Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.62 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Liên hệ thực tiễn

MÃ MƠN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_21_1_12CLC
NHĨM THỰC HIỆN: Cocacola, Thứ 4 - tiết: 13-15

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 1, NĂM HỌC: 2021-2022

Nhóm Cocacola. Thứ 4 tiết 13-15
Tên đề tài: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Liên hệ thực tiễn.

Ghi chú:


Tỷ lệ % = 100%

 Trưởng nhóm: Bùi Nguyễn Trâm Anh


Nhận xét của giáo viên:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ngày ............ tháng......... năm.......
Giáo viên chấm điểm

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Lí do nghiên cứu........................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...............................................................................2
1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội...............................................2
1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội................................2
1.3 Đặc điểm và cách thức của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.....................3
1.3.1 Đặc điểm tổng quát...................................................................................4
1.3.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế........................................................................4
1.3.1.2 Trong lĩnh vực xã hội.........................................................................4
1.3.1.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.....................................................5
1.3.1.4 Trong lĩnh vực chính trị.....................................................................5
1.3.2 Cách thức đi lên quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội......................................5
1.3.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế........................................................................6
1.3.2.2 Trong lĩnh vực xã hội.........................................................................6
1.3.2.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa.....................................................7
1.3.2.4 Trong lĩnh vực chính trị.....................................................................7

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM..............................................................................................9
2.1 Mục đích chọn chủ nghĩa xã hội......................................................................9
2.2 Vận dụng..........................................................................................................9
2.2.1 Đặc điểm bối cảnh xã hội..........................................................................9
2.2.2 Thực trạng Việt Nam................................................................................9
2.2.3 Nhu cầu của Việt Nam............................................................................10


2.2.4 Áp dụng lí thuyết.....................................................................................10
KẾT LUẬN..............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do nghiên cứu
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.
Mác xây dựng nên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Nhờ có lý luận hình thái
kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực
bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội.
Lịch sử nhân loại phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là một quá
trình lịch sử tự nhiên. Trước đó, lịch sử nhân loại đã xuất hiện bốn hình thái kinh tế xã hội
là: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu
tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa. Đó là một quy luật khách quan của lịch sử và thời đại ngày nay chính là thời
kỳ quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cộng sản.
Sự ra đời của triết học Mác có ý nghĩa rất to lớn với lịch sử nhân loại, và những gì nêu
trên là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Vì
thế, “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ

thực tiễn” là đề tài mà nhóm chúng em sẽ nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu
Là nghiên cứu rõ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chỉ ra được những giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội, những đặc điểm cơ bản của thời
kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Quá độ là à thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ
nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp cơng nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây
dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội.
1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau:
- Một là: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, dựa trên chết độ áp bức bóc lột. Cịn chủ nghĩa xã hội xây dựng trên cơ sở
công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, khơng cịn các giai cấp đối kháng, khơng cịn
chết độ áp bức, bóc lột. Muốn có được xã hội như vậy ta cần phải có một khoảng thời
gian nhất định.
- Hai là: chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại cơng nghiệp có trình
độ cao
CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng
muốn tiền đề đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa xã hội cần phải tổ chức,
sắp xếp lại. Đối với những nước chưa trải qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên

xã hội chủ nghĩa thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến
hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội khơng tự phát nảy sinh trong lịng
chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Dù sự phát triển của chủ nghĩa tư bản có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra

2


tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mới – xã hội chủ
nghĩa. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.
- Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức
tạp, cẩn phải có thời gian để giai cấp công nhận từng bước làm quen với những cơng
việc đó. Thời kỳ q độ ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau
thì khác nhau. Nước đã phát triển lên trình độ cao thì tương đối ngắn, cịn những nước
lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài hơn và gặp phải nhiều khó khan phức tạp hơn.
1.3 Đặc điểm và cách thức của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Về đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Cương lĩnh năm
1991 xác định:
- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng
sản xuất rất thấp.
- Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt kéo dài nhiều chục năm, hậu quả xã hội do
chiến tranh để lại rất nặng nề.
- Các thế lực thù địch thường xun tìm cách phá hoại.
Bên cạnh đó, Việt Nam q độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
cũng có nhiều thuận lợi:
- Đất nước hồ bình và thống nhất.
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống anh hùng, bất khuất, nhân dân có lịng yêu nước
và cần cù lao động.

- Chúng ta đã có một số cơ sở vật chất ban đầu.
- Thời cơ phát triển do cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế quốc tế hoá đời
sống kinh tế thế giới tạo ra.

3


Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định:
- Quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một quá trình cách mạng sâu sắc,
triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen (Cương
lĩnh năm 1991 chỉ nêu yêu cầu về sự cần thiết phải có bước đi, hình thức, biện pháp
thích hợp).
1.3.1 Đặc điểm tổng quát
1.3.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế
- Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo
quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển
cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao
động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của XH nhất định không thể theo
ý muốn chủ quan nóng vội mà phải thn theo tính tất yếu khách quan của các quy
luật kinh tế, đặc biết là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
- Đối với những nước chưa trải qua q trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất
yếu phải tiến hành cơng nghiệp hóa XHCN nhằm tạo ra được cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá
độ là tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng
XHCN.
- Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với điều
kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi khác nhau.

1.3.1.2 Trong lĩnh vực xã hội

4


- Phải khắc phục những tệ nạn XH do XH cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh
lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu bình đẳng XH; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
1.3.1.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
- Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp cơng
nhân trong tồn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực
đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá
trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới.
1.3.1.4 Trong lĩnh vực chính trị
- Tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng
XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng
vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
1.3.2 Cách thức đi lên quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
-

Gồm 2 cách:



Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây là cả một thời kỳ

q độ chính trị lâu dài và khó khăn, từ chủ nghĩa tư bản phát triển cao trực tiếp lên chủ
nghĩa xã hội. Đây là một quá trình cách mạng không ngừng thực hiện không chỉ một điểm

quá độ, mà là một giai đoạn quá độ tất yếu. Trong đó, chính trị (chun chính vơ sảnCCVS) là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi lĩnh vực khác của xã hội.


Q trình gián tiếp từ những tiểu tư bản chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với sự phát triển lịch đại của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự trải qua
các hình thái do mâu thuẫn bên trong, C. Mác cịn đề cập đến sự phát triển đồng đại theo
chiều ngang không gian do tương tác qua lại giữa các xã hội. Ông chú ý đến trường hợp

5


đặc biệt là, hai xã hội thời cổ đại “tác động qua lại làm nảy sinh ra một cái gì mới, một sự
tổng hợp”, “kết hợp cả hai” phương thức sản xuất và cùng tiến lên một hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Đó là trường hợp người Giécmanh từ xã hội công xã nguyên thủy bỏ qua
xã hội nô lệ, cùng người La Mã đi lên xã hội phong kiến. Từ khi người Giécmanh bắt đầu
lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đánh đổ chế độ nô lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất
300 năm để từ cuối công xã nguyên thủy bỏ qua chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến. Nếu
vẫn tồn tại riêng biệt, thì để có sự phát triển đó, họ phải trải qua xã hội nơ lệ hàng nghìn
năm.
Dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua quá trình phức tạp lâu dài, dựa vào điều kiện
kinh tế xã hội, thực chất của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,…
1.3.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế
- Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội; cải tạo quan hệ
sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối
của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt, đời sống nhân dân lao động.
- Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội phải tuân theo tính tất yếu
khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đối với những nước chưa trải qua q trình cơng nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất
yếu phải tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vật chất

– kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Quá trình cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra các nước khác
nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung
cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau.

6


1.3.2.2 Trong lĩnh vực xã hội
- Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững
mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức chính trị.
- Xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng
Đản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ
lịch sử.
1.3.2.3 Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
- Tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công
nhân trong toàn xã hội.
- Khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
- Xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa các nền văn
hóa trên thế giới.
1.3.2.4 Trong lĩnh vực chính trị
-

Khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh

lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện

mục tiêu bình đẳng xã hội.
-

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng, tự do

của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con
đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử

7


có đặc điểm riêng với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà
giai đoạn xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa chỉ có thể đạt được trên cơ sở hồn thành các nội dung đó.

8


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Mục đích chọn chủ nghĩa xã hội
Từ những năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ con đường cách mạng của
nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”. Theo đó, cách mạng Việt Nam bao gồm hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền
với nhiệm vụ xóa bỏ ách thống trị của đế quốc, thực dân và phong kiến nhằm giành độc
lập dân tộc; cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là đường lối chỉ đạo xuyên suốt cách
mạng Việt Nam.
2.2 Vận dụng

2.2.1 Đặc điểm bối cảnh xã hội

Thời kỳ trước đổi mới ở Việt Nam cũng như ở các nước XHCN đã đồng nhất sở
hữu với tư cách là một quan hệ pháp lý với sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan;
tách quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối; nhấn mạnh
quan hệ sản xuất, mà cơ bản là quan hệ sở hữu, mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển; không phân biệt rõ hai nhóm quyền: Quyền sở hữu và quyền quản lý
kinh doanh; từng giải quyết vấn đề sở hữu bằng những biện pháp hành chính đơn
thuần nhằm “tước đoạt”, “xóa” sở hữu cũ, tạo dựng sở hữu mới một cách duy ý chí,
trái quy luật khách quan...
2.2.2 Thực trạng Việt Nam

Tư duy của Đảng và Nhà nước ta về cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới và
chế độ xã hội mới cũng đã trải qua những bước thăng trầm. Chúng ta đã không tuân
thủ những chỉ dẫn của C.  Mác và Ph. Ăng-ghen về xóa bỏ chế độ tư hữu nên đã có
9


tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân và kinh
tế tư nhân trong một thời gian ngắn, cho rằng quốc doanh hóa, tập thể hóa càng
nhanh, càng nhiều thì càng mau chóng có CNXH.
2.2.3 Nhu cầu của Việt Nam
Hồn thiện khung khổ lý luận để thống nhất nhận thức về sở hữu và hoàn thiện thể
chế sở hữu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, theo hướng giải phóng sức
sản xuất, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm tính đa dạng một cách lâu dài của các hình thức sở hữu; tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình của các chủ thể sở hữu, nhất là chủ thể là Nhà nước.
2.2.4 Áp dụng lí thuyết

Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các bộ quy

tắc, luật lệ để xác định chủ sở hữu, đối tượng sở hữu; phạm vi quan hệ sở hữu, hình
thức sở hữu và chế độ sở hữu; lợi ích của chủ sở hữu và người sử dụng; các quy tắc
điều chỉnh, công cụ điều chỉnh và chế định các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt đối tượng sở hữu. Đó là tiếp tục hồn thiện thể chế: quyền tài sản của công
dân và doanh nghiệp; tài sản công và tài sản công tại doanh nghiệp; sở hữu, sử
dụng đất đai và các tài nguyên khác và thể chế về sở hữu trí tuệ ...
Thứ hai, hồn thiện vị trí, vai trị, chức năng, năng lực, quyền tài sản, nguyên tắc sử
dụng quyền tài sản; nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích của chủ sở hữu hoặc
đại diện chủ sở hữu; nguyên tắc sử dụng tài sản và phương thức thực hiện lợi ích
của các chủ thể tham gia.

10


Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, cách thức tổ chức, thiết chế và các quy tắc, thủ tục cho
các tổ chức khi giải quyết tranh chấp về lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu để đạt
mục đích của các chủ thể...
KẾT LUẬN
Bất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác-Lênin luôn
luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình. Thực tiễn thành công và thất bại của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã minh chứng
hùng hồn: bản chất khoa học, cách mạng là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản
chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Đảng ta đã dẫn dắt cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ nghĩa xã hội đổi mới
Việt Nam đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình và ngày càng thu được những
thành tựu to lớn. Điều đó trước hết bắt nguồn từ bản chất khoa học và cách mạng
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trung thành với bản chất khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước
ta, vạch ra đường lối đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với

quyết tâm khắc phục khó khǎn, với tinh thần kiên trì và tích cực trong tìm tịi thử
nghiệm, nhân dân ta vẫn khơng nao núng trước những biến động về kinh tế - xã
hội. Đảng ta vẫn quyết tâm làm chuyển biến tư duy, nhận thức và tư tưởng, xác
định nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới, nhằm khắc phục khủng hoảng
và tìm mọi cách đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhất
định Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của
thời kỳ đổi mới gắn với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiểu luận phân tích quan điểm của chủ nghĩa mac-lênin về thời kì quá độ lên cnxh
Đảng cộng sản Việt NAM đã vận dụng quan điểm này vào thời kỳ quá độ. Nhóm
sinh viên thực hiện.
/>- Lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tác giả: TS Nguyễn Dương Hùng
/>Vận dụng lý luận về sở hữu của chủ nghĩa Mác-Lê-Nin trong thời kì quá dộ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Tác giả: PGS, TS. VŨ VĂN PHÚC
/>
12



×