Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học, xu hướng podcast trong phát thanh truyền hình hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.92 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu về khoa học và công nghệ, tin học cuối thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI đã tạo tiền đề hình thành một nền báo chí, truyền thông hiện đại. Với công
nghệ số và mạng Internet phủ khắp tồn cầu, với hệ thống viễn thơng hiện đại như
hiện nay, những người làm phát thanh - truyền hình từ Trung ương đến địa phương
nước ta đã có trong tay những công nghệ tiên tiến nhất để thực hiện những chương
trình, ấn phẩm hay, hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với cơng nghệ truyền thống.
Có thể nói kỹ thuật số đã góp phần quan trọng để thúc đẩy các loại hình phát thanh
- truyền hình từ truyền thống bước sang thời kỳ hiện đại.
Quá trình phát thanh, truyền hình qua việc tích hợp phương tiện trên nền
tảng của cuộc cách mạng công nghệ, kỹ thuật mới đang tạo ra một xu thế phát triển
có tính tất yếu của báo chí, truyền thơng thế kỷ XXI - đó là xu thế trong kỷ nguyên
số. Xu thế này đang phát triển rất mạnh mẽ và đang có những tác động ngày càng
sâu sắc đến hệ thống phát thanh - truyền hình hiện đại trong đó có các báo, đài địa
phương. Một cơ quan phát thanh - truyền hình hiện đại sẽ là một guồng máy sản
xuất, phân phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự, ảnh
tĩnh và ảnh động, audio, video…) để đáp ứng tối đa nhu cầu thơng tin, sở thích đa
dạng của cơng chúng. Nói cách khác, trong các cơ quan phát thanh - truyền hình
được tổ chức theo hướng phát thanh - truyền hình hiện đại, thơng tin sẽ được chủ
động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng
nhất, đầy đủ nhất, hiệu quả nhất.
Trong những năm qua, phát thanh - truyền hình Việt Nam đã làm tốt chức
năng vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của
nhân dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc
phịng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu hết các cơ quan
phát thanh - truyền hình đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực hiện đúng


sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin nhanh
nhạy, kịp thời, đầy đủ, tồn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp ứng tốt quyền được
thông tin của nhân dân; thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần


quan trọng thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương
những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến.
phát thanh - truyền hình là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí ở
nước ta, hướng đến việc phục vụ những cộng đồng người ở từng địa phương, từng
khu vực cụ thể. phát thanh - truyền hình có lợi thế là có khả năng thông tin cho
người dân ở địa phương về mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội... bằng các thứ tiếng của chính họ, theo cách nói của địa phương, vùng, miền
nơi họ sinh sống. phát thanh - truyền hình phát triển sẽ tạo ra cơ hội để những
người sống trong cùng một địa phương kết nối với nhau, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ
trợ lẫn nhau một cách dễ dàng. Việc kết hợp những ưu thế của loại hình phát thanh
- truyền hình với tính chất tác động sâu về thơng tin, do vậy báo chí địa phương đã
trở thành một phần khơng thể thiếu trong hệ thống phát thanh - truyền hình nói
riêng và hệ thống các phương tiện truyền thơng nói chung ở nước ta. Những năm
qua, đã có một vài cơ quan phát thanh - truyền hình (chủ yếu là các ở thành phố
lớn) tìm cách thích ứng với xu thế kỷ nguyên số và bước đầu thu được những thành
công nhất định. Nhiều các đài phát thanh - truyền hình vẫn sản xuất chương trình
theo lối truyền thống, khơng có những cải tiến thực sự về nội dung lẫn hình thức.
Phần lớn, họ vẫn “cho” cơng chúng cái họ “có”, chứ khơng cung cấp những “cái”
mà cơng chúng “cần”. Phóng viên chưa có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sử
dụng các chất liệu khác nhau để chuyển tải thơng tin nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu,
sở thích đa dạng của công chúng. Một số cơ quan chưa thấy được vai trò của kỷ
nguyên số trong sự phát triển của phát thanh, truyền hình hiện nay…


