Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ việt nam anh hùng tại tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Với tất cả lòng chân thành, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS Lê Thanh Sang người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô ở Học viện Khoa
học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt q
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam cùng các đồng
nghiệp, bạn bè, các Mẹ đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên với
thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy giáo, cô giáo,
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách cơng “Thực hiện chính
sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh
Quảng Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tác giả với sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thanh Sang - người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên


Đinh Thị Liễu


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 4
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, CHĂM SÓC,
PHỤNG DƯỠNG BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ....................................................... 9
1.1. Các khái niệm liên quan.............................................................................................. 9
1.2. Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng....................................................... 12
1.3. Chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng .................... 18
1.4. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng............................................................................................... 23
1.5. Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt
Nam anh hùng ở tỉnh Thanh Hoá và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam ............... 26
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 31
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, CHĂM SÓC, PHỤNG DƯỠNG
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ............................................................................... 31
TỈNH QUẢNG NAM ...................................................................................................... 31
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam ...................................................... 31
2.2. Thành tựu và nguyên nhân đạt được kết quả thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc,
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam............................................ 46
2.3. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................... 58
2.4. Đánh giá chung......................................................................................................... 60

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI, CHĂM SÓC, PHỤNG DƯỠNG BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ....................... 63
3.1. Quan điểm, định hướng trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam ...................................................... 63
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm
sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho tỉnh Quảng Nam ................................. 66
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2015 đến năm 2019 .................................................................. 39
Bảng 2.2: Tình hình đời sống của Mẹ Việt Nam anh hùng tại thời điểm
tháng 12/2019 ............................................................................................... 41
Bảng 2.3: Tình trạng sức khỏe của Mẹ Việt Nam anh hùng tại thời điểm
tháng 12/2019 ............................................................................................... 42
Bảng 2.4: Tình trạng nhà ở của Bà mẹ Việt Nam anh hùng .......................... 43
Bảng 2.5: Tình hình chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho Mẹ Việt
Nam anh hùng tỉnh Quảng Nam (tại thời điểm tháng 12 năm 2019) ............. 52
Bảng 2.6: Kết quả chăm sóc sức khỏe cho Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 ......................................... 55
Bảng 2.7. Kết quả hỗ trợ cải thiện nhà ở cho Mẹ Việt Nam anh hùng trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019 ................................... 54
Bảng 2.8: Kết quả tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019. ........................... 58


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Người có cơng là bộ phận hết sức đặc thù của xã hội Việt Nam bởi vì
khơng đâu như ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc
lập tự do cho Tổ quốc diễn ra trong một thời gian rất dài và vô cùng ác liệt,
đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề về sức người và sức của. Trong đó, người
có cơng là lực lượng chủ yếu chịu nhiều hy sinh, mất mát. Đó là những
người như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi: “Khi nạn ngoại xâm ào
ạt đến, nó như trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sơng Tổ quốc. Nó đe
dọa cuốn trơi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân
dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã
dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành
một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập
Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ tính mệnh
đồng bào.
Họ quyết hy sinh gia đình, tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng
bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là
những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần
thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh,
đó là tử sĩ...” [3, tr.22]. Nhận thức rõ sự hy sinh to lớn đó Người từng dạy:
“Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải
báo đáp thế nào cho xứng đáng” [3, tr.23], “Tổ quốc và đồng bào phải biết
ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học
tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ
hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại” [3, tr.16-17].
Phần lớn người có công với cách mạng là những người yếu thế, cần
được Nhà nước, xã hội chăm lo một cách đặc biệt. Vì vậy, việc chăm lo đời

