BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ MẠNH BẢO
T
T
Í
Í
N
N
D
D
Ụ
Ụ
N
N
G
G
N
N
H
H
À
À
N
N
Ư
Ư
Ớ
Ớ
C
C
Đ
Đ
Ố
Ố
I
I
V
V
Ớ
Ớ
I
I
P
P
H
H
Á
Á
T
T
T
T
R
R
I
I
Ể
Ể
N
N
K
K
I
I
N
N
H
H
T
T
Ế
Ế
C
C
Á
Á
C
C
T
T
Ỉ
Ỉ
N
N
H
H
T
T
Â
Â
Y
Y
N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ê
Ê
N
N
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số 62.31.12.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS., TS. NGÔ HƯỚNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÍNH - NĂM 2011
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
(VÙNG TÂY NGUYÊN)
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - ASEAN Free Trade Area
BOT Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao – Build-Operate-Transfer
BQ Bình quân
BT Xây dựng - Chuyển giao – Build-Transfer
BTO Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh – Build-Transfer-Operate
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CDB Ngân hàng Phát triển Trung Quốc - China Development Bank
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DFI Tổ chức tài trợ phát triển - Development financial institution
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐT Đầu tư
ĐTPT Đầu tư phát triển
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product
ICOR Hệ số gia tăng vốn - sản lượng - Incremental capital-output
ratio
IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - The internal rate of return
JDB Ngân hàng Phát triển Nhật Bản - Japan Development Bank
KDB Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc - Korea Development Bank
KfW Ngân hàng Tái thiết Đức - Wiederaufbau für Kreditanstalt
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NHCP Ngân hàng cổ phần
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Hiện giá thu nhập thuần - The net present value
NSNN Ngân sách nhà nước
NXB Nhà xuất bản
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức - Official Development Aids
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế -
Organization for
Economic Co-operation and Development
PAKD Phương án kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TCTD Tổ chức tín dụng
TDĐT Tín dụng nhà nước đầu tư dự án
TDNH Tín dụng ngân hàng
TDNN Tín dụng nhà nước
TDXK Tín dụng nhà nước tài trợ xuất khẩu
TSCĐ Tài sản cố định
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
XK Xuất khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới - The World Trade Organization
***
DANH MỤC BẢNG
Danh mục bảng Trang
Bảng số: 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản kết quả hoạt động NHPT
Việt Nam giai đoạn 2006-2010
76
Bảng số: 2.2. Bộ máy tổ chức - nhân sự các Chi nhánh NHPT trên
địa bàn Tây Nguyên đến 31/12/2010
79
Bảng số: 2.3. Nguồn vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu giải ngân
vốn TDNN giai đoạn 2006-2010
84
Bảng số: 2.4. Số liệu về doanh số huy động vốn phân theo kỳ hạn
huy động
85
Bảng số: 2.5. Số liệu tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư theo
quy mô dự án vay vốn TDNN trong giai đoạn 2006-
2010
87
Bảng số: 2.6. Thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ dự án 88
Bảng số: 2.7. Số liệu giải ngân TDNN giai đoạn 2006-2010 88
Bảng số: 2.8. Số liệu vốn TDNN đầu tư kiên cố hoá kênh mương,
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn 2006-2010
90
Bảng số: 2.9. Số liệu hoạt động TDNN tài trợ cho xuất khẩu trên
địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010
91
Bảng số: 2.10. Số liệu dư nợ TDNN trên địa bàn Tây Nguyên giai
đoạn 2006-2010
94
Bảng số: 2.11. Số liệu về chất lượng TDNN các năm từ 2006-2010 95
Bảng số: 2.12. Một số chỉ tiêu hoạt động TDNN phân theo Chi
nhánh NHPT trên địa bàn Tây Nguyên
95
Bảng số: 2.13. Số liệu đầu tư các dự án lớn, dự án nhóm A ngành
công nghiệp - xây dựng đã, đang vay vốn TDNN
99
Bảng số: 2.14. Số liệu phát triển diện tích rừng sản xuất và cây
công nghiệp thuộc các dự án được tài trợ bằng vốn
100
TDNN từ 2006 – 2010
Bảng số: 2.15. Số liệu so sánh vốn TDNN đầu tư dự án với tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và tổng dư nợ tín dụng trên
địa bàn
100