Trên cơ sở nhận diện đúng về những thành công, hạn chế, cùng với những
vấn đề đang đặt ra đối với sự vận động, phát triển của phát thanh - truyền hình mới
có thể đề xuất được những giải pháp khoa học nhằm tạo lập các điều kiện để phát
thanh - truyền hình phát triển ngày càng mạnh hơn trong kỷ nguyên số.
Xuất phát từ thực trạng trên, cho thấy việc khảo sát, nghiên cứu phát thanh,
truyền hình ở Việt Nam hiện nay nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng là yêu cầu

mang tính cấp thiết. Một số vấn đề đặt ra cho phát thanh - truyền hình trong kỷ
nguyên số nước ta là: “xu hướng podcast” đã được lựa chọn làm đề tài tiểu luận
môn phát thanh - truyền hình trong kỷ nguyên số để nghiên cứu chuyên sâu về phát
thanh - truyền hình bối cảnh phát triển xã hội và kỷ nguyên số ở Việt Nam hiện
nay.
I. Những khái niệm về phát thanh
1. Phát thanh là gì?
Phát thanh là là một thể loại báo trí, thơng báo về một sự kiện mới, tuyên bố
mới, tình hình mới về sự việc, hiện tượng con người đã, đang và sẽ xảy ra, được
truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện… như thế
phát thanh tác động đến thính giả bằng: âm thanh, lời nói, tiếng động, âm nhạc.
Chương trình phát thanh là một tổng hòa của các nguồn âm được biên tập và
dàn dựng theo một mục đích cụ thể. Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp
hợp lý của các tin, bài, tư liệu âm thanh, âm nhạc trong một thời lượng nhất định
khởi đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt của phát thanh viên
nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quản lý và thỏa mãn nhu cầu người nghe.
Một đài phát thanh thường gồm 4 bộ phận cơ bản: lãnh đạo quản lý, biên tập
viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên, trong đó phóng viên là người trực tiếp tạo ra
các tác phẩm báo phát thanh, các tác phẩm được sắp xếp, bố trí một cách hợp lý


giúp thính giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, có hiệu quả và có chiều
sâu,... Chương trình phát thanh là sản phẩm của lao động tập thể từ phía cơ quan
đài phát thanh đến người tiếp nhận (công chúng).
1.1. Các yếu tố của phát thanh hiện đại
Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát
thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình
phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự
thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của cơng nghệ, kỹ
thuật mới mà cịn địi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình

thức mới và qua đó có thể hình thành cơng chúng mới… Trong phương thức sản
xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những ưu điểm của phát thanh truyền
thống (như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm
lĩnh không gian tồn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thơng điệp len
lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động
trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác;
kích thích trí tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ
tiền, đơn giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự
hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.
- Trong phát thanh hiện đại, sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên
và người dẫn làm cho chương trình có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi, hấp dẫn
công chúng hơn. Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú - trong đó
có nhiều tiếng nói của người dân và việc sử dụng phương thức nói với ngơn ngữ
đời sống bình dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả. Bên cạnh
đó, việc xây dựng các dạng chương trình mở, trong đó thính giả có thể tham gia
trực tiếp vào chương trình (ở những mức độ khác nhau) cũng là những ưu thế của
phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại.


- Các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh
có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực sự
là một cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới tồn diện trong nỗ lực thích ứng để tồn
tại, phát triển.
- Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn chế
được những nhược điểm, hạn chế của phát thanh truyền thống (như: công chúng
chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc thoại;
khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thơng tin khơng cao;
thính giả khó nhớ được tồn bộ thơng tin do tính chất hình tuyến; nghe càng nhiều,
độ ghi nhớ càng giảm...).
- Công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà cịn có thể nhìn

(phát thanh có hình), khơng chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe
nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng); khơng chỉ tiếp nhận thơng tin
một chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát
thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v.
- Theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ đa giọng
của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu hưởng thụ thông tin của
công chúng báo chí nhiều hơn. Trong cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp
tạo ra áp lực rất lớn về công việc và thời gian cho con người, báo phát thanh sẽ tạo
ra sự thư giãn giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất cứ
lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc mà các loại hình báo chí
khác khơng thể có được. Với thế mạnh riêng của mình, báo phát thanh sẽ khơng
ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thơng.
Tóm lại, phát thanh hiện đại phải hội đủ các yếu tố cơ bản: Có cơ sở hạ tầng
sản xuất chương trình phát thanh, truyền dẫn phát sóng, tin học viễn thơng đủ
mạnh, hệ thống dây chuyền đã được số hóa; điều kiện làm việc của cán bộ công