1



sống vật chất, tinh thần cho người có cơng khơng chỉ là sự Đền ơn đáp nghĩa
và không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của
cộng đồng và của toàn xã hội.
Thực hiện đạo lý truyền thống của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”,
“Đền ơn đáp nghĩa”, nhằm mục đích ghi nhận và đền đáp cơng lao đóng góp
hy sinh của những người có cơng và các gia đình chính sách, Đảng và Nhà
nước ta đã tạo mọi điều kiện để bù đắp phần nào giá trị vật chất và tinh thần
cho họ. Chính từ đó mà chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng ra
đời, đặc biệt là chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam
anh hùng.
Cuộc đời của mỗi Bà mẹ Việt Nam anh hùng là hiện thân của đức hy
sinh mà các thế hệ phải trân trọng. Để đổi lấy cuộc sống thanh bình, ấm no,
hạnh phúc như ngày hôm nay, những người thân yêu nhất của các Mẹ đã ra đi
và mãi mãi không trở về. Có nỗi đau nào lớn hơn khi chồng, con của Mẹ đã bị
giặc giết, đó là một sự hy sinh to lớn và thầm lặng của các Mẹ. Quảng Nam là
một trong những tỉnh có nhiều anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng. Để
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các Mẹ, ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tham mưu, tổ
chức triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng đối với
Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện chính sách ưu đãi,
chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được xã hội, cộng đồng
quan tâm và đem lại có những kết quả to lớn, đã cải thiện cuộc sống đáng kể,
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng tin
đối với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đời sống của một bộ phận
không nhỏ Mẹ Việt Nam anh hùng vẫn cịn khó khăn, nhất là các Mẹ hiện
khơng cịn nơi nương tựa; điều kiện, tiêu chuẩn tuyên dương danh hiệu Bà mẹ

2



Việt Nam anh hùng chưa thật sự khoa học, hợp lý. Tình hình đó địi hỏi Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta phải tiếp tục nghiên cứu, từng bước điều chỉnh
chính sách, làm tốt hơn nữa cơng tác chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ Việt
Nam anh hùng, tiếp tục nâng cao mức sống, đảm bảo đời sống của các Mẹ
ngày một tốt hơn.
Xuất phát từ thực tiễn thời gian qua tại tỉnh Quảng Nam, với hy vọng
đề ra các giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm
sóc người có cơng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo, tơi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách ưu đãi, chăm
sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam” làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng là một trong
những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, đã có nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Dưới đây là một
số đề tài, luận án, bài viết mà tác giả được biết:
Năm 2002, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã xuất bản cuốn sách “Hệ
thống các văn bản pháp luật hiện hành về chính sách đối với thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công”. Cuốn sách nhằm giúp cán bộ
nghiệp vụ làm công tác chính sách ở địa phương cũng như những độc giả
quan tâm đến lĩnh vực này nắm được một cách có hệ thống chế độ, chính sách
của Nhà nước ta trong lĩnh vực ưu đãi người có cơng.
Năm 2013, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã xuất bản cuốn sách
“Hướng dẫn thủ tục lập, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng
với cách mạng, thân nhân và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước
Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Cuốn sách đã hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện
tốt các tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân;

3



trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chế độ
chính sách, chế độ trên.
Luận án Phó tiến sỹ khoa học Luật học “Hồn thiện pháp luật ưu đãi
người có cơng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Liêu vào năm 1996 đã
nêu ra những vấn đề cơ bản như: Khái nhiệm, lịch sử hình thành và phát triển,
thực trạng của pháp luật ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có
cơng với cách mạng ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã có bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội
đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có cơng với cách mạng” được
đăng trên Tạp chí Cộng sản số 7 năm 2005 đã nêu lên khái quát những thành
tựu đã đạt được trong việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương
binh, gia đình liệt sỹ và người có cơng trong 10 năm (từ 1995 đến 2005); qua
đó, rút ra những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp thiết thực nhằm thực
hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ,
người có cơng với cách mạng.
Bài viết “Chính sách Người có cơng - là trách nhiệm của toàn dân”
của tác giả Nguyễn Duy Kiên được đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số 7 năm
2012 đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi đối với người có
cơng với cách mạng trong những năm qua, tập trung vào việc đánh giá, tìm
hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta. Theo đó, khẳng định nguồn
lực của Nhà nước thơng qua việc trợ cấp ưu đãi hàng tháng giữ vai trò chủ
đạo trong việc ổn định đời sống của người có cơng.
Bài viết “Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm, đạo nghĩa và nhân văn”
của tác giả Nguyễn Thanh Hoàng được đăng trên Tạp chí Lao động - và Xã
hội số 603 năm 2019 đề cập khá chi tiết và cụ thể về trách nhiệm, nghỉa cử


