Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch khoa hoc lanh dao, chính sách công và yêu cầu đối với chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 13 trang )

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỆ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Mơn học
Tên chủ đề:
Số phách

ĐIỂM
Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký, ghi rõ họ,
tên)

Ghim 1

Bằng số:

Bằng chữ:



Môn học
Ghim 2

Tên chủ đề:
SỐ PHÁCH

Họ và tên học viên
Mã số học viên
Lớp
Ngày nộp

(Ký, ghi rõ họ, tên)




2

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................4
1. Chính sách cơng................................................................................................4
1.1. Quan niệm về Chính sách cơng......................................................................4
1.2. Khái niệm Chính sách cơng............................................................................4
1.3. Phân loại chính sách cơng..............................................................................5
2. u cầu đối với Chính sách cơng......................................................................6
2.1. Chính sách tốt phải hướng tới mục tiêu phát triển chung..............................6
2.2. Chính sách tốt phải tạo động lực mạnh..........................................................6
2.3. Chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế.........................................7
2.4. Chính sách tốt phải có tính khả thi cao..........................................................8
2.5. Chính sách tốt phải đảm bảo tính hợp lý........................................................9
2.6. Chính sách tốt phải mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội...........................9
3. Liên hệ đánh giá chính sách cơng ở Việt Nam................................................10
3.1. Về địi hỏi từ thực tiễn về đánh giá chính sách cơng...................................10
3.2. Giải pháp tăng cường đánh giá chính sách cơng.........................................11


3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Chính sách cơng là chun ngành mới ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang
phát triển khác. Là một lĩnh vực khoa học xã hội, chính sách công dựa trên
những nguyên tắc kinh tế học, xã hội học, luật và những chuyên ngành hàn lâm
đã được hình thành từ lâu. Tuy nhiên, khác với những môn học này, hoạt động
nghiên cứu chính sách cơng định hướng đề ra những giải pháp cụ thể cho các

vấn đề thực tế. Chúng ta khơng nghiên cứu chính sách cơng chỉ để trăn trở với
những vấn đề lý thuyết mơ hồ, mà nhằm vận dụng lý thuyết và bằng chứng thực
tiễn để thiết kế, triển khai và đánh giá chính sách, từ đó cải thiện điều kiện sống
của người dân trong nước và trên thế giới. Theo nguyên lý triết học xung quanh
chúng ta là các dạng vật chất tồn tại khách quan với các chức năng nhất định.
Chức năng là tập hợp những hoạt động có mục đích gắn với sự tồn tại và phát
triển của thực thể theo yêu cầu của đời sống xã hội, hay nói một cách văn tắt:
chức năng là lý do tồn tại của các dạng vật chất nhất định. Chính sách là một
dạng thức vật đặc biệt nên nó cũng cần thực hiện các chức năng đề tồn tại. Song
muốn thực hiện được chức năng, chính sách phải tham gia vào q trình vận
động như các dạng vật chất khác. Nghĩ là sau khi ban hành chính sách phải được
triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Cùng với hoạch định và triển khai
thực hiện, thì đánh giá chính sách là một khâu khơng thể thiếu của quy trình
chính sách. Vì nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan khác nhau, mà khâu
đánh giá chính sách chưa được thực sự coi trọng trong thực tiễn Việt Nam. Với
lý do này em chọn đề tài: “Chính sách cơng và u cầu đối với chính sách
công” để viết tiểu luận môn khoa học lãnh đạo.


4
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Chính sách cơng
1.1. Quan niệm về Chính sách cơng
Chính sách cơng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau:
Paul Samuelson cho rằng: Chính sách cơng là sự thỏa hiệp của Chính phủ
đối với nền kinh tế ngay cả khi khơng ban hành chính sách.
James E. Anderson: Chính sách cơng là những hành động nên hay khơng
nên làm do Nhà nước quyết định lựa chọn.
Chính sách công trước hết là phải hướng tới phục vụ số đông trong xã hội
dù là trực tiếp hay gián tiếp, chứ không thể hướng tới một cá nhân nào.