chức viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên, ca sỹ, nhạc sỹ…đầy đủ, tiên tiến; trụ sở
làm việc đáp ứng được mọi nhu cầu công việc, công năng mạnh, hiệu quả, thơng
minh. Trình độ cán bộ, cơng chức, viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên chun
nghiệp; kíp làm chương trình có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng đạo diễn, dẫn
chương trình, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên… cùng tạo
ra sản phẩm tương thích với thế giới.
1.2. Đặc điểm của phát thanh
Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp nhận
thơng tin bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú, phát thanh phải tận
dụng được lợi thế này để phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một cách hài hịa tạo
cảm giác hứng thú cho thính giả. Phát thanh hiện đại đang được coi là một trong
những loại hình truyền thơng hiện đại, có được một lượng cơng chúng rộng rãi và
có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội.

- Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Thơng tin có chất lượng là
thơng tin chính xác. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối với thơng tin
đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp
cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưa
ra. Trong thời đại bùng nổ thông tin nếu không phát huy thế mạnh thì phát thanh
khó có thể cạnh tranh được với truyền hình ngày càng phát triển để giữ đúng được
thế của phát thanh là loại hình thơng tin nhanh nhất, phổ cập nhất và rẻ nhất.
- Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải trí:
Âm nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới. cho nên
âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà cịn nâng cao văn
hố của thính giả.
Âm nhạc trên phát thanh có thể ăn sâu vào tâm trí, cũng có thể chỉ là người


bạn khiêm nhường đối với mọi người. Âm nhạc xen kẽ giữa các chương trình tin
tức, thời sự, chuyên đề sẽ giúp cho thính giả có một thời gian thư giãn hợp lý, đủ
để tiếp nhận những thơng tin nóng hổi và đầy ắp những sự kiện diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày.
- Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thơng điệp:
Ngày nay, chất giọng văn là một tài sản q giá nhưng nó khơng cịn là nhân tố
quyết định đối vớí người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện
nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập
viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”
- Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao: Đây chính là sự kết hợp
giữa nội dung thơng tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Trong thế kỷ XXI, thế
kỷ đầy biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và cơng nghệ, ủa trí tuệ
và những bước nhảy vọt, phát thanh cần đây mạnh hơn nữa, theo kịp khu vực và
thế giới và khu vực, từng bước tạo đà cho Tiếng nói Việt Nam hội nhập vào xu thế
giao lưu thơng tin tồn cầu trong thời đại bùng nổ truyền thơng.
- Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng

chương trình phát thanh hiên đại: Mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương
trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây điện thoại trực tiếp.
Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu,
bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp
phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách tiếp cận và phân tích vấn đề
Mục đích là để thơng tin nhanh, để thính giả có thể tham gia trực tiếp vào
nội dung chương trình, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính gần gũi của
phát thanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn đàn nơi mà mọi
người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là
khi thực hiện được cơng việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với công chúng.


Các chương trình mở có một đặc điểm đó là thơng tin ở đó khơng chỉ do
phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào chương
trình qua trao đổi cung cấp do vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Hơn thế thơng tin ở đây
có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn.
Khi có sự góp mặt, đóng góp cơng sức của cơng chúng theo dõi vào chương
trình thì sẽ có nhiều thơng tin mới, thơng tin đắt giá được khai thác, và hơn thế
trách nhiệm về thơng tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn người trực tiếp cung
cấp. Khi các chương trình mở được thực hiện địi hỏi phải có một êkíp thực hiện
chun nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương tiện, trang
thiết bị hiện đại.
2. Phát thanh trong kỷ nguyên số
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão
của Internet, hệ thống mạng xã hội, hệ thống truyền thông số. Điều này đã tác động
và làm thay đổi mạnh mẽ đến ngành phát thanh.
Những năm trước đây truyền hình chỉ phân phối qua các nền tảng truyền
thống như: Hệ thống vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình mặt đất. Đến nay,
Internet, mạng xã hội là những kênh phân phối không thể thiếu của truyền hình.
Thậm chí với Internet, thơng qua YouTube hay Facebook, từng cá nhân riêng lẻ

