Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Thuyết trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 40 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH
HẢI QUAN
College of finance and customs
MÔN: Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
GVHD: Vũ Thị Thu Dung
Lớp C12B1T
NHÓM 7

1. Nguyễn Xuân Trung

2. Dương Thị Hiền

3. Trương Thị Bảo Ngọc

4. Nguyễn Thị Lan

5. Nguyễn Thị Thanh Thùy

6. Nguyễn Nữ Hoàng Quỳnh

7. Trần Thị Thu Thủy

8. Võ Thị Hồng Nhung
Tiểu luận

Đề tài: Cơ hội và thách thức của các doanh

nghiệp khi hiệp định Việt-Mĩ có hiệu
lực thực thi
Lời mở đầu



Quan hệ thương mại Viêt – Mỹ là một nhân tố rất quan trọng trong
tổng thể quan hệ Việt – Mỹ kể từ sau kết thúc chiến tranh việt nam

Bình thường hoá quan hệ Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đàm phán
và ký kết Hiệp định thương mại là chủ trương quan trọng và nhất
quán của Đảng và nhà nước ta về mở rộng, đa dạng hoá, đa phương
hoá quan hệ đối ngoại.
Lời mở đầu

Được sự phân công của giáo viên VŨ THỊ THU DUNG. Sau đây, nhóm 5-Lớp
C12B1T-Khoa Kế Toán- Trường Cao Đẳng Tài Chính Hải Quan sẽ làm bài tiểu luận
phân tích về đề tài “cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi hiệp định thương
mại Việt- Mỹ có hiệu lực thực thi”. Mong cô và các bạn sinh viên trong lớp cho
những ý kiến để góp phần xây dựng cho bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

I.Tổng quan về hiệp định thương mại Việt Mỹ

II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ

III.Thách thức của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi hiệp định
thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thực thi
I.Tổng quan về hiệp định thương mại Việt Mỹ
1.Bối cảnh Việt nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới.
-
Từ trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có

nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành
theo cơ chế mệnh lệnh, hành chính. Điều này cũng
chính là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế trì trệ,
kém hiệu quả, kém linh hoạt, kém năng động
-
Việt nam cũng đang dần đổi mới để phù hợp với xu
thế của thời đại bằng chính sách mở cửa nền kinh
tế thu hút sự đầu tư nước ngoài và với chiến lược
hướng mạnh về xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam
đã có mặt trên nhiều thị trường nước ngoài. Ví dụ
như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, NICS…
- Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu
hàng năm lên tới trên 1300 tỷ USD và hứa hẹn là thị trường cung
cấp các sản phẩm máy móc , công nghệ phục vụ công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá ở Việt Nam. Do đó việc ký kết và thông qua hiệp định
thương mại giữa hai nước là điều cần kiện thiết cho cả Việt nam và
Mỹ thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại song phương
1.Bối cảnh Việt nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới.
2. Khái quát nội dung hiệp định thương mại Việt-Mỹ
Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh
dấu bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia
lập quan hệ ngoại giao. Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và
9 phụ lục,
Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều.
Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều.
Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều.
Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều.
Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo.

Chương 7: Những điều khoản chung.
2. Khái quát nội dung hiệp định thương mại Việt-Mỹ
a. Thương mại hàng hóa
Điều 1: Nói về quy chế tối huệ quốc sẽ được áp dụng vô điều kiện và ngay lập
tức đối với các thuế liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu vào mỗi nước.
Điều 2: Nói về cách đối xử cấp quốc gia về các cơ hội cạnh tranh bằng nhau cho
sản phẩm của hai nước.
Điều 3: Đưa ra các nghĩa vụ thương mại để bảo đảm cân bằng thương mại giữa
hai nước.
Điều 4: Khuyến khích việc quảng bá sản phẩm thương mại thông qua các triển
lãm và hội chợ thương mại.
Điều 5: Cho phép các văn phòng đại diện thương mại cấp nhà nước được thiết lập
ở hai nước.
Điều 6: Nói về các trường hợp khẩn cấp xảy ra trong thương mại.
Điều 7: Đưa ra các biện pháp nếu có tranh chấp thương mại.
Điều 8: Về thương mại giữa các doanh nhân nghiệp nước với nhau.
Điều 9: Đưa ra các định nghĩa chung về công ty và xí nghiệp.
2. Khái quát nội dung hiệp định thương mại Việt-Mỹ
b. Sở hữu trí tuệ
Điều 1, 2: Các định nghĩa chung.
Điều 3: Đối xử cấp quốc gia.
Điều 4: Quyền tác giả, gồm cả cho tác phẩm viết, chương trình máy tính, sưu tập
dữ liệu, băng ghi âm, ghi hình.
Điều 5: Tín hiệu truyền qua vệ tinh.
Điều 6: Nhãn hiệu hàng hóa.
Điều 7: Sáng chế.
Điều 8: Thiết kế bố trí mạch tích hợp.
Điều 9: Bí mật thương mại.
Điều 10: Kiểu dáng công nghiệp.
Điều 11 đến 18: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục, biện pháp v.v.

