Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

quy trình phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 10 trang )




Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học nông nghiệp việt nam




Báo cáo tổng kết chuyên đề

Quy trình phòng trừ
cây trinh nữ thân gỗ ở việt nam

Thuộc đề tài độc lập cấp nhà nớc
Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây
trinh nữ thân gỗ (mimosa pigra l.) ở việt nam


Mã số: ĐTĐL 2005/02

Chủ nhiệm đề tài: TS . nguyễn hồng sơn













6463-7
15/8/2007

hà nội- 2007

Quy trình phòng trừ tổng hợp cây trinh nữ thân gỗ
(TNTG)
Mimosa pigra
L. ở Việt Nam

I. Nguồn gốc quy trình:
Quy trình đợc xây dựng dựa trên kết quả thực hiện đề tài
đề tài Độc lập cấp Nhà nớc: Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây
trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra
L
.) ở Việt Nam
trong hai năm 2005-2006 và tổng
quan kinh nghiệm phòng trừ cây TNTG ở các nớc .

II. Phạm vi áp dụng
: Quy trình đợc áp dụng cho tất cả các vùng sinh thái đặc
trng đối với sự xâm nhiễm của cây trinh nữ thân gỗ trong cả nớc bao gồm các
vờn quốc gia, khu vực lòng hồ, ven sông và các vùng đất canh tác bán ngập.

III. Nội dung quy trình
III.1. Phơng hớng chung trong việc phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ ở Việt Nam
1. Do cây trinh nữ thân gỗ (TNTG) là một loài thực vật ngoại lai hiện

đang có nguy cơ phát tán và xâm lấn nặng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
trong cả nớc, tác hại do chúng gây ra cũng khá nghiêm trọng, vì vậy để việc
kiểm soát và phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ ở Việt Nam đạt hiệu quả cao cần
phải đợc thực hiện sớm. Việc phòng trừ sớm cây TNTG không chỉ mang lại
hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, dễ áp dụng mà còn hạn chế tối đa những tác
động tiêu cực do cây TNTG mang lại, đặc biệt là khống chế sự tích luỹ nguồn
hạt trong đất và nguy cơ phát tán của chúng trên diện rộng.
2. Phải chú trọng việc kiểm soát sớm sự phát tán và xâm nhiễm của cây
TNTG, coi phòng là chính, trừ chỉ áp dụng trong trờng hợp cần thiết. Mặc dù, chiến
lợc quản lý sự phát tán của cây trinh nữ thân gỗ cần phải đợc xây dựng ở quy mô
liên quốc gia, song mỗi quốc gia cũng phải xây dựng đợc kế hoạch hành động phù
hợp thông qua các hệ thống chính sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội
và áp dụng đồng bộ các biện pháp kiểm soát sớm sự xâm nhiễm của chúng.
3. Việc phòng trừ cây TNTG phải dựa trên các giải pháp đồng bộ, thờng
xuyên và kiểm soát lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng phải lựa chọn
đợc những giải pháp phù hợp nhất đối với từng vùng sinh thái, từng mức độ
xâm nhiễm và từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

2
III.2. Các nguyên lý chủ yếu trong phòng trừ cây TNTG ở Việt Nam

1. Tăng cờng hoạt động điều tra, phát hiện thờng xuyên và lập bản đồ
phân bổ để kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm:
trên cơ sở điều
tra và phân tích hệ sinh thái, phải cảnh báo đợc các vùng có nguy cơ xâm nhiễm
cao để có kế hoạch kiểm soát kịp thời.
2.
á
p dụng các biện pháp kiểm dịch:
kiểm soát chặt chẽ và chủ động

ngăn chặn các con đờng lây lan và phát tán của cây TN đặc biệt là các hình
thức mà con ngời có thể chủ động ngăn chặn đợc nh kiểm soát các
phơng tiện giao thông, phân gia súc hay hạn chế sự di chuyển của nguồn
hạt từ những vùng đã bị xâm nhiễm nặng ra bên ngoài. Đặc biệt, cần kiểm
soát chặt chẽ việc sử dụng cát để san lấp các công trình xây dựng.
3. Tăng cờng thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà
quản lý, chuyên môn, khuyến nông, nông dân và toàn thể công chúng để mọi
ngời cùng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của cây TN
:
hiệu
quả ngăn ngừa cây TN cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và sự tham gia
chủ động của công chúng. Cần tăng cờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của ngời dân về khả năng phát tán, các con đờng lây lan, tác động của cây
TN đến đời sống, kinh tế, xã hội và môi trờng và những việc ngời dân có thể
làm hoặc tham gia đợc vào chiến lợc ngăn chặn sự lây lan của cây TN. Đặc
biệt, không trồng và sử dụng cây TNTG vào các mục đích có thể gây nguy cơ
phát tán nguồn hạt (ví dụ làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn).
4. Kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các khu vực mới bị xâm nhiễm hoặc
tái nhiễm theo một số hớng sau:

- Tận dụng mọi khả năng có thể để phủ kín mặt đất bằng các loài thực
vật thích hợp: Phải chủ động trồng các loại thực vật phù hợp để lấn át sự xâm
nhiễm của cây TNTG ngay từ đầu. Các loài thực vật hay cây trồng đợc lựa
chọn để sử dụng làm cây cạnh tranh phải phù hợp với từng vùng sinh thái cụ
thể và phải đảm bảo các điều kiện sau:


3
+ Có khả năng cạnh tranh cao, nhanh chóng che phủ mặt đất để hạn chế
sự nảy mầm và phát triển của cây TNTG ngay từ đầu.

+ Phải chịu đợc điều kiện ngập nớc
+ Phải bảo đảm duy trì đa dạng sinh học của các vờn quốc gia
+ Phải duy trì và phát triển sản xuất ổn định để đảm bảo an ninh lơng
thực, đời sống kinh tế, xã hội của ngời dân trong vùng, đặc biệt là các vùng
miền núi có điều kiện đời sống khó khăn.
- Nhập nội và nhân thả các tác nhân sinh học nh sâu đục thân, mọc đục
hạt hay nấm ký sinh để trừ cây khi mới mọc từ hạt ở mật độ thấp.
- Tận dụng chăn thả gia súc nh dê, trâu bò v.v để ăn ngọn cây con
- Phát hiện và nhổ bỏ cây con hay diệt trừ cây trởng thành thờng
xuyên khi còn mọc rải rác ở mật độ thấp.
- Khi bị xâm nhiễm ở mật độ cao có thể sử dụng thuốc trừ cỏ chọn lọc
Ally để phun trừ bằng biện pháp phun chọn lọc theo từng điểm bị xâm nhiễm.

5. Song song với các hoạt động kiểm soát sự phát tán và lây lan của cây
TNTG, các hoạt động diệt trừ và kiểm soát sớm đối với những vùng đã bị xâm
nhiễm nặng cũng cần đợc triển khai một cách tích cực để hạn chế sự phát tán
và lây lan trên diện rộng của cây TNTG: Việc lựa chọn biện pháp, quy mô và
kỹ thuật ứng dụng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái,
quy mô xâm nhiễm và điều kiện kinh tế, xã hội, môi trờng.

III.3. Các biện pháp phòng trừ tổng hợp cây TNTG ở Việt Nam
III.3.1. Đối với các vờn Quốc gia
III.3.1.1. Tại khu vực đã bị xâm lấn nặng (diện tích che phủ trên 80%): tiến
hành theo trình tự nh sau:
Bớc 1: Diệt cây trởng thành
- Trờng hợp cây còn thấp (dới 1,5m), mọc theo băng: Phun thuốc trừ
cỏ Roundup 480SC hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng dùng 6lit/ ha, pha
trong 1.000lit nớc) trớc mùa lũ 2 - 3 tháng.
- Trờng hợp cây mọc cao (trên 1,5m), mật độ dầy, che phủ toàn bộ bề
mặt nhng không có khả năng huy động nhân công để chặt đồng loạt:

Sau nớc

4
rút 3 tháng tiến hành chặt toàn bộ, chờ khi mầm mọc tái sinh cao 20-50cm
(khoảng 30-35 ngày sau chặt) phun thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng
hoạt chất (lợng 60g/ ha, pha trong 600lit nớc).
- Trờng hợp cây mọc cao, mật độ dầy, che phủ toàn bộ bề mặt nhng có
khả năng huy động nhân công để chặt: tiến hành chặt đồng loạt ngay trớc mùa lũ
(chậm nhất là chặt trớc khi lũ ngập 10 ngày), ngâm ngập trong nớc lũ. Sau lũ
rút 35- 40 ngày, phun Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng 60g/
ha, pha trong 600lit nớc).
Bớc 2:

Sau lũ rút, thu gom xác cây còn sót lại để tiêu huỷ, sau đó lựa chọn
các loài thực vật đã mọc phổ biến tại mỗi khu vực trớc khi cây TNTG xâm lấn để
gieo cạnh tranh sớm. Có thể trồng cây điên điển hay trộn hạt của các loài cỏ hoà
thảo nh lồng vực, lúa ma v.v với các loài cỏ cói lá nh lác dù, lác mỡ, lác xoè v.v
Bớc 3: Giám sát thờng xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm các cây
TNTG mới mọc. Khi phát hiện thấy cây TNTG mới mọc lẫn trong thảm cỏ,
phun điểm bằng thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng
60g/ ha, pha trong 600lit nớc) khi cây cao 35-50cm. Đối với những khu vực
có nhiều cỏ lá rộng mọc và mật độ cây TNTG thấp, có thể áp dụng biện pháp
nhổ thủ công sớm khi cây cao 25-30cm.
III.3.1.2. Tại khu vực mới bị xâm lấn nhẹ (diện tích che phủ nhỏ hơn 80%):
Tiến hành theo 2 bớc sau:
Bớc 1: Diệt các cây đã mọc:
- Trờng hợp kích thớc cây lớn (trên 1,5m), mọc rải rác: Phun
Roundup 480SC hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng dùng 4,5lit/ ha, pha
trong 800lit nớc) sau khi nớc rút 3 tháng.
- Trờng hợp với cây còn bé (thấp hơn 1,5m):

+ Cây mọc lẫn trong thảm cỏ hoà thảo và cói lác: sau khi nớc lũ rút 1
tháng (đối với thảm cỏ hoà thảo) hoặc 3 tháng (đối với thảm cỏ cói lác), phun
thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (l
ợng dùng 60g/ ha, pha
trong 600lit nớc) theo điểm hoặc phun lên toàn bộ bề mặt (tuỳ theo mật độ
cây thực tế).

5
+ Cây TNTG mọc lẫn trong thảm cỏ lá rộng: Nếu kích thớc cây còn bé (thấp
hơn 30cm) thì áp dụng biện pháp nhổ thủ công. Nếu kích thớc cây đã lớn (50-70cm)
thì có thể phun Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng dùng 90g/ ha,
pha trong 600lit nớc) hay áp dụng biện pháp chặt ngâm ngập lũ khi mật độ cao.
Bớc 2:
Giám sát thờng xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm các cây
TNTG mới mọc. Khi phát hiện thấy cây TNTG mới mọc lẫn trong thảm cỏ,
phun điểm bằng thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng
60g/ ha, pha trong 600lit nớc) khi cây cao 35-50cm. Đối với những khu vực
có nhiều cỏ lá rộng mọc và mật độ cây TNTG thấp, có thể áp dụng biện pháp
nhổ thủ công sớm khi cây cao 25-30cm.


III.3.2. Đối với các vùng lòng hồ chứa nớc hay vùng đất ven sông: tiến hành theo 3
bớc nh đối với các vờn quốc gia:
Bớc 1: Diệt cây trởng thành, giảm sinh khối để tạo điều kiện cho các
bớc tiếp theo.
- Trờng hợp có khả năng huy động nhân công để chặt đồng loạt: chặt
đồng loạt trớc mùa lũ, sau đó ngâm ngập trong nớc lũ. Sau khi lũ rút khoảng
45-60 ngày, phun Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng dùng
60g/ ha, pha trong 600lit nớc).
- Trờng hợp không có kinh phí để chặt hay tại những khu vực khó huy

động nhân công lao động để chặt đồng loạt: phun Roundup 480SC hoặc các
sản phẩm cùng hoạt chất (lợng dùng 6lit/ ha, pha trong 1.000lit nớc).
Bớc 2:

Trồng cây cạnh tranh: Sau khi lũ rút, trồng cây tràm hay các loài
thực vật có khả năng chịu ngập úng khác. Đối với khu vực giáp ranh giữa vùng
bán ngập và vùng đất khô, trồng các loài cỏ hoà thảo có sinh khối lớn nh cỏ voi,
cỏ mía để kết hợp chăn thả hay làm thức ăn cho gia súc.
Bớc 3: Giám sát thờng xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm các cây
TNTG mới mọc. Khi phát hiện thấy cây TNTG mới mọc lẫn trong thảm cỏ,
phun điểm bằng thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng
60g/ ha, pha trong 600lit nớc) khi cây cao 35-50cm.


6
III.3.3. Đối với vùng đất canh tác: Tuỳ theo mức độ xâm lấn của cây TNTG có
thể tiến hành phòng trừ theo một số bớc nh sau:
III.3.3.1. Đối với khu vực đã bị xâm lấn nặng, cây mọc dày đặc, kích thớc cây
lớn: tiến hành theo 3 bớc:
Bớc 1:
Sau khi lũ rút 1-2 tháng, chặt cây trởng thành sau đó chờ cho
cây mọc tái sinh 25-50cm bằng thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt
chất (lợng 60g/ ha, pha trong 600lit nớc). Sau đó ngâm ngập lũ.

Bớc 2
: Ngay sau mùa lũ năm sau rút, tiến hành các hoạt động canh tác
các loài cây trồng nông nghiệp phù hợp.
- Với khu vực có thể chủ động nớc: trồng lúa nớc (có thể gieo hoặc
cấy). Sau khi gieo cấy 25-30 ngày, phun thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm
cùng hoạt chất (lợng 30g/ ha, pha trong 500lit nớc).

