Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đề tài : Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG






NGUYỄN THỊ MINH HIỀN





PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN NGOẠI HỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ














Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG





NGUYỄN THỊ MINH HIỀN




PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN NGOẠI HỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM




Chuyên ngành : KTTG & QHKTQT
Mã số : 60.31.07





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. ĐẶNG THỊ NHÀN






Hà Nội – 2011



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



STT
Chữ viết tắt
Chữ diễn giải
1
TTNTLNH
Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng
2
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
3
TMCP
Thƣơng mại cổ phần
4
NHTMCPCTVN
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
5
TTNH
Thị trƣờng ngoại hối
6
KDNT
Kinh doanh ngoại tệ
7
NHNN
Ngân hàng nhà nƣớc
8
TCTD
Tổ chức tín dụng
9
ISDA
Hợp đồng khung cho các sản phẩm phái sinh trên thị trƣờng

tài chính (International Swaps and Derivatives Association)
10
USD
Đồng đôla Mỹ
11
EUR
Đồng tiền chung châu Âu
12
JPY
Đồng Yên Nhật
13
GBP
Đồng bảng Anh
14
VND
Việt Nam Đồng



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tiềm tàng 11
Bảng 1.2: Quy trình đầu cơ lãi suất có bảo hiểm thông qua bảng luồng tiền 15
Bảng 1.3: Dùng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động 16
Bảng 1.4: Trạng thái ngoại tệ sau khi thực hiện giao dịch swap 17
Bảng 1.5: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap 18
Bảng 1.6: Các khả năng xảy ra đối với tỷ giá GBP/USD và giải pháp Option 30
Bảng 1.7: Các khả năng xảy ra đối với tỷ giá EUR/USD và giải pháp Option 32
Bảng 2.1: Doanh số mua, bán ngoại tệ phân loại theo đối tác giai đoạn
2006-2010 44
Bảng 2.2: Doanh số mua, bán một số loại ngoại tệ mạnh giai đoạn

2006 – 2010 45
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ chuyển đổi, đầu cơ trên thị trƣờng ngoại hối
quốc tế giai đoạn 2006 -2010 47
Bảng 2.4: Các quy định về kỳ hạn giao dịch 49
Bảng 2.5: Quy định về tỷ giá giao dịch kỳ hạn USD/VND 50



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đƣờng lãi/lỗ của mua quyền chọn mua (Buy a Call) 22
Hình 1.2: Đƣờng lãi/lỗ của bán quyền chọn mua (Sell a Call) 23
Hình 1.3: Đƣờng lãi/lỗ của mua quyền chọn bán (Buy a Put) 24
Hình 1.4: Đƣờng lãi/lỗ của bán quyền chọn bán (Sell a Put) 24
Hình 1.5: Bảo vệ đối với NHTM bằng mua quyền chọn bán 29
Hình 1.6: Bảo hiểm rủi ro bằng mua quyền chọn mua 32
Hình 1.7: Chiến lƣợc quyền chọn hình trụ 36
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam với thị trƣờng hối đoái trong nƣớc và quốc tế 42
Hình 2.2: Tỷ trọng doanh số các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ năm 2010 48
Hình 2.3: Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2010 51
Hình 2.4: Doanh số giao dịch hoán đổi tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2010 54
Hình 2.5: Doanh số giao dịch quyền chọn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 58







MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I 4
NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 4
1.1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 4
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại 4
1.1.2 Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại 6
1.1.3 Rủi ro trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại 10
1.2 NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 13
1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ 13
1.2.2 Các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân
hàng thƣơng mại 13
1.3 NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN 22
1.3.1 Quyền chọn mua (Call), quyền chọn bán (Put) 22
1.3.2 Hình thức nghiệp vụ quyền chọn 25
1.3.3 Tỷ giá quyền chọn (Exercise / Strike price) 25
1.3.4 Phí quyền chọn (Premium) 25
1.3.5 Định giá quyền chọn (Option Pricing) với mô hình Black – Scholes 26
1.3.6 Ứng dụng nghiệp vụ quyền chọn 28
CHƢƠNG II 39
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM 39




2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM 39
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 40
2.2.1 Tình hình chung 43
2.2.2 Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ phái sinh 48
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN
TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 60
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc 60
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 61
CHƢƠNG III 68
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM 68
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 68
3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM 71
3.2.1.Nhóm giải pháp vĩ mô 71
3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô 77
3.3 KIẾN NGHỊ 88
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc 88
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 90
3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo 92
3.3.4. Kiến nghị với khách hàng 92
KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều
cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các sản phẩm, dịch vụ ngành
Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng cá nhân,
cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về
kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và lãnh đạo ngành Ngân hàng
cần phải quan tâm, vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam
(VND) và đôla Mỹ (USD). Đa dạng hoá đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm
phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ thông qua các NHTM cũng bắt
các doanh nghiệp, NHTM phải đối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá. Chính
vì vậy, mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang
đuợc áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng
ngừa rủi ro tỷ giá đó chính là các nghiệp vụ phái sinh về tiền tệ (Currency
Derivatives). Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ bao gồm: giao dịch ngoại hối kỳ hạn,
giao dịch ngoại hối hoán đổi, giao dịch ngoại hối quyền chọn và giao dịch ngoại hối
tƣơng lai.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam nói riêng đã và đang thực hiện công cuộc hiện đại hoá. Là một
trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu của Việt nam, Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam (NHTMCPCTVN) đã có 15 năm kinh nghiệm trong hoạt
động KDNT trên thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc và quốc tế.
Hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian qua đã thu đƣợc
những thành quả nhất định, song trong hoạt động đó NHTMCPCTVN cũng không
thể tránh khỏi phải đối phó với rủi ro về tỷ giá, trong bối cảnh tác động của thị