Bảng số: 2.16. Tỷ lệ doanh số TDNN tài tr
ợ cho xuất khẩu so với
kim ngạch xuất khẩu các tỉnh Tây Nguyên từ 2006-
2010
101
Bảng số: 2.17. Tỷ trọng dư nợ và tốc độ tăng trưởng các loại hình
TDNN thời điểm 31/12/2010 so với 31/12/2006
103
Bảng số: 2.18. Danh mục địa bàn khó khăn thu
ộc các tỉnh Tây
Nguyên
117
Bảng số: 2.19 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 của v
ùng Tây
Nguyên so với cả nước
119
Bảng số: 2.20. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các
tỉnh Tây Nguyên năm 2010
120
Bảng số: 2.21. Mạng lưới các chi nhánh của các tổ chức t
ài chính,
tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên đến 31/12/2010
125
Bảng số: 3.1 Số liệu tăng trưởng GDP và TDNN của vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2006-2010
154
Bảng số: 3.2 Định hướng tăng trưởng TDNN bình quân các Chi
nhánh NHPT Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015
155
Bảng số: 3.3 Danh mục ngành nghề, lĩnh vực, dự án định hướng
đầu tư vốn TDNN
157
Bảng số: 3.4 Danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây
Nguyên đề xuất các Chi nhánh ưu tiên tài trợ TDNN
159
Bảng số: 3.5 Định hướng quy mô TDNN tài trợ cho xuất khẩu
giai đoạn 2011-2015
159
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục Trang
Biểu số: 2.1. Sơ đồ mặt cắt Tây Nguyên 65
Biểu số: 2.2. Bản đồ phân bố các dân tộc Tây Nguyên 67
Biểu số: 2.3. Mô hình tổ chức Ngân hàng Phát triển Việt Nam 74
Biểu số: 2.4. Biểu đồ cơ cấu giải ngân vốn TDNN phân theo
ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010
89
Biểu số: 2.5. Biểu đồ tỷ trọng DN tiếp cận vốn TDNN trên địa
bàn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010
102
Biểu số: 2.6. Biểu đồ tỷ trọng tổng mức vốn TDNN tham gia đầu
tư theo nhóm dự án trong giai đoạn 2006-2010
105
Biểu số: 2.7. Biểu đồ chất lượng TDNN giai đoạn 2006-2010 111
Biểu số: 2.8. Biểu đồ chất lượng TDNN tài trợ xuất khẩu giai
đoạn 2006-2010
113
Biểu số: 2.9. Chiều hướng phát triển DN và di
ễn biến DN tiếp cận
TDNN trên địa bàn giai đoạn 2006-2010
116
Biểu số: 2.10. Sơ đồ chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh trong v
ùng
Tây Nguyên năm 2010
121
Biểu số: 3.1. Mô hình chỉ tiêu phi tài chính trong thẩm định DA 164
Biểu số: 3.2. Mô hình hoá tổ chức nhân sự gắn với quản trị rủi ro 170
Biểu số: 3.3. Mô hình kiểm tra giám sát sau giải ngân 172
***
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1.
LÝ
DO
CHỌN
ĐỀ
TÀI 1
1.2.
MỤC
ĐÍCH
NGHIÊN
CỨU
CỦA
LUẬN
ÁN 3
1.3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.4.
LỊCH
SỬ
VẤN
ĐỀ
NGHIÊN
CỨU 4
1.5.
PHƯƠNG
PHÁP
LUẬN 7
1.6.
Ý
NGHĨA
CỦA
ĐỀ
TÀI
NGHIÊN
CỨU 7
1.7.
KẾT
CẤU
LUẬN
ÁN 8
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 9
1.1.
CƠ
SỞ
LÝ
LUẬN
VỀ
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC
TRONG
CƠ
CHẾ
THỊ
TRƯỜNG 9
1.1.1. Khái niệm và phát triển khái niệm TDNN trong cơ chế thị trường 9
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng nhà nước 20
1.1.3. Phân loại tín dụng nhà nước 21
1.1.4. Điểm khác biệt giữa TDNN với TDNH và vốn NSNN 24
1.2.
TÁC
ĐỘNG
CỦA
HỘI
NHẬP
KINH
TẾ
QUỐC
TẾ
ĐỐI
VỚI
HOẠT
ĐỘNG
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC 25
1.2.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động tín dụng
ngân hàng nói chung 26
1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động TDNN 31
1.3.
HIỆU
QUẢ
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC 34
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả TDNN 34
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TDNN 36
1.3.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả TDNN 38
1.4.
VAI
TRÒ
TDNN
TRONG
SỰ
NGHIỆP
PHÁT
TRIỂN
KINH
TẾ
-
XÃ
HỘI 42
1.4.1. Là công cụ tài chính trực tiếp tham gia điều hành kinh tế vĩ mô 42
1.4.2. Là đòn bẩy kích thích đầu tư, kích thích xuất khẩu 43
1.4.3. Khởi xướng, dẫn dắt, kích thích, tập trung các nguồn vốn 44
1.4.4. Tham gia thực hiện chính sách kinh tế gắn với an sinh xã hội - an
ninh quốc phòng 46
1.4.5. Tham gia tích cực trong lĩnh vực đầu tư, phát triển môi trường 47
1.4.6. Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại 48
1.5.
