Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân của thành phố thanh hóa giai đoạn 2013 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LÊ ĐÌNH HỒN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2013 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2019

e


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LÊ ĐÌNH HỒN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

THÁI NGUYÊN - 2019

e


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Đình Hồn

e


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể, cá nhân trong và ngồi Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và

hồn thành luận văn. Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo,
cơng chức, viên chức Phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Thanh Hóa, Văn
phịng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thanh Hóa, các cơ quan ban ngành
khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết
để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, q báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Đình Hồn

e


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4

1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển đô thị ................................................................... 4
1.1.3. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 11
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp ..................................... 13
1.2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp .............................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm đất nơng nghiệp............................................................................... 14
1.2.3. Vai trị của đất nơng nghiệp ............................................................................ 16
1.3. Các vấn đề về phát triển đô thị trên Thế giới và Việt nam ................................ 17
1.3.1. Các nghiên cứu và phát triển đô thị trên Thế giới........................................... 17
1.3.2. Các nghiên cứu và phát triển đô thị ở Việt Nam............................................. 18
1.3.3. Các nghiên cứu về tình hình phát triển đô thị và đất đai trên Thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................ 20
1.4. Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ....................................................... 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 27

e


iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa ...................... 27
2.2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa
đến biến động sử dụng đất nơng nghiệp......................................................... 27
2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa đến
đời sống người dân trên địa bàn ..................................................................... 27
2.2.4. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho

những hộ mất đất nông nghiệp ....................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu .................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa ......................... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 35
3.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển của thành phố Thanh Hoá............................... 38
3.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển thành phố Thanh Hóa đến biến
động sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................... 40
3.2.1. Thực trạng phát triển thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017 ............... 40
3.2.2. Phát triển đô thị ảnh hưởng đến biến động đất đai trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa ...................................................................................................... 42
3.3. Ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa đến đời sống người dân ........ 55
3.3.1. Ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa tới đời sống kinh tế các
hộ trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp ............................................................ 55
3.3.2. Kế hoạch đầu tư của hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ........... 64

e


v

3.3.3. Đánh giá chung tác động của phát triển thành phố Thanh Hóa tới sản
xuất nơng nghiệp ............................................................................................ 66
3.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ mất đất nông nghiệp .... 68
3.4.1. Giải pháp từ phía chính quyền thành phố Thanh Hóa .................................... 68
3.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân ....................................................................... 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................................. 72
2. Đề nghị .................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74

e


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố
Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017...........................................................41
Bảng 3.2: Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2013 - 2017 .............................................................................................44
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017...........................................................47
Bảng 3.4: Kết quả công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2013 - 2017 .............................................................................................48
Bảng 3.5: Tổng hợp diện tích đất nơng nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất
phi nông nghiệp, giai đoạn 2013-2017 ...................................................54
Bảng 3.6: Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra ........................................56
Bảng 3.7: Tình hình biến động đất nơng nghiệp của hộ trước và sau thu hồi đất ....57
Bảng 3.8: Biến động nghề nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất ....................59
Bảng 3.9: Biến động thu nhập của hộ sau thu hồi đất ...............................................61
Bảng 3.10: Ý kiến các hộ điều tra về mức độ tác động của sự phát triển thành phố
Thanh Hóa trong những năm qua ...........................................................63
Bảng 3.11: Kế hoạch đầu tư của các hộ điều tra .......................................................65

e



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí địa lý thành phố Thanh Hóa ............................................................31
Hình 3.2: Biểu đồ biến động diện tích đất nơng nghiệp ...........................................58
Hình 3.3: Biểu đồ biến động nghề nghiệp của các hộ trước và sau khi thu hồi đất .......... 60
Hình 3.4: Kinh tế hộ gia đình sau khi thu hồi đất .....................................................62
Hình 3.5: Kế hoạch đầu tư của các hộ điều tra .........................................................65

