Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

hoạt động xuất khẩu da-giầy của việt nam sau khi gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.25 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Da Giầy được coi là một trong những ngành mũi nhọn
trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu, là ngành sử dụng nhiều
lao động xã hội và có lợi thế xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của ngành Công
nghiệp da giày trên thế giới và khu vực, từ năm 1990 ngành Da Giầy Việt Nam đã đón
nhận sự chuyển dịch sản xuất và vùng lãnh thổ và từ đó phát triển nhanh chóng. Kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là việc tham gia vào các tổ
chức kinh tế, thương mại trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Da
Giầy nói riêng đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức, sự cạnh tranh
gay gắt từ thị trường đem lại. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh
tranh khi xuất khẩu ra thị trường thế giới ngoài những phương hướng tầm vĩ mô, cần
thiết phải có các biện pháp cụ thể được xây dựng một cách quy mô trên cả sản xuất
lẫn thị trường.Với lý do đó, em xin chọn đề tài:“ Hoạt động xuất khẩu Da-Giầy của
Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Bài
tiểu luận muốn đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển của ngành trong một
vài năm qua, sau khi ra nhập WTO. Do tính chất của môn học,bài tiểu luận chỉ xin bàn
về tình hình hoạt động xuất khẩu của ngành, không đi sâu vào lĩnh vực sản xuất.
1. Mục đích của tiểu luận
Nhìn nhận thực trạng sản xuất của ngành Da Giầy sau khi ra nhập WTO để từ
đó xác định các tồn tại khó khăn và tìm cách tháo gỡ, điều chỉnh chiến lược sản xuất
trong nước, tăng cường năng lực cạnh tranh, xác định phương hướng tiếp cận các thị
trường để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy vào các thị trường.Tiểu luận
dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng ngành Da Giầy trong những năm qua, từ
đó khái quát cơ hội phát triển, sự chuyển dịch của ngành Công nghiệp giầy dép trên
thế giới và khu vực, dự báo xu hướng phát triển của ngành trong những năm tới.
2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu da giầy. Trong xuất khẩu, tiểu luận cũng chỉ đi sâu vào
phân tích một số vấn đề chủ yếu: kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu
sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, yếu tố tác động tới hoạt động xuất


khẩu.
3. Phương pháp ngiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, phương
pháp tiếp cận và nghiên cứu số liệu, tính toán kinh tế và một vài phương pháp khác.

NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan
1.1. Những nét cơ bản của ngành Da giầy Việt Nam
1.1.1. Tổng quan về ngành
Việt nam được xếp hạng là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu trên thị
trường quốc tế hiện nay về da giầy( xếp thứ tư về xuất khẩu giầy dép), riêng ở thị
trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da Giầy Việt Nam có mức tăng trưởng hàng
năm từ 10- 15%, đạt 5,3 tỷ USD năm 2010, đứng thứ ba sau dệt may và dầu khí,
chiếm tỷ trọng gần 10% trong giá trị xuất khẩu của cả nước với năng lực sản xuất gần
800 triệu đôi giầy dép các loại, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động,
là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của quốc gia. Dự báo, trong năm
tới, kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam sẽ đạt 5,5 tỷ USD.
1.1.2. Chỉ số đánh giá sự phát triển
Bên cạnh việc tăng giá trị xuất khẩu của ngành, việc cân bằng giữa thị trường
nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm cũng luôn là vấn đề đáng quan
tâm.Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành Da Giầy Việt Nam vẫn mang nặng hình
thức gia công thuê cho nước ngoài, điều này thể hiện rõ từ khâu nhập nguyên liệu cho
tới khâu xuất sản phẩm. Hiện nay, nguyên liệu phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước
ngoài với giá thành cao nên ảnh hưởng tới giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu
của ngành. Tuy kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt rất cao nhưng hiệu quả kinh tế
thấp, giá trị gia tăng chỉ đạt 25%. Đối với hệ thống phân phối sản phẩm, 70% các sản
phẩm da giầy của Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức
theo đơn đạt hàng, với giá nhân công rẻ các doanh nghiệp chỉ giao hàng tới các nhà
buôn mà không trực tiếp xuất khẩu tới các nhà phân phối. Đây cũng là điểm hạn chế