Nhưng cũng có ý kiến thiên về tính kinh tế của các hoạt động Nhà nước
nên họ cho rằng Chính sách cơng là kết quả hành động mà Nhà nước hướng tới,
chứ khơng phải là những dự kiến, là những lời nói không đi đôi với việc làm,
không đi vào cuộc sống.
Dù tiếp cận theo cách nào thì những tác động của Nhà nước được coi là
chính sách cơng đều phải có những nét đặc trưng chung: tác động phải mang
tính cộng đồng; là những tác động có mục tiêu; những hoạt động đó phải mang
tính hế thống, ổn định và phù hợp với quan điểm chính trị của nhà hoạch định
chính sách.
1.2. Khái niệm Chính sách cơng
Đúc rút kết quả phân tích các mặt lý luận và thực tiễn, có thể đi đến khái
niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử
của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm
đạt mục tiêu nhất định.
Từ khái niệm chung về chính sách chúng ta có thể đi đến khái niệm về
chính sách cơng như sau: Chính sách cơng là những hành động ứng xử của Nhà
nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Khái niệm trên vừa bao hàm những đặc trưng của chính sách cơng là do
Nhà nước ban hành để tác động đến các đối tượng thuộc cộng đồng một cách ổn


5
định. Vừa thể hiện được bản chất của chinh sách là công cụ định hướng của Nhà
nước cho mọi hành vi xã hội đối với các quá trình phát triển. Định hướng đó
được thể hiện qua thái độ đối xử với những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sịnh trong
đời sống cộng đồng. Để đạt được mục tiêu phát triển, trước hết chính sách phải
tồn tại trong thực tế, nghĩa là Nhà nước phải hành động thật sự bằng chính sách.
Điều kiện tồn tại của một chính sách là tổng hịa những hành động tích cực theo
định hướng chính trị của Nhà nước nhằm tác động, giải quyết những vấn đề nảy

sinh trong từng giai đoạn phát triển. Điều kiện tồn tại đó được thể hiện bằng
cách ứng xử của chủ thể quản lý Nhà nước.
1.3. Phân loại chính sách cơng
Nhà nước khơng những ban hành các chính sách đối nội để định hướng,
tạo động lực, phối hợp, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, quan hệ lao động – xã
hội, mà còn phải tạo lập moi trường và ban hành các chính sách đối ngoại để
ứng phó với những biến cố xảy ra từ phía bên ngồi. Khơng những thế các hoạt
động kinh tế - xã hội, môi trường lại đan kết vào nhau hết sức phức tạp, do vậy
các chính sách tồn tại trong điều kiện trên có thể thúc đẩy nhưng cũng có thể
kìm hãm lẫn nhau. Nếu khơng nắm chắc các loại chính sách trong hệ thống, chủ
thể có thể bỏ sót những lĩnh vực cần điều chỉnh bằng chính sách hoặc gây ra sự
chồng chéo giữa các chính sách làm hạn chế tác dụng của chúng. Vì thế phải
tiến hành phân loại chính sách trong một hệ thống.
Các tác
động
của mơi
trường
bên
ngồi
( khu
vực và
quốc tế)

Các hoạt động kinh tế
Chính sách kinh tế
Các hoạt động lao động – xã hội
Những chính sách lao động xã
hội
Các hoạt động mơi trường


Lợi
ích
tổng
hợp

Chính sách mơi trường
Sờ đồ về hệ thống chính sách cơng

Việc phân loại chính sách khơng nhất thiết phải cứng nhắc, máy móc theo
một cách cụ thể nào mà tùy theo mục đích, yêu cầu cảu chủ thể quản lý để
lựa chọn độc lập hay kết hợp giữa các cách phân loại sau đây:


6
Phân loại chính sách theo lĩnh vực hoạt động gồm có chính sách kinh tế, văn
hóa – khoa học – xã hội, an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, mơi trường…cách
phân loại này giúp chúng ta nắm được chính sách khá cụ thể, song số lượng
chính sách nhiều và tản mạn nên khó kiểm sốt.
Phân lọai theo chủ thể ban hành gồm có chính sách của Nhà nước, chính
sách của các tổ chức phi Nhà nước khác.
Phân loại theo thời gian tồn tại của chính sách gồm chính sách dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn.
2. Yêu cầu đối với Chính sách cơng
2.1. Chính sách tốt phải hướng tới mục tiêu phát triển chung
Mục tiêu phát triển mà nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện dưới sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cũng phù hợp với xu thế chung của thời
đại. Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu
chung, xuyên suốt cả thời kỳ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong mỗi thời
kỳ, Đảng ta lại đề ra những mục tiêu cụ thể cho phù hợp với nhu cầu thực tế của
đất nước trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để đạt được những mục tiêu

