Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh chè tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.56 KB, 97 trang )



i
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT -
KINH DOANH CHÈ 5
1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè 5
1.1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2. Phương pháp nghiên cứu 28
1.2.1. Vấn đề nghiên cứu 28
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29
1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 31
1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 31
1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32
Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất - kinh doanh
chè tại Thài phố Thái Nguyên 41
2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Thành phố Thái Nguyên 43



ii
2.2.1. Tình hình chung về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn Thành
phố Thái Nguyên 43
2.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nghiên cứu 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT -
KINH DOANH CHÈ CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 81
3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về phát triển sản xuất - kinh doanh
chè của Thành phố Thái Nguyên 81
3.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố Thái
Nguyên 81
3.1.2. Những căn cứ phát triển sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành
phố Thái Nguyên 82
3.1.3. Mục tiêu 83
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè của
Thành phố Thái Nguyên 84
3.2.1. Nhóm giải pháp của chính quyền Thành phố 84
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Kiến nghị 91
2.1. Đối với tỉnh và Thành phố 91
2.2. Đối với hộ trồng chè 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94







iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Giải nghĩa
ADB
Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á
AFD
Agence Française de Développement: Cơ quan phát triển
Pháp
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các
nước Đông Nam Á
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo vệ thực vật
EU
European Union - Liên minh Châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization = Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc
GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa
GO
Gross Output - Tổng giá trị sản xuất
HACCP
Hazard Analysis Critical Control Point - phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn

IC
Intermediate Cost - Chi phí trung gian
KD
Kinh doanh
MI
Mix Income - Thu nhập hỗn hợp
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXB
Nhà xuất bản
S
Diện tích
TP
Thành phố
TPTN
Thành phố Thái Nguyên
UBND
Ủy ban nhân dân
VA
Vlue Added - Giá trị gia tăng
VINATEA
Tổng Công ty Chè Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU



Trang
Bảng 1.1
Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010
24
Bảng 1.2
Kim ngạch xuất khẩu chè Thái Nguyên các năm 2006 -
2010
25
Bảng 2.1
Diện tích trồng mới, trồng lại chè trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2006 - 2010
44
Bảng 2.2
Cơ cấu giống chè trồng mới và trồng lại trên địa bàn
Thành phố giai đoạn 2006 - 2010
46
Bảng 2.3
Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn TP giai
đoạn 2006 - 2010
47
Bảng 2.4
Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu
48
Bảng 2.5
Đặc điểm diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu
50
Bảng 2.6
Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu
51

Bảng 2.7
Cơ cấu các giống chè của hộ nghiên cứu
52
Bảng 2.8
Sản lượng chè của hộ nghiên cứu
54
Bảng 2.9
Thống kê chi phí sản xuất chè của các hộ nghiên cứu
56
Bảng 2.10
Doanh thu từ chè của các hộ nghiên cứu
59
Bảng 2.11
Thu nhập từ chè của các hộ nghiên cứu
61
Bảng 2.12
Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè của các hộ
nghiên cứu
63
Bảng 2.13a
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ
nghiên cứu
65
Bảng 2.13b
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ
nghiên cứu
67
Bảng 2.14
Hệ số tương quan giữa thu nhập và các biến độc lập
của chè Trung du

70
Bảng 2.15
Kết quả hồi quy chè Trung du
71
Bảng 2.16
Phân tích phương sai - ANOVA của chè Trung du
71
Bảng 2.17
Hệ số hồi quy trong mô hình chè Trung du
72
Bảng 2.18
Hệ số tương quan giữa thu nhập và biến độc lập chè
cành
75
Bảng 2.19
Kết quả hồi quy chè cành
75
Bảng 2.20
Phân tích phương sai - ANOVA chè cành
76
Bảng 2.21
Hệ số hồi quy trong mô hình chè cành
76



