Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non tại gia đình trong dịch bệnh covid 19”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 50 trang )

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để đảm bảo an tồn cho trẻ
mầm non tại gia đình trong dịch bệnh covid - 19”
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Lĩnh vực khác (05)/ Mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2021 đến ngày 25 tháng 5 năm 2022.
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Thanh Thuỷ
Năm sinh: 04/09/1987
Nơi thường trú: Số 2- Đường Đông Mạc - Phường Lộc Hạ - TP Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên 5 tuổi
Nơi làm việc: Trường mầm non Hoa Sen- TP Nam Định
Điện thoại: 0834838799
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Hoa Sen- TP Nam Định
Địa chỉ: 122 Lưu Hữu Phước- P. Hạ Long-TP Nam Định
Điện thoại: 02283.636521


2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Bác Hồ nói:“Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới
tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự
cường tự lập”. Trong cuộc sống mỗi mầm non luôn được nâng niu, cũng như mọi


đứa trẻ cần được bảo vệ. Những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính
yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một
trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn
nhân lực cho q trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta ln có những chính sách đúng đắn, ưu tiên hàng đầu cho sự nghiệp giáo
dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia
đình ln quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho trẻ em.
Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua tình hình dịch bệnh Covid - 19
diễn biến rất nguy hiểm và phức tạp. Trong các đối tượng cần được ưu tiên bảo
vệ, trẻ em mầm non là nhóm đặc biệt quan trọng do đó trẻ mầm non phải tạm
dừng tới trường để đảm bảo an toàn. Song bên cạnh đó khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
phụ huynh cần có kiến thức, hành trang để chăm sóc trẻ một cách hợp lí giúp trẻ
có một cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo an tồn tính mạng và phịng tránh dịch bệnh
đặc biệt là dịch bệnh Covid - 19
Do dịch bệnh covid - 19 trẻ nghỉ học ở nhà nhưng bố mẹ vẫn phải đi làm, trẻ
ở nhà với ông bà, anh, chị, đơi khi khơng có sự giám sát chặt chẽ của người lớn sẽ
dẫn tới nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích là một tai nạn bất
ngờ xảy ra, khơng có ngun nhân rõ ràng khó lường trước được và gây ra những
thương tổn trên cơ thể người, nó có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi
mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tị mị, nghịch ngợm
và chưa có kiến thức, kỹ năng phịng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích


3

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do
sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp
những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do

cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…
Ví dụ: Sáng 29/6/2021, tại một ngôi nhà ở đường Trần Quang Khải, Thành
phố Nam Định. Một cháu bé được cho là khoảng 4 tuổi đã trèo qua lan can tầng
2, dường như để tìm cách xuống dưới đường. Sau khi trèo qua lan can, cháu bé
đu người xuống phía dưới rất nguy hiểm. Cùng thời điểm, một người đàn ông đi
xe đạp ngang qua đã nhìn thấy sự việc và kịp thời di chuyển tới vị trí để đỡ ngay
khi cháu bé bng tay.
Ví dụ: Tối 23/3, Trung tâm Cấp cứu 115 trực thuộc hệ thống y tế Hùng
Vương, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận cấp cứu bé gái 5
tuổi bị ngừng tuần hồn ngoại viện, nghi hóc dị vật đường thở do ăn lạc.
Qua khai thác nhanh, người nhà cho biết sau khi ăn lạc, bé gái sau xuất hiện
tím tái, khó thở, gia đình đã sơ cứu nhưng không hiệu quả. Trung tâm Cấp cứu
tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng ngừng tuần hồn ngoại viện, đồng tử giãn.
Thời gian từ lúc cháu bắt đầu có dấu hiệu khó thở tới khi tiếp cận các y bác sĩ
khoảng chừng 15-20 phút.
VD: Một bé trai ở tỉnh Quảng Ninh được gia đình phát hiện bất tỉnh do
điện giật sau khi cắm thìa kim loại vào ổ điện. Trước đó, ngày 6 - 3, một bé trai 7
tuổi ở TP Hạ Long được gia đình phát hiện bất tỉnh do điện giật sau khi cắm thìa
kim loại vào ổ điện. Ngay sau đó, gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Bãi Cháy
để cấp cứu trong tình trạng mất ý thức, ngừng thở, tím tái tồn thân, đồng tử
giãn, vết bỏng cháy gan bàn tay phải và ngón 1 bàn chân phải
Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ ở nhà trong mùa dịch
covid. Đây là vấn đề mà bản thân tôi luôn băn khoăn và trăn trở. Vì thế tơi đã lựa
chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để đảm bảo an tồn cho
trẻ mầm non tại gia đình trong dịch bệnh covid - 19”