cụ thể, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý một cách hữu hiệu để điều
hành hoạt động xã hội theo định hướng, vì thế mục tiêu của chính sách khơng
thể tách rời mục tiêu chung. Mục tiêu chính sách phản ánh mong muốn của Nhà
nước về những giá trị kinh tế, xã hội cần đạt được trong tương lai phù hợp với
mục tiêu chính sách ln có sự gắn bó mật thiết với nhau, nhưng giữa chúng có
sự khác nhau cơ bản là mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng và hướng tới
mục tiêu chung. Nếu một chính sách ban hành có mục tiêu khơng sát thực hoặc
đi ngược lại mục tiêu chung thì không được dân chúng tin tưởng thực hiện hoặc
không được thừa nhận. Một chính sách như vậy khơng được coi là chính sách
tốt.
2.2. Chính sách tốt phải tạo động lực mạnh
Sau khi ban hành, chính sách đi vào cuộc sống ra sao, tác động như thế
nào đến quá trình vận động của các yếu tố để đạt mục tiêu dự kiến là vấn đề cực
kỳ quan trọng. Mục tiêu của chính sách đề ra là đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng


7
của nhân dân nhưng thực hiện được hay khơng cịn tùy thuộc vào hệ thống biện
pháp của chính sách. Ngay trong một chính sách mục tiêu và biện pháp đã là
một thể thống nhất mang tính đồng bộ, tương thích và vận động. Một mục tiêu
được thực hiện bằng một hệ thống biện pháp trong đó có những biện pháp trực
tiếp, biện pháp gián tiếp; biện pháp chính, trọng tâm, biện pháp bổ trợ… Biện
pháp là để thực hiện mục tiêu, nhưng với mục tiêu ở mức độ khác nhau cần
phải có những biện pháp khác nhau. Ví dụ: để đạt những mục tiêu về lượng
trong một thời kỳ ngắn thì cần có những biện pháp huy động nguồn lực trực
tiếp mang tính kinh tế là chủ yếu; để đạt mục tiêu lớn về kinh tế, xã hội trong
dài hạn lại cần có những cơ chế khuyến khích tổng hợp, trong đó thiên về giáo
dục thuyết phục giúp cho mọi người tự giác thực hiện. Như vậy, có thể thấy
mục tiêu là yếu tố quyết định lựa chọn biện pháp và ngược lại biện pháp là
điều kiện, là yếu tố thúc đẩy mục tiêu. Nếu mục tiếu tạo ra được sức hấp dẫn

với đời sống xã hội sẽ được nhân dân hưởng ứng thực hiện, biện pháp tích cực
sẽ có tác động mạnh đến mục tiêu, nhanh chóng biến mục tiêu thành hiện thực.
Những biện pháp chính sách có tác động mạnh đến mục tiêu thường mang tính
cơ chế cao như cơ chế tự chủ, cơ chế lợi ích, cơ chế trách hiệm, cơ chế xã hội
hóa…. Trong thực tế có nhiều chính sách tạo ra động lực mạnh cho phát triển
kinh tế quốc dân như chính sách kinh tế nhiều thành phần; chính sách lưu
thơng sản phẩm, hàng hóa tự do; chính sách giá thống nhất; chính sách kinh tế
hộ, kinh tế trang trại trong nơng nghiệp; chính sách dân số; lao động việc
làm…
Tóm lại, một chính sách đề cập được những vấn đề bức xúc mà xã hội
đang quan tâm giải quyết, tác động trực tiếp đến nguyên nhân của vấn đề, có
mục tiêu cụ thể, rõ ràng với những biện pháp khoa học chứa đựng cơ chế tác
động thích hợp sẽ có tác động mạnh đến hoạt động kinh tế - xã hội.
2.3. Chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế
Một chính sách được ban hành phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh
trong thực tế và lại trở về giải quyết chính những vấn đề đó, bởi vậy chính sách
mới ban hành nhất thiết phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của thực tế.