cũng có thể làm được truyền hình. Phát thanh, truyền hình cơng (của Nhà nước)
đang đứng giữa ngã tư đường - hoặc chí ít cũng là ngã ba đường, trong một thời
gian dài. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chọn con đường nào mà là làm thế nào
để xác định đúng vị trí, cách tồn tại và phát triển của mình. Hay nói cách khác là
phải xác định vai trị, tác dụng, hiệu quả hoạt động của các đài phát thanh công
trong kỷ ngun số hóa.
2.1. Ứng dụng thiết bị cơng nghệ trong kỷ nguyên số vào phát thanh


Sự phát triển của cơng nghệ Internet, số hóa đã thay đổi công chúng PT-TH.
Hiện nay, một phần không nhỏ người dùng khơng cịn muốn xem truyền hình theo
cách truyền thống. Trước đây, các đài PT-TH quyết định cho thính giả, khán giả
nghe gì, xem cái gì; nghe, xem khi nào và như thế nào, thì đến nay, cơng chúng
PT-TH đã chuyển sang vai trị chủ động, kiểm sốt, lựa chọn cái mình muốn nghe,
xem theo nhu cầu (thời gian, kênh, khơng gian). Họ có thể lựa chọn khơng chỉ nội
dung theo sở thích của mình mà cịn có thể lựa chọn cách thức truyền nhận thông
tin. Như với mảng truyền hình thì đó là sự xuất hiện của mạng xã hội chia sẻ video
lớn nhất hiện nay - YouTube (năm 2020). Đến nay, đã có hơn 5 tỷ người dùng,
tương đương 1/7 dân số thế giới. Mạng xã hội chia sẻ video này, tạo xu hướng
thơng tin, giải trí mới, với các kênh YouTube phổ biến nhất, thu hút người xem
cịn đơng hơn cả lượng khán giả của nhiều kênh truyền hình lớn, có thể tạo nên
những ngơi sao trên mạng khơng kém gì các kênh truyền hình lớn.
2.2. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển
như vũ bão hệ thống mạng xã hội.
Với mạng xã hội, ai cũng có thể lập cho mình một kênh riêng và dễ dàng
đem sản phẩm của mình đến với công chúng mà không phải cần đến một hệ thống
cồng kềnh như một kênh truyền hình truyền thống.
Và có một thực tế rằng trong những năm vừa qua khi công nghệ phát triển,
người đọc báo in, người nghe đài, người xem truyền hình giảm số lượng lớn; trong
khi đó cơng chúng nghe, xem, đọc trên Internet tăng cả về số lượng lẫn dung lượng

thơng tin.
Do đó, các đài phát thanh - truyền hình cần thay đổi để bắt kịp xu thế truyền
thông hiện đại. Và để thực hiện được điều đó thì trước hết các đài phải nắm được
nhu cầu, sở thích, hành vi của khán, thính giả, sự đa dạng về đối tượng sử dụng sản
phẩm truyền thơng, các phương thức khán, thính giả tiếp cận và “tiêu dùng” sản


phẩm truyền thơng thì mới có thể cạnh tranh được với các loại dịch vụ truyền
thông mới.
Ngày nay, hành vi và xu hướng tiếp cận thơng tin của khán, thính giả đã thay
đổi rất nhiều. Họ muốn tìm kiếm thơng tin bất cứ khi nào họ muốn, lựa chọn bất kỳ
loại hình truyền thơng (cách tiếp cận thơng tin) nào mà họ thấy thuận tiện nhất và
khai thác những nội dung, chủ đề mà họ quan tâm nhất. Những nội dung mà các
nhà đài khai thác và cung cấp phải đa dạng và đánh trúng nhu cầu của công chúng,
dưới nhiều dạng thức, gồm: video, audio, văn bản, phát trực tiếp liên tục 24/7, tin
vắn, Internet, podcast, mobile để tạo ra ảnh hưởng lớn nhất và rộng rãi nhất.
Trong lĩnh vực phát thanh, xu hướng của người nghe trên thế giới khơng cịn
bó buộc vào các kênh radio phát qua sóng FM hay AM truyền thống cổ điển.
Trong kỷ nguyên số, việc theo đuổi các công cụ và kỹ năng tác nghiệp bằng
công nghệ không phải là điều kiện tiên quyết mang lại thành cơng cho báo chí,
phát thanh - truyền hình. Đầu tư lớn cho cơng nghệ là cần thiết nhưng với báo chí,
phát thanh - truyền hình chính thống, nội dung vẫn luôn là ưu tiên số một, có tính
chất sống cịn.
Ngồi việc sản xuất ra những nội dung hay phù hợp, chúng ta cũng cần thay
đổi cách quản lý nội dung, quản lý bản quyền để có thể phân phối một cách hiệu
quả nhất trên nhiều nền tảng, trên nhiều hệ thống như mạng xã hội, hệ thống
internet OTP…; áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất chương trình. Bên cạnh
đó, các phóng viên, biên tập viên cũng phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng
cơng nghệ để có thể tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, tin, bài, hình ảnh phải phục
vụ tối đa cho mọi nền tảng cơng nghệ của tịa soạn, từ báo giấy, báo điện tử, video