nên sớm khắc phục để ngành tránh bị lệ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh
nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
1.2. Vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1. Giải quyết công ăn việc làm
Hiện tại, toàn ngành có khoảng 650 ngàn lao động, trong đó ngành Giầy chiếm
90%, cặp túi ví chiếm 9% và thuộc da chiếm 1%( chưa kể lao động trong các ngành
nguyên phụ liệu và phục vụ). Tuy nhiên, mức thu nhập phổ biến của người lao động
trong ngành Da Giầy hiện đạt khoảng 2,5-2.8 triệu/công nhân/tháng, mức thu nhập
này còn thấp hơn so với một số ngành khác nên đã xuất hiện tình trạng dịch chuyển
lao động sang những ngành có thu nhập cao hơn như gỗ, dệt may, điện tử,
Do tình trạng khan hiếm công nhân nêu trên, Hiệp hội Da-Giầy Việt
Nam( Lefaso) đang chủ trương đưa nhà máy về nông thôn thay vì ở thành thị như hiện
nay, với mục đích giúp người lao động không phải lên thành phố tìm việc mà vẫn có
việc làm với thu nhập và mức lương không đổi.
1.2.2. Phục vụ nhu cầu trong nước
Với dân số trên 85 triệu dân, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông v.v ,đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Da
Giầy trong nước nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa
đầy tiềm năng này.
Ở thời điểm hiện tại, sản lượng cung cấp của các doanh ngiệp giầy trong nước
cho thị trường nội địa đạt khoảng 65 triệu đôi/ năm, chiếm gần 50% nhu cầu của thị
trường là 130 triệu đôi/ năm( bình quân là 1,5 đôi/ người/ năm).Với mức tiêu thụ bình
quân tăng khoảng 8%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số dự báo trên 1,1% trong những
năm tới thị lượng giầy dép tiêu thụ tăng khoảng 9 triệu đôi/năm. Tuy nhiên, theo đánh
giá của người tiêu dùng, số lượng, chủng loại và mẫu mã của giầy dép Việt Nam còn
ít và kém phong phú, cũng như giá cả thiếu tính cạnh tranh với hàng có xuất xứ từ
nước láng giềng Trung Quốc.
1.2.3. Phát huy lợi thế so sánh cuả đất nước
Hiện nay, phần lớn các sản phẩm da giầy và thời trang trên thế giới có xuất xứ
chủ yếu từ các nước Châu Á đông dân như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, In-đô-nê-

xi-a So với các nước trong khu vực, Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh hơn.
Cụ thể:
- Chi phí nhân công ở nước ta rẻ hơn. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, một trong
những nước xuất khẩu giầy dép lớn trên thế giới, hiện thu nhập bình quân đầu người
đã đạt khoảng 3.000 USD/người/năm nên giá nhân công ở Trung Quốc bắt đầu tăng
lên. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng 1.200
USD/người/năm. Đây chính là lợi thế để Việt Nam phát triển các ngành Công nghiệp
sử dụng nhiều lao động như Da Giầy.
-Việt Nam là nước đang có cơ cấu dân số “vàng”, tỷ lệ người bước vào độ tuổi
lao động hàng năm đang tăng lên, tạo nguồn lao động dồi dào cho các ngành sử dụng
nhiều lao động nói chung và ngành Da Giầy nói riêng.
1.2.4. Góp phần tăng thu ngoại tệ
Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu mang lại khoảng 2/3 tổng thu ngoại tệ, năm
2010 đạt khoảng 68,6 tỷ USD.
Ngành Da Giầy là một trong những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn,
chiếm tỷ trọng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước( trong khi giá trị xuất khẩu
chiếm khoảng 10%).
1.3. Tác động của việc gia nhập WTO
Ngành Da Giầy thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các
nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi,
chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hàng rào thuế
quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của chính
phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giầy
trong nước cũng như thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành
trên thị trường xuất khẩu thế giới còn thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm bảo
vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ
tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế
về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như

trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng
xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành lại chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì
ngành chủ yếu vẫn “bán’’ sức lao động là chính.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển
của ngành Da-Giầy: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý; củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt và
bình đẳng hơn; tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song hội
nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giầy
da Việt Nam sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ giữa các doanh
nghiệp trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất ở các quốc
gia trong khu vực, nơi tập trung sản xuất 75% tổng sản lượng giầy dép trên thế giới,
cạnh tranh với các công ty đa quốc gia và các nhãn hiệu giầy nổi
tiếng(Nike,Adidas,Reebok, )
Cơ hội và thác thức mà ngành Da giầy Việt Nam đang phải đối mặt trước thềm
hội nhập phải kể đến như sau:
• Cơ hội:
Nhu cầu tiêu dùng giầy dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cùng
với sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng
thời trang không thể thiếu được, đặc biệt tại các nước có khí hậu lạnh.
Ngành Da Giầy là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến năm 2010,
toàn ngành đã thu hút khoảng 650 nghìn lao động(chưa kể số lao động sản xuất trong
lĩnh vực nguyên phụ liệu và những lao động tại nhưng cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và
các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động), chiếm khoảng 9% lực lượng lao
động công nghiệp. Đây có thể coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp nhận
các thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của các nước trong WTO về quản lý kinh tế,
quản lý sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Bên cạnh
đó, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới nói riêng và việc tham gia vào các khối
kinh tế khác nói chung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa thông
suốt, ít cản trở, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho

ngành hàng Da Giầy thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại bắt đầu được chú trọng.
Các cơ chế chính sách của Chính phủ về tháo gỡ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất
khẩu, cơ chế 2006-2010 tiếp tục phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng của nhiều doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp và xây mới đáp ứng
các tiêu chuẩn về môi trường, thông thoáng.
• Thách thức:
Tính cạnh tranh của cả ngành Da-Giầy Việt Nam còn yếu so với các nước xuất
khẩu giầy dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giầy lớn như Trung Quốc
do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ
tầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá không cạnh tranh. Khi
Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh này khốc liệt hơn.
Thiếu đội ngũ thiết kế tạo mẫu và phát triển sản phẩm và đội ngũ cán bộ
marketing, kinh doanh giỏi-lực lượng chủ yếu quyết định sự chuyển đổi phương thức
sản xuất( từ gia công sang sản xuất toàn bộ), tạo điều kiện trực tiếp để doanh nghiệp
có thể giao dịch trực tếp với khách hàng.
Tuy có lợi thế về nguồn lao động song lực lượng lao động của ngành hiện nay
vẫn là lao động phổ thông, trình độ tay nghề không cao. Công tác đào tạo lao động có
tay nghề kỹ thuật hiện chưa đáp ứng kịp phục vụ nhu cầu sản xuất.
Một số doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, chưa chủ động tiếp cận
với thị trường, vẫn phải gia công thông qua các đối tác trung gian nên hiệu quả sản
xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền
thống. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chưa sẵn sàng hội nhập.
Sức ép từ các rào cản phi thương mại( các hàng rào kỹ thuật, chính sách bảo hộ
của các quốc gia nhập khẩu lớn, yêu cầu về đạo đức kinh doanh, ), sức ép về lao
động, việc làm, thu nhập và đảm bảo các chế độ cho người lao động,
1.4. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương
1.4.1. Chính sách của Việt Nam
a. Chính sách chung

Ngành công nghiệp da giày (giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu) đứng vị trí
thứ hai sau dệt may trong danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi
nhọn giai đoạn 2006 -2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nhà nước đã có các phương
thức cụ thể nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm thông qua việc phát triển các
ngành phụ trợ như thuộc da, tạo khuôn giày, đế giày, cung cấp máy móc và hoá chất.
Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại trong xuất
khẩu giày dép, một số sách lược vận động hành lang đã được thực thi trong từng vụ
việc cụ thể trong thời gian qua. Nhà nước cũng đã nỗ lực xúc tiến để các nước công
nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để tránh thua thiệt cho các nhà xuất khẩu
trong nước.
b. Chính sách thuế
Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế nhập
khẩu nguyên liệu (cho hàng xuất khẩu) và thuế xuất khẩu thành phẩm bằng 0%, theo
chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước.
Năm 2009, do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm mạnh xuất
khẩu của Việt Nam, chính phủ đã đưa ra một số chính sách kịp thời trong ngắn hạn để
giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua khó khăn như chương trình giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, cho vay bù lãi suất kích cầu vốn thương mại, trong đó có ngành
da giày.
1.4.2. Chính sách của các nước đối tác chính
a. Chính sách của EU
EU luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam
nói chung và ngành Da Giầy nói riêng. Đây là thị trường rộng, phân đoạn thị trường
đa dạng, nhu cầu hàng Da Giầy tương đối lớn. Tuy nhiên việc xuất khẩu vào thị
trường này cũng gặp không ít khó khăn.
Từ tháng 10/2006, Ủy ban Châu Âu( EC) đã quyết định áp thuế chống bán phá
giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam trong 2 năm. Sau đó, việc áp thuế
trên tiếp tục được EC gia hạn thêm 15 tháng nữa, kể từ ngày 31/12/2009, với mức
chống bán phá giá 10%. Quyết định trên khiến cho kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt
Nam vào thị trường EU bị sụt giảm từ 15%( năm 2005) xuống còn 10%( năm 2009).

