Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, quận lê chân, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.56 KB, 92 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân. Những số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và được sự đồng ý của phòng Nội vụ, Văn
phòng Quận ủy, Văn phòng UBND và 15 phường của quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng.
Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào.
Hải Phòng, ngày 15 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Việt
1
MỤC LỤC
Trang
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, PHỤC LỤC
3
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BQL : Ban quản lý
CNH : Công nghiệp hóa
CTCP : Công ty cổ phần
CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐTH : Đô thị hóa
ĐU : Đảng ủy
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng Nhân dân
HĐQT : Hội đồng Quản trị
HTX : Hợp tác xã
KT - XH : Kinh tế - xã hội


LĐLĐ : Liên đoàn Lao động
LH-HTX : Liên hiệp Hợp tác xã
LHPN : Liên hiệp Phụ nữ
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TM - DV : Thương mại - dịch vụ
TNCSHCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
UB : Ủy ban
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
UBND : Ủy ban Nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp và nhà nước có quan hệ mật thiết với nhau. Tương tự, quản lý
kinh doanh (business adminnistrtion) và quản lý công (public administration), mà
ở Việt Nam thường gọi là quản lý hành chính, hoặc quản lý nhà nước, cũng quan
hệ chặt chẽ, đôi khi ràng buộc nhau. Người ta nhận thấy các mối quan hệ đó thể
hiện như sau:
Thứ nhất, nhà nước tạo ra hành lang pháp lý và đề ra các chính sách nhằm
khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh
nghiệp có mục đích làm cho xã hội giàu lên và có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước
để nhà nước thực thi các nhiệm vụ giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự, an ninh xã
hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.
Thứ hai, bằng quyền lực và quyền hạn của mình, nhà nước cho phép các
doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các
nguồn tài chính, tổ chức giáo dục toàn dân, đào tạo nguồn lao động, … cho các
doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp góp phần củng cố nhà nước không chỉ
bằng cách nộp thuế, mà còn tạo công ăn, việc làm, hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hoạt động
xã hội khác.
Thứ ba, quan hệ, tác động giữa chính trị (nhà nước) và kinh tế (doanh nghiệp)

là một thực tế khách quan đã từng tồn tại trong lịch sử phát triển lâu dài của xã hội
loài người cho tới tận bây giờ. Về mặt quản lý, nó thể hiện trên hai hình diện: theo
ngành và theo lãnh thổ (vùng). Hệ thống phân chia hành chính của đất nước chính
là nhằm thực hiện quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
Thứ tư, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, nhiều hạn chế của quản lý hành
chính đang cản trở sự phát triển của kinh tế, kinh doanh và các doanh nghiệp.
Vì thế, nghiên cứu về vai trò, đặc điểm quản lý hành chính của nhà nước là
điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh.
Đó chính là căn cứ để chọn đề tài nghiên cứu của Luận văn này.
5
Quản lý hành chính nhà nước có tác động rất lớn tới sự ổn định chính trị và
phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cuộc sống rất phong phú, đa dạng và
không ngừng phát triển. Vì thế, công tác quản lý hành chính nhà nước cũng phải
được thường xuyên cải tiến, nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu của
từng thời kỳ phát triển đất nước.
Qua 26 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kể từ Đại hội Đảng lần
thứ VI (1986), nước ta đã có bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
nhà nước. Cùng với sự thay đổi ấy, hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và
công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền nói riêng đã có
nhiều biến chuyển tích cực; chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ
thống hành chính đã tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước; đã từng bước đổi
mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an
ninh trật tự, an toàn xã hội; cải thiện và nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân
dân.
Trong hệ thống quản lý nhà nước, cùng với xã, thị trấn, phường là cấp chính
quyền cơ sở “gần dân” nhất. Những công vụ được thực hiện hàng ngày mang tính
sự vụ tức thời, yêu cầu phải giải quyết ngay. Đội ngũ cán bộ, công chức của
phường là yếu tố cơ bản và quyết định mọi kết quả, hoàn thành nhiệm vụ của cấp
chính quyền cơ sở. Vì vậy, đây là cấp chính quyền được nhà nước quan tâm kiện

