 sào chiếm
26,6% tổng diện tích đất canh tác. Năm 2009 diện tích đất lúa giảm xuống còn
1,74 sào còn đất màu tăng lên 3,64 sào đất vườn không đổi. Năm 2010 đất lúa
24
của nhóm hộ này tiếp tục giảm xuống còn 1,5 sào, đất màu tăng lên 4 sào đất
vườn không đổi.
Đối với nhóm hộ nghèo bình mỗi hộ bình quân có 6,5 sào đất canh tác.
Năm 2008 đất lúa có 2,4 sào chiếm 36,9% tổng diện tích đất canh tác, đất
màu có 2,7 sào chiếm 41,6% tổng diện tích đất canh tác, đất vườn có 1,4 sào
chiếm 21,5% tổng diện tích đất canh tác. Năm 2009 diện tích đât lúa giảm
xuống còn 2,0 sào, đất màu tăng lên 3,1 sào, còn đất vườn giữ nguyên. Năm
2010 diện tích đất lúa không đổi, diện tích đất màu giảm do bán đất cho các
hộ khá làm, đất vườn giữ nguyên
Như vậy sau 3 năm 2008-2010 tổng diện tích đất canh tác của toàn xã
không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi tổng diện tích đất canh tác giữa các
nhóm hộ. Trong đó tổng diện tích đất canh tác bình quân của nhóm hộ khá
tăng lên 0,5 sào, nhóm hộ trung bình giữ nguyên, còn nhóm hộ nghèo diện
tích canh tác bị giảm xuống mất 0,5 sào
Sở dĩ tổng diện tích đất canh tác của toàn xã không thay đổi do địa bàn
xã thuộc vùng đồng bằng ven biển nên không còn đất hoang hóa nữa để mà
khai hoang, mà chỉ có sự trao đổi mua bán đất giữa các hộ với nhau nên chỉ

có sự chênh lệch diện tích canh tác bình quân của các nhóm nông hộ
4.3.2. Tình hình nhân khẩu, lao động
Lao động vừa là chủ thể của sản xuất vừa là lưc lượng sản xuất hàng
đầu của xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp, lao động vừa gắn chặt với đất
đai, điều kiện tự nhiên, đối tượng sản xuất…nên có tính thời vụ cao và tính
thích ứng rộng. Để hiểu rõ về tình hình nhân khẩu, lao động của các nhóm hộ
chúng ta xem bảng số liệu sau:
25

×