Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Văn hóa vùng tại Việt Nam - ngô đức thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.12 KB, 23 trang )

Chương 3
Phác Thảo Phân Vùng
Văn Hoá ở Nước Ta
I. Một Số Quan Niệm Chung
Để nhận thức về vùng và phân vùng VH, trong công tŕnh nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái
niệm cơ bản, đó là "vùng văn hoá" (hay vùng văn hoá - lịch sử). Vậy, nội dung của khái niệm
trên là ǵ?
Vùng Văn Hoá là một vùng lănh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư
sinh sống ở đó từ lâu đă có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về
tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội, giữa họ đă diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua
lại, nên trong vùng đă h́nh thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật
chất và văn hoá tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác.
Khái niệm vùng văn hoá (hay vùng VH - LS) phản ánh sự tương đồng văn hoá của cư dân các
dân téc sinh sống trong xă hội tiền công nghiệp, nă phân biệt với khái niệm "tổ hợp kinh tế - văn
hoá" (tổ hợp KT - VH) mà một số nhà nghiên cứu sử dụng để nhận dạng văn hoá của xă hội công
nghiệp và hậu công nghiệp, như tổ hợp KT - VH Nhật Bản ở Viễn Đông, Bắc Mỹ hay Tây Âu
Trong xă hội tiền công nghiệp của nước ta, nền tảng và diện mạo của văn hoá dân téc cơ bản là
văn hoá dân gian, văn hoá của nông thôn, nông dân và truyền khẩu. Văn hoá chuyên nghiệp bác
học nảy sinh, phát triển từ cội nguồn của văn hoá dân gian, tác động và ảnh hưởng qua lại với
văn hoá dân gian.
Để tạo nên vùng văn hoá thường có nhiều nhân tố tác động. Trước nhất phải kể đến môi trường
tự nhiên và các hoạt động sản xuất của dân cư. Rơ ràng là môi trường đồng bằng, miền núi, cao
nguyên, duyên hải cùng với các hoạt động kinh tế, như săn bắt, hái lượm, làm nương rẫy, đánh
cá, làm ruộng nước quy định và để lại dấu Ên đậm trong đời sống văn hoá và các sắc thái văn
hoá. Ḥ Huế gắn với môi trường sông nước cảnh sắc sơn thuỷ kỳ thó, Ví phường vải ra đời từ hoạt
động làm bông dệt vải của người Xứ Nghệ, Chèo là sản phẩm của đồng quê lúa hạ lưu sông
Hồng, Múa rối nước là loại h́nh sân khấu dân gian độc đáo gắn liền với vùng chiêm trũng. Môi
trường chiêm trũng này cũng kích thích việc h́nh thành và phát triển các nghề thủ công truyền
thống
Cũng có thể trong một vùng văn hoá, có một số tiểu môi trường cảnh quan, như đồng bằng, biển,
đồi núi và kèm theo đó là những hoạt động sản xuất khác nhau, tuy nhiên trong đó vẫn thấy loại


cảnh quan và hoạt động sản xuất nào là chủ đạo. Dù sao chăng nữa th́ những quy định và ảnh
hưởng của môi trường và hoạt động sản xuất đối với đời sống văn hoá cũng chỉ là gián tiếp và là
một trong những nhân tố tác động mà thôi.
Trong không Ưt trường hợp, cư dân sinh sống trong một vùng v́ có cùng nguồn gốc lịch sử nên
giữa họ vẫn giữ lại những tương đồng văn hoá bền vững. Cư dân Việt ở đồng bằng và trung du
Bắc Bộ là di duệ trực tiếp của những người Việt Cổ, là chủ nhân của văn hoá Đông Sơn, là nơi
h́nh thành quốc gia cổ đại Văn Lang - Âu Lạc, rồi sau đó là quá tŕnh tiếp xúc với văn hoá Hán,
nơi tồn tại và phát triển nền văn minh Thăng Long suốt thời phong kiến tự chủ Nhân tố nguồn
gốc và lịch sử đó đă góp phần đáng kể tạo nên sự thống nhất văn hoá của vùng Trung du và
Đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể dẫn chứng thêm về vùng văn hoá Tây Nguyên. Hiện tại, ở đó có trên hai mươi téc người
bản địa cùng sinh sống, nhiều téc người có mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử lâu đời, hiện tại
quá tŕnh téc người c̣n đang tiếp diễn theo hướng, hoặc là từ cộng đồng lớn phân hoá thành nhiều
nhóm địa phương, hoặc là các nhóm kế cận đang hoà hợp vào với dân téc lớn, nên tính thống
nhất văn hoá vùng Tây Nguyên rất rơ nét.
Nhân đây, về phương diện lư luận, chúng ta có thể xem xét nhân tè téc người và cùng với nó là
ngôn ngữ trong việc h́nh thành các vùng văn hoá. V́ vùng văn hoá h́nh thành và tồn tại là kết quả
tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, xă hội và lịch sử, trong đó quan hệ giao lưu ảnh hưởng qua
lại có vai tṛ quan trọng hàng đầu, nên trong một vùng văn hoá không nhất thiết phải là một téc
người mà có thể có nhiều téc người, ngược lại một téc người lại có thể thuộc nhiều vùng văn hoá
khác nhau. Tất nhiên, trong một vùng văn hoá chỉ có một téc người sinh sống th́ tính thống nhất
văn hoá của nó đă có ngay từ cội nguồn, c̣n nếu trong một vùng có nhiều dân téc th́ để tạo nên
những đặc trưng văn hoá chung của vùng th́ trong quá tŕnh lịch sử giữa các téc người đă có mối
quan hệ giao lưu, ảnh hưởng sống động. Bởi thế, phương án có phần nào mang tính chắp vá của
Trần Độ, trong đó mỗi dân téc thiểu số tạo thành vùng riêng là không hợp lư. Không có cái gọi là
vùng văn hoá Chăm hay vùng văn hoá Khơme, mà trong vùng văn hoá duyên hải nam Trung Bộ,
văn hoá Chăm có vai tṛ quan trọng và từ lâu đă giao lưu với văn hoá người Việt trong vùng.
Cũng không có vùng văn hoá Khơme, mà trong vùng văn hóa Nam Bộ, văn hóa Khơme đă giao
lưu và ảnh hưởng qua lại với văn hoá Việt và Hoa để h́nh thành nên các đặc trưng văn hóa chung.
Càng không bao giê có cái gọi là vùng văn hoá Hmông - Dao v́ họ sinh sống xen cài với nhiều

téc người khác, chưa bao giê thành một vùng rơ rệt hay dân số của hai dân téc này chiếm đa số
trong một vùng nào đó. Chỉ có vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi bắc Trung Bộ mà trong đó văn
hoá Thái giữ vai tṛ chủ đaọ, ảnh hưởng tới nhiều dân téc khác, chứ đó không phải là vùng văn
hoá Thái. Cũng tương tự, vùng Việt Bắc và Đông Bắc là vùng văn hoá mà trong đó văn hoá Tày -
Nùng giữ vai tṛ chủ đạo, chứ không có cái gọi là vùng văn hoá Tày - Nùng (Trần Độ, 1987).
Chúng tôi đồng ư với ư kiến của Hoàng Tiến Tựu khi ông nhấn mạnh tới vai tṛ của ngôn ngữ
trong việc h́nh thành các vùng văn học dân gian. Đó là phương tiện để sáng tạo và chuyển tải văn
hoá, nhất là văn hoá dân gian. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, để tạo nên tính thống nhất của các
loại h́nh và đặc trưng văn hoá th́ ngôn ngữ không nhất thiết là hàng rào không thể vượt qua. Một
mặt, ở các dân téc khác nhau, nói ngôn ngữ khác nhau cũng vẫn có thể có cùng một môtíp văn
hoá chung, thể hiện trong các huyền thoại, cổ tích, trong lễ nghi, tín ngưỡng, trong kiến trúc và
trang trí, trong tư duy và tri thức, trong nhạc cụ và giai điệu Mặt khác, trong mỗi vùng khi có
nhiều dân téc cùng xen cư th́ thường h́nh thành khuynh hướng lấy một ngôn ngữ dân téc có dân
số đông nhất, tŕnh độ phát triển cao nhất làm ngôn ngữ giao tiếp. Đó là trường hợp tiếng Việt ở
nhiều vùng trong nước, tiếng Thái ở Tây Bắc, tiếng Tày - Nùng ở Việt Bắc, tiếng Êđê ở trung
Tây Nguyên, tiếng Bana ở bắc Tây Nguyên Và cũng do lan toả của ngôn ngữ, mà các hiên
tượng văn hoá cũng lan toả theo tạo nên mối dây giao lưu, ảnh hưởng giữa các téc người. Kinh
nghiệm thực tế cho ta thấy, các môtíp huyền thoại suy nguyên, như quả bầu mẹ, trứng thần,
chă đều không phải của riêng dân téc nào, mà mang đặc trưng vùng.
Tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội cũng góp phần quy định các đặc trưng văn hoá vùng.Trước
nhất phải nói tới cơ chế sáng tạo và hưởng thụ các sản phẩm văn hoá chịu sự quy định trực tiếp
của tŕnh độ phát triển xă hội. Thí dụ, ở Tây Nguyên, các téc người c̣n ở tŕnh độ phát triển tiền
giai cấp, nên văn hoá Tây Nguyên, mang tính cộng đồng cao, kể cả về mặt sáng tạo và hưởng
thụ. Điều này ảnh hưởng tới các h́nh thức lễ hội, sinh hoạt hát kể Khan và lưu truyền Khan (sử
thi), các h́nh thức sinh hoạt dân gian khác, như cưới xin, ma chay Xă hội Tày - Thái ở thung
lũng miền núi phía Bắc, đă bước vào giai đoạn đầu của xă hội có giai cấp, nên những sáng tạo và
hưởng thụ văn hoá không c̣n mang tính cộng đồng cao như ở Tây Nguyên, vai tṛ trí thức dân téc
và các chóa đất, thổ ti, tức là những tầng líp trên của xă hội đă can thiệp vào quá tŕnh sáng tạo và
hưởng thụ văn hoá, đă có sự "gia công" và "nâng cao" của tầng líp xă hội này đối với sản phẩm
văn hoá dân gian. Từ Chi đă cho rằng Mo Mường như ta biết hiện nay đă là sản phẩm văn hoá

