Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiêu luận công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 21 trang )

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY HỢP DANH:
Công ty Hợp Danh (CTHD) là một trong những hình thức công ty ra đời sớm
nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm về “hợp danh” bắt đầu xuất hiện và
tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Khái niệm hợp danh xuất hiện từ
thời Babylone, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đạo Luật Hammurabi năm 2300 (TCN) cũng
đã có chế định về hình thức hợp danh. Khái niệm hợp danh theo Đạo Luật Justinian
của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ VI, xét về bản chất không có sự khác biệt trong
pháp luật hiện nay. Sau đó, đến các thời kì Trung đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy
Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn. Năm 1776, Mỹ giành
được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó, luật pháp về CTHD
bắt đầu được áp dụng ở Mỹ. Đến đầu thế kỷ XIX, CTHD trở thành loại hình kinh
doanh quan trọng nhất ở Mỹ. Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh,
CTHD được thay thế bằng đạo luật CTHD hay còn gọi là Luật thống nhất về CTHD
(Uniform Partnership). Thêm nữa, CTHD được hình thành và phát triển từ những
nguyên tắc của chế định đại diện (agency) xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh
tế thị trường về liên kết kinh doanh; tập trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và
dưới những dạng thức khác nhau.
Tại Việt Nam thì ngược lại. Loại hình công ty này ra đời muộn do điều kiện kinh tế,
lịch sử, xã hội…Vốn là 1 nước trọng về nông nghiệp nên trước kia không coi trọng
hoạt động thương mại và sau đó lại trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập
thể. Cuối thế kỷ XIX, Pháp áp dụng 3 Bộ Luật: Dân Luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
vào Việt Nam cho nên xuất hiện các hình thức Doanh Nghiệp tư nhân, công ty Trách
nhiệm hữu hạn và hình thức, khái niệm CTHD đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với
hình thức Hội buôn. Năm 1954, trước Nghị quyết Đại hội lần VI của Đảng, miền Bắc
tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo thì các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh không được thừa nhận. Pháp luật về công ty nói chung và CTHD nói riêng thời
kỳ này không tồn tại, Nhà nước cũng chưa có những định hướng về lĩnh vực này. Ở


Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
Miền Nam, trước 1975, loại hình CTHD được ghi nhận trong Bộ Luật Thương Mại, cơ
bản giống những quy định của Pháp luật Pháp. Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng nền
kinh tế nhiều thành phần đến Nghị quyết lần VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần
2 của BCH TW Đảng công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư
doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã cho ra đời Luật công ty 1990, Luật
doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp 1999. Từ 4 điều luật cũ kỹ của Luật
doanh nghiệp 1999 (ban đầu là 12 điều trong Dự thảo nhưng đã bị loại bỏ gần hết
khi đưa ra Quốc hội thông qua, cũng bởi hình thức của nó quá mới mẻ) đến Luật
doanh nghiệp 2005 với 11 điều, hi vọng cung cấp cho giới thương nhân thêm một mô
hình để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ.
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH:
1. Theo pháp luật các nước trên thế giới:
Khái niệm CTHD ở một số nước như sau:
- Pháp: “là công ty mà trong đó có các thành viên đều có tư cách thương gia chịu
trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”.
- Mỹ: “là một hội gồm 2 thể nhân trở lên và với tư cách là những đồng sỡ hữu, họ
cùng nhau kinh doanh để thu lợi nhuận”.
- Thái Lan chia ra 2 loại:
+ CTHD đơn thường: là loại hình công ty mà ở đó tất cả các thành viên cùng chịu
trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty hợp danh.
+ CTHD hữu hạn: 1 hoặc nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
góp mà họ cam kết riêng rẽ đóng góp vào CTHD và 1 hay nhiều thành viên cùng nhau
có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả nghĩa vụ của CTHD.
* Như vậy, về bản chất: – Công ty hợp danh không có sự tách bạch về tài sản công ty
đối với các thành viên hợp danh (TVHD), TVHD chịu trách nhiệm vô hạn (TNVH) đối
với các nghĩa vụ của công ty. Đây là đặc trưng cơ bản của CTHD.
- Các thành viên đều trở thành đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định

ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn
góp vào công ty nhiều hay ít.
- Các thành viên trong CTHD phải có tư cách thương gia vì các thành viên này là
đồng sở hữu, cùng nhau trực tiếp thực hiện việc quản lý điều hành công ty, đặc biệt
là họ cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ của công ty nên phải có hiểu
biết sâu sắc và kinh nghiệm kinh doanh để giảm thiểu triệt để những rủi ro trong
kinh doanh (pháp luật Pháp).
2. Theo Pháp luật Việt Nam:
Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp (DN) Việt nam 2005 thì công ty hợp danh
(Partnership Co.) là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sỡ hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên có thể có
thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh (TVHD) phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ công ty.

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty.
- CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh (ĐKKD).
- Trong quá trình hoạt động, CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
Như vậy, nếu căn cứ vào những đặc điểm trên thì CTHD theo Luật DN có thể được
chia ra làm 2 loại. Loại 1 là loại chỉ gồm những thành viên hợp danh. Loại 2 là công
ti có cả TVHD và thành viên góp vốn (TVGV), loại này các nước gọi là công ti hợp vốn
đơn giản (hợp danh hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ti đối nhân. Nhưng 2
“loại” này lại được quy định chung vào với nhau, không tách bạch. Điều này thực sự
không hợp lý vì 2 loại này tuy gần như hoàn toàn giống nhau về quy chế pháp lý
nhưng trong thực tế sẽ phát sinh những điểm không thỏa đáng, nhất là trong việc

giải thể của công ty. Điều này đã chứng tỏ sự cứng nhắc của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, theo pháp luật hầu hết các nước thì hợp danh đơn giản chỉ là một
nhóm người, một hội, không phải là loại hình công ti như quy định của Việt Nam (ví
dụ như ở Trung Quốc, nước này tách bạch giữa partnership và
company/corporation; Luật công ti ngày 27/10/2005 chỉ điều chỉnh công ti TNHH và
Công ti CP; quy định về hợp danh được điều chỉnh bởi các nguyên tắc của dân luật và
quyền giải thích của tòa án). Ngoài ra các nước khác như pháp luật theo truyền
thống Châu Âu – lục địa còn có loại hình hợp danh cổ phần.
III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY HỢP DANH:
Dựa vào pháp luật hiện hành về CTHD, đặc biệt là của các nước khác trên thế
giới, chúng ta có thể thấy được vai trò của công ty hợp danh như sau:
1. So với các loại hình công ti đối nhân khác, loại hình này được ưa chuộng hơn cả.
Tại Pháp hiện nay có 32.000 CTHD (chiếm 2,41% tổng số các công ty – Maurice

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
Cozian – Alain Viandier “Droits des societes”, 1992, Pages 420). Ở Thụy Điển từ
15.765 công ty vào 01/01/1976 và 30.134 vào 1979 đến 76.573 công ti vào 1993.
2. Do cơ cấu tổ chức của công ti gọn nhẹ, việc thành lập công ti khá đơn giản nên
thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phù hợp với xu hướng
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới.
3. Với sự phát triển theo chiều sâu, sự phân hóa ngày càng đậm nét của các lĩnh vực
đời sống kinh doanh đã chứng tỏ rằng tất cả loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần không thể phù hợp với tất cả ngành nghề kinh doanh. Một số ngành
nghề đặc thù như: khám chữa bệnh, tư vấn pháp lý, kiểm toán…đòi hỏi trách nhiệm
cao của những người hành nghề (chỉ cam kết theo khả năng chứ không thể cam kết
theo kết quả hành nghề) nên công ty TNHH, công ty CP dường như không thích hợp.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của loại hình này đối với sự phát triển của nền
kinh tế nên Luật DN 1999 đã quy định về CTHD, thể hiện được xu thế của pháp luật là
phải phù hợp với tính năng động, đa dạng của các hoạt động thương mại. Từ đó tiếp
tục thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của công dân được ghi nhận trong Hiến

Pháp và các văn bản pháp luật khác. Mặt khác, nó cũng tạo khả năng để phát huy các
nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Không chỉ đơn thuần tăng khả năng đầu tư vốn
mà cả các nguồn lực khác đặc biệt là khả năng hành nghề và khai thác trí tuệ, tạo ra
các đảm bảo pháp lý cao hơn trong thị trường cũng như đối với xã hội do chế độ chịu
trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
Phần II: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY
HỢP DANH
I. THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH:
CTHD được thành lập và bắt đầu cuộc sống của nó với tư cách là một pháp nhân độc

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
lập sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD (K2 – Điều 130 – Luật DN 2005). Luật
Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của hành vi ĐKKD. Trong khi đó, luật lệ nhiều nước lại
xem hợp danh như khế ước, bởi vậy hợp danh có thể được thành lập thông qua thỏa
thuận, ĐKKD đôi khi chỉ có ý nghĩa công khai hóa. Lý do của vấn đề này có thể luận
giải như sau: vì hợp danh trước hết là liên kết của 2 hay nhiều người, luật pháp các
nước thường đề cao thỏa thuận giữa các thành viên. Hợp danh về nguyên tắc được
thiết lập nếu các thành viên đã thỏa thuận cách thức hùn vốn, tạo tài sản chung, chia
quyền điều hành và lỗ, lãi. Nói cách khác, khế ước giữa các bên đã xác lập nên hợp
danh chứ không phải giấy chứng nhận của cơ quan ĐKKD.
Mặc dù vậy, thỏa thuận thành lập hợp danh cũng rất quan trọng theo pháp luật Việt
Nam. Nội dung các thỏa thuận này được ghi nhận trong điều lệ công ti hợp danh và
giấy đề nghị ĐKKD (điều 17, 21, 22 Luật DN). Người làm luật đã phác thảo 16 nội
dung chính của bản điều lệ, dựa vào đó các sáng lập viên CTHD có thể thỏa thuận chi
tiết phù hợp với từng dự án cụ thể (điều 22 – LDN). Ngoài các quy định của LDN, các
quy định chung từ điều 388 đến điều 411 của Bộ Luật dân sự (BLDS) 2005 vẫn có thể
được dẫn chiếu để xem xét hiệu lực của thỏa thuận hợp danh, việc tuân thủ các nghĩa
vụ đã cam kết của các thành viên cũng như trách nhiệm pháp lí nếu có vi phạm( 1).
Ngoài ra các thành viên hợp danh cần có chứng chỉ hành nghề (ví dụ thẻ luật sư, thẻ
kiểm toán viên) đối với những dịch vụ cần có chứng chỉ và các điều kiện hành nghề

khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (khoản 5, điều 17 LDN). Hồ sơ, thủ
tục thành lập CTHD được quy định trong Luật DN và Nghị định 88/2006 của Chính
Phủ về ĐKKD (xem mẫu hồ sơ ĐKKD ở phần phụ lục).
II. THÀNH VIÊN CÔNG TY HỢP DANH:
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành thì công ty HD có 2 loại thành viên:
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Pháp luật các nước trên thế giới chia HD
ra làm 2 hay 3 loại rõ ràng: hợp danh (partnership), hợp danh hữu hạn (limited
partnership) và hợp danh cổ phần (Limited Liability Partnership). Pháp luật Việt
Nam không quy định rõ ràng, riêng rẽ 2 loại hợp danh (hợp danh, hợp danh hữu

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
hạn) dẫn đến CTHD của Việt Nam mang cả 2 đặc điểm của 2 loại hình trên. Cho dù
CTHD được tổ chức theo loại hình nào thì trong công ty nhất thiết phải có ít nhất 2
thành viên hợp danh, đây là điều kiện bắt buộc phải có. Các quyền và nghĩa vụ chung
của 2 loại thành viên này là: có quyền sở hữu đối với tài sản của công ty, được chia
lợi nhuận, được nhận thông tin từ: hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ
kế toán và các hồ sơ khác: góp đủ số vốn đã cam kết, chấp hành các nội quy và quyết
định của công ty…
1. Thành viên hợp danh:
Như đã nói ở trên, công ty HD bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, phải là
cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Bên cạnh đó, TVHD chính là
người trực tiếp thành lập và quản lý CTHD nên muốn trở thành TVHD, họ không
được thuộc những đối tượng quy định tại điều 13 LDN 2005 (cán bộ, công chức,
người chưa thành niên…).
Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là
trách nhiệm vô hạn và liên đới (Jointly and serverally). Chủ nợ có quyền yêu cầu bất
kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ti đối với chủ nợ. Mặt
khác thành viên hợp danh phải phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư
vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên hợp danh là người quyết định sự tồn tại và phát triển của của công ti về

cả mặt pháp lí và thực tế. Trong quá trình hoạt động, các TVHD được hưởng những
quyền cơ bản, quan trọng của thành viên công ti đồng thời phải thực hiện những
nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ti và những người liên quan. Các
quyền và nghĩa vụ của TVHD được quy định trong Luật DN và điều lệ công ti.
TVHD có toàn quyền trong việc thảo luận và biểu quyết tất cả các công việc của công
ti, được trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng tài sản của công
ty để phục vụ lợi ích cho công ti và được hoàn trả lại mọi chi phí đã thực hiện để
phục vụ cho lợi ích đó. Về trách nhiệm tài sản, TVHD phải chịu trách nhiệm bằng toàn

Công ty hợp danh, thực trạng, giải pháp và kiến nghị
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, khi công ti kinh doanh thua lỗ thì
phải chịu lỗ theo nguyên tắc quy định trong điều lệ công ti.
* Hạn chế của thành viên hợp danh:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty
khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại) – khoản 1 điều
133 LDN. Điều này xuất phát từ lý do: TVHD chỉ có thể chịu trách nhiệm vô hạn một
lần (vì họ chỉ có một khối tài sản duy nhất, không thể chịu trách nhiệm hơn 1 lần).
- Không được nhân danh công ti ký hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch
nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và người khác; không được có những hành vi cạnh
tranh với công ty HD mà người đó tham gia (khoản 2 – điều 133 LDN 2005).
- Không được tự mình và nhân danh người thứ 3 thực hiện hoạt động kinh doanh
trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty. Quy định này nhằm để tránh tình
trạng giữa bản thân TVHD và CTHD có tranh chấp quyền lợi với nhau.
- Không được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại công ti nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 3 điều 133
LDN).
* Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi:
- Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự. Người thừa kế chỉ được trở thành TV công ti khi được ít
nhất ¾ số phiếu của các TVHD có quyền bỏ phiếu trong Hội đồng thành viên. Quy

định này chứng tỏ các nhà làm luật chỉ dự liệu mô hình CTHD khép kín trong các
thân hữu có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau chứ khó có thể dùng hợp danh như một
khái niệm để khái quát các liên kết đa dạng khác.
- Tự nguyên rút khỏi công ti hay bị khai trừ ra khỏi công ti. Trong thời hạn 2 năm kể
từ khi chấm dứt tư cách TVHD trong trường hợp này, TVHD vẫn phải chịu liên đới
trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm

×