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam được xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng
cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại
77 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5
trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo,
thậm chí còn giúp cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm giàu.
Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi
trường.
Đã từ lâu cây chè được xác định là thế mạnh của Thái Nguyên đem lại
hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống
nhân dân. Sản phẩm chè đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm
vị trí quan trọng của tỉnh.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè, sản lượng chè đứng thứ 2 toàn quốc
(sau tỉnh Lâm Đồng); chất lượng chè của Thái Nguyên nổi tiếng ở thị trường
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Thái Nguyên
đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Các
chính sách đầu tư của tỉnh trong các giai đoạn 2000 - 2005 và giai đoạn 2006 -
2010 đã từng bước đưa ngành chè Thái Nguyên phát triển bền vững.
Sau 10 năm thực hiện chính sách đầu tư của tỉnh cho sản xuất chè đã thực
sự tạo nên sự chuyển biến trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu giống,


2
kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, chế biến chè, chất lượng chè trong tỉnh đã
được nâng lên. Năm 2007, chè Thái Nguyên đã được đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế của chè Thái Nguyên trên
thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có các thương hiệu: Chè Tân
Cương, chè La Bằng, chè Trại Cài nổi tiếng trong nước và xuất khẩu….

Đối với Thành phố Thái Nguyên, cây chè khẳng định là cây trồng chính
trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, Thành
phố đã xây dựng và triển khai các chính sách, các chương trình, đề án, dự án
nhằm nâng cao giá trị sản xuất cây chè - cây đặc sản thế mạnh của địa phương.
Giai đoạn 2006 - 2010, diện tích chè toàn thành phố liên tục được mở rộng, đến
năm 2010 diện tích chè toàn thành phố là 1.302,9 ha tăng 1,18 lần so với năm
2006, đã hình thành vùng chuyên canh chè ở các xã trọng điểm như: Tân Cương,
Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng [UBND TPTN, 2011]. Cùng với việc mở
rộng diện tích, thành phố cũng đã có những chính sách khuyến khích các tổ
chức, doanh nghiệp tham gia khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có
những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân về giống, vốn, khoa học kỹ
thuật…
Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của Thành phố
Thái Nguyên nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất của cây chè
chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
thì người trồng chè cần chú trọng những vấn đề gì trong tất cả các khâu sản xuất,
chế biến và tiêu thụ chè vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách khi tiếp cận và mở
rộng thị trường mới cũng như là nâng cao giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, chúng
tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè nhằm đưa ra những
khuyến nghị cho người trồng chè có sự lựa chọn đúng đắn phương hướng sản
xuất - kinh doanh chè đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đề tài nhằm đưa ra
những cơ sở khoa học đóng góp vào việc hoạch định các chính sách và chiến
lược phát triển cây chè đảm bảo phát huy tối đa các lợi thế của vùng trong sản

xuất, chế biến chè hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu
chè Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất -
kinh doanh chè.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn
Thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất -
kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân có sản xuất - kinh
doanh giống chè Trung du lá nhỏ và giống chè cành nói chung (TRI777, chè lai
LDP1 ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


4
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được tính từ năm 2006
- 2010 và số liệu điều tra tháng 3/2011.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung so sánh hiệu quả sản xuất - kinh
doanh chè Trung du lá nhỏ và chè cành của các hộ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh
doanh chè của Thành phố.
4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu, phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế sản
xuất - kinh doanh chè của giống chè Trung du lá nhỏ và giống chè cành nói
chung, từ đó giúp người dân trồng chè không chỉ trên địa bàn thành phố mà ở

các huyện, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh có định hướng phát triển sản
xuất - kinh doanh chè đạt hiệu quả cao, góp phần bảo vệ và phát triển thương
hiệu chè Thái Nguyên, không ngừng nâng cao mức sống của người trồng chè.
5. Bố cục Luận văn
Bố cục của Luận văn gồm
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè
Chương 2: Thực trạng về sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái
Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh
doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Kết luận và kiến nghị