quư téc Mường trên cơ sở nâng cao văn hoá dân gian Mường. C̣n ở tŕnh độ xă hội người Việt đă
phong kiến hoá cao th́ trong bản thân văn hoá dân téc dần dần h́nh thành hai ḍng văn hoá khá rơ
nét.
Tŕnh độ xă hội c̣n ảnh hưởng tới tŕnh độ tư duy văn hoá - nghệ thuật, h́nh thành các h́nh tượng và
biểu tượng. H́nh tượng đá vọng phu phổ biến ở người Việt nhưng lại xa lạ với người dân téc Tày,
Nùng, dù di tích đó nằm ngay trên địa bàn các dân téc đó. Tư duy ở tŕnh độ thần bí và điềm
mộng đă ảnh hưởng nhiều tới các sắc thái và đặc trưng văn hoá các dân téc Tây Nguyên. Tư duy
vũ trụ luận nguyên sơ kiểu âm dương lưỡng phân lưỡng hợp đă để lại dấu Ên rơ rệt trong nhiều
hiện tượng và h́nh tượng văn hoá của nhiều téc người.
Nh́n theo phương pháp tiếp cận hệ thống th́ trong nhiều nhân tố tác động để h́nh thành nên vùng
văn hoá hay vùng thể loại, th́ thường có nhân tố chủ đạo gọi là nhân tố tạo hệ thống. Trong phần
lớn các trường hợp đó là quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa các dân téc, các bộ phận dân
cư nội vùng và ngoại vùng. Càng ngày người ta càng có thêm nhiều tư liệu chứng minh quan hệ
giao lưu ảnh hưởng văn hoá giữa các dân téc và khu vực đă có từ rất sớm ngay trong xă hội
nguyên thuỷ và vai tṛ to lớn của nó đối với sự h́nh thành và phát triển văn hóa nhân loại. Tuy
nhiên cũng không thể cực đoan tới mức quy tất cả sự tiến bộ văn hoá vào sự phát tán văn hoá từ
một trung tâm, phủ nhận tính sáng tạo địa phương và dân téc như trường phái "phát tán văn hoá"
đă từng chủ trương, cũng như tránh phía cực đoan khác là quá nhấn mạnh vai tṛ bản địa, phủ
nhận giao lưu, ảnh hưởng văn hoá.
Để tạo nên sắc thái văn hoá chung của vùng văn hoá Nam Bộ, từ nhiều thế kỷ nay ở đây đă diễn
ra quá tŕnh giao lưu, ảnh hưởng qua lại sống động giữa người Việt với người Khơme, Hoa và
Chăm, nhiều hiện tượng hay mô típ văn hoá đă trở thành kho vốn chung của cả vùng. Ở vùng
Trung Bộ và nam Trung Bộ th́ quá tŕnh đồng hoá, giao lưu Việt - Chăm đă diễn ra c̣n sâu sắc hơn
nhiều, khiến không Ưt bộ phận dân cư Chăm đă bị Việt hóa hay ngược lại, hiện tượng thờ Thánh
Mẫu Thiên Ya Na ở Huế và nam Trung Bộ là hiện tượng hỗn dung văn hoá Việt - Chăm, giữa
thánh Mẫu Liễu Hạnh của Việt và Pôn Inư Nưgar của Chăm (Ngô Đức Thịnh, 1991), nhiều làn
điệu dân ca miền trung là kết quả giao tiếp dân ca Việt và Chăm (Lê Văn Hảo, 1983); rồi chiếc
cày Chăm trở thành cày khu V của người Việt, con thuyền biển của vương quốc Chămpa xưa
thành chiếc ghe bầu của vùng Quảng Nam - Đà Nẵng (Ngô Đức Thịnh, 1981, 1984).
Vùng văn hoá Xứ Lạng là một thí dụ khá tiêu biểu khi xem xét vai tṛ của giao lưu văn hoá nội và

ngoại vùng. Dân téc Tày và Nùng vốn xa xưa cùng nguồn gốc, sau phân chia thành hai téc người
Tày và Nùng, nhưng nay cùng chung sống trên một địa bàn nên giữa họ đang diễn ra quá tŕnh hội
tụ Tày - Nùng. Dân téc Tày và Nùng chiếm đa số trong dân cư các dân téc Xứ Lạng, đă có những
ảnh hưởng đáng kể tới nhiều téc người nhỏ khác. Cộng đồng Tày, Nùng lại sớm tiếp xúc với
người Việt ở phía nam và người Hoa ở phía bắc và sau đó cùng chung sống và diễn ra quá tŕnh
hỗn dung về chủng téc và văn hoá giữa Tày, Nùng với Việt và Hoa. Đây là chưa kể một bộ phận
người Việt sinh sống ở đây đă bị Tày hoá (Ngô Đức Thịnh, 1987). Chính quá tŕnh giao lưu ảnh
hưởng sống động ở vùng cửa ngơ biên giới này đă tạo nên các sắc thái văn hoá đặc trưng của văn
hoá Xứ Lạng.
Tiểu vùng văn hoá Thăng Long - Hà Nội h́nh thành là do kết quả lâu dài của quá tŕnh giao lưu,
ảnh hưởng. Là trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước từ hơn một ngàn năm nay, Thăng Long
- Hà Nội là trung tâm thu hót các tinh hoa, giá trị và nhân tài của mọi miền đất nước để từ đó,
trong khung cảnh của đô thị đă chắt lọc và nâng cao các thành tựu và giá trị văn hoá của các địa
phương để trở thành đặc trưng và đỉnh cao văn hoá dân téc - quốc gia, rồi ảnh hưởng trở lại mọi
miền đất nước. Hơn thế nữa, Thăng Long - Hà Nội là cửa ngơ, là trung tâm giao lưu với thế giới
bên ngoài, từ Trung Hoa xuống, từ Ên Độ sang và sau này từ phương Tây tới, tạo nên mối giao
hoà của văn hoá Việt Nam với thế giới bên ngoài. Tất cả những ǵ là đặc trưng của văn hoá tiểu
vùng thăng Long - Hà Nội phần lớn là kết quả của quá tŕnh giao lưu đa chiều Êy.
Khi xem xét các vùng thể loại văn hoá cũng cần phải lưu ư tới nhân tố giao lưu, ảnh hưởng.
Chẳng hạn khi nghiên cứu vùng âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta không thể không
lưu ư tới giao lưu giữa Tây Nguyên với vùng xung quanh, như miền Trung Việt Nam, Lào và
Cămpuchia, nơi mà xưa kia đă sản xuất cồng chiêng để bán cho Tây Nguyên, xem xét vùng sử
thi Khan của người Êđê và Akha Juka của người Raglai cũng không thể không lưu ư tới những
ảnh hưởng của văn hoá Chăm, nghiên cứu các loại dân ca trung và nam Trung Bộ không thể
không lưu ư giao lưu Việt - Chăm
Trong các nhân tố tạo vùng chúng ta cũng nên chú ư tới vai tṛ của các trung tâm chính trị, kinh
tế, xă hội. Ở đây, chúng ta không cực đoan tới mức sa vào cái gọi là "chủ nghĩa trung
tâm" (Centrisme) của lư thuyết phát tán văn hoá, ṿng văn hoá, nhưng đồng thời cũng không xem
nhẹ vai tṛ của trung tâm trong việc tạo nên các giá trị văn hoá.
Quy luật phát triển kinh tế - xă hội cũng như văn hoá không bao giê là dàn đều, mà thường từ các

trung tâm rồi lan toả và phổ biến rộng ra các nơi xung quanh. Vai tṛ của trung tâm thường là nơi
phát sinh, nâng cao, tiếp nhận rồi từ đó lan toả đi khắp nơi theo quy luật lan truyền văn hoá của
cả vùng, nơi đó phải có những điều kiện về phát triển kinh tế, trung tâm chính trị - xă hội, nơi
đầu mối giao lưu, nơi tập trung những trí thức và nhân tài Trung tâm có thể là một vùng, là một
đô thị xưa, trụ sở của chính quyền, một thương cảng, một học phái, một gia téc, thậm chí một cá
nhân
Khi nhắc tới vùng văn hoá Kinh Bắc - Bắc Ninh, người ta không thể không nói tới trung tâm văn
hoá cổ Long Biên và Luy Lâu; nói tới tiểu vùng văn hoá Thăng Long - Hà Nội không thể không
nói tới Thăng Long 36 phố phường, vùng Huế - Thừa Thiên là kinh thành Huế, của vùng Nam
Bộ là Sài G̣n - Bến Nghé, của xứ Lạng là Lạng Sơn - Đoàn Thành, xứ Quảng là Hội An - Đà
Nẵng, xứ Sơn Nam là Trường Yên - Thiên Trường Với từng thể loại văn hoá - văn nghệ chúng
ta cũng có thể t́m thấy các trung tâm phát xuất và tiêu biểu: chèo ở Thái B́nh, quan họ Bắc Ninh,
hát văn Nam Định, hát xoan Phú Thọ, ḥ Huế, bài cḥi B́nh Định, rối nước làng Nguyễn (Thái
B́nh), vật vơ Tây Sơn (B́nh Định) Việc phát triển và phổ biến của một số loại h́nh nghệ thuật
dân téc gắn liền với một số nghệ nhân tiêu biểu, như cải lương Nam Bộ có Năm Châu, Bẩy
Nhiễu, Tám Danh, Ba Du, Ba Vân
Nhận thức về vùng văn hoá và phân vùng văn hoá liên quan trực tiếp tới việc nêu các đặc trưng
vùng, định các tiêu chí phân vùng, xác định các cấp bậc phân vùng và ranh giới của vùng.
Đặc trưng văn hoá vùng đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng nhất để phân vùng văn hoá. Thực
chất của việc phân vùng là thuộc tư duy phân loại loại h́nh, mà mỗi loại h́nh như vậy tồn tại
trong một không gian nhất định. Trong phân loại loại h́nh hay phân vùng, người ta phải lùa chọn
một tập hợp các yếu tố đặc trưng hay c̣n gọi là tiêu chí để phân loại hay phân vùng. Về phương
diện loại h́nh học và phân loại loại h́nh, th́ trong một tập hợp các yếu tố càng có nhiều yếu tố đặc
trưng th́ việc phân loại càng chính xác. Các tiêu chí phân loại không phải là bất ḱ và ngẫu nhiên,
mà chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên thể thống nhất phản ánh bản chất của hiện
tượng. Tuy nhiên, trong tập hợp tiêu chí phân loại Êy, không phải mọi tiêu chí đều có giá trị phân
loại h́nh như nhau, mà thường có một sè tiêu chí mang tính loại h́nh đặc trưng hơn các tiêu chí
khác (Ngô Đức Thịnh, 1982).
Những biểu hiện của vùng văn hoá mang tính đa vẻ, thể hiện trên toàn bộ các mặt của đời sống
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc trưng hơn cả là lối

