Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

LỄ hội đền ĐỒNG cổ yến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.21 KB, 20 trang )

ĐỀN ĐỒNG CỔ - TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa cộng đồng, là một
trong những di sản văn hoá tinh thần do ông cha ta để lại. Trong kho tàng văn
hóa Việt Nam, lễ hội giữ một vị trí hết sức quan trọng, bởi nó đã được hình
thành, định hình và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc.
Trong bối cảnh đất nước thời mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cuộc
sống của con người và xã hội đang có những thay đổi lớn lao, văn hoá dân tộc
cũng có những thay đổi do hội nhập và giao lưu văn hoá. Bên cạnh những yếu
tốt đẹp do hội nhập, giao lưu mang lại, cũng có nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc đang nguy cơ bị mai một dần. Lễ hội - một bộ phận quan
trọng của văn hoá dân tộc, nếu không được giữ gìn thì cũng không thoát khỏi
nguy cơ đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu những lễ hội truyền thống của từng
vùng, miền và từng dân tộc, đặc biệt là lễ hội làng là một công việc cần thiết và
cấp bách không những có ý nghĩa là trở về với cội nguồn dân tộc mà còn là cách
thể hiện thái độ và ý thức trong việc tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lễ hội đền Đồng Cổ làng Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá là
một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá có từ lâu đời, hàm chứa nhiều giá trị lịch sử
văn hoá dân tộc. Tín ngưỡng và sự thực hành tín ngưỡng được biểu hiện tập
trung trong lễ hội Đồng Cổ có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần
của người dân Đan Nê xưa và nay. Việc khảo cứu toàn diện lễ hội này là rất cần
thiết nhằm nhận diện những giá trị của nó để giữ gìn và phát huy trong đời sống
xã hội hiện nay.
Khảo cứu tín ngưỡng và lễ hội Đồng Cổ, chúng tôi mong muốn góp tiếng
nói nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thông qua việc
miêu thuật sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá lễ hội đền Đồng Cổ, tôi cũng
muốn giới thiệu một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của quê tôi, hiện
đang được kế thừa và phát huy.
Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài


''Đền Đồng Cổ - Tín ngưỡng và lễ hội'' cho báo cáo nghiên cứu khoa học của
mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, việc nghiên cứu, sưu tầm lễ hội truyền thống của nước ta đã
đạt nhiều thành tựa. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như:Một số công trình tiêu biểu ra đời vào thập niên 80, 90 của thế kỷ XX như: Văn
hoá dân gian của người Việt ở Nam Bộ của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh; 60 lễ hội truyền thống của Thạch Phương và Lê
Trung Vũ; Văn hoá dân gian Nam Bộ- Những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo;
Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của Nguyễn Minh San; Tín ngưỡng dân gian
Huế của Trần Đại Vinh; Tục thờ thần ở Huế của Huỳnh Đình Kết; Huế- Lễ hội dân
gian của Tôn Thất Bình Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh
.''Lễ hội truyền thống các dân tộc miền Trung'' (Nguyễn Hồng Sơn)
Tuy nhiên, việc khảo cứu lễ hội đền Đồng Cổ ở Đan Nê, Thanh Hoá thì
chưa có một chuyên khảo nào. Những tư liệu chúng tôi có trong tay chỉ là những
bài báo mang tính chất phác thảo về lễ hội này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng và lễ hội đền Đồng Cổ Đan
Nê – Thanh hoá
3.2. Nội dung phạm vi nghiên cứu: sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá lễ
hội ở đền Đồng Cổ và những giá trị hàm chứa trong lễ hội.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu thành văn: Các sách chuyên khảo viết về văn hoá, lễ hội
Việt Nam; các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, như tạp chí Văn hoá dân
gian, tạp chí Xưa và Nay…
- Nguồn tư liệu thực tế: tư liệu “hồi cố” của các cụ cao niên làng Đan Nê
và tư liệu của chúng tôi qua quá trình điền dã tại lễ hội Đồng Cổ.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền dã dân tộc học