4


cao đẹp và nhân văn của nhân dân đối với những người đã hy sinh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc.
Những cơng trình nghiên cứu, những bài viết về chính sách ưu đãi,
chăm sóc người có cơng với cách mạng luôn được những nhà nghiên cứu và
độc giả quan tâm với lòng biết ơn sâu sắc cùng với mong muốn những Bà mẹ
Việt Nam anh hùng có chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn.
Trên cấp độ quốc gia, năm 1994 Nhà nước ban hành Pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng và ban hành
Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”. Đây là lần đầu tiên có hai Pháp lệnh được xây dựng có cơ sở khoa học,
có hệ thống về chính sách và tiêu chuẩn, chế độ chính sách, định tính và định
lượng hợp lý... đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có
cơng. Tuy nhiên, trong q trình đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách khơng
cịn phù hợp, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11
và nhiều Nghị định kịp thời điều chỉnh. Để phù hợp với giai đoạn phát triển
mới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng và ban hành Pháp lệnh số
05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”. Đây là hai văn bản được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính hệ
thống, phù hợp với tình hình hiện nay, định hướng cho việc thực hiện chính
sách ưu đãi, góp phần nâng cao đời sống đối với người có cơng ở giai đoạn
hiện nay và trong những năm tới.
Quảng Nam là tỉnh có đơng người có cơng với cách mạng (chiếm trên
23% dân số) với trên 65.450 liệt sĩ; trên 30.550 thương bệnh binh; trên 45.550


5


người có cơng giúp đỡ cách mạng; trên 11.800 người hoạt động cách mạng,
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; gần 33.800 người tham gia kháng
chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương; trên 6.200 người tham gia kháng
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học... Đặc biệt, cả tỉnh có
15.237 Bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà
mẹ Việt Nam anh hùng” (trong đó có 2.582 Mẹ được phong tặng, cịn sống
680 Mẹ).
Qua tìm hiểu, đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài: “Thực
hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng
tại tỉnh Quảng Nam”. Đây là lý do để đề tài này được tác giả lựa chọn nghiên
cứu. Thông qua đề tài này, tác giả muốn được làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận, cơ sở pháp lý cũng như việc thực hiện chính sách ưu người có cơng với
cách mạng, nhất là chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt
Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam, qua đó đề xuất, khuyến nghị chính sách để
phù hợp hơn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xác đáng của người có cơng với
cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, giữ vững thành quả
cách mạng, phát triển kinh tế - xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc,
phụng dưỡng đối với Mẹ Việt Nam anh hùng cho tỉnh Quảng Nam trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cơ

bản sau:

6


- Khái quát hoá lý luận và thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách ưu
đãi người có cơng;
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc,
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam;
- Trên cơ sở quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước,
đề xuất một số giải pháp trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc,
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt
Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam.
Khách thể nghiên cứu: Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tỉnh Quảng Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015-2019.
Về nội dung: Việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích văn bản chính sách: Các tài liệu,
các Pháp lệnh, Nghị định về chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng;
các tài liệu có liên quan đến chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; phân tích các tài liệu, văn bản, các thông tin đã thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích và tổng hợp các thơng tin, trên cơ
sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp: các bảng số liệu

tổng hợp, các báo cáo liên quan đến chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Quảng Nam và các nguồn khác

7


như sách, báo, mạng internet...
- Phương pháp phỏng vấn sâu và quan sát tham dự: Phỏng vấn sâu 10
Bà mẹ Việt Nam anh hùng và quan sát đời sống, nhà ở, sức khoẻ của các Mẹ
tại nơi sinh sống để phối kiểm các thông tin thu thập được từ các phương
pháp nghiên cứu khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thơng qua nghiên cứu, luận văn góp phần vào q trình hồn thiện cơ
sở lý luận của chính sách dựa trên những bằng chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam. Hơn nữa, những kiến nghị chính sách góp phần nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh
hùng ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi, chăm
sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách
ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

8



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI,
CHĂM SÓC, PHỤNG DƯỠNG BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Chính sách ưu đãi
Chính sách ưu đãi là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng
đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt
trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có cơng lao đặc biệt
đối với đất nước.
1.1.2. Người có cơng với cách mạng
Nhân dân ta đã trải qua các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do
của Tổ quốc và trong những cuộc đấu tranh đó đã có biết bao nhiêu người con
của đất nước đã cống hiến, hy sinh xương máu, của cải và cả tính mạng của
mình. Họ ln được nhân dân, Tổ quốc kính trọng, tơn vinh, đời đời ghi nhớ
và biết ơn.
Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng cũng khác nhau. Chính sách ưu đãi đối với người có cơng là sự ghi
nhận những công lao của họ đối với đất nước, là những chính sách, chế độ đãi
ngộ về vật chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước
đến những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện ưu
đãi xã hội đối với người có cơng là quốc sách. Chủ trương đó đã được cụ thể
hóa bằng hai Pháp lệnh quan trọng đó là: Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động
cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh Quy định danh
hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Khái niệm người có cơng