cho truyền hình và audio cho phát thanh.
Tác động của công nghệ, mạng xã hội đối với ngành phát thanh - truyền hình


và công chúng ngày càng lớn, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội không nhỏ đối
với các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước. Để tận dụng được những cơ hội
và lợi thế để bứt phá có lẽ vẫn đang là một bài tốn khó đối với các nhà đài.
II. Xu hướng podcast
1. Podcast là gì
Podcast là một từ ghép giữa iPod (máy nghe nhạc iPod của Apple) và
broadcast (phát sóng). Việc sử dụng thuật ngữ "podcasting" làm tên cho công nghệ
mới nổi này được đề xuất lần đầu bởi Ben Hammersley, một nhà báo của The
Guardian và BBC. Ông đã sáng tạo ra cái tên này vào đầu tháng 2 năm 2004 trong
lúc đang “nhồi nhét thêm” vào một bài viết cho tờ The Guardian.
Khác với tên gọi, loại nội dung này có thể được truy cập bằng bất cứ máy
tính hay thiết bị nào có thể phát các tập tin đa phương tiện. Thuật ngữ “podcast” đã
được dùng trước cả khi Apple chính thức bổ sung thêm hỗ trợ podcast cho iPod,
hay phần mềm iTunes của hãng.
Hiểu một cách đơn giản, theo Wikipedia, podcast hay còn gọi là netcast, là
một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe.
Các tập tin phân phối ở dạng âm thanh, nhưng đơi khi có thể kèm theo các định
dạng khác như PDF hoặc EPUB. Các video được chia sẻ theo mơ hình podcast đơi
lúc cịn được gọi là video podcast hay vodcast.
Một số người đã gọi podcast là một phương tiện hội tụ kết hợp âm thanh,
web và các máy phát phương tiện di động, một công nghệ đột phá đối với ngành
cơng nghiệp báo chí. Các nhà sáng tạo podcast có thể kiếm tiền từ podcast bằng
cách cho phép các công ty mua thời gian quảng cáo. Podcast là một dạng truyền
thông kiểu người sản xuất là người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trở thành
người sản xuất, và cả hai bên có thể tham gia trò chuyện với nhau.