KINH
NGHIỆM
MỘT
SỐ
NƯỚC
TRÊN
THẾ
GIỚI
VÀ
KHU
VỰC
TRONG
TỔ
CHỨC
THỰC
HIỆN
CHÍNH
SÁCH
TDNN 49
1.5.1. Khảo sát mô hình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng nhà nước
của một số quốc gia 50
1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra để tổ chức thực hiện chính sách
tín dụng nhà nước ở Việt Nam 61
Kết luận Chương 1 63
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 64
2.1.
ĐẶC
ĐIỂM
KINH
TẾ
-
XÃ
HỘI
CÁC
TỈNH
TÂY
NGUYÊN
ẢNH
HƯỞNG
ĐẾN
HOẠT
ĐỘNG
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC 64
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 64
2.1.2. Chính trị - xã hội 66
2.1.3. Thế mạnh về tiềm năng và lợi thế so sánh của Tây Nguyên đối với
lĩnh vực đầu tư phát triển 67
2.1.4. Những hạn chế, khó khăn của Tây Nguyên 70
2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên giai
đoạn 2001-2010 71
2.2.
THỰC
TRẠNG
TỔ
CHỨC
HOẠT
ĐỘNG
TDNN
CỦA
CÁC
CHI
NHÁNH
NHPT
TRÊN
ĐỊA
BÀN
TÂY
NGUYÊN
(2006-2010) 73
2.2.1. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam 73
2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực các Chi nhánh NHPT trên
địa bàn 78
2.2.3. Cơ chế chính sách hoạt động của các Chi nhánh NHPT trên
địa bàn 80
2.2.4. Hoạt động TDNN của các Chi nhánh NHPT trên địa bàn Tây
Nguyên 83
2.3.
ĐÁNH
GIÁ
THỰC
TRẠNG
HOẠT
ĐỘNG
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC
TRÊN
ĐỊA
BÀN
TÂY
NGUYÊN
GIAI
ĐOẠN
2006-2010 103
2.3.1. Những kết quả đạt được 103
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động TDNN trên địa
bàn Tây Nguyên 111
2.4.
NGUYÊN
NHÂN
HẠN
CHẾ,
TỒN
TẠI 117
2.4.1. Nguyên nhân khách quan 117
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 126
Kết luận Chương 2 133
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC CHO MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY
NGUYÊN 135
3.1.
NHỮNG
ĐỊNH
HƯỚNG
VÀ
QUAN
ĐIỂM
GIẢI
PHÁP
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC 135
3.1.1. Những định hướng, chính sách phát triển Tây Nguyên của Đảng,
Nhà nước 135
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2010-2015 138
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển của NHPT Việt Nam 142
3.1.4. Quan điểm đề xuất giải pháp tín dụng nhà nước 144
3.2.
GIẢI
PHÁP
TÍN
DỤNG
NHÀ
NƯỚC
CHO
MỤC
TIÊU
PHÁT
TRIỂN
KINH
TẾ
-
XÃ
HỘI
TRÊN
ĐỊA
BÀN
CÁC
TỈNH
TÂY
NGUYÊN 146
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và điều hành TDNN có tính đến đặc
thù Tây Nguyên 146
3.2.2. Đổi mới điều hành tác nghiệp TDNN của các Chi nhánh NHPT
trên địa bàn với mục tiêu phát triển an toàn bền vững 153
3.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng nhà nước, trước hết là đột
phá trong công tác thẩm định, đổi mới trong khâu giám sát 163
3.2.4. Nâng cao năng lực tiếp cận TDNN đối với doanh nghiệp trên
địa bàn 174
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ 176
Kết luận Chương 3 182
3.3.
KHUYẾN NGHỊ 183
3.3.1. Với Đảng, Chính phủ, Bộ ngành 183
3.3.2. Ban chỉ đạo Tây Nguyên 183
3.3.3. NHPT Việt Nam 184
3.3.4. Chính quyền các tỉnh trên địa bàn 185
3.3.5. Đối với các doanh nghiệp 186
3.3.6. Các Chi nhánh NHPT khu vực 186
KẾT LUẬN 188
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
1
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận:
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá dịch vụ, các loại tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng được phát triển mạnh mẽ và đa dạng để đáp
ứng nhu cầu. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình dày công nghiên cứu về
lý luận cũng như nghiên cứu phát triển ứng dụng đối với các loại tín dụng
này. Thế nhưng, tín dụng nhà nước do đặc điểm của nó gắn liền với chủ thể là
Nhà nước nên quy mô, phạm vi, mục tiêu, đối tượng và điều kiện phát triển có
tính đặc thù nhất định nên vẫn chưa nhiều công trình nghiên cứu một cách
toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn ứng dụng.