2


trƣờng ngoại hối quốc tế đối với thị trƣờng ngoại hối Việt nam nói chung cũng nhƣ
hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN nói riêng. Do đó, tác giả mạnh dạn nghiên
cứu vấn đề “Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm không chỉ
đáp ứng nhu cầu hiện nay cho các doanh nghiệp, mà còn giúp cho bản thân
NHTMCPCTVN phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò quan trọng của nghiệp vụ phái sinh trong đó có quyền chọn
nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động KDNT hiện nay của NHTM.
- Phân tích thực trạng các nghiệp vụ KDNT nói chung và quyền chọn tiền tệ
nói riêng của NHTMCPCTVN, đánh giá một cách toàn diện các mặt ƣu và nhƣợc
điểm, xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm hạn chế việc phát
triển các nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ phái sinh đặc biệt là quyền
chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối chung
và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh trong đó có nghiệp vụ quyền chọn
tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đƣợc nghiên cứu dựa
trên các phƣơng pháp chính:
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích kinh tế tổng hợp.
- Phƣơng pháp phân tích đánh giá hiện tƣợng xã hội theo tƣ duy lô gíc.
5. Tình hình nghiên cứu và đóng góp của luận văn

3


Theo nhƣ tìm hiểu của tác giả, đã có các công trình nghiên cứu về mở rộng
hoạt động KDNT, hoàn thiện phƣơng pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên
thị trƣờng ngoại hối quốc tế tại NHTMCPCTVN, ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh
trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN Tuy nhiên đến nay, chƣa có công
trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT
tại NHTMCPCTVN. Vì vậy, luận văn đã có những đóng góp sau:
- Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động
KDNT của NHTM.
- Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn tại NHTMCPCTVN.
Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc phát triển nghiệp vụ quyền
chọn.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn
trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng biểu luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTM
Chƣơng 2:Thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt
động KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động
KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.



4



CHƢƠNG I
NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM
1.1.1 Khái quát về NHTM
Ngân hàng thƣơng mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất,
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng cộng
đồng địa phƣơng nói riêng. Trên toàn thế giới, NHTM là là loại hình tổ chức trung
gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho ngƣời tiêu dùng với quy mô
lớn nhất. Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng
của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng mới nhất đƣợc quốc hội ban hành năm 2010
số 42/2010/QH12 đã giải thích nhƣ sau:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.”
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Ngân hàng thƣơng mại còn là thành viên chủ yếu của thị trƣờng tín phiếu và
trái phiếu do chính quyền địa phƣơng phát hành để tài trợ cho các công trình công
cộng, từ những sân bóng đá cho đến sân bay và đƣờng cao tốc. Trong những năm
gần đây, NHTM đã tăng cƣờng mở rộng cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp
để hỗ trợ việc xây nhà máy mới hay mua sắm thiết bị mới.
Với tƣ cách là một tổ chức tín dụng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt
động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. NHTM có một vai trò rất quan trọng
5



trong nền kinh tế thị trƣờng, nhƣ: vai trò trung gian, vai trò thanh toán, vai trò ngƣời
bảo lãnh, đại lý. Ở Việt nam - nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc,
đang rất cần vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Các hoạt động cơ bản của NHTM theo mục 2 chương IV của Luật các tổ chức
tín dụng số 42/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01-01-2011 bao gồm:
- Nhận tiền gửi: Đây là hoạt động cơ bản nhất của NHTM để thu hút lƣợng tiền
nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ngƣời gửi tiền vào ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo hòan trả
cả gốc và lãi. Bên cạnh hoạt động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, NHTM có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài. Các NHTM
cạnh tranh rất gay gắt để thu hút đƣợc tiền tiết kiệm bằng cách: tăng lãi suất, trao
thƣởng cho khách hàng, sử dụng dịch vụ ƣu đãi…
- Cho vay: Là việc NHTM sử dụng nguồn tiền huy động đƣợc để cho khách hàng sử
dụng với cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi sau thời hạn nhất định. Chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và tiết kiệm là lợi nhuận của ngân hàng. Cho vay là hoạt
động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. NHTM luôn lựa chọn những khách hàng tốt nhất
để cho vay.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh: Đây là một trong
những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng, qua hoạt động này ngân hàng thu lời từ phí
dịch vụ. Hoạt động này xuất phát từ nhu cầu thực tế công ty xuất nhập khẩu, trao
đổi ngoại tệ của khách du lịch, đầu tƣ ra nƣớc ngoài…Các sản phẩm phái sinh giúp
khách hàng hạn chế rủi ro tỷ giá.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Hoạt động này thể hiện
vai trò trung gian thanh toán của NHTM. Tiền gửi đƣợc bảo quản an toàn, có thể
thực hiện lệnh chi trả thông qua hệ thống NHTM mà không dùng tiền mặt. Thanh
toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển bởi tiện ích nhanh chóng, chính xác,
tiết kiệm chi phí và an toàn Các cách thức thanh toán mới đƣợc phát triển nhƣ: séc,
dịch vụ thu hộ và chi hộ, L/C, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ

ATM…
6


- Bảo lãnh: Bảo lãnh là nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán cho bên thụ hƣởng của
hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền đƣợc nêu rõ trong giấy bảo lãnh
nếu bên đối tác không thực hiện đƣợc trách nhiệm trong hợp dồng. Bảo lãnh là
nghiệp vụ mới, rất phát triển do tính thuận lợi của nó nhƣ: hạn chế rủi ro cho bên
bán, bên mua có thể trì hoãn việc thanh toán, nắm bắt đƣợc cơ hội kinh doanh.
- Cho thuê tài chính: Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, máy móc
thiết bị nhƣngkhông đủ tài sản đảm bảo, hoặc do khoản vay thiết bị là quá lớn, trong
trƣờng hợp này cho thuê tài chính là một giải pháp tối ƣu. NHTM sẽ mua máy móc
thiết bị và cho khách hàng thuê. Tài sản đảm bảo của cho thuê chính là máy móc
thiết bị cho thuê.
Ngoài các hoạt động chủ yếu nêu trên NHTM còn thực hiện: quản lý ngân
quỹ, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tƣ vấn, cung cấp các dịch vụ đại lý, cung cấp
dịch vụ môi giới và đầu tƣ chứng khoán, góp vốn mua cổ phần, tài trợ cho các hoạt
động của chính phủ…
Ngày nay, do xu thế tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế diễn ra mạnh mẽ
về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nƣớc đang phát triển cũng đã và
đang tích cực tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc tăng nhanh
về doanh số giao dịch, thị trƣờng ngoại hối quốc tế còn phát triển mạnh khi tạo ra
nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới mẻ, phức tạp hơn, tinh vi hơn, hàm chứa
lƣợng chất xám cao hơn và cũng trở nên rủi ro hơn.
Nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về quản trị rủi ro trong KDNT,
đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Các NHTM đã tiến một bƣớc dài vƣợt ra khỏi những nghiệp
vụ kinh doanh truyền thống của mình để thực hiện các nghiệp vụ mới nhằm phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Do đó hoạt
động KDNT ngày càng trở thành một nghiệp vụ quan trọng của NHTM.
1.1.2 Hoạt động KDNT của NHTM

1.1.2.1 Ngoại hối và ngoại tệ
Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày
13/12/2005, Ngoại hối bao gồm:
7


a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung
khác đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phƣơng tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ,
hối phiếu nhận nợ và các phƣơng tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công
ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nƣớc, trên tài khoản ở nƣớc ngoài của ngƣời cƣ
trú; vàng dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trƣờng hợp mang vào và mang ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam;
e) Đồng tiền của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣợc sử dụng trong thanh
toán quốc tế.
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú trong
giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt
động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và
đồng tiền chung khác đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Nhƣ vậy,
ngoại tệ có ý nghĩa hẹp và là tập con của ngoại hối. Nghiệp vụ quyền chọn ngoại
hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở luận văn này đƣợc hiểu là nghiệp vụ
quyền chọn tiền tệ (Currency Option).
1.1.2.2 Hoạt động KDNT của NHTM
Hoạt động KDNT của NHTM là một hoạt động nhỏ trong tổng thể hoạt động
ngoại hối.
Hoạt động KDNT ra đời và phát triển là một tất yếu của hoạt động thƣơng

mại quốc tế. Trƣớc tiên, đây là một hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng về các loại ngoại tệ để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.
Sau đó hoạt động KDNT còn phát triển theo hƣớng kinh doanh cho chính bản thân
ngân hàng thông qua việc mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong dự tính
sự biến động của tỷ giá.
8