e


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song song với quá trình phát triển của các thành phố là tốc độ đơ thị hóa tăng
nhanh, điều này đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm
dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước
(GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP.
Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng pháp triển các cây
trồng, vật ni có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng
hoa màu, cây công nghiệp cây ăn quả ngày càng tăng. Quá trình phát triển của các
địa phương, đặc biệt là các đô thị đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng
đất nông nghiệp của nhiều địa phương, điều này ít nhiều tác động tới đời sống của
người nông dân bị mất đất phục vụ q trình đơ thị hóa của địa phương; việc phát
triển thành phố Thanh Hóa cũng khơng phải là trường hợp ngoại lệ.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong những năm qua Đảng bộ và

nhân dân thành phố Thanh Hóa ln phấn đấu xây dựng thành phố theo hướng cơng
nghiệp hóa, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa,
phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đến nay,
bộ mặt của thành phố đã có nhiều đổi thay và ngày một tươi đẹp hơn. Sau 20 năm
xây dựng và phát triển, ngày 01/5/1994 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 37-CP
về thành lập thành phố Thanh Hóa trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thành phố đã được
cơng nhận đơ thị loại I trực thuộc tỉnh vào ngày 29 tháng 4 năm 2014 tại quyết định
số 636/QĐ- Ttg, nhân dịp kỉ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành
phố. Sự phát triển mạnh mẽ của một thành phố trẻ đã và đang làm cho nguồn tài
nguyên đất đai nói chung, đặc biệt là đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa biến động mạnh cả về mục đích, đối tượng sử dụng cũng như ảnh hưởng tới đời
sống người dân trên địa bàn.
Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm 47,27%
(6.873,75 ha) tổng diện tích đất tự nhiên, biến động đất đai qua các năm gần đây cụ

e


2

thể là từ năm 2013 - 2017 đất nông nghiệp của thành phố giảm 302,31 ha. Nguyên
nhân của sự gia giảm này là do sự phát triển đơ thị hóa trên địa bàn thành phố, đặc
biệt là ngành công nghiệp chiếm 0,42% tổng diện tích đất trên địa bàn thành phố,
diện tích đất mở rộng cho ngành cơng nghiệp chủ yếu từ đất nơng nghiệp trên địa
bàn; diện tích đất xây dựng các khu công nghiệp tại thành phố Thanh Hóa biến động
tăng liên tục qua các năm. Đây là vấn đề đặc biệt cấp thiết trong việc quản lý một
cách hiệu quả q trình đơ thị hóa và chuyển đổi mục đích sử đụng đất. Ngồi ra, đơ
thị hóa tại thành phố cũng đang ảnh hưởng lớn đến đời sống các hộ dân bị thu hồi đất
tại các khu công nghiệp, đặc biệt là các hộ nghèo, các hộ có trình độ dân trí thấp,...
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà

trường, Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm và dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu
ảnh hưởng phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân
của Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng phát triển đô thị của thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2013 - 2017.
- Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa đến sử
dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2017.
- Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị thành phố Thanh Hóa đến đời
sống người dân trên địa bàn.
- Định hướng và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao đời sống kinh tế
cho những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp đồng thời tăng cường công tác quản
lý nhà nước trong những năm tới nhằm xây dựng thành phố Thanh Hóa ngày càng
giàu đẹp và phát triển theo hướng bền vững.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Nghiên cứu tốc độ phát triển của thành phố Thanh Hóa trong thời gian qua
để có những cái nhìn tổng quát, từ đó đề xuất định hướng phát triển nền kinh tế nói
chung và định hướng sử dụng nguồn tài ngun đất nói riêng, đặc biệt là đất nơng
nghiệp trên địa bàn thành phố.

e


3

- Rà sốt lại nguồn tài ngun đất nơng nghiệp cũng như tiềm năng khai
thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa đến sử dụng đất
nơng nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp trong thời gian tới.