sống, nếp sống của cư dân, như việc làm lụng, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí,
phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội; các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, nhất là văn hoá nghệ
thuật dân gian, như văn học dân gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian, và chơng
mực nào đó c̣n thấy ở phong cách và tâm lư của con người
Tất nhiên, những đặc trưng văn hoá vùng kể trên không phải lúc nào cũng biểu hiện như nhau ở
tất cả các vùng văn hoá khác nhau, mà thường trong một tập hợp những đặc trưng của mỗi vùng
cụ thể có những đặc trưng "trội", tạo nên cái hồn, cái "tính cách"riêng của vùng đó. Người
nghiên cứu phải phát hiện được đặc trưng "trội", bắt được cái "tính cách" Êy.
Đối với vùng văn hoá đất Tổ, phải chăng đặc trưng "trội" Êy là cái cốt cách lịch sử đă thấm
đượm vào tâm thức của dân gian, các di tích lịch sử, những truyền thuyết, lễ nghi, phong tục gắn
với thời dựng nước, với các nhân vật nửa lịch sử, nửa huyền thoại: Hùng Vương, Tản Viên - Sơn
Tinh, Hai Bà Trưng C̣n đối với vùng văn hóa Kinh Bắc th́ có lẽcái đằm thắm, tinh tế của văn
hoá mét miền quê hầu như đă thể hiện đầy đủ trong làn điệu dân ca Quan họ, văn hoá Quan họ;
với vùng Xứ Nghệ và Xứ Đồng Nai - Gia Định th́ người ta lại thường nghĩ nhiều tới phong cách
tính cách con người: tính cách Xứ Nghệ, tính cách Nam Bé, hai tính các có phần tương phản
nhau, nhưng lại cùng góp phần làm giàu cái đa dạng tính cách con người Việt Nam, c̣n với Xứ
Thanh, đất B́nh Định th́ người ta có thể nhận biết qua một nét trội nổi đó là truyền thống thượng
vơ, Thăng Long - Hà Nội, đất văn vật, ngh́n năm văn hiến với cái thâm thuư của trí sĩ Bắc Hà,
cái hào hoa, thanh lịch của nếp sống thượng Kinh
Trong phân loại cũng như phân vùng nói chung, bao giê cũng có các cấp bậc từ rộng đến hẹp, từ
chung tới riêng, làm sao các cấp bậc Êy bao chứa và phản ảnh được các sắc thái phong phú và đa
dạng của tính thống nhất và khác biệt của văn hoá vùng. Trong một số công tŕnh về văn hoá vùng
của ḿnh, chúng tôi đă đưa ra hệ thống các cấp bậc phân vùng văn hoá rộng hẹp sau đây: miền,
khu vực, tiểu khu vực, vùng, tiểu vùng Thí dụ, Đông Nam Á là miền văn hoá - lịch sử, trong đó
bao gồm hai khu vực văn hoá là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, tới lượt nó, Đông
Nam Á lục địa lại chia thành hai tiểu khu vực là đông Đông Dương và tây Đông Dương. Phân
nhỏ hơn tiểu khu vực đông Đông Dương là các vùng văn hoá, chẳng hạn như Đồng bằng và
Trung du Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải bắc Trung Bộ C̣n trong mỗi vùng lại chia
nhỏ hơn thành tiểu vùng, như tiểu vùng đất Tổ - Phó Thọ, tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội, tiểu
vùng Kinh Bắc thuộc vùng văn hoá Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

Tương ứng với mỗi cấp bậc phân loại như vậy, lại có tập hợp các tiêu chí phân vùng ở phạm vi
chung và riêng khác nhau. Thí dụ, Đồng bằng Bắc Bộ khác với Tây Nguyên bằng một tập hợp
đặc trưng văn hoá khá rơ nét, nhưng bản thân nội bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ hay Tây Nguyên
cũng không phải là thuần nhất, mà có các sắc thái tiểu vùng riêng, khác biệt nhau bởi tập hợp các
đặc trưng ở phạm vi nội bộ vùng đó.
Khi phân vùng văn học dân gian, văn nghệ dân gian hay văn hoá dân gian, một số tác giả đưa
vào hệ thống cấp bậc phân vùng của ḿnh theo đơn vị "dân téc" và " làng" (Hoàng Tiến Tựu,
1985, Vũ Ngọc Khánh, 1985, Trần Độ, 1987).
Theo chúng tôi, dân téc và làng không thể được coi là đơn vị phân vùng văn hoá hay thể loại văn
hoá. Dân téc là cộng đồng mang những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, văn hoá và tâm lư, sinh
sống quy tô hay xen cài với dân téc khác trong một không gian địa lư nhất định. Tuy nhiên văn
hoá dân téc và văn hoá vùng là hai phạm trù khác nhau, về nguyên tắc, không thể coi vùng phân
bố téc người là một vùng văn hoá. Văn hoá vùng về cơ bản là liên văn hoá, h́nh thành trên cơ sở
giao lưu, ảnh hưởng giữa văn hoá các téc người và nhóm cư dân khác nhau. Vùng văn hoá hay
vùng thể loại bao giê cũng là một không gian liền khoảnh, c̣n vùng phân bố téc người th́ có thể
quy tụ, nhưng nhiều trường hợp là phân tán, không liền khoảnh, thậm chí cách biệt nhau.
Cũng như vậy, làng trước hết là điểm dân cư, là cơ cấu xă hội, là tế bào văn hoá bền vững của téc
người nên về bản chất và quy luật h́nh thành của nó khác với vùng văn hoá. Trong nhiều làng, cơ
bản là đồng nhất, nhưng cũng có sự khác biệt là do nghề nghiệp (nông nghiệp, thủ công, buôn
bán, đánh cá), nên có thể phân loại làng theo các tiêu chí nhất định, chứ không thể coi làng là
một đơn vị phân vùng. Điều này hoàn toàn khác với việc coi làng là điểm để điều tra nghiên cứu,
chọn các loại làng điển h́nh để nghiên cứu văn hoá dân téc hay văn hoá vùng. Đây là lĩnh vực
thuộc tư duy phân loại chứ không phải phân vùng.
Trong phân vùng chúng ta nói tới trung tâm và vai tṛ của trung tâm, nhưng trung tâm không thể
là một cấp độ của phân vùng. Tuỳ theo cấp độ là miền, khu vực, vùng mà trung tâm rộng hẹp
khác nhau. Có thể coi Hà Nội 36 phố phường là trung tâm của tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội,
rồi Thăng Long - Hà Nội tới lượt nó là trung tâm của vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, nên có
khi người ta c̣n gọi trung tâm là vùng trung tâm. Điều đó có nghĩa là một vùng nào đó trong các
vùng, nhưng lại đóng vai tṛ là vùng trung tâm, tức chức năng của nó là trung tâm, chứ trung tâm
không phải là cấp độ để phân vùng. Trung tâm có thể là một vùng, một làng, một đô thị Điều

đó hoàn toàn tuỳ thuộc phạm vi vùng mà nó đóng vai tṛ trung tâm.
Trong phân vùng, dù bất cứ là loại vùng ǵ th́ ranh giới giữa các vùng bao giê cũng là điều tranh
căi khó thống nhất. Ranh giới giữa các vùng văn hoá lại càng khó xác định hơn. Phân vùng thuộc
vào tư duy phân loại loại h́nh, là sản phẩm của óc tư duy trừu tượng của người nghiên cứu nhằm
nhận thức thực tế khách quan đa dạng, muôn vẻ của văn hoá. Trong phân vùng, người nghiên
cứu phải xác định ranh giới chủ quan trên thực thể khách quan mà thực ra giữa chúng không có
một ranh giới dứt khoát, rơ ràng nào cả. Ranh giới phân định giữa hai vùng văn hoá kề cạnh nhau
thường thông qua các sắc độ và những biến dạng mang tính chuyển tiếp của sắc độ quang phổ. Ở
đây, vấn đề là người nghiên cứu đặt ranh giới chủ quan của ḿnh lên chỗ nào là hợp lí hơn cả cho
việc phân định văn hoá của ḿnh. Trong đa phần các trường hợp ranh giới vùng văn hoá thường
là các vùng chuyển tiếp rộng hẹp khác nhau, hơn là một đường kẻ đơn giản trên bản đồ.
Ở phạm vi rộng giữa vùng văn hoá Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ với duyên hải Bắc Trung Bộ
(Nghệ Tĩnh - B́nh Trị Thiên) th́ lưu vực sông Mă đóng vai tṛ là vùng trung gian chuyển tiếp,
trong đó xét về các yếu tố văn hoá đặc trưng nó gần đồng bằng Bắc Bộ hơn là với miền Trung.
Bởi vậy đây là tiểu vùng văn hoá mang tính chất chuyển tiếp. Nếu xét trong phạm vi hẹp hơn
giữa lưu vực sông Mă và Xứ Nghệ phía nam, th́ ở Quỳnh Lưu, Tĩnh Gia ta quan sát thấy rơ hơn
các sắc thái văn hoá giao thoa, chuyển tiếp giữa hai vùng.
Giữa vùng văn hoá Tây Bắc và Việt Bắc, th́ rẻo ven lưu vực sông Hồng ở thượng nguồn từ Lào
Cai, Nghĩa Lé, Yên Bái tới ngă ba Việt Tŕ là vùng đệm văn hoá, ở đó ta quan sát thấy những độ
đậm nhạt khác nhau của những đặc trưng văn hoá giao thoa của hai vùng ở phía tây và đông sông
Hồng. Có thể kể tới văn hoá của vùng Sóc Sơn, Ba V́ nằm giữa Hà Nội, Bắc Ninh và Phú Thọ
cũng mang tính chất chuyển tiếp kể trên
Về nguyên tắc chung, vùng văn hoá không hoàn toàn là vùng địa lư và càng không phải là vùng
hành chính, bởi thế ranh giới của nó không trùng hợp với vùng hành chính. Tuy nhiên, cũng phải
thấy rằng, khi xem xét vùng văn hoá, nhất là các nhân tố tác động tới vùng văn hoá không thể
không kể tới tác nhân quyền lực hành chính, mà một mặt nó góp phần cào bằng khác biệt văn
hoá trong phạm vi nó phát huy ảnh hưởng; mặt khác, không phải nó không góp phần tạo nên sự
khác biệt văn hoá giữa vùng hành chính này với vùng hành chính khác.
Người ta có thể gọi tên các vùng văn hoá theo nhiều cách, theo đơn vị hành chính nếu như giữa
vùng văn hoá cụ thể nào đó có sự trùng hợp nhất định với đơn vị hành chính, như Thăng Long -