Chi phí sản xuất podcast tương đối rẻ, song hiệu quả lại rất cao, nó mang lại
nguồn doanh thu sinh lợi. Chính vì thế, podcast đang trở thành một xu thế của báo
chí thế giới. Podcast đã cho thấy sự tăng trưởng bùng nổ qua từng năm.
2. Podcast mang lại nhiều cơ hội lớn cho báo chí
Bởi vì, với lượng khán giả ngày càng tăng và các thiết bị kích hoạt bằng
giọng nói ngày càng đa dạng, podcast thực sự có rất nhiều cơ hội. Hầu hết mọi
người đều dự đốn xu hướng tiếp theo của phương tiện truyền thơng, báo chí sẽ là
âm thanh.
Thực tế, các nhà xuất bản trên thế giới như như The Correspondent, Zetland
và Schibsted đang làm điều đó với podcast. Correspondent đã ra mắt một ứng dụng
âm thanh mới. có thể cung cấp bài báo dưới dạng âm thanh hay khơng, bởi vì việc
kết hợp một bài báo âm thanh với các hoạt động như đi du lịch hoặc tập thể dục sẽ
dễ dàng hơn với độc giả, họ có thể vừa tập thể dục vừa nghe tin tức,
3. Nhiều tòa soạn trên thế giới bắt đầu ra podcast
Lưu trữ nội dung âm thanh trên trang web và ứng dụng của mình, tạo
podcast cũng đã giúp nhà xuất bản Zetland của Đan Mạch chứng kiến lượng thành
viên tăng mạnh. Tạp chí này đã phải vật lộn với sự tăng trưởng trong năm 2016.
Song cuộc vật lộn đó đã thay đổi khi họ quyết định thử nghiệm "báo âm thanh" dựa
trên yêu cầu của độc giả. Nhà xuất bản đã xây dựng một ứng dụng lưu trữ cả phiên
bản văn bản và âm thanh của các bài báo. Ban đầu, họ cung cấp một tuyển chọn
các bài báo dưới dạng âm thanh do các nhà báo của mình đọc.
Họ đã nhận được phản hồi tích cực, đủ tinh thần để bắt đầu xuất bản tất cả
các bài báo dưới dạng âm thanh từ năm 2017 trở đi. Đó là một "thành cơng lớn",
theo Sara Alfort, một nhà báo của Zetland và là Nhà tổ chức Cộng đồng của
Zetland.


"Trong hai tháng, 40% độc giả đã "đọc" các bài báo âm thanh, và trong vòng
chưa đầy 6 tháng, số lượng độc giả chuyển sang các "bài viết âm thanh" là 50%.

Con số đó hiện đã lên đến 80%", Giám đốc điều hành Tav Klitgaard của Zetland
cho biết tại hội nghị IPP World Media Congress 2020.
"Cũng giống như nội dung xuất bản trên web, chúng tôi cần một nền tảng
"báo âm thanh" riêng và chúng tôi đã ra quyết định tương tự đối với podcast",
Klitgaard nói thêm.
Chiến lược được đánh giá là thành cơng "ngồi mong đợi" so với việc xuất
bản và đọc báo viết thông thường. Klitgaard nhận xét có thể do âm thanh khiến
mọi người tập trung tốt hơn. "Khi bạn đã nhấn nút phát, nghĩa là bạn đã nghe và
bài báo âm thanh có cơ hội thu hút bạn trong khi với văn bản, hay bài báo viết, bạn
ln có thể chuyển sang Facebook hoặc Instagram".
Các bài báo âm thanh này đã giúp nhà xuất bản tiếp cận được 17.000 thành
viên trả phí. Hiện chiến lược podcast đã ổn định và trên đà phát triển. Klitgaard đặt
mục tiêu đạt 40.000 thành viên trong 5 năm tới.
4. Báo chí podcast có hứa hẹn tại Việt Nam
Có thể thấy, trên thế giới podcast đã phát triển thành một loại hình báo chí,
giống "báo nói". Podcast khác với radio ở chỗ nào và triển vọng tại Việt Nam ra
sao?. Radio và podcast đều tạo ra nội dung bằng âm thanh, tập trung vào các chức
năng thông tin, giáo dục hoặc giải trí cho người nghe. Tuy nhiên với radio, hoặc là
chương trình phát sóng trực tiếp, hoặc có những phần được thu âm trước nhưng khi
phát sóng thì sẽ phát liên tục trong một tổng thể. Trong khi đó, podcast thường
được biên tập lại kỹ càng, gọn, không dư thừa, theo từng chủ đề nhằm vào đối
tượng người nghe đích. Khả năng tải xuống và nghe bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu và
tua đi tua lại đoạn mà chúng ta muốn nghe chính là ưu thế của podcast so với phát


thanh truyền thống.
Hiện nay, nhiều báo điện tử, trang tin đã phát triển phần "nói" của bài viết.
Tuy nhiên, phần "nói" đó được tích hợp trên chính trang web, trên nền tảng báo
điện tử. Nhiều báo phát triển "báo nói" dựa trên công nghệ AI, nghĩa là "máy đọc",
chứ không phải "người đọc", "nhà báo đọc" tin tức cho độc giả nghe. Rất ít đơn vị