- Phương pháp liên ngành văn hoá học
- Phương pháp phóng vấn sâu của xã hôị học
- Phương pháp của tư duy: phân tích và tônge hợp
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần giới thiệu niềm tin và lễ hội đền Đồng Cổ làng Đan Nê -
Thanh hoá, qua đó khẳng định giá trị văn hoá của lễ hội trong đời sống xã hội
hiện đại.
Góp phần giới thiệu một tục đẹp của dân làng Đan Nê – Thanh hóa nói
riêng, của cả dân tộc nói chung, qua đó góp phần nâng cao ý thức cho mọi người
trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài này được triển khai thành hai chương.
Chương 1: Đền Đồng Cổ - một di tích lịch sử văn hoá xứ Thanh
Chương 2: Sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá đền Đồng Cổ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐỀN ĐỒNG CỔ - MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ
XỨ THANH
I. KHÁI QUÁT VỀ YÊN ĐỊNH
Yên Định là một vùng đất cổ của Thanh Hoá , từ hơn hai nghìn năm trước
đây đã có con người đến tụ họp, khai khẩn đất hoang hình thành nên các làng,
xã, thôn, xóm, trang, sách…Song song với quá trình khai khẩn và chinh phục tự
nhiên, lao động và sản xuât, các thế hệ người dân đã sáng tạo và hình thành nên
một vùng văn hoá dân gian truyền thống, đa dạng và độc đáo. Đó chính là các
phong tục tập quán, các loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gia, làng nào
cũng có đền, nghè, miếu, đình để thờ phụng và tổ chức hội hè, đình đám…mang
dấu ấn và đặc trưng rất rõ của một xã cổ truyền Việt Nam lấy nông nghiệp với
cây lúa làm chủ đạo.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu…để đề ra những phương hướng, biện
pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị của nó vào đời sống văn hoá
và phát triển kinh tế hiện nay ở các ……

Đó chính là lý do để chúng tôi đi vào nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Khái quát về vùng đất và con người Huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá
1.1 Quá trình hình thành
Yên Định là một huyện của tỉnh Thanh Hoá, có nhiều thay đổi về tên gọi,
địa giới và đơn vị hành chính qua các thời kỳ lịch sử.
Gần hai nghìn năm trước, đây là vùng đất tạo nên các huyện từ Tư Phố và
Võ Biên thuộc quận Cửu Chân, sau đó đổi tên thành các huyện Quận An và
Ninh Duy. Đến thời thuộc Đường, hợp lại thành quận Quân Ninh. Đến thời Đại
Việt tự chủ, huyện Quận Ninh được đổi thành An Định, tới năm…có tên là thiệu
Yên, rồi tới năm 1997 tách thành hai huyện là Thiệu Hoá và Yên Định.
Huyện Yên Định đến thời Nguyễn được chia thành 8 tổng do 105 xã,
thôn, trang hợp thành.
- Tổng Bái Châu có 16 xã
- Tổng Đông Lý có 24 xã
- Tổng Hải Quật có 11 xã
- Tổng Đa Lộc có 10 xã
- Tổng Khoái Lạc có 7 xã
- Tổng Yên Định có 9 xã
- Tổng Đan Nê có 16 xã
- Tổng Trịnh Xá có 12 xã
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Yên Định vẫn là đơn vị hành chính
cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá, bỏ đơn vị hành chính cấp trung gian là cấp
tổng và thành lập đơn vị hành chính cấp xã, với 12 xã.
Đến năm 1949 – 1950, 12 xã lại tách thành 14 xã. Khi thực hiện chính
sách giảm tô (1953- 1954), huyện được chia thành 28 xã. Năm 1976, Yên Định
có 27 xã do việc nhập xã (Yên Quý + Quý Lộc) nhập lại thành xã Quý Lộc.
Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177/CP giải thể
huyện Thiệu Hoá, đưa 15 xã vùng tản ngạn sông Chu của huyện này sát nhập
vào huyện Yên Định. Từ thời điểm này, huyện mang tên mới là huyện Thiệu
Yên, huyện lỵ đóng tại Kiểu (Yên Trường).

Đầu năm 1986, huyện lỵ Thiệu Yên được chuyển về Quán Lào (Yên
Định). Từ đó Quán Lào trở thành thị trấn của huyện Yên Định.
Gần 20 năm hợp nhất, đến ngày 18/11/1996, Chính Phủ lại ra Nghị định
số 72/CP tái hơp lại huyện cũ. Huyện Yên Định trở lại tên gọi truyền thống của
mình với 27 xã, 2 thị trấn (Thị trấn Quán Lào và thị trấn Nông trường Thống
Nhất) kể từ ngày 01/01/1997.
Yên Định là vùng đất được hợp cư của nhiều dân nội và ngoại tỉnh. Dấu
này được phản ánh khá rõ trong các địa danh như: Nga Phường, Trịnh ấn Phú…
được lập nên bởi cư dân từ Nga Sơn chuyển đến. xóm Nam Trực của người Nam
Định. Các đồn điền Bát Soạn, ấp Trần Nhật Tỉnh và nhiều nơi khác có sự hiện
diện của cư dân gốc Hà Trung, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương,
Sơn Tây.
Nếu qua các tên làng, tên xóm chúng ta có thể hình dung ra được cảnh
quan, đầm lầy, rừng rậm và cồn bãi thời cổ xưa cũng như địa bàn có con người
tụ cư sớm ở Yên Định. Thì khảo sát cổ học lại phát hiện được nhiều điều khác.
Các dấu tích về đồ đá tìm thấy ở núi Nuông (thuộc địa phân 3 xã là: Định Hoà,
Định Thành của Yên Định và xã Thiệu Long của Thiệu Hoá) bên tả ngạn của
sông Cầu Chày và núi Quân Yên bên hữu ngạn sông Mã, đã khẳng định được
rằng cách ngày nay rất xa xưa, cư dân Yên Định đã khá đông đúc. Đến thời đại
đồng thau và văn hoá Đông sơn, cư dân lưu trú đã toả rộng khắp lưu vực sông
Mã và toàn bộ vùng sông Cầu Chày lập nên biết bao ấp, trại ở Định Công, núi
Trịnh, Yên Thôn, Yên Định. Cứ như vậy, đời này qua đời khác họ lập nên thôn,
trang, làng, phường, chòm…với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Trong quá trình khai phá những vùng đất hoang để lập nên những làng
xóm mới, người dân Yên Định nhận thấy cần phải liên kết với nhau, tạo nên
một sức mạnh cộng đồng to lớn để khai phá, chinh phục tự nhiên, chống lại
thiên tai, địch hoạ. Đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên
1.2 Điều kiện tự nhiên
Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách thành
phố Thanh hoá 28km về phía Tây Bắc. Phía đông và phía bắc giáp huyện Vĩnh