Sau gần 4 năm, ngày 16/03/2011, EC đã ra thông báo số 2011/C 82/04 về việc chấm
dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với giầy mũ da nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy mũ da có xuất xứ từ Việt Nam đã
chính thức chấm dứt từ ngày 1/4/2011.
Bên cạnh đó, ngày 23/7/2008, Liên minh châu Âu( EU) đã rút lại quyền tiếp cận
thuế quan ưu đãi( GSP) đối với ngành hàng da giầy Việt Nam. Quyết định này đồng
nghĩa với việc mỗi đôi giầy xuất khẩu phải chịu thêm thuế nhập khẩu từ 3,5-5%. Lý
do EU đưa ra là Việt Nam đã đạt được một mức độ cạnh tranh nhất định và không cần
được ưu đãi thêm.
b. Chính sách của Mỹ
Tuy không chịu áp lực thuế như với thị trường EU, nhưng doanh nghiệp xuất
khẩu da giầy vào Mỹ đang phải gánh thêm áp lực trước những rào cản kỹ thuật.
Theo thông báo từ Hiệp hội May mặc và Da giày Mỹ( AAFA), từ ngày
1/11/2010 đạo luật mới về bảo vệ người tiêu dùng(CPSIA) của Mỹ sửa đổi với nhiều
quy định mới khắt khe đã có hiệu lực. Với quy định mới này, các doanh nghiệp da
giầy khi xuất khẩu phải thực hiện kiểm định đúng quy trình về hóa chất, các chất an
toàn cho phép trong sản phẩm, nếu vi phạm, hàng hóa xuất khẩu không nhưng bị tiêu
hủy mà nhà sản xuất có thể phải chịu mức phạt tối đa đến 15 triệu USD/ vụ vi phạm.
Bên cạnh các tiêu chuẩn khắt khe về thành phần sản phẩm, đạo luật mới này còn có
quy định khác, như yêu cầu kê khai thông tin đầy đủ trên nhãn mác nhằm truy xuất
nguồn gốc, sản phẩm vi phạm bị tiêu hủy thay vì tái xuất như trước.
Chương II. Thực trạng hoạt động ngoại thương của ngành Da Giầy trong những
năm gần đây
2.1. Tình hình xuất khẩu của Da Giầy Việt Nam
2.1.1. Về thị trường
Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được
mở rộng và ổn định cụ thể:
a. Thị trường EU:
Trong những năm vừa qua, do chính sách áp thuế chống bán phá giá 10% đối
với giầy mũ da mà liên minh Châu Âu áp dụng với Việt Nam, giày dép Việt Nam xuất