sản xuất được những nội dung podcast chuyên nghiệp như nền tảng nội dung số
VOVLive, VnExpress, Thông tấn xã Việt Nam hoặc Zing News. Trong đó,
VOVLive là một kho dữ liệu podcast khổng lồ, được biên tập kỹ càng từ các
chương trình phát thanh có đơng thính giả nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các ứng dụng podcast có gần như đầy đủ các tính năng như thích, theo dõi,
nhận xét… có thơng báo khi có phần mới, đặc biệt có thể chọn tự tải về khi có
phần mới, tự xóa khi nghe xong, cũng có thể nghe trực tiếp, nghe sau, online hoặc
offline. So với website thông thường, rõ ràng nghe qua podcast sẽ tiện lợi hơn
nhiều vì người nghe khơng phải tìm kiếm, chờ đợi, mất thời gian khi muốn nghe
một chương trình phát thanh nào đó một khi đã subscribe (theo dõi)".
Podcast là một kênh phát âm thanh chuyên biệt và là một mảng hứa hẹn của
báo chí. Một trong những điểm thuận lợi của "báo podcast" là hiện nay, các tòa
soạn báo đều đang làm truyền thông hội tụ, không phân biệt báo in hay báo điện tử,
truyền hình. Từ một bản tin chữ, các tịa soạn báo có thể phát triển thành các dạng
thông tin như video, infographic hay podcast.
Thuận lợi nữa đối với thể loại báo chí podcast tại Việt Nam là hiện nhiều
bạn đọc Việt Nam đã khá quen với podcast, họ thường nghe podcast của các báo
nước ngoài, vừa là để nắm bắt tin tức, đồng thời để … học tiếng Anh. Từ việc nghe
podcast tiếng Anh, họ cũng sẽ dễ dàng chuyển sang nghe podcast báo tiếng Việt.
Tất nhiên, podcast hiện vẫn còn xa lạ với phần đông độc giả Việt Nam, song


hình thức "nghe báo" này được dự đốn sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới. Có
một thực tế thuận lợi là, hiện tại podcast báo chí chưa phổ biến tại Việt Nam,
nhưng các nền tảng phát thanh trực tuyến trên điện thoại di động như Spotify,
Apple Podcasts đang tăng trưởng rất mạnh và các dịng ơ tơ mới đều đã trang bị
hoặc hỗ trợ Apple Carplay, Android Auto. Vì thế, "báo nghe" podcast sẽ có "sân"
phát triển, thói quen của người dùng đã được tạo dựng từ trước. Vấn đề nằm ở chỗ,
các tòa soạn báo cần đầu tư, phát triển nghiêm túc loại hình báo chí này, để thu hút
độc giả.



LỜI KẾT LUẬN

Thời gian sản xuất tin tức. Báo chí trung ương hay địa phương, đều
cần quan tâm Sự phát triển nhanh của Truyền hình trong kỷ nguyên số báo chí
truyền thơng, kết hợp với cơng nghệ hiện đại, mở ra khả năng to lớn cho việc
truyền tải, thu nhận thông tin của công chúng. Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng
phải đối mặt với những thách thức, khó khăn: sự phát triển bùng nổ của công nghệ
thông tin, của truyền thông xã hội, sự dịch chuyển mạnh của quảng cáo từ cơ quan
báo chí đến các nền tảng xuyên biên giới, làm giảm nguồn thu của cơ quan báo chí;
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn tiếp tục âm mưu, đẩy mạnh
các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta bằng nhiều hình thức,
trong đó có việc lợi dụng mạng xã hội để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc.
Trong xu thế kỷ nguyên số công nghệ và dịch vụ hiện nay, xu hướng chung
hoạt động của các cơ quan báo chí là chuyển dần sang mơ hình cơ quan truyền
hình, thực hiện nhiều loại hình báo chí, cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến
truyền thông, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của công chúng.
Về công nghệ làm báo, nổi bật là xu hướng “báo chí cơng nghệ” và xu hướng sử
dụng “trí tuệ nhân tạo”, cung cấp nội dung xuyên biên giới. Xu hướng “báo chí
cơng nghệ” làm thay đổi thói quen người dùng, dịch chuyển từ đọc, nghe, xem
theo phương thức truyền thống như qua tivi, báo giấy... sang những lựa chọn khác
như qua điện thoại di động, tivi thông minh, máy tính bảng... Việc đọc, nghe, xem
báo chí trực tuyến cũng đã dịch chuyển từ thụ động sang chủ động; hình thành xu
hướng cung cấp, lan toả, kết nối thông tin dựa trên công nghệ, ảnh hưởng sâu sắc