Lộc, phía Tây Nam và phía Nam giáp huyện Thiệu Hoá, phía Tây và Tây Bắc
giáp huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ. Chính nhờ sự tiếp giáp này mà
trong quá trình hình thành các làng xóm mới, trong quá trình lao động sản xuất,
buôn bán giao thương với nhau, với tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau đã có một số làng …
Do địa hình nằm dọc theo sông Mã, có cả sông Cầu Chày chảy qua nên
phần lớn đất đai của huyện là đất Phù sa phân bố tập trung. “Diện tích đất tự
nhiên của huyện là 210,24km
2
, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn
nhất với 12608, 9ha, chiếm 58,50%, đất lâm nghiệp là 836,77ha, chiếm 41,17%,
đất chuyên dùng là 2994,99ha, chiếm 16,45%” (A4.20).
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một bộ phận đồi núi còn sót lại trước
được cấu tạo từ các đá phun trào, đá vôi và đá phiếm. Căn cứ theo nguồn gốc
phát sinh, thì ở Yên Định có hai hệ đất như sau:
- Đất phù sa cổ hình thành trên trầm tích các con sông
- Đất feralít trên địa hình đồi núi, trong đó có vùng đất đỏ ở vùng bán sơn
địa.
Từ xa xưa Yên Định được bao phủ với những cánh rừng bạt ngàn với
nhiều loại lâm sản quý như: Đinh ở Định Công, lim ở Định Tăng, rù rì ở Yên
Phong, cùng nhiều cánh rừng khác, trãi khắp các xã Yên Giang, Yên Thọ, Yên
Lạc, Định Hoà…
Ngày nay rừng tự nhiên hầu như không còn, thay vào đó là những vùng
đất trồng tre, luồng, đất trồng cây lâm nghiệp, tập trung ở các xã Yên Lâm, Yên
Giang, Yên Tâm, Yên Thịnh, Yên Hùng, Nông trường Thống Nhất, Định Hoà,
Định Tiến…
Khí hậu của Yên Định thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm,
mưa nhiều, nền nhiệt cao, hàng năm có 1700- 1800 giờ nắng, gió mùa đông bắc
thịnh hành vào mùa đông, gió mùa tây nam thịnh hành vào mùa hè. Khí hậu như
vậy là thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhưng thiên tai, nhất là bão lũ và nạn

khô hạn luôn là mối đe doạ đối với đời sống và các hoạt động sản xuất của nhân
dân trong huyện.
Sông Mã bắt nguồn từ rặng Pu Va ở Điện Biên Phủ, chảy qua Sầm Nưa
(Lào) vào Thanh Hoá với chiều dài 382km, chảy vào địa phận Yên Định với
chiều dài 30,5km và là ranh giới tự nhiên giữ hai huyện Yên Định và Vĩnh Lộc.
Sông Cầu Chày, tên gọi là Ngọc Chuỳ, nước chảy phẳng lặng, xưa nỗi
tiếng có nhiều chướng khí nên có câu ca “Sông Cầu Chày chó lội đứt đui”.
Sông Mã khi chảy qua địa phận Yên Định và sông Cầu Chày, nước của
các con sông có độ khoáng nhỏ, hàm lượng hữu cơ thấp, lượng phù sa nghèo lại
rất ít biến đổi theo thời gian nên đồng bằng do nó tạo ra nghèo độ phì, khu vực
cao thường chua và bạc màu. Tuy nhiên đó lại là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá. Ngoài giá trị về nước sinh hoạt tự nhiên, nó còn thoã mãn nhu cầu nước
tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp. Nhưng nó cũng không ít gây trở
ngại cho người dân, bởi khi nước của các con sông này kết hợp với lượng mưa
lớn và tập trung thì thường gây ra lũ lụt lớn. Trong lịch sử Yên Định đã từng
xảy ra nạn lũ lụt gây vỡ đê vào các năm 1927, 1945, 1973, 1986…làm thiệt hại
lớn tới người cuả của nhân dân, nhất là các xã nằm ven hai bên bờ sông. Hàng
năm qua, nhân dân Yên Định đã bỏ ra không ít công sức và tiền của để đắp đê,
trị thuỷ, nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào tác hại do lũ lụt gây ra.
Tài nguyên khoáng sản nghèo, chủ yếu là vật liệu xây dựng như; đá vôi,
đất sét, cát, sỏi có trữ lượng lớn, phân bố khắp nơi.
Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho nhân dân Yên Định nhiều nguồn lợi
lớn trong việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng,
phát triển kinh tế, nhưng chính nó cũng gây ra không ít khó khăn, trở ngại cho
người dân. Mỗi xã, mỗi làng trong huyện đều có những thế mạnh và hạn chế
trong việc khai thác các nguồn lợi do thiên nhiên mang lại. Cuộc sống nông
nghiệp luôn phải đối mặt với những thiên tai, địch hoạ. Với tinh thần tương thân,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong phát triển kinh tế. người
dân ở một số làng trong huyện và cả ngoài huyện đã tìm đến với nhau …
1.1 Dân cư và lao động

Yên Định là vùng đất hợp cư của dân trong và ngoài Tỉnh Thanh Hoá.
Theo Số liệu thống kê năm 1996, cả huyện có 173000dân. Tỷ lệ tăng dân số
trong những năm qua khoảng 1,6%. So với toàn tỉnh, mật độ dân số của Yên
Định tương đối cao. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, số ít hoạt động
tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và số hộ công nhân viên chức.
Dân tộc Kinh chiếm đại đa số, chỉ có một số hộ người Mường sống ở Yên
Lâm. Dân số của Yên Định thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm
gần 40%, so với người ngoài tuổi lao động chiếm 8%- 9%, số người sắp đến độ
tuổi lao động cũng khá lớn, hàng năm có khả năng bổ sung hàng ngàn người tạo
ra sức ép lớn về giải quyết công ăn việc làm và thu nhập kinh tế trong lúc tổng
sản phẩm xã hội tăng chậm.
Đội ngũ cán bộ có học vấn từ đại học trở lên đang công tác tại huyện
trong năm 1997 là 280 người. Bình quân 1000 dân có 1,6 người có trình độ đại
học.
Dân số và lao động trong huyện cũng trãi qua nhiều sự xáo trộn. Bên cạnh
số người rời quê cũ đi xây dựng kinh tế, còn một số lượng đáng kể di chuyển nội
vùng hoặc từ nơi khác đến.
1.2 Văn hoá xã hội
1.2.1 Yên Định là vùng đất được con người đến tụ cư từ rất sớm. Họ quây quần,
tụ họp nhau theo từng ngõ xóm và liên kết thành từng làng xã. Khi đã trở thành
đơn vị hành chính cấp cơ sở rồi, làng xã lại chia thành nhiều thôn với mấy xóm
lẻ, xóm nhỏ. Ngoài ra làng xã Yên Định còn chia thành giáp. Trong đó Giáp tập
hợp một, hai thôn hoặc vài dòng họ cùng quy tụ ở một khu vực hoặc một địa
bàn, có thành viên là trai đinh được hưởng mọi quyền lợi về phù sinh tống tử,
công điền, công thổ.
Cả huyện Yên Định có hơn 40 dòng họ đan xen, cư trú ở mọi địa bàn.
Trong đó họ Lê, Trịnh Nguyễn chiếm phần đông. Có lẽ trong quá trình cải biến,
sự chuyển đổi dọng họ cũng đã diễn ra như một số họ Lý vào thời Trần chuyển
sang họ Nguyễn, một số họ Đinh ở Đan Nê được mang quốc tính vào thời Lê.
Suốt mấy ngàn năm chung lưng đấu cật, xây dựng và bảo vệ xóm làng, dòng họ

nào cũng có những đóng góp nhất định. Các tộc phả, gia phả của nhiều dòng họ,
nhiều gia đình còn giữ được đến ngày nay đã phản ánh rõ điều đó.
Trong quá trình xây dựng xóm làng, lao động sản xuất, đấu tranh bảo vệ
xóm làng, quê hương đất nước, người dân Yên Định từ hàng ngàn năm qua đã
hình thành nên một đời sống văn hoá làng xã phong phú và đa dạng.
Tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, hướng về nguồn cội là một truyền
thống tốt đẹp của nhân dân Yên Định. Trãi qua bao năm tháng thực sự đã trở
thành một tín ngưỡng dân gian ăn sâu, bám rễ vào đời sống văn hoá tinh thần
của người dân. Họ thờ phụng không chỉ để toả lòng biết ơn về tổ tiên, cha ông –
những con người đã có công khai đất lập làng, bảo vệ làng xóm, quê hương đất
nước. Mà còn để mưu cầu cho cuộc sống của người dân được no đủ, mưa thuận,
gió hoà, mùa màng bội thu và xóm làng được bình yên, thịnh vượng. Trước đây
làng nào, xã nào trong huyện cũng có đình, đền, miếu phủ, nghè để thờ phụng
những người có công với xóm làng, đất nước. Hiện nay nhiều làng vẫn còn đình
như: đình làng Thiết đinh (Định Tường) thờ Lê Đình Kiên, đình làng Lê (Yên
Thái) thờ quản gia đô đốc Trịnh Phú Quân, đình làng Phú Hưng (Yên Thái) thờ
ông Trương Công Mỹ…nhiều đền thờ ở trong làng đã trở thành Quốc miếu như:
đền Đồng Cổ (Yên Thọ) thờ phụng thần Trống Đồng; nghè Hổ Bái (Yên Bái)
thờ thần Hợp Lang – con Lạc Long Quân; Phủ lời (Yên Trung); nghè Đắc Lộc
(Yên Thọ) thờ Lý Thường Kiệt; đền Khương Thượng Thư (Định Thành), đền
Đồng Phang (Định Hoà) thờ Ngô Thị Ngọc Giao- tiệp dư của Lê Thái Tông và
là mẹ của Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó có hàng chục đền, miếu, nghè khác thờ
phụng nhân thần hoặc thiên thần, được dựng lên ở nhiều làng xã khác như:
Trịnh Điện, Thiết Đanh, Căng thượng, Ngọc Vực, Duy Huyên…Chức năng của
các đền, nghè không chỉ là để thờ phụng Thành Hoàng làng hay các sức mạng
siêu nhiên khác, mà còn là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của các làng xã
như: tổ chức hội làng, tế lễ, sinh hoạt văn nghệ dân gian…
Các lễ hội ở huyện Yên Định là một hoạt động tiểu biểu về văn hoá, văn
nghệ dân gian. Trong các lễ hội song song với các nghi thức rước kiệu, tế lễ để
nhớ về tổ tiên, nguồn cội và cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, là các

hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian, tổ chức chơi các trò chơi, trò diễn dân
gian được người dân Yên Định sáng tạo ra trong thực tiễn lao động sản xuất
hàng nghìn năm qua như: trò chơi Chào rào ở Diên Thượng, đánh vật ở Bộc, săn
Cuốc ở Huê, săn chim, nấu cơm thi ở Kẻ Lào, chọi voi ở Chiềng, trò Chụt ở
Thiết Đanh, trò Chèo tàu trong hệ thống trò Chiềng, trò vật cù, trò đánh bài
điếm…Trong dân gian ở Yên Định còn lưu truyền những câu ca để nói về hệ
thống các trò chơi:
Trò Chiềng, vật Bốc, rối Si
Cơm đắp kẻ Hổ, cơm thi Kẻ Lào
Diên Thượng thì kéo choà rào
Làng Huê săn Cuốc, làng Lào săn chim
Tục ngữ, ca dao ở Yên Định thực sự là vốn quý trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam nói chung và của Yên Định nói riêng. Vùng đất Yên Định
với thiên nhiên đầy khắc nghiệt nhưng cũng chứa đựng trong nó biết bao sự tươi
đẹp, biết bao kỹ niệm và niềm tự hào, những sản vật của quê hương Yên Định
đã thể hiện lên thật cao đẹp, thân thương trong những câu ca dao, tục ngữ, câu
đối do những nghệ sĩ dân gian Yên Định sáng tác và lưu truyền:
- Đông Kinh có bức địa đồ
Có sông tắm mát có hồ Ngọc Châu
Trước làng thì có bãi dâu
Đằng sau voi, ngựa đứng chầu về am
Làng ta lục sĩ nhân quần
Địa linh, nhân kiệt hồng quần kém ai
- Trời đem Thánh Mẫu đến nơi này
Lập ấp, khai dân những tự ngày
Gấm vóc ngàn thu non với nước
Thái bình muôn thuở cỏ cùng cây.
[B18]
- Chè đồng sông, bông đồng Ải
- Đất Đào Ngang khoai lang thơm ngọt

[B13]
- Lũ Phong nước mắm, buôn trâu
Các bà, các chị buôn cau, buôn chè
[B14]
- Nhất thốn cẩm giang sơn dư đồ Yên Định
Bát hoang xuân lộ dữ cảnh sắc Thanh Hoá
Tạm dịch
- Một tấc dư đồ non sông gấm vóc trời Yên Định
Tám miền xuân cảnh đông vui lộ rõ đất Thanh Hoá
Bên cạnh kho tàng tục ngữ, ca dao, những nghệ sĩ dân gian Yên Định còn sáng
tác nên những làn điệu dân ca, hát đối đáp, hát ghẹo, hát chèo, hát phường vải,
hò sông Mã…Một số làng trong huyện như làng Tràng Lang- Nam Trịnh, Quan
Trì – Diên Thượng, Bái Thuỷ - Phúc Lập, Quãng Hán – Đa Nẫm, Hoạch Thôn –
Thuận Mỹ…lại có hệ thống các bài hát kết chạ diễn tả lại cảnh ngộ hai làng giúp
nhau khi hoạn nạn…Những sáng tác dân gian này được truyền khẩu và lưu
truyền trong dân gian qua nhiều đời và được biễu diễn trong những ngày hội
làng, trong khi lao động hay trong những đêm gió mát trăng thanh…
Nói đến truyền thống văn hoá làng xã của huyện Yên Định, chúng ta
không thể không nói tới lễ hội dân gian đền Đồng Cổ…
1.2.1 Tôn giáo và truyền thống cử nghiệp
Đạo Phật có mặt ở Yên Định khá sớm vào khoảng thời nhà Đinh, dấu vết
còn được ghi lại ở chùa Hưng Phúc (Định Tiến). Từ thời nhà Lý đến Hậu Lê,
đạo Phật phát triển mạnh với hệ thống các chùa ở Trịnh Lọc (Yên Phú), Quy
Sơn (Định Hải). Qua năm tháng, đạo phật và tín ngưỡng dân gian có sự đan
xen, hoà đồng rất rõ.
Thiên chúa giáo xâm nhập vào Yên Định từ thế kỷ XIX, chủ yếu là dọc
theo sông Mã, sông Cầu Chày như các xã Định Công, Định Tân, Yên Phong,
Yên Quý, Yên Thịnh, Yên Thái, Định Tăng…Nhiều giáo dân từ Nga Sơn, Nam
Định, Ninh Bình từ đầu thế kỷ XX đã xây dựng nên một số xóm đạo và các nhà
thờ đạo ở các làng xã trong huyện.

Thanh Hoá được coi là đất học của cả nước và Yên Định tự hoà là mảnh
đất có truyền thống cử nghiệp từ lâu trong lịch sử. Vào thế kỷ thứ VIII, hai anh
em Khương Công Phụ và Khương Công Phục, người làng Sơn Ôi (nay là làng
Tường Vân xã Định Thành) là những người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ở
Trung Quốc vào đời Đường Đức Tông (780- 804), được nắm giữ nhiều chức vụ
quan trọng trong triều đình nhà Đường. Từ đó cho đến triều Lê- Mạc, Lê Trung
Hưng trở về sau, sự nghiệp khoa cử ở Yên Định có dịp khai hoa, kết trái. Theo
số liệu thống kê (chưa đầy đủ) thì trong mấy trăm năm thi cử Hán học, Yên
Định có 11 vị đỗ đại khoa (tiến sĩ), ngoài ra còn có hơn 30 cử nhân đỗ vào thời
nhà Nguyễn.
Để đạt được những thành tựu về cử nghiệp, nhiều làng xã trong huyện đã
đề ra nhiều hình thức khuyến học như: miễn phu đài, tạp dịch, đặt học điền…
Hiện nay, truyền thống cử nghiệp từ xa xưa vẫn được các thế hệ con em Yên
Định kế tục và phát huy. Nhiều làng xã trong huyện vẫn có hàng chục nhà Khoa
học đạt học vị tiến sĩ, phó Giáo sư làm việc trong và ngoài nước. làng nào cũng
có người học Đại học.
Với truyền thống hiếu học từ hàng ngàn năm qua, vùng đất Yên Định đã
đóng góp cho quê hương đất nước một đội ngũ đông đảo những nhà quản lý,
chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học nỗi tiếng như: Khương Công
Phụ, Khương Công Phục, Hoàng Hối Khanh, Ngô Kinh, Trịnh Thiết Tường, Hà
Tông Huân, Lê Đình Kiên, Trần Ân Chiêm Họ chính là những người có công
rất lớn trong việc xây dựng, mở mang vùng đất Yên Định từ hàng ngàn năm
qua, để quê hương Yên Định được giàu đẹp như ngày hôm nay. Với tài năng và
những đóng góp to lớn của mình, họ thực sự đã trở thành niềm tự hào của
không chỉ nhân dân Yên Định (nói riêng) mà là của cả nước (nói chung).
1.4.3 Hoạt động Kinh tế
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên mang lại nền nông là nghề chính của
đại đa số nhân dân trong huyện.
Trong nông nghiệp, cây trồng chủ đạo vẫn là cây lúa với nhiều giống lúa
khác nhau như: lúa lốc, lúa chăm, lúa tám thơm, lúa màu trắng, lúa nếp cái hoa

vàng, lúa chiêm…Trước đây và hiện nay, Yên Định vẫn là vựa lúa của tỉnh
Thanh Hoá. Ngoài cây lúa, nhân dân trong huyện còn trồng nhiều cây hoa màu,
cây công nghiệp, lâm nghiệp khác như: lạc, khoai, sắn, ngô, bông, dâu, tre,
luồng…
Ngày xưa trong dân gian Yên Định còn lưu truyền các câu ca:
Lạc chí trồng đất Nỗ Trai
Khoai lang đồng Hội không ai sánh bằng
Mạ thì đồng Nồn, ruộng cồn đồng Nỗ
Mạ đồng Chông quẳng lúa về nhà.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng khá phát triển ở Yên Định. Đây là
vùng có tiếng về nhiều trâu, bò, lợn giống tốt đã đi vào những câu ca:
Trai Hổ Bái
Gái Đan Nê
Lợn xề làng Quãng
[B7]
Bánh đúc kẻ Go
Trâu bò chợ Bản
[B16]
Một số vùng thuộc địa hình đồi núi ở Yên Thọ, Yên Lâm, Định Tiến,
Định Hải, Định Thành nuôi nhiều dê. Ngoài ra, trên địa hình huyện lại có nhiều
ao hồ, đầm hoang có diện tích lớn, đã được người dân khai thác để nuôi ca.
Nghề thủ công tuy cũng đã dạng nhưng không phát triển mạnh, chủ yếu là
nghề đan thúng, rỗ rá, đục đá, rèn, rệt vải, dệt tờ tằm, nghề nung gạch ngói nỗi
tiếng ở Cẩm Trướng (Định Công) và một số nghành nghề nhỏ lẻ khác ít nhiều
hỗ trợ cho đời sống và phát triển kinh tế ở Yên Định.
Buôn bán ở Yên Định ra đời sớm, có nhiều điều kiện để hỗ trợ cho kinh tế
tiểu nông ở địa phương vốn đã khép kín. Vùng Đan Nê đã được sách Đại Nam
nhất thống trí mô tả như là một trung tâm thương mại khá sầm uất, vì có “bến
đò cổ, dân cư buôn bán khá đông. Đó cũng là nơi đô hội của vùng Ái Châu vậy”
[A4. 25].

Từ thời nhà Nguyễn, Yên Định đã có 03 chợ lớn: chợ Sét, chợ Yên Định
(Định Tân) và chợ Bái Châu (Yên Bái). Đến nay hệ thống chợ đã được mở ở
hầu hết khắp địa bàn, trong đó lớn nhất là chợ Bản (Định Tăng). Chợ được xây
dựng vào thời nhà Lê (1435), là trung tâm giao lưu hàng hoá, buôn bán giữ miền
xuôi với miền ngược, giữ nam và bắc. Chợ đã thu hút được đông đảo kẻ bán
người mua ở khắp mọi nơi trong và ngoài tỉnh đến giao thương buôn bán với
nhiều loại hàng hoá. Sự nỗi tiếng của chợ Bản đã đi vào nhiều câu ca:
Chợ Bản là chợ bản ta
Hai dãy hàng quà, bốn dãy hàng bông
Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Ta lấy cô mình làm vợ nên chăng
Dù ai vọng giá nghênh ngang
Đã đến chợ Bản cũng chè bằng nước ao
Nào ai đi ngược về xuôi
Nhớ phiên chợ Bản đông vui mà về
Buôn chi mà lại bán chi
Chín phiên chợ Bản anh đi cả mười
[B16]
Làng Bái Trại (Định Tăng), do có chợ Bản nỗi tiếng nên đã được nhiều
làng khác trong và ngoài huyện đến kết chạ để tạo điều kiện cho người dân của
làng họ đến để buôn bán, giao thương được thuận lợi.
Ngoài hai thị trấn: Quán Lào và Nông trường Thống Nhất, Yên Định còn
có nhiều thị từ phân bố khắp nơi trong huyện như: Yên Lâm, Yên Tâm, Yên
Bái, Kiêu, Đồn Trang, Sét…Hệ thống chợ và nhịp độ buôn bán trao đổi ở các thị
tứ, thị trấn chính là bộ mặt của hoạt động kinh tế, thương mại của Yên Định.
Giao thông đường bộ trước kia không thuận lợi, chỉ phù hợp trong những
ngày nắng ráo, khi mưa đi lại rất khó khăn. Ngược lại, giao thông đường thuỷ
khá thuận lợi, sớm phát triển và có một yếu tố thúc đẩy guồng máy kinh tế của
huyện.
Sông Mã có một đoạn chảy qua địa phần Yên Định dài 30.5km, lòng sông

rộng và sâu, tàu thuyền trọng tải lớn có thể cập bến dễ dàng ở bến Hoành, bến
Sét, bến Kiểu, Yên Thọ, Đồn Trang. Từ đây tàu thuyền cũng có thể xuôi ra Hàm
Rồng, Cửa Hới ra biển Đông.
Sông Cầu Chày, từ ngã ba Định Công (nơi sông Cầu Chày hợp với sông
Mã) thuyền bè dễ dàng ngược Bến Hải Quật, Bái Ân, cầu Si hoặc lên Lim,
Hoạch Thôn với chiều dài 25km.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của huyện Yên Định chủ yếu là nghề nông
kết hợp với một số nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Chính đặc thù kinh tế này là
cầu nối, liên kết các nhân dân trong các xã trong huyện lại với nhau. Với tinh
thần tương thân, tương trợ người dân ở mỗi làng đều tạo điều kiện thuận lợi nhất
những lợi thế mà làng xã mình có cho người dân các làng xã khác để cùng nhau
lao động, sản xuất phát triển kinh tế như: giúp cho các làng bạn những giống
trâu bò, lợn giống tốt, cho mượn đất để làng bạn trồng trọt, chăn thả trâu bò, gà,
vịt…những hoạt động kinh tế đã ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình
thành nên tục …….
1.3 Tiểu Kết
Yên Định là huyện có vị trí địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi,
nên từ hơn hai nghìn năm trước đã có con người đến tụ cư, khai khẩn đất hoang
lập nên những làng xóm mới. con người Yên Định với bản chất cần cù, chịu
thương chịu khó, với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái từ hàng nghìn
đời qua cùng nhau khái phá các vùng đồng bằng, đồi núi, đất bồi ven sông tạo
thành một vùng sản xuất nông nghiệp trù phú và đa dạng kết hợp với buôn bán
nhỏ. Sức lao động và sáng tạo không ngưng của biết bao thế hệ người dân trong
huyện đã góp phần xây dựng và tô đẹp cho quê hương Yên Định ngày hôm nay.
Cùng với quá trình khai phá đất hoang và chinh phục tự nhiên, lao động và sản
xuất, các thế hệ người dân đã hình thành nên một vùng văn hoá dân gian truyền
thống đa dạng và độc đáo mang đậm bản sắc của một làng quê nông nghiệp cổ
truyền. Trong kho tàng văn hoá dân gian truyền thống của Yên Định, có một tục
đã chi phối rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và đời sống văn hoá làng xã của
nhiều xã trong huyện. đó là lễ hội….

2. Một số giới thiệu chung về làng Đan Nê
2.1. Vị trí địa lý
Làng Đan Nê thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh hoá. Xưa,
làng có tên gọi là làng Khải Lao, sau đổi thành là Đan Nê, nghĩa là Bùn đỏ.
Theo sách sử chép lại vào thời nhà Lý đi dẹp loạn quân Chiêm Thành có nghỉ
chân tại núi Đồng Cổ. Trong lúc nghỉ, ngựa của đoàn có xuống hồ Bán Nguyệt
để uống nước, bỗng nhiên mõm ngựa chuyển thành màu đỏ. Từ đó, tên làng
Khải Lao được chuyển thành Đan Nê.
Làng Đan Nê nằm ngay trên mảnh đất có vị trí tự nhiên rất thuận lợi và
thơ mộng, có sông, có núi, có những cánh đồng lúa bát ngát. Đây là làng đầu
tiên của xã Yên Thọ. Phía Bắc giáp với xã Quý Lộc, Phía nam giáp với xã Yên
Trường, phía tây giáp với xã Yên Trung, phía đông là dòng sông Mã uốn mình
lượn quanh.
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của làng
Đan Nê là một làng thuần nông, có nền kinh tế khá phát triển. Dân cư trong
làng chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài ra còn có các
nghề buôn bán phụ. Đời sống của người dân đang ngày một đổi thay, những
ngôi nhà ngói xưa kia giờ đang thay dần bằng những ngôi nhà cao tầng mọc lên
khắp xã. Đây cũng là một làng có truyền thống hiếu học, hằng năm tỉ lệ học sinh
thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng rất cao.
Ngày này, làng vẫn duy trì những truyền thống văn hoá tốt đẹp, như truyền
thống tương thân tương ái,đoàn kết trong nhân dân nỗi bật là việc giữ gìn di
tích lịch sử và duy trì lễ hội đền Đồng Cổ- nơi thờ vị thần linh của làng mà cũng
là của cả dân tộc (Thần Đồng Cổ).

II. VỀ DI TÍCH ĐỀN ĐỒNG CỔ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng và lễ hội đền Đồng Cổ Đan Nê – Thanh hoá 2
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4.1. Nguồn tư liệu 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu: 3
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI 3
PHẦN NỘI DUNG 4
2. Một số giới thiệu chung về làng Đan Nê 18
2.1. Vị trí địa lý 18
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của làng 18
II. VỀ DI TÍCH ĐỀN ĐỒNG CỔ 18
1. Kiến trúc đền 18
2. Tín ngưỡng Thần Đồng Cổ 18
CHƯƠNG 2. SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG - VĂN HOÁ Ở ĐỀN ĐỒNG CỔ 18
LỄ LỆ 18
2. LỄ HỘI 18
Trước hội 18
2.2. Chính hội 18
2.2.1.Phần Lễ: 18
2.2.2. Phần hội 18
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT 18
1. Những giá trị 18
2. Ý nghĩa 18
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

×