toàn đội ngũ cán bộ, công chức và đổi mới toàn diện để ngày một năng động, hoạt
động với hiệu quả cao hơn.
Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I, trung tâm dân cư cấp quốc gia. Cùng
với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng hợp thành một tam giác kinh tế
trọng điểm, cực tăng trưởng quan trọng của vùng Bắc Bộ. Nhịp bước tiến cùng
thành phố qua hơn 26 năm đổi mới, quận Lê Chân đã phát huy được vai trò tiên
phong, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải
thiện. Đội ngũ cán bộ, công chức trong quận Lê Chân đã có những đóng góp tích
cực vào thành tựu chung của quận và thành phố.
6
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội,
các đoàn thể, các cơ quan chính quyền của các phường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ,
công chức, cũng còn những mặt yếu kém, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của các phường, của quận và toàn thành phố.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản lý cho đội
ngũ cán bộ, công chức cấp phường, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” để
nghiên cứu, nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính
của chính quyền cấp phường trên địa bàn quận Lê Chân nói riêng và trong cả nước
nói chung, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, kinh doanh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp phường thuộc quận Lê Chân trong giai đoạn hiện nay và trên cơ sở đó, đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực,hiệu quả quản lý của họ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền
cấp phường tại các phường thuộc quận Lê Chân;
- Xem xét năng lực hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường
qua đánh giá của quần chúng nhân dân;

- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đội ngũ cán bộ
chủ chốt chính quyền cấp phường hiện nay;
- Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực,
hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền phường,
đặc biệt là cán bộ, công chức chủ chốt gồm những công dân Việt Nam, được bầu
cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí
thư ĐU, những người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội (cán bộ) và những công
dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
UBND, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (công chức).
7
Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng;
- Giới hạn thời gian: Từ tháng 3/ 2013 đến 8/ 2013.
4. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu
Mô tả thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hoạt động quản lý
của chính quyền cấp phường cũng như đánh giá của quần chúng nhân dân, qua đó
xem xét hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường ở nước ta hiện
nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường hiện nay còn chưa thực sự
cao, cụ thể là:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề cần quan tâm, như:
thiếu đội ngũ cán bộ trẻ, mặt bằng chung về trình độ học vấn và các trình độ
chuyên môn nghiệp vụ khác còn thấp;
- Kết quả cụ thể trong các hoạt động quản lý còn nhiều hạn chế;
- Chưa nhận được sự đánh giá cao từ phía quần chúng nhân dân.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về công tác cán bộ, tiến hành nghiên cứu theo
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng phương
pháp phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo, các bảng số liệu thống
kê về tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền các phường thuộc quận Lê
Chân cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của các phường nói riêng
và toàn quận Lê Chân nói chung.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với
quần chúng nhân dân trên địa bàn quận Lê Chân nhằm tìm hiểu nhận thức của
quần chúng nhân dân về công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường
cũng như đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức
phường và đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức phường và hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường
8
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số
đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số phường trên địa
bàn quận Lê Chân, Phòng Nội vụ quận và Văn phòng Quận uỷ nhằm thu thập thêm
những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.
Đặc biệt, Luận văn đã mạnh dạn sử dụng một số lý thuyết hiện đại trong quản
lý để nghiên cứu đề tài đã chọn, như Lý thuyết Hệ thống của Ludwig von
Bertalanffy, Lý thuyết Cơ cấu chức năng của Herbert Spencer, Emile Durkheim,
Bronislaw Malinowski, Kingley Davids và Tacolt Parsons, Lý thuyết Tương tác xã
hội của Max Weber, George Simmel. Karl Marx,…
7. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học. Nghiên cứu về nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán
bộ, công chức trong chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay có một ý
nghĩa khoa học rất to lớn. Những kết quả mà nghiên cứu đem lại sẽ là cơ sở khoa
học quan trọng cho việc hoạch định và hoàn thiện những chính sách về tuyển dụng,
đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ của chính quyền cấp phường nói riêng,
cấp cơ sở nói chung, cũng như sẽ là cơ sở khoa học cho những chủ trương của
Đảng về cải cách nền hành chính nhà nước, nhất là trong những năm gần đây khi