4

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

II.1 Mơ tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử
vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ, vì vậy việc bảo đảm an tồn,
phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, bố
mẹ hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo mơi trường an
tồn và lành mạnh để trẻ em phát triển tồn diện, góp phần xây dựng một tương
lai tươi sáng cho đất nước.
Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo
điều kiện của các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, phịng GD&ĐT và lãnh đạo UBND
phường Hạ Long.
Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc như máy tính,
tivi, mạng internet để phục vụ cho công tác dạy và học.
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm hỗ trợ
hướng dẫn kịp thời các giáo viên dạy học trong tình hình mới, ln quan tâm sát
sao trong việc hướng dẫn chỉ đạo để giáo viên ln hồn thành tốt cơng việc được
giao trong năm học 2021 - 2022.
Giáo viên thành thạo cơng nghệ thơng tin, có máy tính, điện thoại thông
minh kết nối internet để xây dựng các bài viết, video, hình ảnh, fine word, fine
ghi âm gửi đến phụ huynh của lớp. Giáo viên ln nhiệt tình sáng tạo trong việc
xây dựng các video dạy trẻ, có tinh thần học hỏi, ứng dụng tốt công nghệ thông
tin vào trong giảng dạy, vui vẻ hoạt bát thân thiện. Được bồi dưỡng nâng cao
chun mơn về đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi
lúc mọi nơi.
Phụ huynh quan tâm, tin tưởng vào chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của
nhà trường., cơ giáo ở lớp
Trẻ ngoan, có nề nếp, có kiến thức và kỹ năng hoạt động, tích cực tham gia
vào các hoạt động do trường, lớp tổ chức.



5

Bản thân tơi là 1 giáo viên có sức trẻ và sự tâm huyết với nghề nên luôn ý
thức phải nâng cao trình độ chun mơn trong nhà trường. Ln có tinh thần học
hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, dành thời gian tự học để nâng cao trình độ chun
mơn cũng như nghiệp vụ sư phạm.
Bên cạnh đó thì vẫn cịn một số những khó khăn nhất định như: Trường nằm
trên địa bàn đông dân cư, số lượng trẻ đến trường rất đơng, các lớp học ln trong
tình trạng q tải, cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được với số trẻ hiện có.
Nhận thức của trẻ khơng đồng đều, kỹ năng bảo vệ bản thân, phòng tránh 1 số tai
nạn thường gặp ở trẻ còn hạn chế. Và trong năm học 2021 - 2022 do dịch bệnh
covid - 19 diễn biễn phức tạp nên trẻ nghỉ học, giáo viên gặp 1 số khó khăn như
làm video, file gửi vào trong nhóm Zalo với dung lượng thấp, mạng không ổn
định nên mất nhiều thời gian khi gửi video. Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong
việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ. Các video được xây dựng chủ yếu
được sử dụng điện thoại để quay, không có thiết bị chun dụng do đó hình ảnh
chất lượng đôi khi chưa được tốt.
Kỹ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều, công tác kết hợp với phụ
huynh còn sơ sài, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Một số phụ huynh chưa nhận thức được về các nguy hiểm gây tai nạn,
thương tích cho trẻ. cịn hời hợt bận việc hay để trẻ ở cùng ông bà do bố mẹ đi
làm ăn xa, bố mẹ ông bà không sử dụng Zalo, Facebook nên khơng phản hồi
trong nhóm, GV phải trực tiếp gọi điện trao đổi, tư vấn, đôi khi có trong nhóm
zalo của lớp nhưng ít chia sẻ trao đổi.
Trẻ được phụ huynh bao bọc, nuông chiều thường tỏ ra bướng bỉnh không
nghe lời nên đa số trẻ chưa có kỹ năng tự bảo vệ bản thân chưa nhận biết được
nguy cơ mất an tồn, phịng tránh một số tai nạn thương tích.
Trẻ hiếu động tị mị, thích khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đơi
khi xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Căn cứ vào tình hình thực tế trên, để phục vụ cho mục đích viết sáng kiến

này, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và khảo sát phụ huynh tại lớp tôi thu được kết
quả như sau:


6

Bảng khảo sát trẻ đầu năm tháng 9/2021 bằng nhiều hình thức

Nội dung khảo sát

Thời
gian

Kết quả

Tổng
số trẻ
(lớp)

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%


25

49

26

51

23

45

28

54

20

39

31

61

18

35

33


65

24

47

27

53

Trẻ biết cách rửa mặt, rửa
tay, súc miệng, đeo khẩu
trang để bảo vệ bản thân
trong mùa dịch covid
Trẻ biết làm gì để đảm bảo
an tồn khi ở nhà 1 mình
Trẻ biết và tránh được sự
nguy hiểm, nơi khơng an
tồn
Trẻ biết nhắc nhở những

Tháng
9/2021

51
(trẻ)

người thân thực hiện đảm
bảo an tồn tai nạn trong

gia đình
Trẻ biết được những đồ
dùng, vật dụng khơng an
tồn gây ra tai nạn trong
gia đình

*Qua bảng khảo sát trên tơi thấy.
Khả năng nhận thức của trẻ khơng đồng đều.
Nhiều trẻ cịn lúng túng trong việc rửa mặt, rửa tay, chưa biết cách đeo khẩu
trang sao cho đúng.
Trẻ chưa có kỹ năng bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm.


7

Bảng khảo sát phụ huynh đầu năm/2021 qua nhiều hình thức
Tổng
Nội dung khảo sát

Kết quả

Thời

Số phụ

gian

huynh

Đạt


Chưa đạt

SL

%

SL

%

27

53

24

47

51 25

49

26

51

20

39


31

60

25

49

26

51

(lớp)
Phụ huynh hiểu được tầm
quan trọng của việc phối
hợp với giáo viên trong
công tác đảm bảo an toàn
cho trẻ khi ở nhà
Phụ huynh có kiến thức về
nguy cơ mất an tồn khi Tháng
trẻ ở nhà

9/2021

Phụ huynh quan tâm, chia

(Phụ
huynh)


sẻ, chơi với trẻ
Sự tương tác của phụ
huynh với giáo viên trong
thời gian trẻ nghỉ dịch ở
nhà
*Qua bảng khảo sát trên tôi thấy phụ huynh.

Nhiều phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn ở
mọi mặt cho trẻ khi trẻ nghỉ dịch ở nhà.
Chưa dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, chơi với trẻ.
Một số phụ huynh nghĩ dạy trẻ là nhiệm vụ của giáo viên nên không cần
quan tâm, tương tác, trao đổi với giáo viên.
II.2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến
Với độ tuổi của trẻ, trẻ chưa biết cách tự bảo vệ bản thân mình hay một số
tai nạn thương tích bất ngờ sảy ra với trẻ mà những tai nạn đó nếu sảy ra thì hậu
quả rất xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bởi đây là lứa tuổi đang trong


8

giai đoạn phát triển về tâm, sinh lý và thể lực. Nguyên nhân dẫn đến tai nan
thương tích cho trẻ là do kiến thức, kỹ năng về an toàn trong cuộc sống của trẻ
còn hạn chế; cha mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu sự quan tâm, giám sát trẻ chặt
chẽ; môi trường sống của trẻ em ở một số nơi chưa thật sự an tồn và cha mẹ
chưa có ý thức phịng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ. Trong khi đó, trẻ em vốn
hiếu động, thích phám phá, thích leo trèo, nghịch ngợm, tắm ở sông, ao hồ, không
nhận thức hết được những nguy hiểm có thể xảy ra cho nên các bậc phụ huynh
phải có kỹ năng nhận biết và phịng tránh nguy cơ khơng an tồn để chăm sóc trẻ,
để trẻ được phát triển tồn diện. Vì thế tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp sau:
*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp để phối hợp với