9



được hiểu theo 2 nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Theo nghĩa rộng, người có cơng là người bình thường, làm việc đại
nghĩa, có cơng lao lớn đối với đất nước, đó là nghĩa vụ khơng bao giờ kể cơng
và khơng địi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có cơng được xác định là những
người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời hoặc một
phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo quy định Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 [40, tr.1-2] thì người có cơng với cách
mạng bao gồm:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
Liệt sĩ;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Bệnh binh;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
Người có cơng giúp đỡ cách mạng.
1.1.3. Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh

10



hùng” năm 1994 quy định: danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam
anh hùng” để tặng hoặc truy tặng những Bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [41] quy
định những Bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc
truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
- Có 02 con trở lên là liệt sĩ;
- Chỉ có 02 con mà 01 con là liệt sĩ và 01 con là thương binh suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Chỉ có 01 con mà người con đó là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
- Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên.
1.1.4. Chương trình chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh
hùng
Phong trào chăm sóc người có cơng gồm 5 chương trình: vận động Quỹ
“Đền ơn đáp nghĩa”; tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc
thương bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chương trình chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng là
một trong năm chương trình chăm sóc người có cơng. Chăm sóc, phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng là sự tự nguyện của cơ quan, đơn vị, tổ
chức hoặc cá nhân nhận chăm sóc, ni dưỡng một phần về vật chất và tinh
thần đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm tháng còn lại của
cuộc đời Mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng khơng
chỉ là trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân mà còn thể hiện sự


11


kính trọng, tri ân sâu sắc đối với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các Mẹ, của
những Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phong trào chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được
các ngành, các cấp, các cơ quan, đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội quan
tâm bằng nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực như: phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, sửa chữa nhà ở, tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm
tình nghĩa, mua sắm đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt trong gia đình, tổ
chức cho Mẹ đi tham quan, du lịch… Việc phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam
anh hùng không chỉ thực hiện bằng hình thức gửi tiền phụng dưỡng hàng
tháng, nhiều cơ quan, đơn vị thường xuyên cử cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà,
kịp thời động viên an ủi khi Mẹ ốm đau hoặc phối hợp với địa phương lo việc
tang lễ chu đáo khi Mẹ qua đời.
1.2. Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Chính sách cơng là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm
quyền lực cơng, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững, ổn định.
Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách nhân
đạo, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và xã hội
nhằm ghi nhận, đền đáp cơng lao đối với những người có cơng với cách
mạng, thể hiện sâu sắc bản chất ưu việt của xã hội ta. Đảng và Nhà nước ta
tiếp tục tổ chức nghiên cứu, hoạch định, ban hành hệ thống chính sách, chế độ
và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đến từng đối
tượng. Tùy vào điều kiện kinh tế ở từng giai đoạn mà Nhà nước điều chỉnh
chế độ ưu đãi phù hợp theo hướng nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật
chất và tinh thần cho người có cơng.
1.2.1. Về chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có cơng


12


Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 và Pháp lệnh số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 [8] và Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày
22/5/2013 của Chính phủ [9] thì chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng gồm có:
- Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01
tháng 01 năm 1945;
- Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Chính sách ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ;
- Chính sách ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
- Chính sách ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Chính sách ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh);
- Chính sách ưu đãi đối với bệnh binh;
- Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hố học;
- Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
- Chính sách ưu đãi đối với người có cơng giúp đỡ cách mạng.
1.2.2. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi người có cơng với


13


cách mạng, trước tiên cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ, thống nhất
nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách,
gồm các bước cơ bản sau đây:
1.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng
Để việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng có hiệu quả, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng phải được xây dựng
gồm các nội dung cơ bản sau:
- Kế hoạch về tổ chức điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì, phải phân
công rõ trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện
chính sách, tránh phân công chồng chéo nhiệm vụ của cán bộ này với cán bộ
khác, giữa cơ quan này với cơ quan khác.
- Kế hoạch về cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, các công cụ, dụng cụ, phương tiện kỹ thuật, nguồn lực tài
chính... nhằm đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện được thuận lợi, kịp
thời, mang lại hiệu quả.
- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện: Dự kiến cụ thể thời gian từ
khâu tuyên truyền, phổ biến chính sách, triển khai thực hiện đến khâu tổng kết
đánh giá, chia sẻ và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. Mỗi bước phải nêu
rõ thời gian dự kiến thực hiện và mục tiêu thực hiện.
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Dự kiến thời gian,
hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện
chính sách.
- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về nhiệm vụ,

quyền hạn của các tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện chính sách; về các