Xu hướng của sự phát triển kinh tế thị trường đỉnh cao, tín dụng nhà
nước ngày càng có vai trò quan trọng. Nhà nước, không chỉ đơn thuần đi vay
để bù đắp cho những khoản chi tiêu duy trì bộ máy khi ngân sách bị thiếu hụt
mà còn phát triển mạnh cho vay đầu tư các công trình, các chương trình kinh
tế trọng điểm mang tính chuyển dịch có thu hồi vốn trực tiếp thông qua các
nghiệp vụ tín dụng đầu tư, bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu. Là
một trong những công cụ điều tiết kinh tế nhằm đảm bảo duy trì ổn định các
cân đối lớn, góp phần phát triển bền vững, ngăn chặn, giảm bớt các tác động
xấu của khủng hoảng kinh tế. Trong thực tế, các nước có nền kinh tế lớn, kinh
tế mới nổi như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc,… là những nước đã
phát huy rất tốt vai trò loại hình tín dụng này cho công cuộc tái thiết và phát
triển đất nước.
Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển kinh tế nên ở nước ta, loại
hình TDNN được phát triển tương đối mạnh từ nhà nước Trung ương (thông
qua Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc Nhà nước)
2
đến địa phương (cấp tỉnh) là hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển. Các tổ chức
này ngày càng khẳng định vai trò trong nền kinh tế. Đó là những định chế tài
chính đại diện Nhà nước tham gia với tư cách vừa là người đi vay, vừa là
người cho vay, cần được bổ sung lý luận góp phần dẫn dắt hoạt động TDNN
của nước ta ngày càng phát triển.
Về thực tiễn:
Tây Nguyên là vùng rộng lớn về đất đai (chiếm 16,8% diện tích cả
nước), có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng đang là "vùng trũng" kinh tế, còn
hàng loạt khó khăn về xã hội, an ninh quốc phòng vẫn còn tiềm ẩn sự bất ổn,
do đó việc thu hút đầu tư nói chung và việc đầu tư tín dụng của Nhà nước còn
ở mức hạn chế. Năm 2010, GDP (theo giá thực tế) của khu vực khoảng
83.100 tỷ đồng, bằng 4,2% GDP cả nước; tổng vốn đầu tư toàn xã hội (theo
giá thực tế) 40.840 tỷ đồng, bằng 4,9% cả nước; thu ngân sách chỉ đáp ứng
51,49% nhiệm vụ chi, phần còn lại trung ương phải hỗ trợ
Để giúp Tây Nguyên vươn lên, theo kịp các vùng miền khác, Nhà nước
cần có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là
vốn đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh. Đảng và Nhà nước năm 2002 đã
thành lập Ban chỉ đạo Tây Nguyên chuyên trách, do Ủy viên Bộ Chính trị làm
Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo.
Khác với các tỉnh đồng bằng, thành phố, mặc dù tất cả các dự án đầu tư
kinh doanh trên địa bàn Tây Nguyên đều thuộc đối tượng khuyến khích, nằm
trong danh mục được hỗ trợ tín dụng nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển tín
dụng nhà nước trong khu vực qua khảo sát sơ bộ cho thấy còn rất hạn chế:
tổng dư nợ trên địa bàn Tây Nguyên tại thời điểm 31/12/2010 là 10.762 tỷ
đồng, chiếm 5,38% dư nợ của hệ thống NHPT; tổng mức cung ứng vốn tín
dụng nhà nước trong cả giai đoạn 2006-2010 bằng 6,51% GDP, trong đó vốn
TDNN đầu tư dự án chiếm 6,72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn TDNN tài
3
trợ xuất khẩu bằng 9,09% kim ngạch xuất khẩu, chưa tương xứng với tiềm
năng và chính sách ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này có thể nhận diện: vừa có
nguyên nhân từ phía ngân hàng (cơ chế chính sách, phương pháp điều hành,
khả năng nguồn vốn); vừa xuất phát từ phía doanh nghiệp (khả năng "hấp
thụ" vốn kém), bên cạnh đó là những vấn đề tạo môi trường hỗ trợ cho tín
dụng phát triển (như quy hoạch, định hướng đầu tư, đất đai, ).
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Tín dụng nhà nước
đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của
Luận án.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Lý luận một cách có hệ thống về TDNN từ khái niệm cho đến phân
tích đặc điểm, phân loại, so sánh sự khác biệt giữa TDNN với TDNH, giữa
TDNN với NSNN theo đặc trưng của TDNN trong cơ chế thị trường, trên cơ
sở đó làm rõ vai trò và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng
nhà nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khảo sát hoạt động TDNN tại các Chi nhánh NHPT tỉnh Kon Tum,
Gia Lai, Đăk Lăk- Đăk Nông và Lâm Đồng, từ đó phát hiện các mặt được,
các mặt tồn tại hạn chế và các nguyên nhân ảnh hưởng.
- Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, cùng với các dự báo dự đoán
tình hình trong nước, thế giới cũng như quy hoạch phát triển Tây Nguyên giai
đoạn 2010-2020 tìm ra các nhóm giải pháp tương đối toàn diện, cụ thể thiết
thực nhằm phát triển TDNN một cách có hiệu quả trên địa bàn Tây Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là vấn đề: “Tín dụng nhà nước đối
với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên”.