Đảng và Nhà nước đang triển khai thí điểm một số cơ chế chính sách mới đối với
cấp chính quyền cơ sở, như:
- Thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, phường ở 10 tỉnh, thành trong cả
nước và quận Lê Chân cũng là một trong các đơn vị thí điểm đó;
- Thí điểm (bắt đầu từ năm 2012) đưa 600 trí thức trẻ có trình độ, phẩm chất,
năng lực về làm Phó chủ tịch UBND tại các xã miền núi, hải đảo và các xã đặc biệt
khó khăn.
Bên cạnh đó, được triển khai nghiên cứu dưới góc độ khoa xã hội học, đặc
biệt là xã hội học quản lý, đề tài còn có những đóng góp vào việc bổ sung về lý
luận đối với chuyên ngành này, kiểm chứng việc vận dụng các lý thuyết xã hội
học, xã hội học quản lý vào việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đưa ra.
Ý nghĩa thực tiễn. Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh
về thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường thuộc
9
quận Lê Chân; cho ta thấy được những ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở đó đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn
chế, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp
phường nói riêng và cấp cơ sở nói chung.
Kết quả nghiên cứu cũng mong muốn sẽ là tài liệu tham khảo, giúp cho Quận
ủy, UBND quận Lê Chân xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức cấp phường trên
địa bàn.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
phường.
Chương 2. Thực trang về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
phường thuộc quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.
Chương 3. Những khuyến nghị và giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản
lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường thuộc quận Lê Chân thành phố Hải
Phòng.

10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP PHƯỜNG
1.1. Hệ khái niệm
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Từ khi xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức, điều hành xã hội cũng
hình thành như một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội
phát triển từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội. Xã hội được quản lý tốt
bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược
lại.
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan
niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị; quan niệm khác lại cho rằng quản lý
là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Thật ra, ở đây không có gì khác nhau về nội
dung, mà chỉ khác về dùng thuật ngữ, về cách diễn giải.
Nhìn chung, quản lý được hiểu theo hai góc độ: một là, theo góc độ tổng hợp,
mang tính chính trị - xã hội và, hai là, theo góc độ hành động, thiết thực. Hai quan
niệm này đều có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tổng quát nhất, quản lý có thể được
hiểu là việc tổ chức, điều hành một hoặc nhiều tập hợp người cùng với các công
cụ, phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu định trước.
Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ
thống có tính tổ chức. Chức năng này có trong đời sống xã hội, trong quản lý kỹ
thuật và có cả trong giới sinh học. Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và
duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động
thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của
một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư
cách là một chủ thể của hoạt động quản lý.
11
Tóm lại, khái niệm quản lý có thể được hiểu là sự tác động liên tục, có tổ

chức, có ý thức hướng đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quản
tối ưu so với yêu cầu đặt ra.
Liên hệ trực tiếp
Lệnh từ cấp trên
Liên hệ ngược (thông tin phản hồi)
Sơ đồ 1.1.Mô hình hoạt động quản lý
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hoá với chủ thể là
đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường, đối tượng quản lý là quần
chúng nhân dân trên địa bàn phường.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội sử dụng quyền lực nhà nước để điều
chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của con người. Quản lý nhà nước khác với
dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủ thể này không dùng quyền lực
pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản lý mà chỉ dùng phương
thức giáo dục, vận động quần chúng. Quản lý nhà nước còn gọi là quản lý hành
chính nhà nước, vì hành chính nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều
hành để thực hiện quyền lực nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực
thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo pháp luật. Các cơ quan đó là chính phủ và các cơ quan chính
quyền địa phương các cấp. Hoạt động quản lý của các tổ chức, dù thuộc quyền sở
hữu của nhà nước, nhưng không nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước, như các
12
Chủ thể Đối tượng
doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, thì không phải là quản lý hành chính nhà
nước. Quyền hành pháp có hai nội dung: một là, lập quy, được thực hiện bằng việc
ra văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật và hai là, tổ chức, điều
hành, phối hợp các hoạt động kinh tế - xã hội để đưa luật pháp vào đời sống.
Hoạt động quản lý nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hoạt động
của con người bằng quyền lực của nhà nước. Hoạt động đó được thể hiện bằng các

quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp lý. Trong
đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt chẽ để
không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự
cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trình xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nước như sau :
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà
nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển
các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ trung ương đến
cơ sở tiến hành.
1.1.2.Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước
Hiệu quả là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu để dánh giá chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội.
Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động để tạo ra
một kết quả hoạt động là tối đa tương ứng với một chi phí tối thiểu.
Hiệu quả quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội để đảm bảo các nhu cầu thực tế
của sự phát triển kinh tế và đời sống mạnh mẽ và đúng hướng, bảo đảm các yêu
cầu phát triển văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật phục vụ công cộng, bảo đảm quốc
phòng, trật tự an ninh, pháp luật, pháp chế, kỷ luật, kỷ cương xã hội trong từng
thời kỳ nhất định. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó thì không thể nói là
hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả.
13
Căn cứ để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước gồm có:
- Kết quả việc thực hiện các mục tiêu, chương trình và nhiệm vụ của quản lý
nhà nước thông qua các kế hoạch của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, có
tính đến việc chi phí để thực hiện kế hoạch đó.
- Đánh giá việc tổ chức và hoạt động cụ thể của một cơ quan quản lý nhà

nước thông qua các yếu tố:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan;
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền;
+ Năng lực, uy tín và phong cách của cán bộ, nhất là người lãnh đạo;
+ Thời gian đầu tư để giải quyết các tình huống quản lý;
+ Tính pháp chế, kỉ luật, kỉ cương nhà nước và trách nhiệm;
+ Tính dân chủ, công bằng, đoàn kết nội bộ;
+ Uy tín chính trị của cơ quan đối với xã hội thông qua việc sử dụng quyền
lực nhà nước tác động lên các quá trình xã hội.
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước được hiểu
là thành quả hoạt động của chính quyền các cấp (cụ thể ở đây là cấp phường) trong
mọi lĩnh vực đời sống xã hội và được đánh giá qua các căn cứ:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;
- Những số liệu cụ thể về tình hình công tác quản lý kinh tế - xã hội trên địa
bàn;
- Đánh giá của quần chúng nhân dân.
1.2. Khái niệm phường và chính quyền phường
1.2.1. Phường
Thuật ngữ “phường” đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từ
Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Xung quanh Hoàng thành đã hình thành
các điểm tập trung dân cư theo phường nghề. Cả kinh thành đựơc xem như một
phủ gồm 61 phường. Thể chế phường này được giữ nguyên qua các triều đại
phong kiến sau này. Sau Cách mạng giành độc lập năm 1945 cho đến tận năm
1981, trong cơ chế hành chính của nước ta không có khái niệm phường, mà chỉ tồn
14
tại khu phố, khối và tiểu khu. Từ năm 1981 tiểu khu được đổi thành phường và duy
trì cho đến nay.
Theo Hiến pháp 1980, các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thành
phố thuộc tỉnh, thị xã; xã, phường và thị trấn.

Theo sự phân cấp, thì phường là đơn vị hành chính cấp thấp nhất nằm trong
quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, tức là mang đặc điểm nội thành, nội thị. Cũng
giống như cấp hành chính cơ sở xã và thị trấn, phường là tổ chức của một cộng
đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn
tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nước quy định, ở đó có những quy ước, quy
định và thiết chế riêng được mọi người thống nhất và cùng nhau thực hiện.
Phường là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Ngoài chức năng văn hóa - xã hội, phường hiện nay hoạt động mạnh về kinh
tế, kinh doanh.
1.2.2. Chính quyền phường
Theo tinh thần Hiến pháp 1992, các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành
một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định
tính thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nước, chức năng
chấp hành và điều chỉnh. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ; cơ quan hành chính nhà nước trực
thuộc chính phủ (các bộ, uỷ ban nhà nước, các cơ quan thuộc chính phủ); cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện,
quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; xã, phường và thị trấn).
Cũng theo Hiến pháp 1992, chính quyền địa phương có chức năng chủ yếu là
quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư
và UBND là cơ quan trong hệ thống hành pháp, thực hiện quản lý nhà nước, chỉ
đạo, điều hành công việc hàng ngày của nhà nước ở địa phương. UBND ở địa
phương không chỉ chịu trách nhiệm chấp hành những nghị quyết của HĐND cùng
15
cấp, mà cả những nghị quyết của cơ quan chính quyền cấp trên, nhằm bảo đảm
thực thi pháp luật thống nhất của nhà nước.
1.2.3. Chính quyền cơ sở một số nước trên thế giới
Quan niệm về chính quyền cơ sở của các nước trên thế giới đều giống nhau ở
chỗ coi cấp chính quyền cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà

nước, là cấp chính quyền có tầm quan trọng đặc biệt, là cấp được ví như “chiếc cầu
nối” giữa nhà nước, chính phủ với nhân dân. Thông qua chính quyền cơ sở, chính
phủ nắm được thực tế, nguyện vọng của nhân dân và khẳng định được uy tín trước
nhân dân.
Về tổ chức chính quyền cơ sở thì tuỳ hoàn cảnh, điều kiện mà có sự giống và
khác nhau giữa các nước.
- Ở Cộng hòa Pháp, trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, cấp xã là
cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp, nhưng lại có vai trò
cực kỳ quan trọng. Mỗi xã đều có người đứng đầu gọi là Xã trưởng, bên cạnh Xã
trưởng có Hội đồng xã. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quận trưởng
(tương đương như cấp huyện ở nước ta);
- Ở Cộng hoà Liên bang Đức, cấp xã được ghi nhận trong Hiến pháp của Liên
bang với tư cách là đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện chế độ tự quản, chịu sự
kiểm soát của cấp bang;
- Ở Vương quốc Thái Lan, cấp hành chính cơ sở là làng, là cấp cuối cùng
trong mô hình hành chính năm cấp. Đứng đầu cấp hành chính này là Trưởng làng,
do nhân dân trong làng bầu lên, có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội của
dân làng. Ngoài ra, còn có Hội đồng làng cùng tham gia công tác tư vấn và quản lý
công việc chung;
- Ở In-đô-nê-xi-a , trong hệ thống chính quyền địa phương, cấp làng hoặc
thôn là cấp thứ tư, cấp hành chính thấp nhất. Mỗi làng hoặc thôn có một người
đứng đầu gọi là Trưởng làng hoặc Trưởng thôn, là công chức nhà nước do Huyện
trưởng bổ nhiệm.
16
Như vậy, qua ví dụ về tổ chức chính quyền địa phường ở một số nước, có thể
thấy, tuy tên gọi cấp hành chính cơ sở có khác nhau, song cũng có những điểm
tương đồng với ta.
1.3. Khái niệm cán bộ, công chức
Điều 1, chương 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức do UBTVQH nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/2/1998 quy định:

“Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, làm việc trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường
xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo ngành, chuyên môn, được xếp vào
ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức
và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
- Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng; làm việc trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp.
1.3.1. Khái niệm về cán bộ, công chức cấp phường
Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Nghị định 29/2013/NĐ-CP
ngày 08/4/2013 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức ở cấp hành chính cơ sở, thì riêng đối với cấp phường,
quy định như sau:
1.3.1.1. Các chức danh của công chức cấp phường:
- Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND;
17
- Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (ở phường có hoạt động nông nghiệp);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Riêng tại quận Lê Chân, do không có sản xuất nông nghiệp và làm thí điểm
không tổ chức HĐND quận và phường, nên không có các chức danh Chủ tịch Hội
nông dân Việt Nam và Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND.
1.3.1.2. Công chức phường có các chức danh sau:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng quân sự;
- Văn phòng - Thông kê;
- Địa chính - Xây dựng và Môi trường;
- Tài chính - Kế toán;
- Tư pháp - Hộ tịch;
- Văn hóa - Xã hội.
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức phường như sau:
- Chức trách: công chức phường, làm công tác chuyên môn thuộc biên chế
của UBND cấp phường, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp phường thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực
hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp phường giao;
- Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Từ 18 tuổi trở lên;
+ Trình độ văn hóa: tốt nghiệp phổ thông trung học;
+ Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên với ngành
nghề đào tạo phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của chức danh đảm nhiệm;
+ Trình độ tin học: có chứng chỉ Tin học văn phòng trình độ A trở lên;
+ Sau khi được tyển dụng, phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý
hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình
đối với chức danh công chức phường hiện đang đảm nhiệm.
18
- Đối với hai chức danh Chỉ huy trưởng quân sự và Trưởng Công an phường,
thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nếu pháp luật chuyên