Hoạt động KDNT là hoạt động mua bán các đồng tiền của quốc gia khác
trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán
các hợp đồng ngoại thương của khách hàng và mua bán ngoại tệ cho chính bản
thân ngân hàng nhằm mục đích đầu cơ liếm lãi khi tỷ giá biến động.(Nguyễn Hữu
Sơn 2005)
- Hoạt động mua bán ngoại tệ: Diễn ra chủ yếu trên thị trƣờng ngoại hối giao
ngay, trong đó ngân hàng và khách hàng là hai chủ thể chính của thị trƣờng. Hằng
ngày ngân hàng thực hiện một khối lƣợng lớn công việc đối ngoại phục vụ khách
hàng của mình, bằng việc mua, bán các loại ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối nhằm
phục vụ nhu cầu thanh toán đối ngoại của khách hàng nhƣ: hoạt động xuất nhập
khẩu, mở thƣ tín dụng hay phát hành séc ngoại tệ.
Thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, NHTM có thể đổi đồng tiền này lấy
động tiền khác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trên thị trƣờng giao ngay,
khoảng cách giữa ngày giao dịch và ngày giá trị là hai ngày làm việc. Khoảng thời
gian này cho phép chuyển tiền vào tài khoản tại các ngân hàng ở các nƣớc khác
nhau có múi thời gian khác nhau. Nếu ngày nghỉ của một hoặc hai quốc gia có đồng
tiền chuyển đến hoặc chuyển đi rơi vào thời gian chuyển tiền, ngày giá trị giao ngay
sẽ rơi vào ngày làm việc tiếp theo.
Việc mua bán ngoại tệ đƣợc thực hiện qua điện thoại, hệ thống máy giao
dịch Reuter Dealing, hệ thống Fast Trade RTFX, điện báo hay trực tiếp trên các sở
giao dịch theo nguyên tắc cân đối tài sản có trên tài khoản đƣợc ghi bằng hai đồng
tiền giao dịch.

Thị trƣờng giao ngay giải quyết vào mọi thời điểm tất cả các giao dịch hối
đoái theo một giá, chính xác hơn là giá cả giao ngay hoàn toàn do quy luật cung-cầu
quyết định. Các ngân hàng hiện nay không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử
dụng chênh lêch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán để trang trải chi phí.
- Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Đó là việc mà các ngân hàng, các
công ty hay các cá nhân cố gắng kiếm lợi bằng việc tận dụng sự không đồng nhất về
giá cả đồng thời xảy ra ở các thị trƣờng khác nhau. Dạng kinh doanh chênh lệch giá
đơn giản nhất trên thị trƣờng ngoại hối là kinh doanh chênh lệch giá về không gian,
9


đó là việc tận dụng sự khác biệt về địa lý. Ví dụ, một nhà kinh doanh chênh giá về
không gian sẽ cố gắng mua GBP với tỷ giá GBP/USD = 1,61 tại London và sau đó
bán GBP với tỷ giá GBP/USD = 1,615 tại New York.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá nhƣ vậy rất hiếm khi xảy
ra vì thông tin đƣợc truyền đi rất nhanh chóng và rộng khắp. Mọi diễn biến thị
trƣờng đều đƣợc cập nhật và các thị trƣờng ngày càng trở nên liên thông với nhau
và hoạt động rất hiệu quả.
- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Là hoạt động cho phép để một trạng thái tiền tệ mở
với rủi ro do những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhà đầu cơ tạo một trạng thái
tiền tệ để đánh cƣợc vào xu hƣớng của tỷ giá hối đoái, khi đó họ kỳ vọng vào sự
thay đổi tỷ giá có lợi. Điều đó có nghĩa là nhà đầu cơ sẽ không tạo ra bất kỳ một
trạng thái nào nữa để làm giảm hoặc phòng ngừa hoàn toàn đối với rủi ro của trạng
thái đang mở.
Trong khoảng thời gian, ngƣời ta mua một ngoại tệ với một dự tính tỷ giá
của đồng tiền đó sắp tăng hoặc bán một ngoại tệ khi đã xác định đƣợc xu hƣớng
giảm giá của ngoại tệ này. Khi tỷ giá biến động nhƣ dự tính thì họ sẽ thực hiện một
giao dịch đối ứng.
Một hình thức đơn giản nhất của hoạt động đầu cơ theo nghiệp vụ giao ngay
đƣợc thể hiện trong việc nếu hành động mua và bán đƣợc thực hiện trong cùng một

ngày. Ví dụ, ngân hàng mua USD 500.000 bằng JPY theo tỷ giá 1USD = 77,10 JPY
vào lúc 9 giờ sáng và bán lại số USD đó lấy JPY theo tỷ giá 1USD = 78,10 JPY vào
lúc 15 giờ chiều. Mục đích của hoạt động này là kiếm lợi nhuận từ sự biến động tỷ
giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể nói rằng, mặc dù không phải là một hoạt động truyền thống của
NHTM nhƣng vai trò của hoạt động KDNT ngày càng quan trọng không chỉ đối với
ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế nói chung, vai trò này đƣợc thể hiện trên các
phƣơng diện sau:
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng về ngoại tệ cho các doanh nghiệp thanh toán các hợp
đồng ngoại thƣơng, tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thƣơng của các quốc gia diễn
10