5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ

1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lịch sử cây chè tại Việt Nam
Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè
vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Cây chè Suối Giàng trong sách "Vân Đài loại ngữ" [Lê Quý Đôn, 1773] có
ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am

Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um
đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu
nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị
chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên ". Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã
khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi
phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu;
đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ
thụ. “Hàng ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy muối và gạo khi
đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà
cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị
trường và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng
nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh
chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm


6
láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả". Sau những chuyến khảo
sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam (1923) và Tây Nam Trung Quốc
(1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết " những rừng chè, bao giờ
cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung
Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân
Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và
Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam. ". Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn
lâm khoa học Liên Xô, sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân
tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam
Trung Quốc và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn,
Nghệ An ), đã viết: … Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản
nhiều hơn cây chè Vân Nam…. Từ đó, có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới như sau
"Chi Camelli → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc →
Chè Assam (Ấn Độ)".

Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè xuất hiện
đầu tiên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri
và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang
qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của
Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95
o
đến 120
o

Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29
o
đến 11
o
Bắc.
Sự phát triển của cây Chè Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1882: Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại
hình: Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng sông Hồng
ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An. Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một
nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà


7
Thời kỳ 1882-1945: Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công
nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD và chè xanh sao chảo Trung Quốc.
Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ
hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh
điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc
Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè
khô/năm.
Thời kỳ độc lập (1945- nay): Sau năm 1954, Nhà nước xây dựng các Nông

trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất
khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đến hết năm 2002, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000 ha chè
kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 98.000 tấn, trong đó xuất khẩu 72.000
tấn đạt 82 triệu USD.
Các vùng chè Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè. Khí
hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào
1700-2000mm/năm, nhiệt độ 21-22,6
0
C, ẩm độ không khí 80-85%. Đất đai trồng
chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ. Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-
22.5
0
, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa 300-600m, vùng cao
600 đến trên 1000m, nên chất lượng chè rất tốt.
Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung du và Shan, làm được chè xanh và
chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được
thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra, còn những giống chè tốt làm chè đen,
chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và
Srilanka, Inđônêxia.


8
1.1.1.2. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu:
Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt
của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay, chè được phổ
biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và chất
dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau:

- Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có
khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh
thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng
lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng.
- Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột
như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh
để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của
M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm
vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số liệu của Viện
nghiên cứu Y học Leningrat (Liên bang Nga), khi điều trị các bệnh cao huyết áp
và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh
được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K.
Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè
xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao
đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C,
trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v
- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP
và nhiều nhất là vitamin C.


9
- Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc
chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị
phóng xạ rất nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một
vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì
vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè. Các tiến
sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột
bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể
90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90.

Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho
sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 - 40
năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì
cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai, thứ ba
(trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn
búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất.
Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng
được mở rộng. Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963 là 100%
thì năm 1975 yêu cầu về chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% và sản
xuất chè tăng 3,2%.
Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn cứ
vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông trường quốc
doanh (42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè
của khu vực nông trường quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài ngày
của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu
năng suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ


10
phân hóa học, hoặc 3,1 tạ bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy, một ha chè có
năng suất 100 tạ búp có giá trị xuất khẩu ngang với 200 tấn than.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích
trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất. Hiện nay, ta
mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động của ta dồi dào nhưng
phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu
cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó, việc phát triển mạnh cây chè ở vùng
trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để
phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát triển
mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp

công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc
phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau
chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa.
1.1.1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của
các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn,
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì
nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã
hội.