phụ huynh trong việc đảm bảo an tồn cho trẻ tại gia đình
Trong năm học vừa qua do diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid -19, trẻ
phải nghỉ học, không đến trường. Việc trẻ nghỉ học ở nhà đã ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN và sự an toàn của trẻ, đặc
biệt là việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1. Do tính chất đặc thù của
cấp học giáo dục mầm non, trẻ mầm non chưa có khả năng học online, giáo viên
thơng qua các hình thức phù hợp hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại
gia đình. Khi trẻ ở nhà, nhiều gia đình khơng tổ chức chế độ sinh hoạt khoa học,
hợp lý, trẻ không được tiếp cận với các hoạt động giáo dục theo chương trình
GDMN, khơng có các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để giáo dục
trẻ hoạt động trong thời gian dài gây ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của trẻ. Một
số gia đình phụ huynh do bận cơng việc nếu khơng quan tâm có thể dẫn đến mất
an tồn cho trẻ. Nhiều gia đình khơng có khơng gian cho trẻ vui chơi, mọi sinh
hoạt của trẻ bị xáo trộn. Kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ cị hạn chế, thời gian
chăm sóc trẻ dài, dẫn đến áp lực, căng thẳng mệt mỏi về cả thể chất và tâm lý, dễ
gây ra mất an toàn cho trẻ. Nhiều phụ huynh phải sắp xếp cơng việc để chăm sóc
trẻ, ảnh hưởng lớn tới thu nhập và phát triển kinh tế. Để ứng phó tình trạng này
từ đầu năm học Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo trong quá trình trẻ ở nhà thì trường học
vẫn hoạt động bình thường, phải có trách nhiệm phân cơng GV duy trì thường
xun mối liên hệ với gia đình trẻ, hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh


9

dưỡng khoa học, chăm sóc sức khỏe khoa học, đảm bảo an toàn, tổ chức hoạt
động vui chơi để đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học, không ảnh hưởng đến sức
khỏe, tinh thần, thể chất của trẻ. Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục “Trẻ tạm
dừng đến trường nhưng không dừng học” dù không đến trường để dạy trẻ
nhưng theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên ở trong tổ,
khối có thể trao đổi qua việc họp trực tuyến hoặc đến trường xây dựng kế hoạch

cụ thể phù hợp với chủ đề, giáo viên từng khối lớp sẽ dựa vào kế hoạch, mục tiêu
nội dung cụ thể của từng lĩnh vực để đưa ra đề tài phù hợp cho từng lĩnh vực từng
chủ đề sau đó gửi lên cho ban giám hiệu phê duyệt, khi được sự đồng ý của lãnh
đạo nhà trường thì giáo viên sẽ đưa vào thực hiện. Trong quá trình thực hiện có
thể điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình tực tế.
Bản thân tơi cùng với các giáo viên trong lớp tiến hành soạn giáo án, quay
video, làm fine word, hình ảnh để hỗ trợ phụ huynh nhằm giúp cho trẻ có những
kiến thức cơ bản trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. Những buổi thảo luận càng đạt
chất lượng hơn khi có nhiều ý kiến được đưa ra bàn bạc phải làm thế nào để
những video tạo ra có thể lơi cuốn, hấp dẫn trẻ, tránh sự nhàm chán. Từ đó, giáo
viên đã xây dựng và hỗ trợ nhau thực hiện các video nhằm đảm bảo đưa được sản
phẩm có chất lượng đến phụ huynh hướng dẫn cho các con tại nhà. Các video
hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh luôn được đảm bảo về kỹ thuật, nội dung, hình ảnh,
âm thanh. Chú trọng vào khâu ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học.
Trong thời gian nghỉ dịch điều quan trọng nhất là trẻ ở nhà được đảm bảo an tồn
về mọi mặt, khơng bị tai nạn thương tích, đảm bảo được chế độ dinh dưỡng, và
làm sao để hạn chế được dịch bệnh covid cho trẻ và gia đình vì vậy trong từng
chủ đề tôi đã lồng ghép dạy trẻ 1 số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà và
gửi vào nhóm zalo cho các bậc phụ huynh. Giáo viên đã kết hợp với tổ chuyên
môn và ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chủ động tổ chức cho
các giáo viên quay video, chia sẻ cho phụ huynh với nội dung hướng dẫn trẻ học
và chơi ở nhà. Các hoạt động được quay lại bằng điện thoại và được chia sẻ cho
phụ huynh thông qua nhóm zalo của lớp… Nhà trường chọn quay theo chủ đề với
các nội dung như chơi cùng trẻ, rèn luyện các kỹ năng, hoạt động khám phá khoa