14


hình thức khen thưởng, biện pháp kỷ luật trong tổ chức thực hiện chính sách.
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ở lĩnh vực nào, cấp nào do
lãnh đạo lĩnh vực đó, cấp đó xem xét thơng qua. Sau khi kế hoạch được quyết
định thơng qua thì việc thực hiện chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi
người chấp hành thực hiện.
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách có thể điều chỉnh nếu kế
hoạch đó cịn có những vấn đề chưa phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh kế
hoạch cũng do lãnh đạo đã quyết định thông qua quyết định điều chỉnh.
1.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng
Đây là một hoạt động quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và các đối tượng thực hiện chính sách. Thực hiện tốt cơng tác phổ biến,
tun truyền chính sách sẽ giúp cho các đối tượng chính sách và người dân
nhận biết về mục đích, yêu cầu của chính sách... để họ tự giác tham gia thực
hiện; đồng thời giúp cho cán bộ, công chức tổ chức thực hiện chính sách nhận
thức về tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để chủ động
nghiên cứu, tham mưu các giải pháp thích hợp, mang lại hiệu quả cao trong
việc triển khai thực hiện chính sách.
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách phải được thực hiện kịp thời để
đối tượng chính sách sớm tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách. Nếu đối
tượng chậm được tiếp cận thơng tin sẽ gây thiệt thịi trong xác lập hồ sơ để
thụ hưởng chính sách; đồng thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ
chức thực hiện chính sách sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện, ảnh
hưởng đến việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.
1.2.2.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi người có

cơng với cách mạng
Để việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng đạt

15


hiệu quả cao, cần phải có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
có liên quan, các cấp, chính quyền địa phương. Việc phân cơng phải thực hiện
cụ thể, rõ ràng, theo đó: xác định rõ cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì, cơ quan,
đơn vị, cá nhân phối hợp, tránh phân công chồng chéo hay chung chung.
Thực tế, chính sách mới ban hành nhưng khơng thể triển khai thực hiện
hoặc thực hiện không mang lại hiệu quả là do sự phân công trách nhiệm cho
cơ quan chủ quản và các cơ quan phối hợp bị chồng chéo và khơng rõ ràng;
xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh, hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết
trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để việc
tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng có hiệu
quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu chính sách; từ
cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác phổ biến, tuyên truyền, công tác cung
ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đến thực
hiện chính sách.
1.2.2.4. Duy trì chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Duy trì chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là hoạt động
nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong mơi
trường thực tế. Vì thế, các cơ quan, tổ chức có liên quan và người thực hiện
chính sách phải ln quan tâm công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng
chính sách tích cực tham gia vào q trình thực hiện chính sách để có những
tham mưu đề xuất và những giải pháp phù hợp.
Nếu việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng gặp
phải những khó khăn, vướng mắc do mơi trường thực tế biến động thì cơ quan
nhà nước chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi

trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng. Trong
một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích cho người có cơng, các cơ quan
nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách.

16


1.2.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh, bổ sung chính sách
ưu đãi người có cơng với cách mạng để cho chính sách ngày cảng phù hợp
với yêu cầu và tình hình thực tế. Cơ quan nào có quyền ban hành chính sách
thì cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính sách. Nhưng trong thực tế,
việc điều chỉnh các cơ chế chính sách, các biện pháp thực hiện diễn ra rất linh
hoạt. Chính vì thế, các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp chủ động điều
chỉnh cơ chế chính sách, biện pháp để thực hiện có hiệu quả hơn nhưng khơng
làm thay đổi mục tiêu chính sách.
Trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng, việc điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách phải chính xác, hợp lý,
nếu khơng sẽ làm sai lệch chính sách, biến dạng chính sách, làm chính sách
trở nên kém hiệu quả, thậm chí khơng tồn tại được.
1.2.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng
Ở từng vùng, từng địa phương không giống nhau về điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội, môi trường..., cũng như không đồng đều về trình
độ, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ trong các cơ quan nhà nước, do vậy
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
đơn đốc việc thực hiện chính sách.
Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, từ

cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, cơng
chức được phân cơng thực hiện chính sách; kiểm tra chính sách đã được triển
khai đúng chưa, tiến độ thực hiện có đảm bảo khơng; việc tổ chức thực hiện
có đúng ngun tắc, quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặc đến được các đối