8
Trong quá trình quản lý xã hội, Nhà nước thường xuyên tác động đến các đối
tượng theo những nội dung, phương pháp nhất định nhằm đạt mục tiêu định
hướng. Đối tượng quản lý của Nhà nước chủ yếu bao gồm các quan hệ tồn tại
trong xã hội về những yếu tố cấu thành trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
và môi trường, bởi vậy chúng cũng thường xuyên vận động. Tính chất đặc biệt
của đối tượng quản lý tạo nên những biến đổi đa dạng, phức tạp về các quan hệ
xã hội trong quá trình tồn tại phát triển. Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi
trong quan hệ về các yếu tố tham gia hoạt động kinh tế - xã hội có nhiều, nhưng
chủ yếu là do sự tác động lẫn nhau giữa các mối quan hệ và sự tác động của Nhà
nước đến mỗi mối quan hệ đó. Những biến cố xảy ra trong q trình vận động

có thể phù hợp với mong muốn của xã hội, nhưng cũng có khơng ít biến cố mâu
thuẫn với mục tiêu định hướng, vì thế Nhà nước phải dùng chính sách để điều
chỉnh các quan hệ nảy sinh theo yêu cầu quản lý. Muốn vậy chính sách ban hành
phải phù hợp với thực tế mới vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời sống
xã hội, vừa không làm phát sinh hoặc hạn chế được những mâu thuẫn với mục
tiêu quản lý.
2.4. Chính sách tốt phải có tính khả thi cao
Chính sách vừa là ý chí của Nhà nước, vừa là nguyện vọng của nhân dân,
vì thế tính khả thi của chính sách là một yêu cầu hết sức quan trọng để biến
những mong muốn của Nhà nước và nhân dân thành hiện thực. Tính khả thi của
một chính sách phải được xem xét trên nhiều phương diện từ việc xác định đúng
các nguyên nhân làm xuất hiện vấn đề chính sách đến việc lựa chọn được thời
điểm ban hành thích hợp. Trong thực tế thường xuyên xuất hiện hay tiềm ẩn
những mâu thuẫn có liên quan đến đời sống xã hội. Mâu thuẫn xuất hiện có thể
do sự vận động của những quy luật nội tại mang tính kinh tế, xã hội, có thế do
những tác động từ phía bên ngồi.
Có những mâu thuẫn nảy sinh sẽ được chuyển hóa phù hợp với q trình
vận động một cách khách quan, nhưng cũng có mâu thuẫn tồn tại trở thành vật
cản việc thực hiện mục tiêu phát triển của toàn xã hội. Để giải quyết những mâu
thuẫn này, Nhà nước phải sử dụng nhiều loại cơng cụ, trong đó có chính sách.


9
Vì thế khi ban hành chính sách Nhà nước cần phân tích đầy đủ q trình vận
động của các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế, xã hội để xác định đúng
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mới có thể giải quyết vấn đề một cách khoa
học. Đồng thời để tránh cho vấn đề phát sinh phát triển và chuyển hóa thành vấn
đề khá phức tạp hơn và cũng là tránh tốn kém về nhân lực, vật lực cho việc giải
quyết vấn đề thì chủ thể quản lý phải ban hành chính sách kịp thời. Chủ động
thực hiện như vậy chắc chắn làm cho mục tiêu dự kiến của chính sách trở thành

hiện thực.
2.5. Chính sách tốt phải đảm bảo tính hợp lý
Muốn chính sách đi vào đời sống xã hội được thuận lợi thì ngồi những
u cầu nêu trên, mục tiêu và biện pháp của chính sách cịn phải hợp lý. Tính
hợp lý của chính sách cần được hiểu là sự cân đối, phải hài hòa giữa mục tiêu
chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai.
Mục tiêu mà chính sách hướng tới chính là tập hợp những nhu cầu của một hay
nhiều bộ phận dân cư xã hội, nên không thể cầu toàn rằng mọi nguyện vọng của
cá nhân trong các bộ phận đó được đáp ứng một cách đầy đủ. Ví dụ: chính sách
đối với người có cơng khơng thể đảm bảo được đầy đủ đời sống vật chất, tinh
thần của mỗi đối tượng chính sách, mà chỉ thỏa mãn được yêu cầu của một số
đối tượng đặc biệt, cịn các đối tượng khác chỉ có thể quan tâm ở một mức độ
nhất định vào những thời điểm nhất định. Cơng lao của các đối tượng chính sách
là hết sức to lớn, khơng thể lượng hóa định lượng bằng vật chất, nếu các biện
pháp chính sách lại thiên về kinh tế là không hợp lý. Nguyên lý sức mạnh vật
chất không được coi là cơ sở chủ yếu cho việc tìm kiếm các biện pháp chính
sách trong trường hợp này.
2.6. Chính sách tốt phải mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội
Hiệu quả của chính sách là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của
các quá trình kinh tế, xã hội theo định hướng. Mục tiêu đề ra của chính sách
được thực hiện mới chỉ đảm bảo tính khả thi của chính sách, nhưng nếu chi phí
nguồn lực quá lớn cho mỗi mục tiêu thì chính sách lại được coi là khơng hiệu
quả. Các q trình kinh tế xã hội ln ln cần tái hoạt động mở rộng để không


10
ngừng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội về cả lượng và
chất, vì thế chủ thể hoạch định chính sách cần phải đảm bảo hiệu quả thực thi
của chính sách. Để mang lại hiệu quả, cần có sự thống nhất cao độ giữa mục
tiêu chính sách với mục tiêu chung, giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng

của đại đa số nhân dân, và đặc biệt là giữa mục tiêu và biện pháp chính sách.
Nếu mục tiêu chính sách phù hợp với mục tiêu chung sẽ cho phép rút ngắn thời
gian đến với mục tiêu quản lý và tiết kiện được chi phí các nguồn lực trong q
trình đó. Người thực hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu
quản lý và tiết kiệm được chi phí các nguồn lực trong q trình đó. Người thực
hiện mục tiêu chính sách là nhân dân vì thế nếu mục tiêu chính sách thống nhất
với ý nguyện của nhân dân sẽ thu hút được đơng đảo quần chúng tham gia vào
q trình chính sách một cách tự giác, tạo nên một động lực mạnh để thực hiện
tốt nhất các mục tiêu phát triển. Sự tham gia tự giác của nhân dân vào q trình
chính sách cịn giúp cho việc tìm kiếm các biện pháp thực thi mục tiêu chính
sách, để từ đó các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn được hệ thống biện
pháp chính sách tối ưu nhất. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy biện pháp
mang lại hiệu quả cho chính sách thường mang tính cơ chế cao vì nó tác động
đến các đối tượng thực thi chính sách theo quy luật, tạo ra những xu thế vận
động có sức cuốn hút các yếu tố vào quá trình vận động phát triển kinh tế - xã
hội.
3. Liên hệ đánh giá chính sách cơng ở Việt Nam
3.1. Về địi hỏi từ thực tiễn về đánh giá chính sách cơng
Đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được
khi ban hành và thực thi một chính sách cơng. Để có thể đi vào cuộc sống, chính
sách cơng được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Việc nhìn nhận và
đánh giá chính sách do đó thường gắn với sự đánh giá những quy định pháp luật
này có phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúng được vận
hành như thế nào trên thực tế. Tuy nhiên, chính sách cơng không chỉ thể hiện
trong các quy định pháp luật, chúng cịn nằm trong các chương trình, kế hoạch,
chủ trương hoạt động của nhà nước. Do đó, đánh giá chính sách công sẽ bao


11
quát việc xem xét về tổng thể các quyết định của nhà nước (chính phủ trung

ương và chính quyền địa phương) trong việc giải quyết một vấn đề cấp thiết đặt
ra trong thực tiễn quản lý nhà nước. Đánh giá chính sách cho phép xem xét,
nhận định khơng chỉ về nội dung chính sách, mà cịn về q trình thực thi chính
sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục
tiêu mong đợi.
3.2. Giải pháp tăng cường đánh giá chính sách cơng
- Chính sách cơng phản ánh mục tiêu của Đảng, Nhà nước và các giải
pháp cơng cụ chính sách mà nhà nước sử dụng để đạt tới các mục tiêu đó. Từ
những địi hỏi của thực tiễn việc đánh giá chính sách cần có những giải pháp
sau:
- Nâng cao nhận thức về đánh giá chính sách cơng, làm thay đổi tư duy
của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công chức về u cầu đánh giá chính sách cơng,
nhằm hoạch định, xây dựng chính sách cơng tốt hơn. Cần tăng cường đào tạo
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng, nhằm nâng cao năng lực đánh giá chính
sách cơng.
- Thể chế hóa nội dung xây dựng và đánh giá chính sách thành yêu cầu
bắt buộc đối với tất cả các chính sách cơng. Cụ thể cần có đề án chính và đánh
giá việc thực hiện đề án chính sách. Quy định việc đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật là nội dung bắt buộc đối với tất cả các văn bản chính sách
pháp luật cần đưa thêm nội dung “đánh giá sau”. Bởi vì, đánh giá chính sách là
đánh giá tập hợp các văn bản chính sách pháp luật có liên quan đến mục tiêu
chính sách. Cần nhận thức rõ, những chính sách quan trọng, liên quan đến
những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống và lợi ích của nhiều người thì việc
đánh giá chính sách là rất cần thiết để hồn thiệ chính sách hơn nữa tránh rủi ro
hay lãng phí xảy ra. Cần có kế hoạch đánh giá chính sách và xây dựng lịch trình
đánh giá cụ thể đối với mỗi chính sách được ban hành. Trong kế hoạch đánh giá
chính sách cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, chủ thể tham gia, các đối tượng,
nội dung, các phương pháp và tiêu chí đánh giá. Cần tổng kết việc đánh giá
chính sách và cơng bố công khai kết quả đánh giá ở phạm vi cần thiết. Đồng thời