ngành không quy định, thì thực hiện theo thông tư này.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp phường quy định tại Thông tư nêu
trên và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương được xem xét, quyết định:
+ Giảm một cấp về tiêu chuẩn trình độ ở các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn;
+ Về ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;
+ Về thời gian để học tập bồi dưỡng sau khi được tuyển dụng.
Thông tư số 06 cũng quy định rõ nhiệm vụ của từng chức danh công chức.
Các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Thông tư là căn cứ để các địa phương thực
hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đối
với công chức cấp phường.
1.3.2. Khái niệm chung về năng lực
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoat động
nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực không phải
hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do học tập, công tác, tập luyện mà có.
Tâm lý học chia năng lực thành hai dạng khác nhau: năng lực chung, cần thiết
cho nhiều ngành hoạt động khác nhau và năng lực chuyên môn, đặc trưng cho một
lĩnh vực hoạt động nhất định. Hai dạng năng lực này quan hệ qua lại hữu cơ với
nhau: năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, càng phát triển, càng dễ
chuyển thành năng lực chuyên môn; còn năng lực chuyên môn càng phát triển,
càng có ảnh hưởng đến năng lực chung. Trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt
động, thì con người cũng có bấy nhiêu loại năng lực.
Năng lực của con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tùy thuộc vào
sự tổ chức của hệ thần kinh trung ương. Trong điều kiện bên ngoài như nhau, mỗi
người có thể tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo với nhịp độ khác nhau. Song năng lực
chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động của con người.
19
Cần phân biệt năng lực với tri thức, kỹ năng và kỹ xảo. Trí thức là những hiểu

biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mỗi
người. Còn kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm từ thực tế
để tiến hành một hoạt động nào đó và kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại
nhiều lần đến mức thuần thục, cho phép con người không phải tập trung nhiều ý
thức vào việc mình đang làm.
Khác với tri thức, kỹ năng và kỹ xảo, năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương
đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép thực hiện có kết quả một hoạt
động. Do đó, người có trình độ học vấn cao (đại học, trên đại học,…) hoặc có
nhiều kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác
nhau, vẫn có thể thiếu năng lực cần thiết của người lãnh đạo quản lý, như năng lực
tổ chức, năng lực trí tuệ. Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác mà đề
bạt là chưa đủ. Chỉ có căn cứ vào hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh
giá năng lực của cán bộ, công chức thì mới đúng đắn.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan
hệ mật thiết với nhau. Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có học vấn
thấp, cũng như năng lực tổ chức không thể có được ở người chưa hề quản lý, điều
hành một tổ chức hay một đơn vị sản xuất - kinh doanh cụ thể. Do đó, khi đánh giá
năng lực của một cán bộ, công chức, cần phải căn cứ vào hiệu quả hoàn thành công
việc là chính, đồng thời cũng nên biết về trình độ học vấn và quá trình công tác của
người đó.
Năng lực của người lãnh đạo, người quản lý chính là năng lực tổ chức, Lênin
đã vạch ra đầy đủ cấu trúc của năng lực tổ chức, chỉ ra những thuộc tính mà người
làm công tác tổ chức cần phải có là: sự minh mẫn và tài sắp xếp công việc, sự hiểu
biết mọi người, tính cởi mở hay là năng lực thâm nhập vào các nhóm người, sự sắc
sảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn, các phẩm chất ý chí, khả năng hiểu biết mọi
người và kỹ năng tiếp xúc với con người, Do đó, khi xem xét kết quả công việc
của một con người, cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân đó hoàn
thành công việc. Không nên chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao, mà còn
xem anh/chị ta đã làm như thế nào, bởi chính năng lực thể hiện ở chỗ làm tốn ít
thời gian, ít sức lực và của cải vật chất, nhưng kết quả lại tốt.

