B
Ộ
GIÁO D
Ụ
C VÀ ĐÀO T
Ạ
O
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Đ
ề
tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀN
HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM Đ ỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO
VAY TRUNG, DÀI HẠN
1. Mục tiêu, đối tượng thẩm định tín dụng trung và dài hạn:
Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng
dài hạn là những khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Ngân hàng cấp tín dụng
trung hoặc dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố
định hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư.
Khi có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn, khách hàng sẽ liên hệ và lập hồ sơ vay
vốn gửi vào ngân hàng. M ột dự án đầu tư thường bao gồm các nội dung chính sau
đây:
- giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án.
- phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án.
- phân tích sự khả thi về tài chính của dự án.
- phân tích các y ếu tố kinh tế xã hội của dự án.
M ột trong những nhân tố quan trọng nhất là “phân tích sự khả thi về tài chính
của dự án”. Để thấy được sự khả t hi về tài chính của dự án, khách hàng phải nêu bật
được những căn cứ như sau:
- phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn
cứ dự báo doanh thu từ dự án.
- phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn cứ chi
phí dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình hoạt động của
dự án.
- phân tích và dự báo dòng t iền ròng thu được từ dự án.
- phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án.
- xác định các chỉ tiêu (NPV, IRR, PP) dùng để đánh giá và quyết định sự khả thi
về tài chính của dự án.
- nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án
như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.
Nhìn chung, đối tượng cần thẩm định khi cho vay dự án đầu tư là tính khả thi của
dự án về mặt tài chính. Mục tiêu thẩm định là đánh giá một cách chính xác và trung
thực khả năng sinh lợi của một dự án, qua đó, xác định được khả năng thu hồi nợ khi
ngân hàng cho vay để đầu tư vào dự án đó.
2. Các nội dung thẩm định tín dụng trung và dài hạn:
Thẩm định tín dụng trung hoặc dài hạn là việc thẩm định dự án đầu tư, do khách
hàng lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quan điểm của
ngân hàng. Nhiệm vụ của Nhân viên tín dụng khi thẩm định dự án đầu tư là phát hiện
những điểm sai sót, những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của dự
án và cùng với khách hàng thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá chính xác và
trung thực được thực chất của dự án.
Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư của khách hàng :
- xác định dự án
- Đánh giá dự án (ước lượng ngân lưu liên quan và suất chiết khấu hợp lý).
- Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định (theo NPV, IRR, PP).
- Ra quyết định (chấp nhận hay từ chối dự án )
3. Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu:
Thông số dự báo thị trường là những thông số dùng làm căn cứ để dự báo t ình
hình thị trường và thị phần của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường. Các thông
số dự báo thị trường sử dụng rất khác nhau tùy theo từng ngành cũng như từng loại
sản hẩm. nhìn chung, các thông số thường gặp bao gồm:
- dự báo tăng trưởng của nền kinh tế.
- dự báo tỉ lệ lạm phát.
- dự báo tỉ giá hối đoái.
- dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu.
- dự báo tốc độ tăng giá.
- dự báo nhu cầu thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư.
- ước lượng thị phần của doanh nghiệp.
- ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự báo khác nữa tùy theo từng dự án, chẳng
hạn như công suất máy móc thiết bị….
Các loại thông số này có thể chia làm 2 loại: các thông số có thể thu thập được
từ dự báo kinh tế vĩ mô và các thông số chỉ có thể thu thập từ kết quả nghiên cứu thị
trường. Từ những khó khăn khi phân tích các thông số trong thực tế mà nhân viên tín
dụng nên làm những việc sau:
- Nhận thẩm định dự án thuộc những ngành nào mà mình có kiến thức và am
hiểu kĩ về tình hình thị trường của ngành đó.
- Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến ngành mà mình
phụ trách.
- Liên hệ các thông số của dự án đang thẩm định với các thông số tương ứng ở
các dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động.
- Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan của
doanh nghiệp để có thêm thông tin, hình thành kỳ vọng hợp lý về các thông số
đang thẩm định.
4. Thẩm định các thông số xác định chi phí:
Các thông số này dùng để làm căn cứ dự báo chi phí hoạt động của dự án. Các
thông số này rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng trong từng
loại dự án. Các thông số dùng để làm cơ sở xác định chi phí thường thấy bao gồm:
- công suất máy móc thiết bị;
- định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động,….
- đơn giá các loại chi phí như lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng…
- phương pháp khấu hao, tỉ lệ khấu hao.
- ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự báo khách nữa tùy theo từng dự án,
chẳng hạn như công suất máy móc thiết bị…
5. Thẩm định dòng tiền hay ngân l ưu dự án:
Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự báo thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của
dự án, nó bao gồm những khoản thực thu hay dòng tiền vào và thực chi dòng tiền ra
của dự án tính theo từng năm.