- Đánh giá ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa đến đời sống
người dân từ đó định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế
cho những hộ mất đất nông nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở để thành phố xem xét, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm tới sao cho phù hợp và sát nhất
với tình hình của địa phương.

e


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống
về các chính sách đất đai cũng như ảnh hưởng của phát triển thành phố Thanh Hóa
đến sử dụng đất nơng nghiệp và đời sống của người dân. Từ đó đề xuất hướng hồn
thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình CNH HĐH để thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp, sánh vai với các thành phố lớn
trong khu vực và cả nước nhưng không gây ảnh hưởng đến nền sản xuất nông
nghiệp của địa phương; Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý Nhà
nước về đất đai nói chung và trong công tác quản lý, phát triển nền sản xuất nông
nghiệp nói riêng của một thành phố cơng nghiệp trẻ; Góp phần hạn chế, giải toả
những bức xúc về khiếu kiện của công dân khi bị mất đất sản xuất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển đô thị
1.1.2.1. Khái niệm đơ thị
Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm "đô thị" như: thành phố, đô thị, thị
trấn, thị xã... Các từ đó đều có 2 thành tố: đơ, thành, trấn, xã, điều này hàm nghĩa chức

năng hành chính; phố, thị có nghĩa là chợ, nơi bn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt
động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong
quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức
năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế của một khu vực lớn
nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị (Đỗ Thị Lan, 2009).
Ở nước ta, Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định
đơ thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau (Chính phủ, 2009).
Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia,
cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;

e


5

có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ
nhất định; Thứ hai, quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở
lên; Thứ 3, mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đơ thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung
của thị trấn; Thứ tư, tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp được tính trong phạm vi ranh
giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với
tổng số lao động; Thứ năm, hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống cơng
trình hạ tầng xã hội và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với khu vực nội
thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh theo
từng loại đô thị. Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng
đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị
bền vững; Thứ sáu về kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị
phải theo quy chế quản lý kiến trúc đơ thị được duyệt, có các khu đơ thị kiểu mẫu,
các tuyến phố văn minh đơ thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh
thần của dân cư đơ thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu và

phù hợp với mơi trường, cảnh quan thiên nhiên (Đỗ Thị Lan, 2009).
1.1.2.2. Phân loại đơ thị
Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về
phân loại đô thị, Đô thị nước ta được chia làm 5 loại như sau:
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đơ thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đơ thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là
thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành,
nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại IV, đơ thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

e


6

1.1.2.3. Chức năng của đô thị
Tùy theo mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển mà đơ thị có những chức năng
khác nhau, nhìn chung đơ thị có một số chức năng chủ yếu sau (Chính phủ, 2009).
* Chức năng kinh tế: Đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển của
nền kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất. Do đó đã tập trung
các loại hình xí nghiệp thành khu cơng nghiệp và sự phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra
thị trường ngày một mở rộng và đa dạng hóa. Quá trình tập trung sản xuất đã kéo
theo sự tập trung dân cư về nhân công lao động và gia đình, người thân của họ từ đó
tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
* Chức năng xã hội: Cùng với sự gia tăng dân số khá nhanh ở đơ thị thì chức

năng xã hội ngày càng có phạm vi lớn dần. Khi nền kinh tế phát triển gắn với cơ chế
thị trường thì nhu cầu về nhà ở, y tế và giao thông đi lại... ngày càng tăng. Với sự
gia tăng về dân số cũng như nhu cầu của người dân đô thị làm cho chức năng xã hội
ngày càng trở lên nặng nề hơn.
* Chức năng quản lý: Tác động của việc quản lý chính là hướng nguồn lực
vào mục tiêu kinh tế, xã hội, kiến trúc và sinh thái, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,
vừa đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của
cá nhân. Cũng chính vì vậy mà chính quyền địa phương phải có những quy định,
quy chế quản lý về đô thị.
* Chức năng văn hóa: Với sự phát triển của các đơ thị thì nhu cầu về giáo
dục cũng như giải trí của người dân sẽ ngày càng cao. Do đó ở đơ thị ln cần có
hệ thống trường học, du lịch, các trung tâm nghiên cứu khoa học hay các viện bảo
tàng để phục vụ kịp thời các nhu cầu của người dân. Và điều này ngày càng có ý
nghĩa quan trọng trong q trình phát triển đất nước nói chung và sự phát triển đơ
thị nói riêng.
1.1.2.4. Vai trị của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị đóng vai trị là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của
xã hội; có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định.