10

học… Mỗi video bảo đảm được các yếu tố, đảm bảo theo nội dung chương trình
giáo dục mầm non của BGD & ĐT, có tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo

dục cao phù hợp với nhhu cầu, hứng thú của trẻ.
Qua video, giáo viên giúp trẻ rèn luyện được các mặt như phát triển thể chất,
phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ và đặc biệt là hướng
vào giáo dục kỹ năng cho trẻ. Để thu hút trẻ, các video thường dài chỉ khoảng từ
4 đến 5 phút, giáo viên dạy sử dụng giọng nói truyền cảm và tổ chức dưới hình
thức “học bằng chơi, chơi mà học”
Những video của giáo viên khi gửi đến cho các bậc phụ huynh đã được các
bậc phụ huynh đồng tình, ủng hộ.
*Dạy qua hoạt động học:
Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ đảm bảo an toàn khi ở nhà sao cho phù hợp
với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình giáo
dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức
với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Giáo viên thiết kế các hoạt
động dễ dàng hơn. Bản thân tơi trong q trình nghiên cứu chương trình giáo dục
mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 5 - 6 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng
kế hoạch thì tơi thấy việc đưa các nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với
độ tuổi. Thời gian tổ chức khơng q dài, khơng q ngắn, nó đảm bảo các yêu
cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ biết những hành động, những đồ
dùng, vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phịng tránh. Biết một số trường
hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục chương trình, tơi đã lựa chọn những nội dung
giáo dục phù hợp với trẻ để xây dựng kế hoạch theo các chủ đề đồng thời kết hợp
một số hình thức chia sẻ, phối hợp với phụ huynh như.
*Chia sẻ hình ảnh
*Chia sẻ văn bản word
*Chia sẻ file ghi âm
*Chia sẻ video clip
*Chia sẻ qua link giới thiệu trang web, kênh youtube……



11

Ví dụ: Kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong dịch bệnh covid 19
Chủ đề: gia đình
Hình thức
STT

Thời gian

Nội dung

biện pháp
thực hiện

HĐGD: LQVCC e- ê
Tuần 1
1

Từ 25/10 đến
29/10/2021

KNS: Dạy trẻ 12 quy tắc an
tồn khi ở nhà 1 mình
Tun truyền về dịch bệnh
covid 19

Tuần 2
2

Từ 1/11 đến

5/11/2021

Tuần 3
3

Video hướng
dẫn
Hình ảnh
Văn bản word

HĐGD: An tồn khi trẻ ở

Video hướng

nhà 1 mình

dẫn

HĐGD: số 7(tiết 1)

Video hướng
dẫn

KNS: Quy tắc 5 ngón tay

Hình ảnh

HĐGD : Truyện : Đơi dép

file ghi âm


Từ 8/11 đến

KNS: Phịng tránh những vật

12/11/2022

dụng nguy hiểm trong gia
đình
Tuyên truyền về ngày gia
đình việt nam18/6

Video hướng
dẫn
Văn bản word

Kết
quả


12

Dạy trẻ quy tắc an toàn khi ở nhà 1 mình (bằng hình ảnh)( tuần 1)

Video hướng dẫn đảm bảo an tồn khi trẻ ở nhà 1 mình( tuần 2)


13

Ví dụ :Kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong dịch bệnh covid 19

Chủ đề: Giao thông
TT

Thời gian
Tuần 1

1

(Từ 07/03
đến

Nội dung

Hình thức biện

Kết

pháp thực hiện

quả

Nghe hát: Bơng hoa mừng cơ

File ghi âm

HĐGD:Tạo hình: gấp máy bay

Video hướng dẫn

11/03/2022) Hướng dẫn chăm sóc trẻ F0


Hình ảnh

HĐGD: Thơ: Đồn tàu lăn bánh Video hướng dẫn
Tuần 2
2

(Từ14/03
đến
18/03/2022)

Chế độ dinh dưỡng phục hồi
sức khỏe cho trẻ sau khi khỏi
Covid
KNS: An toàn khi tham gia
giao thơng

Tuần 3
3

( Từ 21/03
đến

HĐGD:Tìm hiểu1 số PTGT
đường thủy

4

( Từ 28/03
đến

01/04/2022)

Hình ảnh
Vide hướng dẫn

Tuyên truyền; Ngày nước sạch Văn bản word

25/03/2022) Phòng tránh đuối nước cho trẻ
Tuần 4

Văn bản word

Hướng dẫn trẻ làm bánh trôi
HĐGD: Kể chuyện cho trẻ
nghe: Kiến thi ATGT
KNS: Bé làm gì khi bị ốm