- Phạm vi nghiên cứu:
4
+ Về mặt không gian: Các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh:
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
+ Về địa điểm: Vốn tín dụng nhà nước hiện có nhiều kênh thực hiện:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ đầu tư
phát triển các địa phương Tuy nhiên, do tỷ trọng lớn và tầm ảnh hưởng, nên
đề tài chọn nghiên cứu về tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam và các Chi nhánh khu vực Tây Nguyên.
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ
khi thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2006-2010), kế hoạch phát
triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
1.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Về lĩnh vực tài chính, tín dụng nói chung hiện có rất nhiều công trình
nghiên cứu ở cấp Tiến sĩ, Thạc sĩ được công bố. Nhưng đối với lĩnh vực tín
dụng nhà nước, qua tham khảo, thống kê cho thấy vẫn vẫn chưa nhiều người
quan tâm chọn làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt là cấp Tiến sĩ. Có thể thống kê
các đề tài:
Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam” (năm 2002), của tác
giả Hoàng Văn Quỳnh. Luận án này tác giả tập trung nghiên cứu về mặt cơ
chế chính sách tín dụng ĐTPT (với tư cách là tín dụng cho các dự án dài hạn)
trong giai đoạn 1999-2000. Thời gian Luận án nghiên cứu là giai đoạn TDNN
ở nước ta bắt đầu có sự chuyển tiếp từ cơ chế mang tính hành chính, kế hoạch
hóa tập trung (dự án được các Bộ ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn
đồng nghĩa với việc được quyết định cấp tín dụng), sang cơ chế giao quyền tự
chủ cho cơ quan cho vay. Vì vậy, việc tổng kết, đánh giá và những giải pháp
đề xuất trong Luận án vừa mang tính nghiên cứu vĩ mô, vừa phù hợp với sự ra
đời của định chế tài chính Quỹ Hỗ trợ phát triển được Chính phủ thành lập và
5
đi vào hoạt động từ năm 2000.
Luận án Tiến sĩ "Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước" của tác giả Trần Công Hòa (năm 2006). Luận án này có
đối tượng nghiên cứu chuyên sâu vào hiệu quả tín dụng ĐTPT nhà nước về
mặt tài chính, kinh tế và xã hội; lấy phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2000-
2006 thuộc Quỹ Hỗ trợ Phát triển, trong bối cảnh nước ta chuẩn bị gia nhập
WTO. Vì vậy, các vấn đề, giải pháp, đề xuất trình bày trong Luận án đều tập
trung ở tầm vĩ mô, phục vụ cho việc xây dựng thể chế, cơ chế chính sách và
hành lang pháp lý hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án
đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước” của tác giả
Nguyễn Chí Trang (năm 2009). Luận án này có đối tượng nghiên cứu chuyên
sâu về nội dung, phương pháp thẩm định dự án đầu tư, với tư cách thẩm định
là một giai đoạn trong cả quá trình quản lý, cho vay nguồn vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước, đề từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy chế quy trình
thẩm định, nâng cao hiệu quả đầu tư TDNN. Do vậy, đây là Luận án có phạm
vi hẹp hơn, nên mặc dù cùng thực hiện trong giai đoạn đã có sự ra đời của
NHPT, nhưng không trùng lắp với đề tài đang nghiên cứu.
Các Luận văn thạc sĩ "Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng nhà nước
qua Quỹ Hỗ trợ phát triển" của tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh (năm 2003); Luận
văn thạc sĩ "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát
triển" của tác giả Nguyễn Gia Thế (năm 2004); Luận văn thạc sĩ “Giải pháp
đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Vĩnh Long” của tác giả Võ Thanh Phong (năm 2009); Luận văn thạc sĩ
“Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam"
của tác giả Cao Văn Hải (năm 2010); Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao
hiệu quả tín dụng tài trợ xuất khẩu tại các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển
6
thuộc các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Phạm Thị Thu Hà
(năm 2010), Tương tự vậy, các Luận án, công trình này có phạm vi nghiên
cứu một lĩnh vực hoạt động (hoặc TDĐT, hoặc TDXK, hoặc hiệu quả TDNN)
mà chưa đề cập, hệ thống hoá và phát triển lý luận TDNN trong cơ chế thị
trường góp phần giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong lý luận cũng
như thực tiễn.
Đối với các đề tài khoa học cấp ngành, thời gian qua cũng có một số
đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT Việt Nam tổ chức nghiên cứu các đề tài về
TDNN như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng đầu tư tại Chi
nhánh Hà Tĩnh” của Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh, (năm 2010); “Giải pháp đẩy
mạnh tín dụng đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An” của Chi nhánh
NHPT Nghệ An, (năm 2011); “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay đầu tư ở Hải Dương” của Chi nhánh NHPT Hải Dương, (năm 2010);
“Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài để bổ sung hoàn thiện
tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư của NHPT Việt Nam trong điều kiện nguồn
vốn có giới hạn” của Chi nhánh NHPT Phú Yên, (năm 2011), “Tăng cường
phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Chi
nhánh NHPT Thừa Thiên - Huế”… Đây là những đề tài có phạm vi nghiên
cứu một vấn đề, một lĩnh vực cụ thể, tương đối hẹp. Qua tham khảo cho thấy
những đề tài khoa học của ngành trong thời gian qua chưa có nghiên cứu sâu
những vấn đề thuộc về lý luận TDNN, mà tập trung giải quyết những vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực tế tác nghiệp tại đơn vị, địa phương, một
lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể.