e


7

Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trị quan trọng trong
q trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất phát triển, tạo
điều kiện thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa. Đơ thị tối ưu hóa việc sử dụng năng
lượng, máy móc cũng như nguồn nhân lực, với quá trình vận chuyển nhanh và rẻ,
tạo ra một thị trường linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị cũng là nơi

thuận tiện trong phân phối sản phẩm với sự phát triển của mạng lưới giao thông và
việc phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đơ thị, ven đơ, ngoại thành và
nơng thơn. Có thể nói đơ thị có vai trị to lớn trong việc tạo thu nhập quốc dân của
đất nước.
Đô thị luôn giữ vai trị tiên phong cho sự phát triển, từ đó dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn cùng đi lên và phát triển.
1.1.2.5. Sự phát triển đô thị và tác động của nó tới biến động đất nơng nghiệp và
đời sống người dân
Theo Trịnh Duy Luân (2004): Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới thì việc chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị là vô
cùng cần thiết cho phát triển kinh tế ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng.
Từ sau những năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã
hội, mạng lưới đô thị quốc gia của nước ta đã được mở rộng và phát triển. Năm
1990, số lượng đô thị cả nước mới có khoảng 500 đơ thị lớn nhỏ, đến năm 2000 con
số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 774
đơ thị, trong đó có hai đơ thị loại đặc biệt, 15 đô thị loại I, 21 đô thị loại II, 42 đô thị
loại III, 68 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V. Dân số thành thị (gồm các khu vực:
nội thành, nội thị và thị trấn) đạt gần 31 triệu người với tỷ lệ đơ thị hóa trung bình
năm 2014 khoảng 34,5%. Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, trong những năm gần đây
tăng trung bình 1% - 1,02%/năm, tương ứng với 1 - 1,2 triệu dân đô thị mỗi năm.
Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm hơn 70% tổng thu ngân sách tồn quốc.
Đơ thị Việt Nam đã và đang chuyển biến tích cực cả về mặt lượng và chất, mạng
lưới đô thị quốc gia phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Ngày 7/5/2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 445/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng

e


8


thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 tổng số đô thị của cả nước vào khoảng 1.000 đơ
thị, trong đó có 17 đơ thị từ loại I đến đặc biệt; 21 đô thị loại II; 81 đô thị loại III;
122 đô thị loại IV; cịn lại là các đơ thị loại V.
Tuy vậy, phát triển đơ thị ở Việt Nam cịn ở mức thấp so với khu vực và trên
thế giới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở Việt Nam trung bình từ 12 15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí
Minh đạt khoảng 5.100 USD vào năm 2014. Tăng trưởng không gian đô thị cũng
đạt tỷ lệ đáng kể. Năm 1999, đất đơ thị chỉ chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả
nước. Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, diện tích đất đơ thị hiện nay sẽ
tăng từ 105.000 ha lên đến 460.000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đơ thị hố dự kiến tăng
từ 34,5% năm 2014 lên đến 46% vào năm 2025.
Trong thời gian gần đây việc mở rộng không gian đô thị đã và đang làm
giảm diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê
cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nơng
nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm
(2005 - 2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mơ diện tích đất sử dụng cho các
mục đích phi nơng nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nơng nghiệp và
mục đích khác như: xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, cơng trình thủy lợi, giao
thơng, nhà ở, các cơng trình hạ tầng xã hội... Trong khi đó, quỹ đất nơng nghiệp
khơng cịn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các nhà
quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách.
Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về
quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nơng nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện
tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Khi diện tích
đất chưa sử dụng đã được tận dụng, khai thác gần hết thì để có được quỹ đất phục vụ
cho các mục đích phi nơng nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần
từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất nông

e



9

nghiệp trong khu vực cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất
nơng nghiệp, đồng thời làm thay đổi cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương.
Tốc độ phát triển đô thị ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Sự
ảnh hưởng này theo 2 chiều hướng đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực
(Viện khoa học xã hội Việt Nam, 2009).
- Tác động tích cực
+ Phát triển đơ thị đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do sự
phát triển đô thị đã chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II, III, từ
đó hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp, dịch vụ thương mại… Sự phát
triển đó làm tăng tổng sản phẩm xã hội.
+ Phát triển đô thị sẽ thúc đẩy quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, ứng
dụng công nghệ trong sản xuất, giảm thiểu sức lao động chân tay cho người dân. Và
cũng do nhu cầu của sự phát triển thì trình độ dân trí của người dân sẽ được nâng
lên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
+ Phát triển đô thị kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng như: điện, đường,
trường, trạm. Sự phát triển cũng như chất lượng của cơ sở hạ tầng sẽ đáp ứng tốt
hơn nhu cầu về thông thương, về nâng cao trình độ dân trí cũng như dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho người dân.
+ Phát triển đô thị kéo theo các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, du lịch...
sẽ gia tăng về cả số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy đời sống tinh thần của người
dân sẽ được đáp ứng tốt hơn.
+ Phát triển đô thị sẽ thu hút nguồn đầu tư, các nhà đầu tư, đặc biệt là sự gia
tăng của các nhà máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp. Điều này giúp người dân có
cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như nâng cao nguồn thu nhập, từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống.
+ Phát triển đô thị sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Cùng với sự phát

triển của đơ thị thì các khu vực ven đơ, ngoại thành, các khu vực khác đều trở thành
nơi cũng cấp lao động, cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho khu vực
đô thị. Nhờ vậy mà sản xuất cộng đồng phát triển.

e


10

+ Phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường tăng cường sự cạnh tranh phát
triển của các ngành sản xuất.
+ Phát triển đô thị làm phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, phổ biến lối sống công nghiệp và nếp sống văn minh đô thị.
- Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực thì sự phát triển đơ thị cũng kéo theo những tác
động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đó là:
+ Phát triển đơ thị ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của một bộ phận người
dân. Khi sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng như sự gia tăng của các nhà máy, xí
nghiệp, các khu cơng nghiệp lớn cũng chính là lúc diện tích đất nơng nghiệp đang
có xu thế giảm khá nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Vì giá trị bồi
thường của đất nông nghiệp thường thấp hơn so với những loại đất khác nên các dự
án đầu tư chủ yếu lấy đất nông nghiệp để xây dựng là chính. Do đó, một bộ phận
người dân phát triển đi lên nhờ tận dụng được khoản tiền bồi thường giá trị đất và
may mắn trong cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Tuy nhiên, cũng khơng ít người dân
thất nghiệp và trở thành gánh nặng của xã hội sau khi sử dụng hết số tiền bồi
thường giá trị về đất và khơng tìm kiếm cho mình được một cơng việc phù hợp. Đây
là một trong những vấn đề đáng quan tâm, một thách thức không nhỏ đặt ra trong sự
phát triển đất nước hiện nay.
+ Phát triển đô thị làm tốc độ gia tăng dân số nhanh tại các đô thị lớn kéo theo
đó là sự phức tạp về quản lý con người và quan trọng hơn nữa là việc giữ gìn trật tự,

an ninh tại khu vực này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nguy cơ gia tăng về số lượng cũng
như mức độ phức tạp của các tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy... là điều tất yếu
sẽ xảy ra. Hiện tượng di dân tới các đô thị đã gây ra nhiều vấn đề phải giải quyết như
nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, việc làm, ô nhiễm
môi trường,... Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển như hiện nay ở nước ta,
vấn đề việc làm ở các vùng đô thị nổi lên khá gay gắt. Hiện tượng thất nghiệp, thu
nhập thấp tất yếu sẽ làm nảy sinh các hiện tượng xã hội tiêu cực khác. Vấn đề dân số
đô thị ở nước ta hiện nay và trong những năm tới sẽ vẫn còn là một thực trạng nan

e


11

giải nếu như chương trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển nơng thơn
khơng được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả hơn nữa.
+ Phát triển đô thị ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân
Q trình phát triển đơ thị ở nước ta diễn ra tương đối nhanh đã có những
ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân
bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm
diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ
sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài ngun
nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ơ nhiễm mơi trường lớn trước đây nằm ở
ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian
đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương
thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp
phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy
hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm mơi trường khơng
khí và tiếng ồn nghiêm trọng.
1.1.3. Cơ sở pháp lý

1.1.3.1. Các văn bản của Nhà nước
- Luật đất đai 2003.
- Luật đất đai 2013.
- Nghị định số 37/2010/NĐ - CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013.
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý
đầu tư phát triển đơ thị.
- Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng chính phủ về
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

e


12

- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của Bộ
Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐCP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân
loại đô thị.
- Thông tư số 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo
Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa.
- Thông tư số 10/2008/TT - BXD ngày 22/04/2008 của Bộ xây dựng hướng
dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu.
- Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/6/2013 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và

bù bổ sung diện tích diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích
sử dụng.
- Thơng tư số 47/2013/TT-BNNPTNT V/v Hướng dẫn việc chuyển đổi từ
trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
- Thông tư 17/2014/TT-BTNMT V/v Hướng dẫn việc xác định ranh giới,
diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa.
1.1.3.2. Các văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa
- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cụm cơng nghiệp tỉnh Thanh
Hóa đến 2020.
- Quyết định số 999/2015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa Về việc ban hành Quy định về thực hiện trình tự thủ tục
chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán đề án xây
dựng phát triển hệ thống đơ thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu 35 %.

e


13

- Quyết định số 4663/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, diện
tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức công nhận đất ở và hạn mức
giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về phê duyệt chương trình phát triển đơ thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Theo quan điểm của đánh giá đất thì đất đai được định nghĩa là một vùng đất
mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả
năng khai thác được hay không mà ở mức độ nào của vùng đất đó. Thuộc tính của đất
bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, động vật, thực vật và
những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người. Theo Docutraiep thì
đất được định nghĩa như sau: Đất là vật thể thiên nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết
quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: đá, sinh vật, khí
hậu, địa hình và thời gian. Về sau nhiều nhà nghiên cứu về đất cho rằng đối với đất
nông nghiệp cần phải bổ sung thêm một số yếu tố khác và đặc biệt quan trọng là vai trị
của con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính
chất đất và có thể tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên (Nguyễn Thế
Đặng và cs., 2014). Nếu biểu thị định nghĩa về đất dưới dạng cơng thức tốn học thì ta
có thể coi đất là một hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian.
Đ = f (Đa, Sv, K, Đh, Nc, Ng)t
Trong đó: Đ: đất; Đa: đá; Sv: sinh vật; K: khí hậu; Đh: địa hình; Nc: nước
của đất và nước ngầm; Ng: tác động của con người; t: thời gian;
Đất nông nghiệp là đất được xác định để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc dùng nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm:

e


14

- Đất sản xuất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất làm muối.
- Đất nơng nghiệp khác: Đất dùng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm, thực
nghiệm về nơng nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó vừa là tư liệu sản xuất
đặc biệt vừa là tư liệu lao động. Đất nông nghiệp thuộc loại đất được sử dụng vào
mục đích nơng nghiệp như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra cịn
có loại đất thuộc nhóm đất nơng nghiệp nhưng thực tế khơng thuộc đất sản xuất
trong nơng nghiệp mà nó phục vụ cho các ngành khác. Vì vậy, chỉ có loại đất sử
dụng vào mục đích nơng nghiệp mới được coi là đất nơng nghiệp.
Những diện tích đất đai phải qua q trình cải tạo mới đưa vào hoạt động sản
xuất nơng nghiệp được thì gọi là đất có khả năng nơng nghiệp. Nhà nước xác định
mục đích sử dụng chủ yếu của đất nơng nghiệp là sử dụng vào mục đích nơng
nghiệp, song do đặc điểm tình hình từng loại đất hiện nay có sự khác nhau dẫn đến
mục đích sử dụng cụ thể khác nhau. Vì vậy, người ta chia nhóm đất nơng nghiệp
thành 5 loại (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2003):
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nơng nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
+ Đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa gồm: đất chuyên trồng
lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
+ Đất trồng cây hàng năm khác gồm: đất bằng trồng cây hàng năm khác và
đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh
ni phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi
rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê
để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm
nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

e



15

- Đất ni trồng thuỷ sản: Là tồn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục
đích ni tơm cá, ni trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm. Ngồi ra các loại đất
mặt nước có thể ni thuỷ sản nhưng khơng nhằm mục đích thuỷ sản như các hồ
sơng phục vụ chủ yếu cho thuỷ lợi trong nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, nước mặn và đất
chuyên nuôi trồng nước ngọt.
- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nơng nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng
cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản
xuất nơng nghiệp.
Đất nơng nghiệp ở nước ta phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước.
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất của cả nước chiếm 67,1% diện
tích tồn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ của các vùng khác nhau,
trong đó vùng đồng vằng Sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long có độ màu mỡ
cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các vùng khác. Còn vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2003).
Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của
cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ bảo đảm cho nguồn lương thực, thực phẩm tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa lên thực vật
cũng đa dạng, do đó sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng rất đa dạng và phong phú.
Ở miền Bắc nước ta có 4 mùa rõ rệt nên sản xuất nơng nghiệp mang tính mùa vụ. Ở

miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khơ) nên việc sản xuất nơng nghiệp có khác
biệt với những thuận lợi và khó khăn riêng.
Vậy để sử dụng đất nơng nghiệp một cách tốt nhất cần có các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững.

e


16

1.2.3. Vai trị của đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người nông
dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đất nông nghiệp là loại đất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây hoa
màu.. cũng như đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây này.
Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào vào quỹ đất nơng nghiệp và tính
chất đất, đó là yếu tố cơ sở, là nền tảng và tiền đề cho sự phát triển.
Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng có vai trị quan trọng đối với
việc phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nơng nghiệp có nhiệm vụ bảo đảm lương
thực, thực phẩm cho toàn dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh
xuất khẩu, xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và góp phần quan trọng
trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước.
Để đảm bảo được các vấn đề nêu trên thì đất nơng nghiệp phải đảm bảo chú
trọng hàng đầu cả về số lượng và chất lượng. Bởi vì quỹ đất đai tự nhiên là không
thay đổi song do nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho đất nơng nghiệp bị thu
hẹp lại, do đó cần phải có các chính sách đảm bảo quỹ đất nơng nghiệp ln ln đủ
để đáp ứng cho q trình sản xuất nơng nghiệp đảm bảo lương thực, thực phẩm cho
tồn xã hội và kích thích các ngành nghề khác cùng phát triển.

Nước ta có gần 70% dân số làm nơng nghiệp, do đó nơng nghiệp là mơi
trường làm việc của số đơng dân số, là nguồn thu nhập chính, nâng cao đời sống
cho nhân dân, đây là điều kiện giữ vững sự ổn định trong nhân dân tạo nền móng
vững chắc về chính trị.
Đất nơng nghiệp đang ngày càng phát huy tiềm năng và vai trị của nó, ngồi
trồng trọt ra, đất nơng nghiệp cịn sử dụng vào lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là đất
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đang ngày một mở rộng hơn về quy mô cũng như thị
trường xuất khẩu các mặt hàng: tôm, cua, cá,...

e


×