11
Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đó là thỏa mãn ngày càng cao (tăng số lượng
và chất lượng) về nhu cầu vật chất xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất là đánh giá
về mặt số lượng còn đánh giá hiệu quả của sản xuất là xem xét tới mặt chất
lượng của quá trình sản xuất đó.
- Quan điểm về hiệu quả kinh tế :
+ Theo C. Mác, hiệu quả kinh tế là tiết kiệm và phân phối một cách hợp
lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành. Đó chính là quy
luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” [Lê Thái Bạt, 1996] hay là hiệu quả.
Ông cho rằng “nâng cao năng suất lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”
[David Begg, 1992] và sự tăng lên của sức sản xuất hay mức lao động.
+ David Begg còn cho rằng “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không
thể tăng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hóa khác.
Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm

lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” [David
Begg, 1992].
+ “Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối quan hệ tương quan so sánh
giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” [Tôn
Thất Chiểu, 1996]. Mối quan hệ so sánh này được xem xét cả về hai mặt số
tương đối và số tuyệt đối. Khi phân tích quan điểm này ta thấy rằng: Hiệu quả
kinh tế được xác định bởi sự so sánh tương đối (phép chia) giữa kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Cách đánh giá này đã chỉ rõ được mức
độ hiệu quả các nguồn lực sản xuất, từ đó có thể so sánh hiệu quả kinh tế của các
quy mô sản xuất khác nhau. Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn chưa thể hiện được
quy mô sản xuất nói chung.


12
+ Ở nước ta, coi hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu được lợi
nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đáp ứng được
đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Chính vì
vậy, Đảng ta khẳng định rõ “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng
nhất của sự phát triển” [Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2003].
- Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất của
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội. Bản
chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
+ Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…)
để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn [Tôn Thất Chiểu,
1996].
+ Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động
sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những
điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế - xã hội [Tôn Thất Chiểu,

1996].
+ Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn
vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với
mục đích là tiết kiệm, lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa
nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó, hiệu quả kinh
tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc lượng hóa cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế là
vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp).


13
Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh
doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực (Vốn, lao động, đất đai…) để đạt được mục tiêu cuối
cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
- Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến
bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Kết quả của các hoạt động
đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả
liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đó là: cải
thiện điều kiện sống và làm việc, cải tạo môi trường, môi sinh, nâng cao đời sống
tinh thần và văn hóa cho nhân dân, tức là đạt được hiệu quả xã hội.
+ Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế các cấp, các ngành
[Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004], hiệu quả phân chia thành: Hiệu quả kinh tế
quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất
và vật chất, chi phí vật chất và hiệu quả kinh tế xí nghiệp, doanh nghiệp.
+ Nếu căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác
động vào sản xuất thì hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả sử dụng lao động và
các yếu tố tài nguyên như đất đai, năng lượng…, hiệu quả sử dụng vốn, máy móc

thiết bị, hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.
+ Nếu căn cứ vào hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội. Hiệu quả
được chia làm 03 loại: Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, hiệu quả kinh tế
của khâu lưu thông sản phẩm và hiệu quả kinh tế sử dụng sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, hiệu quả còn được xem xét cả về mặt không gian và thời gian.
Về mặt thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài.
Tức là hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, từng giai đoạn không được ảnh hưởng


14
đến hiệu quả ở các thời kỳ, các giai đoạn tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả
chỉ có thể coi đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành, đơn vị,
bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền
kinh tế quốc dân và xí nghiệp.
Như vậy, việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện, cả
về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền
kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp; hiệu
quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ mật thiết với
nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau [Đảng Cộng sản Việt Nam,
2004].
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chè
a) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Cây chè có nguồn gốc từ vùng khí hậu rừng á nhiệt đới, nó chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện sinh thái trong quá trình sống. Nắm vững những yêu
cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự
nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật
trồng trọt.
+ Điều kiện khí hậu: Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến
sinh trưởng, phát triển của cây chè là nhiệt độ và độ ẩm.
Về điều kiện nhiệt độ, ánh sáng: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ

bình quân thích hợp nhất cho chè là từ 15 - 25
o
C, tổng nhiệt độ hàng năm
8.000
o
C. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy
theo giống, có thể từ -5
o
C đến -25
o
C hoặc thấp hơn. Độ nhiệt quá thấp hoặc quá
cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ


15
yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong
chu kỳ một năm.
Về điều kiện độ ẩm trong đất và không khí: Chè là loại cây ưa ẩm, là cây
thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho
quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn. Nước có ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh
trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Lượng mưa
và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng
và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao
hay thấp.
+ Điều kiện đất đai: Chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm, nhưng để
cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt
những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp
cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80cm, mực
nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

Độ cao và địa hình: Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh
trưởng và chất lượng chè. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên
liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được
trong chè trồng ở khu vực thấp. Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh
trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích
lũy vật chất trong chè. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu
hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không
tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.