Văn bản word
Video hướng dẫn
File ghi âm
Video hướng dẫn


14

Hình ảnh an tồn khi tham gia giao thơng ( tuần 2)

Bản word hướng dẫn cách phòng tránh đuối nước cho trẻ (tuần 3)



15

*Biện pháp 2: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các bài giảng phối hợp với phụ
huynh chăm sóc trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà.
Trước tình hình trẻ mầm non vẫn chưa thể đến trường do dịch bệnh covid 19
còn diễn biến phức tạp, thì tơi cũng gặp rất nhiều khó khăn khi lên kế hoạch giảng
dạy, những kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà hay quay 1
video hay những hình ảnh sinh động. Mới đầu tơi cũng chỉ quay video, hình ảnh
đơn giản rồi gửi vào nhóm zalo của lớp nhưng khi xem lại tơi thấy những video,
hình ảnh đó khơng đẹp, khơng sinh động và không thu hút, trẻ không hứng thú,
phụ huynh không quan tâm, để ý, tương tác với những hình ảnh, video tơi gửi,
hình ảnh bị mờ, âm thanh gốc nhỏ, video bị giật, tư liệu tìm kiếm theo hoạt động
cịn khá ít hoặc khơng có. Nên bản thân tơi đã phải cố gắng, không ngừng học hỏi
những kinh nghiệm thực tế, học hỏi các kinh nghiệm của đồng nghiệp trong
trường, tôi cịn tìm tịi những kinh nghiệm qua sách báo, tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên “Module GVMN 10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ
sở GDMN” tìm tịi, tự học qua Internet và cũng không ngừng học hỏi những kinh
nghiệm của các trường bạn để tự trau dồi kiến thức cho mình, ln làm phong
phú nội dung, phương pháp học tập. Để xây dựng được các bài giảng có thể
truyền tải nội dung đến trẻ và các bậc phụ huynh tôi đã không ngừng nỗ lực học
hỏi, tự tìm tịi các kĩ thuật ứng dụng công nghệ thông tin, tự học trên mạng qua
đường link sử dụng phần mềm capcut để cắt ghép
video, âm thanh, thiết kế bài giảng điện tử, quay video clip,... và đường link
để sử dụng phần mềm canva mang đến những
hình ảnh, nội dung thiết thực, gần gũi mà đơn giản sinh động
Việc xây dựng các video với nội dung phong phú và đa dạng về hình thức,
sắp xếp nội dung đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến sáng tạo để các con ở nhà vẫn
học được. Riêng đối với trẻ 5 tuổi thì giáo viên lựa chọn những nội dung cốt lõi,
cần thiết, hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà phù hợp với điều kiện của gia

đình nhằm đảm bảo an tồn về mọi mặt cho trẻ


16

Và cũng được sự hỗ trợ của ban giám hiệu cùng với tập thể giáo viên trong
trường, các cô đã trở thành những nhà biên đạo, đạo diễn, thậm chí là diễn viên
lồng tiếng để cho ra những sản phẩm bổ ích, chất lượng cao gửi đến phụ huynh
hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà.

Cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch giảng dạy

Hình ảnh CBGV cùng nhau trao đổi, bồi dưỡng nâng cao khả năng ƯDCNTT


17

Biện pháp 3: Giáo viên kết nối, tạo sự tương tác, trao đổi với phụ huynh
1 số hoạt động của trẻ tại nhà trong nhóm zalo của lớp.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, giáo viên sẽ phải
trao đổi, tương tác với phụ huynh như thế nào để hỗ trợ phụ huynh cùng chăm sóc
trẻ. Để việc phối hợp với cha mẹ học sinh được hiệu quả hơn, nhà trường đã tổ
chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh trường, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
và tổ chức họp phụ huynh các lớp vào đầu năm học, để tiếp tục thống nhất với
phụ huynh trong việc dạy con tại nhà. Trưng cầu ý kiến cha mẹ học sinh và
những kiến nghị, đề xuất của cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên.
Là giáo viên của lớp tôi liên lạc tới từng phụ huynh, kết bạn qua zalo,
facebook tạo nhóm lớp duy trì tương tác. Để cho nhóm hoạt động hiệu quả tôi
luôn cố gắng cập nhật thông tin, luôn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, trao đổi thường
xuyên với phụ huynh cụ thể.