khẩu vào EU giảm mạnh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu( giầy mũ da chiếm
khoảng 30% sản lượng da giầy xuất khẩu vào EU). Hết năm 2010, tuy EU vẫn là thị
trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,5 tỉ USD, tăng 15%
so với năm 2009, nhưng tỷ trọng xuất khẩu của da giầy vào thị trường đã giảm từ 54%
năm 2008 xuống còn 44% năm 2010. Từ ngày 1/4/2011, EU sẽ bãi bỏ mức thuế chống
bán phá giá trên, chúng ta kỳ vọng sau quyết định trên, kim ngạch xuất khẩu của mặt
hàng giầy mũ da nói riêng và tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành vào thị trường EU
sẽ tiếp tục tăng.
b. Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Da- Giầy Việt Nam. Năm 2004, Việt
Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil,
Indonesia. Trong năm 2010, xuất khẩu vào Mỹ đạt 1,7 tỉ USD, tăng 37,7% so với
năm 2009. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu
đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày
thể thao, giày da nam nữ.
c. Thị trường các nước Đông Á:
Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt
Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang
các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2010, tổng
kim ngạch xuất khẩu vào thị trương này đạt 819 triệu USD, chiếm 14% tỷ trọng các
thị trường, trong đó: Nhật Bản đạt 265,8 triệu USD, Trung Quốc đạt 168,1 triệu USD,
Hàn Quốc đạt 124,5 triệu USD.
Tỷ trọng một số thị trường xuất khẩu da giầy chủ yếu giai đoạn 2005-2010:
(Đơn vị: %)
2005 2006 2007 2008 2009 2010
EU555555555555555,6 51,1 51,2 54 46,7 44
Mỹ 20,1 22,4 22,2 23 26,3 29,7
Đông Á 10,1 10,6 11 8 11,7 14
Các nước
khác

14,3 15,9 15,6 15 15,3 12,3
2.1.2. Về kim ngạch
Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng
năm là 15-20% giai đoạn 2005-2008, tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia thì
trong những năm tới đây, con số này chỉ còn là từ 10-12%.
Năm 2009, ngành da giầy Việt Nam xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng
13% so với năm 2008. Sự sụt giảm kim ngạch chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường
Mỹ giảm( năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, trong khi năm 2008 đã đạt tới 1,5 tỷ
USD). Với thị trường EU, năm 2008, xuất khẩu da giầy đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009
vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu da giầy có bước tăng trưởng trở lại, đạt 5,2 tỷ
USD, tăng 21,2% so với năm 2009. Dự báo trong năm tới, con số này có thể đạt tới
6,1 tỷ USD.
Biểu đồ xuất khẩu giầy dép Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Số liệu xuất khẩu giầy dép Việt Nam năm 2010:
Tên nước Kim ngạch xuất khẩu
(1000 USD)
Mỹ 1407310
Anh 495671
Đức 356775
Hà Lan 319017
Bỉ 244666
Tây Ban Nha 238177
I-ta-li-a 231039
Pháp 194633
Mê-hi-cô 191891
Nhật Bản 171963
Trung Quốc 257612
Bra-xin 126198

Canada
108770
Hàn Quốc 92450
Panama 77440
Áo 51940
Nga 48111
Ô-xtrây-li-a 47865
Nam Phi 40810
Thụy Điển 35858
A-Rập 24504
Ma-lai-xi-a 21597
Đan Mạch 18630
Thổ Nhĩ Kỳ 18023
Thụy Sỹ 17870
Hi Lạp 17030
Singapo 14443
Séc 13165
Ấn Độ 12739
Na Uy 12195
Phi-lip-pin 8008
In-đô-nê-xi-a 7544
Thái Lan 6630
U-crai-na 5826
Ba Lan 4673
Phần lan 3607
Cu Ba 2022
Bồ Đào Nha 1298

2.1.3. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Ngành hàng Da-Giầy xuất khẩu của Việt Nam được phân thành 3 nhóm chính:

-Giầy dép
-Cặp, túi, ví
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010:
-Giầy dép: 5,09 tỷ
-Cặp, túi, ví: 1 tỷ
a. Giầy dép
Là tiểu ngành có vai trò quan trọng nhất trong tổng thể ngành Da-Giầy. Các sản
phẩm giầy dép của Việt Nam đa dạng về chủng loại, mẫu mã ngày càng được tăng
cường cải thiện. Điều đáng chú ý là đơn giá xuất khẩu trung bình của các sản phẩm
giầy dép trong những tháng gần đây đang có xu hướng tăng khá so với thời điểm cuối
năm 2009, đầu năm 2010 như đơn giá xuất một đôi giầy thể thao trong tháng 1/2011
tăng 7,7%, lên mức 11,86 USD/đôi; đơn giá xuất khẩu một đôi dép tăng 13,66% lên
5,45 USD/đôi; giá xuất một đôi giầy nữ tăng 5,35% lên 6,32 USD/đôi; đơn giá xuất
khẩu một đôi giầy da tăng 15% lên 15 USD/đôi
Thị trường chính của giầy dép Việt Nam vẫn Mỹ( tháng 1/2011 đạt 139,9 triệu
USD, tăng 48,14% so với 1/2010), khối thị trường EU( đạt 244 triệu USD, tăng 25,2%
so với tháng 1/2010), Nhật Bản, Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang các
nước khác cũng tăng mạnh như Trung Quốc, Braxin, Hàn Quốc, các nước trong khối
ASEAN
b. Cặp, túi, ví
Đây là nhóm mặt hàng mới trong ngành, xong vai trò và kim ngạch đóng góp
vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đang ngày một nâng cao. Năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu cặp, túi, ví của Việt Nam đạt mức 1 triệu USD, tăng 27% so với năm
2009. Thị trường xuất khẩu của nhóm hàng này ngày càng được mở rộng, nhưng vẫn
chú trọng vào thị trường các nước EU như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan
2.2. Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động ngoại thương của ngành hàng
2.2.1. Nhu cầu của thị trường thế giới với sản phẩm Da Giầy của Việt Nam
Trong năm 2010, nhu cầu của thị trường thế giới với da giầy Việt Nam tăng
mạnh( tăng khoảng 16% so với năm 2009), đây cũng là nhân tố quan trọng giúp Da-
Giầy có bước phục hồi sau một năm suy giảm.

Theo các nhà sản xuất da giầy lớn, đơn đặt hàng tăng mạnh trong năm 2010
không chỉ do nền kinh tế thế giới đã phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng. Lý do chính là
nhiều đơn đặt hàng gặp khó khăn tại Trung Quốc( thiếu nhân công, chi phí sản xuất
tăng cao, sự mất giá của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, ) nên đã chuyển đơn
đặt hàng từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Kinh tế thế giới phục hồi, những bến động của ngành công nghiệp Da-Giầy ở
Trung Quốc, lợi thế về chi phí sản xuất, nhân công giá rẻ của Việt Nam Đây là
nhưng lý do khiến nhu cầu của thị trường thế giới với hàng da giầy của Việt Nam
ngày một nâng cao.
2.2.2. Các chính sách của nhà nước
- Chính sách thuế
- Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành: tăng cường các dự án
nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, mở các cuộc hội thảo, hội trợ quảng bá Da-Giầy Việt
Nam tới các bạn hàng quốc tế,
- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư
- Chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp, tạo điều kiên tăng cường xuất khẩu.
2.2.3. Các yếu tố đặc thù của ngành
- Nguồn lao động
- Công nghệ( công nghệ may mặc, công nghệ hóa cao su, công nghệ khuôn
định, )
- Tình trạng nguyên phụ liệu
- Năng lực sản xuất trong nước
Chương III. Biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành Da Giầy
Việt Nam
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển của ngành tới năm 2020
3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển của ngành tới năm 2020
- Phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam;
- Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư

nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam theo hướng chủ
động phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc
làm, tăng thu nhập đi đôi với cải thiện đời sống người lao động;
- Phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ ngành Da –
Giầy nhằm giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia
tăng của thị trường sản phẩm Da – Giầy thế giới;
- Phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam nhanh, ổn định và bền vững theo hướng
chuyên môn hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ mới hiện đại với thiết bị tiên tiến,
thân thiện với môi trường nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ
động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, từng bước chuyển đổi phương thức sản
xuất từ gia công sang tự sản xuất, kinh doanh;
- Gắn việc phát triển nhanh qui mô sản xuất với việc tập trung mở rộng thị
trường xuất khẩu và thị trường nội địa, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và
phát triển nguồn nhân lực được đào tạo trong đó quan tâm đặc biệt đối với lao động
nghèo, lao động nông nghiệp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp. Gắn việc phát triển sản xuất trên cơ sở thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội, thân thiện và bảo vệ môi trường. Chuyển dịch các cơ sở gia công mũ
giầy về các vùng nông thôn, vùng có nhiều lao động;
- Nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới, ưu tiên ứng
dụng công nghệ tự động hóa trong thực hiện công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất;
3.1.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng ngành Da – Giầy Việt Nam đến năm 2020 thành một ngành công
nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp tục giữ vị trí
trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Da – Giầy hàng đầu thế
giới. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày
càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động
được qua đào tạo ngày càng tăng.
b. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành Da – Giầy giai đoạn