Hà Nội, Kinh Bắc hay gọi theo tên vùng, như Tây Nguyên, miền Bắc, miền Trung, Nam Bộ,
gọi theo tên các ḍng sông mà ở đó có các miền, vùng văn hoá quy tụ, như vùng sông Mă, sông
Lam, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai miễn sao tên gọi tương đối thích hợp với
phạm vi và những đặc trưng văn hoá vùng.
II. phác thảo phân vùng văn hoá ở nước ta
Sau khi tŕnh bày các quan niệm chung về vùng và phân vùng văn hoá, chúng tôi đưa ra phác thảo
phân vùng văn hoá và một số vùng thể loại ở nước ta, coi đây như là những giả định cần được
kiểm nghiệm và điều chỉnh trong quá tŕnh điều tra và nghiên cứu thực địa.
1. Các vùng văn hoá
Trước nhất, phân vùng văn hoá ở Việt Nam không thể không đặt nó trong khung cảnh chung của
khu vực Đông Dương và rộng hơn là cả miền Đông Nam Á. Riêng trong lănh thổ nước ta, chúng
tôi sử dụng hai cấp độ phân vùng, đó là vùng và tiểu vùng. Sau này, do những hiểu biết về văn
hoá một cách chi tiết và sâu sắc hơn, chúng ta có thể phân chia từ mỗi tiểu vùng thành sắc thái
văn hoá địa phương có phạm vi nhá.
Có thể chia cả nước thành 7 vùng văn hoá, trong mỗi vùng lại chia thành các tiểu vùng, đó là:
Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB)
Bao gồm lưu vực của sông Hồng và sông Thái B́nh, là đồng bằng châu thổ thuộc loại lớn nhất
của nước ta, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu canh tác nông nghiệp, từ lâu
có truyền thống thâm canh, đào đắp đê điều, làm thuỷ lợi để canh tác lúa và rau màu, là cái nôi
h́nh thành dân téc và quốc gia, là trung tâm của các nền văn minh lớn, như văn minh Đông Sơn,
văn minh Đại Việt. Cư dân chủ yếu là người Việt, từ lâu đời giao lưu với các dân téc miền núi
như Mường Thái, Tày và người Hán. Đó là vùng cư dân, văn hoá cổ xưa nhưng luôn biến động,
một vùng đất gốc nhưng phát tán, một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuư xa rừng, nhạt biển, mét
nền văn hoá đạt tŕnh độ phát triển khá cao, qua nhiều thế kỷ đương đầu với mưu đồ đồng hoá của
kẻ thù, một nền văn hoá luôn tiếp thu ảnh hưởng của bên ngoài, nhưng lại tái tạo nên các giá trị
và bản sắc riêng.
Văn hoá người Việt ở ĐBBB là văn hoá lâu đời và tiêu biểu nhất của văn hoá truyền thống của
dân téc Việt, thể hiện qua đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hoá cộng
đồng, tiêu biểu nhất là lễ hội, qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật, như hệ thống truyền thuyết
lịch sử, truyện cổ dân gian, ca dao, tục ngữ, phương ngôn, các loại dân ca tiêu biểu, các h́nh thức

diễn xướng và sân khấu cổ truyền
Tuy thống nhất về những đặc trưng chung nhưng văn hoá ĐBBB, lại thể hiện qua các sắc thái địa
phương của các tiểu vùng văn hoá :
- Tiểu vùng Đất Tổ - Phó Thọ (xứ Đoài)
- Tiểu vùng Kinh Bắc (xứ Bắc)
- Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội.
- Tiểu vùng duyên hải Đông Bắc (xứ Đông)
- Tiểu vùng Sơn Nam (Xứ Sơn Nam)
Ngoài ra, giữa các tiểu vùng c̣n tồn tại các dạng văn hoá chuyển tiếp như: Yên Tử - Kiếp Bạc,
Vĩnh Lạc - Phóc Thọ
Vùng Văn hoá Việt Bắc
Gồm địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, một phần Thái Nguyên và
phía đông tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Các nhà địa lư chia vùng này thành Việt Bắcvà Đông Bắc, tuy
nhiên khi xem xét kiến tạo địa chất, cảnh quan địa lư, thế giới động thực vật th́ giữa chúng có sự
tương đồng và phần nào đó gần gũi với vùng Lưỡng Quảng (nam Trung Quốc). Tuy là vùng đồi
núi, có tuổi kiến tạo địa chất cổ và địa h́nh Ưt bị chia cắt, nên từ xưa giao thông đi lại tương đối
thuận lợi so với vùng Tây Bắc, là vùng cửa ngơ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ với nam Trung
Quốc. Chịu ảnh hưởng rơ rệt của chế độ gió mùa nên khí hậu vùng này lạnh nhất nước ta về mùa
đông, thế giới động thực vật mang tính chuyển tiếp từ cận nhiệt đới sang ôn đới.
Cư dân các dân téc sinh sống ở vùng Việt Bắc là Tày, Nùng, Hmông, Dao, Hoa Trong đó người
Tày là cư dân bản địa lâu đời, có dân số đông, tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội cao, có ảnh
hưởng lớn tới các quá tŕnh phát triển xă hội, văn hoá của các dân téc Ưt người khác trong vùng.
Các dân téc sinh sống chính bằng nghề nông làm ruộng nước ở thung lũng, làm nương rẫy du
canh, các nghề thủ công và giao lưu hàng hoá phát triển, chợ trở thành một trong những trung
tâm giao lưu kinh tế, sinh hoạt văn hoá khá sầm uất. Người Tày, Nùng có truyền thống trồng cấy
và khai thác các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, như hồi, trẩu, sở, thuốc lá, các loại cây
thuốc và hoa quả đặc sản
Từ khi lập quốc, vùng Việt Bắc đă nằm trong cương vực của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và suốt
trong quá tŕnh lịch sử, nó là "phên dậu" của quốc gia Đại Việt chống lại mưu đồ thôn tính và
đồng hoá của phong kiến phương bắc. Do vậy, vùng này từ lâu gắn bó chặt chẽ với trung tâm đất

nước, với người Kinh ở trung châu. Đây cũng là vùng cửa ngơ, hành lang giao lưu văn hoá giữa
nước ta với phía bắc, do vậy, bên cạnh những ảnh hưởng văn hoá của người Việt th́ cũng thấy rơ
những giao lưu văn hoá Hán.
Những đặc trưng văn hoá chung của vùng có thể t́m thấy qua nếp sống lâu đời của những người
quen khai thác các thung lũng hẹp, cách thức xử dụng nguồn nước chảy, ở các h́nh thức xây cất
nhà sàn h́nh vuông, bốn mái, nhà đất tŕnh tường, các loại nhà pḥng thủ ở gần biên giới, ở các loại
trang phục mang nhiều ảnh hưởng phương bắc, ở các thăi quen và khẩu vị trong ăn uống, dùng
gạo, ngô, ưa dùng mỡ. Nấu thức ăn kiểu xào, rán. Xưa kia, chế độ thổ ti Tày bao trùm, bóc lột
những người đồng téc và khác téc theo kiểu nông nô. Các h́nh thức tín ngưỡng pha trộn giữa tín
ngưỡng dân gian (tín ngưỡng nông nghiệp, thờ cóng tổ tiên ) với các ảnh hưởng đạo giáo, phật
giáo và khổng giáo. Các sinh hoạt văn hoá cộng đồng thể hiện tập trung qua các h́nh thức lễ hội
cổ truyền, qua sinh hoạt văn hoá chợ. Các h́nh thức văn học truyền miệng mà mô tip của nó thể
hiện quá tŕnh giao lưu ảnh hưởng giữa các dân téc
Vùng văn hoá này cũng thể hiện qua các sắc thái địa phương. Có thể coi tiểu vùng Xứ Lạng như
là mẫu h́nh tiêu biểu của sắc thái địa phương của vùng văn hoá Việt Bắc mà ở những phần sau
chúng tôi dành một chương riêng khảo cứu. Cũng có thể kể tới sắc thái văn hoá của tiểu vùng
đông Bắc bao gồm tỉnh Quảng Ninh và một phần phía đông của Lạng Sơn với môi trường cảnh
quan đồi núi và ven biển, hải đảo, mà từ xa xưa các téc người Sán D́u, Dao, Việt, Hoa cùng
chung sống và ảnh hưởng qua lại với nhau khá mạnh mẽ. Vai tṛ nổi bật của canh tác nông nghiệp,
khai mỏ và quá tŕnh đô thị hoá của cư dân các téc người.
Rẻo cao nằm dọc biên giới kéo dài từ Bắc Hà, Mường Khương của Lào Cai qua Đông Văn, Mèo
Vạc, Sín Mần của Hà Giang, nơi sinh sống của các téc người Hmông, Dao cũng tạo nên sắc thái
văn hoá riêng của tiểu vùng rẻo cao.
Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi bắc Trung Bộ
Là phần lănh thổ rộng lớn thuộc địa phận của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, một phần của Lào Cai,
Yên Bái, Hoà B́nh và miền núi Thanh Nghệ. Đây là sườn núi phía tây của Hoàng Liên Sơn và
bắt đầu của dăy Trường Sơn, cảnh quan thiên nhiên có những nét tương đồng. Núi cao bị chia cắt
mạnh bởi những nếp đứt găy của kiến tạo địa chất, tạo thành những thung lũng và sông suối cùng
chung hướng tây bắc - đông nam, như hệ thống sông Đà, sông Mă, sông Chu. Khí hậu ở đây
mang tính lục địa rơ hơn vùng núi Việt Bắc, Ưt chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, nhất là gió mùa

đông bắc, trong năm h́nh thành hai mùa rơ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Hệ thống thực vật điển
h́nh là loại rừng thường xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phương thức canh tác nương rẫy của cư
dân Hmông, Dao, Môn - Khơme đă làm rừng bị khai thác mạnh, tỉ lệ rừng phủ xanh c̣n mức
thấp, khoảng 10%.
Cảnh quan vùng này h́nh thành ba dạng rơ rệt, đó là vùng thung lũng ḷng chảo thấp, nơi sinh
sống của các téc Thái, Mường, Lự, Lào, các sườn nói (rẻo giữa) là nơi sinh sống các téc nói ngôn
ngữ Môn - Khơme và các rẻo nói cao, nơi sinh sống các téc Hmông, Dao, Hà Nh́, Lô Lô , h́nh
thành nên những truyền thống thích ứng môi trường và sinh hoạt văn hoá mang tính đặc thù. Nơi
đây, nguyên xưa là nơi sinh tụ của các téc nói ngôn ngữ Môn - Khơme như Khơ mu, Kháng,
Xinh mun, Mảng, sau đó là các téc nói ngôn ngữ Tạng - Miến, Thái, Dao và sau này, chơng mấy
thế kỷ gần đây là téc người Hmông, Việt.
Trong vùng hiện có hơn hai mươi téc người cùng cư trú xen cài với nhau, trong đó téc Thái có
dân số đông, tŕnh độ phát triển mọi mặt cao hơn và đang có những ảnh hưởng đồng hoá văn hoá
đối với các téc khác, nhất là các téc nói ngôn ngữ Môn - Khơme. Trong xă hội xưa, quư téc Thái
trở thành tầng líp thống trị đối với đồng téc và các téc người khác ở những mức độ khác nhau.
Trong khu vực này, chúng ta có thể dơi theo những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá giữa téc Thái
với những người láng giềng gần gũi, như với Mường, Môn - Khơme, các téc Tạng - Miến và
Hmông - Dao. Ở vùng núi Thanh Nghệ và Hoà B́nh, giao lưu văn hoá giữa người Thái và người
Mường khá mật thiết, khiến ta khó phân biệt được ngay đâu là Thái hay Mường. Với các téc
Môn - Khơme th́ quan hệ giao lưu, ảnh hưởng của người Thái cũng khá đậm nét, không chỉ qua
cách thức ăn mặc, ở, đi lại, mà cả trong tín ngưỡng, thờ cóng, trong văn học dân gian, các sinh
hoạt nghệ thuật. Những ảnh hưởng trở lại của các téc Môn - Khơme với người Thái không phải
là không quan sát thấy, như trong cách thức ăn mặc, phục sức, cách chế biến một số món ăn,
trong huyền thoại và truyện cổ
Tuy mối quan hệ của téc Thái với cư dân nói ngôn ngữ Tạng Miến và Hmông, Dao không chặt
chẽ, lâu đời như với người Mường và các téc Môn - Khơme, nhưng không phải không chịu
những ảnh hưởng văn hóa ở những mức độ khác nhau. Trước nhất, ngôn ngữ Thái đă trở thành
ngôn ngữ giao tế chung của cả vùng, kể cả với các téc sinh sống ở vùng rẻo cao. Một số téc tạng
Miến, như Hà Nh́, Cống, La Hủ Làm nhà ở, ăn mặc theo kiểu người Thái, nhiều thiếu nữ Dao,
Hmông ưa thích khăn piêu, tói thổ cẩm Thái