16
b) Nhóm nhân tố về điều kiện kỹ thuật
Giống chè: Chọn giống tốt luôn là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp,
giống tốt làm tăng sản lượng, tăng phẩm chất nông sản, tăng năng suất lao động.
Chè là cây giao phấn, cây con biến dị lớn, những nương chè trồng bằng hạt
thường không đồng đều, khác nhau về hình thái cũng như nội chất. Sử dụng các
giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt với cơ
cấu 50%, giống địa phương 50%. Các giống LDP1, LDP2, PH1, Shan Chất Tiền,
Shan Tham Vè, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên cho vùng thấp, các giống Shan Chất
Tiền, Shan Tham Vè, Ôlong Thanh Tâm, Kim Tuyên cho vùng cao.
Bên cạnh việc chọn được giống tốt thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch,… cũng rất quan trọng để phát
huy tối đa khả năng cho sản phẩm và chất lượng sản phẩm của cây chè.
Chế biến: Tùy vào giống chè và công nghệ, có thể chế biến ra chè đen,
chè xanh, chè đỏ và chè vàng.
Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công
nghệ: làm héo→ vò→ phân loại chè vò→ lên men→ sấy khô và phân loại.
Chè xanh là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công

nghệ: diệt men→ sấy nhẹ hoặc không sấy nhẹ→ vò→ làm tơi chè vò→ sấy hoặc
sao khô và phân loại.
Chè đỏ là loại chè trung gian giữa chè đen và chè xanh, có đặc tính gần
với chè đen hơn. Sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công
nghệ: làm héo và lên men kết hợp cùng một lúc (khi làm héo có định kỳ, lắc nhẹ,
làm dập tế bào để khi tiếp tục làm héo thì phần lá bị dập được lên men) sau đó
diệt men, vò, sấy khô và phân loại.


17
Chè vàng thuộc loại chè trung gian giữa chè xanh và chè đen có đặc tính
gần với chè xanh hơn. Sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ
công nghệ: làm héo→ diệt men→ vò phơi nắng hoặc sấy sơ bộ→ ủ nóng→ sấy
khô→ giữ nhiệt chè bán thành phẩm và phân loại.
c) Nhóm nhân tố về điều kiện xã hội
Thị trường và giá cả: Thị trường và giá cả tác động đến việc ra quyết định
của doanh nghiệp, nông trại hay nông hộ. Việc ra quyết định của nhà doanh
nghiệp nông nghiệp phần lớn dựa theo các tín hiệu thị trường được phản ánh qua
cơ chế giá và các nguyên tắc lý thuyết biên, còn việc ra quyết định của nông hộ
vừa tuân theo tín hiệu thị trường lại vừa phản ánh mục đích kinh tế xã hội và
nhân văn của nông hộ [Phạm Vân Đình, 1997]. Thị trường chè bao gồm thị
trường nội tiêu và thị trường xuất khẩu, cả hai thị trường này đều phản ánh hoạt
động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán. Giá cả quyết định đến việc
cung và cầu sản phẩm chè. Khi giá cao người sản xuất có xu hướng cung nhiều
hơn ra thị trường, nhưng cầu của người mua giảm và ngược lại. Tuy nhiên, một
thực tế hiển nhiên là nông sản, hay sản phẩm chè có hạn sử dụng, bảo quản ngắn
do đó, có thời điểm người bán phải chấp nhận giao dịch ở mức giá do người mua
áp đặt.
Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Không
có lao động thì không có các hoạt động nông nghiệp [Phạm Vân Đình, 1997].