17


tượng chính sách chưa.
Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có
cơng với cách mạng nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc tổ
chức thực hiện chính sách; ngăn ngừa các sai sót, lệch lạc có thể xảy ra; chấn
chỉnh hoặc xử lý các vi phạm đã xảy ra; kịp thời đề nghị điều chỉnh, bổ sung,
hồn thiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục
tiêu chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng.
1.2.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính
sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là một hoạt động xem xét, kết luận
việc chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện
chính sách.
Hằng năm, từ Trung ương đến địa phương được tổ chức đánh giá, tổng
kết, rút kinh nghiệm về chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc
thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng từ khâu xây dựng
kế hoạch thực hiện chính sách đến lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; cơng tác tuyên
truyền, phổ biến; công tác phối hợp, tổ chức thực hiện... nhằm biểu dương
những kết quả đã đạt được của các tập thể, cá nhân, đồng thời nêu ra những
hạn chế, khuyết điểm hoặc những phát sinh mới trong thực tiễn. Trên cơ sở
đó, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù
hợp thực tiễn, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có cơng với cách mạng.

Vì vậy, việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là một nội dung quan
trọng trong tổ chức thực hiện chính sách. Thực hiện bước này một cách sát
đúng, tồn diện mới biết được chính xác kết quả và hiệu quả trong tổ chức
thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng.
1.3. Chính sách ưu đãi, chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam

18


anh hùng
1.3.1. Việc thực hiện trợ cấp ưu đãi
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước, đó là sự đãi ngộ đặc biệt, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tơn
vinh những cống hiến, đóng góp, sự hy sinh của họ đối với đất nước.
- Tại khoản 9, Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 quy định các
chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của
Pháp lệnh này;
Phụ cấp hàng tháng;
Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia
đình;
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định
tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.
- Tại Điều 23 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu đãi đối
với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:
Trợ cấp một lần;
Phụ cấp hàng tháng kể từ ngày Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng
danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được hưởng trợ cấp người

phục vụ;
Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết, người tổ chức mai táng được nhận
mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng
trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
- Tại Điều 3, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu đãi đối
với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo đó:

19


+ Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng
chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp
luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ
Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà
mẹ Việt Nam anh hùng”;
Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa
giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dịng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng
danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
+ Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định
như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang
với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ
quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập
quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dịng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam
anh hùng.

+ Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho
01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương
tối thiểu chung cho 01 trường hợp”.
1.3.2. Việc thực hiện chăm sóc sức khỏe
Việc chăm sóc sức khỏe cho người có cơng là trách nhiệm của tồn xã
hội trong việc tạo ra và phát triển một môi trường lành mạnh cho các hoạt

20


động chăm sóc người có cơng. Ở mỗi địa phương đây là cộng đồng trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận, các đồn thể, quần chúng
và của nhân dân. Đây cũng là trách nhiệm, tình cảm của các tổ chức kinh tế,
các doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác Đền ơn đáp nghĩa.
Theo quy định tại Thơng tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXHBTC ngày 03/6/2014 [4] thì Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ
điều dưỡng phục hồi sức khoẻ theo quy định mỗi năm một lần, được cấp thẻ
bảo hiểm y tế khám chữa bệnh, được trang cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ
chỉnh hình khi có chỉ định của cơ sở y tế.
Bên cạnh các chính sách, chế độ của Nhà nước, phải phát triển rộng rãi
các hình thức chăm sóc người có công ở cộng đồng để người dân chủ động
tham gia; đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho sự nghiệp phát triển, khai thác
các nguồn lực đang tiềm ẩn trong cộng đồng xã hội. Cùng với việc tăng dần
ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong
cộng đồng xã hội, tạo thêm điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
người có cơng ngày càng chất lượng hơn. Việc xã hội hố, huy động nguồn
lực trong nhân dân để thực hiện chăm sóc sức khỏe người có cơng phải được
thực hiện thường xun, bởi vì chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng là một chính sách lớn và ngày càng phát triển cùng với sự phát
triển của đất nước.

Như vậy, ngồi chính sách chăm sóc sức khỏe đối với người có cơng
theo quy dịnh hiện hành, việc huy động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe người
có cơng đã góp phần chăm lo tốt hơn sức khỏe, tinh thần của họ, trong đó có
Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
1.3.3. Phong trào nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thời gian qua nhiều cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt

21


×