tới hoạt động báo chí, nhất là kéo theo sự sụt giảm báo in.
Việc sử dụng “trí tuệ nhân tạo” ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quy
trình sản xuất và truyền tải sản phẩm báo chí, truyền thơng. Xu hướng cung cấp nội

dung xuyên biên giới được thực hiện thơng qua nhiều hình thức và cơng nghệ mới,
trong đó có dịch vụ truyền hình trả tiền qua mạng Internet xuyên biên giới và thu
phí người dùng tại Việt Nam. Về Truyền hình, quảng cáo kết hợp đa dạng hoá (như
tổ chức sự kiện, cung cấp các dịch vụ quảng cáo, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch
vụ thương mại điện tử...) là một xu thế của truyền hình thế giới.

Tài liệu tham khảo trong nước:
1.

Marray Masterton and Roger Patching, Sau đây là bản tin chi

tiết, NXB Thế giới (2001).
2.

Đào Duy Hứa, “Phát thanh số: cơ hội và thách thức”,

/>3.

Nguyễn Văn Dững. Cơ sở lý luận báo chí. H.Nxb Lao động,

4.

Tạ Ngọc Tấn: “Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện

2013.
nay”, Tạp chí Cộng sản, số 9 (129), 2007.
5.

Tạ Ngọc Tấn: “Về vấn đề phát triển tập đồn báo chí ở Việt


Nam”, Tạp chí Người làm báo, số 9/2007.
6.

Bùi Chí Trung: “Nghiên cứu xu hướng phát triển của Truyền

hình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông”. Luận án tiên sĩ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,


2012.
7.

Bùi Chí Trung: Tìm hiểu kinh tế truyền hình, Nxb. Đại học

Quốc gia, Hà Nội, 2013.
8.

Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xn Hịa (Đồng chủ biên): Truyền

hình hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2015.
9.

Trương Tấn Sang: “Phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn

đấu đưa nền báo chí nước nhà phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa”,
Báo Nhân dân, ngày 17-6-2008.
10.

Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang: Cơ sở lý luận


báo chí truyền thơng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
Tài liệu tham khảo các website:
1.

Kim Hoàng, “Phát thanh và sự kết nối cơng nghệ truyền thơng”,

/>2.

Nguyễn Thế Kỷ, “Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ

nguyên số đa nền tảng”, />3.

Báo cáo của WAN IPRA armual-

4.

Báo cáo thống kê của eMarketer />
report
public_media/docs/GMI'2015-Execu tiveSummary.pdf
5.

Báo cao thống kê của Mediachannel iachannel.

org/ownership/granville.shtml
6.

Báo điện tử Vietnamplus.vn

7.


Báo điện tử vneconomy.vn

8.

/>
9.

/>

10.

R. Murdoch, 1999, />
granville.shtxnl.
11.

www.bertelsmann.com

12.

www.cetv.net.com

13.

www.rossdawson.com/frameworks/newspaper-

extinction-

timeline
14.


www.wan-ifra.org/annual-report

Tài liệu tham khảo nước ngoài:
1.

ICFJ(2019),TheStateofTechnologyinGlobalNewsrooms,FinalR

2.

/>
3.

/>
eport.
2019/
fake-election-news- outperformed-real-news-on-facebook
4.

Với báo chí nước ngoài: nghiên cứu các tài liệu, báo cáo (với

02 báo cáo chính từ Trung tâm Báo chí quốc tế ICFJ năm 2019 và của Viện
Reuters, ĐH Oxford năm 2020) và khảo sát trên các kênh, tin bài báo chí.
5.

Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI

Applications at New York Times, Reuters,and Other Media Giants,
.
6.


/>
claims_predicti
7.

Mattias Erkkila (2018), What use is blockchain for journalism?,

Department of Media and Communication, The London School of
Economics and Political Science.
8.

Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI


Applications at New York Times,
Corinna Underwood (2019), Automated Journalism - AI Applications at
New York Times, Reuters,and Other Media Giants, .



×