20
1.3.3. Yêu cầu về năng lực của người quản lý hiện nay
Theo các nhà tâm lý học thì năng lực của người quản lý là cơ chế thực tại của
trí tuệ, có khả năng tư duy trực giác. Do đó, người lãnh đạo quản lý phải có những
phẩm chất nhất định, để điều hành tổ chức do mình phụ trách; phải thông minh,
biết nhìn xa trông rộng, có khả năng tiên đoán và phân tích để hoạch định bước đi
trong tương lai.
Người quản lý phải có những phẩm chất chính trị riêng; phải tự đánh giá được
kết quả mình làm về mặt chính trị - xã hội; phải mang lại lợi ích cho nhân dân, từ
đó góp phần nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước; phải biết đánh giá con người,
đánh giá sự việc theo quan điểm chính trị, lãnh đạo tổ chức do mình phụ trách thực
hiện mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong bất kỳ tình huống nào. Người quản lý
phải hiểu được tâm trạng chính trị của tập thể do mình lãnh đạo và đồng thời phải
biết giải quyết mọi vấn đề về chính trị trong đơn vị; phải có quan điểm sống tích
cực, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, luôn gương mẫu và có tinh thần
trách nhiệm trong công việc, tìm cách giải quyết tốt mọi vấn đề phức tạp của đơn
vị ngay cả trong điều kiện có nhiều khó khăn.
Người quản lý phải luôn tu dưỡng mình về mặt chính trị, đặc biệt phải chú
trọng nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối chính sách của Đảng, để qua đó, nâng cao trình độ tư duy chính trị, kinh tế
trong hoạt động của mình.
Ngoài những tố chất trên, người quản lý còn phải là nhà ngoại giao, một
thuyết khách. Đó chính là “sức quyến rũ”, khả năng chế ngự người khác thông qua
phong cách của mình.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy,
những yêu cầu về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là rất
bức xúc. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt ở cấp chính quyền cơ sở
phường, xã, thị trấn. Những phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý không thể nói chung chung, mà phải được thể hiện thành những tiêu chuẩn cụ
thể. Phần lớn những phẩm chất đó là những tiêu chuẩn đã được quy định trong các

chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị; là nơi trực tiếp thực
hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân. Chính quyền cấp phường có chức năng chủ yếu là
quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư.
Đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt,
của cấp phường là yếu tố quyết định mọi hiệu quả hoạt động của chính quyền
phường. Vì vậy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp hành chính
cơ sở nói chung và cấp phường nói riêng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Căn cứ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ,
các tiêu chí về trình độ năng lực phẩm chất cán bộ, công chức cấp phường được
quy định trong các nghị định, thông tư của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, kết
hợp với việc sử dụng các phương pháp hiện đại của lý thuyết trong khoa học quản
lý, xã hội học giúp cho ta có những phương tiện hữu hiệu để nghiên cứu thực trạng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Thông qua đó để có những khuyến nghị, đề xuất thiết thực nhằm nâng cao năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường tại quận Lê Chân, thành
phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương Hải
phòng và cả nước.
22
Chương 2
HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC PHƯỜNG QUẬN LÊ CHÂN, TP. HẢI PHÒNG
2.1. Tổng quan về điều kiện địa lý và kinh tế - xã hội của quận Lê Chân
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất ở miền bắc Việt Nam và là trung tâm
kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ,
đồng thời là đô thị loại 1, một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an
ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông
đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển,
đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch
vụ, du lịch, giáo dục, y tế của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng nằm trên hai
vành đai - hành lang hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc là Nam Ninh - Lạng
Sơn - Quản Ninh - Hải Phòng và Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của
Bộ tư lệnh Quân khu 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Tất cả những đặc điểm này không thể không tác động tới quận Lê Chân và
các phường của nằm trong quận, tới số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức của các phường.
Thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên 1.580 km
2
với số dân 1.785.250
người (2012). Về tổ chức hành chính, thành phố được chia thành 15 đơn vị cấp
quận, huyện và 151 đơn vị hành chính cơ sở cấp phường, xã. Trong số đó có 71
phường, chiếm tỷ lệ 47% các đơn vị hành chính cơ sở. Dân số có hộ khẩu thường
trú tại các phường là 752.754 người, chiếm tỷ lệ 42,16% tổng dân số toàn thành
phố. Diện tích tự nhiên của các phường là 241 km
2
, bằng 15,25% diện tích Hải
Phòng.
Về lãnh thổ, phường hiện nay chủ yếu được cấu thành từ các vùng đô thị nhỏ,
các làng nghề truyền thống, các khu buôn bán tập trung, các khu đô thị tự phát
23
hoặc các khu dân cư do mở rộng trung tâm của các quận, thành phố Phường có vị
trí địa lý được giới hạn trong địa giới hành chính của các quận, là địa bàn đô thị thu
nhỏ, có mật độ dân cư cao. Các công trình kinh tế, văn hoá, phúc lợi xã hội chỉ có