12
tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với những sai sót về nội dung chính
sách và những hạn chế, vướng mắc trong thực thi chính sách.
- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá cho từng chính sách bao gồm: chỉ số mục
tiêu, chỉ số nguyên nhân, chỉ số vấn đề chính sách. Đồng thời thiết lập các tiêu
chí đánh giá chính sách một cách đầy đủ trong giai đoạn xây dựng chính sách.
Tùy theo từng lĩnh vực mà chúng ta sẽ có bộ chỉ số và chỉ tiêu đánh giá chính
sách khác nhau. Cần chú trọng đánh giá chính sách đến các đối tượng hưởng lợi
từ chính sách. Tác động của chính sách phản ánh kết quả đầu ra hay kết quả cuối
cùng của chính sách. Đây là tiêu chí rất quan trọng đánh giá chính sách cơng.
Song việc đánh giá tác động của chính sách cũng là khâu khó khăn nhất trong
đánh giá chính sách, bởi lẽ tác động này đơi khi rất khó lường.
- Đánh giá chính sách cần bắt đầu ngay từ khâu xây dựng chính sách.
Mức độ giải quyết vấn đề chính sách là yêu cầu phải đánh giá. Mỗi chính sách
được xây dựng khởi nguồn từ việc xác định vấn đề chính sách – đó là nhu cầu
của người dân, xã hội hay mâu thuẫn trong xã hội đòi hỏi nhà nước phải giải
quyết nhằm đạt tới mục tiêu dân chủ, công bằng xã hội. Mức độ giải quyết vấn
đề của chính sách thể hiện cụ thể hóa ở các mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, đôi
khi mục tiêu được đề ra quá rộng, khơng rõ ràng, khi đó dù các chính sách có
thực thi trên thực tế theo mục tiêu đề ra thì cũng rất khó xác định vấn đề chính
sách đã được giải quyết đến đâu. Vấn đề chính sách cơng thường có ảnh hưởng
đến nhiều khía cạnh kinh tế xã hội khác nhau do đó mức độ giải quyết vấn đề
chính sách có thể đo lường bằng rất nhiều tiêu chí liên quan đến các khía cạnh
kinh tế xã hội.
- Đánh giá chính sách cơng cần quan tâm đến dư luận xã hội, ý kiến,
nguyện vọng của nhân dân để thấy được các bất cập trong hoạch định xây dựng
và quá trình thực thi chính sách.
- Cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thẩm quyền riêng ban hành
chính sách và các cơ quan phối hợp thực thi chính sách đối với cách tiếp cận

đánh giá học hỏi trong quá trình đánh giá chính sách cơng. Sự phối hợp này là
q trình thơng tin qua đó giúp cho các chủ thể chính sách.


13

- Cần dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho việc đánh giá chính sách cơng.
Tốt nhất là chúng ta nên có dịng ngân sách riêng cho việc đánh giá chính sách
cơng. Việc bỏ ra một khoản kinh phí cần thiết và sử dụng có hiệu quả kinh phí
đó cho đánh giá chính sách sẽ đem lại lợi ích chính đáng cho q trình tiếp tục
vận hành chính sách trong giai đoạn tiếp theo khắc phục những hạn chế, bất cập
của chính sách và đảm bảo cho chính sách đáp ứng nhu cầu của người dân.



×