Đối với nghiên cứu phát triển tín dụng nói chung trên địa bàn Tây
Nguyên ở cấp Tiến sĩ đã có Luận án "Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên" của tác giả Nguyễn Thị
Tằm (năm 2006). Tuy cùng địa bàn nghiên cứu là Tây Nguyên, nhưng về đối
7
tượng thì Luận án này đi vào lĩnh vực tín dụng ngân hàng thuộc hoạt động
kinh doanh tiền tệ và chuyên sâu vào mảng tín dụng dành cho phát triển nông
nghiệp nông thôn mà cụ thể hóa là kinh tế trang trại.
Như vậy, có thể xác định hầu như chưa có đề tài đi vào nghiên cứu ở
cấp Tiến sĩ khá toàn diện về lĩnh vực tín dụng nhà nước cả về lý luận cũng
như ứng dụng thực tiễn kể từ khi nước ta trở thành thành viên của WTO và
vai trò, sự phát triển của nó đối với một vùng kinh tế đặc thù như Tây
Nguyên. Do vậy, đây là đề tài mới, mang tính cấp thiết.
1.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Luận án đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn dùng phương pháp:
- Phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh phân tích, xử lý số liệu phù
với mục đích nghiên cứu đánh giá.
- Phương pháp kế thừa; quan trọng nhất là luận án đã hệ thống hoá
những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là lý luận về tín dụng nhà nước của các
Nhà khoa học, của các công trình nghiên cứu đi trước để phân tích, đúc kết
phát triển lý luận phù hợp với kinh tế thị trường hội nhập.
- Phương pháp chuyên gia thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận
các Nhà khoa học, các chuyên gia tài chính ngân hàng am hiểu sâu về lĩnh
vực mà Luận án nghiên cứu.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa về lý luận: Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về tín
dụng nhà nước trong cơ chế thị trường hiện đại một cách có hệ thống và vai
trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế, từ đó có thêm cách nhìn bao quát
và đầy đủ hơn về tín dụng, tương ứng với xu thế phát triển TDNN trong thời
kỳ hội nhập.
Ý nghĩa thực tiễn: Gắn lý luận với điều hành thực tiễn trên cơ sở đó đề
8
xuất những vấn đề mới về:
Đa dạng hoá công tác phát triển nguồn vốn tín dụng nhà nước, đổi mới
cơ chế chính sách quản lý, điều hành vốn tín dụng nhà nước có tính đến sự
phù hợp với đặc thù Tây Nguyên. Định hướng danh mục đầu tư với cơ cấu
hợp lý theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa gắn an sinh xã hội, an
ninh quốc phòng cho từng địa phương. Đặc biệt là đưa ra những giải pháp
nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư thông qua việc đề xuất lượng hoá
các chỉ tiêu phi tài chính trong nội dung thẩm định
Ngoài ra, Luận án còn có các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận tín
dụng nhà nước đối với các doanh nghiệp - chủ thể sử dụng vốn và các biện
pháp hỗ trợ của các cấp chính quyền có thể áp dụng vào thực tiễn ở Tây
Nguyên phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Các giải pháp của Luận án có khả năng nhân rộng ra cả nước vì những
khó khăn ràng buộc của cơ chế tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và việc
cải thiện điều kiện tiếp cận vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
các vùng miền có những nét cơ bản tương đồng.
1.7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng nhà nước trong cơ chế thị
trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng nhà nước trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên.
Chương 3: Giải pháp tín dụng nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
***
9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC TRONG CƠ
CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm và phát triển khái niệm TDNN trong cơ chế thị trường
1.1.1.1 . Khái niệm kinh điển về TDNN
Sản xuất kinh doanh hàng hoá ra đời kéo theo sự tất yếu phải ra đời của
hoạt động tín dụng để phục vụ; đến lượt nó, hoạt động tín dụng sẽ tác động
ngược trở lại, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, cứ như thế
tạo ra mối quan hệ biện chứng cùng thúc đẩy nhau phát triển.