Sản xuất, chế biến chè là hoạt động nông nghiệp cần rất nhiều lao động sống.
Trên thực tế, ngoài việc sử dụng tối đa lao động trong gia đình thì các hộ trồng
chè thực hiện việc đổi công hoặc đi thuê ngoài, nhất là công đoạn thu hái chè.
Chính vì vậy, lao động trong nông nghiệp nói chung, lao động trong sản xuất,


18
chế biến chè nói riêng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản
xuất - kinh doanh.
Hệ thống cơ sở chế biến: Trong nền kinh tế tri thức, việc nghiên cứu áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được phổ biến trong các lĩnh vực, các ngành
nghề. Đối với mặt hàng nông sản nói chung việc chế biến sau thu hoạch là rất
quan trọng vì đây là khâu cuối cùng quyết định phẩm cấp của hàng hóa nông sản.
Đối với ngành chè, khoa học kỹ thuật đã tham gia ở tất cả các khâu từ yếu tố
giống, trồng, chăm sóc và chế biến. Hiện nay, trong toàn quốc có 31 nhà máy với
quy mô sản xuất lớn, 103 nhà máy có quy mô sản xuất vừa, còn lại là các cơ sở
sản xuất chế biến nhỏ và các hộ gia đình tự chế. Hệ thống cơ sở chế biến trên đã
giúp ngành chè đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ra thị trường trong nước và quốc
tế.
Hệ thống chính sách của Nhà nước: Pháp luật và cơ chế chính sách của
nhà nước tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo phấn đấu đạt các
mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Một trong những chính sách tác
động tích cực và mang lại hiệu quả trong thời gian qua đó là chính sách xóa đói,
giảm nghèo thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập
quán, thói quen và sản xuất nông nghiệp bằng kinh nghiệm lạc hậu. Đối với cây
chè, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, đặc biệt
trong những năm gần đây, từ việc xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo
trở thành cây chủ lực trong xuất khẩu nông sản. Từ việc đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu chè Việt Nam đến việc xây dựng và
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các chính sách về hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ

thuật, các hoạt động xúc tiến thương mại. Chính sách “bốn nhà” gồm Nhà nước,
nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông đã đem lại những hiệu quả cho ngành


19
chè, do có sự hỗ trợ và điều tiết ở các khâu sản xuất - chế biến và tiêu thụ chè.
Có thể nói, chính sách của Nhà nước và của chính quyền các cấp đã hỗ trợ tích
cực cho hoạt động của ngành chè, đem lại hiệu quả cả về kinh tế - xã hội giúp
cho ngành chè tiếp tục phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình sản xuất - kinh doanh chè trên thế giới
Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè được trồng tập
trung nhiều nhất ở châu Á, sau đó đến châu Phi. Trong đó, có một số nước có
diện tích và sản lượng chè lớn, có ưu thế và truyền thống trong nghề trồng chè
như:
Trung Quốc: Nghề trồng chè của Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời.
Ngườ i Trung Quố c uố ng trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử , trong sinh hoạt hằ ng
ngày của người T rung Quốc không thể thiế u mộ t loạ i nướ c giả i khá t đó là trà , trà
đượ c liệ t và o mộ t trong 7 thứ quan trọ ng trong cuộ c số ng . Chè được trồng chủ
yếu ở 15 tỉnh: Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Đài Loan, Tứ Xuyên, Vân Nam,
Phúc Kiến, Hồ Bắc, Giang Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây,Giang Tô,
Thiểm Tây, Hà Nam. Trung Quốc là nước có sản lượng chè cao nhất thế giới, có
khoảng 70% sản lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước, còn lại là xuất khẩu.
Trung Quốc có rất nhiều giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè Trung Quốc lá
to và lá trung bình.
Ấn Độ: Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng từ năm 1834 - 1840. Đặc
điểm sản xuất chè của Ấn Độ là trồng tập trung, giống chè lá to, trồng cây bóng
râm cho chè và áp dụng phương pháp hái chừa nhiều lá. Do điều kiện khí hậu
thích hợp, những năm gần đây, Ấn Độ đã đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất



20
khẩu chè. Hàng năm, Ấn Độ xuất khẩu trên 25% sản lượng, còn lại là phục vụ thị
trường trong nước.
Sri Lanka: Sri Lanka bắt đầu trồng chè vào khoảng từ năm 1837 - 1840,
nhưng thực sự phát triển từ năm 1867 - 1873 (sau khi các vườn cà phê bị tiêu
diệt bởi bệnh nấm Hemileia vastatrix). Chè Sri Lanka tập trung ở các tỉnh miền
trung, miền Tây và Tây Bắc. Đây là nước có thị phần xuất khẩu cao trên thế giới,
hầu hết các sản phẩm làm ra đều phục vụ cho xuất khẩu.
Nhật Bản: Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm
805 - 814). Nhật Bản là nước kinh doanh chè theo phương thức tiểu nông, diện
tích không lớn song khu vực chè tương đối tập trung, giống chè chủ yếu là giống
lá nhỏ, chế biến chè xanh là chính. Quản lý vườn chè chu đáo, lượng phân bón
dùng nhiều, hái bằng kéo. Nhật bản là nước hàng năm phải nhập khẩu chè để
phục vụ thị trường trong nước.
Inđônêxia: Nghề trồng chè ở Inđônêxia bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX. Chè
được trồng tập trung ở miền Tây đảo Java (trên các sườn dốc có độ cao so với
mặt biển 2.300 m), miền Đông Bắc và Nam Xumatra (độ cao so với mặt biển
900m). Chè được thu hoạch quanh năm, chủ yếu là dùng chế biến chè đen.
Inđônêxia cũng là nước có đến trên 40% sản lượng chè xuất khẩu ra thế giới.
1.1.2.2. Tình hình sản xuất - kinh doanh chè ở Việt Nam
Nghề trồng chè Việt Nam đã có từ lâu, nhưng cây chè được khai thác và
trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. Trong các vùng
trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải
thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Việc sản xuất và cung cấp chè vừa có
thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước và nhu cầu xuất


21
khẩu. Chính bởi vậy, so với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một trong

những cây có ưu thế nhất cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động.
Việt Nam có một quỹ đất dồi dào và điều kiện khí hậu phù hợp để cây chè
phát triển. Khắp nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có thể trồng chè từ trung du,
đồng bằng đến vùng núi cao quanh năm mây mù bao phủ. Ở miền Nam, chè
được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh:
Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ,
Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia.
Trong nhiều năm qua, ngành chè Việt Nam đã nỗ lực trong công tác giống
nhằm nâng cao năng suất, sản lượng chè, từ 40 nghìn tấn (năm 1994) lên đến
160.000 tấn (năm 2008) và vươn lên đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích và sản
lượng chè. Năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 104.000 tấn,
trị giá đạt 147 triệu USD. Pakistan, Đài Loan, Nga là những thị trường lớn nhập
khẩu nhiều chè Việt Nam.
Kể từ năm 2004, ngành chè Việt Nam thực hiện đề án đầu tư xây dựng
thương hiệu cho ngành chè. Cũng từ đây đánh dấu bước chuyển mình mới của
ngành chè, trong đó có sự chung tay của Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) và các
doanh nghiệp chè trong nước. Ngoài thương hiệu riêng của mỗi doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu, thương hiệu chè Việt Nam phải hội đủ các tiêu chuẩn của
chè cả nước: vùng nguyên liệu, chất lượng giống, quy trình và công nghệ chế
biến, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Để có được cây chè cho chất lượng cao trước
hết phải kể đến giống. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác giống. Hiện Viện đã có một
vườn ươm với 173 giống chè với 40% giống trong nước và 60% giống nhập nội.

×