- Trong điều kiện đất khô: tiến hành trồng ngô, lúa cạn, lạc hay mía.
+ Trong trờng hợp trồng ngô và lúa cạn: sau khi trồng 25-30 ngày tiến
hành phun phun thuốc Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng
30g/ ha, pha trong 500lit nớc).
+ Trong trờng hợp trồng mía: Phải phát hiện và phun trừ cây TNTG từ
1-2 lần bằng Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng 45g/ ha, pha
trong 500lit nớc) khi cây mọc cao 30-50cm cho đến khi cây mía có thể che
bóng toàn bộ bề mặt đất.
+ Trong trờng hợp trồng lạc: Phải tiến hành hoạt động trừ cỏ sớm trớc
khi cây che phủ toàn mặt đất. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là thủ công nh nhổ
hay xới xáo.
Bớc 3: Duy trì các hoạt động canh tác liên tục và thờng xuyên kiểm
tra, phát hiện để phòng trừ sớm bằng các biện pháp thích hợp. Trong trờng
hợp sau nớc rút không thể tiến hành các hoạt động canh tác ngay (ví dụ đất
còn quá ớt hay nhiệt độ không phù hợp), cây con mọc nhiều thì có thể phun
Ally 20DF hoặc các sản phẩm cùng hoạt chất (lợng 45g/ ha, pha trong 500lit
nớc) trớc khi trồng cây 15-20 ngày.


7
III.3.3.2. Đối với khu vực đã bị xâm lấn nhẹ, cây mọc tha hay kích thớc còn
bé: tiến hành theo 2 bớc:
Bớc 1: ngay sau nớc rút, chặt bỏ cây TNTG, sau đó tiến hành hoạt
động canh tác và chăm sóc cây trồng nh đối với bớc 2 trên đây.
Bớc 2: duy trì các hoạt động canh tác và thờng xuyên kiểm tra, phát
hiện để phòng trừ sớm bằng các biện pháp thích hợp: đợc tiến hành nh bớc
3 trên đây.
Ngời biên soạn




TS. Nguyễn Hồng Sơn

8
Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Phạm Văn Lầm, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đúng, Phạm Hữu
Khánh và CTV, Điều tra, đánh giá mức độ tác hại của cây TNTG Mimosa
pigra tại các vờn Quốc gia Tràm Chim và Nam Cát Tiên và đề xuất các giải
pháp nghiên cứu phòng trừ, Báo cáo khoa học Viện Bảo vệ thực vật 2001-
2002, 21p.

Tiếng Anh
1. Benyasut, P. and Pitt, J.L, Preventing the introduction and spread of Mimosa
pigra. In: A Guild to the management of Mimosa pigra, CSIRO, Canberra, 1992, p. 8-
2. Grant Flanagan
, Mimosa Management in the 21 Century
, Papers presented at
3
rd
International Symposium on the Management of Mimosa pigra, Darwin Australia
23-25 September 2002. In Research and Management of Mimosa Pigra
3. Harley, K.L.S., Miller,I.L., Napompeth, B. and Thamasara, S. (1985). An
integrated approach to the management of Mimosa pigra L. in Australia and Thailand.
Proceedings Tenth Conference of the Asian Pacific Weed Science Society1: 209-15.
4. Hichliffe P., Jef Cumming, Cassandra Chopping, Mimosa pigra control
in Queensland Peter Faust Dam, Proserpine, Papers presented at 3
rd
International

Symposium on the Management of Mimosa pigra, Darwin Australia 23-25
September 2002. In Research and Management of Mimosa Pigra
5. Ian Miller, Prevention and early intervention in management of
Mimosa pigra, Papers presented at 3
rd
International Symposium on the
Management of Mimosa pigra, Darwin Australia 23-25 September 2002. In
Research and Management of Mimosa Pigra, p. 8084/ 173.
6. Miller, I.L., Napompeth, B., Forno, I. W. and Siriworakul, M.,
Strategies for the integrated management of Mimosa pigra. In: A Guild to the
management of Mimosa pigra, CSIRO, Canberra, 1992, p. 110-115.

9
7. Quentin Payner & Grant J. Flanagan, Integrated Control of Mimosa,
Papers presented at 3
rd
International Symposium on the Management of
Mimosa pigra, Darwin – Australia 23-25 September 2002. In Research and
Management of Mimosa Pigra, p.158-163/ 173.
8. Robert, G.L. (1982). Ecolomic returns to investment in control of
Mimosa pigra in Thailand. IPPC Document No. 42-A-82. International Plant
Protection Center, Oregon State University, Corvallis

×