Trong thực tế không thể có nền kinh tế phát triển mà ở đó tồn tại một
hệ thống tín dụng đơn điệu, yếu kém và ngược lại. Tín dụng bao gồm các quá
trình hoạt động tạo vốn, hoạt động cho vay và hoạt động thanh toán dưới các
loại hình tín dụng khác nhau; Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín
dụng nhà nước, tín dụng quốc tế. Ngoài ra, tín dụng còn có vai trò đặc biệt
quan trọng, đó là vai trò tập trung vốn, phân phối vốn, là đòn bẩy, khuyến
khích và điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng một
số chính sách và chế tài tín dụng như chính sách ưu đãi về mức vốn, thời gian
cho vay, lãi suất cho vay Người quản lý điều hành vĩ mô có thể mở rộng sản
xuất vùng này, ngành này hoặc thu hẹp sản xuất ngành khác, vùng khác thông
qua công cụ tín dụng.
Mục đích và tính chất của tín dụng do mục đích và tính chất của nền
sản xuất hàng hoá trong xã hội quyết định. Sự vận động của tín dụng luôn
luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của phương thức sản xuất trong
xã hội đó. Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết là tín dụng bằng hiện vật và
10
một phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là "tín dụng nặng lãi"
với mức lợi tức cực kỳ cao. Cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là
sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong điều kiện của
nền sản xuất hàng hoá kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.
Chỉ đến phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, các quan hệ tín dụng
mới có điều kiện phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín
dụng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại hình
tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín
dụng nhà nước
Tín dụng thương mại (tín dụng hàng hoá ):
Là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất
định giữa các nhà sản xuất, kinh doanh dưới hình thức ứng trước vốn hàng
hoá. Tín dụng thương mại ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác và giữ
vai trò làm cơ sở để các hình thức tín dụng khác ra đời.
Đặc điểm của tín dụng thương mại đó là giao dịch tài sản trong hoạt
động tín dụng là hàng hoá, không phải là tiền tệ vì các tổ chức này không có
chức năng kinh doanh tiền tệ. Công cụ của tín dụng thương mại là thương
phiếu, thực chất là một giấy nợ thương mại để đảm bảo cho hành vi mua bán
chịu được diễn ra.
Tín dụng ngân hàng:
Là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất
định giữa các ngân hàng với các đối tượng đi vay dưới hình thức ngân hàng
đứng ra huy động vốn bằng tiền và cấp tín dụng ứng trước vốn tiền tệ cho các
đối tượng trên. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
11
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng
huy động vốn và cho vay bằng tiền. Trong tín dụng ngân hàng chủ thể được
xác định rõ ràng: Ngân hàng là người cho vay; các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân là người đi vay. Để tập trung vốn tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử dụng
các công cụ như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các sổ tiết kiệm
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng thường bao gồm hoạt động
cho vay; chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá; bảo lãnh và cho thuê tài
chính.
Tín dụng nhà nước:
Khác với tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà
nước ra đời khi nền kinh tế thị trường còn kém phát triển, nhà nước thống trị
chưa phải đối mặt và can thiệp vào những diễn biến phức tạp khó lường của
kinh tế thị trường nên mục đích chủ yếu của Nhà nước đi vay là để bù đắp cho
sự thiếu hụt của các khoản chi ngân sách nhằm củng cố và duy trì bộ máy
thống trị bóc lột và quản lý xã hội; Mục đích đi vay đều không sử dụ ng vào
bộ máy sản xuất, tí n dụng k hông gó p phần một chút mảy may nào v ào sự phát
triển sản xuất [19, tr78].
Như vậy, TDNN sơ khai mới chỉ phản ánh quan hệ vay mượn một
chiều là Nhà nước đi vay dân chúng, các tổ chức và doanh nghiệp, với mục
đích bù đắp cho các khoản chi tiêu khi thiếu hụt ngân sách Nhà nước. Vì vậy,
khái niệm kinh điển về TDNN được khái quát: Là quan hệ tín dụng mà trong
đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Hiện nay, khái niệm kinh điển vẫn đang được sử dụng phổ biến ở các giáo
trình, các đầu sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng của các trường đại học. Cụ thể:
- PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn - Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê,
năm 2003 [tr113]; Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Thành
phố HCM, năm 2009 [tr107].
12
- PGS.TS Lê Văn Tề - Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2003
[tr104].
- TS. Ngô Văn Quế - Quản lý và phát triển tài chính tiền tệ tín dụng
ngân hàng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, năm 2003 [tr208].
- TS. Hồ Diệu - Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2001.
- TS. Lê Thị Tuyết Hoa và PGS. TS Ng uyễn Thị Nhun g - Tiền tệ ngân
hàng, NXB Thống kê, năm 2007 [tr52].
Điểm lưu ý của khái niệm kinh điển là phản ánh quan hệ vay mượn
một chiều (trong thời kỳ nền kinh tế kém phát triển, chưa bị tác động bởi mặt
trái của kinh tế thị trường, nhà nước là người đi vay các tổ chức, doanh
nghiệp và dân chúng để chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chi tiêu quản lý xã hội
của giai cấp thống trị mà chưa tổ chức hoạt động cho vay để phục vụ các mục
tiêu kinh tế). Chủ thể trong quan hệ tín dụng nhà nước bao gồm:
- Người đi vay là nhà nước.