thể xây dựng theo quy hoạch chung của cả đô thị.
Về dân cư, cộng đồng dân cư ở phường có sự gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với
nhau về các nhu cầu và lợi ích vật chất cũng như tinh thần. Dân cư của phường về
cơ bản được tập hợp từ nhiều vùng, miền khác nhau, đa dạng, phức tạp, chủ yếu
kiếm sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp và nhìn chung, thường có trình độ
học vấn, nhận thức xã hội cao hơn dân cư ở các xã.
2.1.1. Đôi nét lịch sử phát triển
Thời Hùng Vương, mảnh đất Hải Phòng ngày nay thuộc bộ Dương Tuyền của
nhà nước Văn Lang.
Vào những năm đầu công nguyên, dưới thời bắc thuộc, nữ tướng Lê Chân
trong cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đã về đây gây dựng căn cứ chống giặc
Đông Hán, trở thành người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang An Biên
xưa - tiền thân của TP. Hải Phòng ngày nay.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, tách nhập hành chính, ngày 19 tháng 7 năm
1888, Hải Phòng được thành lập, chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông
Dương.
Ngày 27-10-1962, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định
thành lập thành phố Hải Phòng, về cơ bản, có ranh giới như hiện nay trên cơ sở
hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An với khu vực nội thành được chia
thành ba khu phố mới là Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân.
24
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòng
TT Quận, huyện
Phường, xã,
thị trấn
Diện tích,
km
2
Dân số,
ng.

Mật độ
dân cư,
ng./ km
2
1 Dương Kinh
6 phường 45,85 48.700 1.062,16
2 Đồ Sơn
7 phường 42,37 44.514 1.050,6
3 Hải An
8 phường 88,39 103.267 1.168,31
4 Kiến An
10 phường 29,6 97.403 3.290,64
5 Hồng Bàng
11 phường 14,27 101.625 7.121,58
6 Lê Chân
15 phường 12,31 209.618 17.028,27
7 Ngô Quyền
13 phường 10,97 164.612 15.005,65
Cộng quận 70 phường 243,76 769.739 3.157,77
8 An Dương
1 thị trấn, 15 xã 98,29 160.751 1.635,47
9 An Lão
2 thị trấn, 15 xã 113,99 132.316 1.160,77
10 Bạch Long vĩ
- 4,5 902 200,4
11 Cát Hải
2 thị trấn, 10 xã 323,1 29.676 91,84
12 Kiến Thụy
1thị trấn, 17 xã 107,5 126.324 1.175,1
13 Thủy Nguyên

2 thị trấn, 35 xã 242,8 303.094 1.248,32
14 Tiên Lãng
1 thị trấn, 22 xã 191,2 141.288 738,95
15 Vĩnh Bảo
1 thị trấn, 29 xã 180,5 173.083 958,91
Cộng huyện
10 th.tr., 148

1.261,98 1.067.434 845,84
Thành phố 228 đơn vị 1.505,74 1.837.173 1.220,11
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Dân số (số liệu điểu tra
1/4/2009).
25

×