Trong công tác lập và phân t ích dự án đầu tư, người ta quy ước ghi nhận dòng tiền
vào và dòng tiền ra của dự án đều ở thời điểm cuối năm. Dòng t iền này là dòng tiền
dự báo chứ không phải là dòng tiền đã xảy ra nên thường được gọi là dòng tiền kỳ
vọng.
5.1. Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng ngân lưu:
5.1.1 Chi phí cơ hội:
Là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công
ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được t ính
vào ngân lưu, vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự
án.
5.1.2. Chi phí chìm:
Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy, dù
dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi. Do đó, chi
phí chìm không được t ính vào ngân lưu dự án. Chi phí chìm không được tính vào
ngân lưu dự án vì loại chi phí này không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay
không đầu tư dự án.
5.1.3. Chi phí lịch sử:
Là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng cho dự án. Chi
phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không tùy thuộc vào chi phí cơ
hội của t ài sản. Nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không thì không tính, nhưng
nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp
chi phí cơ hội. Khi thẩm định cần chú ý loại chi phí này thường bị khách hàng bỏ
qua khi ước lượng ngân lưu.
5.1.4. Nhu cầu vốn lưu động:
Là nhu cầu vốn của dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn qũy tiền mặt, các
khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản phải bù đắp từ các khoản phải trả.
Khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có tính đến vốn lưu động hay không.
5.1.5 Thuế thu nhập công ty:
Thuế thu nhập công ty được xác định dựa vào bảng dự báo kết quả kinh doanh và
được tính vào ngân lưu ra của dự án. Thuế thu nhập công ty chịu tác động bởi
phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án vì khấu hao và lãi vay
là chi phí được trừ ra trước khi tính thuế nên làm giảm đi tiền thuế phải nộp giúp
dự án tiết kiệm được thuế.
5.1.6.Các chi phí gián t iếp:
Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi
phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định và đưa vào ngân lưu
của dự án. Chi phí gián tiếp có thể kể ra bao gồm tiền lương và chi phí văn phòng
cho nhân viên quản lý dự án.
5.1.7 Dòng tiền tăng thêm:
Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang hoạt động thì lợi ích
và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong
trường hợp có dự án so với trường hợp không có dự án.
5.2. Thẩm định cách xử lý lạm phát :
Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của 1 dự án. Khi thẩm định cần
chú ý xem khách hàng có xử lý lạm phát ảnh hưởng đồng thời lên doanh thu và chi
phí khi ước lượng ngân lưu hay không. Thường khách hàng hoặc là bỏ qua yếu tố
lạm phát, hoặc là xử lý lạm phát như là yếu tố làm tăng giá bán. Do đó tăng doanh
thu mà vô tình hay cố ý bỏ qua y ếu tố lạm phát làm tăng chi phí đồng thời với tăng
doanh thu.
5.3 Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ:
Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông.
Tuy nhiên, khi thẩm định để quyết định cho vay chúng ta đánh giá hiệu quả của dự
án dựa trên quan điểm của ngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, chứ không phải
dựa trên quan điểm của chủ tư.
5.4. Hai phương pháp ước lượng ngân lưu:
- phương pháp trực tiếp:
- phương pháp gián tiếp:
5.5 Những cạm bẩy thường gặp trong ước lượng ngân lưu:
Khi ước lượng ngân lưu cần lưu ý các sai sót chủ quan lẫn khách quan. Các sai
sót khách quan có thể do trình độ kinh nghiệm của người lập dự án còn hạn chế. Để
tránh những cạm bẫy này, nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm và am hiểu
tình hình cụ thể của ngành sản xuất kinh doanh để ước lượng hợp lý về doanh thu
và chi phí của dự án. Khi thẩm định ngân lưu cần chú ý những cạm bẫy thường gặp
sau đây:
- ước lượng không chính xác chi phí đầu tư dự án, đặc biệt là dự án lớn có chi phí
đầu tư dàn trải qua nhiều năm.
- ước lượng không chính xác doanh thu của dự án, kể cả không chính xác về số
lượng sản phẩm tiêu thụ lẫn đơn giá bán, đặc biệt là những dự án không có hoặc
nghiên cứu thị trường không chính xác.
- ước lượng không chính xác chi phí hàng năm của dự án, đặc biệt là đối với
những dự án được điều hành bởi những công ty không có bộ máy kế toán quản trị
được tổ chức tốt.
6. Thẩm định chi phí sử dụng vốn:
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là
suất chiết khấu của dự án. M ột dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ
dự án vượt quá suất sinh lợi yêu cầu đối với dự án. Vì vậy suất sinh lợi yêu cầu tối
thiểu chính là chi phí sử dụng vốn của dự án.
Xác định suất sinh lợi yêu cầu của dự án cần chú ý hai vấ đề:
- chủ đầu tư sử dụng những loại nguồn vốn nào để tài trợ cho dự án, tỷ trọng của
mỗi bộ phận nguồn vốn là bao nhiêu?
- chi phí sử dụng vốn của mỗi bộ phận vốn là bao nhiêu?
6.1. Thẩm định cách xác định chi phí sử dụng từng bộ phận vốn:
6.1.1. Thẩm định cách t ính chi phí sử dụng nợ:
Công ty có thể hy động nợ dưới hình thức vay các tổ chức tài chính trung gian như
ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu vay nợ trực tiếp trên thị trường vốn. Dù vay
ngân hàng hay phát hành trái phiếu, chi phí trả lãi đều được tính trừ ra khỏi lợi
nhuận trước chịu thuế. Vì vậy, thực chất chi phí sử dụng nợ của công ty là chi phí
sử dụng nợ sau khi đã điều chỉnh thuế.
Khi thẩm định chi phí sử dụng nợ cần chú ý khách hàng dễ sai sót ở chỗ:
- chỉ sử dụng lãi vay ngân hàng làm chi phí sử dụng nợ mà quên rằng nợ vay đó
thực sự là vay ngân hàng hay là vay bằng cách phát hành trái phiếu.
- thường khách hàng quên rằng sử dụng nợ có thể giúp công ty tiết kiệm được
thuế, do đó, sai sót ở chỗ tính chi phí sử dụng nợ trước thuế thay vì tính chi phí
sử dụng nợ trước thuế thay vì tính chi phí sử dụng nợ sau thuế
- sử dụng lãi vay ngân hàng, tức chi phí sử dụng nợ, làm suất chiết khấu để tính
NPV mà quên rằng ngoài nợ ra công ty còn sử dụng các loại nguồn vốn khác để
đầu tư dự án.
6.1.2 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi:
6.1.3 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
- M ô hình tăng trưởng cổ tức.
- M ô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
6.1.4 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn trung bình (WA CC)
6.1.5 Những cạm bẫy thường gặp trong ước lượng chi phí sử dụng vốn của dự án.
Khi thẩm định chi phí sử dụng vốn cần lưu ý các sai sót chủ quan lẫn khách quan.
Các sai sót khách quan có thể do trình độ và kinh nghiệm của người lập dự án còn
hạn chế. Do đó, nhân viên thẩm định phải có kinh nghiệm am hiểu tình hình cụ thể
của ngành sản xuất kinh doanh để ước lượng hợp lý về rủi ro của dự án. Khi thẩm
định ngân lưu cần chú ý những điều sau:
- ước lượng chi phí sử dụng vốn không xem xét đến quan hệ giữa lợi nhuận và rủi
ro, chỉ đơn giản lấy lãi suất vay ngân hàng làm suất chiết khấu.
- ước lượng chi phí sử dụng vốn không xuất phát và dựa trên cơ sở lợi nhuận phi
rủi ro, tức là lợi nhuận đầu tư vào tín phiếu kho bạc.
- ước lượng chi phí sử dụng vốn không dựa trên cơ sở tính trung bình giữa các bộ
phận vốn được sử dụng.
- đôi khi khách hàng không có ý niệm về thời giá hiện tại va ngay cả không sử
dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền như NPV và IRR để phân tích dự án. Do
đó, khôn5 vốn đề cập gì đến chi phí sử dụng vốn. Khi ấy nhân viên tín dụng cần
giải thích thêm để khách hàng có ý niệm về thời giá tiền tệ.
7 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư:
7.1 Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV)
7.2 Thẩm định cách tính và sử dụng chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR).
Suất sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0.
Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án đầu tư có ưu điểm là có tính đến thời
điểm tiền tệ, có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu và có tính đến
toàn bộ ngân lưu. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là có thể một dự án có
nhiều IRR. Khi thẩm định, nhân viên tín dụng cần chú ý những sai sót có thể xảy
ra như sau:
- kết luận dự án có hiệu quả khi thấy IRR > 0. Tuy nhiên, IRR>0 chưa chắc dự án
có hiệu quả. Đứng trên quan điểm ngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, tỷ suất
ngưỡng phù hợp được chọn chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC.
- chấp nhận đầu tư dự án khi IRR lớn hơn lãi suất ngân hàng. Thật ra, dự án đầu
tư thường có rủi ro hơn là rủi ro gửi tiền vào ngân hàng, cho nên sẽ sai lầm khi sử
dụng lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để ra quyết định đầu tư dự án.
7.3. Thời gian hoàn vốn (PP)
- Thời gian hoàn vốn không chiết khấu:
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
7.4. Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách:
suất sinh lợi bình quân sổ sách= Lợi nhuận ròng bình quân năm
giá trị sổ sách ròng bình quân
7.5. Chỉ số lợi nhuận (PI):
8. Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án:
- Phân tích độ nhạy:
- Phân tích tình huống:
. - Phân tích mô phỏng:
9.Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
9.1 Mục đích của tín dụng trung và dài hạn
Cho vay trung hạn là các khảon cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng, cho
vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích
của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp
hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn được
xem xét trên hai góc độ:
Đối với khách hàng: các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để
tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động
thường xuy ên.
Đối với ngân hàng: tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp
phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng.
9.2 Thủ tục, phương thức cho vay trung và dài hạn:
Để vay v ốn trung và dài hạn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ
sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác chỗ
khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì nộp cho
ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn
hạn.
Về phương thức cho vay trung và dài hạn: dựa vào mục đích vay, ngân hàng có
thể cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc
thiết bị hoặc cho khách hàng vay vốn dài hạn để đầu tư vào một dự án đầu tư.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THẨM Đ ỊNH VÀ CHO VAY DỰ ÁN Ở
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔ NG THÔN ĐÔNG SÀI
GÒN :
M ột số chỉ tiêu về nguồn vốn và dư nợ mà chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Đông Sài
Gòn trong hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: triệu
đồng
CÁC CHỈ TIÊU
NĂM
2007
NĂM
2008
TĂNG/
GIẢM
I/ NGUỒN VỐN 2.784 3.175
+14,4%
- Nội tệ 2.652 3.061
+15,42%
- Ngoại tệ quy đổi VND 96 114
-13,64%
II/ DƯ NỢ TÍN D ỤNG 1.999 2.288
+14,46%
Dư nợ theo thời gian cho vay:
- Cho vay ngắn hạn 1.150 1.495
+30%
- Cho vay trung hạn 793 745
-6,05%
- Cho vay dài hạn 56 48
-14,3%
Nợ xấu 14,84 2,08
-86%
Dư nợ theo thành phần kinh tế:
- Doanh nghiệp nhà nước 435 415
-4,6%
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.258 1.645
+30,8%
- Hộ sản xuất, hộ gia đình, cá nhân 306 228
-25,5%
Trích lập dự phòng tín dụng 39,901 22,158
-44,5%
Xử lý rủi ro tín dụng 36,063 16,919
-53,08%
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tín dụng 20,615 1,228
-94%
Quy trình cho vay đối tượng là hộ, cá nhân hay các doanh nghiệp của chi nhánh thông
thường thực hiện theo các bước:
- Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.
- Kiểm tra, xác minh thông tin
- Phân tích ngành
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
- Dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duy ệt
- Phân tích, thẩm định phương án vay vốn/ dự án đầu tư
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay
- Lập báo cáo thẩm định cho vay
- Tái thẩm định khoản vay
- Xác lập phương thức và nhu cầu cho vay
- Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của chi nhánh
- Phê duyệt khoản vay
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giao nhận giấy t ờ, tài
sản đảm bảo (nếu có)
- Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
- Giải ngân
- Kiểm tra, giám sát khoản vay
- Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
- Giải toả tài sản bảo đảm (nếu có)
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh trong
kinh doanh tiền tệ, trên bảng số liệu cho thấy hoạt động cho vay luôn chiếm trên 80%
tài sản có của ngân hàng, dư nợ cho vay tăng dần với các loại hình cho vay cũng trở
nên đa dạng (cho vay từng lần, hạn mức, cho vay trả góp, cho vay dưới hình thức thẻ
tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay hợp vốn ) bởi chỉ có tiền lãi thu
được từ cho vay mới bù nổi các chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí kinh doang và quản lý,
chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại , chi phí rủi ro đầu tư kết quả lợi nhuận đạt
được là Tuy nhiên từ quy trình cho vay thể hiện những mặt đạt được cũng như
các bất cập trong quá trình thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn của chi nhánh.
1. Các mặt đạt được;
- Chi nhánh đã chấp hành tương đối tốt các quy định về việc cho vay khách hàng theo
các văn bản quy định hiện hành của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam. Riêng các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đều co 1đầy đủ vật cầm,
mệnh giá các giấy tờ có giá đều đảm bảo cho khoản vay, quy trình, thủ tục cầm cố
thực hiện đúng theo quy định.
- Trong cho vay chú trọng dến đối tượng cho vay, chất lượng thẩm định dự án,
phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tuân thủ tốt
các quy định về cơ chế bảo đảm tiền vay, thực hệin bảo lãnh đúng theo quy trình và
quy định.
- Thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định tại
quyết định 493/QĐ; QĐ số 18, số 636/QĐ – HĐQT – XLRR của hội đồng quản trị
ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
2. Một số bất cập trong quá trình thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn :
a) Hồ sơ pháp lý:
- Theo quy trình cấp tín dụng hiện hành, khi thiết lập quan hệ tiền vay, cán bộ tín dụng
tiếp nhận hồ sơ phải đi thực tế đến tận nơi cư ngụ của khách hàng vay vốn để thu thập,
tìm hiểu về thân nhân, đánh giá uy tín, nguồn thu nhập chính, nhà xưởng, thiết bị,
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản bảo đảm và
các thông tin khác nhằm phân tích, đánh giá về khách hàng và hiệu quả của dự án xin
vay vốn cảu khách hàng. vấn đề trở nên khó khăn và mơ hồ đối với các khách hàng ở
xa trụ sở của ngân hàng bởi cán bộ tín dụng không đủ thời gian và có sẵn đầu mối tin
cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng lừa
đảo. đồng thời chi phí cho một lần thẩm định như vậy cho một khách hàng mới của
ngân hàng ( việc xin vay vốn lần đầu hay vay lại cũng đều cần phải xem xét thực tế
khách hàng) là khá lớn so với số tiền lãi dự kiến ngân hàng thu nếu duyệt khoản vay,
các chi phí đó có thể là chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí lưu trú cho cán bộ
làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay….trường hợp khách hàng vay vốn ở nhiều
ngân hàng thì chi phí phát sinh của việc cùng tiến hành thẩm định của các ngân hàng
cộng lại còn lớn hơn nhiều.
- Địa bàn quận 2 là địa bàn mới, m ặc dù đã qua nhiều năm từ khi nhà nước có chủ
trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và pháp nhân nhưng vấn
đề có tới 60% số người sử dụng đất hợp pháp. Vì vậy có rất nhiều hộ sản xuất không
đủ các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn nhưng vẫn được
ngân hàng giải quyết cho vay. Trong trường hợp này, giấy tờ thế chấp chỉ là các giấy
tờ có xác nhận của uỷ ban phường về tình trạng tài sản hay đất không có tranh chấp về
quyền sử dụng đối với thửa đất của người vay. Do đó, rủi ro dễ xảy ra tổn thất cho
ngân hàng xảy ra khi những người vay không đủ khả năng trả nợ .
- Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng
nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng
thẩm định. Tuy nhiên, do thiếu thông tin về khách hàng hoặc tình trạng che dấu bớt
thông tin của cán bộ tín dụng mặc dù đã có sự hổ trợ của trung t âm cung cấp thông tin
CIC nên tai chi nhánh xay ra hàng loạt các sai sót như thiếu bổ nhiệm kế toán trưởng
hoặc bổ nhiệm không đúng thẩm quyền, không xếp loại doanh nghiệp, giấy uỷ quyền
của giám đốc cho phó giám đốc về việc vay vốn ngân hàng thiếu thời hạn uỷ quyền và
mục đích vay vốn, thế chấp phương tiện vận chuyển không mua bảo hiểm…
- công t ác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định cảu cán bộ tín
dụng tại chi nhánh hoàn t hiện, việc xây dựng tủ sách pháp luật, hệ thống văn bản, công
văn, chế độ nghiệp vụ chưa hoàn chỉnh. Do đó thông tin sử dụng rất khó khăn, mỗi khi
phát sinh các vấn đề vướng mắc cán bộ tín dụng phải hỏi các cơ quan tư vấn, luật sư
qua điện thoại và nhận sự trả lời trực tiếp, chưa có nhân viên pháp chế để thực hiện và
tư vấn luật tại ngân hàng.
b) Hồ sơ kinh tế
- Chi nhánh luôn đặt tính hiệu quả của món vay lên hàng đầu và xem đó là điều kiện
tiên quyết để cán bộ tín dụng thẩm định trình duyệt cho vay vốn. tuy nhiên việc lấy dự
án hay phương án làm căn cứ cho vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định vì thời
gian qua chi nhánh đã gặp một số doanh nghiệp và cá nhân khi xây dựng phương án đã
không trung thực, thường đưa ra các con số ảo, số ma làm ngân hàng rất khó tính toán,
xác định cho vay. Vì thế chi nhánh ngoài việc xem xét phương án còn ràng buộc khách
hàng vay vốn phải có thêm tài sản đảm bảo. tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể là
của chính khách hàng vay vốn hoặc tài sản hình thành trong tương lai hay tài sản do
bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên phương pháp xác định giá trị tài sản để cho
vay là một vấn đề khó. Trong nhiều năm nay ngân hàng thường áp dụng giá đất thực tế,
sau đó cho vay với mức tối đa không quá 70% giá đất thực tế chuy ển nhượng trên thị
trường hiện tại chứ không dựa trên khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy. với
cách tính này không có một khung giá cụ thể để áp giá , dễ gây cho cán bộ tín dụng có
những cách hiểu khác nhau, hiểu sai vấn đề hay lợi dụng cách đánh giá theo giá thị
trường để nâng cao giá đất thế chấp, gây rủi ro cho việc thu hồi vốn vay, nhất là việc
vay thế chấp bất động sản trong năm 2008 đã để lại tổn thất lớn cho chi nhánh. tại chi
nhánh, nhiều hồ sơ không có khả năng thu hồi nợ.
- Phần lớn các hồ sơ vay của khách hàng, công tác đánh giá các chỉ tiêu về khả năng
tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm, xếp loại khách hàng, quy
mô hoạt động, tính chất sở hữu….còn rất sơ sài và không chặt chẽ, chủ yếu là cán bộ
tín dụng vẽ cùng với khách hàng để đưa ra con số hợp lý, không sai với quy định cho
vay của ngân hàng. Các doanh nghiệp hay các hộ sản xuất thường không đưa ra kế
hoạch cụ thể cho việc sản xuất kinh doanh, điều này không thể xác định tiến độ thực
hiện và kết quả đạt được của công việc kinh doanh khách hàng. Trong quy trình cho
vay , việc giải ngân chỉ được tiến hành khi khách hàng chứng minh đầy đủ chứng từ,
hoá đơn sử dụng vốn vay . tuy nhiên, hầu hết các khoản vay đều phớt lờ điều này
khiến cho vốn vay sử dụng vốn không đúng mục đích sử dụng, không phản ánh tính
lành mạnh cho khoản vay.
- việc thực hiện không nghiêm túc các điều kiện quy định về biện pháp bảo đảm tiền
vay theo QĐ 300/QĐ – HĐQT - TD của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, nhất là
trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm như công ty BMC, công ty cổ
phần Hồ Tây. sự hời hợt, chủ quan trong phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng về
mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn làm nảy sinh tình trạng “ lỡ theo lao thì phải
theo”. Cán bộ tín dụng đánh giá và xếp loại khách hàng loại A, cho vay tín chấp, cho
vay không cần tài sản thế chấp và họ cho rằng uy tín là tài sản vô giá của mọi khách
hàng., điều này không sai nhưng chưa đủ vì có ai dám chắc uy tín là bất nhất, nó sẽ
không bị suy giảm, đó là chưa kể vớ phải loại uy tín “ảo”. trường hợp này, chi nhánh
đã nhận tài sản bảo đảm tiền vay với giá trị của tài sản nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm nhưng khách hàng vay chưa đáp ứng đủ điều kiện vay không có tài sản bảo
đảm. bảo đảm theo loại hình thức này gây cho chi nhánh lúng túng, thiếu nhất nhát
trong việc xét duyệt cho vay, thể hiện một cách mơ hồ bằng cách ghi chép theo kiểu
hàng hai trong tờ trình thẩm định và trên hợp đồng tín dụng đại loại như : “có t ài sản
đảm bảo + không có tài sản đảm bảo” hay “ thế chấp tài sản của khách hàng vay, tài
sản của bên thứ ba và tín chấp”. như vậy, chi nhánh ngân hàng đã sử dụng đồng thời
biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và biện pháp bảo đảm tiền vay không có tài
sản trong một hợp đồng tín dụng là để che dấu hành vi cho vay vượt giá trị tài sản bảo
đảm. đồng thời khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng. Vì thế khoản nợ của công ty
cổ phần Tây Hồ không thể hoàn trả lên đến 27.165.970.000đ.
- ngoài ra, cơ sở để đánh giá các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung,
biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có tài sản nói riêng không
ít cán bộ tín dụng chị dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp, chưa có sự kiểm
chứng giữa các sổ sách kế toán và thực tế kiểm kê. nhiều cán bộ tín dụng phân tích,
đánh giá chưa đi vào chiều sâu cho nên kết quả thẩm định t hường đi ngược lại vời thực
tế khách hàng vay. nhiều trường hợp khách hàng vay có các chỉ tiêu tài chính rất khả
quan: doanh số hoạt động tăng qua mỗi năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn
năm trước nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ vay vì nguồn số liệu mà cán bộ
tín dụng sử dụng để tính toán với các số liệu không chính xác hoặc nguồn số liệu đã
quá xa so với thời điểm vay vốn nên hiệu quả thẩm định thấp, thậm chí mất tác dụng.
kết quả cuối năm, nhóm khách hàng vay này tại chi nhánh hầu hết rơi vào trạng thái
suy giảm về mặt tài chính, kinh doanh kém hiệu quả, nếu không tiếp tục được vay thì
không thể trả được nợ cũ nên kiếm cách trì hoãn gửi báo cáo tài chính bằng cách đánh
bóng lại số liệu, đôi khi có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng.
- tình trạng đặt nặng yếu tố tài sản để xem xét quyết định cho vay đã ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý người vay, nhất là khách hàng mới có quan hệ lần đầu, nhóm khách hàng
chưa đủ niềm t in trong quan hệ t ín dụng, một số khách hàng là các công ty trách
nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, khiến họ cảm nhận sự rắc rối và nhiêu khê
của đơn vị ngân hàng thương mại nhà nước. người cho vay đều thừa nhận tài sản bảo
đảm là nguồn thu thứ hai nếu khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng
thanh toán. Tuy nhiên tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là y ếu tố quan trọng
cho vay đôi khi quá khắt khe mà không đặt hiệu của dự án, phân tích đánh giá nguồn
thu của khách hàng từ dự án cấp vốn sẽ gây không ít phiền phức cho khách mà còn
đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là các nhóm khách hàng được đánh giá là có dự án tốt
nhưng bị từ chối trong thời gian qua như: các công ty có quy mô hoạt động lớn đang
cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước có lịch sử tài chính
trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc các hộ sản xuất ở khu
vực Cát Lái , phường Bình Trưng Đông có những dự án trồng lan có tài sản nhưng do
giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu thực hiện dự án đầu tư.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HO ÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀN HẠN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN ĐÔNG SÀI GÒN:
từ những bất cập còn tồn tại của chi nhánh, một số giải pháp nêu lên để khắc phục
tốt tình trạng này :
1. biện pháp mang tính cơ sở pháp lý
- trên phương diện thực tế, chi nhánh áp dụng cho vay qua tổ vay vốn đối với các hộ
vay nhỏ lẻ, được phân thành từng phường và tạo mối quan hệ với cán bộ uỷ ban
phường, trích lập khoản hoa hồng trả cho uỷ ban dựa trên doanh số lãi và gốc mà uỷ
ban thu dùm cho ngân hàng. Theo đó, chi phí thẩm định và quản lý nợ vay sẽ được
giảm bớt do gộp chung nhiều khách hàng vào một đầu mối là tổ vay vốn được chính
quyền cấp phường xác nhận, có tổ chức cụ thể và cam kết ràng buộc trách nhiệm của
các tổ viên tham gia tương đối chặt chẽ. Do đó, những phí tổn bất hợp lý khi độc lập
thực hiện các bước trong quy trình tín dụng, rõ nhất ở khâu thẩm định và giám sát nợ
vay đã được khắc phục, hạn chế trong khuôn khổ đặc thù của hệ thống mình.
- về phương diện lý luận , để giải quyết những hạn chế đã xuất hiện trong thực tiễn
hoạt động tín dụng trên, việc nghiên cứu xây dựng một loại hình dịch vụ chuyên trách
hổ trợ hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng là một đề xuất cần thiết, góp phần
giảm thiểu công sừc, thời gian, chi phí cho các ngân hàng khi cho vay . các nội dụng
hổ trợ cụ thể được nêu ra là: trực tiếp thẩm định khách hàng theo yêu cầu của các
ngân hàng và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình, giúp ngân hàng quản lý
tài sản bảo đảm và giám sát khách hàng vay vốn, hổ trợ ngân hàng trong xử lý nợ vay
khi cần thiết. tuỳ theo nội dung yêu cầu của ngân hàng mà tố chức làm dịch vụ này có
thể thực hiện một phần hay tất cả các nội dung và được ngân hàng trả một khoản phí
dịch vụ theo hợp đồng mà hai bên thoả thuận trước với mức phí trả cho dịch vụ hổ trợ
tín dụng sẽ phải thấp hơn nhiều so với các chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra khi thực
hiện trực tiếp công việc này. đồng thời, trong hoạt động tổ chức này phải có t ính
chuyên nghiệp, được kiểm soát chặt chẽ và phải có uy tín rất cao.
- sự cần thiết của thông tin báo chí trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, nhất là
kênh thông tin kinh tế giúp phản ánh nhanh và kịp thời các vấn đề kinh tế trong sự
phong phú, đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội, truy ền thông điện tử với các tính
năng ưu việt như: tính thời sự nóng hổi, sự tương tác đa chiều, dung lượng thông tin
gần như không hạn chế đã kịp thời phản ánh những sự kiện xảy ra trong đời sống xã
hội… báo chí không những tuyên truyền về những nhân tố tích cực mà còn phê phán
những tiêu cực, những kiểu làm ăn gian dối của một số đối tượng , góp phần làm cho
môi trường đầu tư, kinh doanh thêm lành mạnh. Do đó, cần nâng cao hiệu quả thu thập
và sử dụng thông tin trên báo chí trong công t ác thẩm định khách hàng vay vốn như
sau:
+ quán triệt đến tất cả cán bộ nhận thấy vai trò, tác dụng của những thông tin
trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và khách hàng nói riêng.
+ việc thu thập, xử lý nguồn thông tin từ báo chí phải được thực hiện thường
xuyên và có sự sàng lọc kỹ càng.
+ Xây dựng hệ thống thông tin thu thập trên báo chí đảmbảo tính đồng nhất về
nội dung thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thông tin trên báo chí
của cán bộ tín dụng, hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí trong thẩm
định khách hàng t ại chi nhánh.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong cập nhập thông tin từ nhiều ấn
phẩm báo chí trong nước và báo chí nước ngoài. Ngoài ra hệ thống thông tin quan
trọng gồm các văn bản quy phạm pháp luật mới nhưng ngành chưa có hướng dẫn
trong khi các phương tiện thông tin đại chúng và báo chí đã đăng tải đưa ra những
ý kiến xuya quanh nó. Đó là những cơ sở pháp lý mà người làm công tác tín dụng
cần quan tâm, nghiên cứu trước và sử dụng cho việc thẩm định khách hàng vay vốn.
+ Cán bộ tín dụng không nhừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin
báo chí phục vụ tốt công tác nhằm rút ngắn thời gian, hổ trợ tốt trong thẩm định
khách hàng . N goài ra, ngân hàng cần thiết lập với một số cơ quan thông tấn báo
chí nhằm nắm bắt thêm những thông tin có liên quan đến công tác t ín dụng.
2. Biện pháp của hồ sơ kinh tế:
- Ngoài khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng nói chung, khi quyết
định lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay trong các trường hợp cho vay có bảo đảm
bằng tài sản (bằng tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản
của bên thứ ba), cho vay không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng vay, ngân hàng
cần tuân thủ các điều kiện quy định của nhà nước, của ngân hàng nhà nước và của hệ
thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. do
đó, để thực hiện tốt các y êu cầu trên, ngân hàng cần phải có biện pháp tích cực nhằm
hạn chế tính chủ quan trong quy ết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý bồi thường
đối với những cán bộ tín dụng có hành vi thông đồng với khách hàng để sửa chữa, hợp
thức hoá các chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán và các t ài liệu liên quan để đủ
các điều kiện theo quy định, nhất là cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc hành vi
nâng cao giá trị tài sản bảo đảm cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm định
giá lại nhẳm đáp ứng nghĩa vụ được bảo đảm vì vụ lợi cá nhân dẫn đến nợ không có
khả năng.
- một biện pháp đảm bảo tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng
cụ thể mà còn bảo đảm an toàn hiệu quả trước hết chi nhánh cần phải có sự tính toán
đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh,
khả năng tài chính, hiệu quả dự án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở
của sự phối hợp kiểm tar đối chiếu thưc tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có
chính sách ưu tiên hợp lý. cụ thể, chi nhánh có thể ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm
tiền vay trong trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảobằng tài sản đối với các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp co 1quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh quan
trọng, doanh nghiệp truyền thống và đã được kiểm toán báo cáo tài chính và quyết
toán thuế hằng năm , có dự án khả thi. Ngoài ra, ngân hàng phải yêu cầu tài sản bảo
đảm đối với các doanh nghiệp có thái độ trì hoãn gửi báo cáo tài chính, doanh nghiệp
tuy bảo đảm khả năng tự chủ về mặt t ài chính, vốn lưu động ròng dương…. Nhưng
chất lượng và kha 3năng thu hồi hàng tồn kho, các khoản phải thu kémvà chiếm tỷ
trọng quá lớn so với tài sản lưu động, nhất là các doanh nghiệp cung cấp không đầy
đủ, thiếu trung thực về thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn.
- Mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro do nhiều
nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm gía trị,…vì vậy cần phải
quyết định và lựa chọn đúng biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể ,
cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác rồi chọn lấy yếu tố
mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. đặc biệt, không được chủ quan
cho vay chỉ căn cứ vàomỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án sản
xuất kinh doanh của khách hàng.
- Việt Nam đã hội nhập quốc tế và trở thành thành viên của WTO thì các ngân hàng
cần phải xoá bỏ cơ chế “ vừa đá bóng, vừa thổi còi”, tức ngân hàng không tự thẩm
đinh chính tài sản thế chấp của khách hàng vay, điều này sẽ không khách quan trong
việc xác định giá của t ài sản khách hàng thế chấp phản ánh theo gia 1thị trường. do đó,
các ngân hàng cần phải thành lập hoặc thuê những công ty thẩm định giá độc lập để
đánh giá giá trị tài sản thế chấp.
3. các biện pháp khác:
- nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, nhất là khâu thẩm định các dự án xây dựng hoặc
tuyển các kỹ sư có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, am hiểu trong việc xây dựng
và thiết kế các dự án, tính toán các chi phí hạng mục xây dựng…
- cần thiết thành lập bộ phận pháp chế để tư vấn luật giúp nâng cao chất lượng thẩm
định dự án.