- Người cho vay là các tổ chức, dân chúng, doanh nghiệp.
Thông thường, đại diện cho Nhà nước đi vay là Ngân khố quốc gia,
công cụ đi vay là việc phát hành các công cụ nợ như công trái, trái phiếu, tín
phiếu. Thời hạn vay, tuỳ theo mục đích chi tiêu có các khoản vay ngắn hạn,
vay dài hạn, thậm chí có những khoản vay không quy định cụ thể thời hạn.
Mục đích tín dụng là dùng cho chi tiêu duy trì bộ máy thống trị.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn Tư bản chủ nghĩa thì
các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ ngày càng gay gắt,
đặc biệt là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, hậu quả
của nó là các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra với chu kì ngày càng dày hơn,
sức tàn phá ngày càng lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng càng rộng hơn. Chỉ tính
riêng thời kỳ từ 1970-2007 đã có 124 cuộc khủng hoảng ngân hàng, 208 cuộc
khủng hoảng hối đoái, 36 cuộc khủng hoảng nợ nhà nước. Đặc biệt gần đây là
13
cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng toàn cầu năm 2007 có quy mô phức tạp
và trầm trọng, sức tàn phá rộng hơn và kéo theo nhiều hệ luỵ toàn cầu hơn
cuộc khủng hoảng lịch sử 1929-1939 [14]. Vẫn có nhiều quốc gia khu vực
đồng tiền chung châu Âu mà điển hình là Hy Lạp và một số nước lân cận lâm
vào khủng hoảng nợ kéo theo sự bất ổn khó lường của đồng EUR, tác động
mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn
cầu [20]. Để giảm thiểu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, Nhà nước tư
bản phải ra tay can thiệp, điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách vĩ mô
thông qua các công cụ tài chính - tiền tệ.
Các cuộc khủng hoảng đã minh chứng cho “bàn tay vô hình” của cơ
chế thị trường không thể tự điều tiết, giải quyết được tất cả những mâu thuẫn
vốn có trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến trình độ
cao. Đồng thời, nó cũng khẳng định một cách có thuyết phục nguyên tắc kết
hợp hài hoà giữa bàn tay vô hình của cơ chế kinh tế thị trường, với "bàn tay
hữu hình” - sự tham gia điều hành của Nhà nước [6] thông qua các chính sách
kinh tế vĩ mô, trong đó TDNN cũng là một công cụ đắc lực. Bằng việc
khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào ngành, vùng, mặt hàng theo định
hướng của Chính phủ bằng nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ để kích thích
phát triển.
Nguồn lực tài chính để hỗ trợ điều tiết trực tiếp nền kinh tế trong điều
kiện ngân sách hạn hẹp, các khoản chi Ngân sách bó hẹp trong khuôn khổ quy
định của Luật NSNN và phải được thông qua Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở
dự toán thu chi hàng năm, thì TDNN với cơ chế Chính phủ tự quyết đã được
các quốc gia quan tâm khai thác sử dụng một cách linh hoạt, rộng rãi dưới
nhiều hình thức cụ thể như các Ngân hàng phát triển Nhật Bản, Đức, Hàn
Quốc, Trung Quốc phát triển rất mạnh, xác lập vai trò to lớn với đối với
mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án mang
14
tính định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án xã hội hoá y tế, giáo
dục Ngoài ra, còn thực hiện một số nhiệm vụ khác của chính sách vĩ mô
nhằm chống suy thoái kinh tế và ngăn ngừa sự tàn phá bão táp của các cuộc
khủng hoảng từ bên ngoài.
Ở nước ta, trước những năm 90 (thời kỳ bao cấp), khi Luật Ngân sách
Nhà nước chưa ra đời, Nhà nước cấp phát vốn ngân sách đầu tư cho các
doanh nghiệp nhà nước thực thi các dự án, công trình không phải hoàn lại,
khái niệm TDNN ở giai đoạn này chỉ dừng lại việc Nhà nước đứng ra huy
động vốn của các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành công trái, trái phiếu
để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn xã hội dưới hình thức cấp
phát vốn NSNN.
Giai đoạn (1957-1980), Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam là đầu mối
đảm nhiệm đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp,
những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm
thay đổi diện mạo nền kinh tế. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử
dụng như Khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công
nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; các nhà máy Thuỷ điện Thác
Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt
điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông
Anh, Đông Anh - Thái Nguyên, Các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế
nông nghiệp như Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt phát Lâm
Thao, hệ thống Thuỷ nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc
Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã ra đời cùng với các nhà
máy mới như: Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nước
Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), nhà máy cơ khí Trần
Hưng Đạo, các nhà máy dệt 8/3, 10/10 Cầu Hàm Rồng, đoạn đường sắt
Vinh - Hàm Rồng; các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài