Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN DÂN DỤNG TẠI DNTN NGỌC LOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.45 KB, 13 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để sinh viên được hiểu rõ và nắm vững nghề nghiệp của mình, thì việc thực tập
công nhân là vấn đề cần thiết và tất yếu. Nhờ những ngày tháng thực tập này, mà sinh
viên, từ việc chỉ biết lý thuyết sẽ biết nhiều hơn thực tế xây dựng tại công trường về cách
đóng cốp pha, nắn uốn cốt thép, dựng dàn giáo, trộn bê tông…. Đồng thời sẽ thấy tự tin
hơn khi thi công hay hướng dẫn công nhân xây lắp. Qua đó giúp cho sinh viên có cái nhìn
sát thực tế về các lý thuyết đã học cũng như nhiều điều không có trong sách vở.
Chúng em xin chân thành cảm ơn doanh nghiệp tư nhân Ngọc Loan và các anh chị
quản đốc, giám sát, công nhân tại công trường đã tận tình giúp đỡ , hướng dẫn chúng em
thao tác và truyền đạt lại cho chúng em nhiều kinh nghiệm trong thi công.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I: CÔNG TÁC CỐT THÉP
I. Những khái niệm cơ bản 3
II. Các công tác cốt thép
1. Kéo thép 3
2. Cắt thép 4
3. Nắn thép 5
4. Uốn thép 6
5. Làm sạch cốt thép 7
6. Đặt cốt thép vào ván khuôn 8
PHẦN II: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ CỐP PHA
I. Cấp phối bê tông
1. Yêu cầu công việc 12
2. Cấp phối bê tông 12
II. Trình tự thực hiện công việc
1. Khi trộn bê tông thô bằng tay 14
2. Khi trộn bê tông bằng máy 14
III. Công tác cốp pha


1. Yêu cầu công việc 16
2. Lắp dựng cốp phâ cột gỗ 16
3. Lắp dựng cốp pha dầm sàn 18
PHẦN III: KỸ THUẬT NỀ
I. Xếp khối xây
1. Xếp gạch xây tường 20
2. Xếp gạch xây trụ 21
3. Xếp gạch xây trụ liền tường 21
II. Xây 22
III. Trát – láng vữa - ốp lát
1
1. Kỹ thuật trát 24
2. Kỹ thuật lát 25
PHẦN I: CÔNG TÁC CỐT THÉP
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1. Thép: là hợp kim Fe, C , ngoài ra còn có các kim loại khác chiếm một phần
thành phần rất nhỏ O, P, Si…tùy theo phương pháp và công nghệ chế biến mà ta có các
loại thép khác nhau.
2. Phân loại:
1.1. Theo hình dạng:
- Thép trơn:
( )
10
φ

- Thép có gờ:
( )
10
φ


1.2. Theo cường độ:
- Thép các bon thấp cường độ thường
- Thép cường độ khá cao
- Thép cường độ cao
3. Cường độ:
Nhóm cốt thép Cường độ tính toán R
a
kg/cm
2
A-I 2300
A-II 2800
A-III 3600
A-IV 5000
II. CÁC CÔNG TÁC CỐT THÉP:
1. Kéo thép: Kéo thép bằng thủ công có thể dùng tời quay tay, pa lăng xích. Dụng
cụ bổ trợ kéo gồm: giá đỡ cuộn thép để tháo thép ở cuộn ra không bị xoắn, các bản kẹp
giữ đầu thanh thép…

Máy kéo thép
2
2. Cắt thép:
- Dụng cụ cắt: gồm các loại chạm, kháp, đe và búa ta, máy cắt thép…
Chạm và kháp được làm từ thép có cường độ cao, thường là hợp kim.
Chạm và kháp có thể cắt được thép có đường kính lớn hơn 20mm.
+ Chạm:
Thường có 2 loại: lưỡi dày và lưỡi mỏng
Cắt được thép tròn có đường kính lớn dùng chạm lưỡi dày
Chạm còn có thể cắt được thép dẹp.
+ Kháp:
Thường được chế tạo theo bộ mỗi bộ có kháp trên và kháp dưới. Ứng với

mỗi loại đường kính thép tròn có một bộ kháp để cắt. Thường chế tạo mỗi bộ kháp
có thể cắt 1-2 loại đường kính cốt thép.
+ Đe và búa tạ:
Đe để cắt thép bằng kháp phải có lỗ để lắp kháp dưới. Đe phải có mặt cứng,
chân đe phải vững.
Búa thường có quả nặng 5-7 kg, búa phải có cán tốt , chêm chắc chắn và
được vuốt cho nhẵn. Cán búa phải có độ dài nhất định , thường khoảng 50-60 cn là vừa.
+ Máy cắt thép: Dùng động cơ điện và lưỡi thép cường độ cao để cắt
thép.
Máy cắt thép
- Cắt thép theo kích thước và số lượng cho trước:
+ Tính chiều dài cắt thép: Khi uốn, thép giãn dài ra nên cắt thép để
một đoạn giãn dài:
Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn như sau:
Góc uốn < 90
0
, giãn dài: 0,5d
Góc uốn =90
0
, giãn dài 1d
Góc uốn >90
0
, giãn dài 1,5d.
( d: đường kính thanh thép uốn)
Trên đây là trị số giãn dài theo lý thuyết, theo thực tế trị số giãn dài của các
loại cốt thép có khác nhau nên người ta thường cắt thép theo lý thuyết rồi thử uốn để tìm
trị số giãn dài ứng với thép cắt, sau đó mới cắt hàng loạt.
+ Tính số thanh thép cắt:
Khi cắt thép nên kết hợp cắt những thanh có chiều dài khác nhau trên cùng
một thanh hay một sợi thép, để vừa hết thanh thép đó hoặc còn lại là ngắn nhất.

Công thức:
mini i
L n l l− =

Với:
min
l
: chiều dài đoạn thép thừa nhỏ nhất
i
l
: chiều dài từng thanh thép cần uốn
L
: chiều dài thanh thép ban đầu.
Từ
min
l
ta suy ra
i
l
.
3. Nắn thép:
- Dụng cụ:
3
+ Vam cầm: để nắn thép lớn
( )
10
φ

Vam cầm được làm bằng thép cường độ cao, thường là thép hợp kim. Vam
cầm kết hợp với bàn nắn bằng thép góc hoặc bằng 3 chốt thép đường kính 30mm hàn vào

thớt nắn bằng thép bản, dược liên kết với bàn thao tác bằng đinh hoặc bu lông, dùng để
nắn thép có đường kính lớn. Khi dùng vam cầm để nắn thép to, có thể lắp thêm một đoạn
ống để tăng chiều dài tay van nắn cho nhẹ.
+ Vam khuy: Vam khuy để nắn thép nhỏ,
( )
10
φ

. Vam khuy làm bằng
thép tròn có đường kính lớn hơn đường kính thép cần nắn 1 cấp. Ví dụ để nắn thép
6
φ
thì
dùng vam có đường kính
8
φ
- Nắn cốt thép:
* Thép có đường kính lớn:
Đặt chỗ cong của thanh thép vào vị trí cọc nắn. Để miệng vam ngoạm chặt
thanh thép gần chỗ cong . Xoay vam 1 góc tùy độ cong thanh thép. Nắn bằng vam chưa
thật thẳng được, phải đặt thép lên đe hoặc bàn cứng, phẳng, dùng búa tạ đánh dần vào chỗ
cong đến khi thép thật thẳng.
* Thép có đường kính nhỏ:
Đặt chiều cong của vam khuy cùng chiều cong của thanh thép. Bóp cho tay
vam và thanh thép gần vào nhau tùy độ cong của thân thép. Nắn thép có đường kính
<10mmm bằng vam khuy có thể rất thẳng.
4. Uốn thép:
- Dụng cụ:
+ Uốn cốt thép có đường kính <10mm.
* Thớt uốn: bằng thép tấm dày 2-4(mm) hình chữ nhật hoặc hình

vuông cạnh 8-10(cm), bốn góc có lỗ để đóng đinh hoặc bắt bu lông xuống bàn thao tác.
Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm.
* Bàn đế tay quay: bằng thép tấm dày > 4mm , ở phía đấu có lỗ để
đút vừa vào cọc tâm, sau này khi uốn cốt thép, bàn đế tay quay sẽ quay quanh cọc này.
Thẳng với cọc tâm theo trục dọc của bàn đế tay quay là cọc uốn được
cố định vào bàn đế tay quay. Khi bàn đế tay quay quay, bàn uốn quay theo thực hiện uốn
cốt thép.
Cũng có thể dùng một đoạn thép góc thay cho bàn đế tay quay cũng
rất tiện vì cánh của thép góc lúc này thay cho cọc uốn.
* Bàn thao tác: bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn
bằng gỗ hoặc thép. Bàn cao0,8-0,9m, nên dài từ 1,4-1,5m . Chân bàn nên cố định để
không bị xê dịch khi uốn cốt thép.
+ Uốn cốt thép có đường kính >10mm: có thể dùng vam cầm và bàn nắn để
uốn.
- Uốn cốt thép:
* Trước khi uốn cốt thép, cần căn cứ hình dạng và kích thước thanh cốt thép
cần uốn để xác định trình tự các góc uốn.
4
* Lấy dấu uốn: Với cốt thép to và hình dạng phức tạp nên lấy dấu trên thanh
thép. Với cốt thép nhỏ và đơn giản, thì lấy dấu trên bàn uốn ( cố gắng lấy dấu về một phía
để tránh thao tác thừa do phải trở đầu cốt thép)
* Cần uốn thử 1, 2 thanh thép cho từng loại, sau khi kiểm tra hình dạng,
kích thước xem có đúng với yêu cầu và phù hợp với cách lấy dấu, khoảng cách giữa vị trí
vam với cọc tâm…Sau khi điều chỉnh cân thiết và cố định dấu mới uốn hàng loạt. Để đảm
bảo độ cong chính xác và khi thao tác vam không chạm vào cọc tâm thì giữa vam và cọc
tâm phải có một khoảng cách nhất định phù hợp với góc uốn.
Vạch dấu điểm uốn trên thanh thép cũng có quan hệ với cọc tâm tùy thuộc góc
uốn:
Góc uốn 90
0

: vạch dấu điểm uốn nằm ngang với ngoài cọc tâm
Góc uốn 135
0-
180
0
: vạch dấu điểm uốn cách mép ngoài cọc tâm một khoảng
bằng đường kính thép uốn.
- Uốn cốt đai thép
8
φ
có kích thước như sau:

Khi uốn do có sự dãn thêm của thanh thép khi uốn theo số liệu sau :
Uốn góc < hơn 90
o
thì dãn thêm 0,5d.
Uốn góc = 90
o
thì dãn thêm 1d
Uốn góc> hơn 90
o
thì dãn thêm 1 doạn 1,5d
Do đó để có thể uốn được cốt đai như trên thì ta phải cắt một đoạn thép có
chiều dài là:
L= 150x2 + 200x2 + 40x2 - 5xd =740mm.
Sau khi đã căt thép và co giá ngựa rồi ta tiến hành uốn thép đai như trên.
Đầu tiên dùng thước đo và đánh dấu từ cọc tâm ra phía ngoài các mốc 40mm, 150mm và
200mm. sau đó đặt mép thép vào đúng các vị trí đánh dấu và uốn lại theo thứ tự như hình
vẽ cốt đai ta sẽ được cốt đai có hình dạng như trên. Khi uốn phải theo trình tự các góc
uốn như hình minh hoạ từ góc số 1 đến góc số 5. Trong khi uốn phải luôn luôn giữ cho

cốt đai nằm trong một mặt phẳng không bị cong vênh. Nếu có sự cong vênh ở từng đoạn
uốn thì phải chỉnh sửa ngay không được uốn tiếp nếu không sẽ rất khó khăn để sửa lại
mẫu cốt đai về sau. Cốt đai uốn song đảm bảo kích thước và không bị cong vênh với độ
chính xác là ± 5mm.
Uốn cốt thép
5. Làm sạch cốt thép:
- Khi bề mặt cốt thép có một lớp vẩy gỉ, dùng trong bê tông làm giảm sự dính kết
với bê tông. Mặt khác cốt thép bị gỉ dù nằm trong bê tông vẫn tiếp tục bị gỉ sâu vào trong
làm lớp gỉ càng dày lên, thể tích nở ra gây rạn nứt kết cấu và như vậy sẽ càng thúc nhanh
quá trình gỉ cốt thép.
- Vì những lí do trên, nhất thiết phải làm sạch gỉ cốt thép mới đem dùng trong bê
tông. Các cách làm sạch gỉ cốt thép như sau:
5
* Cạo gỉ bằng bàn chải sắt: đặt cốt thép lên giá, dùng bàn chải sắt cọ xát vào
bề mặt cốt thép sao cho ma sát giữa bàn chải với mặt ngoài cốt thép vừa đủ để lớpvẩy gỉ
bong ra.
* Có thể đánh sạch gỉ cốt thép bằng cách luồn kéo cốt thép qua lại trên cát.
Ma sát giữa các hạt và cốt thép sẽ làm lớp vẩy gỉ bong ra và cốt thép được sạch.
Sau khi cạo hết gỉ, dùng giẻ lau cốt thép cho sạch.
6. Đặt cốt thép vào ván khuôn:
- Ở ngoài công trường, lắp đặt cốt thép được tiến hành trước hoặc sau hoặc đồng
thời xen kẻ với công tác ván khuôn
- Khi lắp đặt cần đáp ứng những yêu cầu sau :
* Đúng chủng loại cốt thép mà thiết kế qui định
* Đảm bảo đúng vị trí của các thanh
* Đảm bảo sự ổn định của khung, lưới thép khi đổ, dầm bê tông
* Đảm bảo độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép .( dùng cục kê để chêm vào)
- Tại mặt bằng công trường, việc đặt cốt thép có thể theo 3 khả năng sau :
* Đặt từng thanh riêng lẻ rồi liên kết lại
* Đặt các lưới, khung cốt thép đã gia công sẵn vào vị trí

* Lắp hộp cốt pha đã có lắp sẵn cốt thép vào vị trí
Hính ảnh minh họa:
• Thép sàn, dầm:
PHẦN II: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ ỐT PHA
I. CẤP PHỐI BÊ TÔNG:
1. Yêu cầu công việc:
Thực hành trộn bê tông loại mác 200 và 300 bằng tay và bằng máy .
Nắm được thao tác trộn, thứ tự trộn vật liệu.
Nắm được cách điều chỉnh cấp phối trộn.
2. Cấp phối bê tông:
Trước khi trộn bê tông thì phải xác định được mác bê tông cần trộn và khối
lượng bê tông cần trộn. Từ đó tra trong định mức mà ta có thể tính toán được lượng cát, xi
măng, đá và nước cần thiết để trộn lượng bê tông đó. Trong khi thực tập yêu cầu trộn 1
lượng

bêtông một lần ứng với một bao xi mặng nặng 50kg . Do đó cần đong lượng vật
liệu để trộn được 1 m
3
bê tông.
Dụng cụ đong là thùng 18lít.
Yêu cầu vật liệu
- Đá phải sạch nếu đá không sạch thì cần phải rửa truớc khi trộn
- Cát vàng, không được lẫn nhiều bùn đất. Không quá to hay quá nhỏ. Nếu có lẫn
nhiều sỏi đá thì phải sàng trước khi sử dụng.
- Xi măng phải trong thời hạn sử dụng không được dùng xi măng đã hoá rắn để
trộn bê tông.
a. Cấp phối bê tông mác 200 khi trộn bằng tay:
Tra định mức xây dựng của Việt Nam để trộn được 1m
3
xi măng mác 200

thì ta phải cần dùng một lượng vật liệu như sau:
- Xi măng PC30: 325,2 kg
6
- Cát vàng: 0,412 m
3
- Đá 1x2 : 0,841m
3
- Nước cần dùng tuỳ vào độ sụt của bê tông. Do điều kiện không cho phép do đó
chỉ tiến hành trộn thô bằng tay do đó không cần đong lượng nước.
Lấy trọng lượng của bê tông là
3
0
1,3 /g cm
γ
=
từ đó ta tính được thể tích xi măng cần đong
trong 1 m
3
bê tông là
325,2
250
1,3
l=
Ta tính được tỉ lệ X:C:D theo thể tích là:
412 841
1: : 1:1,6 : 3,4
250 250
=
Thể tích xi măng trong một bao xi măng 50kg là: 50/1,3=38,4lít
Thể tích vật liệu cần đong bằng thùng là:

lượng xi măng:
38,4
2,1
18
=
thùng
lựợng cát là: 2,1x1,6=3,2 thùng
lượng đá là: 2,1x3,4 =7,14thùng
b. Cấp phối bê tông mác 300 khi trộn bằng tay:
Tra định mức xây dựng của Việt Nam để trộn được 1m
3
xi măng mác 300 thì
ta phải cần dùng một lượng vật liệu như sau:
- Xi măng PC30: 410 kg
- Cát vàng: 0,318 m
3
- Đá 1x2 : 0,811m
3
- Nước cần dùng tuỳ vào độ sụt của bê tông. Do điều kiện không cho phép do đó
chỉ tiến hành trộn thô bằng tay do đó không cần đong lượng nước.
Lấy trọng lượng của bê tông là
3
0
1,3 /g cm
γ
=
từ đó ta tính được thể tích xi măng cần đong
trong 1 m
3
bê tông là

410
315,4
1,3
l=
Ta tính được tỉ lệ X:C:D theo thể tích là:
318 811
1: : 1:1: 2,5
315,4 315,4
=
Thể tích xi măng trong một bao xi măng 50kg là: 50/1,3=38,4lít
Thể tích vật liệu cần đong bằng thùng là:
lượng xi măng:
38,4
2,1
18
=
thùng
lựợng cát là: 2,1x1=2,1 thùng
lượng đá là: 2,1x2,5 =5,25 thùng
c. Cấp phối bê tông mác 200 khi trộn bằng máy:
Tra định mức xây dựng của Việt Nam để trộn được 1m
3
xi măng mác 200# độ
sụt là 6÷8 cm trộn bằng máy trộn thì ta phải cần dùng một lượng vật liệu như sau:
- Xi măng PC30: 361 kg
- Cát vàng: 0,450 m
3
- Đá 1x2 : 0,866 m
3
7

- Nước sach: 195 lít
Lấy trọng lượng của bê tông là
3
0
1,3 /g cm
γ
=
từ đó ta tính được thể tích xi măng cần đong
trong 1 m
3
bê tông là
361
277,7
1,3
l=
Ta tính được tỉ lệ X:C:D:N theo thể tích là:
460 866 195
1: : : 1:1,7 : 3,1: 0,7
277,7 277,7 277,7
=
Thể tích xi măng trong một xi măng 25kg là: 25/1,3=19,23lít thể tích vật liệu cần đong
bằng thùng là:
lượng xi măng:
19,23
1
18

thùng
lựợng cát là: 1x1,7=1,7 thùng
lượng đá là: 1x3,1 =3,1 thùng

lượng nước là: 0,7 thùng
hệ số sản luợng
1000
0,63
277,7 450 866
=
+ +
Do đó thể tích bê tông thu được sau khi trộn luợng vật liệu như trên là: 350x0.63=220lít.
II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
1. Khi trộn bê tông thô bằng tay:
Khi trộn thì cần hai hay nhiều người dùng xẻng và cào để trộn bê tông. Khối
luợng vật liệu được chất riêng từng đống trên sàn sau đó mỗi nguời dùng xẻng để xúc
từng xẻng vật liệu đổ sang một bên sao cho một người đổ vật liệu này rồi thì người khác
đổ vật liệu khác lên ngay chỗ vừa đổ và tiến hành dùng cào để sang đều đống vật liệu hỗn
hợp. Sau đợt đầu lại dùng xẻng xúc từng xẻng vật liệu sang một bên và rải đều lên nhau
và lại dùng cào để đảo. Cứ làm như vậy cho đến khi thấy màu của hỗn hợp là đồng nhất
với nhau ở tất cả các phần thì được có thể đem đi trộn ướt.
2. Khi trộn bê tông bằng máy:
Khi trộn bê tông bằn máy thì cần chọn nhân lực hoặc thùng đổ vào máy cho
thích hợp để có thể đổ được vào máy cho thích hợp tránh tình trạng không đổ được vật
liệu vì trọng lượng thùng vật liệu quá nặng.
Trước khi trộn cần kiểm tra lại máy xem thử có đảm bảo các yêu cầu sau
không: thùng trộn phải sạch, máy và thùng trộn phải đảm bảo quay được dễ dàng không
bị kẹt, máy phải đứng vững ở tư thế thuận tiện và dễ dàng thao tác. Khi trộn thùng trộn
thường đặt ngiêng một góc là 45 độ, động cơ phải hoạt động tốt…
Trước khi trộn, vật liệu mang để gần miệng máy. Sau đó khởi động máy và để
cho quay đúng tốc độ cần thiết là khoản 20 vòng trên phút . Khi máy đạt được tốc độ
quay yêu cầu rồi thì cho một ít nước vào trước để cho ướt đều thành thùng rồi cho vật liệu
thô vào có thể là cát hoặc đá. Tiếp theo cho ximăng vào , khi cho xi măng vào lưu ý là xi
măng phải cho vào ở giữa quá trình khi mà vật liệu chưa quá đầy để đảm bảo cho xi

măng không bị bay ra ngoài thùng gây lãng phí. Tiềp tục cho nước và vật liệu thô khác là
cát hay nước vào trong thùng cho đến hết vật liệu và cho máy quay khoảng 3 phút. Khi
máy quay khoảng 3 phút rồi thì lợi dụng quán tính mà lật thùng lại qua phía khác và lật úp
thùng đổ bê tông ra ngoài trong khi máy vẫn quay . Sau khi đổ hết bê tông ra thì đặt
máy về vị trí cũ và làm vệ sinh để chuẩn bị trộn mẻ khác.
8
III. CÔNG TÁC CỐP PHA:
1. Yêu cầu công việc:
- Chế tạo được cốp pha bằng gỗ của các loại cốp pha: cốp pha cột, cốp pha
dầm , cốp pha dầm sàn kết hợp.
- Lằp dựng được cốp pha cột, cốp pha dầm , cốp pha dầm sàn kết hợp theo
từng môđun.
- Biết cách lằp dựng dàn giáo bằng thép
- Biết cách kiểm tra các loại cốp pha xem đã đúng theo tiêu chuẩn chưa.
2. Lắp dựng cốp pha cột gỗ:
- Tiến hành dựng cốp pha cột vào vị trí sao cho thẳng đứng và chắc chắn.
- Thực hiện như sau: từ tim cột và trục định vị được xác định từ truớc đó, ta chế
tạo gông định vị chân cột và cố định vào vị trí tim cột cần định vị.
Dùng hai cây gỗ bạch đàn đặt vuông góc với nhau vào vị trí theo các cạnh của
gông đinh vị chân cột.
Tiếp theo đóng hai miếng ván vào hai phía của cốp pha cột ở đầu trên(chỉ đóng
một đinh trước để miếng ván vẫn có thể quay được thuận tiện cho việc điều chỉnh về sau).
Đóng một cây gỗ ngắn vuông góc với cốp pha cột cho chắc chắn. Buộc một dây
dọi chắc chắn vào cây gỗ đó và đo khoảng cách từ ván thành trong đến dây dọi
Dựng cột lên sao cho vuông góc tương đối và cố định tạm thời bằng đinh vào cây
bạch đàn.
Một người đứng ở xa điều chỉnh sự dựng cột theo một phương đó cho thẳng.
Những người khác điều chỉnh cốp pha theo hướng dẫn của người đó cho đến khi thẳng
theo phương đó thì tiến hành đóng đinh cố định theo một phương.
Sau đó dùng thước đo khoảg cách từ dây dọi đến thành trong của ván thành sao cho

khoảng cách đó bằng nhau ở cả khoảng trên và khoảng dưới của cốp pha thì được . Đóng
cố định cột theo phương còn lại vào cây bạch đàn. Ta được cốt pha cột dựng xong.
3. Lắp dựng cốp pha dầm sàn:
- Lắp dựng dàn giáo định hình bằng thép chế tạo sẵn: lắp dựng dàn giáo lên hai
tầng theo nguyên tắc lắp từ dưới lên trên theo an toàn kỹ thuật. Và lưu ý một số yêu cầu
cần thực hiện khi lắp đặt dàn giáo để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân và mọi
nguời ở công trường.
- Sau khi lắp dựng hai dàn giáo ở hai bên theo hướng song song với nhau với
khoảng cách là 3 m thì tiến hành lắp dựng cốp pha dầm sàn kết hợp.
- Cốp pha dầm được hai nhóm kết hợp làm. Mỗi nhóm làm một cốp pha dầm. Một
phía được đóng thanh nẹp ngang sát mép trên để có thể kê sườn đỡ phía dưới của cốp pha
sàn thép định hình.
- Cốp pha dầm được đưa lên trên dàn dáo và dùng ống nước để điều chỉnh cho ở
cùng cao độ. Tiếp theo dùng các cây chống chế tạo từ trước từ gỗ bạch đàn và chống vào
với khoản cách hai cây chống là 0,5 m
- Dựng cây chống với khoảng cách là 0,5m trong phạm vi giữa hai dầm trong vòng
3mx3m rồi dùng các thanh để giằng chéo theo hai phương cho vững chắc. Sau đó kê các
sườn đỡ phía dưới của dầm sàn lên và cố định lại.
9
Dùng các tấm cốp pha bằng sắt định hình kích thước là 1mx1m và đặt lên trên các
thanh sườn đỡ đã được đặt lên đó. Kiểm tra lại độ vững chắc, nếu có cần thì phải thêm
thanh giằng để đạt được độ vững chắc cần thiết.

PHẦN III: KỸ THUẬT NỀ
Yêu cầu phải nắm được các kỹ thuật cơ bản của công tác nề, như kỹ thuật lấy mốc,
xác định mặt bằng, biết cách xây các loại cột tiết diện khác nhau, xây được tường gạch có
bổ trụ gạch, trát được tường bằng phẳng đúng kích thước quy định.
I. Xếp khối xây:
1. Xếp gạch xây tường:
Xếp gạch xây tường có thể chỉ xếp gạch xây dọc, chỉ xếp gạch xây ngang

hoặc xếp gạch xây dọc, ngang kết hợp.

- Xếp gạch xây dọc: Xếp gạch xây dọc thường gặp trong trường hợp xây tường 11
cm (tường nữa gạch), cứ sau hai hàng xât cch xếp gạch lại được lặp lại.
- Xếp gạch xây ngang:

Xếp gạch xây ngang thuần túy thường gặp trong trường hợp xây các kết cấu có
dạng hình cong, tròn, như ống khói, tháp nước… Xếp gạch xây ngang tạo nên kết cấu
khối xây có dạng cung tròn là nhờ việc điều chỉnh mạch vữa ở hai phía trong và ngoài
mặt tường. Thông thường cũng cứ sau hai hàng xây cách xếp gạch lại được lặp lại. Có các
loại tường 220, tường 330, tường 450.
- Xếp gạch xây 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang:
Thường gặp khi xây tường thẳng có bề rộng từ 22 cm trở lên. Cách xếp này thay
thế cho cách xếp gạch xây 1 dọc, 1 ngang trước đây. Vừa đảm bảo chất lượng khối xây,
vừa nâng cao năng suất. Cứ sau 4 hoặc 6 hàng xây, cách xếp gạch lại được lặp lại
Thường gặp ở các loại tường có bề rộng 220, 340, 450, 570.

2. Xếp gạch xây trụ :
Nói chung cả 2 loại trụ độc lập và trụ liền tường. Thông thường cứ sau hàng xây
cách xếp gạch lại được lặp lại. Trụ độc lập thường gặp có các kích thước 220x220,
220x330, 330x330, 330x450, 450x450, 570x570, 570x690, 690x690. Xem hình vẽ.
3. Xếp gạch xây trụ liền tường:
Trụ liền tường thường gặp có các loại:
Tường 110 bổ trụ 220x220; Tường 110 bổ trụ 220x330
Tường 220 bổ trụ 330x330; Tường 110 bổ trụ 330x450
Tường 330 bổ trụ 450x450; Tường 330 bổ trụ 450x570…

10
II. Xây:
Nắm được các cách xây tường và thực hành xây loại tường dày 100mm bổ trụ

200x200mm ở giữa tường như sau:
Để xây được tường thẳng thì phải dùng dây căng đứng và căng ngang để lấy chuẩn
được. Dùng dây căng ngang ở trên theo một đường thẳng. Sau đó dùng dây căng đứng
buộc một đầu vào dây căng ngang trên và một đầu buộc vào vật nặng phía dưới, dùng dây
dọi để điều chỉnh dây này cho thẳng đứng. Căng 3 dây đứng như vậy để có thể lấy mốc
xây cho chính xác. Tiếp theo dùng một dây căng ngang phía dưới sao cho ở mép phía
trên của hàng gạch được xây và cách hàng gạch 1mm không được di chuyển dây này
trong quá trình xây.
Sau khi có dây căng rồi thì tiến hành xây. Xây lớp 1 như hình vẽ sau đó ta tiến
hành xây xây lớp hai như hình vẽ, chú ý dùng ¾ viên gạch để cho mạch vữa không bị
trùng nhau là được.
Sau đó xây lớp thứ 3 như lớp thứ nhất và lớp thứ 4 như lớp thứ hai tiếp lên cao. Cứ
xong mỗi lớp xây và sang lớp xây khác thì tiến hành nâng dây ngang dưới lên đến mốc
cần xây.
* Yêu cầu của khối xây :
a. Yêu cầu ngang bằng: Khối xây không ngang bằng ( đầu cao, đầu thấp,
lượn sóng…) làm cho lực tác dụng không phân bố đều dẫn đến bị phá hoại cục bộ, ảnh
hưởng đến việc lắp panen, tấm đan hoặc các kết cấu khác.
Để bảo đảm yêu cầu trên phải chú ý kiểm tra xử lý ngay từ mặt nền, mặt móng,
bảo đảm mặt nền, mặt móng bằng phẳng và tiến hành xây theo thước cữ và day căng.
Trong quá trình xây phải luôn đảm bảo độ ngang bằng của dây căng và thước cữ bằng
nivô và kịp thời điều chỉnh mạch vữa khi có hiện tượng xây không ngang bằng.
b. Yêu cầu thẳng đứng:
Khối xây phải đảm bảo yêu cầu thẳng đứng, đặc biệt là khối xây có chiều cao lớn
và bề dày nhỏ như tường 110, các trụ gạch…Kiểm tra độ thẳng đứng khối xây bằng nivô,
day dọi. Thông thường khối xây, đều bắt đầu xây từ các góc, nơi căng day xây các đoạn
giữa nên bảo đảm độ thẳng đứng của các góc tường là yếu tố cơ bản để bảo đảm độ thẳng
đứng của khối xây.
Hình ảnh minh họa:
III. TRÁT - LÁNG VỮA- ỐP LÁT:

1. Kỹ thuật trát:
Căn cứ vào bề dày của lớp trát theo thiết kế để quyết định số lớp trát
a. Trát lớp lót: Phải quan sát toàn bộ bề mặt trát, các chỗ lồi lõm cục bộ thì
đục hoặc đắp vữa cho tương đối phẳng.
Có thể vẩy vữa lên mặt trát bằng bay hay bằng gáo nhưng phải đảm bảo cho vữa
bám thành lớp mỏng từ
6 8mm÷
. Cũng có thể dùng máy phun vữa phun lên toàn bộ mặt
trát. Vẩy hoặc phun vữa đều phải theo trình tự từ trên xuống , từ góc ra.
Lớp lót trát không cần cán phẳng và thường dùng cát có cỡ hạt lớn hoặc trung
bình, vữa trộn hơi khô ( độ dẻo từ 6-10cm theo côn tiêu chuẩn).
b. Trát lớp đệm:
11
Tiến hành khi lớp lót đã se lại. Phương pháp trát cũng tương tự như trát lót nhưng
phải đảm bảo mặt lớp đệm vừa cao bằng mặt các giai mốc.
Lên vữa bằng bàn xoa, đi từ dưới lên, trát từng đoạn liền nhau.
Lấy bay gạt những vữa dính vào mặt mốc rồi dùng thước chữ T cán phẳng mặt vữa
từ dưới lên trên ( hai đầu thước dựa vào 2 giải vữa mốc ). Khi cán vữa sẽ dàn đều, vữa
thừa dồn lên mặt thước.
Những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa bù vào và dùng thước cán lại.
Khi cán xong, mặt vữa tương đối bằng phẳng nhưng không nhẵn. Nếu nhẵn quá,
phải dùng bay gạch chéo lên mặt lớp đệm (sâu 2 -3 mm, cách 8 – 10 cm).
Cát dùng cho lớp đệm có cỡ hạt to hay trung bình, vữa có độ dẽo theo côn tiêu
chuẩn 6 – 10 cm(trộn máy), 8 – 12 cm (trộn tay).
c. Trát lớp mặt:
Khi vữa đệm bắt đầu đông cứng hoặc khô 50% (dùng tay ấn đã cứng, nhưng còn
vết) thì trát lớp mặt. Nếu để khô quá phải tưới nước thấm đều, chờ cho se mặt mới trát.
Lớp mặt trát dày từ 5 – 8 mm, tối đa không quá 10 mm. Cát dùng loại hạt nhỏ,
mịn, cỡ hạt 1 mm để trộn vữa.
Phương pháp lên vữa và làm phẳng tương tự như trát lớp đệm.

Khi cán xong, chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn xoa gỗ xe nhẵn (xoa từ trên
xuống). Lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay, khi bề mặt hơi phẳng thì xoa hẹp vòng, nhanh
và nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa ra khỏi mặt trát.
Nếu vữa khô quá, khi xoa sẽ nổi cát thì tay trái dùng chổi dấp nước quét nhẹ vào
chỗ vữa khô, tay phải xoa, vừa quét nước, vừa xoa đến khi các hạt cát ăn vào tường,mịn
mặt.
Những chỗ giáp lai phải quét nhẹ nước vào chỗ vữa khô, đồng thời dùng bàn xoa,
xoa rộng vòng cả chỗ xoa cũ với chỗ mới, xoa đến khi liền mặt thì ngừng.
Muốn cho mặt tường phẳng, nhẵn, bóng thì sau khi xoa nhẵn phải đợi cho se mặt
rồi dùng bàn xoa sắt miết cho đến khi mặt tường không còn lỗ cát nhỏ.
2. Kỹ thuật lát:
Làm mốc, bắt mỏ: căn cứ vào cao độ cho trên tường, độ dốc thiết kế để xác
định cao độ ở các vị trí cần thiết (góc nhà và các vị trí chuyển tiếp độ dốc…). Có thể dùng
các cọc mốc, vữa, hoặc các viên gạch mỏ để xác định cao độ.
Khi bắt mỏ xong phải kiểm tra lại độ vuông góc của nền sàn bằng cách căng dây
kiểm tra 2 đường chéo và xếp gạch lát thử hoặc dùng thước khắc dấu các vị trí của từng
hàng gạch để kiểm tra.
Việc làm mốc, bắt mỏ thường kết hợp làm một, nghĩa là viên gạch mỏ vừa là viên
chuẩn về vị trí, vừa là viên chuẩn về cao độ.
Lát gạch phải tuân theo các quy định của thiết kế. Thông thường hay gặp một số
kiểu lát sau đây:
Lát gạch chỉ.
Lát gạch vuông (gạch lá nem, gạch gra-no-tô hoặc gạch bêtông)
Lát gạch 6 cạnh đều.
Kỹ thuật lát: Sau khi lát 2 hàng gạch ở 2 cạnh nền hoặc sàn song song với nhau thì
tiến hành lát các hàng gạch giữa theo hướng vuông góc với hai hàng gạch trước. Lát theo
hướng lùi dần về phía sau, từ phải sang trái.
12
Vừa phải rải trước một đoạn với bề rộng bằng bề rộng của hàng gạch lát. Phải đặt
các viên gạch sao cho cạnh ngoài ăn dây, cạnh trong ăn mỏ. Lát xếp được 5 – 7 viên lại áp

thước và dùng búa gõ nhẹ cho phẳng.
Trường hợp lát gạch hoa phải chú ý đảm bảo lát đúng theo quy định.
Tại các vị trí tiếp giáp với tường, cửa khi yêu mỹ quan không cao có thể lát gạch
rối ( gạch vỡ đập mảnh nhỏ).

13

×