ra đƣợc suôn sẻ, giúp cho sản xuất phát triển và góp phần thực hiện tốt chính sách vĩ
mô của chính phủ.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế đối ngoại,
đồng thời cung cấp cho cho các doanh nghiệp công cụ để có thể hạn chế đƣợc rủi ro
về biến động tỷ giá.
- Tăng quy mô hoạt động của NHTM thông qua việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng
tài trợ xuất nhập khẩu, góp phần tăng trƣởng dƣ nợ, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán
quốc tế phát triển, mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng tăng lợi
nhuận, nâng cao thêm uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh
tế thị trƣờng.
Qua phân tích trên chúng ta thấy đƣợc tính tất yếu của hoạt động KDNT của
NHTM cũng nhƣ vai trò ngày càng quan trọng của nó trong hoạt động tổng thể của
một NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng.
1.1.3 Rủi ro trong hoạt động KDNT của NHTM
Trong những năm gần đây, các nhà quản trị ngân hàng, các công ty đa quốc
gia đang ngày càng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Rủi ro đó có thể phát sinh trong
các hoạt động giao dịch ngoại hối, nhƣ cho vay ngoại tệ, phát hành các công cụ nợ

bằng ngoại tệ, các khoản mất cân đối giữa tài sản nợ tài sản có ngoại tệ, và trong
hoạt động KDNT…
Đối với mỗi loại ngoại tệ ở trạng thái trƣờng (long position) hay trạng thái
đoản (short position) đều phát sinh rủi ro tỷ giá khi tỷ giá trên thị trƣờng thay đổi
theo chiều hƣớng bất lợi. Đối với trạng thái dƣơng (+), tỷ giá có xu hƣớng giảm sẽ
làm phát sinh lỗ trên tài khoản ngoại tệ. Ngƣợc lại đối với trạng thái âm (-), nếu tỷ
giá tăng sẽ phát sinh lỗ.
Vì vậy, rủi ro tỷ giá được hiểu tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng sẽ phải gánh
chịu khi có sự biến động về tỷ giá.(Nguyễn Hữu Sơn 2005)
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá là do mất cân đối về trạng thái ngoại tệ,
tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản và nguồn vốn ngoại tệ hoặc chênh lệch giữa
doanh số mua và doanh số bán của mỗi đồng tiền nƣớc ngoài.
11


Bảng 1.1: Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tiềm tàng
Trạng
thái
đầu
ngày
DS mua
trong
ngày
DS bán
trong
ngày
Trạng thái
cuối ngày
Rủi ro tỷ giá tiềm tàng
+200

+400
-350
+250
Trạng thái ngoại tệ trƣờng:
- Lãi khi tỷ giá tăng
- Lỗ khi tỷ giá giảm
+250
+100
- 400
-50
Trạng thái ngoại tệ đoản:
- Lãi khi tỷ giá giảm
- Lỗ khi tỷ giá tăng
-50
+250
-200
0
Trạng thái ngoại tệ cân bằng:
- Không phát sinh lãi, lỗ khi
tỷ giá tăng hay giảm
Trên thị trƣờng ngoại hối, các ngân hàng đóng vai trò nhƣ những ngƣời tạo
lập thị trƣờng (market makers) bằng việc kiếm lợi nhuận thông qua chào điểm
chênh lệch giá mua – bán (bid – ask spread). Những nhà tạo lập thị trƣờng thƣờng
cố gắng chuyển rủi ro từ một giao dịch ngoại hối sang cho một khách hàng khác. Ví
dụ, một ngân hàng mua JPY từ một khách hàng, sẽ cố gắng bảo hiểm rủi ro bằng
việc bán số JPY đó cho một khách hàng khác. Đôi khi ngân hàng đó nghĩ rằng JPY
sẽ tăng giá trong khoảng thời gian vài giờ tới và quyết định đầu cơ, nghĩa là đợi cho
đến khi JPY tăng giá sẽ bán cho khách hàng khác. Trong suốt thời gian một ngày,
các nhà kinh doanh tiền tệ của ngân hàng luôn quản lý rủi ro theo cách phù hợp với
nhận định ngắn hạn đối với từng loại ngoại tệ nhất định. Đến cuối ngày, những nhà

kinh doanh tiền tệ này sẽ phải cố gắng cân bằng (square) trạng thái của ngân hàng.
Rủi ro tỷ giá tiềm tàng trong các hoạt động cơ bản sau:
- Rủi ro trong giao dịch: phát sinh từ việc mở một trạng thái ngoại tệ từ một nghĩa
vụ tài chính hay thƣơng mại mà nó vẫn chƣa đƣợc thanh toán. Nếu trạng thái đó
không đƣợc phòng ngừa rủi ro, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong khoảng thời
gian từ khi cam kết đến khi thanh toán sẽ ảnh hƣởng tới giá trị giao dịch khi đƣợc
quy đổi bằng đồng nội tệ. Ví dụ nhƣ các cam kết về xuất, nhập khẩu, các khoản phải
12