2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8 %/năm; giai đoạn 2020 –
2025 đạt 8,2 %/năm;
- Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5
tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình
quân trong giai đoạn 2011-2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 9,7%/năm và
giai đoạn 2021 – 2025 là 7,6%/năm;
- Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa
hóa đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%;
- Cùng với ngành Dệt May và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công
nghiệp Thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn;
- Xây dựng một số khu – cụm công nghiệp sản xuất Da – Giầy, sản xuất nguyên
phụ liệu và xử lý môi trường tập trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ
động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành;
- Xây dựng mới và phát triển các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học
công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm Xúc tiến thương
mại, trung tâm Thời trang ở trong nước và nước ngoài.
3.2. Các biện pháp nâng cao hoạt động ngoại thương của ngành
3.2.1. Giải pháp quản lý ngành
- Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong đó tập trung hoàn thiện,
đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tư, xuất nhập khẩu, hải quan, hoàn
thuế để thu hút đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp;
- Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam trên
cơ sở làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa các doanh nghiệp Da - Giầy trong ngành, giữa
cộng đồng doanh nghiệp Da - Giầy với Chính phủ (trực tiếp là Bộ Công Thương).
Hiệp hội tạo tiếng nói chung của các doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề chung của
ngành, tập hợp ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp Da - Giầy đối với Chính phủ
và Bộ Công Thương trong việc chỉ đạo và xây dựng hành lang pháp lý để cộng đồng
các doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững, có hiệu quả trong khuôn khổ pháp
luật của Việt Nam và Quốc tế;
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh

vực Da - Giầy đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và pháp luật của Việt Nam;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
Thương mại và sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hợp pháp để đảm bảo
quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.
3.2.2. Giải pháp thị trường
Để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, từng bước chiếm lĩnh lại thị
trường trong nước, ngành Da - Giầy cần phát triển dựa trên nền tảng năng lực sản xuất
mạnh và chủ động, với đội ngũ doanh nhân đủ năng lực kinh doanh sản phẩm thời
trang quốc tế. Cụ thể:
- Giữ vững sản phẩm chủ lực (giầy thể thao và giầy vải) và thị trường truyền
thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) đi đôi với chủ động và linh hoạt trong việc đổi mới cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao của thị
trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;
- Nghiên cứu để có cảnh báo sớm về việc khả năng bị áp đặt các biện pháp trừng
phạt chống trợ cấp và chống bán phá giá nhằm tránh các vụ kiện khi tham gia thị
trường thế giới. Đồng thời tiếp cận với việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại về bán phá giá, về sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong
nước;
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại thông qua Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU,
Nhật) và phát triển thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi, SNG, Châu Á). Thường
xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để các doanh nghiệp có cơ hội
quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong cả nước và nhà đầu tư nước
ngoài đang tìm kiếm cơ hội sản xuất – kinh doanh sản phẩm Da - Giầy tại Việt Nam;
- Sản xuất các sản phẩm Da - Giầy với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với
thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Phát triển, mở rộng hệ thống phân
phối sản phẩm của doanh nghiệp trong nước về các vùng nông thôn, miền núi. Hưởng
ứng và tham gia tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”;
- Phối hợp với ngành Dệt May xây dựng một số trung tâm thời trang và kinh