2. Khái quát nội dung hiệp định thương mại Việt-Mỹ
c. . Thương mại dịch vụ
Điều 1: Phạm vi và Định nghĩa
Điều 2: Đối xử Tối huệ quốc
Điều 3: Hội nhập Kinh tế
Điều 4: Pháp luật Quốc gia
Điều 5: Độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền
Điều 6: Tiếp cận thị trường
Điều 7: Đối xử Quốc gia
Điều 8: Các cam kết bổ sung
Điều 9: Lộ trình cam kết cụ thể
Điều 10: Khước từ Lợi ích
Điều 11: Các định nghĩa
2. Khái quát nội dung hiệp định thương mại Việt-Mỹ
d. Quan hệ đầu tư
Điều 1: Các định nghĩa
Điều 2: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
Điều 3: Tiêu chuẩn chung về đối xử
Điều 4: Giải quyết tranh chấp
Điều 5: Tính minh bạch
Điều 6: Các thủ tục riêng
Điều 7: Chuyển giao công nghệ
Điều 8: Nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài
Điều 9: Bảo lưu các quyền
Điều 10: Tước quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại do chiến tranh
Điều 11: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Điều 12: Việc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước
Điều 13: Đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương trong tương lai
Điều 14: Việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này
Điều 15: Từ chối các lợi ích

3. Ý nghĩa của hiệp định thương mại Việt- Mỹ
- Sau gần 4 năm đàm phán bền bỉ, hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết đã đánh
dấu được những nỗ lực của 2 nước trong việc bình thường hóa quan hệ kinh tế thương
mại, hòa giải và hàn gắn giữa hai dân tộc, thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta với
Cộng đồng Quốc tế.
- Hiệp định tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc tăng nhanh kim ngạch trao đổi thương
mại với Mỹ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ tham gia vào các hoạt động kinh tế
ở Việt Nam.
-Hiệp định này không chỉ đảm bảo lợi ích của 2 nước mà còn đóng góp tích cực cho hòa
bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và thế giới.
- Việc kí kết hiệp định là phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vì hiệp
định kí kết dựa vào các nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội
bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc
của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN
-Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam có cơ hội cạnh tranh cao trên trường quốc tế.
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
1. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam
HĐTM Việt-Mỹ mở một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
hàng hóa sang Mỹ-một thị trường mạnh nhất thế giới với hơn 308 triệu người (năm
2010). Như vậy, các ngành công nghiệp mới sẽ có bước tiến nhảy vọt để đáp ứng
nhu cầu của thị trường lớn ở Mỹ.
Hàng hóa Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn do mức thuế suất chỉ
còn 3%, trong khi trước kia phải chịu thuế suất từ 40% đến 80%. Các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng mà chúng ta có lợi thế như dầu thô,
dệt may, giày dép, mặt hàng nông sản. Cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ là rất
lớn.
Năm 1999, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt 601
triệu USD/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực mà Mỹ đã áp
đặt quy chế quan hệ bình thường và các nước là thành viên của WTO. Nhưng

sau 10 năm kí kết hiệp định với Mỹ thì năm 2010 mức thặng dư hàng hóa của
Việt Nam trong buôn bán, trao đổi với Mỹ đã vượt qua 10 tỷ USD, tăng gấp
16 lần so với năm 1999. Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ cao gấp 4 lần so với kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ thị trường
này.
Phía trên là biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam-Hoa Kì.
Ta cũng dễ thấy được kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn
2007-2012 đều tăng, nhưng có sự tăng vọt hơn đó là xuất khẩu, từ 10,1 tỷ
USD (năm 2007) lên tới 19.7 tỷ USD (năm 2012).
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Trong 7 tháng đầu năm 2013, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu
hàng hóa Việt Nam với tổng giá trị đạt tới gần 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so
với cùng kì năm trước và chiếm tới 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Về nhập khẩu thì nhập khẩu từ thị trường Mỹ đạt 2,6 tỷ USD, tăng
10,6% so với cùng kì năm trước.
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ

Hàng dệt may
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được ký kết đã mở ra nhiều triển vọng mới
cho ngành dệt may trong thời gian tới bởi mỹ luôn đứng đầu các nước trên thế giới
về nhập khẩu hàng dệt may.
Tám tháng năm 2013, việt nam đã xuất khẩu 15,14 tỷ USD hàng hóa sang thị
trường mỹ tăng 4% so với năm 2012.
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ:
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Hàng giày dép:
Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường
này cũng có thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch
xuất khẩu giày dép mà Việt Nam có thể đạt được trong năm nay

II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Hàng nông sản:
Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi
hơn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
b.Về giáo dục, đào tạo
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp xúc với công
nghệ và phương pháp quản lí hiện đại. Họ sẽ có nhiều cơ
hôi về đào tạo nghề cũng như phát triển doanh nghiệp. Từ
xưa Việt Nam lao động chủ yếu là thủ công, hệ thống máy
móc cũ kĩ lỗi thời, điều này làm cho năng suất lao động
không cao, sản phẩm đạt chất lượng thấp. Mặt khác, Mỹ là
nước có nền kinh tế phát triển, trang bị máy móc hiện đại,
khi các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam thì đồng
nghĩa với việc Mỹ sẽ chuyển đổi thiết bị đây chuyền sản
xuất hiện đại vào Việt Nam. Đây chính là cơ hội cho việc
tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trên trường Quốc tế.
c. Về phát triển nông thôn
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
HĐTM Việt-Mỹ sẽ đẩy mạnh nông nghiệp và tăng thu nhập nghề nông.
II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
d. Giải quyết được vấn đề việc làm
Việt Nam là nước đông dân với hơn 90 triệu người (năm 2013) và là nước có
dân số trẻ chiếm đa số trong độ tuổi lao động.Hàng năm có thêm 1,2 triệu công
nhân vào thị trương việc làm nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn nằm ở mức 7,4%. Đây
là vấn đề gây sức ép đối với chính phủ.
Việc mở rộng quan hệ Việt-Mỹ sẽ thúc đẩy mở rọng quy mô sản xuất trong
nước. Điều này giúp cho Việt Nam phần nào giải quyết được nạn thất nghiệp.
e. Đời sống nhân dân được nâng cao

II.Cơ hội của các doanh nghiệp trước hiệp định Việt-Mỹ
Ở Việt Nam, khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng,
và sẽ giảm đối với người có thu nhập bình thường.

×