thu và phải trả, các khoản cho vay bằng ngoại tệ, chuyển thu nhập từ nƣớc ngoài về
nƣớc.
- Rủi ro chuyển đổi: bắt nguồn từ một trạng thái ngoại tệ đang mở trên bảng tổng
kết tài sản của một ngân hàng. Rủi ro đó là do giá trị ròng của những tài sản và
nguồn vốn chịu ảnh hƣởng bởi những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Ví dụ, một ngân
hàng quốc tế Mỹ muốn có sự ổn định trong hoạt động thanh toán tài chính của chi
nhánh ngân hàng có trụ sở ở Nhật bản, ngân hàng quốc tế này muốn phòng ngừa rủi
ro đối với số tiền phản ánh tài sản của chi nhánh ngân hàng này ít nhiều chịu ảnh
hƣởng của tỷ giá giữa USD và JPY.
- Rủi ro kinh tế hay rủi ro hoạt động: đƣợc xác định là do thay đổi của ngân hàng
phát sinh từ những dao động bắt ngờ của tỷ giá hối đoái. Không giống với hai loại
rủi ro trên, rủi ro loại này không phải do các hoạt động trong quá khứ cũng nhƣ
trong hiện tại của ngân hàng mà do những triển vọng trong tƣơng lai. Ví dụ nhƣ sự
tăng giá của đồng USD so với JPY làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nhà
sản xuất Mỹ đối với hàng hoá nhập khẩu của Nhật bản và vì thế làm tổn hại đến giá
trị của công ty qua đó ảnh hƣởng tới ngân hàng.
Nhƣ vậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trƣờng ngoại tệ ngân hàng luôn
gặp phải rủi ro tỷ giá. Vì vậy vấn đề quản lý rủi ro buộc ngân hàng luôn có các công
cụ phòng ngừa và hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do rủi ro tỷ giá có thể gây ra bất
kỳ lúc nào.

Do thị trƣờng ngoại tệ ở Việt Nam đang phát triển ở mức độ còn thấp, chƣa
có các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trực tiếp hay gián tiếp, nên rủi ro tỷ giá chủ
yếu chỉ diễn ra ở hoạt động đầu tiên là rủi ro trong giao dịch.
Vì vậy, trong nội dung của luận văn chỉ đề cập tới rủi ro tỷ giá trong các hoạt
động mua bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng
ngoại thƣơng, trong mua bán ngoại tệ cho ngân hàng (hoặc khách hàng) để điều
chỉnh trạng thái ngoại tệ, mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lợi trong
việc dự đoán về sự biến động của tỷ giá.
13


1.2 NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT
Nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
dựa trên tỷ giá bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất giữa hai
đồng tiền chứ không phải hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường
(Nguyễn Văn Tiến 2005). Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh chính là một
loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất
là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đƣơng nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng đƣợc
chia sẻ cho các bên.
Nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT bao gồm:
 Nghiệp vụ kỳ hạn – Forward transactions
 Nghiệp vụ hoán đổi – Swap transactions
 Nghiệp vụ tƣơng lai – Future transactions
 Nghiệp vụ quyền chọn – Option transactions
1.2.2 Các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT của NHTM
1.2.2.1 Nghiệp vụ kỳ hạn
Nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ mua, bán các đồng tiền khác nhau tại một
thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá đã thỏa thuận trước

Ứng dụng của nghiệp vụ kỳ hạn
Công cụ đầu cơ tỷ giá (Speculations)
Hoạt động đầu cơ không thể thiếu đƣợc trong kinh doanh tiền tệ và là một
yếu tố giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trƣờng ngoại hối. Ở các quốc gia có
thị trƣờng ngoại hối kém phát triển chƣa đủ điều kiện để áp dụng các nghiệp vụ
phức tạp nhƣ tƣơng lai hay quyền chọn, ban đầu có thể thực hiện đầu cơ thông qua
nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối.
14


Hành vi đầu cơ tỷ giá là những hành vi mua bán ngoại tệ nhằm mục đích
kiếm lời dựa trên sự biến động tỷ giá. Nhà đầu cơ dựa trên phán đoán thị trƣờng và
sẵn sàng chịu rủi ro. Các nhà kinh doanh có thể đầu cơ giá lên hoặc giá xuống.
Ví dụ: Một nhà kinh doanh A dự tính trong vòng 3 tháng tới tỷ giá
USD/VND sẽ cao hơn tỷ giá kỳ hạn 3 tháng, có thể tiến hành đầu cơ bằng cách
ngay ngày hôm nay ký một hợp đồng mua kỳ hạn USD sau đó tại thời điểm hợp
đồng đáo hạn bán giao ngay USD. Vậy là, nhà kinh doanh A đã mua USD với tỷ giá
thấp và bán USD với tỷ giá cao và phần chênh lệch là phần lãi mà A kiếm đƣợc.
Đây là hành động đầu cơ giá lên. Ngƣợc lại, khi dự đoán tỷ giá USD/VND trong 3
tháng tới thấp hơn tỷ giá USD/VND kỳ hạn 3 tháng, A sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn
USD trong hôm nay và khi hợp đồng đến hạn sau 3 tháng A sẽ mua giao ngay USD
và nhƣ vậy là do sự giảm tỷ giá USD/VND sau 3 tháng mà A đã thu đƣợc lãi từ hợp
đồng kỳ hạn. Đây là hành động đầu cơ giá xuống.
Đầu cơ lãi suất có bảo hiểm (Cover Interest Arbitrage – CIA)
Là hoạt động vay một đồng tiền, chuyển đổi số tiền thu đƣợc sang một đồng
tiền khác để đầu tƣ đồng tiền đó, sau đó đồng thời bán kỳ hạn đồng tiền đầu tƣ để
lấy đồng tiền ban đầu (đồng tiền đi vay) và thu đƣợc một mức lợi nhuận chắc chắn,
không có rủi ro.
Mục đích của hoạt động này là lợi dụng sự chênh lệch tạm thời tỷ giá giữa tỷ
giá kỳ hạn và chênh lệch lãi suất dẫn đến chi phí vay thấp hơn kết quả đầu tƣ. CIA