doanh chuyên ngành tại các đô thị, trung tâm kinh tế lớn;
- Chủ động tiếp cận với các kỹ năng kinh doanh hiện đại trong đó chú trọng ưu
tiên xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản
phẩm, xây dựng thương hiệu nhóm hàng, thương hiệu ngành hàng nhằm tạo hình ảnh
cho sản phẩm Da - Giầy Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước.
3.2.3 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Từ nay đến năm 2020, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nguồn
lực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả
năng tham gia hội nhập sản xuất - kinh doanh quốc tế trên cơ sở khơi dậy tiềm năng
xã hội, tạo động lực phát triển ngành và thực hiện cơ chế xã hội hóa một cách sâu
rộng. Cụ thể:
- Phối hợp với các trường của Bộ Công Thương và các cơ sở đào tạo khác xây
dựng một số trung tâm đào tạo chuyên ngành Da - Giầy đạt chuẩn quốc gia và quốc tế
theo phương thức xã hội hóa về giáo dục và đào tạo;
- Xây dựng hệ thống đào tạo trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các trụ cột chính là
nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp;
- Xây dựng hoàn chỉnh bộ module nghề theo các phân khúc của chuỗi giá trị gia
tăng ngành Da - Giầy (thiết kế - sản xuất – bán hàng) nhằm tạo nền tảng dữ liệu đào
tạo cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp dựa vào đó đào tạo nguồn nhân lực
sát thực tế công việc tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực
hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghề
cho người lao động;
- Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và
nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao ngang với các nước tiên tiến có thể xâm
nhập sâu vào thị trường quốc tế.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư vào đào tạo lĩnh vực Da - Giầy.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách và các dự án hỗ trợ phát triển
kinh tế khác của cộng đồng trong và ngoài nước cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu, các

cơ sở đào tạo cho ngành Da - Giầy;
- Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam và Viện nghiên cứu Da - Giầy là đầu mối phối
hợp liên kết với các trường đào tạo chuyên nghiệp thông qua hình thức mở lớp đào tạo
cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, kỹ thuật, cán bộ kinh doanh, kế hoạch; Kết hợp đào
tạo dài hạn và ngắn hạn; Kết hợp giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ, đào tạo
trong nước và cử cán bộ ra nước ngoài đào tạo;
3.2.4 Giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ.
- Khuyến khích tập trung các nguồn lực để ngành Da - Giầy chủ động hướng ra
xuất khẩu và gia tăng chuỗi giá trị tương lai sản phẩm Da - Giầy. Trong đó, ưu tiên
mở rộng thêm ở ba lĩnh vực: thiết kế phát triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và
kiểm định chứng nhận sản phẩm. Việc tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực trên để gia
tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm giầy dép, cặp túi ví và da thuộc Việt
Nam, chủ động cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và chủ động
về xuất xứ sản phẩm thông qua việc nội địa hóa sản phẩm ở mức độ cao.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất máy móc thiết bị trong
nước để phục vụ phát triển ngành, giảm nhập siêu.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức sáng tạo từ nội lực
quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho
ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số đề án khoa học công nghệ cụ
thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành.
KẾT LUẬN
Năm 2010, tuy gặp không ít khó khăn song cũng là năm ghi dấu thành công của
ngành da giầy. Kim ngạch xuất khẩu có bước phục hồi và vươn lên mạnh mẽ. Tuy
nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tế rằng trong sự phát triển của ngành Da-
Giầy hiện đang tiềm ẩn không ít những yếu tố thiếu bền vững, điển hình là thiếu
nguyên liệu, lao động không ổn định, sự cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu
da giầy và rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu Đây là những khó khăn mà
ngành phải vượt qua để vươn tới mục tiêu phát triển bền vững.
Việc xây dựng và ban hành “Quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam tới
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” là việc làm kịp thời để ngành Da-Giầy nói chung,

từng doanh nghiệp sản xuất da giầy, phụ liệu trong nước nói riêng có dịp rà soát, nhìn
nhận những điểm mạnh yếu, từ đó có những bước đi đúng đắn, chuẩn xác trong việc
đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển của ngành.
Với những lợi thế so sánh sẵn có, cùng với những chính sách, quan tâm của
chính phủ cũng như lãnh đạo ngành, với những nỗ lực của triệu con người ngày đêm
tâm huyết, hi vọng trong năm 2011 này, cũng như những năm tiếp theo, Da- Giầy Việt
Nam sẽ có bước phát triển nhanh, vững chắc, ngày càng củng cố vị trí của mình trong
bản đồ Da-Giầy thế giới. Chúng ta có quyền hi vọng, trong tương lai không xa, sẽ có
những nhãn hiệu giầy dép nổi tiếng mang thương hiệu Việt Nam, xuất hiện với dòng
chữ “Made in Việt Nam”.
Tất cả còn đang ở phía trước, tuy nhiên, một quy luật muôn đời là “mọi nỗ lực
luôn được đền đáp xứng đáng”, điều đó chắc chắn cũng đúng với nỗ lực của ngành da
giầy Việt Nam.
môc lôc

×