*Luôn cập nhật thông tin
Thường xuyên cập nhật bài viết, những hình ảnh, video và các kênh thơng
tin về đảm bảo an toàn cho trẻ để gửi vào nhóm zalo cho các bậc phụ huynh, các
bài đăng này vừa có thể giữ tương tác với phụ huynh, vừa cung cấp những thơng
tin bổ ích cho phụ huynh và trẻ. Như vậy, phụ huynh sẽ cảm nhận được giá trị của
nhà trường đem đến cho các con, thấy được sự quan tâm của nhà trường từ đó tạo
mối quan hệ tốt đẹp và tiếp tục gắn bó với trường trong thời gian tới.
*Luôn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, trao đổi thường xuyên với phụ huynh
Trẻ đang nghỉ dịch ở nhà vì vậy việc đảm bao an tồn cho con, chăm con,
dạy con học, chơi cùng con cũng gây nhiều khó khăn với phụ huynh. Tùy vào
hồn cảnh, tơi có thể nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm về tình hình của trẻ ở nhà như
thế nào, sức khỏe của trẻ, thói quen sinh hoạt của trẻ từ đó chia sẻ cho các phụ
huynh những lời khuyên, kiến thức phù hợp với thói quen sinh hoạt, học tập.
Khơng chỉ vậy, ở nhà trẻ thường xem điện thoại nhiều, nô nghịch nhiều thứ, chơi
những trị chơi nguy hiểm, khơng đảm bảo an tồn, khơng nghe lời, trêu nhau, cãi
nhau với anh chị em, Tơi có giúp bố mẹ đưa ra định hướng để giúp bố mẹ có
phương pháp, kỹ năng chăm sóc trẻ. Các hoạt động này sẽ giúp gắn kết giữa bố


18

mẹ, cô giáo và trẻ lại với nhau. Như vậy phụ huynh sẽ có sự liên kết với trường từ
đó sẽ gắn bó với trường trong thời gian lâu dài hơn.
Hoạt động không cần phải ngày nào cũng diễn ra, tơi có thể 1 tuần 1 hoặc 2
lần nhắn tin, gọi điện để trao đổi cùng bố mẹ và hướng dẫn các hoạt động để trẻ
học và chơi tại nhà sao cho đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa dịch covid. Trong
những lần tương tác, trao đổi với cha mẹ học sinh, giáo viên đã nhận được những
ý kiến phản hồi tích cực, những lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của cha mẹ học
sinh tới nhà trường  và các giáo viên. Những lời động viên đó của cha mẹ học
sinh như đã tiếp thêm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường lòng

đam mê, nhiệt huyết với cơng việc, quyết tâm hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
và kế hoạch đã đề ra.


19

Phụ huynh tương tác và gửi 1 số hoạt động ở nhà của trẻ
vào nhóm zalo lớp
Biện pháp 4: Giáo viên xây dựng video, hình ảnh cung cấp 1 số kiến
thức hướng dẫn trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân khi ở nhà.
Việc giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ có thể được tiến hành dưới nhiều hình
thức khác nhau, lồng ghép trong các hoạt động học tập, thông qua chế độ sinh
hoạt hàng ngày, hoạt động vui chơi. Những tác phẩm nghệ thuật như tác phẩm
văn học, âm nhạc… có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đảm bảo an tồn cho
trẻ. Nó giúp trẻ có những kiến thức cơ bản, những kỹ năng phù hợp để đảm bảo
an toàn  bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú và đa dạng,
giúp cho hoạt động giáo dục trẻ diễn ra tinh tế, nhẹ nhàng, hấp dẫn mà hiệu quả.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã rất quan tâm đến việc đảm bao an toàn
cho trẻ khi trẻ nghỉ dịch ở nhà nên tôi đã phối hợp cùng với phụ huynh để hướng
dẫn trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân khi trẻ ở nhà qua từng chủ đề.


20

Chủ đề. Bản thân
Với chủ đề bản thân tôi hướng dẫn trẻ các bước súc miệng bằng nước muối
sinh lý, hay hình ảnh các bước rửa tay đúng cách, hay video làm thí nghiệm để
đánh bay vi khuẩn. Với mong muốn thơng qua video, hình ảnh của mình, các con
thực hiện thuần thục các bước để bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian
nghỉ dịch.


Hình ảnh quy trình rửa tay 6 bước hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách

Hình ảnh trẻ rửa mặt, rửa tay để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh covid 19



×