thể hiện mối quan hệ giữa các giao dịch trên TTNH và thị trƣờng tiền tệ.
Ví dụ: Ngân hàng đi vay 10000 VND với lãi suất R
1
=8,98%, rồi mua giao
ngay USD với tỷ giá S
O
= 20796, sau đó đem USD đi gửi trong thời hạn 3 tháng với
lãi suất R
2
= 6,69%, đồng thời bán kỳ hạn gốc và lãi USD với tỷ giá F
B
= 20918. Quy
trình thực hiện đƣợc thể hiện ở bảng sau:



15


Bảng 1.2:Quy trình đầu cơ lãi suất có bảo hiểm thông qua bảng luồng tiền
Thời
điểm
Các giao dịch
Luồng tiền CF
Thông số
VND
USD
Hôm
nay
1. Đi vay 10000 VND

+10000

R
1
=0,0898
2. Đi bán Spot 10000 VND
-10000
+0,4809
S
O
= 20796
3. Đi gửi USD thời hạn 3 tháng

-0,4809
R
2
=0,0669
4. Đi bán forward gốc và lãi USD


F
B
= 20918
Luồng tiền ròng cuối ngày
0
0

3
tháng
sau

5. Nhận gốc và lãi bằng USD

+0,4889

6. Thanh lý hợp đồng forward
+10227
-0,4889
F
B
= 20918
7. Hoàn trả gốc và lãi bằng VND
- 10225


Luồng tiền ròng cuối ngày
+2
0

Qua bảng 1.2 ta thấy ngân hàng đầu cơ lãi suất có bảo hiểm 10000 VND thì
thu đƣợc 2 VND mà không hề chịu rủi ro và cũng không cần bỏ vốn.
Bảo hiểm khoản chi phí nhập khẩu và khoản thu nhập xuất khẩu dự tính
Khi tỷ giá biến động tăng lên hay giảm xuống đều làm phát sinh rủi ro cho
nhà nhập khẩu hay xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá biến động là một quy luật khách
quan, điều đó cũng có nghĩa là các nhà kinh doanh không thể mong chờ vào việc tỷ
giá ổn định để mình không gặp rủi ro mà họ phải áp dụng các công cụ để hạn chế
hay bảo hiểm cho những rủi ro đó. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh
nói chung và nghiệp vụ kỳ hạn là một công cụ đắc lực cho các nhà xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán 1 triệu USD cho một nhà xuất
khẩu Mỹ sau 3 tháng kể từ ngày 1/4/2010. Giả sử tỷ giá thị trƣờng vào ngày
1/4/2010:

 Tỷ giá giao ngay: USD/VND = 20000/20020
 Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng: USD/VND = 20450/20470
16


 Điểm kỳ hạn 3 tháng: USD/VND = 450
Điểm kỳ hạn 3 tháng ở đây có nghĩa là mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền
khiến cho đồng USD tăng giá kỳ hạn so với VND
Bảng 1.3: Dùng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động
Các trƣờng
hợp
giả thiết
Tỷ giá
USD/VND vào
ngày 1/7/2010
Chi phí nhập khẩu
trong trƣờng hợp
không dùng hợp
đồng kỳ hạn (tỷ
VND)
Chi phí nhập khẩu
trong trƣờng hợp
dùng hợp đồng kỳ
hạn (tỷ VND)
Trƣờng hợp 1
19980 / 20000
20,00
20,47
Trƣờng hợp 2
20450 / 20470

20,47
20,47
Trƣờng hợp 3
20500 / 20520
20,52
20,47
Từ bảng 1.3 ta thấy khi không bảo hiểm tỷ giá, chi phí của ngƣời nhập khẩu
biến đổi khi tỷ giá USD/VND biến đổi. Ngƣời nhập khẩu có thể chỉ phải bỏ ra chi
phí thấp hơn khi tỷ giá thị trƣờng cao hơn so với tỷ giá kỳ hạn (trƣờng hợp3) nhƣng
cũng có thể chi phí đó cao hơn khi tỷ giá thị trƣờng thấp hơn tỷ giá kỳ hạn (trƣờng
hợp 1). Còn nếu ký hợp đồng kỳ hạn thì ngƣời nhập khẩu luôn xác định đƣợc chi
phí bỏ ra để mua hàng (ở đây là 20,47 tỷ VND) nhƣng không hề đƣợc lợi hay rủi ro
khi tỷ giá thị trƣờng biến động so với tỷ giá kỳ hạn. Dễ dàng nhận thấy rằng qua
nghiệp vụ kỳ hạn ngƣời nhập khẩu có thể loại bỏ đƣợc rủi ro tỷ giá và xác định
trƣớc đƣợc hiệu quả kinh doanh. Tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời xuất khẩu có thể bán kỳ
hạn khoản thu xuất khẩu để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
1.2.2.2 Nghiệp vụ hoán đổi
Nghiệp vụ hoán đổi là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất
định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.
Ứng dụng của nghiệp vụ hoán đổi
Một phương pháp tạo nguồn vốn
17