Có thể nhận biết sắc thái văn hoá địa phương từ các tiểu vùng văn hoá và dạng văn hoá cảnh
quan. Có ba tiểu vùng văn hoá, đó là tiểu vùng văn hoá Tây Bắc, tiểu vùng văn hoá miền núi bắc
Trung Bé (Thanh Nghệ) và tiểu vùng văn hoá hỗn hợp Thái - Mường ở Méc Châu - Thường
Xuân. Ba dạng văn hoá sinh thái là thung lũng ḷng chảo Thái, rẻo cao Hmông - Dao và rẻo giữa
Môn - Khơme.
Tiểu vùng văn hoá Tây Bắc bao gồm lănh thổ của tỉnh Lai Châu, phần lớn tỉnh Sơn La ở phía
bắc, phần phía tây của Lào Cai, Yên Bái, nơi xưa thộc địa phận chính của 12 Châu Thái (xíp
xáng Châu Thay), trong đó có các châu trung tâm: Mường Thanh, Mường Lay, Mường Ḷ,
Mường Muổi Nơi đây cũng diễn ra quá tŕnh đồng hoá mạnh mẽ giữa các nhóm Thái Trắng,
Thái Đen với các téc Môn - Khơme, Tạng - Miến, văn hoá và ngôn ngữ Thái trở thành yếu tố chủ
đạo của văn hoá vùng.
Tiểu vùng văn hóa miền núi Thanh Nghệ c̣ng là địa bàn hỗn cư chủ yếu giữa téc Thái với các téc
Môn - Khơme, Hmông - Dao, nhưng các nhóm Thái ở đây có nguồn gốc xa xưa ở Tây Bắc, di cư
đến vào những thời gian khác nhau, h́nh thành nhiều nhóm địa phương khá đa dạng. Hơn thế
nữa, nơi đây không chỉ diễn ra các quá tŕnh giao lưu Thái - Môn Khơme mà c̣n có giao lưu, ảnh
hưởng văn hoá Việt và Lào. Chính v́ vậy, văn hoá tiểu vùng này mang những sắc thái khác biệt
với tiểu vùng Tây Bắc.
Tiểu vùng hỗn cư Mường - Thái thuộc địa phận tỉnh Hoà B́nh, các huyện nam Sơn La và bắc
Thanh Hoá. Nơi đây, từ lâu hai téc người Thái, Mường đă cùng chung sống, nên văn hoá giao
lưu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc, những nơi trung tâm cư trú của người Mường, th́ văn hoá
Mường ảnh hưởng mạnh tới văn hoá Thái và ngược lại, những bộ phận nhỏ người Mường sống
xen với Thái, th́ văn hoá Thái trở thành yếu tố chủ đạo.
Chóng ta c̣n có thể nhận biết thêm văn hoá vùng Tây - Bắc và miền núi bắc khu IV qua các dạng
văn hoá sinh thái. Dạng văn hoá sinh thái h́nh thành do quá tŕnh lâu dài các téc người sinh sống ở
những vùng sinh thái khác nhau thích ứng với điều kiện môi trường vùng sinh thái Êy, tạo nên
các truyền thống văn hoá và những tri thức dân gian trong việc nhận thức và khai thác các tài
nguyên thiên nhiên (Ngô Đức Thịnh, 1985).
Có thể phân chia thành ba dạng văn hoá sinh thái, đó là dạng văn hoá sinh thái thung ḷngđặc
trưng bởi văn hoá Thái, Mường; văn hoá sinh thái rẻo cao đặc trưng bởi văn hoá Hmông - Dao
và văn hoá sinh thái rẻo giữa đặc trưng bởi văn hoá các téc Môn - Khơme. Thực tế này không

chỉ quan sát thấy ở vùng Tây Bắc và miền núi bắc Thanh Nghệ mà c̣n ở Lào, nên từ xa xưa dân
gian đă có cách phân loại dân téc riêng của ḿnh, thành Lào Lùm (Lào ở thấp), Lào Thơng (Lào ở
trên) và Lào Xủng (Lào ở cao), tạo thành các dạng văn hoá sinh thái - téc người (Ngô Đức
Thịnh, 1980).
Vùng văn hoá duyên hải bắc Trung Bộ
Thuộc địa phận đồng bằng và duyên hải các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và
Huế - Thừa Thiên ngày nay cũng như quận Cửu Chân và Nhật Nam xưa. Đây là rẻo đồng bằng
hẹp, nằm kẹp giữa Biển Đông ở phía đông và dăy Trường Sơn ở phía tây. Nhiều nơi núi ăn sát ra
tận biển, chia cắt đồng bằng thành những đoạn tách biệt nhau, như Đèo Ngang, đèo Hải Vân.
Chính đặc tính xen kẽ, tiếp cận giữa núi, biển và đông bằng đă ảnh hưởng nhiều tới đời sống
kinh tế, xă hội và văn hoá của cư dân. Người Việt ở đây vẫn làm nông nghệp là chính, nhưng
khác với ĐBBB họ biết phát huy thế mạnh của rừng và biển, tạo thành thế vững chắc đồng bằng
- rừng - biển.
Có thể dơi theo dơi những diễn biến lịch sử văn hóa vùng này từ trước và sau văn minh Đông
Sơn. Thời kỳ Đông Sơn, vùng này cơ bản thuộc văn hóa Đông Sơn từ Đèo Ngang trở vào thuộc
vùng ngoại vi, tiếp cận với văn hóa Sa Huỳnh ở phía nam. Trong quá tŕnh hợp nhất Lạc Việt và
Âu Việt, th́ người Việt ở Nghệ Tĩnh mang yếu tố Lạc Việt là chính, c̣n yếu tố Âu Việt mờ nhạt
hơn (Trần Quốc Vượng, 1962).
Tới khi h́nh thành quốc gia Âu Lạc và sau đó là Đại Việt th́ bắc Trung Bộ trở thành vùng "đệm",
"trung gian" giữa hai nền văn minh Đại Việt và Chămpa. Tới thời Trịnh - Nguyễn, Huế - Phó
Xuân trở thành thủ phủ Đàng Trong của Chóa Nguyễn và sau đó, khi Quang Trung thống nhất bờ
cơi, nhất là khi nhà Nguyễn trị v́ từ thế kỷ XVIII - XIX, Huế trở thành kinh đô của cả nước, bắt
đầu nền văn minh Huế - Phó Xuân, nối tiếp văn minh Thăng Long. Khung cảnh lịch sử này có
ảnh hưởng quyết định đối với các sắc thái văn hoá độc đáo của vùng văn hoá đồng bằng và
duyên hải bắc Trung Bé.
Có thể phân vùng văn hoá này thành các tiểu vùng: tiểu vùng văn hoá Xứ Thanh, tiểu vùng văn
hóa Xứ Nghệ và tiểu vùng văn hoá B́nh Trị Thiên.
Tiểu vùng văn hoá Xứ Nghệ bao gồm hai tỉnh NghệAn, Hà Tĩnh ngày nay. Có lẽ Ưt nơi như Xứ
Nghệ, mà ở đó những nét riêng về cảnh trí thiên nhiên, khí hậu, con người, tiếng nói sinh hoạt
văn hoá rất dễ dàng phân biệt với những vùng khác trên đất nước ta. Một vùng đất đứng vững

trên thế chân kiềng: Đồng bằng - rừng nói - biển khơi để đương đầu với lũ ngàn, băo biển, với
gió Lào nóng thiêu đốt. Dù là người kẻ rừng, kẻ biển hay kẻ quê, nhưng đều cùng một tiếng
nói, tiếng Xứ Nghệ mang đầy đủ tính chất của một phương ngữ tiếng Việt, một phương ngữ
mang nhiều dấu vết của tiếng nói người Việt Cổ.
Một vùng đất mà con người luôn luôn phải đương đầu với cái khắc nghiệt của điều kiện môi
trường, cái gánh nặng của đấu tranh xă hội, nhưng cũng lại là những con người giầu trí tuệ,
chuộng học hành. Từ nhưng ông đồ Xứ Nghệ xưa cũng như từ đông đảo đội ng̣ trí thức mới sau
này đă xuất hiện những con người kiệt xuất, mà những ảnh hưởng của họ không chỉ với quê
hương, mà với cả đất nước: Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh Những điều kiện tự
nhiên, xă hội và lịch sử này đă tôi luyện tính cách con người Xứ Nghệ. Trước kia, Bùi Dương
Lịch trong Nghệ An kư đă nêu đức tính nổi bật của con người ở đây là "tự chủ vững chắc, Ưt bị
những lợi hại trước mắt làm xao động" "phong tục trọng hậu, người th́ thuận hoà chăm học (Bùi
Dương Lịch), c̣n sách Đại nam nhất thống chí th́ cho rằng ở đây "đất xấu, dân nghèo, tập tục cần
kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học tṛ ưa chuộng học hành" C̣n người Nghệ Tĩnh ngày
nay th́ tự rót ra những tính cách tiêu biểu của ḿnh: "Người Nghệ Tĩnh thích ăn chắc, mặc bền,
đói sạch rách thơm, sống giản dị, cần kiệm, trọng lẽ phải, giấu t́nh thương. Tính t́nh ngay thẳng,
rắn rỏi, chuộng thiết thực hơn hào nhoáng, ưa chân thành, thẳng thắn hơn chải chuốt, bóng bẩy.
Con người sống trong cộng đồng sẵn tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lao động và trong
đấu tranh, gắn bó với xóm làng, quê hương" (Nghệ Tĩnh hôm qua và hôm nay, 1986).
Đời sống văn hoá của người Việt ở Nghệ Tĩnh cũng mang nhiều nét độc đáo. Người ta thường
nhắc tới thể loại dân ca độc đáo nhất của Xứ Nghệ là hát giậm, hát ví; các h́nh thức lễ hội gắn
với truyền thống sản xuất của đồng bào, như hội Săn, hội Thuỷ, hội đền Cờn
Tiểu vùng văn hoá B́nh Trị Thiên, trong đó có thể coi Xứ Huế như là dạng văn hoá đặc trưng và
tiêu biểu nhất. Vùng này có "số phận" lịch sử thật độc đáo, trước kia đă từng là "biên viễn" rồi
sau đó trở thành kinh đô, nơi người Việt tiếp xúc đầu tiên với người Chăm, văn hoá Việt với văn
hoá Chăm, để lại tới ngày nay những dấu vết giao lưu văn hoá bền chắc và sâu sắc, từ khẩu vị
các món ăn, đến các h́nh thức tín ngưỡng tôn giáo
Xứ Huế từ cảnh sắc thiên nhiên đến đời sống văn hoá con người đều mang những nét đặc trưng
và độc đáo. Thiên nhiên đẹp như thơ "đường vô Xứ Huế quanh quanh, non xanh nước biếc như
tranh hoạ đồ", con người Huế nhuần nhụy, tinh tế, từ chế biến thức ăn, chọn mầu áo mặc, đến lời

ăn tiếng nói. Sinh hoạt văn hoá đa dạng từ lễ hội dân gian đến nghi lễ cung đ́nh, từ thờ cóng dân
gian đến các tôn giáo thờ Phật, thờ Thánh Mẫu, từ các điệu ḥ gắn với sông nước (ḥ khoan, mái
nh́, mái đẩy ) đến các điệu ḥ gắn với đồng quê(ru con, xay lúa, giă gạo ) các h́nh thức hát vè,
lư, từ các điệu múa dân gian đến vũ khúc cung đ́nh từ kiến trúc các ngôi nhà truyền thống: Nhà
rội, nhà rường, nhà vỏ cua đến kiến trúc thành quách, cung điện, lăng tẩm
Vùng văn hoá duyên hải trung và nam Trung Bộ
Bao gồm phần đất từ đèo Hải Vân ở phía bắc đến đông Nam Bộ ở phía nam, nay thuộc địa phận các tỉnh
Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Ninh Thuận, B́nh Thuận. Đây là dải đồng
bằng hẹp xen với các dăy núi ăn ra biển, nằm kẹp giữa biển và Tây Nguyên. Do địa h́nh chắn gió, nhất là nam
Trung Bộ, lượng mưa thấp, khí hậu khô nóng, nên muốn canh tác nông nghiệp, con người phải đắp đập, đào hồ
trữ nước, xẻ kênh mương dẫn nước vào đồng ruộng. Vùng này biển sâu, có hải lưu chảy qua, do vậy cá tôm
nhiều, nên nghề đánh bắt và chế biến hải sản phát triển, thuyền bè và thông thương trên biển cũng phát đạt hơn
các vùng khác.
Từ trước công nguyên, cư dân sinh sống ở vùng này đă sáng tạo nên nền văn hoá đồng thau rực ŕ
- văn hoá Sa Huỳnh, gần gũi với văn hoá Đông Sơn ở phía bắc. Cư dân đó là tổ tiên người Chăm,
xây dựng nên quốc gia Chămpa thời sau công nguyên. Từ thế kỷ XV với xu hướng nam tiến của
người Việt, nơi đây đă diễn ra quá tŕnh hoà hợp về ḍng máu và văn hoá khá sâu sắc giữa người
Chăm và người Việt. Sản phẩm của quá tŕnh giao lưu này đă h́nh thành ở hai dân téc những yếu
tố văn hoá chung, thể hiện qua các phương thức canh tác, giống cây trồng, hệ thống thuỷ nông,
nông cụ, thuyền bè, xe cộ, đến các h́nh thức thờ cóng, tín ngưỡng, âm nhạc, dân ca, truyện kể, lễ
hội Cũng không thể không kể tới những tri thức về biển, nghề đi biển, truyền thống đánh cá
của người Chăm đă được người Việt tiếp thu để phát triển nghề biển ở vùng này.
Có thể phân chia vùng văn hoá này thành hai tiểu vùng: Tiểu vùng xứ Quảng, và tiểu vùng
Khánh Hoà - Ninh Thuận - B́nh Thuận.
Tiểu vùng xứ Quảng (có người c̣n gọi là vùng Thu Bồn - Trà Khúc) bao gồm vùng đồng bằng và
duyên hải tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi và có thể cả B́nh Định, thời Hồng Đức đổi từ Thừa
tuyên Quảng Nam thành xứ Quảng Nam. Vùng đất này đặc trưng bởi vị trí lịch sử của nó, là một
trong các trung tâm quan trọng của Vương quốc Chămpa, là nơi diễn ra tiếp xúc Việt - Chăm, là
trung tâm thông thương từ khá sớm với Trung Quốc, Nhật và phương Tây ở Hội An thời trung
đại và thành phố Đà Nẵng thời cận hiện đại.

Ngoài nghề nông, đánh cá phát triển, nghề thủ công cũng phát đạt từ khá sớm, với các nghề và
sản phẩm có tiếng: mía đường, thuốc lá Cẩm Lệ, lụa Duy Xuyên, nước mắm Nam Ô, yến sào Cù
Lao Chàm, quế Trà My, mứt gừng Đức Phổ, bánh nổ Nghĩa Hành, đậu xanh Sơn Tịnh, mạch nha
Thi Phổ. Với điều kiện tự nhiên và lịch sử đă tạo cho xứ Quảng ngày nay thành một trong những
địa phương có nghề thủ công và buôn bán phát triển nhất ở miền Trung
Văn hoá xứ Quảng cũng phong phú đa dạng với những truyện cổ dân gian gắn với việc khai thác
vùng đất mới, với những di tích nổi tiếng địa phương như núi Non Nước (Ng̣ Hành Sơn), G̣ Nổi,
sông Hà Sấu, chùa Bồng Lai, Tháp Chàm Các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cười phản ánh
đời sống và quan hệ xă hội, các loại dân ca như ḥ, lư hát bội, bài cḥi, hát đối đáp, hát Bả Trạo
Không cầu kỳ và tinh tế như xứ Huế trong chế biến món ăn, nhưng người ta vẫn ghi nhận ở xứ
Quảng có các món ăn độc đáo, như bánh tráng thịt heo, ḿ Quảng, cao lâu Hội An, bánh tổ, xôi
đường, bánh bảy lửa
Nơi đây là cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn, là đất thượng vơ với ḷ vơ Tây Sơn nổi tiếng.
Các di tích Tháp Chàm cũng c̣n rải rác khắp vùng, nhất là ở Hưng Thạnh "Ai về Tuy Phước ăn
nem, ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm", có di tích đá Vọng Phu B́nh Định, các tên núi,
tên sông gắn bó với cuộc sống, tâm hồn của mọi người: đầm Thị Nại, đèo Eo Gió, Cù
Mông: "Không đi th́ sợ cái nghèo, ra đi th́ sợ cái đèo Cù Mông", Cù Lao Xanh: "B́nh Định có đá
Vọng Phu, có đầm Thị Nại có Cù Lao Xanh", truông Ba G̣: "Qua truông Ba G̣, phải cho có bạn"
Các sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật vùng này cũng có những đặc trương nổi bật: là quê hương của
hát bội, vè Chàng Lía, các truyền thuyết lịch sử Tây Sơn, bên cạnh các h́nh thức diễn xướng dân
ca các điệu lư, bài cḥi th́ tuồng B́nh Định là sản phẩm sân khấu độc đáo của quê hương. Các loại
truyện cổ, truyền thuyết lịch sử, ca dao, vè, tục ngữ, thành ngữ rất phong phú nên những năm gần
đây được chú ư sưu tầm khái thác (Đài Văn A, Cao Văn Chủ, 1986).
Tiểu vùng văn hoá Khánh Hoà - Ninh B́nh - Ninh Thuận là địa bàn mà hiện tại người Việt đang
chung sống với Chăm, nên quan hệ giao lưu văn hoá giữa hai dân téc không chỉ là những di vết
của quá khứ mà đang là hiện thực sống động hàng ngày giữa hai dân téc. Ở trên mảnh đất này
đang diễn ra quá tŕnh tưởng như là một nghịch lư lịch sử văn hoá: Người Việt làm nông từ các
vùng phía bắc vào đây tiếp nhận từ tay người Chăm vốn xưa là những người đi biển và đánh cá
dạn dày, th́ nay chính người Chăm lại từ bỏ biển cả để vui thó với mảnh ruộng đồng nơi đất khô,
nắng hạn. Phải chăng lịch sử đă đun đẩy họ tới chỗ bù trừ, nương tựa vào nhau trên mảnh đất cực

nam Trung phần này.
Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên
Từ lâu, vùng này là địa bàn sinh tụ của trên hai mươi téc người nói các ngôn ngữ thuộc hệ Môn -
Khơme và Nam Đảo, trong đó các téc lớn hơn cả là Bana, Xơđăng, Mnông, Mạ, Kơho (Môn -
Khơme) và Êdê, Gia rai (Nam Đảo). Đó là các téc bản địa lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên,
có mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử với người Chăm và quốc gia Chămpa, với người Khơme
của vương quốc Cămpuchia, người Lào của Lạng Xạng và người Việt của Đại Việt. Từ thế kỷ
XVII - XVIII, Tây Nguyên gắn bó mật thiết với các triều đại quốc gia Đại Việt và từ thế kỷ XX
này, người Việt lên sinh cơ lập nghiệp trên Tây Nguyên càng nhiều và hoà nhập vào cộng đồng
các dân téc ở đây.
Hiếm thấy một vùng văn hoá nào mà tuy thành phần téc người rất phức tạp và đa dạng nhưng lại
thống nhất về các đặc trưng văn hoá như Trường Sơn - Tây Nguyên. Đó là các téc sinh sống
chính bằng canh tác nương rẫy chặt đốt và nương dùng cuốc trên đất khô sườn núi và đất đỏ cao
nguyên; buôn bán, trao đổi chưa phát triển, kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc. Đời sống vật
chất c̣n ở mức thô sơ và thiếu thốn, các gia đ́nh sinh sống trên các ngôi nhà sàn là chủ yếu,
thường là nhà dài đủ sinh sống cho cộng đồng gia đ́nh lớn. Nhà cửa kiến trúc thô sơ, bằng tre,
gỗ, lá, kết cấu kiểu khung cột khác với nhà v́ kèo như nhiều dân téc phía bắc. Ở Trường Sơn và
bắc Tây Nguyên, mỗi làng buôn đều có nhà công cộng (nhà rông, nhà gơl ) c̣n ở trung và nam
Tây Nguyên, nhà dành cho sinh hoạt cộng đồng là một phần trong ngôi nhà dài.
Trang phục của nam và nữ các téc người Tây Nguyên khá thống nhất về loại h́nh, sự khác biệt
giữa các téc người chủ yếu là ở các sắc thái. Những y phục đặc trưng như là: Váy mảnh, tấm
choàng khố, loại áo chui đầu (ponsô), trang sức kiểu cà răng, căng tai, xăm ḿnh Khi đi lại, vận
chuyển th́ dùng gùi đeo qua vai (khác với loại gùi có quai đeo qua trán ở phía bắc), dùng voi để
chuyên chở, nơi gần sông lớn hồ th́ dùng thuyền độc méc.
Xă hội Tây Nguyên từ lâu không phát triển độc lập, cơ cấu xă hội cơ bản là buôn làng(bon,
plây), mét h́nh thức công xă láng giềng. Ở mét số téc người, gia đ́nh đang trong quá tŕnh chuyển
biến từ mẫu hệ sang phụ hệ, dấu vết gia đ́nh lớn mẫu hệ c̣n tồn tại khá phổ biến ở khoảng đầu và
giữa thế kỷ XX.
Các dân téc Tây Nguyên có vốn văn hoá dân gian rất phong phú và độc đáo, là một bộ mặt của
toàn bộ nền văn hoá dân téc. Các h́nh thức văn hoá - nghệ thuật tiêu biểu nhất của các téc người

Tây Nguyên là các thần thoại, cổ tích, sử thi (khan, Ot rông, Hơ mon ) các h́nh thức lời nói vần,
bước chuyển từ lời nói thường ngày sang thơ ca dân gian, các loại nhạc cụ tiêu biểu như cồng
chiêng, đàn tơ rưng, khèn và đàn bầu, các nghi lễ, hội hè, các sinh hoạt văn hoá xung quanh thế
giới của người chết, lễ bỏ mả, nghi lễ hiến sinh trâu, nhà mồ và trang trí nhà mồ
Có thể phân chia Trương Sơn - Tây Nguyên thành bốn tiểu vùng văn hoá, đó là: Trường Sơn, bắc
Tây Nguyên, trung Tây Nguyên và nam Tây Nguyên.
Tiểu vùng văn hoá Trường Sơn thuộc địa phận vùng núi các tỉnh B́nh Trị Thiên, Quảng Nam - Đà
Nẵng, nơi cư trú của các téc người thuộc nhóm ngôn ngữ Katu - Bru (ngữ hệ Môn - Khơme),
như Bru, Catu, Tàôi, Pacô. Đây là các téc người mà về ngôn ngữ và chơng nào cả văn hoá nữa
giữ vai tṛ trung gian giữa các nhóm nói ngôn ngữ Môn - Khơme phía bắc với các nhóm Môn -
Khơme phía nam Đông Dương. Các téc người kể trên có quan hệ nguồn gốc với những người
đồng téc của họ ở trung và nam Lào thuộc tỉnh Khăm Muộn, Savanakhét.
Tiểu vùng văn hoá bắc Tây Nguyên thuộc địa phận các tỉnh Gialai, Kon Tum và vùng núi B́nh
Định, Quảng Ngăi. Nơi đây cư trú các téc thuộc nhóm Bana bắc nói ngôn ngữ Môn - Khơme,
gồm: Bana, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Brâu Những nét đặc trưng của các téc người này là đang từ
xă hội mẫu hệ chuyển sang phụ hệ hay song hệ, sinh hoạt cộng đồng trong nhà rông, kiến trúc và
trang trí nhà mồ, lễ hội tiêu biểu là lễ bỏ mả, âm nhạc cồng chiêng với sắc thái riêng về âm điệu
và phong cách sử dụng, múa sinh hoạt và múa nghi lễ phát triển với nhiều h́nh thức khác nhau.
Tiểu vùng văn hoá trung Tây Nguyên thuộc địa phận tỉnh Đắc Lắc và vùng núi Phú Yên, Khánh
Hoà, phần phía nam Gia Lai, nơi cư trú các téc nói ngôn ngữ Nam Đảo, như Êđê, Giarai. Các sắc
thái văn hoá tiêu biểu là cơ cấu xă hội theo truyền thống mẫu hệ, gia đ́nh lớn sinh sống trong các
ngôi nhà dài, xă hội vận hành theo những quy định chặt chẽ của luật tục, các loại h́nh văn học
dân gian, âm nhạc dân gian phổ biến với nhiều nhạc cụ độc đáo, trong đó tiêu biểu nhất là cồng
chiêng, các loại h́nh dân ca phát triển, quan niệm tín ngưỡng yang (thần, linh hồn) là cơ sở mọi
tín ngưỡng lễ nghi.
Tiểu vùng văn hoá nam Tây Nguyên, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và các vùng kế cận thuộc
Ninh Thuận, B́nh Phước, Đồng Nai, nơi cư trú của các téc nói ngôn ngữ Môn - Khơme thuộc
nhóm phía nam, như Mnông, Mạ, Kơho Những sắc thái văn hoá tiêu biểu, như cơ cấu xă hội
đang chuyển từ xă hội mẫu hệ sang phụ hệ, tồn tại h́nh thức gia đ́nh lớn, âm nhạc cồng chiêng
với âm điệu và quy cách sử dụng riêng, văn học dân gian với các h́nh thức gia phả ḍng họ Yao,

các tự sự trường thiên mang nặng tính huyền thoại
Vùng văn hoá Nam Bộ
Thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ, h́nh thành trên vùng châu thổ của hai hệ thống sông chính là
Cửu Long ở phía tây và sông Đồng Nai ở phía đông. Một vùng đất đai mầu mỡ được con người
khai thác và thuần phục chưa lâu, càng về phía tây, đất đai càng rộng, nhiều rừng rậm và śnh lầy,
thuỷ triều ảnh hưởng sâu vào nội địa, đất đai c̣n bị nhiễm chua mặn, khí hậu với hai mùa mưa và
khô rơ rệt.
Trên lưu vực sông Cửu Long, người Việt, Khơme, Hoa chung sống, trong đó người Khơ me sống
chủ yếu trên các giồng đất cao chạy dọc các triền sông. Ở đây, từ lâu con người đă học được nếp
sống hoà điệu với thiên nhiên, khai thác những nguồn tài nguyên dồi dào vùng đất mới, nương
tựa, đùm bọc nhau chống chọi lại những thách thức, đe dọa của tự nhiên và xă hội. Lưu vực sông
Đồng Nai, nhất là đoạn trung và thượng lưu, tiếp giáp với nam Tây Nguyên, có cảnh quan địa
h́nh bán sơn địa, nơi người Việt chung sống với các téc người Xtiêng ở B́nh Phước, Kơho ở Lâm
Đồng. Vùng hạ lưu sông Đồng Nai, nhất là đoạn từ Sài G̣n đổ ra biển th́ cảnh quan cũng tương tự
như đông bằng sông Cửu Long.
Hiện tại, người ta đă t́m thấy dấu vết con người thời tiền sử ở cả lưu vực hai con sông kể trên.
Vào giai đoạn kim khí, cư dân ở đây đă sáng tạo nên nền văn hoá đồng thau và sắt sớm khá rực
rỡ, có quan hệ giao lưu với các nền văn hoá khác xung quanh, như với Sa Huỳnh ở Trung Bộ,
Đông Sơn ở Bắc Bộ, Xamrôngxen ở Cămpuchia Ở đây, khoảng đầu công nguyên đă h́nh thành
nên các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn, nhà nước cổ đại, tiêu biểu là cảng thị Ăc Eo, đă có quan
hệ thương mại với cả Ấn Độ và xa hơn với Phương Tây.
Trong nhiều thế kỷ trước kia cũng như hiện nay, Nam Bộ là nơi sinh sống xen cài giữa các cộng
đồng người Việt, Khơme, Chăm và Hoa, nên nơi đây cũng đă và đang diễn ra quá tŕnh giao lưu,
ảnh hưởng văn hoá khá sống động giữa các téc nói trên, từ đó nảy nở những yếu tố, những giá trị
văn hoá chung, thể hiện trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần, như nhà cửa, ăn mặc, đi lại,
trong đời sống tôn giáo, vui chơi giải trí, sinh hoạt nghệ thuật. Hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử khai
thác vùng Nam Bộ cũng đă tôi luyện con người ở đây những tính cách, cá tính tiêu biểu, đó là
tính cách Nam Bộ: Dũng cảm, hiên ngang, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, phóng khoáng, mến
khách, bộc trực, nhạy cảm với cái mới
Chóng ta cũng có thể nhận ra những khác biệt địa phương của vùng văn hoá qua các tiểu vùng

đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiểu vùng sông Đồng Nai và tiểu vùng Sài G̣n - Gia Định.
Tiểu vùng văn hoá ĐBSCL bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn tây Nam Bộ, nơi địa bàn sinh sống
của người Việt, Khơme, Chăm và Hoa. Đây là vùng đất mới khai thác, nhiều nơi như ở U Minh,
Đồng Tháp Mười c̣n śnh lầy, rừng rậm, đất đai c̣n bị nhiễm phèn, mặn, nguồn tài nguyên thuỷ
sản phong phú, nhiều nơi cư dân c̣n thưa thít. Chính môi trường thiên nhiên phần nào c̣n hoang
sơ, cũng như số phận con người lưu lạc tới khai phá vùng này được phản ánh đầy đủ trong các
sáng tác dân gian: Truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, các loại dân ca; cũng như tính cách con
người Nam Bé.
Tiểu vùng sông Đồng Nai bao gồm đất đai được tạo nên bởi lưu vực con sông này, là vùng đất đă
được con người đến sinh sống và khai thác sớm hơn cả, làng xóm khá trù phú, ngoài làm ruộng
nước, cư dân làm vườn. Trồng cấy các cây đặc sản. Đô thị vùng này h́nh thành sớm, nhất là dọc
các trục lé giao thông. Các h́nh thức sinh hoạt văn hoá thể hiện tính chất quá độ giữa văn hoá
người Việt miền trung với người Việt ở ĐBSCL.
Tiểu vùng văn hoá Sài g̣n - Gia Định là trung tâm văn hoá của cả Nam Bộ, cũng như đây là dạng
văn hoá đặc thù của cư dân đô thị.
Trên đây là những phác thảo về phân vùng văn hoá ở nước ta, coi như là một giả thuyết để định
hướng trong quá tŕnh nghiên cứu. Để làm rơ hơn các đặc trưng vùng và tiểu vùng, chúng tôi sẽ đi
sâu nghiên cứu một số vùng và tiểu vùng tiêu biểu, như : Đồng bằng Bắc Bộ, xứ Lạng, Xứ
Thanh, Xứ Nghệ, xứ Huế, Xứ Quảng, Cực nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bé.
Chương 4
Vùng Văn Hoá Đồng Bằng Bắc Bộ

I. Đồng Bằng Bắc Bộ Là Một Vùng Văn Hoá
Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) như
là một vùng văn hoá độc đáo và đặc sắc.
ĐBBB là vùng văn hoá - lịch sử cổ, là cái nôi h́nh thành dân téc Việt, là quê hương của các nền
văn hoá nổi tiếng - Đông Sơn, thời các Vua Hùng, Thăng Long thời Đại Việt và Hà Nội thời đại
Việt Nam
Vào cuối thời đá mới và đầu thời kim khí, ở quanh vịnh Hà Nội, những líp cư dân nói ngôn ngữ
Môn - Khơme cổ đă giao tiếp về nhân chủng và văn hoá với những líp cư dân nói ngôn ngữ Tày -

Thái cổ, Nam Đảo cổ để từ đó h́nh thành nên những người Việt cổ (Lạc Việt), chủ nhân của
văn hoá tiền Đông Sơn và văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Và cũng chính trên các thềm đất cao quanh
vịnh Hà Nội và cả đồng bằng châu thổ sông Hồng thời kỳ Bắc thuộc, trải suốt một ngh́n năm đă
diễn ra các quá tŕnh vừa giao tiếp văn hoá giữa nền văn minh Đông Sơn và văn minh Trung Hoa
cổ đại từ lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang, vừa đồng hoá và chống đồng hoá giữa những
kẻ đi đô hộ Hán téc và những người bản địa Việt téc, để từ trong ḷ lửa của cuộc đấu tranh và
những giao lưu sống động Êy, người Việt cổ của thời đại Hùng Vương thành người Việt hiện đại
chủ nhân của công cuộc đấu tranh giải phóng và nền văn hoá Đại Việt thời phong kiến tự chủ sau
này.
Là cái nôi h́nh thành dân téc, ĐBBB cũng là quê hương của các nền văn hoá nổi tiếng trải suốt
tiến tŕnh lịch sử văn minh Việt Nam. Lịch sử văn minh Việt Nam từ thời đại Hùng Vương tới
ngày nay là sự phát triển nối tiếp của ba nền văn hoá lớn: Văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt
và văn hoá Việt Nam, mà tiêu biểu cho các nền văn hoá Êy là trung tâm Thăng Long - Đông Đô -
Hà Nội. Trong nền văn hoá Đại Việt từ thời đại Lư - Trần (thế kỷ XI - XIII) đến nhà Nguyễn (thế
kỷ XVIII - XIX), văn hoá Việt Nam đạt tới những đỉnh cao, thời Lư - Trần với Thăng Long, thời
Lê với Thăng Long - Đông Đô, thời Nguyễn với Phú Xuân - Huế là đỉnh cao tiêu biểu cho thời
đại phong kiến này, nhưng Thăng Long vẫn là một trung tâm văn hoá quan trọng nhất, góp phần
làm nên những thành tựu cao nhất và tiêu biểu nhất cho văn hoá Đại Việt.
Từ cái nôi của dân téc, từ quê hương của các nền văn hoá Việt Nam, trong quá tŕnh nam tiến mở
mang bờ cơi dọc bờ biển Đông (thế kỷ XI đến Quảng Trị, thế kỷ XVII - XVIII đến hết Nam Bộ),
văn hoá Việt Nam từ cái nôi ban đầu đă dần dần đón nhận những yếu tố văn hoá mới từ văn hoá
Chăm, Khơme , đồng thời cũng tự thân thích ứng với môi trường sinh thái mới của duyên hải
nam Trung Bộ và đồng bằng châu thổ Nam Bộ, tạo nên những sắc thái văn hóa địa phương đa
dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, trong ḷng những người dân phương nam
đất Việt Êy, không lúc nào nguôi hướng về đất tổ, hướng về nơi cội nguồn văn hoá, thể hiện qua
tên đất, tên làng nơi họ tới sinh cơ lập nghiệp, qua các phong tục, lễ nghi, qua xây cất những đền
miếu thờ tổ tiên, qua cung cách xưng hô tự nhận ḿnh anh Hai để phân biệt với anh Cả là những
người ở lại thờ phụng tổ tiên nơi đất Bắc Tất cả đó tạo nên ư thức cội nguồn rất sâu đậm trong
tâm linh con người Việt Nam.
Là cội nguồn đồng thời cũng là trung tâm của đời sống chính trị, xă hội và văn hoá của đất

nước, ở cư dân ĐBBB đă h́nh thành và định h́nh những truyền thống văn hoá lâu đời, thể hiện
trong đời sống sản xuất, sinh hoạt vật chất (ăn, mặc, ở), các quan hệ xă hội và đời sống tinh
thần Đó là kết tinh những tri thức và ứng xử (ứng xử với tự nhiên, xă hội, ứng xử với những
ảnh hưởng, áp đặt từ bên ngoài ) của con người ĐBBB, mà ngày nay, tuỳ theo từng trường hợp,
truyền thống Êy đă trở thành bản lĩnh và sức mạnh tạo đà cho con người đi vào thế giới hiện đại,
và cũng không Ưt trường hợp nó lại là gánh nặng níu kéo, cản trở bước tiến bộ của cộng đồng.
Có bản lĩnh và truyền thống lâu đời, ĐBBB là trung tâm của cả nước trong suốt tiến tŕnh lịch sử,
nên không ở đâu như ở đây đă diễn ra và chứng kiến những biến động lịch sử và xă hội căn bản.
Do vậy, vừa mang trong ḿnh những truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng và theo kịp với
những biến động lịch sử, thể hiện vai tṛ hướng đạo đối với cả nước, đó là hai mặt đối lập của thể
thống nhất của bản lĩnh con người ĐBBB.
¯
ĐBBB là đồng bằng châu thổ lớn ở nước ta, tuy được bao bọc bởi rừng núi và biển vịnh Bắc Bộ,
nhưng nó vẫn xa rừng, nhạt biển. Xa rừng v́ từ lâu đời lắm rồi con người đă khai thác bằng
phương thức "đao canh hỏa chủng" những rẻo đất cao quanh đồng bằng, đă đẩy lùi những cánh
rừng về phía miền núi Việt Bắc và Tây Bắc, thậm chí ở ngay những miền núi cao này rừng
nguyên thuỷ cũng chẳng c̣n lại là bao. Do vậy các phương thức sống, những thăi quen sinh hoạt
gắn với rừng hầu như không c̣n mấy trong đời sống cư dân ĐBBB. Nhạt biển v́ biển ở đây là
biển nông, không có các ḍng hải lưu lớn chảy qua, người Việt từ đồng bằng lấn biển làm nông
nghiệp kết hợp với làm muối và đánh cá ở ven duyên hải, bên cạnh đó việc đánh cá có quy mô
tương đối lớn trước kia ở vịnh Bắc Bộ phần lớn do người Hoa chiếm giữ. Do vậy, sự gắn bó của
cư dân ĐBBB với biển trong văn hoá của cư dân cũng nhạt nhoà.
Chính trong môi trường tự nhiên và truyền thống của cư dân như vậy đă hướng con người ĐBBB
vào làm nông nghiệp một cách thuần tuư, cư dân chủ yếu là nông dân và nền văn hoá là văn hoá
nông nghiệp trồng lúa.
Nếu như không nằm trong khu vực xuất phát đầu tiên của giống lúa trồng oryza satival,mà theo
quan niệm hiện nay là các vùng rộng lớn từ bắc Ên Độ đến tây nam Trung Quốc, th́ Ưt nhất vùng
ĐBBB, nhất là những đồi núi và thung ḷng trung du tiếp giáp với miền núi Việt Bắc và Tây Bắc,
đều nằm trong khu vực thuần dưỡng và phổ biến cây lúa trồng thuộc loại phụ
oryza japoni hay oryza sinica. Như vậy, nền nông nghiệp trồng lúa ở ĐBBB đă có từ xa xưa, mà

những dữ kiện khảo cổ học biết được cho tới nay cho thấy là từ thời hậu kỳ đá mới. Đấy là chưa
kể những dự đoán của các nhà nghiên cứu th́ thời kỳ xuất hiện lúa trồng c̣n lùi xa hơn tới các văn
hoá Hoà B́nh, Bắc Sơn cách ngày nay gần mười ngàn năm.
Là đồng bằng châu thổ ph́ nhiêu, có truyền thống trồng lúa nước lâu đời, lại chịu sức Đp của mật
độ dân số khá cao so với các vùng khác trong nước, nên ĐBBB từ lâu đă đi vàohướng thâm canh
cây lúa và đạt năng xuất lúa cao nhất so với các vùng khác ở nước ta. Khi P. Gourou nghiên cứu
ĐBBB (1931) th́ lúc đó bên cạnh năng suất b́nh quân chưa cao (1,4 tấn/ha) đă thấy những năng
suất 3,5 tấn/vụ, tức khoảng 6 - 7 tấn/năm/ha. Ngày nay năng suất b́nh quân ở ĐBBB là 5,5
tấn/ha, năng suất cao khoảng 8 - 9 tấn/ha. Sự gia tăng mùa vụ (hệ số sử dụng đất là 1,78), việc
gieo trồng các giống lúa mới cho năng suất cao, giống lúa ngắn ngày, chịu sâu bệnh và môi
trường khắc nghiệt (úng, hạn, chua mặn ), đi đôi với các biện pháp thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá,
hóa học đă tạo nên những biến đổi khá cơ bản trong nông nghiệp ĐBBB theo hướng thâm
canh, có thể chịu đựng được mật độ dân số cao gấp hai lần 50 năm trước đây. Những biện pháp
thâm canh theo kinh nghiệm cổ truyền "nhất nước, nh́ phân, tam cần, tứ giống" đă được kế thừa
và phát triển trên cơ sở khoa học - kỹ thuật hiện đại.
Đồng thời với thâm canh th́ lấn biển mở rộng diện tích canh tác lúa và hoa màu, giải quyết "bài
toán" ngàn đời của dân téc là sự mất cân bằng giữa dân số với đất đai và lương thực, c̣ng là nét
truyền thống của nông nghiệp ĐBBB suốt nhiều thế kỷ qua. Các công cuộc trường kỳ và bền bỉ
chinh phục đồng bằng lầy trũng bằng các biện pháp đắp bờ vùng, bờ thửa, tiến tới xây dựng hệ
thống đê ngăn lũ dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái B́nh, bằng việc đào
sông khơi rạch dẫn thuỷ nhập điền và tiêu úng. Chinh phục đồng bằng lầy trũng dẫn dắt con
người ở đây đối diện với biển cả và thuần phục nó bằng quai đê lấn biển, thau chua, rửa mặn,
trước nhất trồng xú vẹt, trồng cói, nuôi bắt tôm cá, sau biến thành cánh đồng lúa tươi tốt, lợi
dụng nước triều lên xuống mà tưới tiêu cho đồng ruộng duyên hải.

×