Chẳng hạn khách hàng có nhu cầu vay EUR của Ngân hàng A thời hạn 3
tháng. Cách đáp ứng thông thƣờng là nguồn vốn huy động hoặc đi vay các ngân
hàng khác để cho vay. Tuy nhiên nếu hiện tại Ngân hàng không có sẵn nguồn EUR,
trong khi đó có sẵn các đồng tiền khác, ví dụ nhƣ USD thì có thể áp dụng Swap
EUR/USD nhƣ sau: Mua EUR/USD giao ngay và bán kỳ hạn 3 tháng EUR/USD.
Nguồn EUR thu đƣợc từ giao dịch giao ngay sẽ đƣợc sử dụng để cho vay 3

tháng. Sau 3 tháng, nguồn EUR thu đƣợc về khoản cho vay sẽ dùng để thanh toán
giao dịch bán kỳ hạn.
Ƣu điểm của nghiệp vụ hoán đổi là đáp ứng nhanh chóng yêu cầu về vốn, là
công cụ chủ động, có hiệu quả, mặt khác không tạo ra trạng thái ngoại hối.
Cân bằng trạng thái ngoại hối
Khi ngân hàng dƣ thừa hay thiếu hụt một đồng tiền nào đó thì ngân hàng
phải xử lý trạng thái này sao cho hiệu quả để tránh rủi ro tỷ giá. Bằng cách sử dụng
nghiệp vụ hoán đổi Ngân hàng có thể giải quyết đƣợc vấn đề này. Ta hãy phân tích
ví dụ sau.
Ví dụ: Ngân hàng A dƣ thừa 1triệu USD và thiếu hụt 1 lƣợng CAD có giá trị đúng
bằng 1 triệu USD, tỷ giá USD/CAD = 12000, ngân hàng A đã tiến hành giao dịch
Swap, bán giao ngay 1 triệu USD, mua kỳ hạn đồng USD, nhƣ vậy là cân bằng
trạng thái ngoại tệ.
Bảng 1.4: Trạng thái ngoại tệ sau khi thực hiện giao dịch swap
Giao dịch
Trạng thái ngoại tệ
Trạng thái thay
đổi
USD
CAD
USD
CAD
Trạng thái đầu ngày
+
-
0
0
Vế Spot: Bán USD, mua CAD
-
+

-
+
Vế Forward: Bán CAD, mua USD


+
-
Trạng thái cuối ngày
0
0
0
0
18


Đầu cơ kiếm chênh lệch lãi suất
Trong trƣờng hợp tỷ giá swap yết không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi
suất hiện hành trên thị trƣờng thì ngân hàng có thể tận dụng cơ hội để kinh doanh
chênh lệch lãi suất không chịu rủi ro.
Ví dụ: Các thông số trên thị trƣờng: Spot rate S(USD/SGD) = 1,8240 –
1,8250; tỷ giá swap 3 tháng = 207 – 190; lãi suất USD 3 tháng= 8,5 – 8,625%/năm;
lãi suất SGD 3 tháng= 4,0 – 4,25%. Đột ngột Fed công bố tăng lãi suất chiết khấu
USD, mức lãi suất của Eurodollar đã tăng lên 9,0 - 9,125%, trong khi tỷ giá giao
ngay và tỷ giá hoán đổi kỳ hạn 3 tháng USD/SGD vẫn chƣa thay đổi. Ngân hàng đã
sử dụng giao dịch swap để kiếm lợi nhuận.
Bảng 1.5: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap
Ngày giá
trị
Giao dịch
Luồng tiền CF

Tỷ giá
(Lãi
suất)
SGD
USD
Hôm nay
1. Đi vay SGD
+1,8245

4,25%
2. Vế mua Spot USD
-1,8245
+1
1,8245
3. Đi gửi USD thời hạn 3 tháng

-1
9,00%
4. Luồng tiền ròng
0
0

Luồng tiền ròng cuối ngày
0
0

3tháng sau
5. Nhận gốc và lãi bằng USD

+1,0225


6. Vế bán Forward USD
+1,844385
-1,0225
1,8038
7. Hoàn trả gốc và lãi bằng VND
- 1,843885


Luồng tiền ròng cuối ngày
+ 0,0005



Kéo dài thời hạn hợp đồng
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ đƣợc ứng dụng trong trƣờng hợp các ngân hàng
muốn kéo dài thời hạn hợp đồng, trong trƣờng hợp là hợp đồng giao ngay hoặc hợp
đồng kỳ hạn khi đến hạn hợp đồng mà ngân hàng không có đủ một ngoại tệ nào đó
để thanh toán.

×